Lê Bá Trung

TRÌNH TỰ LẬP TRẠCH.

1 bài viết trong chủ đề này

Dụng đất xây dựng hợp lý ?

Đại trạch thổ là đất dựng trạch khởi từ Khôn bắt đầu việc dựng trạch bằng Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà),đến Bích thượng thổ (đất vách tường chia không gian nội ốc) mà thành căn nhà hoàn chỉnh trong khu dân cư Thành đầu thổ.

Việc đầu tiên dương trạch cần tránh ngũ hư (năm điều nên tránh khi làm nhà ở) là giảm sự lãng phí không gian,tránh làm nhà quá lớn mà phân khẩu ít,qui mô ngôi nhà nên tương thích với người cư ngụ.Phòng ngủ của quan - tướng chăng nữa cũng không quá rộng và được che chắn kín đáo.Là bởi trọng tính âm,tĩnh lặng,nếu làm rộng và cao là tán khí,mất ngủ.

Tránh ngũ hư còn là tiện dụng diện tích và chức năng sẵn có,nên tránh rườm rà,đừng thêm thắt.Tránh để các phòng dư thừa không dùng đến (phòng ngủ cho khách,phòng thể dục,phòng hát karaoke...).Phòng không sử dụng sẽ bị ẩm thấp tù hãm.Đồng thời cũng không nên bài trí nhà có quá nhiều không gian đóng,theo kiểu chia phòng kín đáo,mà nên làm những không gian mềm,đa năng,linh hoạt để thay đổi khi cần thiết. Những chỗ đệm như hành lang,cầu thang,sảnh,tầng cũng cần bố trí vật dụng hữu ích để tránh lãng phí và chuyển tiếp khí tốt hơn.

Tránh tù hãm : Tâm lý người cư ngụ nhà phố ống,thích nhiều phòng lớn,không mở giếng trời,nên các phòng không tiếp xúc với ngoại khí để dương quang được đầy đủ. Nội khí bị tù hãm,khí khẩu,khí đạo không thông suốt.

Tránh ngũ hư tù hãm cũng là tránh ngũ hư tán khí.Là bởi,muốn tránh tù hãm phải làm thoáng không gian.Làm thoáng không gian có nghĩa là chia cắt không gian thành nhiều khoảng(sân trước,giếng trời,sân sau),sẽ kéo dài lối đi,gây tán khí và khó bảo vệ.Làm thoáng sao cho khí nóng bốc lên cao và thoát,tối kỵ làm thoáng gây tồn đọng khí quẩn.

Một ngũ hư quan trọng khác là tránh làm nhà dang dở,tường vây không hoàn tất,hoặc làm xong lại thay đổi đập đi làm lại...Những tránh đó là nhằm đảm bảo trọn vẹn nội ngoại khí dương trạch.

Tóm lại,tránh ngũ hư là pháp sử dụng nhà đất hợp lý theo phong thủy.

Nhà liên kế,nhà song lập giống,khác nhau như thế nào ?

Phong thủy quan niệm nơi cư trú luôn là thực tế có hình,trông hình để xét khí,tìm ra khí vận trong mỗi ngôi nhà để cân bằng dương trạch.Đối với loại nhà liên kế hay song lập,hình bên ngoài giống nhau,đối xứng,nhưng nội khí trong mỗi nhà lại không tương đồng nhau do tính chất sử dụng mỗi nhà mỗi khác.Do đó cần tận dụng các lợi điểm của liên kế - song lập để nâng cao trường khí và khắc phục các bất lợi.

Nhà song lập thường đối xứng với nhau qua tường trung giữa hai nhà,dẫn đến phần sân trước hay sau của hai nhà thường tương đồng về hình và thế,tức là cũng tương đồng về khí ngoại diện.Do vậy khi bố trí sân trước hay sau không nên làm tường ngăn cao để chia cắt tường khí tổng thể,mà nên làm rào thấp hoặc thưa thoáng để hai nhà đều tận dụng được.Nhà song lập thường trọn vẹn hình,thế khi chung mái,để phân biệt có thể dùng con lươn phân thủy chứ không nhất thiết phải tách mái để mỗi nhà trở thành biệt lập.Hệ thống móng của hai nhà nên kết hợp từ đầu để ổn định địa mạch. Nhà song lập muốn đạt được ngoại khí thống nhất rất cần sự hợp tác của hai nhà,cũng có thể tạo nét chung về mái,chiều cao,tỷ lệ,còn trong chi tiết hình thế thì khác biệt,nhưng vẫn phải cân bằng âm dương,đặc rỗng.

Mỗi dương trạch đều có qui mô,đối tượng sử dụng riêng biệt.Nhà song lập dù khối tích đối xứng nhưng ngăn chia bên trong cần linh động theo nhu cầu mỗi nhà để có được nội khí đặc thù,không phạm ngũ hư.

Về mặt phương vị,nếu mặt chính nhà song lập quay hướng Nam hoặc Bắc thì một bên được hướng Đông trong khi căn bên kia được hướng Tây hoặc ngược lại.Để tránh những bất lợi của hướng Tây cần xử lý khi xây cất và xếp đặt không gian tương thích (hệ thống lam,tường hoa,lô gia,xếp các khu phụ : cầu thang,nhà kho,nhà vệ sinh..) theo nguyên tắc tọa hung hướng cát.Dành các phòng chính nằm ở trục Bắc Nam để đón gió lành và tránh nắng nóng.Như vậy là nội khí ở hai nhà cơ bản là tương đồng nhưng thực ra đã có những điều chỉnh theo phương vị cụ thể.

Việc bố trí thiên tỉnh (giếng trời) trong nhà song lập cũng nên theo cách bổ sung khí cho nhau.Có thể hai giếng trời góp làm một để tăng tích khối lượng khí lưu thông,cũng có thể hai giếng trời lệch nhau để bổ sung khoảng thông thoáng cho các chỗ âm tính mà bên kia thiếu.

Nhà liên kế (đặc biệt liên kế trong các khu qui hoạch dân cư mới),tính độc lập của từng trạch cư ngụ mạch lạc,rõ ràng,nên việc liên kết khí với nhau phải được cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể,tránh những bất xóm giềng xảy ra sau này tạo nhân khí bất lợi.

Nhà đầu đường,góc chợ,nhà mũi tàu cát được không ?

Đừng nghe các bậc trí giả bài xích mỉa mai nhà đầu đường,góc chợ.Họ đang bẫy ta từ bỏ nơi cư ngụ ấy,dọn đi nơi khác,để họ dọn tới chính cái nơi đầu đường,góc chợ ấy.Nhà đầu đường,góc chợ,chính là thế nhà nhất cận thị nhị cận sông.Nhà mũi tàu cũng vậy.

Tại các khúc quanh gấp,dòng chuyển động (nước chảy,xe cộ hay gió lưu thông) đều chậm lại so với chỗ thẳng,nếu có công trình tọa lạc tại đây thì đó là điểm nhấn kiến trúc khá thu hút.Do vậy,dương trạch tại vị trí mũi tàu hợp với công năng thương mại,giao dịch.Cũng do thế đất nhọn thuộc hành hỏa,hỏa sinh thổ,thổ sinh kim,nên những công trình kinh doanh như khách sạn,nhà hàng,siêu thị hay chọn vị trí mũi tàu là giao lộ của nhiều dòng người đổ về mang tính động,đắc địa hơn là làm nhà ở vốn cần tĩnh.

Do sự tập trung chú ý bề ngoài lấn át phần nội thất,nên nhà tại mũi tàu thường có tiêu điểm là góc nhọn được vắt thẳng,bo tròn lồi hay lõm để giảm các tử giác (góc nhọn,góc chết).Luồng khí dọc theo các tuyến đường khi gặp nhau thường tạo nên xoáy trước giao lộ,vì vậy cần đặt bồn nước,trồng cây,hay trụ đèn trang trí...để dung hòa xung sát cho công trình (khách sạn New World dùng chòi nghỉ gỗ (mộc),dưới là vườn cây,mộc sinh hoả,hỏa sinh thổ,phù hợp cảnh quan và tính chất của khách sạn tại giao lộ nhọn).

Nếu để ở,nhà tại giao lộ nên bố trí phòng ở xa đỉnh nhọn,để trường khí được tĩnh và giảm góc xéo.Còn tại phần đỉnh nhọn tốt nhất là làm sân vườn,hàng rào có hồ nước hoặc kiến trúc nhỏ mang tính trang trí.

Phong thủy trong nhà chung cư ?

Xu thế cư trú tất yếu trong đô thị hiện đại là chung cư.Các dạng nhà ở tập thể,nhà cư xá hoặc căn hộ đều có tính chất chung cư,trong đó trường khí chung và riêng vừa tách bạch lại vừa phụ thuôc,liên quan ảnh hưởng đến nhau.Do đó các yếu tố phong thủy của nhà chung cư tuy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhưng đồng thời có đặc thù riêng biệt.

Nên:

a/ Xét toàn cảnh,tổng thể chung cư để chọn trường khí tổng thể hài hòa với quan hệ chung.Nên xem chung cư như ngôi nhà lớn nhiều tầng,nhiều phòng,ngôi nhà này cần có được thuận lợi về phong thủy như hướng tốt,đón gió mát,tránh nắng gắt,chung cư phải có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông (giới thủy) để tránh các ảnh hưởng xung sát từ trục lộ bên ngoài.Cũng như một căn nhà độc lập,chung cư cần có khoảng minh đường khoáng đạt ở phía trước,tốt nhất đây là khu vực cây xanh,quảng trường nhỏ làm chỗ vui chơi nghỉ ngơi,đồng thời là khoảng lùi,tạo hạn tuyến tốt cho tấm nhìn của hướng bên ngoài khi tiếp cận trung cư cũng như đảm bảo mỹ quan đô thị.

b/ Chọn hướng nhà chung cư là hướng thẳng góc với mặt chính,ngược lại là hướng phụ.Chung cư có mặt dài quay về hướng Nam hoặc lân cận Nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định.Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp cho ít nhà bên trong chịu ảnh hưởng nắng Tây và gió nóng.Chung cư xoay về hướng tốt thì mỗi căn hộ bên trong cũng được hướng tốt.Đối với chung cư phơi mặt dài ra phía Đông - Tây,cần có hành lang che nắng để giảm bớt xung sát và dương quang quá thịnh.

Một chung cư có tổng thể hài hòa môi sinh,thuận hướng,đắc vị là đã được nửa phần cát tường.Nhưng các căn hộ trong chung cư có thể nằm ở vị trí,hình thể,tầng cao,trần thiết...khác nhau.Do đó chọn căn hộ trong chung cư luôn phải xem xét đến các yếu tố cụ thể trong mối quan hệ với các căn hộ khác và toàn chung cư,xa hơn laàcảnh quan trực tiếp bên ngoài căn hộ.

Cát hung của căn hộ chung cư: Căn hộ đắc cách là căn hộ quay ra hướng tốt,hướng có những điều kiện môi sinh hợp với gia chủ.Thông thường cửa chính của căn hộ thường nhìn vào nội sảnh,cầu thang hoặc hành lang chung.Đây là những không gian giao thông công cộng,nên cần phải có các bài trí hợp chức năng như sáng sủa đủ ánh sáng,không bị gió hút,mở cửa nên tránh đối diện nhau vì tầm nhìn xuyên thấu và gió hút mạnh.(Những chung cư cũ thường tối tăm và gió lùa).Khi vào căn hộ,mỗi phòng ở tối thiểu phải được một bề mặt đón nhận dương quang trực tiếp từ bên ngoài.Cửa sổ của căn hộ không được nhìn vào căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên phòng) mà nên nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.Nếu bên ngoài là hướng Nam hoặc lân cận Nam thì gió mát và ánh sáng khá ổn định.Nếu là phía Tây thì phải xử lý chiết giàm xung sát.

Căn hộ chung cư cát tường còn là căn hộ đạt được ngũ thực,tránh ngũ hư theo thứ tự sau:

Một là nhân khẩu tương thích với diện tích.Hai là tỷ lệ mở cửa tương ứng với không gian (căn nhà nhỏ mà nhiều cửa thì dương thịnh,âm suy,đa môn tắc đa khẩu).Ba là căn hộ được hoàn thiện ngoại diện,không gian công cộng thoáng đãng.Bốn là các hệ thống điện,nước được thông suốt và rõ ràng,không ảnh hưởng,chung chạ lẫn nhau.Năm là các khu chức năng được khép kín,tránh tình trạng cơi nới phá vỡ kết cấu ban đầu.

Chọn căn hộ theo nhân khẩu trạch mệnh: Mỗi gia đình khi chọn căn hộ chung cư đều có những tính chất sinh hoạt khác nhau,nhưng kết cấu các căn hộ trong chung cư thường giống nhau do đó cần chọn các căn hộ đạt được các nguyên tắc chung,sau đó tuỳ theo nhân khẩu mỗi gia đình mà phân bố phòng ốc hợp với các thành viên.Diện tích căn hộ không rộng rãi như nhà phố,nên mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung.Trường khí của căn hộ được quyết định bởi trường khí chung này.Ví dụ căn hộ vừa bước vào gặp ngay bàn ăn thì gia đình thường dành nhiều cho thời gian cho việc ăn uống.Những căn hộ có sinh hoạt hướng nội,ít giao tiếp thì thư phòng,nơi làm việc thường bố trí ngay phòng ngoài,chỗ tiếp khách nhỏ gọn hơn căn hộ có xu thế hướng ngoại.Sau không gian chung mang tính động - dương,cần bố trí các không gian riêng mang tính tĩnh - âm,trên nguyên tắc cân bằng âm dương.

Nhà ở bên cao ốc hung cát thế nào ?

Theo phong thủy thì bạng sơn,ỷ thủy (dựa núi,kề nước) là tốt cho ngôi nhà,nhưng vấn đề là sơn và thủy phải có mức độ,hình,thế tương xứng,hài hòa với qui mô nhà.Nếu lớn quá (núi cao,sông sâu) tức phạm vào ngũ hung thì không thể xây cất nhà tại đó được.Trong đô thị cũng vậy,cao ốc được xem như tòa núi cao,có tính chất riêng biệt mà các nhà lân cận nếu không tương thích sẽ bị ảnh hưởng xấu nhiều.Các cao ốc trong đô thị luôn làm đổi dòng chuyển động khí và phát tán xuống công trình kế cận.Khi cao ốc tọa lạc về các hướng xấu của công trình chủ thể thì hung khí được cao ốc ngăn lại,như một bình phong khổng lồ cản gió lạnh hoặc nắng gắt.Nhưng kgi nhà quay ra được hướng tốt mà ngay hướng đó lại có cao ốc án ngữ thì chẳng những cát khí bị cao ốc cản,mà hung khí từ các phía khác cũng tích tụ và tác dụng ngược vào nhà,Phong Thủy gọi là hồi phong phản khí bất lợi cho nhà ở.Một ảnh hưởng nữa của cao ốc là tạo ra những vùng xuyên sơn (khoảng hẹp giữa hai dãy núi hay nhà cao) tại đây gió hút rất mạnh,làm cho khoảng ở giữa luôn bị tác động xấu,khí thăng phong tắc tán,ảnh hưởng đến sinh học của nguời cư ngụ bên dưới,khó ở lâu dài được.Do vậy,khi mua nhà,cần xem kỹ thực địa và biết qui hoạch khu vực có làm nhà cao tầng không để tránh các khoản xuyên sơn cũng như hiện tượng hồi phong phản khí.

Nhà xây dựng bên nhà thờ,ao đầm,giếng nước,dị vật?

Trong việc chọn vị trí xây dựng dương trạch,hình thế và cảnh vật chung quanh là hết sức quan trọng.Tuy nhiên,không phải vì thế mà bất cứ vật thể khiếm khuyết nào thấy không thuận mắt là đều qui vào hung cách.Qui trình sắp xếp nhà đất theo phong thủy luôn đi từ tổng quan đến chi tiết,từ chủ thể đến khách thể.Những yếu tố nào chưa hài hòa xung quanh đều có thể xem xét khắc phục được.

Trước đây,giếng đào,hồ trữ nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng luôn giữ gìn cẩn thận.Nhưng giếng hay hồ nước bỏ phế không dùng thì lại là nơi tích tụ ẩm thấp,khí độc và rác rưởi.Nhà ở đô thị hiện nay đều dùng nguồn nước thủy cục (kết hợp giếng khoan và trữ nước trên bồn cao) sạch sẽ và tiện dụng.Do đó,giếng nước,hồ nước không dùng thì tốt nhất là nên lấp kín để bảo vệ môi trường cũng như gia cường ổn định cho nền móng.Lưu ý,tựu thủy trong dương trạch là có hồ cảnh non bộ,nước sạch và lưu thông,chứ không được tích tụ nước bẩn và tù.

Miệng cống trước cửa cũng là điều bất lợi vì dễ đọng xú uế,ra vào khó chịu.Tuy nhiên đa số công trình hiện nay miệng cống thường làm tại khoảng giữa hai nhà.Nếu lỡ gặp ngay trước cửa thì có thể đổi cửa sang một bên hoặc điều chỉnh miệng cống - hố ga sao không cho ảnh hưởng nhà mình và nhà bên.Điều này hoàn toàn có thể thương lượng và xử lý được.Khi nhà ở gần đền,chùa,miếu mạo hoặc nhà thờ,vốn là nơi u tịch,trang nghiêm,quạnh quẽ nên đối với người cao tuổi hoặc theo đạo thì có thể hợp.Mặt khác,lại có lúc khách thập phương lai viếng hay lễ hội thì khá ồn ào,nhang khói nghi ngút,bất lợi cho trường khí nhà ở.Nếu không dọn đi nơi khác thì cách khắc phục là nên bố trí nhà theo kiểu hướng nội,tức là giảm các không gian giao tiếp với bên ngoài,dùng cửa kính cách âm,mở sân trong,hướng tầm nhìn vào thiên nhiên trong nhà.Dùng các biện pháp gia tăng khí,chuyển khí để ổn định trường khí nội thất,các ảnh hưởng bên ngoài sẽ có tác động mạnh.

Về phần các mái nhọn (nhà thờ hay đền tháp) là đặc trưng cho hành hỏa,mang tính tiêu hao phụ cận,thời xưa ngại làm nhà ở trong vùng có hành hỏa vì sợ hỏa thịnh dễ cháy.Do hỏa sinh thổ,nên nhà cửa trong vùng hành hỏa nân làm theo dạng hành thổ: Hìmh vuông,mái bằng và thấp hơn các đỉnh nhọn thì sẽ được tương sinh.Đồng thời,trong nhà hay phía trước nên bố trí hồ nước,vòi phun để dùng hành thủy khắc chế hỏa.

Nhà mặt tiền kết hợp kinh doanh?

Nhà ở tại đô thị hiện nay,nhất là các loại nhà có mặt tiền tiếp xúc đường giao thông hay tận dụng kinh doanh hoặc cho thuê để sinh lợi.Điều này làm trường khí dương trạch biến đổi,nếu không có những điều chỉnh phong thủy thích hợp thì môi trường ở sẽ bị xáo trộn,ảnh hưởng không nhỏ đến người cư ngụ.

Khi làm nhà có kết hợp kinh doanh,gia chủ cần phân định rõ từ đầu giữa hai mục đích ở và kinh doanh,mục đích nào chính,để phân bố không gian thích hợp.Ngôi nhà có cho thuê hoặc trực tiêp cho thuê thì phần kinh doanh luôn là phần hướng ngoại,còn phần ở là phần hướng nội.Phần nào là chính thì cũng phải đáp ứng tốt cho nhu cầu của phần kia để tránh làm mất cân bằng của thường khí.Ví dụ: phần trước cho thuê dù nhỏ vẫn nên sắp xếp cho có khu phụ (phòng vệ sinh,nhà kho) vì dùng chung sẽ bất tiện.Việc phân khu nên đi từ bình đồ đến thiết đồ.Trên bình đồ (mặt bằng) cần xác định luồng giao thông người ở phía trong có đi qua hay làm lối đi riêng? Chỗ để xe của phần ở và phần cho thuê như thế nào?Trường hợp nhà hẹp (dưới 4m) thì luôn phải sắp xếp phần trước cơ động để dễ dàng cho người ở hoặc khách muốn đi ra phía sau.Nếu nhà rộng (5m trở lên),thì nên tổ chức lối đi riêng,nhằm tách bạch nội,ngoại khí trên tiết đồ.Khi đó nên đưa cầu thang ra phía sau hoặc thậm chí làm thành hai cầu thang riêng biệt (nhà dài) để chủ động trong sinh hoạt.Trường hợp nhà có cửa sau hoặc cửa hông thì nên làm lối đi cho gia chủ tách hẳn với phần trước.Cầu thang khi đó nằm hẳn phía sau nhà.Phần trước có thể thuê cả trệt và lầu hoặc lửng.Phầhn sau mang bếp và khách lên gác.Gác lửng có thể làm chỗ ở và quan sát phần kinh doanh ở dưới.Dù theo cách nào thì nguyên tắc bố trí tọa hung hướng cát của bếp và khu phụ vẫn cần được tuân thủ chặt chẽ.

Các không gian thương mại,giao tiếp nhiều luôn mang tính dương và động,ngược lại,không gian để ở luôn mang tính âm và tĩnh hơn.Do vậy nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất cân bằng âm dương.Các khu chứa đồ,kho luôn cần đèn sáng để tăng dương tính,dễ tìm kiếm lựa chọn.Chỗ nghỉ ngơi,phòng làm việc (trong khu kinh doanh) thì lại cần âm và tĩnh hơn,nếu để chung sẽ bị nhiễu loạn,người làm việc sẽ căng thẳng mệt mỏi.Do vậy,ngay trong khu kinh doanh cũng cần ngăn chia theo âm dương,có thể dùng vách nhôm kính nhẹ vừa tách biệt vừa dễ quan sát.Đối với nhà ống hẹp và dài,có thể mở thiên tỉnh ở giữa để đưa dương quang xuống các phần giữa nhà vốn bị âm khí tối tăm và cần thông thoáng cho vệ sinh,kho,bếp...Dùng thiên tỉnh còn là tách biệt ảnh hưởng của hai khu ở và kinh doanh ra.Khu buôn bán ồn ào không ảnh hưởng khu ở,ngược lại khu ở sẽ kín đáo hơn và ít bị tán khí.Tránh để kho hàng hoá của chỗ buôn bán lẫn lộn trong khu ở,vừa khó tìm kiếm vừa dễ gây hoả hoạn.Phần cho thuê hay tạo ra các xung sát do người ra vào,vận chuyển hàng hóa...do đó vật liệu dùng cho phần này nên hành thổ (thổ sinh kim tức lợi nhuận) như gạch,đá mang tính bền chắc để chịu mài mòn va chạm,hoặc hành kim như sắt,inox chứ không nên dùng đồ gỗ hoặc vật liệu nhẹ dễ cháy (kim khắc mộc,mộc sinh hỏa).Có thể dùng gương,kính thủy để phản chiếu các xung sát,và thu hút các ngoại khí bên ngoài,gia tăng cảm giác mở rộng không gian,vừa lợi cho buôn bán,vừa tránh xung sát cho nhà ở.

Không nên quan niệm nhà ở có kết hợp buôn bán chỉ là tạm thời,chỉ có siêu thị hay trung tâm thương mại mới cần sắp xếp.Điều tiên quyết khi bố trí nơi kinh doanh trong nhà là phải xác định tính chất kinh doanh bao gồm loại hình hoạt động,khối lượng người.

Sắp xếp khu buôn bán như thế nào là phù hợp?

Đây là dẫn giải kỹ hơn về khu buôn bán trong các nhà mặt tiền kết hợp kinh doanh và hàng hóa cần giao dịch.Về loại hình,có nhiều hình thức buôn bán mang tính chất trường khí khác nhau,tuỳ theo ngũ hành sinh khắc mà tổ chức cho phù hợp.Ví dụ bán quần áo,văn phòng phẩm,photcopy...là trường khí mang tính mộc,mộc sinh hỏa nên cần chú ý phòng cháy.Hoặc bán đồ điện tử,máy móc...là trường khí mang tính kim,cần sử dụng các mặt bằng vuông vức và nằm ngang (hành thổ sinh kim) hạn chế đưa đồ lên cao (hành mộc) và các hình zic zắc hoặc nhọn rất khó bố trí (hành hỏa khắc kim).Về khối lượng người và hàng hóa,tuỳ theo nhu cầu và thực tế mà bài trí hợp phong thủy.Nơi nhiều người và lượng hàng trao đổi thường xuyên,hàng hóa cồng kềnh (VLXD,vải vóc,xe cộ)cần mở rộng cửa và sắp xếp linh động.Nơi có ít người làm việc,hàng hóa nhẹ (đồng hồ,kim hoàn) thì cần làm cố định các tủ kệ,trang trí thu hút,nhưng bảo vệ kín đáo,tránh tán khí và đề cao tính an ninh.Tính chất buôn bán mang lại đặc trưng không gian khác nhau.Ví dụ: kinh doanh VLXD (tính thổ) nền nhà phải thật chắc và thô (hành thổ) vì dễ có va chạm trầy xước,không thể làm nhiều tủ kính hay gương (thổ khắc thủy) vì rất dễ vỡ và bám bụi.Các chỗ buôn bán,giao tiếp nhiều luôn mang tính dương và động,hay có các ngoại khí tác động,nên cần bài trí sao cho vừa lợi cho buôn bán,vừa tránh xung sát cho nhà ở.Không nên sắp xếp theo kiểu để trống và thẳng hàng từ ngoài vào trong,vì lẽ gây ra luồng khí thổi thẳng (trực xung).Nơi quản lý cần kiểm soát được người lạ khi bước vào cửa hàng,các sản phẩm đặc trưng cần đưọơc nổi bật từ đầu.Tránh tình trạng dẫn khách hàng đi vào rất sâu để tìm hàng.Nếu trước nhà là đường lớn hay ngã ba đâm thẳng vào cầnđặt thêm chậu kiểng hoặc tủ trang trí,treo các vật linh động để ngăn xung sát,thậm chí có thể làm một hàng rào di động thoáng để gây ấn tượng cho lối vào mà vẫn ngăn cản các luồng di chuyển mạnh và trực tiếp.Dù nhà ở có nhiều mặt tiền hoặc mặt tiền rộng cũng không nên làm nhiều cửa,đa môn tắc đa khẩu,nội bộ dễ gây xáo trộn,mở nhiều cửa sẽ gây ra nhiều luồng đi lại,vừa giảm diện tích buôn bán,vừa gây tán khí,lại khó bảo vệ an ninh.Có thể mở các khung cửa sổ lớn để thu hút sự chú ý bên ngoài,còn cửa đi lại chỉ cần một cửa chính và một cửa phụ cho nhân viên.Nếu nhà có tầng lửng thì nên mở cửa sổ lớn ở trên cao để thu hút dương quang vào sâu trong nội thất,tránh để cửa hàng tối tăm (âm tính) và tính chất bài trí phải luôn điều chỉnh cho phù hợp với tính chất buôn bán.

Giải pháp hạn chế các bất lợi?

Trong ngôi nhà sử dụng cho kinh doanh,không phải lúc nào gia chủ cũng có được vị trí hoặc hình,thế thuận lợi.Bị ngã ba đâm thẳng cửa chính (trực xung),bị trụ điện hay cây to án ngữ,cửa hàng kế cận hoặc trước mặt lấn át...Những bất lợi ấy có thể khắc phục nhờ các giải pháp phong thủy hợp lý.Nhiều người kiêng ngại ngã ba đâm thẳng vào nhà mình,nhưng thật ra cần phải căn cứ từng trường hợp cụ thể để nhận định cát hung.Nơi buôn bán luôn cần sự thu hút tập tring,do đó ngã ba thực ra là lợi nhiều hơn hại.Nếu ngã ba có đường đâm thẳng nhỏ hơn đường đường ngang trươc 1nhà thì khá thuận lợi vì hướng giao thông và dòng chuyển dịch của trường khí trước nhà sẽ mạnh hơn là đưỡng trực xung nên không bị lấn át,nếu ngã ba chếch góc thì cũng đem lại thuận lợi về tầm nhìn mà lại tránh được gió lùa.Cần xem xét con đường đâm thẳng vào nhà mình là đường gì,công trình đối diện phía cuối đường là tốt hay xấu về trường khí.

Ví dụ công trình cuối đường là kho hay xưởng sản xuất nằm đầu hướng gió,bãi rác hoặc bệnh viện,chợ búa hoặc đường lầy lội...thì các tác động ô nhiễm sẽ dễ theo trục đường hút vào nhà nằm ở ngã ba.Nhưng trường hợp đường đâm thẳng là phố xá ổn định,khu dân cư thương mại sầm uất,thì nhà nằm ở ngã ba lại khá thuận lợi vì có tình kết trục,một điểm nổi bật cuối đường,rất đắc địa (Coopmart Cống Quỳnh với đường Bùi Thị Xuân).

Khi cửa hàng nằm ngay ngã ba thuộc dạng bất lợi,dùng bình phong là giải pháp hữu hiệu để ngăn cản hung khí.Các tác động lan truyền xấu như tiếng ồn,bụi,khói cần phải được ngăn cản và lọc bớt thông qua cửa nhiều lớp,màn sáo di động và nhất là cây xanh.Có thể đặt các cây sống được trong bóng râm như phát tài,dừa cảnh,trúc Nhật,đu đủ kiểng hoặc xương rồng...tại cửa chính làm một dạng bình phong tự nhiên.Với nhà nhỏ hẹp chiều ngang,có thể dùng kính thủy phản chiếu,gắn trên tường,tạo cảm giác nới rộng không gian.Dù kính thủy còn là cách quan sát,kiểm tra hữu hiệu tại các cửa hàng đông người và hàng hóa nhỏ,phức tạp (kim hoàn,đồng hồ,điện tử...).Những cửa hàng có cột hoặc góc tường lồi ra,dùng kính thủy bọc lấy cột sẽ giúp giảm các góc xung sát và làm thoáng không gian bị vướng.Khi nhà phải bố trí buôn bán theo chiều sâu nên sắp xếp thay đổi theo khu vực để tránh dạng hình ống hút khí mạnh (nền,trần giật cấp,uốn lượn).

Nhà ở kết hợp làm văn phòng?

Trong điều kiện nhà ở phố thị hiện nay,ngoài nhu cầu và khả năng làm nơi kinh doanh,nhà ở còn được dùng kết hợp làm văn phòng (dịch vụ,giao dịch,đại diện).Do điều kiện làm việc,giấy tờ là tái chính,không mang tính chất buôn bán,nên không gian văn phòng có tính chất trường khí khác với không gian buôn bán,do đó các bài trí về phong thủy cũng có các đặc trưng riêng cần sắp đặt sao cho phù hợp.Tương tự như chọn nhà ở,chọn nơi đặt văn phòng cũng cần tuân theo hai yếu tố thời gian và không gian,tương hỗ,bổ sung và kết hợp với nhau.Nếu văn phòng hoạt động vào giờ hành chính,không cần giao dịch tiếp xúc bên ngoài nhiều,tức là mang tính âm và tĩnh là chính thì không gian văn phòng có thể đặt trên lầu hoặc chọn nhà trong hẻm miễn là đi lại thuận tiện.Còn nếu văn phòng có phần giới thiệu sản phẩm hoặc giao dịch vào buổi tối (VP hàng không,du lịch,điện tử...) tính động nhiều hơn thì không gian lựa chọn cần tọa lạc tại trung tâm thị tứ,phải bố trí thu hút hơn.Do ngôi nhà vẫn phải đảm bảo chức năng để ở nên các thành phần trường khí của không gian làm việc văn phòng và chỗ ở khác nhau.Thời gian ở và làm việc cũng thường trái nhau,vào ban ngày khu làm việc là chính,ban đêm thì ngược lại,do đó bố trí chiếu sáng nội ngoại thất cũng thay đổi.Ngôi nhà ở chịu tác động của thời gian ảnh hưởng tới vật liệu,màu sắc hình dáng.Do đó cần chọn nhà ở có tính chất tương hợp với tính chất văn phòng để tránh phải cải tạo nhiều.Ví dụ văn phòng công ty điện tử,cơ khí (tính chất thuộc hành kim) sẽ khó hài hòa với ngôi nhà mái ngói kiểu xưa ( hành hỏa khắc kim).Văn phòng hoá mỹ phẩm cần không gian cao và sáng sủa (mộc sinh hỏa) nên nhà phố kiểu hiện đại là thích hợp.

Tương tự như bếp,các khu phụ bao gồm kho,chỗ để xe,hành lang,nhà vệ sinh... cần đặt vào nơi khuất và đóng vai trò vùng đệm,làm chỗ dựa sau lưng cho nơi làm việc chính (tọa hung).Còn hướng cát tức là mặt trước văn phòng hoặc khu tiếp khách cần được nhìn ra khu vực tốt.Trường hợp trước văn phòng nhìn ra bãi rác,đường ngõ đâm thẳng,trụ điện nguy hiểm hoặc nước tụ đọng,miệng cống...thì các yếu tố xấu này làm nên minh đường Kiếp Sát,bất lợi cho môi trường ở và làm việc.Khi đó có thể che chắn hoặc đưa văn phòng ra phía sau,xoay cửa lấy sáng và điểm nhìn sang các hướng tốt về khí hậu,về cảnh quan,về phương vị,để được cát tường.Lúc này lối vào chính chỉ dành để xe,văn phòng không nhất thiết phải bám theo mặt tiền.

Văn phòng trong nhà ở ít ồn ào và sôi động như nơi buôn bán cần tĩnh và cách biệt,có những phòng cần máy lạnh nên có thể bố trí ra phía sau nhà hoặc trên các tầng lầu.Đối với nhà phố hẹp mà dài,dùng thiên tỉnh là một biện pháp tốt để đảm bảo yêu cầu trên.Có hai cách tách bạch phần ở và phần văn phòng quanh một thiên tỉnh giữa.Cách thứ nhất là phần trước dùng để đối ngoại và các dịch vụ - giao dịch cần đi lại nhiều.Phần sau thiên tỉnh đặt phòng làm việc để tránh xung sát với bên ngoài và trường khí yên tĩnh.Phần để ở đặt toàn bộ trên lầu.Cách thứ hai là đưa phần làm việc lên lầu (trước và sau tương ứng với phần dưới nhà).Thiên tỉnh sẽ ngăn cách hai phần theo chiều đứng.Dù làm việc theo cách nào cũng cần chú ý tới phần vệ sinh trên dưới nên thẳng hàng nhau để tránh ảnh hưởng uế khí.

Bố trí văn phòng như thế nào để được cát vượng?

Văn phòng đặt trong nhà ở vốn không được không gian rộng như vă phòng chuyên năng,do đó cách bố trí cần tương thích trường khí có sẵn.Ba giải pháp cơ bản là liên kết khí,cân bằng và nổi bật khí thông qua cách sắp xếp không gian và vật dụng.

Những cái cửa:

Cửa đi trong nhà là miệng dẫn khí.Khi có từ ba cửa (hoặc khung cửa)trở lên thẳng hàng nhau tức là đã tạo thành một ống hút dọc,gây ra gió lùa và để lại các vùng khuất gió.Do vậy không mở cửa đi theo thẳng hàng dọc liên tục qua nhiều phòng mà nên đảo cửa những vùng chuyển tiếp,ví dụ khoảng cầu thang,phòng chung hoặc không gian lớn.Tất nhiên là khi đảo cửa sẽ dẫn đến luồng di chuyển chéo,nhưng có thể dùng đồ nội thất để tạo lối đi khúc tắc (uốn lượn) nhằm giảm độ chuyển vận của dòng khí.Kết hợp cửa với quầy tiếp tân phía ngoài cũng chính là một cách tránh luồng khí thổi thẳng (trực xung) ngăn chặn các xâm nhập trực tiếp từ ngoài vào không gian làm việc bên trong.

Cửa sổ cũng góp phần liên kết khí và tạo tầm nhìn - một trong những tiêu chuẩn quan trọng cho người làm việc tại văn phòng.Các chỗ làm việc bít bùng,không có thiên nhiên hoặc thiếu cửa sổ mở ra ngoài thường bị sút giảm năng suất lao động.Nếu điều kiện nhà chật hẹp,cần tạo ra những giếng trời có cây xanh hoặc cửa sổ giả (khung tường lõm,treo tranh hoặc làm phù điêu) để tạo những góc nhìn thư giãn,đưa thiên nhiên gần với môi trường làm việc.

Cân bằng khí theo tính chất không gian âm dương.Để làm cân bằng khí trong văn phòng,cần xác định trường khí chính tại chỗ nào,từ đó bố trí ánh sáng - lối đi - khoảng không sử dụng...nguyên lý âm dương.

Những phần cần giao tiếp,di chuyển nhiều hoặc sinh hoạt chung (hội họp) mang tình dương,những phần ngồi làm việc riêng từng người sẽ mang tính âm hơn.Để cân bằng khí,cần bổ sung cho tính âm cho phần dương bằng cách giảm bớt đèn,hoặc bật đèn khi cần dùng,lối đi uốn lượn mềm mại,có thể tạo các chỗ gián đoạn để nghỉ ngơi thư giãn.Còn các phần âm tính thì tăng thêm tính dương bằng việc bố trí đèn cá nhân sáng mạnh tại chỗ làm việc,đặt bàn gần cửa sổ,dùng vách ngăn lửng dạng đường thẳng (partition) và không gian mở để nối kết trường khí toàn phòng.Các partition liên tục (dương tính) sẽ làm không gian làm việc sôi động,giảm đơn điệu trống trải,giúp tăng hiệu năng sử dụng không gian,kích thích hoạt động cho các nhân viên hơn.Khi không gian chính được hài hòa âm dương,các không gian phụ sẽ dễ bố trí và điều chỉnh.Nguyên lý tọa hung hướng cát sẽ áp dụng có chọn lọc,ví dụ: phòng vệ sinh khuất sau tường ngăn,tránh nhô ra phần giao tiếp,không để bàn dưới cầu thang mà nên ngăn lại làm kho,làm bình phong,quầy tiếp tân dựa vào kho để nhìn về hướng khách hàng ở bên ngoài.

Tạo một văn phòng nổi bật và phát triển?

Nổi bật là thủ pháp quan trọng để tăng tính thu hút cho văn phòng cũng như kích thích một môi trường làm việc phát triển tốt.Muốn vậy,cần xem xét không gian văn phòng với con người làm trung tâm và các trang thiết bị trong trạng thái động.

