Guest loccoctu

Các Bậc Thánh Nhân.

2 bài viết trong chủ đề này

24 câu nói đáng suy ngẫm của Đức Dalai Lama

07/02 /201414:21Posted Image(Kênh 13) – Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

Posted Image

1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.

2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai

3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.

4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế

5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời

6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc

7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người

8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình

9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế

10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó

11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác

12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn.”

13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.

14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.

15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy

16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực

17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới

18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh

19. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh

20. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này

21. Hãy nhớ rằng im lặng, thỉnh thoảng, là câu trả lời tốt nhất

22. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

23. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo

24. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế.

(Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẬT GIÁO VÀ LÝ HỌC.

Sự tích hợp nhận thức về khởi nguyên của vũ trụ trong Lý học Việt giữa hai tôn giáo lớn nhất của văn minh Đông phương là Đạo Giáo và Phật giáo trong việc mô tả sự khởi nguyên vũ trụ của hai tôn giáo này với khái niệm "Thái cực" của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - cho thấy sự thỏa mãn theo tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết thống nhất: Một lý thuyết thống nhất, nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh.

Tuy nhiên sự kiện không dừng lại ở đây. Trong 24 câu nói của Đức Đalai Lama, được post ngẫu nhiên lên đây, cũng rất nhiều điều trùng hợp với Lý học Đông phương.

loccoctu' date='08 Tháng hai 2014 - 09:01 AM

24 câu nói đáng suy ngẫm của Đức Dalai Lama

07/02 /201414:21

Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM

(Kênh 13) – Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

Posted Image

1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.

Tương đồng với Lý học:

Tôn trọng quy luật của tự nhiên, và coi con người cấu thành từ tự nhiên, chịu sự chi phối của tự nhiên và tương tác với tự nhiên.

2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai.

Tương đồng với Lý học:

Chữ Nhân đừng đầu Ngũ đức.

3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.

Chữ Nhân đừng đầu Ngũ đức.

4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế.

Tương đồng với Lý học:

Chữ Nhân đừng đầu Ngũ đức.

5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.

Tương đồng với Lý học:

"Phúc bất trùng lại, Họa vô đơn chí";"Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm".

6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc

Tương đồng với Lý học:

Đây là quyền lực của trí tuệ: "Nhân bất học bất chí lý"

7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức.

8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức. "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh".

9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế.

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức.

10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó.

Tương đồng với Lý học:

"Tri lý, tri kỷ, tri bỉ", "Quân tử tùy thời biến dịch"

11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức.

12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn.”

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể". "Tri lý, tri kỷ, tri bỉ".

13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể". "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ".

14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.

Tương đồng với Lý học:

"Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh".

15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy

Tương đồng với Lý học:

"Dịch biến đổi không ngừng và sống hòa nhập với tự nhiên là Lý của Dịch". 16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực.

Tương đồng với Lý học:

"Âm cực thì Dương sinh. Dương cực thì Âm sinh"

17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới

Tương đồng với Lý học:

"Vạn vật đồng nhất thể".

18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh.

Tương đồng với Lý học:

"Khí chất và hình tướng khác nhau thì tính chất khác nhau". Lý học phân loại các cõi - tức nền tảng tri thức trong một nền văn minh. Người trong tập hợp này thì không thể hiểu được ngưới trong tập hợp khác (Cõi khác" , ngoại trừ cả hai cõi đều ở trong một cõi khác bao trùm chia sẻ (Tập hợp lớn hơn- "Nghịch lý Cantor).

19. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh.

Tương đồng với Lý học:

Tôn trọng quy luật của tự nhiên hơn sức mạnh với tự nhiên.

20. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này.

Tương đồng với Lý học:

Tôn trọng quy luật của tự nhiên hơn thể hiện sức mạnh với tự nhiên.

21. Hãy nhớ rằng im lặng, thỉnh thoảng, là câu trả lời tốt nhất.

Câu này là hệ quả của câu 18. Vì không phải ai cũng có thể chia sẻ cái mình hiểu.

22. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

Tương đồng với Lý học:

Tôn trọng quy luật của tự nhiên hơn sức mạnh với tự nhiên. "Cân bằng Âm Dương".

23. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.

Tương đồng với Lý học:

Nhưng chỉ với Lý học Việt: Lý học mô tả tự nhiên chứ không phải tự nhiên. Đức Phật nói: "các người hãy nhìn lên mặt trăng, chứ đừng nhìn ngón tay ta đang chỉ mặt trăng".

24. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế.

Tương đồng với Lý học:

Lý học chỉ là tri thức. Nó không có cái chùa nào.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay