VIETHA

Nguyên Nhân Của Khổ

70 bài viết trong chủ đề này

Chúng ta hãy xem lại một số sự kiện trong việc đối chiếu lẫn nhau:

- Phật A Di Đà (thần Shiva trong đạo Hindu) có 2 người vợ và 6 người con, ngài cũng là một vị vua của một quốc gia lớn hơn cả Ấn Độ và đắc đạo trong cuộc sống bình thường như bao người khác. Phật Thích Ca là hoàng tử sẽ nối ngôi, có lòng từ bi rộng lớn và nhận thức các nguyên nhân khổ và tu tập đắc đạo, ngài có một người con trai tên là Rahula rồi sau cũng theo ngài tu tập, không có gia đình vợ con. Trong một cuộc triển lãm xá lị Phật trong những năm qua, có xá lị của Đại Đức Rahula. Như vậy, với hình ảnh Phật Thích Ca thì sự phất triển nhân loại có vẻ "giảm đi", trong khi đó chúng ta cần cả hai tức vẫn sống cuộc sống bình thường với các ham muốn và đắc giải thoát.

Đạo Hindu cũng đã hướng dẫn việc này, bạn vẫn sống cuộc sống như nó vốn là, nhưng đến khi tuổi cao cần triệt thoái để toàn tâm tu luyện, bởi vì tới lúc đó còn ham muốn thì sẽ rất khó đạt "cấp tu chứng" do thuộc tính chấp "nhị nguyên", và tương tác "vô hình" từ vũ trụ tới.

Vậy còn có những vấn đề đặc biệt nào không? Chúng ta từng bước tháo gỡ.

- Quán xét một đời người: Từ nhỏ cho đến khi hết học và đi làm trong khi tuổi độ 30, hầu hết mọi người cảm thấy tốt đẹp, hạnh phúc mặc dù cũng có những xáo trộn, khổ đau nhưng qua nhanh. Điều này phải chăng do vô tư, nhiều lúc "bỏ qua" những giá trị vật chất. Cho đến khi có gia đình, lo toan, từ đó vô số nỗi sợ xuất hiện, rồi tiếp tục già cả, mệt mỏi... cuối cùng nỗi sợ khủng khiếp nhất đó là Thần Chết đến gõ cửa. Tiến trình này, ai cũng sẽ phải đối diện, và chắc chắn ai cũng đã nghĩ tới khi qua "tuổi hạnh phúc" như trên. Đặc biệt, trước khi Thần Chết gõ cửa thì bất kỳ ai cũng sẽ phải chứng kiến ông ấy tới một vài nơi mà có liên quan đến chúng ta, lúc này nỗi sợ khủng khiếp đã làm giảm đi mức độ "hạnh phúc" dù cho dù là bạn đã và đang tới những giá trị mong ước gì đi nữa. Do vậy, con người muốn đi tìm sự trường sinh bất tử nhưng luôn an lạc, hạnh phúc.

- Quá trình từ nhỏ... già, những nhu cầu kiết tập lên mỗi cá nhân rất lớn - tạo nên "cái Tôi" (Ngã), "của Tôi" lớn, và rõ ràng những nhu cầu không giảm đi do bội số của sự kiện, chẳng hạn bạn lo cho gia đình, con cái, cha mẹ, chức danh, sức khỏe, sở thích... số lượng người liên quan gia tăng, cho nên tu tập không phải dễ dàng. Nhưng chung quy, cái muốn của chúng ta dù ít hay nhiều cũng phải đối mặt với cái mất, cái hủy diệt cho nên "cái khổ" là tất yếu. Chưa kể, chiến tranh, dịch bệnh, hiểm họa luôn rình mò...

- Cũng từ nhận thức ấy, cuộc đời ngắn ngủi, "chết là hết" dẫn đến nhu cầu kiếm nhanh, nhiều, bằng mọi giá, an toàn trên hết... càng như dầu đổ vào lửa, khiến nhân loại càng thêm rối loạn bởi những thế lực nắm quyền chi phối, đây là bệnh dịch kinh khủng nhất.

- Căn cứ vào học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta còn nhận thấy rằng các thuộc tính của cá nhân là những tổ hợp vật chất được quy ước thành khái niệm biểu kiến Âm Dương Ngũ hành nên nó phải chịu tương tác từ vũ trụ. Điều này dẫn đến, tương tác xấu sẽ đưa nhân loại và cá nhân càng khổ tợn và ngược lại, sẽ xuất hiện những con người đi tìm chân lý diệt khổ. Do tính thống nhất của học thuyết tức vũ trụ thống nhất, khả năng tiên tri mới đúng được, do vậy sự kiện nảy sinh đối với một cá nhân hay nhân loại đều có nguyên nhân tức thường được gọi là "định mệnh" - khả năng chỉ ra rằng, không có lối thoát? Đạo Phật không cho điều này là đúng.

- Đạo Phật đã tìm ra được học thuyết trên, đồng thời khám phá ra cái "Tâm" của mỗi người, nơi tích lũy nhân quả của nguyên nhân từ vô thủy, và gần nhất là từ ông bà, cha mẹ. Tâm như một cái máy thu phát quy luật "tâm sinh lý" qua 6 giác quan. Từ đó, Phật giáo xây dựng nên phương pháp "Điều chỉnh Tâm" qua thiền định và hành động - mong cầu trong cuộc sống.

- Cái Tâm (hay Tôi) này không bao giờ bị hủy diệt, khi đang sống nó gắn với thân xác vật lý và mọi nhu cầu vật lý, khi chết nó tách rời thể xác chỉ còn tư tưởng và một thân xác "vô hình" mới, vật chất trong suốt. Bởi vì Tâm vẫn là Tôi cho nên, quá khứ là dữ liệu chính, là một mớ hỗn độn của khổ đau và hạnh phúc, mà chúng ta đã biết, chung quy là khổ đau nên, đây là một một sự khiếp đảm vô bờ bến trong một môi trường sống mới.

- Thiền được xây dựng từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành và một số khái niệm của Phật giáo, quan trọng nhất là từng bước "dừng" tư tưởng nhưng vẫn quan sát được nó khi vọng lên, hàm ý cân bằng Âm Dương. Thiền và khí công đạo Tiên hay yoga Hindu là khám phá siêu đẳng của văn minh Việt. Thân vật lý của chúng ta bị "khóa" do quy luật của vũ trụ, cho nên không cân bằng Âm Dương, Âm Động hay từ sinh tới tử là bắt buộc, và chính điểm "khóa" này làm cho chúng cực kỳ khó khăn "dừng" tư tường, cho nên mới nói đây là một khám phá diệu kỳ nhất của nhân loại về mặt sinh lý học. Người tu luyện phải theo quy trình Thiền để phá "khóa" nhằm cân bằng Âm Dương trong cơ thể từng bước, tức từng tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành. Khi cả cơ thể hòa hợp, "Tâm" và thân thể thông suốt, tự nhiên "nhận thức mới" xuất hiện, rõ ràng hơn đối với bất kỳ một sự vật, hiện tượng cũ nào trước đó. Lúc này, con mắt thứ 3 sẽ mở ra, tới đây cá nhân nhận thức rõ về quá trình khổ và thoát khổ của mình.

Những sự kiện xuất hiện trong quá trình Thiền được các bậc giác ngộ chỉ giải để tránh những hiện tượng "giả". Cho nên, nhận thức là một chuyện nhưng để giải thoát thì cần phả tu luyện "đi thiền, ngồi thiền, nhậu thiền...". Bởi tại sao, vì cấu trúc Tâm là cấu trúc vật chất, những cái muốn của chúng ta thuộc tính "thô nhất" cho nên cần những vật chất tinh nhẹ trung hòa và tẩy trừ, cảm xúc an lạc là do những vật chất này (khi nhẹ, khí thô).

(sẽ tiếp tục)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Nhân Của Khổ

Posted Image

Muốn thoát ly bể khổ thì chỉ có phương pháp duy nhất là tu luyện(Ảnh: EET / The Epoch Times)

...

