VIETHA

Bằng Chứng Mới Về Một Đại Dương Đã Từng Tồn Tại Trên Sao Hoả

2 bài viết trong chủ đề này

Bằng Chứng Mới Về Một Đại Dương Đã Từng Tồn Tại Trên Sao Hoả

Posted Image

Bề mặt Sao Hỏa. (NASA)

Một giả thiết mới về nguồn gốc của các bãi đá cuội trải khắp bề mặt phía bắc Sao Hỏa có thể sẽ được thêm vào chuỗi những dữ kiện về một đại dương đã một lần bao phủ bề mặt rộng lớn của hành tinh này.

Trong tháng này, Lorena Moscardelli, một nhà địa chất học ở Đại Học Texas, đã xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí của Hội Địa Chất Quốc Gia Mỹ, GSA Today, trong đó bà đưa ra giả thuyết rằng lớp đá cuội này có thể được tích lũy dần dần qua các vụ sạt lở đất trên đáy đại dương.

Hiện tượng này đã từng được nghiên cứu với lớp địa chất trên bề mặt Trái Đất. Chẳng hạn, các khối đá sa thạch lớn được biết đến với cái tên Jackfork Group hiện vẫn còn sót lại ở một nơi đã từng là một lưu vực biển ở phía Nam trung tâm bang Arkansas.

Moscardelli phủ nhận lý thuyết cho rằng đá cuội trên Sao Hỏa là phần còn sót lại của thiên thạch. Bà lưu ý rằng không hề có vết tích của các hố thiên thạch ở một số khu vực. “Trong khi giả thuyết về hố thiên thạch có thể giải thích rõ ràng sự xuất hiện của một vài lớp đá cuội ở vùng bình nguyên phía Bắc của Sao Hỏa, đặc biệt là trong phạm vi xung quanh các hố thiên thạch, nhưng nó lại không cung cấp được một cơ chế đầy đủ để giải thích được sự phân bổ rộng rãi và dàn trải của những lớp đá cuội ở những vùng đất này,” bà viết.

Lý thuyết của bà về những thảm đá cuội này cần phải được nhìn nhận trong một hoàn cảnh mà đã có rất nhiều bằng chứng chỉ ra sự tồn tại của một đại dương trên Sao Hỏa, chứ không chỉ như một bằng chứng độc lập duy nhất, bà nói.

Vào tháng Bảy năm 2013, các nhà nghiên cứu tại Viện Công Nghệ Caltech đã tìm thấy những bằng chứng mà theo họ là thuyết phục nhất từ trước tới nay để chứng minh sự tồn tại của một đại dương trên Sao Hỏa. Qua việc dò xét lưu vực một con sông ở phía bắc bằng công nghệ vẽ bản đồ địa hình chi tiết, họ tìm thấy một con sông rất có khả năng chảy vào một vùng châu thổ.

Một vùng châu thổ hình thành khi dòng nước chảy vào một vùng nước đứng, như là đại dương hay hồ. Mặc dù các bằng chứng của vùng châu thổ đã được phát hiện trong quá khứ, nhưng chúng lại chảy vào các hố thiên thạch hoặc các ranh giới địa chất khác. Dòng nước sẽ bơm đầy cái hố thiên thạch, tạo ra một cái hồ, chứ không phải một đại dương rộng lớn.

“Đây có lẽ là một trong những bằng chứng thuyết phục nhất về sự tồn tại của một vùng châu thổ trong một khu lãnh thổ không giới hạn – và các vùng châu thổ này chỉ ra sự tồn tại của một khu vực chứa nước rộng lớn ở bắc bán cầu cầu của Sao Hỏa,” Roman DiBiase, một nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại học viện Caltech và là trưởng ban nghiên cứu nói, theo một bài báo của học viện này.

Moscardelli trích dẫn các nghiên cứu trước đây mà gợi ý rằng các khối trầm tích xung quanh vành đai núi lửa Olympus Mons của Sao Hỏa cũng là các bằng chứng của các vụ sạt lở nước ngầm; chúng được biết đến với cái tên khối trầm tích chuyển vận (MTDs). Những khối trầm tích này được diễn tả giống với các khối ở Quần Đảo Ha-Wai.

“Cách hiểu này ám chỉ rằng tổng thể tích lượng nước ở khu vực bình nguyên phía Bắc của Sao Hỏa vào khoảng [350 triệu kilômét khối nước],” Bà viết.

Theo Viện Khí Tượng và Thủy Văn Quốc Gia Mỹ, nếu so sánh một cách tương quan, Đại Tây Dương có dung tích khoảng 310 triệu kilômét khối nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo giật tít cứ như đúng rồi. Đây mới chỉ là giả thuyết dựa trên một số dữ kiện. Tôi đã biết bài này từ lâu - có cả video minh họa nữa, thấy nước nhiều cứ như Đại Hồng Thủy trên Sao Hỏa. Nhưng tôi vẫn xác định : Nasa sai - ngay trên web này - Chẳng có chút nước nào trên đó từ xưa đến giờ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay