Thiên Sứ

Bí Ẩn Tiết 5 Thuyết Quái Truyện

1 bài viết trong chủ đề này

IV.2 . BÍ ẨN THUYẾT QUÁI TRUYỆN VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TỐN KHÔN.

Trích: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Người viết đã hân hạnh giới thiệu với bạn đọc về những gía trị minh triết Việt liên quan đến sự chuyển đổi vị trí hai quái Tốn Khôn trong cái gọi là Bát quái Văn Vương. Nhưng còn một hiện tượng xác định một cách gián tiếp về việc chuyện đổi Tốn Khôn lại nằm ngay trong chính văn bản của kinh Dịch, còn gọi là Chu Dịch, vốn hàng ngàn năm qua được hiểu là Dịch của nhà Chu, do Chu Văn Vương phát minh.

Đoạn kinh văn trong bản Chu Dịch (Kinh Dịch) nói trên nằm trong phần "Thuyết quái truyện". Tiết 5, Thuyết quái truyện viết:

"Đế xuất hồ Chấn"; "Tề hồ Tốn"; "Tương kiến hồ Ly"; "Trí dịch hồ Khôn"; "Thuyết ngôn hồ Đoài"; "Chiến hồ Càn"; "Lao hồ Khảm", "Thành Ngôn hồ Cấn".

Đồ hình Hậu thiên Văn Vương - được các nhà nghiên cứu Hán Nho cho rằng xuất hiện vào đời Tống - hoàn toàn trùng khớp với thứ tự của đoạn kinh văn này. Bạn đọc xem hình mô tả do người viết thực hiện dưới đây - bắt đầu từ quái Chấn - hình mũi tên:

Posted Image

Các nhà nghiên cứu Lý học hiện đại cũng cho rằng: các Đạo gia thời Tống đã căn cứ vào đoạn kinh văn trên để làm ra Hậu Thiên Văn Vương.

Nhưng bạn đọc cũng nhận thấy nội dung đoạn kinh văn trên không trực tiếp diễn đạt nguyên lý cấu hình Hậu thiên Văn Vương. Mà chỉ là sự trùng hợp theo thứ tự diễn đạt. Và bản thân nội dung đoạn kinh văn trên - không cần chứng minh - cũng xác định ngay rằng: Nó không thể là nguyên lý cho cấu trúc hình Hậu Thiên Văn Vương. Vậy nó mang hàm nghĩa gì?

Nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại nổi tiếng Trung Quốc hiện nay là ông Thiệu Vĩ Hoa, đã giải thích đoạn kinh văn này như sau:

1/ Đế xuất hồ Chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ Chấn (Quẻ Chấn là phương Đông, lệnh của tháng Hai, mùa xuân. Mặt trời phía Đông mọc lên là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng).

2/ Tề hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ Tốn là Đông Nam, lệnh của tháng Ba, tháng Tư. Mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng).

3/ Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày, ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương Nam, lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng).

4/ Chí dịch hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vạn vật (Quẻ Khôn là phương Tây Nam, lệnh của tháng 6, tháng bảy; Khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ).

5/ Thuyết ngôn hồ Đoài: Là lúc vạn vật tươi vui ("thuyết" tức tươi vui), bèn ứng ở quẻ Đoài (Quẻ Đoài là phương Tây, lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy,lúc mừng được mùa).

6/ Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với Càn là lúc vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh (Quẻ Càn là phương Tây Bắc, lệnh của tháng 9, tháng 10, là lúc tối sáng, Âm Dương đấu tranh lẫn nhau.

7/ Lao hồ Khảm: Khi vũ trụ vận hành đến Khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi (Quẻ Khảm là phương Bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước, không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương này hoàn toàn không có, vạn vật mệt mỏi, là lúc lúc yên nghỉ).

8/ Thành ngôn hồ Cấn: Vũ trụ vận hành đến Cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới (Quẻ Cấn là phương Đông bắc, lệnh của tháng 12 và tháng Giêng, tức giao thời của Đông và Xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu)(*)

* Chú thích: Chu Dịch với dự đoán học. Thiệu Vĩ Hoa. (Sách đã dẫn.Trang 20).

Rõ ràng những giải thích của ông Thiệu Vĩ Hoa cũng hoàn toàn không hề làm sáng tỏ hơn nội dung của đoạn kinh văn trên và nó vẫn không thể chứng tỏ được đoạn kinh văn trên là nguyên lý cấu thành đồ hình Hậu Thiên Bát quái Văn Vương. Vậy đoạn kinh văn trên ra đời nhằm mục đích gì?

Người viết nhận thấy rằng: Đây cũng chính là một mật ngữ nữa, xác định một cách rõ nhất và gần như là lời khuyên trực tiếp phải đổi chỗ Tốn Khôn.

Người viết trình bày nội dung này theo cách hiểu như sau:

1/ Đế xuất hồ Chấn: Vua ra cửa Chấn. Mang một nội dung phục dựng lại lịch sử Văn Lang dưới triều đại các vua Hùng (Đế), sẽ gây ra sự chú ý của dư luận. Hàm nghĩa quái Chấn là sấm sét, là sự kinh động.

2/ Tề hồ Tốn: Từ "tề" trong câu "Tề hồ Tốn", hoàn toàn vẫn dùng một cách phổ biến trong ngôn ngữ của đồng bào Nam bộ Việt Nam hiện nay, nghĩa đen là cào bằng, làm bằng, làm cho cùn. Như vậy nghĩa đen rất cụ thể của từ này theo đúng ngôn ngữ Việt là "cào bằng cửa Tốn".

3/ Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly ở phương Nam, là tượng trưng cho sự minh triết, tính văn hóa, giáo dục, thuộc hành Hỏa. Nghĩa đen của câu này là gặp gỡ ở phương Nam. Tất nhiên là như vậy. Vì chỉ có nền văn hiến Việt - phương Nam mới có thể xác định được điều này.

4/ Chí dịch hồ Khôn: Nghĩa đen của câu này rất rõ ràng: Có ý chí, hoặc trí tuệ để chuyển (Dịch) quái Khôn. Còn chuyển đi đâu nữa, khi đã "tề hồ Tốn" ở Đông Nam thì chỉ còn có vị trí đó để chuyển quái Khôn ra đấy và quái Tốn thay vào vị trí Tây Nam của quái Khôn.

5/ Thuyết ngôn hồ Đoài: Nghĩa đen của câu này có nghĩa là nói chuyện ở phương Đoài, tức phương Tây. Câu này mang một hàm nghĩa sâu sắc hơn cho thấy: phải lấy chuẩn mực khoa học của phương Tây - nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - để chứng minh cho việc chuyển đổi này.

6/ Chiến hồ Càn: Càn là trời, là vũ trụ. Do đó, việc chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ xưa sẽ xảy ra cuộc tranh luận khó khăn.

7/ Lao hồ Khảm: Nghĩa đen của câu này là "vất vả ở cửa Khảm" . Quái Khảm ở phương Bắc. Nội dung của câu này chắc không cần giải mã. Tất nhiên với 2000 năm mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái của người Hán (Phương Bắc) thì việc chứng minh của Việt tộc không dễ dàng gì!

8/ Thành ngôn hồ Cấn: Mọi chuyện sẽ kết thúc khi xác định được rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là học thuyết vũ trụ quan, mô tả sự vận động tương tác có tính quy luật của vũ trụ liên quan đến Địa Cầu. Quái Cấn chính là biểu tượng của Địa cầu(*)

Trong qúa trình chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, người viết đã nhận thấy mọi việc đang diễn ra đúng như vậy.

Trong nội dung của bản văn kinh Dịch theo cổ thư chữ Hán, hiện tượng tự phủ định này không phải lần duy nhất xác định kinh Dịch không phải của người Hán. Chính dấu ấn hóa thạch của câu trong Hệ từ thượng truyện "Thị cố dịch hữu Thái cực...." và kết thúc "Tứ tượng sinh bát quái" cũng đã xác định điều này.

Một lần nữa, người viết xin được lưu ý bạn đọc rằng: Chúng tôi không bao giờ coi việc giải mã là luận cứ xác định tính khoa học của hệ thống luận điểm của người viết. Nó chỉ là một sự định hướng cho người viết đi tìm một giải pháp đúng với một gỉa thuyết nhân danh khoa học và được thẩm định với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng.

==================

*Xin xem thêm: "Nguyên lý quái Cấn ở trung cung" , trong "Tìm về cội nguồn kinh Dịch". Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Xuất bản lần thứ 1. Nxb Đại học quốc gia 2001. trang 353. Hoặc "Tìm về cội nguồn kinh Dịch". Xuất bản lần thứ 2. Nxb VHTT. 2002. trang 281.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay