VIETHA

Nguyên Nhân Của Khổ

70 bài viết trong chủ đề này

Nguyên Nhân Của Khổ

Posted Image

Muốn thoát ly bể khổ thì chỉ có phương pháp duy nhất là tu luyện(Ảnh: EET / The Epoch Times)

Một ngày, A Na Luật cùng 4 vị đồng tu mới gia nhập ngồi thảo luận với nhau: Cái gì là khổ nhất?

Một vị nói: “Con người khổ nhất là lòng tham dục, khi lòng tham dục không được thỏa mãn, thật sự là khổ. Không ngôn ngữ nào diễn tả được”.

Một vị nói: “Trong nhân sinh, khổ nhất là không được ăn no, dạ dày cứ kêu réo mãi, thật là khổ khó có gì sánh được”.

Một vị nói: “Con người khổ nhất là khi tức giận, oán thù, nộ khí bốc lên, lửa từ mắt phóng ra, khi đó cái tâm thật là quá khổ”.

Một vị lại nói: “Con người khổ nhất là sự nhát gan, trước sợ lang sói, sau sợ hùm beo, không có một giây phút nào cảm thấy bình an”.

Đúng lúc Phật đi qua nghe thấy bọn họ đàm luận bèn đưa ra lời giáo huấn: “Các con đều chưa nói được cái gốc của khổ, tất cả những điều các con nói đều xuất phát từ những thói quen từ tiền kiếp dưỡng thành, nó khiến cho các con đưa ra những thiên kiến đó. Trong số các con, có người từng là chim bồ câu chuyển thế, vì vậy nên cho rằng dục niệm là khổ; có người kiếp trước là con chim ưng bị đói chuyển thế nên cho rằng đói là khổ, có người là rắn độc chuyển sinh nên nghĩ sân hận là khổ, có người kiếp trước là thỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi là khổ. Tất cả những điều khổ nhất trên thế gian này, đều xuất phát từ thân thể”.

Bị làm người chính là phải chịu khổ. Vì thế nếu muốn thoát ly bể khổ thì chỉ có phương pháp duy nhất là tu luyện.

(Theo “Pháp Cú Kinh”)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức Phật có nói rằng:

"Những điều ta nói như ngón tay chỉ lên mặt trăng. Các người hãy nhìn vào mặt trăng đừng nhầm lẫn ngón tay của ta là chân lý".

Nói theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại thì một lý thuyết phải có hai phần là mô tả thực tại và giải thích thực tại. Phật pháp là lý thuyết mô tả một thực tại theo cái nhìn của Phật pháp. Còn thực tại khách quan chính là nền tảng để lý thuyết tồn tại.

Posted Image

Một bức tranh đầy tính minh triết của nền văn hiến Việt. Có thể minh họa lời Đức Phật mô tả "ngón tay chỉ vào mặt trăng" và "mặt trăng".

Sự gìn giữ những di sản văn hóa chính là sự gìn giữ nền tảng tri thức để tiếp tục phát triển từ lịch sử của một dân tộc.

Bởi vậy, Đức Phật mới nói - Pháp của Ngài chỉ là lý thuyết mô tả thực tại (Ngòn tay chỉ mặt trăng) chứ không phải thực tại (Mặt trăng). Cho nên hãy suy ngẫm lý thuyết của ngài, so sánh đối chiếu với thực tại, để tự chiêm nghiệm. Đức Phật cũng nói rõ rằng những điều Ngài đã nói chỉ như nắm lá trên tay của Ngài. Còn chân lý (Thực tại) như lá trong rừng sau lưng Ngài.

Đức Phật cũng e ngại rằng sau này, hậu thế không hiểu hết ý nghĩa của Phật pháp và ngày càng xa rời Phật pháp, nhưng lại cứ tưởng đang nói Pháp. Bởi vậy, Ngài cũng nhắc nhở rằng: Sau này có những kẻ nói về hình thức thì giống Ngài, nhưng lại làm thế nhân hiểu sai Phật Pháp. Ngài gọi là "Ma Ba Tuần" (Tôi cũng không hiểu "Ma ba tuần" như thế nào. Chỉ cảm nhận là một người nói sai Phật Pháp).

Bài viết trên mà Việt Hà trích dẫn, tôi cho rằng không phải nằm trong hệ thống kinh chính thống lời của Đức Phật(*), mà do đời sau biến thể - mặc dù tôi không xem hết kinh điển của Phật Pháp. Nhưng Đức Phật đã nói rất rõ: "Để đạt tới sự giải thoát, có 8.4000 (Tám vạn bốn ngàn) Pháp môn". Nhưng bài trên lại khẳng định: "Chỉ có duy nhất là tu luyện"?

Có mâu thuẫn gì chăng? Mặc dù chúng ta có thể hiểu có nhiều cách tu. Vậy cách tu nào là đúng, khi định hướng phải tu luyện?

================

Kinh Phật chính thống do các đệ tử của Ngài lúc sinh thời kiết tập lại những lời giảng của Đức Phật. Khi mô tả lời giảng của Đức Phật- tức viết Kinh - các ngài đệ tử bao giờ cũng phải bắt đầu từ câu: "Tôi từng nghe lời Đức Phật giảng tại....(địa điểm)...(thời gian), những người cùng dự là... (Để làm chứng cho lời mô tả của vị đệ tử với những lời Đức Phật dạy).....Những bộ kinh nào không có đoạn này là do các vị tu hành đời sau tự chiêm nghiệm lời của Đức Phật và mô tả theo cách hiểu của mình.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÌM DUYÊN THÁNH HOA

Ở đây, tôi đặc biệt dùng chữ “duyên”, chứ không phải chữ “nguyên” trong từ “uyên nguyên”. Bởi vì trong bài này, tôi muốn nói năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cập đến hoa Ưu Đàm Bà La trong tình huống nào, cũng là hồi ứ...c lại một đoạn lịch sử để thuyết minh nhân duyên trong đó. Chứ tôi không muốn nói về căn nguyên sản sinh loài hoa này trên thiên thượng.

Trong dạ hội Thần Vận năm 2009, người dẫn chương trình đã dùng ngữ điệu vừa kiên định vừa từ bi vô hạn. Khi giới thiệu màn vũ đạo “Bà La hoa khai”, cô nói: Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, khi Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân. Loại hoa Ưu Đàm mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng nhắc tới này hiện đang liên tục khai nở tại các nơi trên thế giới, chứng tỏ Chuyển Luân Thánh Vương cuối cùng đã hạ thế độ nhân.

Bà La hoa đã khai nở rồi, Thần Phật đã trở lại rồi, quý vị có nhìn thấy không? …..

Mỗi khi nghe đến đây, nội tâm tôi lại xúc động đến phát khóc; rất nhiều bạn bè không hiểu, hình như đã coi tôi thành “Lâm muội muội” (nhân vật nữ đa sầu trong Hồng Lâu Mộng) rồi. Đúng là người ta thường nói: Nam nhi rơi lệ đâu đơn giản, Chỉ bởi chưa đến chỗ thương tâm. Tôi phải nói rằng, những giọt nước mắt của tôi là do cảm động mà rơi xuống!

Như vậy hôm nay chúng ta sẽ quay ngược thời gian trở lại 2.500 năm trước, để xem Phật Thích Ca Mâu Ni khi ấy đã nói câu này trong hoàn cảnh nào.

Kỳ thực trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, thì tại Ấn Độ cổ đã lưu truyền câu nói rằng Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian truyền Pháp trong tương lai.

Vào 2.500 năm trước, sau khi tu luyện khai ngộ, Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu hồng truyền Phật Pháp. Sau đó Phật Pháp mà Ngài truyền dần dần đạt tới thời kỳ cực thịnh, còn các tôn giáo khác dần dần suy bại, đặc biệt Bà La Môn giáo đã hoàn toàn biến thành tà giáo. Từ khi Phật Tổ bắt đầu truyền Pháp, những người của Bà La Môn giáo đã bắt đầu quấy rối và phá hoại. Lịch sử về phương diện này đều có ghi chép. Hôm nay tôi chỉ nói về những điều mà lịch sử ghi lại không đầy đủ. Sau đó, khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp tại tinh xá Chi Viên, người của Bà La Môn giáo một lần nữa làm loạn. Họ giả trang thành tín đồ đến nghe Pháp; trong khi đang nghe, họ ngất xỉu hoặc xuất hiện các hiện tượng kỳ quái khác, làm dao động chính tín của các tín đồ. Có một lần, Phật Thích Ca Mâu Ni đang trực tiếp giảng Pháp cho rất nhiều đệ tử, Ngài nói khi Ngài tại thế thì tín đồ các tôn giáo khác và ma quỷ không thể làm gì Pháp này, nhưng tương lai thì khó nói lắm. Rồi Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Các con đều biết ở đây có một truyền thuyết lưu truyền đã lâu, đó chính là Pháp Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian độ nhân trong tương lai, Pháp Luân Thánh Vương này năng lực vô cùng vĩ đại, … Đến lúc ấy, rất nhiều người trong các con sẽ đắc được Đại Pháp vạn pháp quy nhất ấy! Đến lúc ấy, các con sẽ biết mình may mắn như thế nào. Đến lúc ấy, rất nhiều chư Thần từ thiên thượng sẽ xuống nghe Pháp, và chúng Thần đều trông ngóng ngày đó sẽ tới.”

Sau đó trong một lần Pháp hội (lần Pháp hội này được mở tại một nơi rất rộng rãi ở trên núi), khi ấy mười đại đệ tử của Phật Tổ đều có mặt, còn có rất nhiều đệ tử khác, chỉ nghe thấy Liên Hoa Sắc hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni: “Thế tôn, Ngài nói tương lai sẽ có Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp, người ở các nơi khác không biết thì làm thế nào đây?” Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Đến khi có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, thì là báo hiệu Thánh Vương đã tới; sau khi đắc Pháp, các con nhất định phải trân quý!”

Hoa Ưu Đàm nở tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc năm 2011 (Ảnh: Chánh Kiến Net).

“Loài hoa này không phải là hoa ở nhân gian, mà mang cùng một điềm lành như Chuyển Luân Thánh Vương. Các vị Phật khác nhau đều có biểu tượng khác nhau, biểu tượng này là một loại điềm lành, báo trước vị tôn Phật này sẽ tới truyền Pháp, giáo hóa chúng sinh. Loài hoa này tại nhân gian 3.000 năm mới nở một lần, nhưng ở không gian khác, phải cần thời gian lâu hơn mới có thể khai nở. Cho dù ở đâu, gặp được Chuyển Luân Thánh Vương đều là sự tình phi thường thù thắng!”

“Với những người khéo tích lũy thiện căn trong các con, ta sẽ đi theo bảo hộ các con, tới khi các con gặp được Thánh Vương mới thôi”. “Kiếp này chúng con muốn trở thành Phật!”, một vị đệ tử nói. “Đúng là thành Phật được”. (Từ Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta biết rằng từ xưa đến nay các Đại Giác Giả độ nhân đều gần như là độ phó nguyên thần, chứ không phải độ chủ nguyên thần. Nhưng đối với một cá nhân, chủ nguyên thần mới là tự kỷ chân chính! Còn phó nguyên thần được an bài khởi tác dụng phụ trợ để chủ nguyên thần không làm nhiều việc xấu. Đây là chỗ mê từ thiên cổ. Ý Phật Thích Ca Mâu Ni nói là độ phó nguyên thần, chứ không thể nói rõ ra, còn chủ nguyên thần vẫn tiến nhập vào lục đạo luân hồi.)

Lúc này từ không trung mưa rơi lất phất, Phật Thích Ca Mâu Ni nói loài hoa này thân nhỏ như mưa bụi, hoa nở rất bé. Tuy nhìn rất mỏng manh, nhưng không đâu là không thể khai nở.

Mục Kiền Liên nói: “Thế tôn có thể mở lòng từ bi, để chúng con nhìn trước một chút Bà La hoa này được không?” “Được thôi! Ta dùng Phật lực để xem có thể mang đến loài hoa này không”. Nói xong Phật Thích Ca Mâu Ni chìa tay ra, chỉ thấy trong tay xuất hiện một đám hoa màu trắng, hoa rất nhỏ nhưng thân rất dài. “Đây là Bà La hoa, tại không gian khác, chúng Thần trên thiên thượng đều muốn sớm thấy loài hoa này, đều muốn sớm đắc được giáo hóa của Chuyển Luân Thánh Vương. Đến khi các con đắc được, ta sẽ mừng thay cho các con!” Lúc ấy trên thiên không xuất hiện rất nhiều thiên nữ mặc y phục bảy màu trong suốt, họ bắt đầu rải hoa, mưa phùn ngừng lại, trên bầu trời xuất hiện một cầu vồng rực rỡ, còn có rất nhiều đám mây bảy màu trôi theo làn gió. Còn xuất hiện rồng và phượng, đúng như câu nói “rồng phượng hiện điềm lành” vậy.

Lúc ấy có một người nói: “Đây là một điềm lành tuyệt diệu!”

Sau đó Phật Thích Ca Mâu Ni còn nhiều lần giảng về Chuyển Luân Thánh Vương và Ưu Đàm Bà La hoa, nhưng do giới hạn độ dài của bài viết, tôi sẽ không kể thêm nữa.

Hiện tại, trong số các đại đệ tử trực tiếp nghe Phật Tổ, Chúa Jesus, Lão Tử và các Thánh giả khác năm xưa giảng Pháp truyền Đạo, rất nhiều người đều đã được Chuyển Luân Thánh Vương tự thân truyền độ. Còn hoa Ưu Đàm Bà La mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến năm xưa đã khai nở trên toàn thế giới, điều mà chúng sinh chờ đợi và trông mong đã tới rồi. Đối diện tất cả những điều này, chúng ta lựa chọn như thế nào đây? Xin hãy thức tỉnh, hỡi con dân của Thần!!!

Ấy chính là:

Bà La hoa nở Thánh Vương tới,

Xoay chuyển Pháp Luân chính tam tài.

Từ bi cứu độ khuyên tam thoái,

Minh bạch chân tướng thoát khổ hải.

Hy vọng các bạn đều có thể liễu giải chân tướng Đại Pháp, bởi vì liễu giải chân tướng là hy vọng đắc cứu của các bạn, hơn nữa còn là hy vọng duy nhất!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thấm ngộ Phật pháp dù cho Văn cao Võ đẳng vẫn bị đầu độc như thường. Chuyển pháp luân và Hoa ưu đàm là chuyện lông rùa sừng thỏ nếu không rõ biết gốc tích truyền thừa tâm tông.

Mấy học viên Pháp luân công đập phá Lăng Chủ Tịch vừa bị bỏ tù rồi đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng thuyết nguyên thần để chuyển pháp luân và nói chuyện chuyển luân thánh vương và Phật là không ổn. Hồn, thần thức, nguyên thần là con đẻ của Mạt Na Thức-thức thứ 7 chấp ta mà có. Do chấp ta nên mới có hồn, thân trung ấm và thọ sắc thân. Mạt Na Thức cần chuyển thành một trong Ngũ trí Như lai thì mới nên nói chuyện về Phật pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh RUBY !

Mấy người đó không phải là học viên Pháp Luân Công, họ không đủ tiêu chuẩn, họ chỉ lợi dụng danh nghĩa Pháp Luân Công thôi.

Anh hãy để tâm Suy nghĩ điều này thôi thì anh sẽ rõ: Tại Sao lại có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công đến vậy, Tại Sao Pháp Luân Công lại phổ truyền trên toàn thế giới như vậy, vả lại người học đều là mọi tầng lớp xã hội từ Giáo Sư , Tiến sỹ, Bác sỹ, Quan chức Chính Phủ đến thường dân....... ? Cơ Duyên đều ở trong ấy cả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm gì có chuyện dùng Kinh do Phật thuyết để Chuyển Pháp Luân. Kinh của Phật Thích Ca hãy còn, ai lại dùng lời Phật Thích Ca để xưng làm Phật Di Lặc, Chuyển Luân Thánh Vương.

Phật Thích Ca đã giao Y áo Cà sa cho Tổ Ca Diếp, khi Phật Di Lặc xuất hiện thì Tổ Ca Diếp sẽ trao Y áo cho Phật Di Lặc. Học viên PLC tuyên truyền PLC và Phật pháp cứ lộn tùng phèo hết cả, nào là chuyển pháp luân, chuyển luân thánh vương, hoa ưu đàm...một mớ. Sợ bệnh, chấp thân đùng đùng, làm sao gọi là tu tâm cho được. Còn chấp thân thì còn sinh tử, chuyển pháp luân thế nào được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm gì có chuyện dùng Kinh do Phật thuyết để Chuyển Pháp Luân. Kinh của Phật Thích Ca hãy còn, ai lại dùng lời Phật Thích Ca để xưng làm Phật Di Lặc, Chuyển Luân Thánh Vương.

Phật Thích Ca đã giao Y áo Cà sa cho Tổ Ca Diếp, khi Phật Di Lặc xuất hiện thì Tổ Ca Diếp sẽ trao Y áo cho Phật Di Lặc. Học viên PLC tuyên truyền PLC và Phật pháp cứ lộn tùng phèo hết cả, nào là chuyển pháp luân, chuyển luân thánh vương, hoa ưu đàm...một mớ. Sợ bệnh, chấp thân đùng đùng, làm sao gọi là tu tâm cho được. Còn chấp thân thì còn sinh tử, chuyển pháp luân thế nào được.

Rubi có ý tưởng đúng. Nhưng diễn đạt chưa thật thấu đáo.

Vấn đề Rubi đặt ra, cần mô tả thê này:

Đức Chuyển Pháp Luân xuống thế để làm gì? Tiếp tục khuyếch trương Phật giáo như hàng ngàn năm nay đã làm với "nắm lá trong bàn tay" của Đức Phật chăng? Hay mô tả tiếp "lá trong rừng Kỳ Đà" mà Đức Phật khuyên nên tiếp tục tìm hiểu?

Nếu viện cớ hoa Ưu Đàm nở thì chỉ là lấy hiện tượng thay thế cho bản thể của vấn đề. Nếu viện cớ giáo sư, tiến sĩ, chính khách cũng đi theo một lý thuyết nào đó thì ngay cả tà giáo cũng thiếu gì những thành phần này. Thí dụ như một giáo phái của Nhật đã đầu độc trên 5000 người bằng khí sarin, cũng đầy giáo sư, tiến sĩ. Bởi vậy, nếu cho rằng vì giáo sư, tiến sĩ theo nên cũng tin mà theo thì đấy không phải là do nhận thức trí huệ mà theo. Mà là tâm lý đám đông mà thôi.

Ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi. Tụng kinh mà thành Phật thì cái máy cassette đã tự giải thoát.

Đứng lầm lẫn giữa trí huệ và phương pháp. Ngay cả khi nhận thức được chân lý mà phương pháp sai cũng không thể giải thoát. Phương pháp đúng do có chân sư chỉ dạy, cũng chỉ như "ngón tay chỉ mặt trăng" - hành đúng pháp - mà không thật ngộ được chân lý thì cũng không biết mục đích đi về đâu.

Thành Phật rồi còn làm gì nữa?

Cá nhân tôi không chỉ trích Pháp Luân Công, cũng như tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng trên thế gian này.

Nhưng trên diễn đàn Lý học Đông phương, bất cứ tư tưởng nào, minh triết nào cũng cần phải mô tả tính chân lý. Bởi tính chất học thuật của diễn đàn, không mô tả hiện tượng và quảng bá phi học thuật. Pháp Luân công có thể đúng. Nhưng bản chất chân lý là gì. Đấy là căn lõi cần mô tả chứ không phải vì hoa Uu đàm nở và giáo sư tiến sĩ ủng hộ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật Thích Ca đã giao Y áo Cà sa cho Tổ Ca Diếp, khi Phật Di Lặc xuất hiện thì Tổ Ca Diếp sẽ trao Y áo cho Phật Di Lặc. Cái này ai sáng tác vậy!

Chúng ta phải hiểu rõ Chuyển Luân VươngChuyển Luân Thánh Vương theo kinh sách Phật giáo cho rõ đã. Đức Phật Thích Ca ở trong vai trò Chuyển Luân Vương chứ không phải Chuyển Luân Thánh Vương.

Chuyển Luân Thánh Vương chỉ giải quyết một vấn đề "Chân Lý Vũ Trụ" mà thôi, và từ đó sẽ có nhiều chân lý con khác liên quan đến mọi thứ mà con người đang đi tìm - chẳng hạn tại sao phải đi tìm niết bàn, giải thoát, chết là hết hay còn,... Còn như chúng ta biết, Phật Thích Ca nhấn mạnh một việc quan trọng nhất đó là "chỉ ra khổ đau và phương cách giải thoát khỏi khổ đau" của kiếp người.

Trước tiên, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ phải giải quyết được tất cả những câu hỏi siêu hình mà Phật Thích Ca không trả lời trong thời kỳ ngài còn tại thế.

Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:

Liên quan đến vũ trụ:

1- Vũ trụ vĩnh hằng?

2- Vũ trụ không vĩnh hằng?

3- Vũ trụ hữu hạn?

4- Vũ trụ vô hạn?

Liên quan đến vấn đề tâm lý học:

5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?

6- Thân là một vật và tâm là một vật?

Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:

7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?

8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?

9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?

10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?

Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyễn hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại. Đức Phật đã dạy rằng:

“Này Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như lai có tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đổi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy (2)?”

Còn hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phồi của vô thường, tan rã, khổ đau, sanh tử luân hồi, theo đức Phật thì hết thảy pháp đều vô ngã, Giáo pháp vô ngã của Đức Phật thật siêu tuyệt, cho dù vấn đề thân và tâm của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau cũng không thể nào ăn nhập với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức phật. Những vấn đề trên đều triền miên không nói hết tận nguồn góc của chúng. Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc cùa Đức Phật, Ngài đã chứng ngộ thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu hành mà chứng ngộ. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không thể hiểu hết, cho dù Đức phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật, không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh gới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên Đức Phật đều im lặng.

Thứ hai, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho chúng ta mất phương hướng. Đồi với Đức Phật, mọi tranh luận không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều là hý luận vô bổ, huống hồ là trnh luận mang đến phiền não, không thỏa mãn với câu hỏi đã đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm.

Thời Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo tên là Man đồng Tử (Malunkya ), một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bổng nhiên đứng dậy di về phía hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thí Ngài đều im lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao ?Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà không biết thì trực tiếp nói là không biết ”(3)

Đức Phật dạy:

“Con thật mê muội ! buồi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyền hoặc này mà con đi xuất gia không ?Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không ?”. Man Đổng Tử trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, không ”Đức Phật dạy: “ Như vậy con chưa được Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muồn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc giòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu ,trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào ?. Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì…Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hắng và những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như lai trả lời thì đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hắng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi ”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được ”(4).

Một ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần . Đối với những vấn đề huyền luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý.

Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết nhửng vấn đề hyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Hay nói cách khác con người chỉ biểu đạt được sự việc và ý niệm trong phạm vi thời gian và không gian cho phép; thậm chí ngôn ngữ của con người có khi không đủ để diễn tả sự việc hiện thực trong đời sống thường ngày. Có lẽ mọi người đều từng có kinh nghiệm về những cảm giác diễn ra trong tư duy của mình mà không thể tìm được ngôn ngữ để diễn tả. Do đó, có thể thấy được ngông ngữ của con người không phải là phương tiện diễn tả tuyêt đối ,nó có tính hữu hạn của nó, không thể diễn đạt nhận thức một chân lý, không những thế hoàn toàn có thể diễn đạt sai lệch với chân lý qua nhận thức. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;">

Vì chân lý tuyệt đối (chẳng hạn như Niết-bàn) siêu xuất thời gian, không gian và cả định luật hạn chế của hữu vi: con người chỉ có tu tập để đạt đến chứng đắc mới thể nghiệm được, chứ không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả hoặc khong thể dùng trí kiến bình thường để suy diễn được. Đến đây ngôn ngữ nhà Thiền gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Trên thực tế, những vấn đề như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời dầy đủ như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn. cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diểm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được .

Cuối cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe pháp để dẫn dắt chỉ dạy.

Qua những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:

- Thứ nhất là Thế giới tất đàn: là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phú hợp với cuộc sống của con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối .

- Thứ hai là vị nhân tất đàn: là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp.

- Thứ ba là Đối trị tất đàn: tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh.

- Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn: là nói tiêu chuẩn tuyệt đối vế chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đồi cũng không sao.

Ngoài ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn lân mẫn quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ duyên.

Có nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích những vấn đề huyền hoặc này? Chúng ta cũng không cần có một kết luận nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại, một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:

“ Này các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá ?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với là trong rừng ” Đức Phật dạy: “ Cũng như vậy, những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất hữu hạn. nhưng tại sao Như lai không nói hết ?Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như lai không nói hết những pháp đó (5)”.

Như vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để diễn đạt một cảnh giới siêu việt.

Đại Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn 6, tương tự với những vấn đế siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không trả lời. Nguyên nhân là:

1 – Những vấn đề này đều hư vọng không thất;

2 – Các pháp vồn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’;

3 – Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, hý luận vô bổ, không có ích cho việc tu hành cầu tiến. Do đó, Đức Phật không trả lời.

Tóm lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên cứu Phật pháp hoặc giải thich cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thưc và nhu cầu của xã hội hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi, chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác.

Thích Thiện Chánh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi từ diễn đàn mà đắc được Đại Pháp. Tôi nghĩ còn nhiều người có duyên nên tôi quay trở lại với mong muốn người có cơ duyên có thể đắc được Đại Pháp.

Tất cả các câu hỏi sẽ được trả lời hết khi Chân Chính tu luyện và đọc hết các kinh sách của Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp đang ở cõi người.

Gần hay xa đều là duyên phận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật Thích Ca đã giao Y áo Cà sa cho Tổ Ca Diếp, khi Phật Di Lặc xuất hiện thì Tổ Ca Diếp sẽ trao Y áo cho Phật Di Lặc. Cái này ai sáng tác vậy!

Phật Thuyết Kinh Di lặc Đại Thành Phật

http-~~-//youtu.be/8WqRZvoRxbw?t=51m23s

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi từ diễn đàn mà đắc được Đại Pháp. Tôi nghĩ còn nhiều người có duyên nên tôi quay trở lại với mong muốn người có cơ duyên có thể đắc được Đại Pháp.

Tất cả các câu hỏi sẽ được trả lời hết khi Chân Chính tu luyện và đọc hết các kinh sách của Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp đang ở cõi người.

Gần hay xa đều là duyên phận.

Nếu quả thật Vietha mà đắc đại pháp từ diễn đàn thì cũng nên tiếp tục lắng nghe từ diễn đàn. Đắc Đại Pháp. Thật sự cá nhân tôi - người sáng lập diễn đàn này - chưa dám mơ ước. Hiểu được pháp đã khó, đắc đại pháp rất khó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào Chú Thiên Sứ !

- Cháu chỉ mong điều tốt cho mọi người. Không có ý truy cầu điều gì khác nữa .

Cháu đắc được Pháp từ Diễn Đàn vì ngày trước có cuộc tranh luận rất nhiều về Đại Pháp. Cháu thấy có người không đọc không tìm hiểu cũng theo nhau phản đối , vậy nên cháu đọc Kinh Sách tìm hiểu mới biết CHÂN - THIỆN - NHẪN là Chân Pháp.

Cháu đã tập hợp một số bài Giảng Pháp của Sư Phụ Lý Hồng Chí theo thời gian . Chú hãy tham khảo xem.

Email của cháu: truongxuan@unseen.is mọi người ai muốn tham khảo cháu sẽ gửi kinh sách để tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào Chú Thiên Sứ !

- Cháu chỉ mong điều tốt cho mọi người. Không có ý truy cầu điều gì khác nữa .

Cháu đắc được Pháp từ Diễn Đàn vì ngày trước có cuộc tranh luận rất nhiều về Đại Pháp. Cháu thấy có người không đọc không tìm hiểu cũng theo nhau phản đối , vậy nên cháu đọc Kinh Sách tìm hiểu mới biết CHÂN - THIỆN - NHẪN là Chân Pháp.

Cháu đã tập hợp một số bài Giảng Pháp của Sư Phụ Lý Hồng Chí theo thời gian . Chú hãy tham khảo xem.

Email của cháu: truongxuan@unseen.is mọi người ai muốn tham khảo cháu sẽ gửi kinh sách để tham khảo.

Chú chẳng phản đối hoặc ủng hộ bất cứ một tôn giáo, tín ngưỡng nào. Có duyên thì chú tìm hiểu thôi.

Vietha muốn đi tìm chân lý đích thực, đó là ý tưởng tốt. Đức Phật ngày xưa cũng vậy. Sau khi học qua nhiều đạo pháp, Ngài không tìm thấy chân lý đích thực trong đó, nên tự chứng ngộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÌM DUYÊN THÁNH HOA

Bởi vì trong bài này, tôi muốn nói năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cập đến hoa Ưu Đàm Bà La trong tình huống nào, cũng là hồi ức lại một đoạn lịch sử để thuyết minh nhân duyên trong đó. Chứ tôi không muốn nói về căn nguyên sản sinh loài hoa này trên thiên thượng.

Trong dạ hội Thần Vận năm 2009, người dẫn chương trình đã dùng ngữ điệu vừa kiên định vừa từ bi vô hạn. Khi giới thiệu màn vũ đạo “Bà La hoa khai”, cô nói: Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, khi Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân. Loại hoa Ưu Đàm mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng nhắc tới này hiện đang liên tục khai nở tại các nơi trên thế giới, chứng tỏ Chuyển Luân Thánh Vương cuối cùng đã hạ thế độ nhân.

Bà La hoa đã khai nở rồi, Thần Phật đã trở lại rồi, quý vị có nhìn thấy không? …..

Điển hình cho cách thức truyền bá Pháp luân công của các học viên Pháp luân công là nhắc lại lời của Phật Thích Ca: Phật Thích Ca nói rằng khi Hoa Ưu Đàm xuất hiện trên thế gian thì đó là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, loài hoa này 3000 năm mới nở một lần.

“Với những người khéo tích lũy thiện căn trong các con, ta sẽ đi theo bảo hộ các con, tới khi các con gặp được Thánh Vương mới thôi”. “Kiếp này chúng con muốn trở thành Phật!”, một vị đệ tử nói. “Đúng là thành Phật được”. (Từ Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta biết rằng từ xưa đến nay các Đại Giác Giả độ nhân đều gần như là độ phó nguyên thần, chứ không phải độ chủ nguyên thần. Nhưng đối với một cá nhân, chủ nguyên thần mới là tự kỷ chân chính! Còn phó nguyên thần được an bài khởi tác dụng phụ trợ để chủ nguyên thần không làm nhiều việc xấu. Đây là chỗ mê từ thiên cổ. Ý Phật Thích Ca Mâu Ni nói là độ phó nguyên thần, chứ không thể nói rõ ra, còn chủ nguyên thần vẫn tiến nhập vào lục đạo luân hồi.)

Điển hình tiếp theo cho cách thức truyền bá Pháp luân công của các học viên Pháp luân công là: Pháp tu luyện của Lý Hồng Chí (có vợ con, đang tị nạn ở Mỹ) cao hơn cả Giáo Chủ Cõi Ta Bà Thích Ca Mầu Ni Phật.

Hai nét điển này mâu thuẫn, một thì muốn bám vào Kim Khẩu của Phật Thích Ca, một thì muốn lời nói của Lý Hồng Chí ngang với Phật, mà ý của Lý Hồng Chí thì luôn luôn đề cao Pháp luân công trên cả Phật pháp. Muốn Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc, là vị Phật mà Phật Thích Ca đã thọ ký, rồi lại muốn đạp đổ giáo Pháp của Phật Thích Ca, để cao Pháp Luân Công.

Nếu thích phân tích thì phải như thế này:

Phật Thích Ca và Phật Di Lặc ở tiền kiếp cùng nhau tu hành, đến nay Phật Thích Ca thành Phật trước, Phật Di Lặc thành Phật sau vậy thì Phật Thích Ca chắc hẳn có ưu điểm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điển hình cho cách thức truyền bá Pháp luân công của các học viên Pháp luân công là nhắc lại lời của Phật Thích Ca: Phật Thích Ca nói rằng khi Hoa Ưu Đàm xuất hiện trên thế gian thì đó là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, loài hoa này 3000 năm mới nở một lần.

Điển hình tiếp theo cho cách thức truyền bá Pháp luân công của các học viên Pháp luân công là: Pháp tu luyện của Lý Hồng Chí (có vợ con, đang tị nạn ở Mỹ) cao hơn cả Giáo Chủ Cõi Ta Bà Thích Ca Mầu Ni Phật.

Hai nét điển này mâu thuẫn, một thì muốn bám vào Kim Khẩu của Phật Thích Ca, một thì muốn lời nói của Lý Hồng Chí ngang với Phật, mà ý của Lý Hồng Chí thì luôn luôn đề cao Pháp luân công trên cả Phật pháp. Muốn Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc, là vị Phật mà Phật Thích Ca đã thọ ký, rồi lại muốn đạp đổ giáo Pháp của Phật Thích Ca, để cao Pháp Luân Công.

Đức Phật đã dạy: "Những điều ta đã nói chỉ như nắm lá trong bàn tay của ta. Chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta". Hay nói cách khác theo ngôn ngữ hiện đại: Những gì Đức Phật nói là những thành tựu. Nhưng chân lý còn rất mênh mông. Bởi vậy ông Lý Hồng Chí tự cho là phát huy Phật pháp, theo ý chú thì cũng không nên vội chê. Nhưng cá nhân chú trước khi tiếp thu hoặc phê phán một cái gì thì đều suy ngẫm rất kỹ. Chỉ trích cực đoan, đôi khí chính ta đã bị chấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyển luân trong Phật giáo còn được hiểu là "Vận Chuyển Chính Pháp" do điều kiện bị suy thoái hoặc cần được giải thích trong điều kiện hiện tại, chẳng hạn giải thích tương ứng với khoa học ngày nay. Tuy nhiên, thế gian lại có rất nhiều tôn giáo:

- Đạo Mẫu.

- Đạo Tổ Tông.

- Đạo Tiên.

- Đạo Nho.

- Thần Đạo Nhật, Ai Cập, Lưỡng Hà, Maya...

- Đạo Phật.

- Đạo Bà La Môn.

- Đạo Jain.

- Đạo Do Thái.

- Đạo Ki tô.

- Đạo Tin Lành.

- Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

- Đạo Cao Đài.

...

Cái lào nà Chính Pháp đây???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyển luân trong Phật giáo còn được hiểu là "Vận Chuyển Chính Pháp" do điều kiện bị suy thoái hoặc cần được giải thích trong điều kiện hiện tại, chẳng hạn giải thích tương ứng với khoa học ngày nay. Tuy nhiên, thế gian lại có rất nhiều tôn giáo:

- Đạo Mẫu.

- Đạo Tổ Tông.

- Đạo Tiên.

- Đạo Nho.

- Thần Đạo Nhật, Ai Cập, Lưỡng Hà, Maya...

- Đạo Phật.

- Đạo Bà La Môn.

- Đạo Jain.

- Đạo Do Thái.

- Đạo Ki tô.

- Đạo Tin Lành.

- Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

- Đạo Cao Đài.

...

Cái lào nà Chính Pháp đây???

Đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo.

Phang một chữ "Đạo", có vẻ sâu sắc. nhưng Đạo là gì ...chịu.

"Phật tức Tâm". Ai cũng ra rả như ve. Nhưng cái Tâm ở đâu? Hổng bít lun.

Bảo đời đang mê. Mê chỗ nào đâu? Thằng nào chẳng từ đúng trở lên. Tỉnh cả đấy chứ.

Bởi vậy! Toàn chuyện "lông rùa sừng thỏ".

Chưa nhận thức được mình mà cũng đòi tu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phang một chữ "Đạo", có vẻ sâu sắc. nhưng Đạo là gì ...chịu.

"Phật tức Tâm". Ai cũng ra rả như ve. Nhưng cái Tâm ở đâu? Hổng bít lun.

Bảo đời đang mê. Mê chỗ nào đâu? Thằng nào chẳng từ đúng trở lên. Tỉnh cả đấy chứ.

Bởi vậy! Toàn chuyện "lông rùa sừng thỏ".

Chưa nhận thức được mình mà cũng đòi tu.

Dạ...

Buồn buồn giở cuốn "Đạo Đức Kinh" xem...

"Đạo khả Đạo phi thường Đạo

Danh khả Danh phi thường Danh"

Ngẫm nghĩ không biết ngắt câu như thế nào để hiểu...?

Rằng:

Đạo khả Đạo, phi thường Đạo

Danh khả Danh, phi thường Danh

Hay:

Đạo, khả Đạo, phi thường Đạo

Danh, khả Danh, phi thường Danh

Hoặc:

Đạo khả, Đạo phi, thường Đạo

Danh khả, Danh phi, thường Danh

Ngẫm một hồi...

Ngủ thật ngon...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy cho cùng, trích dẫn đạo sỉ này, ông thánh kia, cốt truyện vớ va vớ vẩn, ai nói, ai viết chẳng được, PLC cho rằng ông Lý Hồng Chí là chuyển luân thánh vương tức Phật Di Lặc. Mượn lời của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, 3.000 năm Hoa ưu Đàm nở, Phật Di Lặc hạ phàm. Lấy 3 chữ Chân Thiện Nhẫn làm giáo lý, lòe bịp thiên hạ, thu nạp môn đồ tiến tới phá hoại chính quyền. Đọc trên mạng google, rất vô số những phim ảnh cắt ghép, nào là mổ nội tạng, giết người, đàn áp của ĐCS TQ nhưng cũng chỉ là 1 chiều. Tại sao, Mật tông Tây Tạng bị TQ cấm đoán vô cùng gắt gao nhưng chính quyền Việt Nam vẫn tạo điều kiện cho các vị Pháp vương, Rinpoche truyền đạo cho các phật tử Việt Nam. Dẫn chứng mới đây là vị Pháp vương Gyalwang của dòng truyền thừa Drukpa và vô số các vị Rinpoche của các dòng truyền thừa khác thuyết pháp, dẫn dắt Phật tử Việt Nam đến với giáo lý của Đức Phật. Thậm chí, dòng truyền thừa Drukpa họ xây bảo tháp to đùng và được sự ủng hộ của chính quyềnsở tại để Phật tử có nơi sinh hoạt. giao lưu giáo lý. Và mới đây, thằng khùng Doãn Chí Kiên tự xưng mình là đại hộ pháp PLC, là vương tử ở trên thiên giới nào đó, kèm thêm 3 thằng khùng thấp kém hơn một chút, xách búa tạ , âm mưu phá lăng Hồ Chủ Tịch. Posted ImageHãy xem lại mình nhé các bạn PLC.

p/s: 3 chữ Chân Thiện Nhẫn vô cùng nhỏ bé so với 3 chữ Thiên Địa Nhân. Posted Image. Thêm nữa, chú Thiên Sứ đã dành 1 đời mình tìm lại nền văn hiến tổ tiên Lạc Việt, nên theo thiển ý cá nhân mình, bạn VietHa dù đã đắc ngộ chính Pháp hay như thế nào chăng nữa thì cũng đừng nên inbox đem mấy cái bài viết về PLC mà làm chú phân tâm. Việc chú làm và cống hiến đến lúc này hay hơn gấp vạn lần. Hết. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy cho cùng, trích dẫn đạo sỉ này, ông thánh kia, cốt truyện vớ va vớ vẩn, ai nói, ai viết chẳng được, PLC cho rằng ông Lý Hồng Chí là chuyển luân thánh vương tức Phật Di Lặc. Mượn lời của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, 3.000 năm Hoa ưu Đàm nở, Phật Di Lặc hạ phàm. Lấy 3 chữ Chân Thiện Nhẫn làm giáo lý, lòe bịp thiên hạ, thu nạp môn đồ tiến tới phá hoại chính quyền. Đọc trên mạng google, rất vô số những phim ảnh cắt ghép, nào là mổ nội tạng, giết người, đàn áp của ĐCS TQ nhưng cũng chỉ là 1 chiều. Tại sao, Mật tông Tây Tạng bị TQ cấm đoán vô cùng gắt gao nhưng chính quyền Việt Nam vẫn tạo điều kiện cho các vị Pháp vương, Rinpoche truyền đạo cho các phật tử Việt Nam. Dẫn chứng mới đây là vị Pháp vương Gyalwang của dòng truyền thừa Drukpa và vô số các vị Rinpoche của các dòng truyền thừa khác thuyết pháp, dẫn dắt Phật tử Việt Nam đến với giáo lý của Đức Phật. Thậm chí, dòng truyền thừa Drukpa họ xây bảo tháp to đùng và được sự ủng hộ của chính quyềnsở tại để Phật tử có nơi sinh hoạt. giao lưu giáo lý. Và mới đây, thằng khùng Doãn Chí Kiên tự xưng mình là đại hộ pháp PLC, là vương tử ở trên thiên giới nào đó, kèm thêm 3 thằng khùng thấp kém hơn một chút, xách búa tạ , âm mưu phá lăng Hồ Chủ Tịch. Posted ImageHãy xem lại mình nhé các bạn PLC.

p/s: 3 chữ Chân Thiện Nhẫn vô cùng nhỏ bé so với 3 chữ Thiên Địa Nhân. Posted Image. Thêm nữa, chú Thiên Sứ đã dành 1 đời mình tìm lại nền văn hiến tổ tiên Lạc Việt, nên theo thiển ý cá nhân mình, bạn VietHa dù đã đắc ngộ chính Pháp hay như thế nào chăng nữa thì cũng đừng nên inbox đem mấy cái bài viết về PLC mà làm chú phân tâm. Việc chú làm và cống hiến đến lúc này hay hơn gấp vạn lần. Hết. Posted Image

Không sao cả Như Thông à!

Giới thiệu một tư tưởng cũng chẳng sai. Miễn là không phạm nội quy.

Việt Hà đã xác định: Mấy người phá lăng không phải Pháp Luân công.

Ngẫm cái tựa của topic này: Suy cho cùng thế gian này ai mà chẳng thấy mình khổ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyển luân trong Phật giáo còn được hiểu là "Vận Chuyển Chính Pháp" do điều kiện bị suy thoái hoặc cần được giải thích trong điều kiện hiện tại, chẳng hạn giải thích tương ứng với khoa học ngày nay. Tuy nhiên, thế gian lại có rất nhiều tôn giáo:

- Đạo Mẫu.

- Đạo Tổ Tông.

- Đạo Tiên.

- Đạo Nho.

- Thần Đạo Nhật, Ai Cập, Lưỡng Hà, Maya...

- Đạo Phật.

- Đạo Bà La Môn.

- Đạo Jain.

- Đạo Do Thái.

- Đạo Ki tô.

- Đạo Tin Lành.

- Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

- Đạo Cao Đài.

...

Cái lào nà Chính Pháp đây???

Tiến trình chết có Ánh Sáng Căn Bản xuất hiện. Đạo là con đường, là lối sống tập làm quen với Ánh Sáng đó khi nó xuất hiện lúc chết. Khi chết, Ánh Sáng xuất hiện, ta bỏ qua nó và khởi tâm chấp và hình thành Hồn, Thân Trung Ấm và tiếp theo là Thân Trung Ấm sẽ theo nghiệp thức để thọ thai. Sự thọ thai là bị động, nó được điều khiển bởi những thứ ta đã chủ động làm khi sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính Pháp, Mạt Pháp là gì?

Cập nhật lúc 09:38 13/01/2014 (GMT+7)

Có giáo pháp, có sự hành trì, và có người chứng đắc quả vị - đó gọi là thời kỳ Chánh Pháp, và còn được mệnh danh là thời kỳ "Thiền Định kiến cố".

Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳ là thời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp. Các thời kỳ Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được ghi chép trong các kinh điển thì không đồng nhất, nhưng hầu hết các bậc cổ đức đều theo thuyết định thời kỳ Chánh Pháp là 500 năm, thời kỳ Tượng Pháp là 1.000 năm, và thời kỳ Mat Pháp là 10.000 năm. Trong thời Chánh Pháp (chánh có nghĩa là chứng), mặc dầu Đức Phật đã diệt độ, nhưng Pháp nghi vẫn không thay đổi. Có giáo pháp, có sự hành trì, và có người chứng đắc quả vị--đó gọi là thời kỳ Chánh Pháp, và còn được mệnh danh là thời kỳ "Thiền Định kiến cố". Trong thời Tượng Pháp (tượng có nghĩa là biểu tượng), tuy vẫn có giáo pháp, có sự hành trì, nhưng số người chứng đắc quả vị thì rất ít; thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ "tự miếu kiên cố". Trong thời Mạt Pháp (mạt có nghĩa là suy vi, yếu kém), Phật Pháp trở nên suy tàn, chỉ có giáo pháp chứ không có sự hành trì, và càng không có người chứng đắc quả vị. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ "đấu tranh kiên cố". Đây là lời giải thích thông thường về ba thời kỳ "Chánh, Tượng và Mạt" của Phật Pháp.

Thế nhưng, Hòa Thượng định nghĩa về Chánh Pháp như sau:"Quý vị thành thật tu hành, không ham hư danh giả lợi, không tham của cúng dường — đó chính là Chánh Pháp trụ thế. Nếu mọi người xuất gia đều có thể giữ giới không đụng đến tiền bạc, đều có thể ngồi Thiền, có thể ngày ăn một bữa lúc giữa trưa, có thể luôn luôn mặc giới y và nghiêm trì giới luật, thì đó là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!"

Thậm chí Hòa Thượng còn giảng nghĩa một cách đơn giản hơn nữa:"Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối, thì đó chính là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!".

Như vậy, thế nào là thời kỳ Mạt Pháp? Trong quyển 5 của Pháp Hoa Nghĩa Sớ có chép: "Khi [Pháp] trở thành suy vi, đó gọi là thời Mạt Pháp." Trong quyển 6, chương Nghĩa Lâm của Đại Thừa Pháp Uyển có nói: "Chỉ có giáo pháp mà không có gì khác thì gọi là Mạt Pháp." Tuy nhiên, sự mô tả chân chánh tường tận về thuyết Mạt Pháp được xuất hiện trong Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, phần Nguyệt Tạng, và trong Kinh Pháp Diệt Tận. Về sau, thuyết Mạt Pháp xuất hiện dưới triều đại Bắc Tề (550-377 SCN), trong bài văn phát nguyện của Thiền Sư Huệ Tư ở Nam Nhạc (Nam Nhạc Tư Thiền Sư Lập Thệ Nguyện Văn). Thiền Sư Huệ Tư đã tự ghi lại là ngài sanh vào năm thứ 82 của thời Mạt Pháp và đã chép lại toàn bộ Kinh Bát Nhã cùng nhiều bản văn khác. Ngài đã nguyện sẽ truyền Pháp cho đến khi BồTát Di Lặc đến thế gian này. Đời nhà Tùy (589-618 SCN), Thiền Sư Tín Hành đề xướng "giáo pháp ba giai đoạn" (tam giai giáo) với Nhất Thừa là giai đoạn đầu tiên, Tam Thừa là giai đoạn thứ nhì, và Phổ Pháp (toàn bộ lời dạy của Đức Phật) là giai đoạn thứ ba.nguoiphattu.com

Trong đời nhà Đường (618-905 SCN), Đại Sư Đạo Trác và Đại Sư Thiện Đạo có nói rằng đương thời là đã vào thời Mạt Pháp, và chủ trương "thời giáo tương ưng" (khế hợp giáo pháp với thời đại), khuyến khích người đời tu pháp môn Niệm Phật. Nói chung, cho dù thời kỳ Mạt Pháp nhất định có xảy đến chăng nữa, thì trong quyển 49 của Thập Tụng Luật, Đức Phật cũng đã nêu ra năm điều có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

Năm điều này là:

1. Tôn Trng Chánh Giáo. Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo chỉ dựa vào giáo pháp chân chánh mà tiến tu, xa lánh cái nhìn lệch lạc (thiên kiến) của Tiểu Thừa cùng các tà thuyết của ngoại đạo; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

2. Ch Tc Sân Ác (đình chỉ nóng giận và ác độc). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo luôn luôn thực hành hạnh nhẫn nhục, không nóng giận, danh tiếng về đức độ lan xa làm cho mọi người đều quay về và dốc lòng kính ngưỡng; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

3. Kính S Thượng Tòa (tôn kính phụng sự các bậc trưởng thượng). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo tôn kính và phục tòng các vị đại đức ở hàng thượng tọa và chuyên cần cầu học yếu nghĩa Phật Pháp từ họ; nhờ đó có thểkhiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

4. Ái Lc Chánh Pháp (trân quý Chánh Pháp). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo trân quý thâm sâu những điều pháp nghe được từ các bậc thượng tọa, trưởng lão kỳ cựu, và vui mừng thực hành theo; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

5. Thin Hi Sơ Tp (giải thích kỹ càng cho kẻ sơ học). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo phương tiện diễn nói pháp Đại Thừa một cách khéo léo, làm cho những kẻ mới bắt đầu học Phật Pháp có thể dựa vào để tiến tu trên đường Đạo; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

Vào thời Mạt Pháp chúng sanh không thể liên tục phân biệt đuợc chánh tà, đến nỗi nhiều người muốn vào cửa Phật nhưng đã vào lầm cửa mà tu hành. Đó là do họ thiếu "Trạch Pháp Nhãn." Mặc dầu trong thời Mạt Pháp, hiện tượng "mắt cá xen lẫn ngọc trai" [vàng thau lẫn lộn] trong cửa Phật không phải là ít, song nguyện lực của Hòa Thượng rất rõ ràng:

"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉ cho phép Phật Giáo có Chánh Pháp chứ không có Mạt Pháp! Bất cứnơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương. Đây là nguyện lực của tôi. Do đó, không quản khả năng giới hạn của mình, tôi đi khắp nơi tuyên thuyết Chánh Pháp và hành trì Chánh Pháp."

Mặc dầu Đức Phật nhiều lần đề cập đến sự hủy diệt của Phật Pháp, tuy nhiên Đức Phật cũng có ý khắc phục sự hủy diệt của Chánh Pháp. Như trong Kinh Niết Bàn có chép: "Trong thời Mạt Pháp sẽ có mười hai vạn (120.000) vị Đại Bồ Tát trì Pháp, khiến cho bất diệt." Từ đó có thể biết được rằng nguyện lực "không cho phép có Mạt Pháp" của Hòa Thượng há chẳng phải chính là tâm đại từ đại bi của chư Như Lai hay sao?

Hòa Thượng đã cảm khái rằng:

Phật Pháp vị diệt, Tăng tự diệt, Đạo đức ưng tu, nhân bất tu, Lão thật chân thành chiêu vật cơ, Hư ngụy giảo hoạt thọ bao ưu. Cử thế ngũ trược thanh thậm tiễn. Chúng sanh tam túy tỉnh vô thu, Ân cần ký ngữ Tăng thanh bối, Chấn hưng Phật Pháp tại Tỳ Kheo. Tạm dịch: Phật Pháp chưa diệt, Tăng tự diệt, Đạo đức cần tu, chẳng ai tu, Thành thật chân chánh, bị chế diễu, Gian ngoa xảo trá, được tán dương. Muốn đời Ngũ Trựơc nên tươi sáng, Chúng sanh tỉnh hẳn ba lần mê, Ân cần nhắn nhủ Tăng Ni trẻ: Chấn hưng Phật Giáo cậy Tỳ Kheo! Trong Phật Giáo không thể có 99%--nếu chỉ một phần nhỏ trong Phật Giáo là giả dối, thì đó không còn là "Chánh Pháp" nữa! Do đó chúng ta phải phân biệt thật rõ ràng, bởi vì trong các chùa chiền đều có cả "tà pháp và ngoại đạo". Phật Giáo có câu: "Thà cả ngàn năm chẳng vãng sanh, còn hơn một ngày trong ma đạo". Nếu chúng ta thiếu Trạch Pháp Nhãn của "Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối" (trong Kinh Lăng Nghiêm) e rằng chúng ta có thể trở thành quyến thuộc của loài ma mà chính mình lại không hay không biết!

Nhân đây, người viết xin giới thiệu bảy điểm rất quan trọng trong việc phân biệt chánh tà:

1. Vị Thầy lấy việc trao đổi chồng vợ, nam nữ hoang dâm, buông thả vô độ, làm mồi nhử để thu hút đồ chúng, và xem như là phương tiện để cứu thế gian; đó là tà.

2. Vị Thầy khơi dậy lòng tham của đồ chúng bằng cách nói rằng mình có thể dùng bùa, chú, và thần tài để giúp họtrở nên giàu có; đó là tà.nguoiphattu.com

3. Vị Thầy khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp việc giết hai chúng sanh và ăn thịt chúng sanh, còn nói rằng mình có thể dùng bùa chú để cứu độ vong linh của những chúng sanh bị ăn thịt; đó là tà.

4. Vị Thầy thực hành các loại khổ hạnh kỳ dị, tự làm thương tổn để tác động chúng sanh, và gọi đó là chịu khổ thay cho chúng sanh; đó là tà.

5. Vị Thầy dùng thần thông và các điều kỳ dị làm "công cụ" để thu hút những chúng sanh có lòng hiếu kỳ; đó là tà.

6. Vị Thầy tự ý thêm bớt, sửa đổi các quả vị tu hành trong Phật Giáo và giải thích lệch lạc ý nghĩa của "tín, giải, tu, chứng," còn tự cho mình là giáo chủ; đó là tà.

7. Vị Thầy tự lập ra tông phái rồi tự xưng là giáo chủ mà chính mình lại không có căn bản chân thật về đạo lý Phật Giáo; đó là tà.

Ph n 1: Chánh Pháp và M t Pháp Một lần nọ, có một Phật tử hỏi:

"Hòa Thượng thường nói rằng:

Chân thật nhận lỗi mình, Không bàn lỗi người khác,

Lỗi người tức lỗi mình, Đồng thể tức Đại Bi.

Thế nhưng tại sao Hòa Thượng lại thường công khai phê bình, bàn luận thị phi về người khác và đăng trong Kim Cang Bồ Đề Hải (Vajra Bodhi Sea - nguyệt san của Vạn Phật Thánh Thành)? Như vậy phải chăng là nói một đường, làm một nẻo?"

Hòa Thượng trả lời:"Người sẽ bị đọa địa ngục là tôi chứ không phải ông. Nếu những gì tôi nói là đúng sự thật, thì đó không phải là thị phi; nếu không đúng sự thật, thì tôi chắc chắn sẽ bị đọa địa ngục. Nếu có kẻ nói rằng bậc đại tu hành không bị nhân quả, thì quả báo là 500 đời làm thân chồn (hồ ly).

Nếu tôi chối bỏ nhân quả--gọi đen là trắng, gọi trắng là đen, nói đúng thành sai, nói sai thành đúng - nói những điều không đúng thật, thì tôi sẽ bị đọa địa ngục Bạt Thiệt (rút lưỡi). Nếu tôi không nói sai, thì tôi không có tội.

Mạnh Tử có nói: ‘Ta há phải thích biện luận đâu! Ta cũng bất đắc dĩ đó thôi! Nếu cái đạo của Dương Tử và Mặc Tửkhông tắt đi, thì cái đạo của Khổng Tử chẳng được sáng rỡ vậy!’

(1) Tại sao tôi thích nói 'thị, phi’ (điều đúng và điều sai)? Vì trong Phật Giáo có quá nhiều 'thị, phi’!

Lại còn nào là hắc giáo (giáo phái đen), bạch giáo (giáo phái trắng), hoàng giáo (giáo phái vàng), hồng giáo (giáo phái đỏ) ... thảy đều biến thành nhiều màu sắc khác nhau, đến hoa cả mắt. Ngay cả đen cũng không biết mình là đen, trắng cũng chẳng hay mình là trắng. Cho nên, tôi muốn nói ra những điều mà người khác không dám nói; nếu quý vì có ai không hài lòng thì cũng không sao, tôi cũng chẳng bận tâm. Tôi là kẻ chuyên môn đả phá tà tri tà kiến của người khác!"

Từ đoạn nói chuyện trên, chúng ta có thể thấu rõ được tâm từ bi bao la không đành lòng thấy chúng sanh bị đau khổ của Hòa Thượng. Đó gọi là "đại từ đại bi, gần như tàn nhẫn", và chính là thiện xảo phương tiện để giáo hóa chúng sanh của bậc Bồ Tát. Hòa Thượng có lần viết bài thơ nói lên quyết tâm của Ngài:

"Tôi muốn nói lời thật, Không sợ bị đánh, chửi.

Giết tôi, tôi chẳng sợ, Giải thoát, có gì ngại?"

Hòa Thượng Hư Vân đã nói: "Nho sĩ là tội nhân của Khổng Tử; Tăng sĩ là tội nhân của Phật." Ngài còn nhấn mạnh: "Kẻ hủy diệt Phật Pháp chính là giáo đồ của Phật Giáo, chứ không phải các giáo phái khác. Kẻ làm cho Lục Quốc diệt vong chính là Lục Quốc, chứ không phải nhà Tần. Kẻ làm suy sụp nhà Tần chính là nhà Tần, chứ không phải Lục Quốc vậy."

Trong kinh có nói rằng những biểu hiện suy tàn của thời kỳ Mạt Pháp có thể nhận thấy ở khắp nơi - như việc Tăng sĩ cưới vợ, ni cô lấy chồng, giới y cà-sa được thay bằng y phục thế tục, cư sĩ ngồi trên tòa cao, v.v ... Có cư sĩ Âu Dương Cánh Vô đã dùng tri kiến riêng của mình mà viết ra Lăng Nghiêm Bách Ngụy Thuyết để phản đối Lăng Nghiêm.

Lại có Pháp Sư Viễn Tham nói rằng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Viên Giác, Kinh Pháp Hoa và nhiều kinh khác, cũng nhưĐại Thừa Khởi Tín Luận đều là giả mạo. Đây chính là những hiện tượng của Thời Kỳ Mạt Pháp.

Hòa Thượng đã nhiều lần lập đi lập lại lời huấn thị về việc bảo vệ và duy trì Chánh Pháp:

"Trong Phật Giáo, tất cả kinh điển đều rất quan trọng, nhưng Kinh Lăng Nghiêm còn quan trọng hơn nữa. Phàm hễnơi nào có Kinh Lăng Nghiêm, thì nơi đó có Chánh Pháp trụ thế. Khi Kinh Lăng Nghiêm bị mất đi, đó là dấu hiệu của Thời Kỳ Mạt Pháp. Khi giảng Kinh Lăng Nghiêm, tôi có nói rằng: 'Vào thời kỳ Mạt Pháp, Kinh Lăng Nghiêm sẽ bị diệt trước nhất. Sau đó dần dần các kinh khác cũng bị diệt theo.' Kinh Lăng Nghiêm là chân thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu thờ Phật. Nếu Kinh Lăng Nghiệm là ngụy tạo, thì tôi sẵn sàng chịu đọa địa ngục Vô Gián, vĩnh viễn ở chốn địa nguc, không bao giờ được trở lại thế gian để gặp mọi người nữa! Người nào có thể học thuộc Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc Chú Lăng Nghiêm, thì người đó mới là đệ tử chân chánh của Phật!"

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Tôn Giả Ca Diếp rằng:

"Trong quá khứ khi Ta là vị vua tên Hữu Đức, để hộ trì Chánh Pháp, Ta đã chiến đấu với những kẻ muốn hủy hoại Chánh Pháp, và đã thiệt mạng. Sau khi chết, Ta được sanh về cõi nước của Phật A Súc Bệ và trở thành đệ tử thượng thủ của Đức Phật đó. Này Ca Diếp! Những người hộ trì Chánh Pháp được quả báo công đức vô lượng như thế. Do nhân duyên hộ trì Chánh Pháp này, mà nay Ta được tướng hảo trang nghiêm và thành tựu được Pháp thân kim cang bất hoại."

"Pháp" tự nó vốn không có "Chánh, Tượng, Mạt"; nhưng tâm con người thì có sự phân biệt về "Chánh, Tượng, Mạt". Theo Hòa Thượng, bất cứ khi nào còn có người dụng công tu hành, thì khi đó là Chánh Pháp còn đang trụ thế.

Nếu không còn ai tu hành, không có người nào đọc, tụng, và học thuộc Kinh Lăng Nghiêm, thì đó là Thời Kỳ Mạt Pháp. Bởi trong Kinh Lăng Nghiêm, có phần "Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối" giảng về sát sanh (sát), trộm cắp (đạo), dâm dục (dâm), dối trá (vọng); với phần "Ngũ Thập Ấm Ma” giảng về thiên ma, ngoại đạo cặn kẽ đến tận xương tuỷ; và cả hai phần này đều nói rất rõ ràng rằng khi nào không còn người giữ giới, thì khi đó là Thời Kỳ Mạt Pháp. Giới còn, tức là Phật Pháp còn vậy!

Vào năm 1990, trong một lần thuyết giảng tại Trung Tâm Lao Công ở Cao Hùng, Đài Loan, Hòa Thượng đã khẩn thiết nói rằng: "Thời Kỳ Mạt Pháp là do những người tại gia chỉ hộ trì cho một người xuất gia riêng lẻ mà tạo thành!". Vì sao lại như thế?

Hòa Thượng giải thích rằng:

"Người xuất gia sống một mình một chùa, xưng vương xưng bá, làm vua một cõi. Người tại gia do thiếu Trạch Pháp Nhãn' nên đi theo hộ Pháp cho họ, hộ tới hộ lui, và hộ luôn xuống địa ngục! Vào Thời Kỳ Chánh Pháp, tất cả đại chúng đều sống chung trong một đại tùng lâm của chùa và cùng nhau dụng công tu Đạo. Song, vào thời kỳ Mạt Pháp, người ta lại không thích nếp sống của đại tùng lâm nữa. Mỗi người ở một chùa riêng - ông theo cách của ông, tôi theo cách của tôi - khiến cho người tại gia trở nên hoang mang, bối rối. Họ thấy ông sư nầy tướng mạo trông đẹp đẽ bèn hộ pháp cho ông ta, xây chùa riêng cho ông ta trụ trì. Rồi sau đó lại thấy một vị sư khác cũng không tệ lắm, họ lại xây cho vị đó một ngôi chùa nữa. Hộ tới hộ lui, rốt cuộc là làm cho những người xuất gia sanh lòng tham danh hám lợi đến nỗi phải hoàn tục!"

Hòa Thượng hoàn toàn không phản đối việc xây chùa, nhưng chỉ vì con người ngày nay quá hưởng thụ, không biết lấy Pháp nghĩa và giáo dục (nghĩa lý Phật Pháp và đạo lý giáo dục) để hóa độ chúng sanh. Họ chỉ biết dùng "chùa lớn" để độ chúng sanh, cùng bày ra phương cách để được nổi tiếng và trở nên giàu có.

Cái nhìn của Hòa Thượng về việc xây chùa như sau:

"Tạo chùa không bằng tạo người, tạo người không bằng tạo Phật. Tôi muốn làm một người thợ đúc tượng. Tôi muốn đúc nên những vị Phật sống, những vị Bồ Tát sống, những vị Tổ Sư sống. Tôi còn muốn làm cho tất cả chúng sanh trên toàn thế giới này đều biến thành những vị Phật sống, Bồ Tát sống, Tổ Sư sống luôn nữa! Tôi đả phá đây không phải là những ngôi chùa lớn, mà là các miếu thờ Thổ Địa, miếu thờ Thành Hoàng, miếu thờ của gia tộc. Khi những người ở chùa nhỏ dọn sang chùa lớn, thì tất cả có thể cùng nhau tu hành, như thế mới là nếp sinh hoạt của một đại tùng lâm. Vì sao ở chùa nhỏ thì không được tốt? Bởi vì ở đó thiếu sự gò bó, câu thúc; không cần phải "quán tự tại", mà có thể ăn tự tại, mặc tự tại, đi đứng tự tại, nên rất dễ quên đi việc tu Đạo. Hàng ngày chỉ biết phan duyên, mà tập khí nầy chính là vết thương trí mạng làm băng hoại Phật Giáo!"

Tôi hy vọng Phật Giáo sẽ ghi lòng tạc dạ những lời này và đừng tiếp tục "bịt tai ăn cắp chuông," dối gạt nhân loại nữa. Hiện nay, các dấu hiệu hỗn loạn trong Phật Giáo tại Đài Loan đã vô cùng nghiêm trọng, có thể nói là đến mức phải báo động rồi; thế nhưng, chẳng có người nào dám đứng ra lên tiếng kêu gọi; mà ai nấy chỉ trố mắt ngồi nhìn cảnh Phật Giáo đang đi dần về hướng diệt vong.

Cách ba bước là có một tịnh xá, đi năm bước là gặp một ngôi chùa lớn – mọi người đều ra sức tổ chức Pháp hội, siêu độ vong linh, làm lễ quán đảnh, truyền Pháp, xây chùa..., mà chẳng hay biết gì về việc hoằng dương giáo nghĩa, hướng dẫn chúng sanh làm thế nào để chấm dứt sanh tử!

(2) Giáo nghĩa căn bản của Đức Phật là giáo dục, làm cho tất cả chúng sanh đều có trí huệ, có Trạch Pháp Nhãn, biết nhân biết quả, đoạn ác tu thiện; chứ chẳng phải một mực chú trọng về việc xây chùa dựng miếu, tổ chức Pháp hội! Chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng đằng sau những lời giáo huấn nghiêm khắc này của Hòa Thượng ẩn giấu biết bao máu lệ xót xa?

Như ý nghĩa trong câu “đản năng quang chiếu viễn, bất tích tự phần thân”, Hòa Thượng chỉ muốn ánh sáng từ ngọn đuốc trên tay Ngài soi sáng đuợc càng xa càng tốt, mà chẳng quan tâm đến việc mình bị phỏng! "Dầu gặp muôn vàn khó khăn, tôi vẫn giữ vững ý chí của mình." Đây là lời mô tả chân thật nhất về Hòa Thượng.

Ghi chú c a Ban Vi t D ch:

(1)- Mạnh Tử (Mạnh Kha), người đất Châu (372-289 trước Tây lịch), là một nhà hiền triết có công rất lớn trong việc làm sáng tỏ đạo Nho.

- Dương Tử (Dương Chu), người nước Vệ (khoảng 440-360 trước Tây lich); là một triết gia thời Chiến Quốc; chủtrương thuyết "vị ngã"—chi lo riêng về việc mình mà không hề đếm xỉa đến thiên hạ sự, quyết gạt bỏ ngoài tại chuyện của người.

- Mặc Tử (Mặc Địch), người nước Sở, là một đại học giả thời Chiến Quốc, làm Đại Phu cho nước Tống; chủ trương thuyết kiêm ái và hòa bình; lập ra học phái Mặc Gia, lấy kiêm ái làm chủ đích.

(2) Lão Hòa Thượng Quảng Khâm đã từng khai thị rằng: "Trên thế gian hiện nay, đích thực có những người xuất gia như thế. Họ chỉ mưu tính khuếch trương ngôi chùa của mình cho lớn, chiêu dụ tín đồ theo mình cho đông, để khoe là có khả năng trước mặt mọi người! Họ không cho phép tín đồ kính tin các vị Phật ở những chùa khác (chỉ được tin vịPhật ở chùa của họ mà thôi!); và tín đồ cũng chỉ được tin một mình họ thôi, không được tôn kính những người xuất gia khác. Hạng người cống cao ngã mạn, tự tôn tự đại này, chẳng phải vẫn còn lăn lóc trong vòng danh lợi giống như người tại gia bình thường, sống lây lất trong khổ não qua ngày đoạn tháng sao? Phật Pháp vốn chưa suy vi, chính là lòng người đang suy vi vậy!"

Thí Lu n Tuyên Hóa Lão Hòa Th ư ng Đích Ph t H c C ng Hi ế n

Người gửi - Trương Thúy Nga

HT. Tuyên Hóa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề của topic này trùng với một trao đổi đã lâu trên diễn đàn: (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/2938-nhung-diem-dac-sac-cua-phat-giao/page__st__-10). Tôi xin pot lại ý kiến của tôi về Đạo Phật Diệt Khổ trong lần trao đổi ấy. Nếu muốn rõ hơn, các bạn có thể xem lại các phản biện theo link trên.

ĐẠO PHẬT VÀ DIỆT KHỔ

VÔ TRƯỚC

I. Đạo Phật là Đạo Diệt khổ

Trong các học thuyết mà con người từng nghĩ ra được, theo tôi, Đạo Phật là một học thuyết tuyệt vời nhất còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Về cái hay của Đạo Phật về bất cứ phương diện nào cũng mênh mông như bể, sâu sắc vô cùng, khó mà hiểu hết chứ đừng nói là có thể phân tích hết ra được.

Nhưng thôi, chúng ta hãy tạm dừng nói về cái hay của Đạo Phật vì đã có không biết bao nhiêu người đã viết về nó mà vẫn chưa hết, ta thử bàn về mặt hạn chế xem sao.

Thử hỏi, cái gì đã làm này sinh tâm nguyện của Đức Thích Ca Mâu Ni từ bỏ mọi vinh hoa phú quí khi ngài đang là Thái tử kế vị để bước vào con đường tu hành? Theo kinh sách, là do Ngài thương xót khi nhìn thấy nỗi khổ mênh mông của chúng sinh ngày càng trầm trọng.

Đến khi đắc đạo, cũng chính vì thương xót chúng sinh vẫn ngập chìm trong bể Khổ mà Ngài phát tâm hoành dương Phật Pháp phổ độ chúng sinh.

Lần đầu tiên khi truyền bá Đạo Phật, tuyên bố về học thuyết của mình, Ngài khẳng định rằng đây là Đạo Diệt khổ và đưa ra Tứ Diệu Đế là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế bàn về: Khổ và nguyên nhân của Khổ, cách diệt Khổ và cái đạt được sau đó, y như một lương y bắt mạch chữa bệnh cho nhân loại vậy. Tựu trung tất cả các luận điểm của Đạo Phật, cho dù cao siêu đến đâu cũng xoay quanh mục tiêu Diệt Khổ này. Diệt khổ cho nhân loại đầu tiên phải xuất phát từ diệt khổ cho mỗi cá nhân.

Sau này, các pháp môn Ngài truyền dạy rất phong phú và thâm sâu vô cùng, nhưng chỉ những yếu tố nào phục vụ cho Diệt Khổ mới được Ngài giảng giải kỹ lưỡng nhất, những yếu tố khác, không thiết thực lắm cho Diệt Khổ Ngài đều gác lại hoặc chỉ nói qua. Xét cho cùng, những pháp môn đó được Ngài giảng dạy chỉ nhắm tới mục tiêu Diệt Khổ, do đó, đối với Đạo Phật, đó cũng chỉ là những biện pháp Diệt Khổ mà thôi.

Vì thế, mục tiêu ban đầu và cuối cùng của Đạo Phật là Diệt Khổ.

Theo Đức Phật, khi Khổ đã bị diệt triệt để theo phương pháp của Ngài thì đạt được Giải thoát. Nói cách khác, Giải thoát chính là kết quả của Diệt Khổ. Nếu không còn khổ thì có nghĩa là đã Giải thoát.

Vì vậy, khi bàn đến Diệt Khổ cũng chính là bàn đến con đường Giải thoát.

Tuy vậy, sau hơn 2500 năm đã qua, dù học thuyết của Phật tổ có hay đến đâu, dù có sự đóng góp của biết bao trí tuệ siêu việt từ nhiều thế hệ phật tử suất sắc nhất, thì đến ngày nay, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, kết quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh cũng còn rất hạn chế. Có thể nói, về mặt cá nhân, hàng triệu người thực hành theo con đường của Phật tổ cũng không mấy người đạt được thành tựu cuối cùng, không mấy người diệt được khổ. Về mặt xã hội, bao nhiêu thời đại qua đi cũng không thấy xã hội nào hết được khổ đau dù trong thời gian ngắn. Đấy là tôi chưa nói đến những điểm sáng thành công ngày càng ít ỏi dần.

II. Suy nghĩ về hiệu quả diệt khổ của Đạo Phật

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Đối với tôi, Đạo Phật luôn là học thuyết mà tôi hằng kính ngưỡng, đánh giá cao nhất trong tất cả các học thuyết mà tôi từng được biết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người tôi kính phục nhất trong tất cả các vĩ nhân tự cổ chí kim.

Đặc biệt, tôi luôn tâm niệm một lời của Đức Phật: “Hãy kiểm tra giá trị những lời dạy của ta như khi ngươi kiểm tra độ tinh khiết của vàng, chà nó cho sạch bụi đất, dùng búa nện nó, nung chảy nó. Đừng chấp nhận những lời nói của ta chỉ vì kính trọng ta. Hãy tiếp nhận chúng khi các ngươi thấy rằng chúng là thật

Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào; Phá trừ kiến chấp, mở rộng tâm hồn, trí não nên có thể thông cảm với tất cả mọi giáo lý khác. Người học Phật phải có tinh thần Vô trước, không nên để mình bị ràng buộc, bị dính mắc vào đâu cả, dù là đối với chân lý … Tinh thần đó chính là tinh thần của người Phật tử chân chính khi học hỏi.

Trên tinh thần ấy, không để mình dính mắc vào bất cứ điều gì, kể cả với kinh điển Đạo Phật, tự mình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng:

Đúng như tuyên bố ban đầu của Đức Phật, Đạo Phật trước tiên và cuối cùng là học thuyết diệt khổ. Tất cả những luận điểm chính được Đạo Phật đưa ra như Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Nhân quả, Thập nhị nhân duyên, Nghiệp chung, Nghiệp riêng, Hằng và Chuyển, Duy thức luận, Thực tướng ấn, Bình đẳng quan, Bát chánh Đạo, Niết bàn, cho đến Ngã quỉ, Địa ngục, Ta bà, … đều xoay quanh mục tiêu diệt khổ. Những quan điểm đặc sắc, tinh tế của các lĩnh vực này có thể được khai thác ở nhiều khía cạnh, nhưng Đạo Phật đặc biệt chú ý vào những khía cạch có thể hướng chúng sinh vào mục tiêu diệt khổ, còn các khía cạnh khác Đạo phật không bàn hoặc bàn đến rất ít. Còn những học thuyết khác khai thác được những luận điểm đó của Đạo Phật để phục vụ cho mục tiêu của họ thì lại là chuyện khác.

Tuy những luận điểm đó của Đạo Phật rất hay, sâu sắc và tinh tế, nhưng tôi vẫn thấy rằng, nó quá nhấn mạnh đến cái tuyệt đối và do đó có thể chỉ thích hợp với một số ít cá nhân rất suất sắc còn rất khó khăn cho quảng đại chúng sinh. Cái quá ư thâm sâu của Đạo Phật vốn là ưu điểm nhưng ở khía cạnh đối với quảng đại chúng sinh có khi lại là mặt hạn chế. Cái đó gọi là mặt hạn chế của ưu điểm.

Chỉ nội ngộ được chữ Không của Đạo Phật, triệu người chưa được một. Ngộ được chữ Không còn khó hơn lên Trời, mà từ chữ Không tới Giác ngộ, giải thoát cũng còn xa thăm thẳm, trong khi cái Khổ cận kề sát bên, ngày càng lan tràn khủng khiếp. Cái tuyệt đối có hay đến mấy cũng chỉ để ngắm nhìn thôi nếu không thể thực hành được.

Vẫn biết rằng, Đạo Phật cũng tùy đối tượng mà thuyết pháp, nhưng phần giảng cho chúng sinh bình thường thì, theo tôi, không suất sắc lắm và hiệu quả còn hạn chế vì còn nặng vào hướng tới mức cao, hướng tới cái tuyệt đối, khó tiếp thu, chưa phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi người. Tất nhiên, hướng tới mức cao là tốt nhưng cần phương pháp hiệu quả hơn.

Đó là lý do mà sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại.

Vì vậy, theo tôi, một trong những hạn chế của Đạo Phật là tính hiệu quả không cao trong mục tiêu của nó là diệt khổ. Con người ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng nhiễu nhương, cái khổ không giảm đi mà ngày càng khủng khiếp chẳng nhẽ không phải là những ví dụ cho tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh, ít nhất là về mặt phương pháp thực hành, hay sao ?

Lý giải về tình trạng thiếu hiệu quả này, các đệ tử nhà Phật cho rằng nguyên nhân là ở chỗ chúng sinh vẫn mê lầm, chịu không kiên tâm theo con đường mà Đức Phật đã chỉ dạy, để cho tham, sân, si, dục vọng … chi phối. Có người lại cho rằng, đó là do Đạo Phật quá thâm sâu mà chúng sinh, với trí năng có hạn, không thể lĩnh hội nổi. Cũng có người, do thấy sự thiếu hiệu quả đó, nghi ngờ tính đúng đắn của Đạo Phật. Hơn nữa, nhiều tôn giáo khác ra đời và phát triển không khỏi ảnh hưởng tới vị trí của Đạo Phật trong xã hội, và tất nhiên ảnh hưởng tới con đường Diệt khổ của chúng sinh mà Đức Phật đã chỉ dạy….

Những lý do trên là có căn cứ. Nhưng dù vì bất cứ một lý do gì đi nữa thì cũng đều dẫn đến một kết luận chung là: Tính hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu Diệt khổ có vấn đề.

Thật vậy.

Nếu Đạo Phật tự coi là Đạo Diệt khổ cho chúng sinh thì việc đầu tiên là phải làm sao cho chúng sinh khỏi mê lầm, kiên tâm theo lời chỉ dạy của tôn sư mà dần dần phá trừ chấp ngã, rũ bỏ tham, sân, si, dục vọng, … làm cho nhiều người thành tựu thì mới gọi là hiệu quả. Đằng này, nội một bước sơ đẳng đầu tiên là làm cho chúng sinh tin theo mà thực hiện cũng chưa tốt thì nói gì đến những khó khăn hay thành tựu tiếp theo. Như vậy rõ ràng là tính hiệu quả của Đạo Phật là có vấn đề. Thực ra, rất nhiều chúng sinh đã tin và thực hành theo giáo lý nhà Phật. Nhưng do tính hiệu quả quá thấp, công sức bỏ ra thì nhiều mà kết quả thu được thì ít, dần dần người ta mất kiên nhẫn, xa rời Phật pháp.

Nếu nói Đạo Phật quá ư thâm sâu, quảng đại chúng sinh khó bề lãnh hội thì rõ ràng nó không phù hợp với đối tượng chính của nó là quảng đại chúng sinh, và do đó, tính thiếu hiệu quả là cái đương nhiên. Cũng do tính thiếu hiệu quả đó nên mới xuất hiện sự ghi ngờ tính đúng đắn của Đạo Phật trong không ít bộ phận quảng đại chúng sinh, đối tượng mà Đạo Phật nhắm tới.

Nếu nói sự xuất hiện và phát triển của nhiều tôn giáo, học thuyết xã hội khác ảnh hưởng tới vị trí của Đạo Phật trong xã hội, ảnh hưởng tới nỗ lực diệt khổ trên con đường chánh đạo, thì đó là vì còn nhiều khoảng trống mà Đạo Phật không bao quát hết được do tính hiệu quả thấp gây nên, để cho các tôn giáo, học thuyết đó có đất phát triển.

III. Thử tìm một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Theo logic ở phần trên thì thực tế Đạo Phật có hạn chế về mặt hiệu quả trong vấn đề mục tiêu của nó là Diệt khổ.

Vậy, xuất hiện một câu hỏi tự nhiên rằng, liệu có tồn tại một học thuyết Diệt khổ khác hiệu quả hơn, hay ít nhất, một phương pháp diệt khổ khác với phương pháp của Đạo Phật mang lại hiệu quả tốt hơn hay không?

Rõ ràng là chúng ta không thể kết luận chủ quan rằng, không tồn tại một phương pháp như thế. Quí vị có thể chất vấn tôi rằng, nếu tồn tại phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn thì anh hãy chỉ ra đi!

Thực ra, trong xã hội đang tồn tại rất nhiều những học thuyết Diệt khổ khác nhau nhưng không tuyên bố cụ thể mục tiêu Diệt khổ như Đạo Phật. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, …, các học thuyết xã hội, … đều có tham vọng mang lại hạnh phúc, tiêu trừ nỗi khổ của chúng sinh. Nhưng cũng giống như Đạo Phật, rõ ràng tính hiệu quả của chúng còn hạn chế vì sự thật hiển nhiên rằng, chúng sinh vẩn ngụp lặn trong bể khổ ngày càng mênh mông hơn, ngày càng sâu thẳm, khốc liệt hơn.

Tôi không dám cuồng vọng, nhưng cũng cố theo tinh thần Vô trụ, Vô trước của nhà Phật để trình bày suy nghĩ của mình cho quí vị quan tâm “cười cợt” như sau:

Trước tiên, tôi sẽ chưa bàn đến diệt khổ cho xã hội vì sẽ động chạm đến những vấn đề chính trị không thích hợp ở đây trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp tôi sẽ xin trình bày với quí vị quan tâm suy nghĩ của mình về vấn đề này trong một điều kiện khác.

Tôi chỉ xin trình bày diệt khổ về phương diện cá nhân mà thôi.

Muốn diệt Khổ, trước tiên ta phải biết Khổ là gì. Đây là luận điểm then chốt quyết định sự triển khai tư duy tiếp theo.

Vấn đề này Đạo Phật đã trình bày hết sức tinh tế và sâu sắc trong Khổ đế. Thống nhất với những phân tích đó của Đức Phật, nhưng dưới một góc nhìn khác, tổng hợp những nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình, tôi xin đưa ra định nghĩa như sau:

Khổ là gì?

“ Khổ là trạng thái cảm nhận của con người, nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó”.

Trong định nghĩa này, “khả năng” và “ý muốn” cần phải được hiểu theo nghĩa rộng và tinh tế chứ không đơn thuần là vật chất, thô thiển. Thật ra, để hiểu rõ hơn định nghĩa này cần phân tích nhiều trường hợp khác nhau của Khổ, nhưng trong giới hạn phạm vi bài viết, tôi mong quí vị tự khảo sát.

Như vậy, khi khả năng nhỏ hơn ý muốn, con người sẽ cảm thấy khổ. Ý muốn càng cao, khi khả năng không đáp ứng thì sự khổ não càng lớn. Khi khả năng quá nhỏ so với ý muốn thì ngoài khổ não còn có cảm giác tuyệt vọng xuất hiện. Khi khả năng nhỏ hơn ý muốn không nhiều thì khổ não đi kèm tiếc nuối….

Ngược với khổ là hạnh phúc!

“ Hạnh phúc là trạng thái cảm nhận của con người, nảy sinh khi khả năng đáp ứng được ý muốn của người đó”.

Như vậy, khi khả năng lớn hơn ý muốn, con người sẽ cả thấy hạnh phúc. Khi khả năng quá lớn so với ý muốn thì ngoài hạnh phúc còn có cảm giác nhàm chán xuất hiện. Khi khả năng lớn hơn một ý muốn mãnh liệt không nhiều thì hạnh phúc thật là to lớn. …

Tóm lại, tương quan giữa khả năng và ý muốn là nguyên nhân, nguồn gốc của khổ não và hạnh phúc.

Bất cứ một nỗi khổ não nào, một niềm hạnh phúc nào, từ thô thiển, giản đơn cho đến phức tạp tinh tế của con người cũng đều có thể phân tích đi đến nguyên nhân, nguồn gốc của nó là mối tương quan giữa khả năng và ý muốn của người đó.

Để đơn giản hóa lý luận, ta thử dùng phương pháp diễn đạt toán học mô tả logic trên về cái Khổ như sau:

Giả sử gọi X là đại lượng đặc trưng cho khả năng của một con người, Y là đại lượng đặc trưng cho ý muốn của người đó. Lập hiệu số:

Z = X – Y

Khi Z>= 0, khả năng đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não không xuất hiện, thay vào đó là trạng thái hạnh phúc. Chất lượng của trạng thái hạnh phúc này phụ thuộc vào độ lớn của Y và Z. Nếu Z quá lớn, kèm với hạnh phúc là sự nhàm chán. Nếu Z không quá lớn thì hạnh phúc sẽ tràn trề khi Y lớn, sẽ nho nhỏ khi Y nhỏ.

Khi Z < 0, khả năng không đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não xuất hiện. Đặc tính của sự khổ não này phụ thuộc vào giá trị của Z và Y. Nếu Z quá âm, đi kèm khổ não là tuyệt vọng. Nếu Z không quá âm, khổ não sẽ lớn lao cùng tiếc nuối khi Y lớn, sẽ chỉ là khó chịu khi Y nhỏ.

Tương quan giữa khả năng và ý muốn xác định trạng thái khổ não hay hạnh phúc được mô tả trong bảng sau:

Z = X - Y

Z < 0: Khổ não

Z >= 0: Hạnh phúc

Z << 0, Y lớn: Tuyệt vọng

Z << 0, Y nhỏ: Tự ty

Z >> 0, Y lớn: Tự mãn

Z >>0, Y nhỏ: Nhàm chán

Z >≈ 0, Y lớn: Rất hạnh phúc

Z <≈ 0, Y lớn: Rất khổ não

Z >≈ 0, Y nhỏ: niềm vui nho nhỏ

Z <≈ 0, Y lớn: Khó chịu

Vì vậy, muốn diệt được Khổ chúng ta chỉ cần làm cho Z >= 0 là đủ.

Vì Z là một hiệu số: Z = X – Y nên, để điều chỉnh Z chúng ta có 2 phương pháp: Điều chỉnh khả năng X và điều chỉnh ý muốn Y sao cho Z >= 0.

Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần:

- Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (tăng X) của mình về mọi mặt bằng con đường tu tập, phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, …

- Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau.

Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến phù hợp của mình trong mọi lĩnh vực, từ tín ngưỡng, tâm linh cho tới khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... miễn là hiệu quả, vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, trong hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người trong mọi hoàn cảnh.

Như vậy, mọi thành quả văn minh của con người đều có thể hữu ích trong phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Trong xã hội, không chỉ có Phật giáo mới quan tâm tới khổ não của con người. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo, … cho tới rất nhiều các học thuyết xã hội khác đều có chung mục tiêu này với những phương pháp và chủ trương khác nhau và mỗi cái đều có cái hay riêng cùa nó. Phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị xử dụng mọi tri kiến có thể được vào mục tiêu Z >= 0, mở ra khả năng tận dụng được cái hay của tất cả những lý thuyết đó trong vấn đề diệt khổ.

Nếu chúng ta thực hành được như thế thì chúng ta đã hoàn toàn diệt khổ, trở nên hạnh phúc.

Nói thì đơn giản nhưng thực hành được hai điều đó cũng không hề đơn giản.

IV. Phương pháp diệt khổ mới và Đạo Phật

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Theo Đạo Phật, nguồn gốc sâu xa của Khổ chính là Vô minh (một khái niệm mà muốn hiểu nó cũng hết sức khó khăn đối với những tư duy bình thường) và Đạo Phật đề ra nhiều luận điểm hết sức tinh tế, cao siêu, nhiều phương pháp tu tập hữu ích để quét sạch Vô minh, mà suy cho cùng, cái chính là tiêu trừ được ham muốn của bản thân, diệt được bản ngã, Vọng tâm. Nói cách khác là làm cho Y = 0. Khi Y = 0 thì đương nhiên Z = X – Y >= 0 và do đó cái Khổ bị tiêu diệt.

Như vậy, con đường diệt Khổ của Đạo Phật là con đường làm cho Y = 0. Con đường này quá lý tưởng, và do đó, quá khó khăn đối với quảng đại chúng sinh. Đó là lý do dẫn đến tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu diệt Khổ.

Thực ra, để diệt Khổ không nhất thiết phải làm cho Y = 0 mà chỉ cần sao cho Y <= X là đủ, và đó là con đường mà người viết đề nghị. Rõ ràng con đường này cũng đạt đến mục tiêu Diệt Khổ, tuy không hề đơn giản nhưng mức độ khó khăn đã giảm đi rất nhiều, kết quả là có thể rất nhiều người có khả năng thực hiện được diệt khổ trong chính cuộc đời ngắn ngủi của mình. Do đó, chắc chắn, tính hiệu quả tăng lên rất nhiều trên con đường diệt khổ. Hơn nữa, với góc độ này, chúng ta còn có một ý thức rõ ràng về hạnh phúc (Khi Z >= 0) để mưu cầu nó và khi quan niệm đúng thì đời không chỉ là bể khổ như nhiều Phật tử hay nói mà đời còn là đại dương hạnh phúc.

Như vậy, phương pháp diệt khổ ở trên hoàn toàn không mâu thuẫn với Đạo Phật, do đó, những thành tựu của Phật giáo trong lĩnh vực diệt khổ hoàn toàn có thể được áp dụng hiệu quả trong phương pháp này.

Việc nâng cao năng lực X bằng tu tập, điều tiết ham muốn Y bằng cách loại bỏ tham, sân, si như Đức Phật chỉ dạy hoàn toàn thích hợp với phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị.

Tuy nhiên, phương pháp này và Phật giáo trong diệt khổ có một số khác biệt, mà bản chất sự khác biệt đó là ở chỗ: mọi tu tập của hành giả Phật giáo luôn nhắm tới diệt trừ cho hết tham, sân, si, hay làm cho Y = 0, còn phương pháp của tôi thì chỉ cần Y <= X là đủ. Đương nhiên, khi tu tập theo phương pháp của Đạo Phật mà đạt được Y = 0 thì cũng đồng thời thỏa mãn mục tiêu của tôi là Y < X và khổ cũng hết. Tuy nhiên, phương pháp đó quá khó khăn, chẳng mấy người làm được. Nhưng nếu mục tiêu Y = 0 được điều chỉnh thành Y <= X thì có nhiều người làm được, và khi đó họ cũng hết khổ và hạnh phúc.

Ví dụ như đối với chữ tham, Đạo phật đòi hỏi hành giả phải triệt tiêu nó. Hành giả là những người bình thường, dù có nhận thức được cái mầu nhiệm của diệt chữ tham, nhưng họ cũng không thể diệt hết tham được. Lực bất tòng tâm, họ vẫn khổ khi không làm được điều này, khi thấy mình vẫn còn tham, mặc dù có thể, lòng tham của họ so với người khác đã giảm đi rất nhiều. Nhưng trong phương pháp của tôi, họ không cần phải triệt tiêu chữ tham mới khỏi khổ. Họ chỉ cần tu tập sao cho chữ tham ấy nhỏ hơn năng lực của họ là đủ, hoặc họ chỉ cần rèn luyện sao cho năng lực của họ đáp ứng được chữ tham đó một cách lâu dài. Được như vậy, họ cũng sẽ hết khổ và hạnh phúc.

Tôi xin lưu ý rằng, cái cách diệt khổ đó phải sao cho không gây nên khổ cho kẻ khác thì mới lâu dài, nếu không, cái khổ của kẻ khác đó sẽ tác hại đến năng lực (X) của hành giả trong tương lai, phá vỡ cái cân bằng diệt khổ Y <= X đó và sự khổ của hành giả lại xuất hiện. Tức là, anh diệt khổ cho mình nhưng không được gây cái khổ cho người khác. Hơn nữa, khi diệt khổ cho mình anh cũng cần giúp người khác diệt khổ cho họ. Mặt khác, phải luôn luôn tu tập, trau dồi bản lĩnh, năng lực, đạo đức để giữ vững được cái cân bằng diệt khổ X – Y = Z <= 0, có thể thích ứng với mọi biến động sẽ sảy ra gây phương hại cho cái thế cân bằng ấy. Như vậy, cái năng lực (X) của anh mới bền vững, tránh được việc, cái khổ của người khác gây tồn hại cho năng lực của mình sau này.

Ví dụ thô thiển thế này: Khi anh làm ra nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình, để khỏi khổ về vật chất trong cuộc sống, thì cần đảm bảo rằng, đồng tiền đó được làm ra bằng chính năng lực của mình, anh không được chiếm đoạt, chèn ép, bóc lột kẻ khác, không tước đi cơ hội kiếm tiền của họ, phải luôn khiêm tốn, không chọc giận tự ái, khêu gợi lòng ham muốn đố kỵ của họ, thương yêu, giúp đỡ, an ủi họ khi họ khó khăn, … phải luôn trau dồi năng lực, tu dưỡng đạo đức, khả năng làm chủ ham muốn của mình ngày càng tốt hơn để đề phòng khi cái cân bằng diệt khổ Y <= X hiện tại của mình bị phá vỡ thì phải thiết lập và thích ứng ngay với sự cân bằng mới, … Được như vậy, cái hết khổ của anh mới bền vững, lâu dài, thì đó có khác gì được giải thoát khỏi khổ về mặt tiền bạc.

Cầu mà không được thì khổ.

Yêu mà phải xa nhau là khổ.

Ghét mà phải đối diện là khổ.

Ba cái khổ não này rõ ràng là cái khổ do ý muốn (Y - cầu mong, muốn gần, muốn xa) không được khả năng thực hiện (X - đạt được, gần nhau, xa nhau) đáp ứng, tức là Y < X hay Z < 0. Nếu muốn tránh 3 cái khổ này thì chỉ cần: Hoặc nâng cao khả năng (thực hiện được mình cầu, có thể gần nhau, có thể xa nhau) hoặc từ bỏ, điều chỉnh ý muốn ( giảm cầu cho phù hớp với điều kiện, không mong gần nữa, không sợ gần nữa) là đủ. Không nhất thiết thực hiện con đường quá chông gai theo Đạo Phật là tu hành để cho không có nhu cầu nữa, không yêu nữa, không ghét nữa.

Sinh, bệnh, già mà chết là khổ do người đời có mong muốn trường sinh, bất lão, không bệnh. Mong muốn đó quá lớn so với năng lực của họ vì họ vẫn phải già bệnh và chết (Z < 0). Muốn diệt nỗi khổ này, người ta cần đều chỉnh ý muốn: Không sợ chết nữa, coi chết như về, coi đó như là qui luật tất yếu, bình thường của chúng sinh, hoàn thành mỹ mãn những trách nhiệm trong cuộc sống, coi cái chết như là bắt đầu một giai đoạn mới có thể có rất nhiều thú vị ...; Giữ gìn sức khỏe, sống thật dưỡng sinh, học hành y thuật, coi bệnh là điều tất yếu, bình thường, thấy rằng còn nhiều người khác bệnh hơn, ...; Vui thú tuổi già, giữ gìn sức khỏe, nuôi dạy con cái nên người, ...; Không nhất thiết phải theo con đường quá khó khăn của Đạo Phật là phải tu hành để đạt được Giải thoát.

Vể ngũ dục, muốn khỏi khổ chỉ cần điều chỉnh cái dục ấy cho phù hợp với điều kiện, khả năng hiện tại là đủ. Không nhất thiết phải từ bỏ gia tài vào núi tu hành.

Nói chung, mọi nỗi khổ khác đều có thể phân tích tương tự, là tương quan giữa khả năng và ý muốn làm cho Z < 0 mà thôi.

Tóm lại, qua những ví dụ thô thiển cho dể hiểu đó, chắc quí vị cũng hình dung phần nào phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Nó tuy không huyền bí thâm sâu, rốt ráo như Phật giáo nhưng đưa đến cùng một kết quả là diệt khổ, đạt được hạnh phúc và quan trọng là hiệu quả hơn do nhiều người (nhưng không phải là tất cả) có thể làm được. Đó là những bước đi thực tế trên con đường xa thẳm tiến tới giải thoát cuối cùng.

Rõ ràng những phương thức và kiến thức tu tập của Phật giáo sẽ rất hữu ích cho phương pháp diệt khổ này, tuy rằng không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là khả năng chế ngự ham muốn (Y). Một hành giả Phật giáo, tuy chưa thành tựu chứng quả diệt khổ, nhưng sau bao năm tu hành cho Y về 0 mà vẫn chưa được, thì với công phu cố điều tiết Y về 0 ấy, chỉ còn phải điều tiết cho Y nhỏ hơn X thì thật dễ dàng. Như vậy, hành giả đó tuy chưa thể thoát khổ bằng phương pháp Phật giáo, nhưng dễ dàng thoát khổ bằng phương pháp mà tôi đề nghị.

Để dễ hình dung, tôi xin đưa ra ví dụ so sánh như sau:

Một ngày kia có người hỏi bạn: Có bao nhiêu hạt cát trong đống cát bạn vừa xe về chuẩn bị xây nhà. Để trả lời câu hỏi đó bạn có hai phương pháp:

- Phương pháp 1: Bạn ngồi đếm từng hạt cát cho đến khi hết đống cát. Rõ ràng phựơng pháp này chắc chắn thàng công và bạn có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về số lượng hạt cát trong đống cát đó.

- Phương pháp 2: Bạn lấy 1cm3 cát và ngồi đếm số hạt cát trong 1cm3 đó. Sau đó bạn tính xem thể tích đống cát đó là bao nhiêu cm3 rồi nhân với số hạt cát bạn vừa đếm được thì ra số hạt cát trong đống cát.

Rõ ràng phương pháp 2 cho kết quả chỉ là gần đúng, không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng khả thi hơn. Phương pháp 1 chắc chắn được và cho kết quả chính xác tuyệt đối nhưng không khả thi và hầu như chẳng ai làm được.

Nếu Diệt khổ cũng khó khăn như việc xác định số hạt cát trong đống cát thì Đạo Phật đã đề nghị với bạn phương pháp 1 còn người viết đề nghị với bạn phương pháp 2.

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Trên đây là trình bày của tôi về phương pháp diệt khổ trên phương diện cá nhân. Diệt khổ trên phương diện xã hội tôi xin được trình bày với quí vị vào dịp khác thích hợp hơn.

Chỉ khi nào hai lĩnh vực diệt khổ này (cá nhân và xã hội) đi vào cuộc sống thì, theo tôi, bể khổ vô bờ mà chúng sinh đang ngàn đời ngụp lặn, rên xiết trong đó mới cạn dần dần và từ từ mất hẳn (hay ít nhất, cũng gần như mất hẳn). Thay vào đó là đại dương hạnh phúc ngọt ngào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.