Thiên Sứ

Pháp Có Nguyện Vọng Bảo Tồn Nguyên Trạng Cầu Long Biên

16 bài viết trong chủ đề này

Pháp có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

Thứ Ba, 18/02/2014 - 16:06

(Dân trí) - Bảo tồn cầu Long Biên không chỉ là yêu cầu của Việt Nam mà còn là nguyện vọng của Chính phủ Pháp. Pháp đã có công hàm đề nghị bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên, dừng hướng xây dựng cầu mới được gợi ý trước đó…

“Bứng” cầu Long Biên ra chỗ mới là làm… đồ giả cổ (!?)

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới vượt sông Hồng

Vào tháng 10 năm 2001 tại Hội thảo quốc tế về chủ đề “Cầu và các công trình nghệ thuật bằng kim loại - Di sản, biểu tượng và sử dụng” tổ chức ở Paris do chính phủ Pháp và Tổ chức Di sản không biên giới chủ trì. Hội thảo đã dành cho Cầu Long Biên của Việt Nam một vị trí trang trọng với một phiên thảo luận riêng.

Hội Thảo đã đi đến sự thống nhất về quan điểm, cần tôn vinh sự hiện diện của cầu Long Biên ở Hà Nội như một biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp cũng như sự trường tồn qua 2 cuộc kháng chiến.

Chính ý kiến từ diễn đàn này đã góp phần làm thay đổi quan điểm về dự án khôi phục lại cây cầu từ phía Chính phủ Pháp, khi có đến 34 báo đài của nước Pháp đã đồng loạt đưa tin với thông điệp, cầu Long biên là biểu tượng của công nghệ và thời thuộc địa của Thế giới nữa. Chính phủ Pháp đã tỏ rõ trách nhiệm, ngay sau cuộc hội thảo có công hàm đề nghị bảo tồn cầu Long Biên, dừng xây dựng cầu mới trên vị trí cây cầu lịch sử với nguồn vốn 200 triệu USD do Nhật Bản tài trợ.

Theo hướng này, Chính phủ Pháp cam kết tài trợ 1,5 triệu Fr xây dựng dự án bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên để phía Việt Nam lên phương án bảo tồn cầu Long Biên tại vị trí hiện tại và đồng ý xây cầu mới cách cầu cũ 85m về phía thượng lưu.

Posted Image

Một phương án Bộ GTVT đưa ra là bảo tồn nguyên trạng 9 nhịp cầu về phía Hà Nội chưa bị bom đạn phá hủy, đoạn sau đấu nối với cầu mới.

Việc Bộ GTVT nêu phương án di dời cầu Long Biên và xây dựng cầu mới tại tim cầu cũ được biết do gặp khó khăn về việc giải phóng quỹ đất giao thông tại 2 đầu cây cầu mới.

Như vậy là phải xây một lúc hai cây cầu, có quá lãng phí? Điều đáng nói hơn, khi đó, cây cầu Long Biên sẽ biến đổi hình thức và công năng hoàn toàn do bị “nhổ” đi khỏi nơi nó tồn tại và trở thành lịch sử hơn 100 năm với bao biến cố của dân tộc. Nó bị tước đoạt sự sống, biến thành “phế tích” trưng bày, chỉ để làm cảnh?

Chúng tôi rất hy vọng Hà Nội sẽ có nhiều cuộc toạ đàm khoa học về số phận cầu Long Biên trước khi đặt bút quyết định chấp nhận hay không phương án di dời cây cầu này. Các cuộc tranh luận cần có mặt rộng rãi các ngành, giới, xã hội của Việt nam và Hà nội - vốn rất cần cho một quyết định ảnh hưởng tới lịch sử và văn hóa, cho số đông dân cư mà một vài cá nhân lãnh đạo không thể đại diện đủ.

Cầu Long Biên – khởi động đô thị Hà Nội

Việc xây dựng cầu Long Biên năm 1898 (tên gọi khi đó là Paul Doumer) khánh thành năm 1902 đánh dấu một giai đoạn chuyển hoá từ một đô thị truyền thống sang đô thị hiện đại theo trào lưu của thế giới. Cây cầu kim loại có qui mô lớn nhất thế kỷ (dài 1862m với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) do người Pháp thiết kế đã được xây bằng chính những người thợ Việt Nam. Có thể nói chính sự kiện này đã thể hiện sức mạnh của văn minh và kỹ thuật, đi đầu trong công cuộc hiện đại hoá đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Chỉ đến khi cầu Long Biên xuất hiện tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh mới hình thành, nghĩa là Hà Nội chỉ trở thành hoặc sắp thành đô thị bên đôi bờ con sông khi xuất hiện cầu Long Biên, cầu Chương Dương và những con cầu khác nữa trong tương lai.

Trong quá khứ, khi cây cầu được xây dựng, nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Pino đã thống kê được sự tăng đột biến dân số Hà Nội thêm 1,2 vạn. Con số 2 vạn dân nội thành của Hà Nội năm 1945 cho thấy vai trò của cây cầu trong phát triển đô thị - vai trò kiến tạo đô thị.

Nhờ đó, đô thị Hà Nội sau thời thuộc Pháp đã có cấu trúc không gian khá hoàn chỉnh với 3 thành phần cơ bản: 1.Thành cổ; 2. Khu phố buôn bán cổ của người Việt (khu 36 phố phường); 3. Khu phố Pháp cho các công sở. Với cây cầu này cấu trúc không gian của Hà Nội không còn bị giới hạn, bởi sông Hồng mà dã trở thành một cấu trúc lớn do sự thống nhất lãnh thổ đưa lại.

Trong qui hoạch phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ có qui mô gấp 4 lần hiện nay. Đặc biệt là sự phát triển lên phía Bắc và Đông Bắc với các dự án lớn: Khu đô thị Bắc Thăng Long, Khu công nghiệp Sài Đồng; Khu đô thị Đông Anh và Gia lâm, Ô Cách. Điều này cũng có nghĩa là chuyển sông Hồng từ con sông phân định địa giới phía Bắc Hà Nội, thành con sông chảy qua khu vực trung tâm đô thị, theo kiểu sông Sen (Paris), sông Đanuyt (Budapest) với một hệ thống cầu đồ sộ nối liền 2 bờ Nam-Bắc gồm tám chiếc cầu, từ cầu vành đai liên tỉnh đến cầu cận trung tâm và cầu trung tâm. Trong qui hoạch này, rõ ràng cầu Long Biên trở thành cầu dân dụng của khu dân cư trung tâm Hoàn Kiếm - Gia Lâm chứ không phải cầu vận tải, nó mang một ý nghĩa mới, cùng với cầu Tứ Liên và cầu Chương Dương tạo cảnh quan đô thị có sông chảy qua giữa thành phố.

Di dời cầu = làm lịch sử biến mất?

Cần xem xét để bảo tồn cầu Long Biên như biểu tượng của lịch sử và biểu tượng kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Cây cầu cũng là biểu tượng bất khuất của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi nó mang trên mình những vết thương mà vẫn đứng vững, là biểu tượng của văn hoá, lịch sử, cuối cùng là biểu tượng tinh thần bởi sự gắn kết của nó với cuộc sống của những người cần lao

Trong dự án phục chế cầu Long Biên, người ta đã đánh giá đúng giá trị của cây cầu với ý định sẽ phục chế nó, nhưng có một thiếu sót lớn nếu đề xuất xây dựng cạnh nó thêm một cây cầu đường sắt mới. Hướng đề xuất phá hủy cây cầu bằng cách di dời nhường vị trí cho cây cầu mới càng bất ổn hơn. Có nhiều cách để lịch sử biến mất nhưng cách làm này thô bạo hơn cả.

Điều này cần thận trọng bởi chỉ xây sát cầu Long Biên thêm 1 cây cầu mới là chúng ta đã tự phá vỡ ý định bảo tồn cầu Long Biên. Lý do rất đơn giản, cây cầu cần được bảo tồn không chỉ bản thân nó, mà cả cảnh quan xung quanh nó một cách khoa học. Khó có thể hình dung cầu Long Biên có được vẻ đẹp như nó vốn có nếu vây xung quanh tới 2 - 3 cây cầu hiện đại, che khuất vẻ thanh nhã và êm đềm mà nó mang lại cho cảnh quan khu vực nhạy cảm này.

Một lý do nữa, mặc dù là công trình giao thông, nhưng đã coi nó là di sản văn hoá (nếu không thì phục chế làm gì) thì nó cần được đối xử tinh tế như mọi đối tượng bảo tồn khác, có nghĩa là phải tôn trọng tuyệt đối tính nguyên mẫu của di tích. Mọi can thiệp như tăng thêm qui mô, nâng cao toàn bộ, sai lệch cấu trúc cũ, dáng vẻ, màu sơn v.v. đều có thể làm hỏng cây cầu, làm mất tính nguyên bản tức đánh mất lịch sử - cái cần để lại cho con cháu mai sau.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thục (Bộ Xây dựng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Cứu' cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong

Posted Image - Được coi là chứng nhân lịch sử, là di sản của thủ đô nên việc giữ nguyên hiện trạng cầu Long Biên là mong mỏi của hầu hết người dân. Tuy nhiên trên thực tế, giữ nguyên hay xây mới là bài toán khó của ngành giao thông.

Xóa di sản là xóa ký ức

Sau khi Bộ GTVT đề xuất 3 phương án trong dự án bảo tồn cầu Long Biên, đã có nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó hầu hết đều mong muốn giữ nguyên hiện trạng như hiện tại.

Posted Image

Cầu Long Biên hiện tại

Chia sẻ trên VietNamNet, nhiều độc giả cho rằng, cây cầu ấy không đơn thuần chỉ là một công trình giao thông mà là công trình lịch sử, là di sản, là biểu tượng, là ký ức vắt qua 3 thế kỷ, qua 2 cuộc kháng chiến của người dân Thủ đô. Xóa bỏ cây cầu là xóa bỏ ký ức.

"Hãy giữ nguyên trạng cầu Long Biên, một di sản mà không phải quốc gia hay thành phố nào trên thế giới cũng có được", anh Nguyễn Văn Tuân chia sẻ.

Đồng quan điểm, bạn đọc Đặng Tiến Thành cho rằng nên bảo tồn dạng bảo tàng nguyên vị trí vì nó gắn liền với thời gian và lịch sử.

"Cầu có thể xây mới, làm mới nhưng không thể làm lại lịch sử. Ngoài giá trị sử dụng, cầu Long Biên còn có giá trị thẩm mỹ về mặt kiến trúc, thậm chí có thể liệt kê vào dạng hiếm hoi trên thế giới. Chúng ta đang có đồ quý, tại sao lại muốn dẹp bỏ", anh Thành đặt câu hỏi.

Nhắc lại bài học của ngành giao thông cách đây 30 năm đối với cầu Hiền Lương (Quảng Trị), độc giả Vũ Minh cho rằng Bộ GTVT nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ để tránh sai lầm.

"Chúng ta không thể chạy tàu hơi nước mãi, việc một thành phố có tới chục cây cầu đi nữa cũng là phù hợp với xu hướng phát triển, việc xây mới một cây cầu theo đó là tất yếu. Tôi thấy không có lý do gì để phải di dời hay xây mới cầu Long Biên cả.", anh Minh nêu quan điểm.

"Tôi có dịp đến Paris và lên tháp Eiffel, tôi tự hỏi cái tháp Eiffel ở Pháp đến tận bây giờ vẫn còn mới, một ngày đón hàng ngàn lượt khách đến thăm quan. Nhìn lại cây cầu Long Biên xây cùng thời kỳ đó mà giờ xuống cấp trầm trọng.

Hiện tại phía Pháp cũng có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên và cam kết tài trợ tiền. Cầu không ở nước họ, họ còn muốn giữ vậy sao ta lại muốn biến nó thành phế tích?", độc giả ở địa chỉ vuvanminh@... đặt câu hỏi.

Thẳng thắn hơn, bạn đọc Hoàng An cho rằng, cả 3 phương án của Bộ GTVT đều không đảm bảo cho cầu Long Biên tính nguyên vẹn, vậy lấy đâu ra ý nghĩa bảo tồn.

"Không thể lấy giá trị kinh kế để xâm hại cả một di sản", độc giả này nhấn mạnh.

Bài toán khó của ngành giao thông

Bên cạnh những ý kiến không đồng thuận, nhiều bạn đọc chia sẻ khó khăn với ngành giao thông khi lên phương án bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này.

Bạn đọc Phạm Anh cho biết, nếu xây dựng một cây cầu mới, chi phí di dời, thay đổi cung đường sắt sẽ kéo thêm cả núi tiền so với việc xây cầu mới ở vị trí hiện tại.

Posted Image

Phối cảnh Cầu Long Biên trong tương lai

Phân tích sâu thêm, độc giả Nam Phan cho rằng, khi xây cầu mới ra chỗ khác, nền đường sắt cũ sẽ không tận dụng được, lại phải giải phóng mặt bằng mới bao gồm cả Hàng Đậu, Hàng Than kéo lên đến Nguyễn Trung Trực. Chi phí sẽ rất tốn kém và có thể dân không đồng ý.

Trong khi đó nếu xây cầu tại tim cầu Long Biên hiện tại sẽ tận dụng được luôn tuyến đường sắt cũ để nối vào dự án tuyến đô thị số 1.

Ngay cả trong trường hợp cả 3 phương án không được chấp thuận, Bộ GTVT sẽ phải nghiên cứu phương án sửa chữa, nâng cấp để nâng giá trị sử dụng của cây cầu có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi. Đây là điều không dễ khi mọi thứ đã quá cũ nát và chắp vá

"Nhiều người chỉ xét trên khía cạnh văn hóa, di sản và lịch sử mà quên không cân nhắc đến các yếu tố kinh tế, thi công. Đây là bài toán khó, chứ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ", độc giả Nam Phan chia sẻ với ngành giao thông.

Trên diễn đàn cầu đường, bạn Nguyễn Phong cũng phân tích: "Không đồng ý xây mới, không di dời nhưng cầu đã quá cũ, theo thời gian sẽ không đảm bảo lưu thông. Vậy cách duy nhất là nâng cấp, sửa chữa. Khi ấy cũng không khác gì dựng lại cầu Long Biên với toàn bộ kết cấu mới, chỉ còn lại hình dáng cũ. Mà mới quá sẽ bị nói là mất giá trị lịch sử. Quả là ngành giao thông cũng đau đầu".

Nhiều độc giả hiến kế, ngành giao thông nên tham khảo các chuyên gia về cầu của các nước Pháp và Nhật trước khi quyết định và phải đặt tính hiệu quả lên hàng đầu.

"Theo tôi nên làm hầm ngầm qua sông Hồng, để thủ đô ngàn năm văn hiến có di sản để lại cho đời sau nên bảo tồn nguyên vẹn cho cây cầu cũ", độc giả Vũ Ngọc Diện gợi ý.

Bạn đọc Khánh Toàn lại hiến kế: "Hãy làm lại toàn bộ cầu Long Biên mới theo như thiết kế ban đầu (1902). Chọn 3 nhịp cầu cũ (để nguyên hiện trạng) di dời lên phía thượng lưu để bảo tồn".

Trong khi đó phần đông ý kiến đều cho rằng, số tiền 9.000 tỷ hoàn toàn đủ để xây một cây cầu mới.

Bạn đọc ở địa chỉ phong.dang2011@... dẫn chứng: "Tôi thấy nên giữ nguyên câu Long Biên như hiên tại Tại sao di dời và bảo tồn 1 cái cầu cũ mà hết 9.000 tỷ đồng ??? Không hiểu tính thế nào? Xây cầu Cần Thơ mới hết có 4,5 nghìn tỷ. Cầu rồng Đà Nẵng cũng chỉ có 1,5 nghìn tỷ. Mà tại sao lại kết hợp được cả du lịch?

Vậy tốt nhất nên bảo tồn cầu cũ, còn đường sắt và ga ta chuyển sang ven sông phía đông sông Hồng. Như thế vừa hiện đại hóa đường sắt vừa hiện đại hoá ven sông phía đông đáp ứng được cả mọi tiêu chí".

Đ.Tâm (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử

Tôi là trẻ theo cha từ quê chạy loạn lên Hà Nội từ năm 1950. Từ đó, tôi lớn lên trong lời kể, tiếng ru của mẹ và chị tôi: Hà Nội có cầu Long Biên / Vừa dài vừa rộng bắc ngang sông Hồng / Tầu xe đi lại song song / Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi…

Posted Image Nguyễn Văn Thọ.

Cha tôi, họa sĩ Đông Dương khóa Ba, tốt nghiệp năm 1937 (Nguyễn Văn Thiệu 1912-2010). Ông là anh em kết nghĩa với họa sĩ Hoàng Lập Ngôn, với lứa Trịnh Hữu Ngọc. Do thời bấy giờ trường Boda - Mỹ thuật Đông Dương cũng đào tạo kiến trúc sư nên bè bạn ông nhiều người là kiến trúc sư. Ông có lần kể: Pháp xây dựng Hà Nội lấy sắt còn lại của tháp Eiffel, vận chuyển sang xây cây cầu Long Biên, theo thiết kế từ 1902 do nhà thầu có tên là Eiffel. Nó là cây cầu duy nhất ở Việt Nam mà làn di chuyển ôtô, cơ giới thuộc tay trái như luật giao thông bên Anh, chứ không tuân theo luật bên tay phải như của Pháp. Đấy là đặc tính để khu phố Hà Nội lập tức nối liền đầu cầu bên này cho cả người đi bộ và cơ giới, chứ không đứt gãy, giữ được nhịp điệu, tiết tấu liền suốt mạch kiến trúc...

Hãy ngắm đi, những bức ảnh trước năm 1965, cầu Long Biên có cả một thời rất đẹp. Cầu là những nhịp uốn như sóng tựa, như con rồng cách điệu, vươn qua con đê, nối liền hai bờ sông Hồng, cho con người Việt đôi bờ sông cùng có thể nghe trong đêm “tiếng sông Hồng thở than" như Lê Vinh từng hát. Nó chính là địa chỉ văn hóa; món quà của nhân dân Pháp tặng cho người Việt từ những ngày đầu tiên xây nên thành phố này. Cho nên “xin hãy đừng nhìn nó như một phương tiện chiến tranh, hay đô hộ của người Pháp thực dân" khi từ hơn thế kỷ nay, cầu gắn bó với tất cả chúng ta, người thành thị phía Hà Nội, kẻ chợ và nông dân phía Gia Lâm... Những ai, một hai lần đã đi qua cây cầu này, nếu tinh tế quan sát sẽ thấy nhịp sống con người hai bờ sông từ tinh mơ tới nửa đêm... ngày nối ngày, đêm và đêm… để từ ngày có nó - cây Cầu Long Biên, nó là một cơ thể sống, thành nhịp thở của Hà Nội phập phồng trên sông Hồng.

Những năm hòa bình đầu tiên, tôi được nghe kể và tìm đọc lại sách sử rằng, các chiến sĩ trong Trung đoàn Thủ đô đã thoát hiểm trong gang tấc, rút quân khỏi Hà Nội theo đường qua gầm cầu, khỏi các gọng kìm bao vây của quân viễn chinh Pháp. Những đứa trẻ đánh giầy Bờ Hồ, lang thang chợ Đồng Xuân, cùng các tự vệ, lứa cha anh từng thề Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Khi đi qua gầm cầu, có nhiều người đứng lại đã thề quay trở về với thủ đô và, tinh thần Hà Nội ấy, được phản ánh rất rõ trong các trang sách của Nguyễn Huy Tưởng, trong thơ Nguyễn Đình Thi, cả với các câu chuyện của Hoàng Cầm, của nhà soạn kịch Phan Tại cho lứa hậu sinh tụi tôi... để như gió như mưa, ngấm vào da thịt, cho tụi trẻ chúng tôi thêm yêu thương nơi đất ở và đất sống. Lòng yêu nhỏ nhoi ấy, cùng 36 phố phường, cả cây và hoa Hà Nội, cả những viên gạch vỡ còn ngan ngát thời gian tại Cột Cờ, Ô Quan Trưởng... thành một tình yêu rất sâu sắc và bền vững. Những lý do ấy, bên những công trình như Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân, quần thể kiến trúc Bờ Hồ... cầu Long Biên cùng xếp hàng thành dãy biểu tượng, gắn liền với Hà Nội, Thăng Long, Đông Đô.

Năm 1965, chúng tôi, lứa học sinh cấp Ba, bỗng thấy trên cầu Long Biên xuất hiện những khẩu súng máy 12 li 7. Chiến tranh bấy giờ đùng đoàng xa xa, Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Nam là từ Phủ Lý trở vào. Rất nhiều học sinh như tôi mới 17 tuổi, thấy mùi cuộc chiến, bom đạn rơi quanh, cận kề Thủ đô, đã xung phong vào bộ đội, thuộc trung đoàn cao xạ 220, bảo vệ Đông Nam Hà Nội.

Cuối năm 1965, khi tập huấn trinh sát, tôi học đo xa ở trận địa 57, nơi sau Nhà Hát Lớn đi qua bờ đê. Ngày ngày, tụi tôi ra bờ sông, đặt máy đo xa, đo lên cầu Long Biên, đo lên những nhịp cầu đứng lặng, dưới nó là dòng sông Hồng vẫn cuồn cuộn phù xa ánh đỏ. Chúng tôi phải giúp các cấp chỉ huy tính toán, nếu địch đánh cầu, chúng sẽ bổ nhào từ độ cao nào, hay bay thế nào, nhằm đưa ra những phép tính bắn lại máy bay Mỹ, trong đó có các số toán lắp lên máy tính cơ cho pháo 37 và máy toán điện tử cho súng 57 để tiêu diệt máy bay địch nếu chúng đánh vào Hà Nội, với mục tiêu bảo vệ là cây cầu Long Biên. Tại lớp học đấy, tôi mới biết và quen những người lính thuộc đơn vị 12.7 trên nóc cầu. Từng tiểu đội phải sống trên những ô vuông thép, nằm trên các đỉnh ngang cầu. Ở bãi giữa sông Hồng, bên trái và phải, có hai đơn vị 37 và có khi là 57 nữa cũng thuộc E.220 mà lính Hà Nội chiếm từ 30% tới 50% quân số.

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán hôm nay nguyên là lính thuộc Đại đội phòng không 57, đơn vị đóng ở khoảng đất Hồ Trúc Bạch, bây giờ là nhà hàng, từ khu bán bánh Tôm nhìn sang; còn một trận địa pháo 37 nữa nằm trên các bè giữa Tây Hồ, do ghép bè phao sắt liên kết nổi trên mặt Tây Hồ. Sau khi học, tôi trở về C559, pháo 37 li, đóng đón lõng máy bay ngay từ Văn Điển, sát làng Quỳnh Lôi.

Tất cả chúng tôi, những đứa con của Hà Nội, cùng anh em nông dân quanh Hà Nội trong các đơn vị E.220, tạo thành một lưới lửa phòng không bảo vệ Hà Nội mà một điểm quan trọng nhất là cây cầu Long Biên.

Tháng 9/1965, lần đầu tiên máy bay Mỹ rơi tại chỗ ở Hà Nội, đó là chiếc trinh sát không người lái rơi ở ngay chùa Bộc. Bấy giờ, tôi theo đại úy Trần Văn Bôn, Chủ nhiệm trinh sát trung đoàn 220 tới tận nơi. Mùa xuân 1966, lần đầu tiên 4 chiếc F105 D, xâm phạm trời thiêng Thăng Long. Trung đoàn 220 nhiều đơn vị đã nổ súng, mà C.559 là đơn vị đầu tiên bắn vào 4 chiếc F105 này. Chiến tranh bắt đầu, không còn ở quanh Hà Nội nữa…Vài tháng sau kho xăng Văn Giang trúng bom cháy, khói đen cao ngất trùm lên bầu trời ngoại thành Thủ đô.

Chúng tôi, những đứa trẻ khu Hai Bà, khu Hoàn Kiếm… lại sống chết với thủ đô. Và, cầu Long Biên vẫn trơ trơ, dưới sự bảo vệ các loại hỏa lực cao xạ gần và xa, phải hứng hàng trăm trận bom, trong hai năm 1966 và 1967.

Chiến tranh ác liệt, đại đội 37 của chúng tôi, 50% là lính Hà Nội, được sang bảo vệ trung đoàn tên lửa E 267 vừa từ Nga về. Năm 1967 khi rút đi từ khu Cao - Xà – Lá sang Gia Lâm phải qua cầu Long Biên. Ngồi trên pháo tự hành 37, lính Hà Nội ngẩng lên để những nhịp cầu vun vút trôi qua đầu. Những nhịp cầu run lên trong mưa, sấm chớp nhì nhằng. Năm ấy mưa rất lớn. Đơn vị 37 tụi tôi đánh vài trận rồi xuống ở Văn Giang, đón lõng máy bay khi chúng từ cửa sông Ba Lạt dọc sông Hồng trườn vào. Mùa hè mưa tầm tã, sau vài ngày địch đánh rát, lần đầu tiên chúng đánh sập hai nhịp cầu. Tên lửa Shrike đã hất hai nhịp cầu rơi xuống sông. Những người lính Hà Nội truyền tin qua nhau: Long Biên mất hai nhịp rồi! -Thế còn Nhà hát lớn? Nhà máy nước, Bờ Hồ?..

Những người lính Hà Nội bàng hoàng câm lặng ngồi trên pháo, có vài ngày không cả ăn trưa thiếu ngủ và, tôi không biết đồng đội tôi, trên những dàn thanh ngang đỉnh cầu với súng 12.7 li, họ ai còn, ai mất! Mãi sau này, năm 1988 sang Đức, nhớ lại, tôi viết truyện ngắn Người Hà Nội, kể về những người lính nông dân đã hy sinh trên cây cầu cùng với lính Hà Nội, mà năm ấy anh em kể lại máu chảy nhễu xuống đen đặc, rớt xuống sông Hồng. Có nhiều chiến sĩ đã bị bom đánh bật ra khỏi cầu và xác họ mãi mãi nằm dưới các lớp cát trong lòng sông mẹ hay ngay dưới lòng cầu.

Năm 1976, sau 11 năm, ngày tôi từ miền Nam trở về, sau khi đánh vào Sài Gòn, tôi lên con đê từ sân vận động Long Biên nhìn ra. Cầu Long Biên sau bao năm chúng tôi xa cách đã bị thương, nhưng như nhịp sống con người Hà Nội, vẫn kiên gan cùng với thời gian ngày đêm phập phồng thở. Đồng đội tôi, những kẻ may mắn sống sót qua cuộc chiến vẫn từ Đông Anh, từ Gia Lâm gò lưng đẩy xe xu hào cải bắp, rau củ sang Hà Nội vào mỗi sớm tinh mơ qua cầu và, chính tôi lại sang bên Gia Lâm khi chuyển ngành về Công ty hải sản Phú Viên, lẽo đẽo xe đạp qua Long Biên ngày ngày.

Người Đức đã xử lý thế nào với nhà thờ cụt ở Tây Berlin? Tại phần Tây Berlin, cạnh khu ga lớn ngay Sở thú trong địa phận người Mỹ quản lý, có nhà thờ niên đại rất cổ. Đại chiến II không quân Mỹ đã đánh bom và bom đánh cưa cụt mái nhà thờ cực đẹp này. Phần khu lễ thánh đường tan không còn một viên gạch lành. Đại chiến kết thúc, đây là khu hoang tàn.

Nhưng người Đức đã không phá bỏ nhà thờ dù nó chỉ còn lại ngọn tháp gẫy nửa, mà với sự xử lý tài ba của các kiến trúc sư Đức, nhà thờ này được bảo tồn giữ nguyên những phần còn lại của ngọn tháp chính, ngọn tháp bị bom Mỹ chém xéo như vệt dao được giữ nguyên và cạnh đó người ta làm một nhà nguyện toàn bằng kính, hình bát giác để con người tới đây cầu nguyện hòa bình cho nhân loại. Nó là một chứng tích có tên trên bản đồ du lịch thế giới: Kaiser-wihelm-Gedächtnis-Kische Berlin. Nó tự mặc định tố cáo sự tàn nhẫn của Đại chiến lần thứ II. Nơi đây, mỗi năm đón hàng chục triệu du khách và nước Đức con cháu họ đã hiểu rõ, người ta cần làm gì để nhìn lại quá khứ mà không hận thù người Mỹ, để người ngoại quốc tới đây, ít nhiều sau lúc rời đi, buộc phải suy nghĩ về trách nhiệm gìn giữ hay sự quý giá của hòa bình.

Cầu Long Biên không phải là một khu vài hecta để dễ dàng tu bổ trở thành một thắng cảnh. Khu tưởng niệm như mảnh đất tôi nói trên, nhất là với nguồn tài nhân và tiền bạc hôm nay của đất nước, thì việc giữ gìn và bảo tồn nó đúng là khó khăn, nhất là khi nó quá dài, lại trĩu nặng bao vấn đề trong quá khứ.

Sự thật này, với dăm thử nghiệm của thành phố Hà Nội, đã tiến hành được hai lần lễ hội trên cầu, cả hai lần đều không thuyết phục được người dân sở tại, thì nói chi đến sự quyến rũ du khách ngoại quốc đến với cây cầu lịch sử đã chứa đựng trong nó những điều cần phải nói về lịch sử văn hóa, lịch sử chiến tranh giữ nước của con người Hà Nội.

Tất nhiên ở đây, chúng ta phải học thế giới nhắc lại quá khứ để yêu thêm những ngày hòa bình, như sở cầu và sở nguyện của tiền nhân: “Thăng Long phi chiến địa". Hiện tại, không được đụng chạm tới cây cầu.

Cả ba phương án của Bộ Giao thông Vận tải đều đụng chạm tới những vấn đề làm hỏng đi toàn bộ giá trị của cây cầu, khi đòi hỏi nó nguyên dạng với thực tại mà vẫn trở thành một giá trị nhằm khai thác tầng sâu của văn hóa Hà Nội, phục vụ khai thác du lịch cho thành phố. Cây cầu, ngày mỗi ngày, lở loét và mục nát, thậm chí bẩn thỉu. Cho nên trong hiện tại, để tiết kiệm tiền bạc cho nhân dân, khi không mang lại hiệu quả kinh tế ở việc khai thác du lịch, nhà nước cần đầu tư sơn sửa, giữ nguyên hiện trạng như chúng ta đã từng bảo quản cây cầu khi nó chưa vỡ nhịp trước 1965.

Hai phương án còn lại cắt nhịp hay di chuyển nó tức là phá dỡ cây cầu nguyên thủy, tức là chôn vùi một cơ thể sống đang ngắc ngoải, cũng tức là về mặt kiến trúc nó phá vỡ nhịp điệu từ Hà Nội 36 phố phường vươn sang bờ sông bên kia. Điều này rất quan trọng bởi vì người Pháp đã tính toán rất kỹ. Kể cả chúng ta đặt trên cây cầu cũ một cây cầu hiện đại, cao hơn và lớn hơn, nhằm thỏa mãn về giá trị sử dụng của đường sắt, đường bộ hiện đại mà lờ đi một giá trị thuộc về văn hóa của tổng thể Hà Nội. Mà một giá trị thuộc về Hà Nội, tức là thuộc về nhân dân cả nước ta.

Các phương án của Bộ giao thông vận tải đưa ra đều tiêu tốn rất nhiều tiền của nhân dân không cần thiết trong giai đoạn còn khó khăn này. Nên thay vì việc phải dỡ bỏ cầu Long Biên thay thế đường sắt thì các nhà kiến trúc xây dựng đường sắt nên tham khảo các nhà nghiên cứu văn hóa khác, tính toán sao cho con đường sắt khác, đường bộ khác mà ý kiến cá nhân tôi là nên phá bỏ cầu Chương Dương để làm một cây cầu Chương Dương khác trên tim cũ của nó, thỏa mãn nhu cầu đường sắt và đường bộ này bằng hệ thống cầu vượt, mà bắt đầu từ bắt đầu từ nhà ga Hàng Cỏ vươn tới đầu cầu Chương Dương bên này sông Hồng. Phải tính toán rất kỹ kể cả thuê các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người Pháp và người Đức để khảo sát việc làm này.

Cây cầu cũ vẫn làm nhiệm vụ của nó khai thác ngay đường sắt cũ với các toa xe đóng mới chạy chậm đưa người và du khách qua Gia Lâm. Phục chế lại những ụ súng 12.7 li trên nóc cầu bằng mô hình như nhiều nước từng làm ở Eiffel...

Như chúng tôi sinh ra cây cầu đã có, nó và bao lớp người đã gắn bó với nhau, cả xác và hồn cho Người Hà Nội là hơn 100 năm, lứa chúng tôi gần 70 năm nay, một đời cầu già cũ hơn đời người, trĩu nặng kỷ niệm mà một hai thế hệ theo nhau giữ gìn là giữ những vẻ đẹp Người Hà Thành, lòng tự hào không bao giờ mờ phai. Cầu Long Biên trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, của tinh thần Việt bất tử. Tôi nhiều lần trầm lặng đứng trên con cầu han rỉ, lở loét và thương tích, bên các cháu thế hệ trẻ hôm nay, khi chúng dẫn nhau lên cây cầu chụp ảnh kỷ niệm... Đừng nghĩ rằng, lớp lứa ấy không hiểu biết gì, khi họ chính là con em những con người Hà Nội đã thương yêu, đã hy sinh, từng sống chết với một cây cầu. Ai chạm vào cây cầu hẳn nay mai sẽ mang tội với lịch sử, với tiền nhân...

Tính toán sai lầm của hiện tại hôm nay để thay đổi, dỡ bỏ, cắt nhịp, di dời hay làm mới đều là xóa bỏ cả một quá khứ đáng tự hào, đáng nói không chỉ là một cây cầu như cây cầu bình thường. Mất nó khác chi Huế không có Tràng Tiền, chợ Đông Ba, mất nó khác chi Sài Gòn không còn chợ Lớn và Bến Thành... Chúng, những biểu tượng của từng địa phương khu biệt ấy, đã lâu rồi mang cả tâm hồn của một mảnh đất có con người ta sinh sôi ở đó, kế tục nhau gìn giữ và thương yêu đất nước, đâu chỉ còn đơn thuần là nơi đất ở.

Nguyễn Văn Thọ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Di dời cầu Long Biên: “Chỉ bảo tàng được kiến trúc vô hồn!”

(Dân trí) - “Với phương án Bộ GTVT đưa ra thì chỉ bảo tàng vật thể kiến trúc vô hồn hoặc khoác lên nó cái vỏ mới chứ không bảo tồn được không gian sống, giá trị lịch sử, kiến trúc như cầu Long Biên hiện tại”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

Ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội - nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội đã trao đổi với phóng viên Dân trí về ba phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I.

Posted Image

KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng 3 phương án Bộ GTVT đưa ra là không hợp lý

Qua ba phương án Bộ GTVT vừa đưa ra, ông có lo ngại cầu Long Biên sẽ mất đi giá trị lịch sử và kiến trúc đã in đậm trong lòng người dân hay không?

Phương án thứ nhất di dời 9 nhịp đầu cầu Long Biên về phía thượng lưu cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Cầu mới sẽ được xây dựng vào vị trí tim cầu hiện tại. Với cách làm này rõ ràng là chúng ta bảo tàng vật thể kiến trúc vô hồn chứ không phải bảo tồn không gian sống như cầu Long Biên. Còn phương án khác thể hiện rõ là làm vỏ mới không có giá trị lịch sử, kiến trúc như cây cầu hiện tại.

Xét từ những giá trị lịch sử, kiến trúc thì rõ ràng phương án của Bộ GTVT đưa là không hợp lý. Ba phương án đó chưa làm rõ được cách ứng xử thích hợp giữa mối quan hệ bảo tồn và phát triển. Bảo tồn và phát triển phải đảm bảo hài hòa với nhau chứ đừng vì nhu cầu phát triểm mới mà chúng ta sẵn sàng phá bỏ di tích. Đó là bài học đau đớn của các nước tiên tiến khi mà đã có tiền cũng không thể phục dựng được những di tích đã bị phá bỏ.

Posted Image

Phối cảnh vị trí cây cầu mới cách cầu Long Biên 180m về phía Thượng Lưu

Ba phương án được Bộ GTVT đưa ra, ông cho là không hợp lý vậy giải pháp nào cho cây cầu hiện tại mà vẫn đảm bảo được phát triển giao thông nối liền hai bên bờ sông Hồng?

Việc phát triển mới theo như quy định của Luật Thủ đô là phải tuân thủ theo Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phải bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên ngay tại vị trí hiện nay và nên làm cây cầu mới về phía thượng lưu. Còn để có phương án thích hợp đối với cầu Long Biên cần nhận diện đầy đủ giá trị của di sản. Xem cây cầu này là không gian sống cần được bảo tồn chứ không thể xem nó là vật thể để anh bảo tàng trưng bày ở bất kỳ vị trí nào.

Ngoài ra, trong nghiên cứu đề xuất mới nên có thái độ trân trọng những nghiên cứu của giai đoạn trước bởi đó là những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học đã được những người có chuyên môn trong và ngoài nước ủng hộ. Cụ thể là năm 2000, chúng ta đã thống nhất với Chính phủ Pháp bảo tồn tại chỗ, trên cơ sở giữ nguyên trạng cầu Long Biên. Khi chúng ta đưa ra tuyến đường sắt đô thị số 1, từ năm 2008 cũng đã đặt ra vấn đề tôn tạo cầu Long Biên ở đúng vị trí cũ và làm một cây cầu mới cách cầu hiện nay 180m về phía thượng lưu.

Nếu xây dựng cầu mới cách cây cầu hiện tại 186m về phía thượng lưu gần 200 nhà dân sẽ phải di dời, còn phương án như Bộ GTVT đưa ra giải phóng mặt bằng ít hơn như vậy sẽ đỡ tốn kém, thưa ông?

Bảo tồn văn hóa thì không thể đong đếm bằng tiền. Hơn nữa, cầu Long Biên là hình ảnh biểu trưng của văn hóa hào hùng, khí phách của người Hà Nội lại càng vô giá. Vì vậy, cần bảo tồn cầu Long Biên theo hướng là không gian sống chứ không chỉ là vật để đem ra trưng bày.

Posted Image

Cây cầu mới cách cầu Long Biên 180m được thể hiện rõ trong Quy hoạch chung Thủ đô

Ngoài lý do kinh tế, nhiều người cũng cho rằng việc xây cầu mới cách cây cầu Long Biên hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực?

Hội đồng kiến trúc gồm các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch đã xem xét tất cả các phương án đưa ra và thấy rằng xây cầu mới chỉ tôn vinh cái truyền thống chứ không làm mất cảnh quan.

Như ông phân tích ở trên việc bảo tồn cầu Long Biên và xây dựng cầu mới về hướng thượng lưu đã được chỉ rõ trong Quy hoạch chung Thủ đô. Vậy các phương án vừa được đưa ra có vi phạm Luật Thủ đô hay không?

Điều đầu tiên đề cập đến trong Luật Thủ đô, việc phát triển phải tuân thủ theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, anh phải tuân thủ theo Luật Thủ đô, theo Quy hoạch chung đã được xây dựng. Đây không phải là ý chí của một nhóm quản lý mà thể hiện trách nhiệm đối với Quốc hội, với nhân dân đã giao.

Xin cảm ơn ông!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cầu có thể xây mới, làm mới nhưng không thể làm lại lịch sử. Ngoài giá trị sử dụng, cầu Long Biên còn có giá trị thẩm mỹ về mặt kiến trúc, thậm chí có thể liệt kê vào dạng hiếm hoi trên thế giới. Chúng ta đang có đồ quý, tại sao lại muốn dẹp bỏ", anh Thành đặt câu hỏi.

Đây là một cách đặt vấn đề hay nhất mà tôi xem được. Từ cách đặt vấn đề này thì một sự so sánh khác mang tính phản biện được đặt ra: Giữa lịch sử văn hóa và sự phát triển cái nào quan trọng hơn? Người ta có thể vẫn cứ đập bỏ cái cầu Long Biên và xây một cái cầu hiện đại vì xác định mục tiêu phát triển và nhân danh sự phát triển.

Vì quyền lợi của ông thày chùa phải sống trong một ngôi chùa mục nát với sự quản lý lỏng lẻo, người ta vẫn đập nát cái chùa trăm gian nổi tiếng của nền văn hóa Việt, để xây một cái chùa mới; cũng vì quyền lợi của ông thày chùa và cách suy nghĩ của ông ta, ông ta vẫn cho cải tiến nội thất chùa Hai Bà Trưng nổi tiếng bên cạnh đền Hai Bà ở ngay tại Hanoi. Vì cái gọi là "nhân danh khoa học", nền hầu hết những nhà khoa học trong nước" phối hợp với "cộng đồng khoa học thế giới", người ta phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến của Việt sử....vân vân và vân vân .....

Vậy - mặc dù cách đặt vấn đề của ông Thành , mà tôi trích dẫn ở trên rất hay - thì nó cũng chỉ phản ánh một góc nhìn - quen gọi là "hệ quy chiếu". Do đó, người ta vẫn có thể nhân danh một hệ quy chiếu khác để đập bỏ cái cầu Long Biên vì những lý do kinh tế và sự phát triển của cộng đồng.

Do đó, vấn đề sẽ là: Giữa hai hệ quy chiếu khác nhau để đi đến một quyết định được coi là đúng nó cần một chuẩn mực gì, để có thể gọi là "đóng góp ý kiến xây dựng" cho nó "khách quan và khoa học"? Tức là tìm một giải pháp đúng giữa mọi hệ quy chiếu mâu thuẫn.

Đến đây, tôi xin được nhắc lại một vế của "Nghịch lý Cantor": Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó". Do đó, cần phải có một tri kiến chuẩn mực trong một tập hợp lớn hơn hàm chứa cả sự phát triển và sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa lịch sử mới có thể có một giải pháp đúng.

"Nghịch lý toán học Cantor" hoàn toàn đúng ở vế này, nhưng người ta vẫn chưa biết sử dụng nó như thế nào trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Bài toán mà tôi đặt vấn đề ở trên cho một giải pháp cho cầu Long Biên, chính là một thí dụ cho tính ứng dụng của "nghịch lý Cantor". Nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì là chúng ta phải kiếm một hành tích hợp được hai hành phá và giữ cầu Long Biên với đủ mọi thứ chứng lý hùng hồn, nhân danh đủ mọi thứ kiến thức của cả hai phía.

Nhưng tiếc thay"Nghịch lý Cantor" , nói theo ngôn ngữ khá phổ biến hiện nay của không ít các nhà khoa học có bằng cấp, áo mũ hẳn hoi thì nó vẫn chưa được "khoa học công nhận", nó cần phải "nghiên cứu bổ sung cho hoàn chỉnh" và nó cần phải có "cơ sở khoa học" và kèm theo là cả sự "may mắn" của người phát minh.

Chà thế thì khó quá nhỉ? Cứ phải đợi đến khi hoàn chỉnh mới được công bố. Căn cứ trên cái "cơ sở khoa học" của những thứ lập luận giẻ rách nêu trên thì cả cái nền tảng tri thức khoa học hiện nay - xét về tầm vĩ mô - nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Vậy cứ phải đợi nó hoàn chỉnh xong đã, chúng ta mới tiếp thu cái trí thức hoàn chỉnh sau này của nền văn minh nhân loại. Còn bây giờ thì cứ ...đợi nó hoàn chỉnh.

Sường nhỉ! Y như những bà ve chai sử dung facebook trên máy tính bảng mà chẳng cần biết đến các lý thuyết căn bản về điện.

Cứ mỗi lần nghĩ tới đám khoa học giẻ rách, tôi lại phải xả cái sì troét. Mong quý vị thông cảm.

Vậy thì cuối cùng là cầu Long Biên nên giữ lại hay nên đập bỏ? Vâng! Xin cứ từ từ đã. Nói cái gì thì nó cũng phải có đầu , có đuôi. Nó phải có chứng lý hẳn hoi. Chứ không thể phong long được.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Thay đổi cầu Long Biên là cách làm thô bạo'

Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử vắt qua ba thế kỷ thăng trầm của dân tộc, vì vậy cần nghiêm túc nhìn lại các giá trị duy nhất mà cây cầu đang nắm giữ, và kêu gọi bảo tồn bằng mọi giá cho con cháu mai sau.

Đó là ý kiến của Phó giáo sư Nguyễn Hồng Thục, Ủy viên Hội đồng Trung ương, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam về các phương án di dời và cấy ghép cầu Long Biên của Bộ Giao thông và Vận tải đưa ra.

- Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ba phương án di dời cầu Long Biên cho dự án cầu đường sắt qua sông Hồng. Ý kiến của PGS như thế nào?

- Khi biết tin Bộ Giao thông đưa ra các phương án mới, tôi sững người lại vì hơn 10 năm qua, tôi và nhiều người trong giới chuyên môn và nhiều người khác luôn nghĩ rằng phương án bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên đã được thống nhất giữa Pháp, Việt Nam, mà đại diện là Hà Nội và Bộ Giao thông. Như vậy những gì chúng ta đạt được trong hơn 10 năm qua đều coi như bỏ đi, giờ chúng ta lại quay về bàn xem phương án ứng xử ra sao với cầu Long Biên là sao?

Từ 2005 đến 2009, dự án bảo tồn cầu Long Biên qua nhiều hội thảo đã đạt sự đồng thuận từ hai phía Pháp và Việt Nam. Dự án bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên do Pháp tài trợ, và Việt Nam xây cầu mới cho đường sắt cách cầu cũ khoảng 186 m về phía thượng lưu. Nhưng sau đó do gặp khó khăn về giải phóng quỹ đất giao thông hai đầu cầu đường sắt mới nên họ mới đưa ra phương án di dời hoặc nâng cấp cầu Long Biên thành cầu đường sắt mới.

Tôi không thiên về phương án nào cả, vì chúng đều đụng chạm đến cây cầu một cách cơ bản. Bộ Giao thông đã thiên về phát triển giao thông hơn và tạo thêm gánh nặng vận tải cho cây cầu.

Posted Image

Đồ họa phương án xây dựng cầu đường sắt mới bên cạnh cầu Long Biên. Ảnh: T.L

- Hà Nội có đưa lý do nếu thực hiện phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 186 m về phía thượng lưu sẽ ảnh hưởng hơn 200 hộ dân và rất nhiều hộ dân ở đây đã gửi đơn kiến nghị, khiếu nại?

- Lý do đó không thuyết phục, vì hai phương án giải phóng quỹ đất hai đầu cầu chỉ chênh nhau 80 hộ và số tiền 9.000 tỷ đồng di dời cầu Long Biên làm bảo tàng có thể xây được cầu mới. Có nên vì thế mà bức tử cầu Long Biên lịch sử?

Bên cạnh đó, nếu theo ba phương án đang trình duyệt thì còn ảnh hưởng tới cả hàng triệu người dân Hà Nội và cả những người có nguyện vọng tha thiết bảo tồn cây cầu lịch sử của họ. Chỉ cần lãnh đạo Hà Nội lắng nghe ý kiến nhân dân trước khi gửi yêu cầu Bộ Giao thông đưa ra phương án xây cầu mới trên tim cầu Long Biên cũ (vào tháng 10/2013) thì làm gì có chuyện bây giờ đau đầu thế này.

Chúng ta phải cân nhắc: Vì khó khăn trong giải phóng qũy đất cho cầu mới, hay vì bảo vệ lịch sử văn hóa của Hà nội, của dân tộc Việt Nam? Thiết nghĩ, ứng xử với tương lai luôn bắt đầu từ ngày hôm nay.

- Lý giải của Bộ Giao thông rằng đã tính đến phương án bảo tồn cầu như phương án 1 là đưa 9 nhịp cầu về phía thượng lưu và xây dựng bảo tàng, theo PGS có thỏa đáng?

- Theo Luật di sản văn hóa và công ước quốc tế, việc bảo tồn cầu phải đảm bảo nguyên vẹn giá trị gốc của di sản. Cả ba phương án mà Bộ Giao thông đưa ra đều vi phạm. Với cầu Long Biên, bất cứ phương pháp cấy ghép, nâng chiều cao, sai lệch cấu trúc, cũng như phương án di dời cầu đều ảnh hưởng và làm mất đi tính nguyên gốc. Có nhiều cách làm lịch sử biến mất, nhưng thay đổi cầu Long Biên là cách làm thô bạo hơn cả.

Ở đây chúng ta phải làm sao để bảo tồn không mâu thuẫn với phát triển, và ngược lại. Tôi rất thắc mắc là với biểu tượng của di sản mang tầm cỡ quốc tế như cầu Long Biên, nhưng cho đến nay cây cầu này chưa có tên trong danh mục di sản quốc gia. Thật ra, lỗi này lớn vì từ đó mà chúng ta đang đối xử tùy tiện với di sản văn hóa vô giá này.

- Theo PGS, nếu di dời hay cấy ghép thì cầu Long Biên sẽ ra sao?

- Đúng như giáo sư Hoàng Đạo Kính đã nhận xét: “Cần thay thiết chế giao thông bằng thiết chế văn hóa lịch sử đối với cách tiếp cận bảo tồn của cây cầu này”.

Cầu Long Biên là cây cầu được đánh giá là biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp và sự trường tồn qua hai cuộc kháng chiến. Nếu xóa bỏ hay làm biến dạng, cầu Long Biên sẽ biến đổi hình thức và công năng hoàn toàn do bị “nhổ” đi ở nơi nó tồn tại hơn 100 năm để làm nên lịch sử. Như thế nghĩa là nó sẽ bị tước đoạt sự sống, biến thành phế tích trưng bày và bị làm cảnh. Đây là sự phá hủy văn hóa lịch sử cận đại của Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Lịch sử sẽ tiếc và hận cho Hà Nội khi sông Hồng không còn cầu Long Biên.

Đô thị lịch sử theo nghĩa hoàn chỉnh là tổ chức cuộc sống của con người như những vệt nối dài từ lịch sử tới tương lai chứ không phải đứt đoạn, chắp vá. Hà Nội phải được đối xử cẩn trọng và tinh tế như cha ông ta đã làm hàng nghìn năm qua, đặc biệt là trong đô thị hóa và kinh tế thị trường, các giá trị văn hiến dễ bị gạt sang một bên để nhường cho giá trị kinh tế nhất thời.

- Giá trị về giá trị lịch sử, biểu tượng công nghệ và vai trò của cầu Long Biên với đô thị hiện đại như bà vừa nói ở trên cụ thể thế nào?

- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, toàn quyền Paul Doumer đã kêu gọi các nhà kỹ nghệ của nước Pháp đưa cây cầu kim loại đầu tiên vào Việt Nam, trong khi việc trị thủy ở sông Hồng rất khó. Lúc đó công ty Eiffel (Thiết kế và xây dựng tháp Eiffel) đã khởi công thiết kế và xây dựng cây cầu Paul Doumer (cầu Long Biên). Vì thế, cầu Long Biên ngang bằng về thời gian và giá trị về biểu tượng công nghệ với tháp Eiffel vì tính duy nhất. Đây cũng là cây cầu kim loại có quy mô lớn nhất thế kỷ 20 (dài 1.862m qua sông và hơn 1.300m qua hai bờ sông, với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) được xây bằng chính những người thợ Việt Nam trong thời gian rất ngắn.

Cầu Long Biên được khánh thành cũng đánh dấu giai đoạn Hà Nội chuyển hoá từ một đô thị truyền thống sang đô thị hiện đại theo trào lưu của thế giới. Chỉ khi cầu Long Biên xuất hiện thì tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh mới hình thành. Cũng nhờ cầu Long biên mà đô thị Hà Nội sau thời thuộc Pháp đã có cấu trúc không gian khá hoàn chỉnh với bốn thành phần cơ bản: Hoàng thành; Khu phố buôn bán cổ của người Việt; Khu phố Pháp cho các công sở và cây cầu mở đầu cho kinh tế hàng hóa.

Về giá trị lịch sử thì như một điều kỳ lạ, cây cầu vẫn đứng vững hơn một thế kỷ, ở vị trí giao thông xung yếu nhất nhưng nó vẫn không ngã gục qua các trận đánh bom dữ dội của không quân Mỹ. Bằng sự sống sót nó đã vượt lên cả những cây cầu sắt lịch sử trong quá khứ như Hàm Rồng (Thanh Hóa); Hiền Lương (Quảng Trị), Long Đại (Quảng Bình).

- Theo bà phương án nào là tối ưu nhất để vừa bảo tồn cầu vừa thực hiện dự án đường sắt qua sông Hồng của Bộ Giao thông?

- Đường sắt có thể xây cách cầu Long Biên về phía thượng lưu 186 mét - là phương án được đưa ra từ năm 2009, nó hợp lý vì đúng với quy hoạch đường sắt nội đô của Nhật Bản làm, đã được phê duyệt. Tuy nhiên tốt hơn hết là nên xây cầu đường sắt ở cầu Thanh Trì cho phía nam và cầu Nhật Tân cho phía bắc Hà Nội. Còn cầu giao thông chính nên cải tạo cầu Chương Dương.

Để tìm ra phương án tốt nhất cho dự án bảo tồn cầu Long biên, đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Hà Nội nên tổ chức triển lãm các phương án, trưng cầu dân ý để nhận được nhiều đóng góp của chuyên môn và người dân Hà Nội. Chắc chắn sự minh bạch và cầu thị như vậy sẽ tìm được giải pháp bảo tồn tốt nhất cho cầu Long Biên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Tàn dư thực dân' thì phải phá bỏ?

24/02/2014 02:10 GMT+7

Posted Image-Có những giai đoạn nhận thức của chúng ta ấu trĩ, chúng ta kỳ thị cả những gì cha ông để lại, cho rằng cái gì của phong kiến cũng xấu. Chúng ta kỳ thị với dĩ vãng của chính chúng ta.

LTS: Vững chãi vượt qua bom đạn, nhưng trong thời bình, cầu Long Biên đã nhiều lần chao đảo với những kế hoạch phá dỡ hay bảo tồn. Hà Nội sẽ thế nào nếu mai này không còn cầu Long Biên? Tuần Việt Nam tiếp tục chuyên đề với góc nhìn của Gs.TS, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.

36 phố phường 'băng bó' đến biến dạng

Tuyệt đẹp cây cầu bắc qua 3 thế kỷ

9.000 tỷ và 3 phương án cứu cầu Long Biên

Người Pháp làm được điều đáng kinh ngạc

Thưa kiến trúc sư, nhân chuyện bảo tồn cầu Long Biên trở thành tiêu điểm của dư luận,ông có bao giờ hình dung nếu không có cầu Long Biên, không có Nhà Hát Lớn, không có những biệt thự Pháp cổ, hay không có những hàng cây cổ thụ mà người Pháp đã trồng cách đây cả trăm năm, thì Hà Nội sẽ như thế nào?

-Người Pháp đã khởi đầu một công cuộc đô thị hóa mới. Về phương diện kiến trúc, họ đã mở rộng nhiều đô thị vốn có và xây dựng ra nhiều đô thị mới như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Nha Trang. Dấu ấn đó vẫn còn đến ngày nay, để lại cho chúng ta một di sản lớn.

Posted Image

Cầu Long Biên 1989. Ảnh: David Alan Harvey

Nói về thành phố Hà Nội mà người ta yêu mến, người ta ghi nhớ, thì chắc chắn là di sản kiến trúc đô thị thời Pháp. Nhiều người nói Hà Nội là thành phố Pháp, cách nói đó cũng không phải không có lý. Vì kiến trúc Việt là kiến trúc phố thị với nhiều phố gộp lại, không quy hoạch, điển hình là khu phố cổ. Nhưng người Pháp đã biến Hà Nội thành một thành phố có quy hoạch đô thị rõ ràng: có đại lộ, có quảng trường, có vườn hoa, có biệt thự, có công sở, khách sạn, nhà thương, ga tàu hỏa, có phòng hòa nhạc, thư viện, bảo tàng, hệ thống bưu điện.

Ở Hà Nội, ngay khi người Pháp đặt ách cai trị, những công trình dân sinh rất lớn đã được người Pháp xây dựng. Nhiều công trình trong đó đến giờ ta vẫn sử dụng và ta vẫn chưa thể làm được công trình nào hơn. Dĩ nhiên của cải để làm những công trình đó là cái người Pháp khai thác được từ việc đô hộ nước ta, nhưng phải công bằng nói rằng không hiểu bằng cách nào mà trong thời gian ngắn họ lại làm được nhiều công trình lớn như thế.

Hà Nội bị Pháp chiếm chính thức năm 1888, chỉ vài năm sau họ đã làm cầu Long Biên (xây dựng và hoàn thành từ năm 1889 đến 1893). Đó là công trình hiện đại cả về kỹ thuật và kiến trúc, chưa từng có ở Đông Dương. Vậy mà ngay cùng lúc đó người Pháp làm đường tàu hỏa, đường quốc lộ xuyên Việt. Cũng trong thời gian đó họ làm Nhà Hát Lớn. Chỉ riêng về thiết kế, quy hoạch, chứ chưa nói đến vấn đề đầu tư, xây dựng, thì đó đã là việc kinh ngạc. Mà ở Việt Nam hồi đó chỉ có vài kiến trúc sư người Pháp. Vậy mà người ta làm ra một Hà Nội đẹp và quy củ như thế.

Ngôi biệt thự nào cũng được thiết kế cẩn thận và đến bây giờ ta vẫn phải khen đẹp. Ngôi biệt thự nào cũng có hồ sơ thiết kế đến giờ vẫn được lưu trữ ở Pháp. Họ còn chi tiết đến mức những ngôi nhà đó được xây dựng từ những năm bao nhiêu và đến năm bao nhiêu thì nó hết hạn sử dụng. Chúng ta làm chủ ngôi nhà nó mấy chục năm nay, nhưng chúng ta cũng không biết điều đó.

Trong muôn sự rủi có cái may

Nhưng nói người ta nhớ đến Hà Nội nhờ di sản Pháp, nghe có vẻ hơi cực đoan? Chẳng lẽ ngoài các công trình thời Pháp, Hà Nội không có gì đáng tự hào?

- Trong cái nhìn hiện đại, trong cái nhìn văn hóa ngày nay, mọi tích lũy vật chất và tinh thần của các dân tộc, trừ những ngoại lệ rất là ngoại lệ, thì bao giờ cũng gồm cả sự ảnh hưởng gián tiếp, trực tiếp dưới nhiều dạng. Không chỉ là sự tích tụ được hình thành do nội lực quốc gia, mà sự ảnh hưởng của ngoại bang cũng góp phần đáng kể vào đó. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Posted Image

KTS Hoàng Đạo Kính. Ảnh: sgtt.vn

Giờ đây, chúng ta không thể tách di sản văn hóa Chăm ra và bỏ bê việc bảo tồn chỉ vì lý do đó không phải do dân tộc ta làm. Ngay cả sự áp đặt của chế độ thực dân ở nước ta trong 80 năm cũng là một dạng ảnh hưởng như thế. Chúng ta từng có thời gian chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa Trung Hoa, xa hơn nữa là ảnh hưởng của phật giáo Ấn Độ.

Ở thời hiện đại, chúng ta chịu ảnh hưởng cực lớn của văn hóa Pháp. Nước Pháp cai trị Việt Nam trong 80 năm, và cái sự đô hộ của người Pháp để lại nhiều kỷ niệm đau buồn, mất mát cho dân tộc; những tội ác của thực dân Pháp chúng ta cũng đã nói nhiều. Nhưng bên cạnh đó, những gì người Pháp mang tới đã tạo ra những tích lũy vật chất, thay đổi đáng kể đất nước ta - một đất nước phong kiến và nông nghiệp rất lâu đời.

Họ đã tạo ra những đô thị chưa từng có ở nước ta đến thời điểm đó và đưa chúng ta vào một cuộc hội nhập, một cuộc hội nhập không chủ động mà dựa trên sự áp đặt của chế độ đô hộ. Nhưng từ phương diện tích cực, chúng ta đã tiếp cận được rất nhiều ảnh hưởng tốt đẹp từ văn hóa châu Âu, giúp chúng ta hội nhập với văn hóa Âu châu và văn hóa thế giới. Đó là cuộc hội nhập thứ nhất.

Cuộc hội nhập này đạt đến đỉnh cao ở đầu thế kỷ 20, với sự bùng nổ của văn hóa tân thời Việt Nam như là văn học, âm nhạc, sân khấu, hội họa, kiến trúc. Giai đoạn đó chúng ta đã chứng kiến những thành tựu đỉnh cao, hoàn toàn khác biệt với văn hóa nho học truyền thống. Ngày nay, khi đã độc lập, chúng ta hòa nhập với văn hóa hiện đại rất nhẹ nhàng, tự nhiên so với một số dân tộc châu Á khác như Trung Hoa, Ấn Độ.

Nếu không có giai đoạn 80 năm bị đô hộ, chúng ta sẽ không có một cuộc hội nhập mềm mại như thế. Thế nên tôi nói là, trong muôn sự không may khi chúng ta bị đô hộ, lại có những cái chúng ta được từ đó.

Có một sự thật là trong lịch sử: thời chính phủ Trần Trọng Kim, Thị trưởng Hà Nội là ông Trần Văn Lai đã ra lệnh kéo đổ phiên bản bức tượng Nữ thần Tự do, cùng với nhiều bức tượng khác của người Pháp vì cho rằng đó là một tàn dư của chế độ thực dân. Trong các ý kiến phản đối 3 phương án bảo tồn cầu Long Biên của Bộ GTVT, có ý kiến cho rằng việc chúng ta chưa công nhận cầu Long Biên là một di tích lịch sử quốc gia để đưa nó vào diện phải được bảo tồn, có thể là một biểu hiện của sự kỳ thị di sản đó. Ông nghĩ sao?

- Có những giai đoạn nhận thức của chúng ta còn ấu trĩ, chúng ta kỳ thị cả những gì cha ông để lại, cho rằng cái gì của phong kiến cũng xấu. Chúng ta kỳ thị với dĩ vãng của chính chúng ta. Giống như thời Nguyễn, tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn đều là xấu.

Tôi nghĩ nó chỉ là vấn đề của thời đại, do hoàn cảnh của lịch sử, rồi nó cũng sẽ qua đi. Dĩ nhiên, với sự ấu trĩ đó, chúng ta đã đánh mất rất nhiều thứ. Chúng ta đã phá hoại rất nhiều ngôi chùa, rất nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng của dân tộc, để đến giờ chúng ta nhận ra chúng ta đang tự bổ chính những nhát cuốc, nhát dao vào chân chúng ta, như những cái cây tự chặt đứt đi một phần gốc rễ của mình.

Tôi nghĩ ngày hôm nay chúng ta không còn tư duy đó. Việc chưa công nhận cầu Long Biên là di tích cũng không phải là kỳ thị.

Xem tiếp kỳ 2: Đừng vá víu mãi chiếc áo rách

... Muốn hiện đại hóa ngành đường sắt, đương nhiên ta không thể dùng ga cũ nữa, đương nhiên ta cũng không thể để nó chạy mãi qua Cửa Nam, qua Phùng Hưng, qua cây cầu cũ kỹ như thế. Khi mà ta cứ phải sử dụng mãi cái áo sơ mi cũ, chúng ta chỉ có cách đưa ra những giải pháp rất vá víu nhưng vẫn vô cùng tốn kém.

Lan Hương

Xem bài cùng tác giả

Chiến tranh biên giới 1979: Không thể quên lãng

Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lãng.

Có công thì dân dựng đền thờ

Tiếng nói của người dân là thước đo quan trọng hàng đầu. Như câu của nhà thơ Nguyễn Duy: “Có công thì dân dựng đền thờ” – đó là đền thờ trong tấm lòng mỗi con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phá bỏ cây cầu Long Biên chỉ là một giọt nước làm tràn ly trong cách ứng sử vô lối, vô học và rất vô đạo đức của chúng ta với các di tích Lịch Sử.

Câu chuyện rất đơn giản:

Chỉ cần phá bỏ đường ray xe lửa trên cầu long biên. Trùng tu lại cầu Long biên như thiết kế ban đầu. Chỉ dành cho các phương tiên nhẹ tải lưu thông.

Mở rộng nhà ga Giáp Bát, Yên Viên.

Như vậy Vận chuyển bằng xe lửa sẽ dừng lại ở cửa ngõ Thủ Đô. Còn vận chuyển tiếp vào trung tâm sẽ bằng các phương tiện khác: xe tải nhỏ, tàu điền ngầm, xe khách.

Với cách làm này sẽ không làm mất tiền thuế của Dân và sẽ làm Thủ Đô đẹp, văn minh hơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một cách đặt vấn đề hay nhất mà tôi xem được. Từ cách đặt vấn đề này thì một sự so sánh khác mang tính phản biện được đặt ra: Giữa lịch sử văn hóa và sự phát triển cái nào quan trọng hơn? Người ta có thể vẫn cứ đập bỏ cái cầu Long Biên và xây một cái cầu hiện đại vì xác định mục tiêu phát triển và nhân danh sự phát triển.

Vì quyền lợi của ông thày chùa phải sống trong một ngôi chùa mục nát với sự quản lý lỏng lẻo, người ta vẫn đập nát cái chùa trăm gian nổi tiếng của nền văn hóa Việt, để xây một cái chùa mới; cũng vì quyền lợi của ông thày chùa và cách suy nghĩ của ông ta, ông ta vẫn cho cải tiến nội thất chùa Hai Bà Trưng nổi tiếng bên cạnh đền Hai Bà ở ngay tại Hanoi. Vì cái gọi là "nhân danh khoa học", nền hầu hết những nhà khoa học trong nước" phối hợp với "cộng đồng khoa học thế giới", người ta phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến của Việt sử....vân vân và vân vân .....

Vậy - mặc dù cách đặt vấn đề của ông Thành , mà tôi trích dẫn ở trên rất hay - thì nó cũng chỉ phản ánh một góc nhìn - quen gọi là "hệ quy chiếu". Do đó, người ta vẫn có thể nhân danh một hệ quy chiếu khác để đập bỏ cái cầu Long Biên vì những lý do kinh tế và sự phát triển của cộng đồng.

Do đó, vấn đề sẽ là: Giữa hai hệ quy chiếu khác nhau để đi đến một quyết định được coi là đúng nó cần một chuẩn mực gì, để có thể gọi là "đóng góp ý kiến xây dựng" cho nó "khách quan và khoa học"? Tức là tìm một giải pháp đúng giữa mọi hệ quy chiếu mâu thuẫn.

Đến đây, tôi xin được nhắc lại một vế của "Nghịch lý Cantor": Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó". Do đó, cần phải có một tri kiến chuẩn mực trong một tập hợp lớn hơn hàm chứa cả sự phát triển và sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa lịch sử mới có thể có một giải pháp đúng.

"Nghịch lý toán học Cantor" hoàn toàn đúng ở vế này, nhưng người ta vẫn chưa biết sử dụng nó như thế nào trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Bài toán mà tôi đặt vấn đề ở trên cho một giải pháp cho cầu Long Biên, chính là một thí dụ cho tính ứng dụng của "nghịch lý Cantor". Nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì là chúng ta phải kiếm một hành tích hợp được hai hành phá và giữ cầu Long Biên với đủ mọi thứ chứng lý hùng hồn, nhân danh đủ mọi thứ kiến thức của cả hai phía.

Nhưng tiếc thay"Nghịch lý Cantor" , nói theo ngôn ngữ khá phổ biến hiện nay của không ít các nhà khoa học có bằng cấp, áo mũ hẳn hoi thì nó vẫn chưa được "khoa học công nhận", nó cần phải "nghiên cứu bổ sung cho hoàn chỉnh" và nó cần phải có "cơ sở khoa học" và kèm theo là cả sự "may mắn" của người phát minh.

Chà thế thì khó quá nhỉ? Cứ phải đợi đến khi hoàn chỉnh mới được công bố. Căn cứ trên cái "cơ sở khoa học" của những thứ lập luận giẻ rách nêu trên thì cả cái nền tảng tri thức khoa học hiện nay - xét về tầm vĩ mô - nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Vậy cứ phải đợi nó hoàn chỉnh xong đã, chúng ta mới tiếp thu cái trí thức hoàn chỉnh sau này của nền văn minh nhân loại. Còn bây giờ thì cứ ...đợi nó hoàn chỉnh.

Sường nhỉ! Y như những bà ve chai sử dung facebook trên máy tính bảng mà chẳng cần biết đến các lý thuyết căn bản về điện.

Cứ mỗi lần nghĩ tới đám khoa học giẻ rách, tôi lại phải xả cái sì troét. Mong quý vị thông cảm.

Vậy thì cuối cùng là cầu Long Biên nên giữ lại hay nên đập bỏ? Vâng! Xin cứ từ từ đã. Nói cái gì thì nó cũng phải có đầu, có đuôi. Nó phải có chứng lý hẳn hoi. Chứ không thể phong long được.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Sư phụ ơi, sao Sư phụ chưa viết tiếp ạ? Việc này đang rất nóng, bọn con đang hóng bài viết tiếp của Sư phụ đây ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giữ cầu Long Biên là phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội?

(Dân trí) - Trong khi các KTS thống thiết kêu gọi giữ cầu Long Biên như thành tố kết nối tất yếu với khu phố cổ Hà Nội, cơ quan nghiên cứu lại chỉ ra một thực tế, muốn bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên thì phải “hy sinh” phố cổ và ngược lại…

Chiều 25/2, tọa đàm “Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” tại khoa Kiến trúc công trình - Đại học Phương Đông trở thành cuộc tranh luận đầy nhiệt liên quan đến đề xuất 3 phương án cải tạo cầu Long Biên Bộ GTVT mới đưa ra vừa qua.

Cân nào đo chuẩn di sản

Posted Image

Bản đồ Hà Nội với cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng được vẽ năm 1902 - thời kỳ hoàn thành xây dựng cầu Long Biên.

PGS.TSKH Nguyễn Hồng Thục (Bộ Xây dựng) cho rằng, 3 phương án xây dựng cầu Long Biên Bộ GTVT đưa ra khiến dư luận sững sờ, ngay cả với JICA - đơn vị tư vấn giúp Hà Nội xây dựng quy hoạch năm 1998 khi đối tác đinh ninh Chính phủ đã đồng ý kịch bản xây cầu mới cách cầu cũ 186m về phía thượng lưu.

“Trong bản vẽ của JICA khi đó, phương án cầu mới dịch 30m về thượng lưu được chú thích là “rất xấu”, đe dọa ảnh hưởng cảnh quan môi trường. JICA nghiêng về phương án đề xuất dịch lên thượng lưu 500m và phương án có thể chấp nhận được là cách 200m. Từ đó mới có con số 186m chốt lại” – bà Thục dẫn ra một bản đồ vẽ các vị trí xây cầu mới với 3 màu, phương án gần cầu Long Biên hiện tại nhất màu đỏ, xa nhất màu xanh và vị trí cách 186m màu vàng.

PGS.KTS Trần Hùng phân tích, nhìn vào tương lai đường sắt của thủ đô, nguyên lý chung đáng ra là phải làm dạng đường vòng bao quanh thành phố với những hướng ga cụt đi sâu vào trung tâm chứ không nên duy trì tuyến đường thẳng tắp xuyên tâm như hiện nay. Xuất phát ban đầu của tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên do Pháp thiết kế cũng là chạy ngoài rìa của Hà Nội 36 phố phường.

Việc sử dụng lại tuyến đường sắt đã có cả trăm năm này, theo ông Hùng, là để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương án cải tạo, tác động đến cầu Long Biên hiện tại để phục vụ việc này phí tổn rất lớn, nhất là việc tôn móng cầu lên cao hơn. Ông Hùng đặt câu hỏi: “Vậy thì có nên đặt vấn đề tận dụng cầu Long Biên cho tuyến đường sắt quốc gia mới này?”.

GS.TS Hoàng Đạo Kính không giấu bức xúc: “Chưa ai đặt lên bàn cân đo đếm phương án vắt kiệt sinh lực, khai thác đến tận cùng con đường sắt cũ kỹ chạy ầm ầm qua phố Phùng Hưng lâu nay hay để lại tuyến đường này để bảo tồn thành tuyến phố du lịch kéo dài ra tận cầu Long Biên. Đừng vội tính món lợi nọ, số lãi kia so với những giá trị lâu dài để lại”.

GS Kính gợi ý chuyển cầu từ một thiết chế giao thông thành một thiết chế văn hóa, lịch sử, xây dựng một kịch bản vừa phát triển, vừa bảo tồn cho cây cầu, ứng xử với di sản này một cách văn hóa, văn minh.

GS.TS Nguyễn Việt Châu (Viện trưởng Viện Kiến trúc) chỉ rõ, cái sai lớn nhất của các phương án đưa ra là cách ứng xử với cầu Long Biên như với vật vô tri vô giác vậy. Nhấn mạnh hàng loạt ý nghĩa của cây cầu, ông Châu băn khoăn với câu hỏi sao cầu Long Biên chưa được công nhận là di sản. So sánh với những công trình của Hà Nội vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vừa qua, ông Hùng cho rằng, nếu đặt bên cạnh cầu Long Biên, câu cầu không hề thua kém ở bất cứ tiêu chí nào.

Theo đó, việc đầu tiên Viện trưởng Viện Kiến trúc đặt ra là cần lập hồ sơ để công nhận cây cầu là một di sản. Khi đó, các nhà làm quy hoạch mới buộc phải ứng xử với cây cầu như trong luật di sản. Mà trong các phương hướng bảo tồn quy định trong luật di sản, không có cách nào giống 3 phương án được Bộ GTVT đưa ra.

Tuy nhiên, GS Châu cho rằng, phương án phù hợp cũng cần đảm bảo 2 yếu tố, không chỉ là bảo tồn trong khi bức xúc giao thông đang rất lớn như hiện nay, khó khăn kinh tế đang tạo nhiều thách thức như thế này. “Không thể bảo tồn cầu mà không đóng góp gì cho phát triển kinh tế xã hội, như vậy, di sản cũng chỉ là một đống sắt để đấy” – ông Châu nói.

Giữ phố cổ hay cầu Long Biên?

Posted Image

Dời vị trí tuyến đường sắt trên cầu Long Biên hiện nay, đường sắt mới sẽ phá nát kiến trúc phố cổ Hà Nội?

“Phản pháo” lại những quan điểm GS Phan Xuân Đại (nguyên cán bộ Bộ GTVT, hiện đang là giảng viên của ĐH Phương Đông) phân tích ở khía cạnh khác, các KTS phê phán nhiều nhưng lại chưa có thông tin về thực trạng cầu Long Biên hiện tại, chưa đưa lên bàn cân về yếu tố này trong đầu bài của bài toán đưa ra.

Ông Đại cung cấp một bản báo cáo khái quát nhiều vấn đề. Trước hết, về kết cấu nhịp cầu thép của cầu Long Biên. Thời điểm xây cầu, người Pháp mới chỉ sản xuất được thép cán hàm lượng các-bon thấp, còn lẫn bọt khí trong tinh thể thép. Theo đó, khi liên kết, cấu kiện thép chỉ được dùng đinh tán, không được hàn. Qua bom đạn chiến tranh, 2/3 các nhịp dầm giữa sông đã đổ sập, hư hỏng hoàn toàn, phải nhiều lần xây lại trụ tạm.

Sau năm 1990, Viện Khoa học kỹ thuật GTVT đã lấy mẫu dầm thép của cầu để kiểm tra và kết luận đặc điểm cơ lý hóa của thép đều yếu kém, nếu có dùng lại phải hạ tải xuống 57% so với thiết kế ban đầu, củng cố trụ đỡ nhịp dầm, rút ngắn khẩu độ các dịp xuống dưới 35m.

Ngay việc duy tu sơn sửa hiện cũng không thể làm được vì rất tốn kém, do kết cấu nhịp cầu cũ liên kết bằng đinh tán, mặt cắt khung tổ hợp rất phức tạp, không thể đánh sạch gỉ dầm thép trong khi các phương tiện vẫn qua lại ngày đêm trên cầu.

Mố trụ cầu và móng hiện cũng không thể khai thác cho đường sắt nội đô Yên Viên - Ngọc Hồi vì yêu cầu móng phải ở độ sâu -45m trở xuống trong khi thiết kế ban đầu của cầu chỉ sâu -25 đến -35m.

Về vị trí cây cầu, quy hoạch đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi là đường sắt trên cao với một đôi tàu nhẹ hoạt động, đổ về ga Hà Nội ở tầng 2. Còn tất cả các hàng hóa chở nặng vẫn vượt sông Hồng trên cầu Thăng Long, đi theo tuyến bao quanh thành phố vào ga Ngọc Hồi từ nhiều năm nay. Như vậy, nếu đường sắt vượt sông vẫn đi ở vị trí cũ thì chỉ cần xây trụ đỡ của tuyến đường sắt trên cao theo phố Phùng Hưng như hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa là thấp nhất so với các phương án chọn vị trí khác.

“Việc dịch chuyển tuyến đường sắt ở một vị trí khác cầu Long Biên hiện tại đều phá vỡ toàn bộ kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội” – ông Đại đặt lên bàn cân phương án giữ lại cầu Long Biên hoặc khu phố cổ.

Ngoài ra, cao độ của cầu Long Biên hiện tại cũng đang cản trở giao thông đường thủy của Hà Nội khi quá thấp, không đồng bộ với hàng loạt cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống.

Những bài toán này, ông Đại khẳng định đã đặt ra với Bộ GTVT từ hơn 30 năm nay mà vẫn trăn trở, không giải quyết được. Cho đến năm 2012, Hà nội cũng thống nhất xác định không thể tìm được vị trí khác để làm cầu đường sắt vượt sông Hồng. Còn cầu Long Biên dù là một di sản kiến trúc đô thị nhưng không thể bảo tồn và sử dụng cho quy hoạch giao thông đô thị mà chỉ nên nghĩ đến việc khai thác bảo tàng di sản này.

Từ những phân tích đó, ông Đại nghiêng về ủng hộ việc tháo dỡ 9 nhịp cầu còn nguyên vẹn của cầu Long Biên để lắp đặt tại vị trí mới với độ dài ra được đến bãi giữa sông Hồng để phục vụ du lịch; xây dựng cầu Long Biên mới tại tim cầu hiện tại (phương án 1 như Bộ GTVT đưa ra).

=======================================

Hình như nước Việt ta thủa nào đó có Quốc hiệu là Đại Ngu thì phải ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, sao Sư phụ chưa viết tiếp ạ? Việc này đang rất nóng, bọn con đang hóng bài viết tiếp của Sư phụ đây ạ.

Trùi ui! Xem bài của ngài warenbocphet chưa? Thấy không? Toàn giáo sư trở lên. Tất nhiên toàn đúng cả. Nhưng vấn đề là các ý kiên mâu thuẫn nhau - cụ này bảo cụ kia sai - thì mần răng mà bít cụ nào đúng bi wờ. Thôi thì cụ nào nói cũng vỗ tay thôi. Cho nó lành. Posted ImagePosted ImagePosted Image.

Chứ cứ ủng hộ cụ này thì mất lòng cụ kia phiền lắm.Thôi thì cứ "Dĩ hòa vi quý" đập một nửa cái cầu Long Biên theo chiều dọc. Xây mới nửa cầu . Như vậy là kết hợp truyền thống với hiện đại.

Ai muốn hiện đại thì đứng ở nửa cầu bên này, Ai muốn hồi tưởng qúa khứ thì đứng nửa cầu bên kia.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KTS Nguyễn Văn Tất: Cầu Long Biên sẽ sống hay chết?

(Tin tức thời sự) - “Bảo tồn cầu Long Biên mà loại trừ tính kết nối giao thông, thay đổi địa điểm đồng nghĩa với việc chúng ta đã tước mất giá trị của công trình đó”.

Dưới góc độ là một chuyên gia về kiến trúc đô thị, KTS Nguyễn Văn Tất cho rằng, bảo tồn cầu Long Biên ngành giao thông nên cân nhắc kỹ tính duy nhất, dù với bất kỳ phương án nào.

Posted Image

Cầu Long Biên

Thứ nhất, với phương án di chuyển cầu Long Biên đến địa điểm khác. Cầu Long Biên là công trình kiến trúc tiêu biểu để lại nhiều hình mẫu có giá trị cho nghệ thuật quản lý đô thị. Nó là một công trình giao thông đang đóng vai trò văn hoá lịch sủ đặc biệt . Cầu Long Biên là dấu ấn lịch sử, là một phần không thể tách rời trong quần thể không gian đô thị-di sản kiến trúc đầu thế kỷ 20 mà Hà Nội may mắn giữ được.

Yêu cầu bảo tồn cầu Long Biên là việc hiển nhiên không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bảo tồn một cây cầu sống khác hoàn toàn bảo tồn một ngôi nhà nhỏ ở Hội An hay rất khác với việc bảo tồn một công trình đình, chùa nào đó.

Cầu Long Biên là công trình kiến trúc đặc thù mang tính hệ thống của đô thị, kết nối giao thông đi lại (giờ lại thêm kết nối quá khứ với hiện tại và rồi cả tương lai). Vì vậy, nếu bảo tồn cầu Long Biên mà loại trừ tính kết nối không gian hệ thống, thay đổi địa điểm công trình thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tước mất giá trị của công trình đó.

Do đó, tôi cho rằng, dời cầu Long Biên sang một vị trí khác, tách rời hoàn toàn với mạng lưới giao thông, với vị trí, địa điểm mà nó đã gắn bó suốt vòng đời đề thực hiện việc bảo tồn (tức là tháo dỡ rồi lắp lại biến nó thành bảo tàng) là rất không nên.

Không thể coi việc bê cây cầu Long Biên đặt qua chỗ khác để bảo tồn như một ngôi nhà. Như vậy, nó không còn giá trị nữa.

Thứ hai, lấy tim cầu để xây mới và bảo tồn. Với phương án này, thế giới cũng có nhiều hình mẫu, nhưng dù là cách nào cây cầu vẫn phải là cây cầu. Không thể cây cầu lại trở thành một phần kiến trúc chết, không công năng, không gắn với giao thông, đi lại.

Do đó, giữ lại cây cầu đồng nghĩa với việc phải giữ lại những giá trị, nhiệm vụ nó đã làm, đang làm và vẫn tiếp tục làm một cách hài hoà với tiện nghi và văn hoá đô thị. Không thể biến cầu Long Biên thành di sản văn hóa theo dạng đồ cổ của đô thị, chỉ để nhìn ngắm và hoài cổ. Mất sức sống công năng, cầu Long Biên sẽ không còn thứ giá trị đáng được bảo tồn.

Một ví dụ lẫy lừng nhất, chính là cây cầu cổ Ponte Vecchio ở Florence- Ý. Cây cầu đã có lịch sử hàng ngàn năm nhưng giờ vẫn là cây cầu nổi tiếng thế giới với nhiều shops ngay trên cầu. Và hiện nay nó vẫn đang tồn tại rực rỡ bởi những sự kiện season show được tổ chức hàng năm. Nó cũng là địa điểm thu hút rất nhiều du khách thế giới tham quan, du lịch. Điều quan trọng là nó vẫn ở đó và vẫn là cây cầu để qua lại. Cầu Tràng Tiền ở Huế cũng đã từng tổ chức rất nhiều hoạt động dạng như vậy rồi.

Tuy nhiên, lấy tim cầu để bảo tồn nhưng vẫn đòi hỏi phục dựng lại 100% nguyên trạng cây cầu đã nhiều mất mát qua chiều dài lịch sử cũng là suy nghĩ cực đoan. Còn thế nào để không cực đoan thì cuộc sống thực của đô thị và trí tuệ của nhiều nhà chuyên môn đứng đắn sẽ không thiếu những giải pháp hợp lý .

Thứ ba, xây cầu mới cách mấy chục hoặc mấy trăm mét. Phương án này cũng phải cân nhắc.

Giá trị một cây cầu không đơn giản chỉ ở thiết kế, kết cấu dầm thép, khung sắt… xung quanh nó là cả một không quan, cảnh quan riêng biệt, đã trở thành đặc điểm nhận diện.

Nếu có một cây cầu mới nằm cách đó vài trăm hoặc vài chục mét thì có thể sẽ không còn đủ độ lùi để nhìn ngắm cây cầu cũ. Hoặc cây cầu mới sẽ làm cái phông không mong đợi, hoặc che khuất cây cầu cũ Như vậy thì cái được chưa chắc đã bù đắp đủ cho mất mát. Việc nghiên cứu không gian nền thực tế về nhiều hướng cho cầu Long Biên sẽ chỉ ra khoảng cách tối thiểu của bất cứ cây cầu mới nào.

Như vậy, rất cần có sự trao đổi, góp ý từ các chuyên gia thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế nhằm hướng tới mục đích chung là “bảo tồn nhưng phải mang lại lợi ích thực sự”. Cần công khai các phương án, chân thành lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng và các nhà chuyên môn thông qua những phương thức hiệu quả .

Do đó, để giữ lại được cầu Long Biên, những người có trách nhiệm sẽ phải tìm ra phương án hợp lý. Trên quan điểm, lịch sử là lịch sử, không thể thay thế hoàn toàn cái cũ bằng cái mới. Lịch sử là cái này sống trong cái kia, cái quá khứ sống trong cái đương đại. Nhưng quan trọng nhất là để giá trị bảo tồn sống thực sự chứ không phải sân khấu hoá, dù công phu hào nhoáng đến đâu.

Với cây cầu Long Biên, việc bảo tồn đầu tiên phải bàn tới là những giá trị cộng đồng nó đã đảm đương, đang đảm đương và nhiệm vụ của nó sẽ sống chung thế nào trong thiết chế văn hoá đô thị sắp tới, trong đó có giao thông (chứ không chỉ có giao thông). Bộ mặt cầu Long Biên, trước tiên vẫn là cầu, nhưng vai trò và vận mệnh của nó sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí lớn lao khi sẽ khoác lên mình chiếc áo bảo tồn.

Cụ thể như ở Hội An, có thời gian Hội An phải quằn mình tìm cách sống. Du khách không có, kiến trúc xuống cấp mục gãy, người dân phá bỏ nhà cũ xây nhà mới trong thế không hợp pháp. Nhưng giờ Hội An đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng, Hội An đang sống bằng quá khứ của chính nó.

Và thực tế nhiều nhà dân đã... len lén phá nhà mới (trước kia) để cất lại nhà cũ. Đồng thời Hội An cũng đã chứng minh được giá trị sống mới của nó, không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế, xã hội, nó còn ý nghĩa lịch sử, văn hóa.

Tất nhiên không thể đưa ra một giải pháp mang tính chất khẳng định một chiều. Không có giải pháp nào khẳng định 100% có thể giải quyết được hài hòa giữa bài toán bảo tồn với phát triển.Nó phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay trên thế giới quan niệm về bảo tồn cũng có rất nhiều trường phái, mỗi trường phái có vẻ đúng hơn với mỗi trường hợp khác nhau.

Chỉ có những nhà chuyên môn đứng đắn, người dân địa phương và sự nhận thức đầy đủ của cơ quan quản lý, chỉ những người vì lợi ích chung của cộng đồng, mới đưa ra được bài toán ứng xử hợp lý.

Bài học ứng xử có lẽ học nhiều không hết, nhưng có một bài học học ngay được đó là phải biết cầu thị, lắng nghe vì lợi ích chung.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng có một bài viết rất hay về đèn giao thông. Đèn xanh được đi, đèn đỏ thì dừng lại, nhưng tại sao lại cần có đèn vàng? Đèn vàng không khẳng định. Có thể đi nhanh hơn cho kịp không làm cản trở, đi chậm lại phòng bất cẩn của người khác, cũng có thể dừng hẳn dù đèn đỏ chưa lên. Rõ ràng ở đây có vấn đề về ứng xử vì lợi ích và an toàn . Với câu chuyện này cũng vậy.

KTS Nguyễn Văn Tất

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ GTVT không xây cầu mới trùng tim cầu Long Biên

Posted Image - Với nhiều ý kiến trái chiều về phương án cầu Long Biên thời gian gần đây, trong văn bản mới nhất gửi UBND TP.Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết quan điểm của bộ này về phương án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 qua sông Hồng.

Thứ trưởng Đông nêu rõ, so sánh các phương án từ năm 2002 đến tháng 10/2013 và các phương án nghiên cứu bổ sung theo đề nghị của UBND TP. Hà Nội, nhất là dưới góc độ bảo tồn, Bộ GTVT thấy rằng phương án đi trùng tim cầu cũ là không khả thi vì phải tháo dỡ cầu cũ.

Do đó, Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị lựa chọn phương án vị trí cầu mới cách cầu cũ 30m về phía thượng lưu.

Posted Image

Cầu Long Biên

Trước đó, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Đông khẳng định: Việc Bộ GTVT đưa ra 3 phương án như vừa qua chỉ là để bổ sung theo kiến nghị của UBND TP Hà Nội.

Bởi, trước đó vào tháng 10/2013, Bộ trưởng Đinh La Thăng khi ký văn bản gửi Thủ tướng đề xuất về hướng tuyến đường sắt vượt sông Hồng cũng bảo lưu quan điểm xây dựng cầu mới cách cầu Long Biên hiện nay 30m và có phương án bảo tồn nguyên trạng đối với cầu Long Biên.

Trong khi đó, ngày 26/2, ông Nguyễn Thịnh Thành - Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cũng vừa có thông báo về việc chọn phương án làm cầu đường sắt của tuyến đường sắt đô thị số 1 khu vực cầu Long Biên.

Ông Thành cho biết, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 có phương án làm cầu đường sắt vượt sông Hồng tại khu vực cầu Long Biên.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 633/VPCP-KTN ngày 24/01/2014, TP. Hà Nội cùng với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng giao cơ quan tư vấn nghiên cứu, đề xuất phương án hướng tuyến và vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng.

“Các phương án cụ thể do cơ quan tư vấn đề xuất vừa qua sẽ còn được bàn bạc và thảo luận”, ông Thành cho biết.

Ngòai ra, theo ông Thành, Hà Nội luôn có quan điểm nhất quán về việc phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Vì vậy, Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT cùng các Bộ ngành liên quan sớm tổ chức hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học… để xem xét toàn diện, khách quan, khoa học nhằm đề xuất phương án tối ưu đảm bảo gắn kết việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên – cầu đường sắt hiện có gắn với bảo tồn khu phố cổ.

Mục tiêu đặt ra là phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông, đảm bảo tốt nhất yêu cầu cảnh quan kiến trúc và môi trường đô thị của Thành phố theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vũ Điệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng yêu cầu không phá cầu Long Biên

"Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc xây cầu mới cách cầu cũ 30 m, 50 m hay 200 m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử

Bộ Giao thông muốn xây cầu Long Biên mới

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ sáng nay về dự án đường sắt đô thị số 1 và cầu Long Biên, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Đinh La Thăng than phiền đã có nhiều hội thảo liên quan đến vấn đề gây tranh cãi này.

Quan điểm của Bộ Giao thông là thống nhất theo phương án trước đây đã được Thủ tướng đồng ý, đó làm cầu mới cách cầu Long Biên 30 m. Theo ông Thăng, phương án này có chi phí thấp nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất; còn theo phương án của Hà Nội và giải phóng mặt bằng thì không những chi phí cao mà thực tế cũng không làm được.

Posted Image

Đồ họa cầu đường sắt xây mới bên cạnh cầu Long Biên. Ảnh: Đ.L

"Quan điểm bảo tồn rất phức tạp. Trong khi đó tốc độ của dự án đường sắt số 1 quá chậm rồi. Đề nghị Thủ tướng chủ trì và có quyết định sớm", ông Thăng nói và cho rằng, phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên cũ 186 m rất khó vì ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ, làm sao mà giải phóng mặt bằng được.

Infographic: Long Biên - cây cầu qua ba thế kỷ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận:

"đưa cây cầu đi chỗ khác để bảo tồn nghe hơi lạ"

. Nhân có Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh, Thủ tướng nói:

"Khi làm việc Tổng thống, Thủ tướng Pháp thì người ta đều muốn Việt Nam giữ nguyên và người ta sẽ góp phần tài trợ. Quan điểm từ trước tới nay là giữ nguyên, còn làm cầu mới ở chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì các đơn vị cần bàn để phục hồi theo mức nào, sử dụng theo công năng nào phù hợp".

"Còn cầu mới để dành cho đường sắt cần bàn cho cụ thể. Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc cầu xây cầu mới cách cầu cũ 30 m, 50 m hay 200 m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguyễn Hưng

=============

Chết chửa??? ... mấy chú Phá Học, Tiên Sư Giáo sỹ ... Nhớ mua vài chục cái mo mà đeo vô mặt ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng yêu cầu không phá cầu Long Biên

"Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc xây cầu mới cách cầu cũ 30 m, 50 m hay 200 m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử

Bộ Giao thông muốn xây cầu Long Biên mới

Nguyễn Hưng

=============

Chết chửa??? ... mấy chú Phá Học, Tiên Sư Giáo sỹ ... Nhớ mua vài chục cái mo mà đeo vô mặt ...

Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ứng xử với 'di sản' cầu Long Biên

Dù chưa được công nhận, nhưng trong lòng mỗi người dân Hà Nội và những người yêu Hà Nội, cây cầu Long Biên từ lâu đã là một di sản gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô. Vậy nên, khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa một số phương án di dời, xây mới cầu Long Biên trên vị trí cũ đã gây nên những phản ứng trái chiều. Ứng xử như thế nào với cây cầu “di sản trong lòng dân” đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bài 1: Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội

Cầu Long Biên, cây cầu hơn 100 năm tuổi, cây cầu đầu tiên nối liền hai bờ sông Hồng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Cầu Long Biên trước có tên là cầu Doumer (tên của vị Toàn quyền Đông Dương thời xây dựng cầu). Cầu do Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel ở Paris (Pháp) thiết kế, được Pháp xây dựng từ năm 1889, hoàn thành vào năm 1902. Cầu có 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ bê tông cao tới 40 m (tính từ móng), phần cầu thép dài 1.682 m, đường dẫn xây bằng đá dài 896 m, ở giữa là dành cho xe lửa, hai bên cầu là phần đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Với cấu trúc như vậy, cầu Long Biên đã trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới thời đó, và là cây cầu có độ dài thứ hai trên thế giới (sau cầu Brooklyn của nước Mỹ).

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Posted Image

Cầu Long Biên, cây cầu gắn liền với lịch sử Hà Nội. Ảnh: Đình Na - TTXVN

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Nói về giá trị của cây cầu Long Biên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội khẳng định: “Trước hết, cây cầu là một di sản về kiến trúc. Xây dựng từ cuối thế kỷ 19, cầu Long Biên có giải pháp kết cấu, vật liệu rất hiện đại thời bấy giờ. Trải qua hơn 100 năm, đến nay, trên thế giới chỉ còn 4 công trình có dạng kết cấu và vật liệu tương tự, trong đó có tháp Eiffel của Pháp. Là một di sản kiến trúc hiện đại khi đó, nhưng cầu Long Biên lại mang đậm bản sắc dân tộc, vì người Pháp đã đưa biểu tượng cây cầu có hình dáng giống con rồng bay qua sông Hồng, hình ảnh ấy gắn liền với biểu tượng văn hóa Hà Nội”.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Cầu Long Biên còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện về lịch sử phát triển Hà Nội: Năm 1947, Trung đoàn Thủ đô đi qua cầu Long Biên rút ra khỏi nội đô an toàn để bảo vệ Hà Nội. Đến năm 1954, người dân Hà Nội không thể quên hình ảnh đoàn quân viễn chinh Pháp rút khỏi cầu Long Biên. Cách đây 60 năm, khi đoàn quân bộ đội Cụ Hồ tiến về giải phóng Thủ đô qua 5 cửa ô, có một cửa ô là hướng từ cầu Long Biên đi vào. Rồi khi Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại, đánh phá vào Hà Nội, cầu Long Biên là nơi chứng kiến trận địa pháo đánh B52, đặc biệt khi cầu bị sụt một số nhịp, bằng trí tuệ và sức mạnh của những người lao động, của nhân dân, chúng ta đã sớm khôi phục lại cầu Long Biên bằng nội lực của mình.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Một giá trị nữa không thể phủ nhận, là cuối thế kỷ XIX, khi Pháp còn đang ở Hà Nội, đã quyết tâm làm cầu để thể hiện vai trò trung tâm của Hà Nội với cả nước, với vùng, với cả liên bang Đông Dương lúc bấy giờ. Có thể nói, khi cầu Long Biên được xây dựng, giao thông Hà Nội đã rất thuận lợi, hướng phát triển mạnh lên các tỉnh phía Bắc, từ Hải Phòng lên Lào Cai. Cây cầu cũng là khởi điểm đầu tiên minh chứng Hà Nội có vai trò với cả vùng, cả nước.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Với những giá trị như vậy, cầu Long Biên không chỉ là di sản vật thể kiến trúc, mà nó còn là di sản văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của Hà Nội qua các giai đoạn, nó là địa điểm lịch sử minh chứng cho Hà Nội phát triển với những sự kiện lịch sử hào hùng. Trong lịch sử phát triển 1.000 năm của Hà Nội, cầu Long Biên được xem như một điểm kết nối trong hệ thống di tích của thành phố Hà Nội, ở khu vực phía đông Hà Nội hiện nay. Nói đến khu phố cổ là nói đến cầu Long Biên, nói đến cầu Long Biên là nói đến hệ thống nhà máy xe lửa Gia Lâm, đến hệ thống các di tích lịch sử...

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Như vậy, rõ ràng cầu Long Biên có giá trị di sản rất lớn, là một biểu tượng của Hà Nội, đặc biệt là giá trị về địa điểm lịch sử, nên chúng ta phải tôn trọng, phải gìn giữ. Hiện nay, cây cầu đang xuống cấp, thì chúng ta phải bảo trì, nâng tầm nó lên chứ không phải hủy bỏ để làm cây cầu mới”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Đồng tình với quan điểm này, KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng: “Cầu Long Biên là một di sản văn hóa, là một kiến trúc cầu đặc sắc, độc đáo duy nhất của Việt Nam. Cầu Long Biên từ lâu đã trở thành biểu tượng, thành ký ức, là nhân chứng lịch sử của một thế kỷ Hà Nội hào hùng và bi tráng. Trong chiến tranh, dù bị đánh phá nhiều lần nhưng cầu Long Biên vẫn trụ vững đến ngày hôm nay. Cây cầu cũng là điểm nhấn kiến trúc quan trọng trên sông Hồng, nối hai trung tâm, là di sản văn hóa của Thủ đô. Và cho dù chưa được công nhận, nhưng cầu Long Biên là bảo tàng sống, là ký ức của người dân Thủ đô, cần phải được gìn giữ”.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, chúng ta phải nhìn cầu Long Biên là một cây cầu di sản, cây cầu lịch sử để có giải pháp bảo tồn xứng đáng với giá trị lịch sử của nó. Bất kỳ ai cũng không được phép quên rằng cây cầu bị tàn phá nặng nề như hiện nay chính là do không quân Mỹ oanh kích từ năm 1967 - 1972; biết bao nhiêu chiến công đã có ở nơi đây để chúng ta giữ được cây cầu trong chiến tranh và xây cầu trong hòa bình.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Phương Lan

Bài 2: Cân nhắc các giải pháp

Ứng xử với 'di sản' cầu Long Biên - Bài 2

Cân nhắc các giải pháp

Sau khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nêu một số phương án di dời, xây dựng mới cầu Long Biên, đa số các ý kiến đều cho rằng, cả ba phương án đều chưa hợp lý, bởi từ lâu, cây cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người dân thủ đô Hà Nội. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Posted Image

Cầu Long Biên không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về giao thông.

Ba phương án được Bộ GTVT nêu ra để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan sau khi đã nghiên cứu gồm: Phương án 1 là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để bảo tồn; phương án 2 là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự cầu cũ như thiết kế ban đầu và phương án 3 là xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn. Với phương án nào thì kinh phí di dời cũng gần 1000 tỷ đồng, xây dựng cầu mới cũng chừng 9 -10 ngàn tỷ đồng. Nhìn chung, dư luận có nhiều quan điểm, nhưng đa số các nhà lịch sử, quy hoạch kiến trúc và các nhà văn hóa đều cho rằng cả 3 phương án đều chưa hoàn toàn thuyết phục. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội - nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, nếu thực hiện theo phương án 1 thì sẽ biến cầu Long Biên thành bảo tàng vật thể chết, chứ không phải bảo tàng không gian sống, là một địa điểm lịch sử như hiện nay. Còn với phương án 2 và 3 đều không có ý nghĩa gì với địa điểm và giá trị lịch sử của cầu Long Biên, vì cần bảo tồn nguyên trạng, bảo tồn địa điểm lịch sử chứ không phải trẻ hóa di tích để nó sớm bị mai một.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Với kinh nghiệm của người làm công tác quy hoạch và quản lý đô thị lâu năm, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, để có phương án thích hợp, cần thống nhất 3 nguyên tắc: Một là phải nhận diện đầy đủ giá trị cầu Long Biên. Hai là phải xem xét kế thừa cả quá trình đã nghiên cứu, đã đề xuất về cầu Long Biên trong thời gian qua để chúng ta có kế thừa một cách chọn lọc, không nên phủ định sạch trơn cái cũ để đưa ra cái hoàn toàn mới. Ba là việc nghiên cứu phát huy, bảo tồn cầu phải trên cơ sở quy hoạch chung của Thủ đô, trong đó có quy hoạch giao thông, mới được Chính phủ phê duyệt 2011 và quy hoạch chung của Hà Nội. “Phải quán triệt 3 nguyên tắc đó, phải nhận diện đầy đủ, toàn diện giá trị cầu Long Biên thì chúng ta mới có được giải pháp đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển được. Chiếu theo 3 nguyên tắc trên cho thấy, 3 phương án của Bộ GTVT đưa ra là chưa đầy đủ và chưa có phương án nào thuyết phục”, ông Nghiêm nói.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, đến nay Hà Nội đã có 7 lần làm quy hoạch chung, đặc biệt trong quy hoạch năm 1992 và năm 1998 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị cầu Long Biên tại vị trí hiện có. Từ năm 2000 - 2001, giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra vấn đề là bảo tồn và phát huy giá trị cây cầu. Khi đó, các chuyên gia đa ngành đều cho rằng, nên bảo tồn cầu Long Biên. Khi đó Pháp đã có một bản ghi nhớ với chúng ta, để tạo ra một sự hỗ trợ nhất định, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến nay chúng ta chưa làm được việc đó. Đến năm 2008, khi đặt ra những vấn đề về đường sắt đô thị, thành phố Hà Nội đã có nghiên cứu cụ thể và đã đưa ra dự án xây dựng một cây cầu Long Biên mới, cách thượng lưu cây cầu Long Biên hiện nay 186 m, tôn tạo nguyên trạng cầu Long Biên ở vị trí hiện nay. Khi đó, cả hội đồng kiến trúc quy hoạch, cả các chuyên gia đa ngành đều thừa nhận đây là giải pháp hợp lý, nhưng do khó khăn, chúng ta chưa thực hiện được. Do đó, trước khi kết luận nên ứng xử như thế nào với cầu Long Biên thì cần phải cân nhắc đến những vấn đề liên quan.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, đến nay ông chỉ mới nghe nói có 3 phương án về cầu Long Biên, tuy nhiên phương án nào cũng “đụng” vấn đề rất ấu trĩ đó là bảo tàng. Nếu chúng ta nhấc nhịp cầu Long Biên ra chỗ khác để làm bảo tàng sẽ rất dễ tạo ra dư luận trái chiều.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo ông Dương Trung Quốc, bất cứ công dân nào của Thủ đô đều hiểu được giá trị của cầu Long Biên, nên trước khi chọn cách ứng với cầu Long Biên như thế nào thì cần tạo được sự đồng thuận cao của xã hội. Nếu như ngay từ khi mới hình thành ý tưởng về các phương án di dời hoặc xây mới cầu Long Biên, Bộ GTVT tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn liên quan như của ngành bảo tồn, bảo tàng, của ngành lịch sử, điều tra xã hội học… thì sẽ không dẫn đến phản ứng xã hội như hiện nay.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Phương Lan

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Ứng xử với “di sản” cầu Long Biên - Bài cuối: Tạo sự đồng thuận xã hội

Theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia và người dân, trước khi lên kế hoạch, tiến hành di dời hoặc xây mới cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải cần tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn ở nhiều ngành khác nhau và lấy ý kiến dư luận. Có như vậy mới tạo sự đồng thuận và có cách ứng xử văn hóa đối với cầu Long Biên.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Posted Image

Nhiều ý kiến đề nghị bảo tồn nguyên gốc cầu Long Biên.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội: Chúng ta không nên có thái độ chỉ xem xét yếu tố kinh tế, như vậy sẽ không hợp lý, mà phải xem xét giá trị bảo tồn với giá trị của phát triển mới thì mới có giải pháp thích hợp. Đặc biệt, cần quan tâm đến ý kiến của cộng đồng dân cư, để chúng ta có ứng xử thích hợp. Một số người cho rằng cầu Long Biên chưa được công nhận là di sản nên có thái độ ứng xử chưa thực sự khách quan là không nên. Ở đây, chúng ta phải nhìn nhận giá trị di sản dưới góc độ văn hóa, lịch sử kiến trúc để trân trọng đề xuất nó được công nhận di tích, chứ không phải xem nó chỉ bằng văn bản để có thái độ không hợp lý.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Phương án tối ưu nhất là tôn tạo và phát huy giá trị cầu Long Biên tại vị trí cũ gắn kết với hệ thống di sản, đấy là cách để phát triển kinh tế, kích thích du lịch. Nên xây dựng một cây cầu mới, còn ở vị trí nào thì cần phải điều tra, khảo sát và cân nhắc thêm”, KTS Đào Ngọc Nghiêm khẳng định.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Còn theo KTS Phạm Thanh Tùng, khi Hà Nội phát triển, chúng ta đã có thêm nhiều cây cầu mới hiện đại, gánh vác nhiệm vụ giao thông cho cây cầu Long Biên. Nhưng không vì thế mà phá bỏ, hay can thiệp thô bạo vào cây cầu, vì đó là hành vi xúc phạm đến những người yêu Hà Nội. Hãy để cầu Long Biên được giữ nguyên vẹn hình dáng như hiện nay, cũng không cần phải phục dựng lại những nhịp cầu bị chiến tranh tàn phá, vì đó là chứng nhân của tội ác, nhắc nhở thủ đô hôm nay đứng vững và phát triển là phải có mất mát, để giáo dục thế hệ con cháu chúng ta hiểu được chiến tranh đã huỷ hoại di tích như thế nào, và cái giá của hòa bình là thế nào...

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Chúng ta không khó để có giải pháp làm cầu đáp ứng được giao thông hiện tại, nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ, với tài năng của các KTS Việt Nam hiện nay. TP Hà Nội cần có trách nhiệm lên tiếng với di tích của Thủ đô. Bộ GTVT cần có hội thảo về sự tham gia của những người gắn bó với Hà Nội, hiểu Hà Nội để có thêm ý kiến, như vậy chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp thích hợp đối với cầu Long Biên”, KTS Phạm Thanh Tùng khẳng định.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, cho đến nay, người ta vẫn nhìn cầu Long Biên chủ yếu dưới góc độ là trục giao thông quan trọng của Hà Nội, điều này là hoàn toàn chính xác nếu ta nhìn về lịch sử thành phố Hà Nội. Đây là một công trình hạ tầng có tầm cỡ khu vực và thế giới cả về quy mô và về công nghệ. Việc giải quyết giao thông vượt sông Hồng đã kích thích phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội thành một đô thị, điều này lịch sử phát triển thủ đô Hà Nội đã cho thấy rõ. Chỉ riêng điều đó thôi đã xứng đáng để bảo tồn.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Tại sao quy hoạch giao thông lại cứ nhằm vào nội thành, vào khu vực nhạy cảm nhất, khu vực được coi là di sản, mà không tìm một phương án nào tốt hơn. Rất nhiều nhà kiến trúc nổi tiếng đã nói, tuyến đường giao thông lớn phải tránh khu có mật độ dân cư quá cao, vì thế, tôi cho rằng, phương án giải quyết giao thông thì nên tách ra khỏi cầu Long Biên”, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, vấn đề liên quan đến cầu Long Biên cần tham khảo sự hiểu biết về Hà Nội của các nhà chuyên môn ở nhiều ngành khác nhau. Sau đó, một cơ quan đứng ra chủ trì, mời các bên ngồi lại trao đổi, thông qua dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tạo sự đồng thuận xã hội. Như vậy, chắc chắn Bộ GTVT sẽ tìm được một giải pháp ứng xử văn hóa với cầu Long Biên.

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Phương Lan

Share this post


Link to post
Share on other sites