Bị làm người chính là phải chịu khổ. Vì thế nếu muốn thoát ly bể khổ thì chỉ có phương pháp duy nhất là tu luyện.

(Theo “Pháp Cú Kinh”)

Khí công thì tu luyện, Phật pháp thì tu hành. Tu hành là thực hành sửa đổi, chuyển đổi thức tình tham sân si thành Như Lai Trí. Tu luyện là luyện khí thành Tiên, cõi thứ 7 trong luân hồi.

Khí công có từ thời tiền sử bao lâu ? Nó tương đồng với cõi thứ 7, cõi thứ 7 có từ khi nào thì nó có từ khi ấy. Phật pháp có từ bao giờ, 2500 hơn. Hơn 2500 năm chỉ là thời điểm để Phật pháp xuất hiện đúng lúc, là lúc cần thiết để giáo hoá chúng sinh. Có chúng sinh có thể điểm hoá thì Phật pháp xuất hiện. Trước Phật Thích Ca thì đã có những vị Phật quá khứ. Vậy nếu xét về mặt thời gian để định lượng cao thấp giữa Phật pháp và Khí công thì Khí công chỉ là nắm lá còn Phật pháp là lá trong rừng. Không nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố 2500 của Phật pháp với 5200 năm của Khí công. Không nên bị ảnh hưởng bởi sự đồng hoá tu hành của Phật giáo và tu lyện của Khí công. Rừng lá của Khí công không phải là Rừng lá mà Phật muốn nói, và nó chưa hẳn bằng một chiếc lá trong tay Phật.

Khí công thi thần thông với Phật pháp khác nào A la hán có chút thần thông đòi thi thố với Đại Bồ Tát.

Những gì Phật biết thì nhiều như lá ở trong rừng, những gì ngoại đạo biết thì được bao nhiêu. Không so sánh với Phật pháp thì lý thuyết của Khí công có được bao nhiêu, biết được đến đâu, chưa nói là đúng với sự thật-chân lý tuyệt đối-hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện này bàn từ hơn 2500 năm qua vốn là một đề tài bất tận. Giáo pháp về sự giải thoát của Phật giáo được phổ biến rất rộng rãi, nhưng sự giải thoát thật sự về mặt lý thuyêt lại mang tính chứng ngộ cá nhân. Sự giải thoát cá nhân này, tùy thuộc vào trí huệ và phương pháp trong hoàn cảnh cụ thể của người đó.

Trong lịch sử Đông phương, đã có những thời kỳ Phật pháp rất thịnh, như; Đời nhà Trần ở Việt Nam - Vua Trần Nhân Tông cũng bỏ ngai vàng đi tu; hoặc đời nhà Đường ở Trung Quốc - Đường Thái Tôn vinh danh Phật pháp. Tuy nhiên lịch sử vẫn tùy duyên tiến hóa và nó chứng tỏ rằng: Phật pháp chưa phải là một biện pháp hoàn chỉnh tiến tới một giải pháp "xóa đói, giảm nghèo" và thế nhân hết khổ.

Đã hơn 2500 năm trôi qua.

Cái chấp của những tín đồ Phật pháp - trong đó có tôi (Pháp danh Minh Tính) - là coi tất cả giáo lý của Phật trong các kinh điển - như là chân lý cuối cùng và là chân lý rốt ráo.

Thực ra, xét cho cùng - với cái nhìn của cá nhân tôi - thì Phật pháp có mô tả chân lý cuối cùng: "Tính thấy" , Nhưng chưa phản ánh hết tất cả mối liên hệ dẫn đến những nguyên nhân khổ của con người mà Đức Phật đã nói tới. Thí dụ: Trong những yếu tố gây khổ não ở trần gian mà Đức Phật nói tới là "Tham sân si". Nhưng vấn đề là: Tại sao con người lại "Tham, sân, si". tại sao họ không thánh thiện ngay như các bậc thánh nhân, hoặc các vị Phật? Để cuối cùng là phải tu hành và tiến hóa trên nấc thang giải thoát?

Thực ra Đức Phật - bậc vô lượng trí đẳng giác - đã đề cập đến điều này - Đại ý :

"Những gì ta nói với các ngươi là chân lý, nhưng chỉ như nắm lá trong bàn tay của ta. Còn chân lý đích thực mênh mông như lá trong rừng Ký Đà sau lưng ta".

Tất cả những gía trị chân lý đích thực đó ở đâu trong chúng ta, trong xã hội, cuộc sống, con người, thiên nhiên và cả vũ trụ?

Đã có vị cao tăng nào đề cập đến điều này? Và bản chất lá trong rừng Kỳ Đà kia- một hình tượng của chân lý mênh mông - là những gì?

"Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?"

Phải chăng đó chính là "Thái cực sinh Lưỡng nghi?" (Cá nhân tôi khẳng định" Tiếng vỗ tay của một bàn tay" chính là "Thái cực sinh lưỡng nghi". Nhưng đã hàng trăm năm trôi qua, đến tận ngày hôm nay, chưa ai - kể cả các bậc cao tăng mô tả công án này. Nhưng tôi không muốn tranh luận trong lúc này).

Bởi vậy. theo cái nhìn của tôi thì nếu chưa ngộ hết được chân lý như "lá trong rừng Kỳ Đà" thì mọi chuyện bàn chỉ mang tính cục bộ. Và còn lâu lắm trần gian mới có cảnh Thiên Đường như Chúa Jesu hứa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích Pháp Luân Công:

Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới

“Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới” là gì? Vấn đề này nói ra rất hóc búa. Trước đây khi nói đến vấn đề này, có nhiều khí công sư đã bị làm cho nghẹn [không biết ăn nói ra sao] bởi những người không tin khí công. “Trong các vị luyện công đây hỏi ai đã ra ngoài ngũ hành, trong các vị có ai không còn trong tam giới?” Có một số không phải là khí công sư; ‘khí công sư’ của họ là tự phong. Đã nói không rõ thì đừng nói, họ lại dám nói, rồi bị người ta làm cứng họng. Gây tổn thất lớn cho giới tu luyện, tạo nên hỗn loạn lớn; có người mượn cớ này để công kích khí công. ‘Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới’, là một câu của giới tu luyện, nguyên từ trong tôn giáo, là [câu nói] sinh ra trong tôn giáo. Do đó chúng ta không thể tách khỏi bối cảnh lịch sử ấy, không thể tách khỏi hoàn cảnh đương thời [lúc bấy giờ] mà giảng vấn đề này.

‘Không trong ngũ hành’ là gì? Vật lý học cổ đại của Trung Quốc chúng ta, [và] vật lý học hiện đại đều nhìn nhận rằng học thuyết ngũ hành của Trung Quốc là đúng. Kim mộc thuỷ hoả thổ, ngũ hành ấy cấu thành nên mọi sự vật trong vũ trụ; điều ấy là đúng, do vậy chúng ta [mới] giảng về ngũ hành. Nói rằng một người ra ngoài ngũ hành, [nếu] dùng cách nói hiện đại mà giảng, chính là đã ra ngoài thế giới vật chất này của chúng ta; nghe mà thấy thật huyền [hoặc]. Mọi người hãy nghĩ về vấn đề này, các khí công sư có tồn tại công. Tôi đã [làm] qua thí nghiệm, rất nhiều khí công sư cũng đều đã [làm] qua trắc nghiệm như thế, [để] kiểm định năng lượng của họ. Bởi vì các thành phần vật chất trong công này [thì] rất nhiều các thiết bị mà chúng ta đang có hiện nay đều có thể kiểm định ra được, cũng [có nghĩa] là [với] thành phần mà khí công sư phát ra chỉ cần có một loại thiết bị [đó] tồn tại thì có thể kiểm định được sự tồn tại của công. Hiện nay các thiết bị có thể đo thấy hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron. Các khí công sư đều có những vật chất ấy; còn có những vật chất mà khí công sư phát ra vẫn chưa đo thấy được, [vì] chưa có thiết bị. Miễn là có thiết bị [thì] tất cả chúng đều có thể được đo thấy; [người ta] phát hiện rằng vật chất các khí công sư phát ra cực kỳ phong phú.

Dưới tác dụng của một trường điện từ nhất định, khí công sư có thể phát ánh quang huy rất mạnh mẽ, đẹp vô cùng. Công lực càng cao thì trường năng lượng phát ra càng lớn. Còn người thường cũng có, nhưng rất nhỏ; một loại ánh quang huy rất nhỏ. Trong nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, người ta nhìn nhận rằng năng lượng chính là những thứ như neutron, nguyên tử. Nhiều khí công sư đã [làm] qua trắc [nghiệm], những khí công sư nổi tiếng cũng đều tham gia. Tôi cũng được đo, đo thấy tia phóng xạ gamma và neutron nhiệt phát ra nhiều hơn vật chất thông thường [phát ra] từ 80 đến 170 lần. Lúc ấy kim của thiết bị thí nghiệm trỏ đến hết mức rồi; vì kim đã trỏ đến tận cùng, [nên] rốt cuộc cũng không biết được [nó] lớn ngần nào. Neutron mạnh mẽ đến nhường ấy, thật quả là khó mà tin nổi! Người ta sao lại phát ra được neutron mạnh mẽ đến thế? Điều đó chứng minh rằng những khí công sư chúng tôi có tồn tại công, có tồn tại năng lượng; điểm này trong giới khoa học kỹ thuật đã chứng thực được.

Ra ngoài ngũ hành, còn phải là công pháp tính mệnh song tu; công pháp không phải là tính mệnh song tu thì chỉ tăng [cái] công [xác định] tầng cao thấp. [Với] công pháp không tu mệnh, thì không hề có vấn đề này, nó không giảng [vấn đề] ra khỏi ngũ hành. [Còn với] công pháp tính mệnh song tu, thì năng lượng của nó được tồn trữ trong tất cả các tế bào của thân thể. Người luyện công thông thường của chúng ta, người mới tăng công, [thì] viên lạp [hạt] năng lượng phát ra rất thô, có khoảng cách, mật độ không cao, do đó uy lực rất thấp. Khi lên đến tầng rất cao, mật độ năng lượng ấy so với phân tử nước thông thường có thể gấp 100, 1000, [hoặc] 100 triệu lần; tất cả đều có thể. Vì tầng càng cao, mật độ của nó càng lớn và càng tinh tế, uy lực càng lớn. Trong tình huống ấy, ở trong mỗi một tế bào của thân thể đã được tồn trữ năng lượng ấy—không chỉ trong từng tế bào của thân thể trong không gian vật chất này của chúng ta, mà trong tất cả thân thể tại các không gian khác, phân tử, nguyên tử, proton, điện tử, cho đến các tế bào ở mức hết sức vi quan—tất cả đều được chủng năng lượng ấy lấp đầy. Dần dần qua thời gian rất lâu, thân thể người đã hoàn toàn sung mãn bằng chủng vật chất cao năng lượng ấy.

Vật chất cao năng lượng này có linh tính, nó [rất] có bản sự. Một khi nó nhiều lên, mật độ lớn lên, sau khi sung mãn tất cả các tế bào của thân thể người, [thì] nó có thể ức chế các tế bào của xác thịt con người, [vốn là] các tế bào vô dụng nhất. Khi ức chế vững chắc rồi, thì sẽ không xuất hiện sự tân trần đại tạ; rốt cuộc [nó] hoàn toàn thay thế các tế bào xác thịt của người. Tất nhiên, tôi giảng ra thì dễ, [nhưng] tu đến mức ấy là một quá trình rất chậm. Khi chư vị tu đến mức này, tất cả tế bào của thân thể chư vị đều được vật chất cao năng lượng này thay thế; chư vị thử nghĩ xem, thân thể chư vị có còn cấu thành từ ngũ hành không? Có còn là vật chất của không gian này của chúng ta không? Nó đã cấu thành từ vật chất cao năng lượng gom chọn từ các không gian khác. Thành phần của [chất] đức kia cũng là vật chất tồn tại trong không gian khác; nó cũng không chịu sự ước chế của trường thời gian của không gian này của chúng ta.

Khoa học hiện đại nhìn nhận rằng thời gian là có tồn tại trường; không nằm trong phạm vi của trường thời gian thì không chịu ước chế của thời gian. Khái niệm thời-không của không gian khác là khác hẳn so với bên này chúng ta; nó làm sao có thể ước chế vật chất của không gian khác được? Hoàn toàn không có tác dụng. Mọi người thử nghĩ xem, đến lúc ấy chư vị chẳng phải đã không trong ngũ hành là gì? Chư vị có còn cái thân thể người thường không? Hoàn toàn không. Nhưng có một điểm: người thường nhìn không ra2. Tuy rằng thân thể của họ đã cải biến đến trình độ ấy, nhưng sự tu luyện chưa kết thúc, [nên] họ cần tiếp tục đột phá tầng tu lên cao; do đó họ còn cần phải tu luyện nơi người thường; người thường mà nhìn không thấy họ3 thì không được.

Vậy sau đó thì sao? Họ ở trong quá trình tu luyện, tất cả các tế bào [làm bằng] phân tử của họ tuy rằng được vật chất cao năng lượng thay thế, nhưng nguyên tử có trình tự sắp xếp của nó, trình tự sắp xếp của các phân tử, hạt nhân nguyên tử không hề thay đổi. Trình tự sắp xếp các phân tử của tế bào [vẫn] là trạng thái như thế, [mà] sờ vào thì thấy mềm; mật độ trình tự sắp xếp các phân tử của xương cần lớn, sờ vào thì thấy cứng; mật độ các phân tử máu thì rất là nhỏ, nó là thể lỏng. Người thường từ bề mặt mà nhìn thì không thể thấy được sự biến đổi của chư vị; tế bào [làm bằng] phân tử của nó vẫn duy trì kết cấu và trình tự bài trí như dạng ban đầu; kết cấu của nó vẫn không phát sinh biến đổi; nhưng năng lượng bên trong nó đã thay đổi rồi; do đó cá nhân này từ nay trở đi không già cỗi đi một cách tự nhiên, những tế bào của người ấy [cũng] không tiêu vong; vậy người này trẻ trung thanh xuân mãi. Trong quá trình tu luyện, người ta sẽ trông ít tuổi; cuối cùng [bề ngoài của người ấy] định lại ở nơi ấy.

Tất nhiên, cái thân thể ấy mà đụng phải xe hơi thì có lẽ xương cũng gãy, một khi bị dao cắt thì vẫn chảy máu thôi. Bởi vì trình tự sắp xếp phân tử của nó không đổi, chỉ là nó sẽ không tự nhiên tiêu vong, sẽ không tự nhiên lão hoá; không có việc tân trần đại tạ; đó chính là điều chúng tôi gọi là ‘ra ngoài ngũ hành’. Chỗ này có gì là mê tín? Dùng lý luận khoa học hoàn toàn có thể giải thích được rõ. Có một số người [giải] nói không được rõ lại cứ tuỳ tiện nói; người ta bèn bảo rằng ‘ông làm mê tín’. Bởi vì câu này nguyên từ tôn giáo, không phải là danh từ xuất hiện từ khí công hiện đại của chúng ta.

‘Ra khỏi tam giới’ là gì? Hôm rồi tôi đã giảng rằng, điểm chốt của tăng công là việc chúng ta tu luyện tâm tính, đồng hoá với đặc tính của vũ trụ; [khi] đặc tính vũ trụ đối với chư vị không còn ước chế nữa, tâm tính chư vị đã thăng hoa lên trên, [thì] thành phần đức kia sẽ diễn hoá trở thành công. Không ngừng tăng lên trên, thăng lên trên; sau khi thăng hoa lên cao tầng, thì hình thành một cột công trụ. Công trụ này cao bao nhiêu, thì công của chư vị cao bấy nhiêu. Có một câu thế này: ‘Đại Pháp vô biên’; tất cả là tuỳ vào cái tâm của chư vị mà tu; xét chư vị tu cao được đến đâu, tất cả là dựa theo lực nhẫn nại và năng lực chịu khổ của chư vị. [Nếu] vật chất màu trắng của bản thân chư vị dùng hết, [thì] vật chất màu đen của bản thân chư vị có thể qua chịu khổ mà chuyển hoá thành vật chất màu trắng. [Nếu] vẫn chưa đủ, [thì chất đen] của những người thân và bè bạn, họ không tu luyện, chư vị thay họ mà gánh chịu tội [nghiệp], và chư vị cũng có thể tăng công; đây là nói về người đã tu luyện đến tầng cực cao. [Là] một người thường tu luyện chư vị chớ mong tưởng gánh chịu tội [nghiệp] cho thân nhân; một người bình thường có nghiệp lực to lớn nhường ấy thì tu không thành. Điều tôi giảng ở đây là [Pháp] lý tại các tầng khác nhau.

‘Tam giới’ mà tôn giáo nói, là nói đến 9 tầng trời hoặc là 33 tầng trời; cũng lại nói trên trời, trên đất, và dưới đất, [chúng] cấu thành các chúng sinh trong tam giới. Họ giảng rằng hết thảy sinh vật trong 33 tầng trời đều phải qua lục đạo luân hồi. Lục đạo luân hồi có nghĩa là đời này là người, đời sau có thể là động vật. Trong Phật giáo giảng: ‘Phải tận dụng những năm [tháng] có ở đời này, bây giờ chẳng tu thì đến khi nào mới tu?’ Bởi vì động vật không được phép tu luyện, không được phép nghe Pháp, có tu cũng không đắc chính quả, công mà [tăng lên] cao thì phải bị trời diệt. Chư vị hàng trăm năm mà chẳng được thân người; [có khi] hơn nghìn năm mới được thân người; được thân người rồi cũng chẳng biết quý tiếc. Nếu chư vị thác sinh thành một tảng đá thì vạn năm không ra được; tảng đá ấy nếu chẳng tan nát, chẳng phong hoá, thì chư vị vĩnh viễn chẳng ra được; được thân người nào có dễ chi! Nếu mà thật sự được Đại Pháp, cá nhân ấy quả là quá may mắn. ‘Nhân thân nan đắc’; đó chính là đạo lý.

Chúng ta luyện công giảng về vấn đề tầng; tầng ấy hoàn toàn dựa vào tự thân tu luyện; nếu như chư vị muốn nhảy ra khỏi tam giới, công trụ của chư vị tu được rất cao rất cao rồi, thì chẳng phải chư vị đã đột phá khỏi tam giới là gì? Có người đả toạ một khi nguyên thần ly thể liền lên rất cao. Có học viên viết trong bài trao đổi tâm đắc thể hội: ‘Thưa Sư phụ, con lên đến bao nhiêu bao nhiêu tầng trời rồi, con nhìn thấy những cảnh tượng như thế như thế.’ Tôi nói: ‘Con lại lên cao hơn một chút nào’. Người ấy nói: ‘Con không lên [nổi] được nữa, không dám lên nữa, lên cao nữa không được’. Tại sao? Bởi vì công trụ người ấy cao được ngần ấy, người ấy [đã] ngồi trên công trụ của mình mà lên. Đó chính là ‘quả vị’ giảng trong Phật giáo; [người ấy] đã tu lên đến quả vị như thế. Nhưng đối với người [đang] tu luyện mà nói, vẫn chưa đến đỉnh điểm của quả vị. Người ấy còn không ngừng thăng lên trên, không ngừng thăng hoa, không ngừng đề cao. Nếu công trụ của chư vị đã đột phá qua giới hạn của tam giới, thì chẳng phải chư vị đã ra khỏi tam giới là gì? Chúng tôi đã từng trắc định, phát hiện rằng tam giới mà tôn giáo nói đến, chỉ bất quá là trong phạm vi chín đại hành tinh của chúng ta. Có người giảng mười đại hành tinh, tôi nói hoàn toàn không có điều ấy. [Trong] những khí công sư trong quá khứ, tôi thấy có người có công trụ vọt tận ngoài hệ Ngân Hà; cao nhường ấy, họ từ lâu đã qua khỏi tam giới. Tôi vừa giảng về ‘ra ngoài tam giới’; thật ra [nó] chính là vấn đề về tầng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếng vỗ của một bàn tay

Tháng Một 6, 2010 Trần Đình Hoành

Mokurai, Tiếng Sấm Tĩnh Lặng, là thiền sư trụ trì chùa Kennin. Sư có một đệ tử nhỏ tên Toyo mới 12 tuổi. Toyo thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy mỗi sáng và tối để nhận giáo huấn trong lớp riêng một thầy một trò và được hướng dẫn cá nhân về cách dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.

Posted Image

Toyo cũng muốn được vào lớp riêng.

Mokurai nói, “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ.”

Nhưng Toyo nằng nặc xin, vì vậy cuối cùng thầy cũng đồng ý.

Chiều tối, cậu bé Toyo đến đúng giờ, trước cửa phòng thầy Mokurai dùng làm lớp riêng. Cậu đánh một tiếng cồng báo hiệu đã có mặt, gập mình chào lễ phép ba lần ngoài cửa, và bước vào ngồi yên lặng một cách lễ độ trước mặt thầy,

“Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau,” Mokurai nói. “Bây giờ chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay.”

Toyo cúi chào và về phòng để suy nghĩ vể câu hỏi. Từ cửa sổ cậu có thể nghe nhạc của các cô geishas. “A, tôi có rồi!” cậy bé tuyên bố.

Sáng hôm sau, khi thầy hỏi cậu trình bày tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo làm tiếng nhạc của geishas.

“Không, không,” Modurai nói. “Không bao giờ được. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả.’

Nghĩ là nhạc của geishas cắt đứt dòng suy tưởng, Toyo chuyển chỗ ở đến một nơi yên lặng hơn. Cậu bé thiền định. “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?” Cậu bé nghe tiếng nước nhỏ giọt. “Tôi có rồi,” Toyo nghĩ.

Khi Toyo đến gặp thầy sau đó, cậu bé bắt chước tiếng nước nhỏ giọt.

“Cái gì vậy?” Mokurai hỏi. “Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Cố thêm đi.”

Hoài công Toyo thiền định để nghe tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng tiếng đó cũng bị thầy gạt bỏ.

Tiếng vỗ của một bàn tay cũng không phải là tiếng ve kêu.

Hơn mười lần Toyo vào thăm Mokurai với những loại tiếng khác nhau. Tất cả đều trật. Cả một năm, cậu bé suy nghĩ tiếng gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay.

Cuối cùng Toyo vào được thiền định thật sự và vượt lên trên tất cả mọi âm thanh . “Tôi chẳng còn tìm được tiếng nào nữa,” sau này cậu bé giải thích, “vì vậy tôi đạt được âm thanh im lặng.”

Toyo đã đạt được tiếng vỗ của một bàn tay.

Bình:Posted Image

• Takeda Mokurai (1854-1930) (“Silent Thunder” – Tiếng Sấm Tĩnh Lặng) đi tu lúc còn nhỏ và được huấn luyện bởi các thiền sư hàng đầu thời đó. Mokurai trở thành sư trụ trì chùa Kennin, một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng nhất ở Kyoto, Nhật, vào năm 1892 khi Mokurai chỉ 38 tuổi. Mokujrai còn là một họa sĩ nổi tiếng với tên Sayu Núi Đông. Sayu vì một trong những bút danh của Mokurai là Sayutei, và Núi Đông là chỉ chùa Kennin.

• Bài này nói đển thủ tục lễ nghĩa khi đến gặp thầy để có lớp riêng với thầy (sanzen) rất rõ.

• “Dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.” Đây chính là yếu tính của công án. Đa số công án không phải là một câu hỏi cho một câu trả lời bằng chữ nghĩa hay lý luận, như câu hỏi “tiếng vỗ của một bàn tay” ở đây.

Người học trò, trong tiến trình tìm câu trả lời, sẽ tự nhiên tìm mọi cách để tập trung tư tưởng, không cho tư tưởng đi lang thang. Tâm sẽ lặng từ từ, như nghe tiếng nhạc, đến tiếng nước nhỏ giọt, tiếng thở dài của gió…

• Đến một lúc nào đó, tâm hoàn toàn tĩnh lặng đến nỗi không còn âm thanh nào có thể làm cho ta bị phân tâm. Tai nghe thì vẫn nghe, nhưng tâm hoàn toàn không xao động. Đó là “vượt lên trên” mọi âm thanh.

• Nhưng tại sao lại là tìm được “âm thanh tĩnh lặng” (soundless sound)?

Âm thanh tĩnh lặng (soundless sound) cũng là âm thanh của tĩnh lặng (sound of silence) như tên một bản nhạc của Simon and Garfunkel hay “tiếng thầm trong ngọc nói lời hay” của thiền sư Kiều Trí Huyền.

Tức là, trong tĩnh lặng ta “nghe”, “thấy”, “hiểu” hay “ngộ” được nhiều điều mà khi tâm ta bị phân tâm vì các “tiếng động” ta không nghe, không thấy, không hiểu.

Điều này thì chúng ta ai cũng đã có kinh nghiệm loáng thoáng phần nào—đôi khi ta tĩnh lặng, chẳng làm gì cả, chẳng suy nghĩ gì cả, tự nhiên bao nhiêu ý tưởng sáng tạo lại ùa đến. Tĩnh lặng làm con người thông thái ra, bao nhiêu vị thầy đã nói như thế.

• Tại sao vị học trò trong truyện này chỉ mới 12 tuổi?

Thưa, vì: (1) 12 tuổi thì ít có tiếng động trong đầu từ những lo lắng—con cái, công việc, chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện tiền bạc, chuyện nợ nần… và (2) 12 tuổi thí ít có kiến thức lý luận để mà có thành kiến “Làm sao một tay mà phát ra tiếng vỗ được? Vô l‎ý!”

Tức là nếu cái tâm ta càng nhẹ nhàng, giản dị, và không cố chấp, như trẻ thơ, thì ra sẽ thiền dễ hơn và đạt giác ngộ dễ hơn.

Muốn vào được thiên đàng thì hãy như trẻ thơ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH HOA NGHIÊM

12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử

Theo tinh thần Đại thừa, không căn cứ vào một đời hiện tại, phải xét đến 3 đời hay nhiều đời trước để nhận xét con người. Việc phân chia người lớn hay nhỏ trong một đời không đúng hẳn. Có thể đời này họ nhỏ vì mới tái sanh lại, nhưng thực chất đã có quá trình tu hành từ nhiều đời, nên tuy tuổi nhỏ mà đạo lực và trí tuệ họ lớn. Đại thừa căn cứ vào phước đức, trí tuệ để định vị lớn nhỏ.

Theo tinh thần ấy, Thiện Tài cầu đạo, tìm học với người giỏi, có đức hạnh, không phân biệt tuổi tác. Thiện Tài đến học đạo với cô bé Từ Hạnh về khả năng giáo hóa và học với Tỳ kheo Thiện Kiến, tuy trẻ nhưng hiểu biết vượt hơn mọi người. Thiện Kiến lại chỉ ông đến Tự Tại Chủ đồng tử là cậu bé còn bốc cát chơi, nhưng có hiểu biết mà Thiện Kiến chưa đạt được.

Tự Tại Chủ đồng tử đang chơi cát với các trẻ khác, nhưng dưới mắt Bồ tát cầu đạo thấy đây là Bồ tát lớn. Người thường chơi cát thì không đáng kể, trong khi Bồ tát cũng làm như vậy lại thành quan trọng.

Tự Tại Chủ đồng tử nhờ học toán pháp với Văn Thù Sư Lợi, tức pháp toán của Bồ tát, tính biết được pháp giới, biết trên trời có bao nhiêu vì sao, trong biển sanh tử này có bao nhiêu chúng sanh và tánh thiện ác của họ, bao nhiêu người đau khổ mà ông cứu độ được. Từ Tỳ Lô Giá Na tâm mà lần ra ngoài, Tự Tại đồng tử biết được tất cả. Tu trong Như Lai tạng tâm nhưng biết được ngoài trần thế, hành sử tốt đẹp trên cuộc đời, đó là việc làm của Bồ tát.

Từ sở đắc toán pháp của Bồ tát Văn Thù và ngộ nhập nhất thiết công xảo thần thông trí pháp môn, Tự Tại Chủ đồng tử hiện thân hành đạo biết tất cả, giải đáp dễ dàng những bài toán khó của con người. Tự Tại Chủ đồng tử cũng khéo kinh doanh, tính toán không sai lầm, biết rõ khả năng từng người hợp tác nên phân bổ việc làm chính xác.

Ngoài ra, đồng tử cũng tính toán được cấu tạo hệ thần kinh từng người, theo đó người nào đáng dùng pháp Thanh văn hay Duyên giác thừa hoặc đáng nhập nhất thiết trí địa. Vì biết rõ nguyên nhân gây bịnh nên chế thuốc cho mọi người sử dụng đều lành mạnh. Tóm lại, từ toán pháp của Bồ tát mà đồng tử Tự Tại hình thành ra vũ trụ quan.

Tự Tại Chủ đồng tử còn nhỏ nhưng biết nhiều. Tri thức này không do học, không do suy nghĩ, cũng không do kinh nghiệm có được. Cái biết do kinh nghiệm là của thế gian. Theo Phật dạy, chúng ta chỉ tạm dùng nó, vì cái biết ấy thuộc phiền não, không giúp chúng ta giải thoát. Biết do suy nghĩ là biết của nhận thức, khi đúng khi sai vì còn bị tình cảm và tham vọng chi phối.

Kiến thức thế gian hay hiểu biết của người khôn bằng kinh nghiệm và suy luận không bảo đảm đúng. Chúng ta bình tâm thấy rõ trên thực tế, có người chúng ta đánh giá họ dở hoặc còn nhỏ sẽ không được việc, nhưng kết quả họ lại thành công.

Nhận thức chúng ta cần có trên bước đường tu là trực giác, tiêu biểu bằng hình ảnh Tự Tại Chủ đồng tử còn bốc cát chơi, không biết gì. Không biết nghĩa là không biết bằng thức, nhưng biết bằng tâm. Đức Phật mượn Tự Tại Chủ đồng tử để nhắc nhở chúng ta dẹp bỏ suy luận, trở về chơn tâm, mới gặp chân lý.

Trên bước đường tu, tôi nhận ra ý này. Có lúc lắng lòng, trở về trạng thái không suy nghĩ thì bất chợt lóe lên được tia sáng đúng. Nhiều khi suy nghĩ thì lại thấy khác và làm theo kinh nghiệm, thường sai hơn là đúng. Tuy nhiên, quý vị đừng lầm rằng làm không suy nghĩ với làm càn. Tĩnh tâm, quên tất cả và làm theo điều gì lóe lên trong lòng ta, tức theo trực giác thường đúng nhiều hơn.

Qua pháp Phật dạy cho Tự Tại Chủ đồng tử, chúng ta không dùng thủ đoạn, không mong cầu. Cái gì đến tự đến, quả chín tự chín, chúng ta ép nó phải như thế này hay như thế khác sẽ bị phản ứng. Cần trở về với chính mình, sống với tâm hồn bình ổn nhất, bằng trực giác thấy được chuyển biến mà hành động.

34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc

Thiện Tài trải qua năm mươi ba chặng đường cầu đạo, gặp một trăm mười vị thiện tri thức, trong đó có bốn Bồ tát quan trọng đã giáo dưỡng, hộ niệm cho Thiện Tài trên bước đường tu, đó là Văn Thù Sư Lợi, Quan Âm, Di Lặc và Phổ Hiền.

Mở đầu việc tham học, Thiện Tài gặp Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, tức cầu đạo trước tiên là cầu trí tuệ, vì không có trí tuệ không thể nào giữ được phước đức. Vì vậy khẩu hiệu của người tu là duy tuệ thị nghiệp.

Thiện Tài may mắn gặp đại thiện tri thức Văn Thù, nhận được lực gia bị của ngài và phát huy trí tuệ theo từng bước chân hành đạo. Nhờ vậy, Thiện Tài dấn thân vào đời thấy gai góc là huy hoàng, đối diện với đủ thành phần xã hội không hề thấy chống trái, mà toàn là thiện tri thức dưới mắt ông. Vì dưới lăng kính trí tuệ thấy tất cả đều có hai mặt tốt và xấu, không có gì hoàn toàn tốt hay xấu. Tốt xấu là tùy thuộc ở ta. Thiện Tài nhận chân được cái tốt của người và khai thác mặt tốt nên đắc đạo.

Dưới ánh sáng trí tuệ của Văn Thù, Thiện Tài đi khắp thế gian thấy sanh thân Phật Thích Ca không còn hiện hữu, nhưng Đức Phật quyền năng tồn tại dưới dạng Quan Âm phổ hiện thành ba mươi hai hiện thân, không có một loại hình Phật cố định. Đối với người đáng hiện thân nào để cứu độ thì ngài hiện thân đó. Vì vậy, kinh Pháp Hoa dạy rằng có người thấy Phật, nhưng cũng có người không thấy. Đức Phật siêu hình thì người có nhân duyên đắc độ mới thấy Ngài.

Các vị Tổ sư, các nhà truyền giáo thấy Phật, mới dấn thân hành đạo không tiếc thân mạng. Theo tôi, từ một Đức Phật Thích Ca, nhưng mỗi vị tu hành thấy Phật khác nhau, dẫn đến hình thành nhiều tông phái khác nhau. Có bao nhiêu vị Tổ thì có bấy nhiêu Phật, cho đến có Phật ba đầu sáu tay, hay Phật vạn năng ngàn mắt ngàn tay tiêu biểu cho hành động có trí tuệ chỉ đạo.

Sau khi Thiện Tài học với Văn Thù Bồ tát mới gặp được Phật dưới dạng Quan Âm ban vui cứu khổ. Kế tiếp, Thiện Tài bắt đầu du hành trong thế giới siêu hình, gặp những vị thần minh, nhận ra lực chi phối của họ đối với mọi việc trên cuộc đời.

Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu với chúng ta thế giới siêu nhiên ấy và duy nhất có Thiện Tài thâm nhập được để tiếp tục học đạo với Di Lặc Bồ tát. Theo kinh Nguyên thủy, độc nhất có Bồ tát Di Lặc được Phật thọ ký thành Phật. Kinh Hoa Nghiêm đặt năng vấn đề người hành Bồ tát đạo cần học với Di Lặc, vì ngài thừa kế sự nghiệp của Đức Thích Ca. Nhưng muốn học với Di Lặc, Thiện Tài phải gặp Văn Thù và Quan Âm trước.

Thiện Tài gặp Di Lặc và Di Lặc khảy tay ba cái, thì lâu các Tỳ Lô Giá Na mở ra và Thiện Tài đi vào lâu các thấy được tất cả việc của Đức Phật đã làm trong quá khứ dẫn đến hiện tại và kéo dài tận vị lai, tất cả hiện hữu đầy đủ trong lâu các. Khi Thiện Tài tham quan xong, Di Lặc khảy móng tay một lần nữa thì lâu các biến mất. Lâu các xuất hiện và biến mất chứng tỏ đây không phải là tòa nhà thật.

Tỳ Lô Giá Na lâu các tiêu biểu cho Pháp thân Phật. Đức Phật sanh thân Niết bàn, nhưng Ngài vẫn tồn tại miên viễn dưới dạng thanh tịnh Pháp thân. Trên bước đường tu, trở về với chơn tâm thanh tịnh mới bắt gặp được Pháp thân Tỳ Lô Giá Na.

Di Lặc là người giữ Tỳ Lô Giá Na lâu các, tức ngài sử dụng được phần linh hoạt diệu dụng của chơn tâm để thông với thanh tịnh Pháp thân Phật. Vì vậy, Di Lặc được coi là Tổ của tông Duy thức. Ngài dạy chúng ta quan sát hiện tượng bên ngoài mà đo được tâm khởi, hay nhờ có cảnh, chúng ta phát hiện được tâm. Và chúng ta mới theo tâm trở về nguồn; từ ngoài lần vào trong đến tận Tiềm thức hay A lại da thức. Có thể ví nó như một cái kho vô hình chứa đựng những thứ vô hình. Kho vô hình của Thiện Tài được Bồ tát Văn Thù khai ngộ, chứa những hạt giống trí tuệ và học với Quan Âm nên có hạt giống từ bi. Tâm thức của Thiện Tài đầy đủ trí tuệ và từ bi, nên A lại da thức trắng sạch như gương trong. Còn kho chứa của chúng ta chỉ có toàn phiền não nhiễm ô.

Di Lặc mở lâu các cho Thiện Tài xem thành quả của Phật Thích Ca chứng được và giao cho ngài giữ gìn. Thiện Tài thắc mắc hỏi Di Lặc tại sao ngài là người thừa kế sự nghiệp của Phật mà lại không ra đời để sử dụng những của báu đã được giao phó.

Di Lặc cho biết ngài đã đủ điều kiện thành Phật, nhưng chưa ra đời ngồi tòa Long Hoa vì còn phải lo việc giáo hóa chúng sanh có duyên với ngài cho thành thục và tiếp độ những người mà Đức Thích Ca để lại cũng được thuần thục. Theo lời dạy của Di Lặc với Thiện Tài như trên, chúng ta biết rằng hiện tại tất cả ai đang từng bước phát triển trên lộ trình Phật đạo đều được Di Lặc Bồ tát chăm sóc. Di Lặc chứng được Từ tâm tam muội, nên người có duyên với ngài là người cũng phải có tâm Từ.

Tại sao Di Lặc Bồ tát giáo hóa người có duyên với ngài trước, rồi mới độ người của Đức Thích Ca sau. Người của Đức Thích Ca để lại phức tạp lắm. Thật vậy, thử nghĩ xem trên thế giới có hàng tỷ người theo đạo Phật, không ai giống ai, giữa các tông phái cũng không chấp nhận nhau. Làm sao xác định ai đúng, ai sai. Đúng thì tất cả đều đúng, mà sai thì tất cả cũng sai. Nếu lo việc này thì suốt đời chỉ tranh cãi nhau. Vì vậy, việc quan trọng đầu tiên là Di Lặc phải thuần thục chúng của mình trước. Thiển nghĩ chúng ta có giỏi mấy, nhưng quyến thuộc của ta toàn người ăn hại thì cũng chẳng thể làm được việc lớn. Ý thức sâu sắc như vậy, người thật tu lo giải quyết bản thân thật tốt, chắc chắn người xung quanh cũng tốt theo.

Trên bước đường tu theo Di Lặc, cần phát triển tâm an vui, vì con Phật mà phiền não là biến thành con của ma. Tôi tâm đắc pháp này, cố giữ cho mình an lành. Dù hoàn cảnh thế nào vẫn lấy sự bình ổn làm lẽ sống, còn mưa gió là việc của thiên hạ. Theo Phật dạy, lo cho ta chính là đã lo cho người. Trên tinh thần ấy, bằng mọi giá, chúng ta phải tự an lấy tâm, tức đạt được Định. Từ tâm Định ấy, chúng ta mới bắt gặp được Định của Phật và Bồ tát. Và công đức lành mới theo Định tâm của ta mà tới, nhưng cũng tới với dạng vô hình. Chúng ta không thể biết cho cùng tận công đức này mà đó là sự thật. Công đức chỉ có trong Thiền định là công đức vô lậu.

Từ tâm an nên Định sanh, thấy được sự vật không chướng ngại, vật không tác động làm phiền chúng ta là Tuệ sanh. Nhờ vậy, bản thân và hoàn cảnh chúng ta mỗi ngày tốt thêm hơn. Đó là ba điều căn bản mà chúng ta phải thực hiện được trên lộ trình đi theo dấu chân Bồ tát Di Lặc.

Thiện Tài được Di Lặc dẫn vào Tỳ Lô Giá Na lâu các, thấy được thành quả của Đức Phật từ vô số kiếp quá khứ đến tận vị lai vô cùng. Kinh Hoa Nghiêm mở ra cho chúng ta hình ảnh một Đức Phật thật không phải chỉ còn lưu lại những viên Xá lợi. Nhưng đó là Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật đang sống, đang chi phối tất cả muôn loài và tồn tại miên viễn theo thời gian vô cùng, không gian vô tận, mới thật quý báu.

Thật vậy, từ Phật Niết bàn đến nay, các Luận sư tiếp tục triển khai giáo lý theo từng thời kỳ, từng quốc gia khác nhau, thích hợp với cuộc sống nhân sinh, tức Pháp thân Phật mở rộng biến chiếu khắp tất cả, không có trình độ nào không phổ cập. Người trí thấy Phật tuyệt luân và người chỉ có niềm tin cũng thấy Phật tuyệt vời. Dòng thác trí tuệ của nhân loại phát khởi từ ngọn nguồn bước theo tri kiến Phật, cùng với vô số cuộc sống giải thoát, vị tha của người con Phật, tất cả tiêu biểu cho thanh tịnh Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật vẫn đang tồn tại khắp nơi khắp chốn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất cả các câu trả lời đều có trong Kinh Sách của Pháp Luân Đại Pháp.

http://www.phapluan....html/index.html

http://www.thuvienda..._2005_2004.html

- Nếu có vi phạm nội quy diễn đàn về trích dẫn đường link kính mong chú Thiên Sứ xoá giúp cháu

Chú vẫn chưa tìm thấy câu trả lời "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?".

Vietha có thể tóm tăt cho chú xem những bậc minh triết đã giải thích thế nào? Theo chú biết thì ít nhất đến trước 1975 ông Thích Nhất Hạnh chưa trả lời được câu này.

Trả lời được câu này chính là "lý thuyết thống nhất"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếng vỗ của một bàn tay

Posted Image

Hai bàn tay, vỗ có tiếng.

Một bàn tay, vỗ không tiếng.

Có tiếng và không tiếng là hai tướng đối đãi.

Tiếng có là chúng sinh, tiếng không là chúng tử.

Tính nghe vô sinh bất tử, vô sinh là Niết, bất tử là Bàn. Ngay nơi sinh tử mà trực nhập Niết Bàn thì cây sắt trổ hoa (ưu đàm).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai bàn tay, vỗ có tiếng.

Một bàn tay, vỗ không tiếng.

Có tiếng và không tiếng là hai tướng đối đãi.

Tiếng có là chúng sinh, tiếng không là chúng tử.

Tính nghe vô sinh bất tử, vô sinh là Niết, bất tử là Bàn. Ngay nơi sinh tử mà trực nhập Niết Bàn thì cây sắt trổ hoa (ưu đàm).

Chủng tử từ đâu sinh ra vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủng tử từ đâu sinh ra vậy?

Nương tử gọi là sinh

Nương sinh gọi là tử

Sinh tức là tử

Tử tức là sinh.

Đương sinh tức vô sinh

Đương tử tức bất tử.

Ạ!

Sinh, tử là cục bộ của tổng quan sinh tử ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo.

Dưới trời mấy kẻ thoát lò hoá nhi.

PS: Thạch Sùng nổi tiếng non sông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nương tử gọi là sinh

Nương sinh gọi là tử

Sinh tức là tử

Tử tức là sinh.

Đương sinh tức vô sinh

Đương tử tức bất tử.

Ạ!

Sinh, tử là cục bộ của tổng quan sinh tử ạ.

Như vậy là "tiếng vỗ tay của một bàn tay" đấy à?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy là "tiếng vỗ tay của một bàn tay" đấy à?

Dạ, cái này thuộc về trung luận trí tuệ tính không phá hai tướng đối đãi. Còn tiếng vỗ một bàn tay là cái không đối lập với cái có. Cái có nó thường quá nên lấy cái không để ra đề. Nếu phá được cái không này thì phải giải ngộ chân không. Ngay cái giả không, nhận ra chân không gọi là kiến sắc minh tâm ạ.

Cái giả thì Không Tính, duyên hợp đối đãi và theo luật nhân quả.

Cái thật thì Không Tướng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, cái này thuộc về trung luận trí tuệ tính không phá hai tướng đối đãi. Còn tiếng vỗ một bàn tay là cái không đối lập với cái có. Cái có nó thường quá nên lấy cái không để ra đề. Nếu phá được cái không này thì phải giải ngộ chân không. Ngay cái giả không, nhận ra chân không gọi là kiến sắc minh tâm ạ.

Cái giả thì Không Tính, duyên hợp đối đãi và theo luật nhân quả.

Cái thật thì Không Tướng...

Cái không , cái có đối đãi, Cái nào có trước?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái không , cái có đối đãi, Cái nào có trước?

VietHa ơi, cái nào có trước, nếu không biết thì hỏi Lý Hồng Chí xem, bới lá ở trong rừng, có cái nào là đáp án không. Không có lá thì không có hoa ưu đàm đâu.

Chiều về sẽ trả lời đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao lại có "Cái Không"?

Do nhận thức trực quan của chúng ta về sự vật, hiện tượng nên cho rằng "Cái Có", đồng thời do sự thay đổi, chuyển hóa (Dịch) của chúng và cả những cái chưa nhận biết - theo cách hiểu hiện nay theo khoa học "Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác" mà chúng ta cho rằng đó là "biến mất, thay đổi, không còn như cũ".

Không chỉ vậy, tôn giáo cho là có nguyên nhân ban đầu và đó là Mr. Chúa Trời, qua đoạn viết nổi tiếng trên "Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác" cũng chứng tỏ khoa học cũng cho là có nguyên nhân ban đầu.

OSHO "Bậc thầy chứng ngộ" của đạo Jain (Kỳ Na giáo) Ấn Độ cho rằng: Nếu suy luận kiểu trên thì muôn đời chỉ "có cãi nhau", nhưng ông cũng không đưa ra được câu trả lời.

Chỉ khi nào chúng ta liên kết Tam Giáo: Phật - Lão - Nho và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì chúng ta biết rằng:

- Không có nguyên nhân ban đầu theo cách hiểu sinh ra vũ trụ.

- Từ đó, không có Mr. Chúa Trời theo nội dung Kinh Thánh và luận giải của các Linh Mục. Ngoài trò chơi của Vũ trụ còn trò chơi của chính con người với con người. Ngọc Hoàng Thượng Đế đã thông linh nói rằng"Kinh Thánh là không đáng tin", chép trong quyển Đối thoại với Thượng Đế.

- Không có "Cái Không" theo cách hiểu một danh từ.

- Cho nên, sự đối đãi giữa "Cái Không" và "Cái Có" là không thể, chỉ so với "trạng thái ban đầu trong quá trình biến dịch" của sự vật, hiện tượng trong thế giới Hậu Thiên (Vũ trụ vận động) thì hợp lý hơn. Tuy nhiên, rõ ràng có một vũ trụ ban đầu phi nguyên nhân, do vậy nó được hình dung như thế nào? - Đây là vấn đề mấu chốt đang đi tìm của khoa học, và cãi nhau của thần học cuối cùng đó là Chúa Trời, và là Thái Cực của Lý học Đông phương, cho rằng gượng gọi là "Mẹ" trong Đạo Đức Kinh chứ không phải Chúa Trời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao lại có "Cái Không"?

Do nhận thức trực quan của chúng ta về sự vật, hiện tượng nên cho rằng "Cái Có", đồng thời do sự thay đổi, chuyển hóa (Dịch) của chúng và cả những cái chưa nhận biết - theo cách hiểu hiện nay theo khoa học "Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác" mà chúng ta cho rằng đó là "biến mất, thay đổi, không còn như cũ".

Không chỉ vậy, tôn giáo cho là có nguyên nhân ban đầu và đó là Mr. Chúa Trời, qua đoạn viết nổi tiếng trên "Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác" cũng chứng tỏ khoa học cũng cho là có nguyên nhân ban đầu.

OSHO "Bậc thầy chứng ngộ" của đạo Jain (Kỳ Na giáo) Ấn Độ cho rằng: Nếu suy luận kiểu trên thì muôn đời chỉ "có cãi nhau", nhưng ông cũng không đưa ra được câu trả lời.

Chỉ khi nào chúng ta liên kết Tam Giáo: Phật - Lão - Nho và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì chúng ta biết rằng:

- Không có nguyên nhân ban đầu theo cách hiểu sinh ra vũ trụ.

- Từ đó, không có Mr. Chúa Trời theo nội dung Kinh Thánh và luận giải của các Linh Mục. Ngoài trò chơi của Vũ trụ còn trò chơi của chính con người với con người. Ngọc Hoàng Thượng Đế đã thông linh nói rằng"Kinh Thánh là không đáng tin", chép trong quyển Đối thoại với Thượng Đế.

- Không có "Cái Không" theo cách hiểu một danh từ.

- Cho nên, sự đối đãi giữa "Cái Không" và "Cái Có" là không thể, chỉ so với "trạng thái ban đầu trong quá trình biến dịch" của sự vật, hiện tượng trong thế giới Hậu Thiên (Vũ trụ vận động) thì hợp lý hơn. Tuy nhiên, rõ ràng có một vũ trụ ban đầu phi nguyên nhân, do vậy nó được hình dung như thế nào? - Đây là vấn đề mấu chốt đang đi tìm của khoa học, và cãi nhau của thần học cuối cùng đó là Chúa Trời, và là Thái Cực của Lý học Đông phương, cho rằng gượng gọi là "Mẹ" trong Đạo Đức Kinh chứ không phải Chúa Trời.

Có thì muôn sự có

Không thì muôn sự không

Có không trăng đáy nước

Đừng mắc có cùng không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái không , cái có đối đãi, Cái nào có trước?

Như bóng với hình ạ.

Trước thì muôn sự trước

Sau thì muôn sự sau

Trước sau trăng đáy nước

Đừng mắc trước cùng sau.

Trái Đất: Ngày có trước hay Đêm có trước Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như bóng với hình ạ.

Trước thì muôn sự trước

Sau thì muôn sự sau

Trước sau trăng đáy nước

Đừng mắc trước cùng sau.

Trái Đất: Ngày có trước hay Đêm có trước Posted Image

Cuối cùng thì "thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì "thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?"

Hãy xây lên giữa cuộc đời đổ nát,

Một lâu đài giải thoát vượt tam thiên.

Giữa trần gian đầy khổ não ưu phiền,

Đem trái giác hạt thiền ban rải khắp.

Bài hợp tấu đợi duyên người phúc đáp,

Bản tình ca hoà nhịp điệu cùng anh,

Đàn không dây vang điệp khúc vô sanh,

Sáo không lỗ vọng lên bài bất tử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy xây lên giữa cuộc đời đổ nát,

Một lâu đài giải thoát vượt tam thiên.

Giữa trần gian đầy khổ não ưu phiền,

Đem trái giác hạt thiền ban rải khắp.

Bài hợp tấu đợi duyên người phúc đáp,

Bản tình ca hoà nhịp điệu cùng anh,

Đàn không dây vang điệp khúc vô sanh,

Sáo không lỗ vọng lên bài bất tử.

Tốt lắm! Cũng nên cố gắng - nói theo ngôn ngữ hiện đại: "Xây dựng một cuộc sống tốt đẹp" - Nhưng cuối cùng vẫn là: "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?".

Một người thực sự nghiêm túc trong tư duy phải là "Chính tư duy". Tức thành thực mà suy nghĩ.

Đây là một trong Bát chánh Đạo mà Đức Phật dạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tốt lắm! Cũng nên cố gắng - nói theo ngôn ngữ hiện đại: "Xây dựng một cuộc sống tốt đẹp" - Nhưng cuối cùng vẫn là: "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?".

Một người thực sự nghiêm túc trong tư duy phải là "Chính tư duy". Tức thành thực mà suy nghĩ.

Đây là một trong Bát chánh Đạo mà Đức Phật dạy.

Dạ, người giải ngộ tới mức có thể nhạo thuyết biện tài thì hẵn đã hiểu rồi ạ. Nhưng vẫn nói thêm để đánh thức thêm cái nhạo thuyết biện tài cho người đã giải ngộ:

Trong Chân không Tính biết Phật tính không có Thân sắc (chẳng phải ta), không có Tâm thức (chẳng phải ta). Tính biết vô sinh bất diệt, giác chẳng thêm, mê chẳng bớt mới thật là Ta. Chân không không phải cảnh giới của Tứ đế Thanh văn, không phải Thập Nhị Nhân Duyên Duyên Giác. Thấm ngộ sâu Chân không thì hết điên đảo về cái Ta nhẩy thẳng vào Niết không sinh Bàn chẳng diệt. Chư Phật trong ba đời cũng nương sự thấm ngộ Tính biết mà được cái chính nhân để đắc chính quả thành Phật.

Vì vậy mà nói chú rằng: thấm ngộ, thấm ngộ, hãy mau thấm ngộ thì tức khắc đã đến bờ giác, tịnh độ ngay dưới gót chân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, người giải ngộ tới mức có thể nhạo thuyết biện tài thì hẵn đã hiểu rồi ạ. Nhưng vẫn nói thêm để đánh thức thêm cái nhạo thuyết biện tài cho người đã giải ngộ:

Trong Chân không Tính biết Phật tính không có Thân sắc (chẳng phải ta), không có Tâm thức (chẳng phải ta). Tính biết vô sinh bất diệt, giác chẳng thêm, mê chẳng bớt mới thật là Ta. Chân không không phải cảnh giới của Tứ đế Thanh văn, không phải Thập Nhị Nhân Duyên Duyên Giác. Thấm ngộ sâu Chân không thì hết điên đảo về cái Ta nhẩy thẳng vào Niết không sinh Bàn chẳng diệt. Chư Phật trong ba đời cũng nương sự thấm ngộ Tính biết mà được cái chính nhân để đắc chính quả thành Phật.

Vì vậy mà nói chú rằng: thấm ngộ, thấm ngộ, hãy mau thấm ngộ thì tức khắc đã đến bờ giác, tịnh độ ngay dưới gót chân.

Vấn đề vẫn là: "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay"?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề vẫn là: "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay"?

Dạ,

Khai thị là Trực chỉ

Ngộ nhập là Trực nhận.

Tay chỉ mặt trăng (trực chỉ), mặt trăng là gì ?

Có tiếng Tính nghe không thêm

Không tiếng Tính nghe không bớt.

Có tiếng cùng không tiếng chẳng hai.

Tính nghe là Mặt trăng. Muốn chỉ thứ gì thì thông tục dùng tay chỉ. Dùng tay thì đúng rồi nhưng hay thay lại đề cập đến tiếng vỗ của một bàn tay (đại tượng vô hình). Đề cập đến âm thanh là muốn chỉ đến Tính nghe, cái hay nghe.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.