Bắt đầu từ sảnh đón tiếp và phòng khách.Sảnh đón tiếp chính là nội minh đường của mỗi văn phòng,cần được thoáng đãng,trang trọng và mang đặc trưng của văn phòng đó.Ấn tượng tốt đẹp và chính xác về công ty cũng khởi đầu từ một sảnh đón tiếp.Qui mô sảnh không cần lớn mà phải tương xứng với diện tích văn phòng và mức độ tập trung người tại đây,tránh phạm ngũ hư (sảnh quá lớn,phòng làm việc bên trong lại quáa chật chội).Sử dụng màu sắc và chất liệu dùng tại sảnh đón tiếp cần tương sinh ngũ hành với tính chấtnghề nghiệp của văn phòng.Ví dụ văn phòng công ty dầu nhớt (hành hỏa) được bố trí quầy với chất liệu gỗ và nền trải thảm (đều hành mộc - hành sinh hỏa) kết hợp với cây xanh và biểu tượng cũng là màu xanh là cây (mộc) và chữ vàng (thổ,hành được hỏa sinh ra).Với văn phòng giao dịch thương mại (hành kim là chủ đạo) thì cần lựa chọn màu sắc - chất liệu - đường nét thuộc hành thổ - kim - thủy như màu vàng,xanh xám và trắng,dùng đá hoa cương xám đen,các ô vuông trên nền và trần.Tất nhiên là những màu và hình ảnh truyền thống của công ty hoặc các đặc trưng sản phẩm,tính chất hoạt động của văn phòng đó.Chỗ tiếp khách thường tương ứng với sảnh và chú ý không để cho tầm nhìn của người ngoài xuyên thấu vào bên trong không gian làm việc.Có thể dùng vách ngăn lửng,kính mờ,kính phản quang hoặc cây cối để ngăn trực xung,những chậu cây còn là vật báo hiệu và chỉ dẫn ở những chỗ rẽ ngoặt,giảm va chạm khi đi lại trong văn phòng.Những nơi cần gia tăng nổi bật.Phòng họp trong văn phòng thường quá nghiêm trang và khô khan,đôi khi dẫn đến căng thẳng.Cầu thang và hành lang cũng thường bị bỏ quên vì cho rằng chỉ đi qua lại cho nhanh.Cần gia tăng khí tại những nơi này để giảm áp lực công việc cũng như tạo môi trường sôi động và tránh nhàm chán cho nhân viên.Phòng họp có thể làm trần uốn lượn sinh động,tường trang trí theo tính chất công việc và chú ý bổ sung cây xanh để tăng cường sinh khí.Các hành lang là những ống dẫn khí,nếu làm thẳng đuột dễ bị gió lùa,cần kết hợp các đường cong và tính chất Âm Dương,đóng mở không gian bằng các khoản xen kẽ cửa và tường,vách kính và cây xanh,ghế ngồi nghỉ và hình ảnh trang trí cũng như những bảng thông tin nội bộ.Các thủ pháp này góp phần giảm đơn điệu và có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm để tạo một sinh khí mới cho văn phòng mà không cần sửa chữa tốn kém.Cầnchú ý cách bố trí phong thủy cho văn phòng phải xem con người trong trạng thái hoạt động làm cốt lõi,phải bố trí hợp với nhịp sinh học.Ví dụ ánh sáng lấy vào từ bên trái người viết,hình ành trình bày theo thứ tự từ trái sang phải,tránh để gương soi chiếu vào người ngồi làm việc.Và không nên sa đà vào các chi tiết trang trí rườm rà.

Trở lên trên là một số ví dẫn minh họa việc xây cất và sử dụng địa ốc.Dưới đây là các ví dẫn về nội ngoại thất.

Giải pháp ngoại thất khắc phục trực xung?

Trong mỗi ngôi nhà,do hình thế bố trí hoặc ngoại cảnh bên ngoài hay gặp ít nhiều các yếu tố gây ra trực xung,tác động xấu vào trường khí của nơi cư ngụ.Muốn khắc phục được trực xung,trước tiên cần nhận định đúng các dạng trực xung,để từ đó bằng các giải pháp ngoại thấtcó cách bảo vệ,gia tăng khí cho phù hợp.

+ Trực xung do hệ thống giao thông:

Đường sá (phố,hẻm) là những ống dẫn khí dạng thẳng,mang bụi,tiếng ồn,gió độc đến nhà qua hệ thống cửa khí (khí khẩu) của ngôi nhà.Do đó quan sát đường chung quanh sẽ biết được dạng đường nào gây ra trực xung nhiều.Những vị trí nhà có nhiều lối đâm vào trước cửa,tạo ra một vùng tập trung bụi và khí xoáy không tốt (minh đường Kiếp Sát - một dạng minh đường hung).Cách khắc phục dạng này là nên đảo cửa,chuyển sang bên hông,nếu có thể để tránh chính môn trực xung hoặc tạo một khoảng sân,trồng cây và lối đi vào nhà theo dạng các cánh cung bao bọc (minh đường giao tỏa).

Tuy nhiên cần chú ý,không phải cứ ngã ba nào cũng gây ra trực xung.Những lối đi nhỏ,ngắn,phía đối diện công trình chủ thể không phải là nơi có môi trường xấu (bãi rác,cơ xưởng,nhà cũ nát,đất hoang,nhà xác bệnh viện...) thì không ngại trực xung.Và khi con đường trước công trình chủ thể là đường lớn hơn hẳn các đường xung quanh và trước nhà có tiểu đảo giao thông thì tác động xung sát giảm xuống đáng kể.

+ Trực xung do công trình lân cận:

Các công trình chung quanh,do thực tế xây dựng có lúc gây ra những tác động xấu,điển hình hơn cả là dạng "góc ao,đao đình" thường là nên tránh.Về mặt thẩm mỹ và tâm lý,góc nhà khác chiếu thẳng vào nhà mình trông không đẹp,bất an và lệch lạc khó chịu.Về trường khí,chính môn sẽ phải chịu gió bụi và các tác động xấu men theo tường hông và đâm vào theo dạng minh đường Kiếp Sát.Ngoài ra công trình lệch góc với công trình chủ thể cũng kéo theo đường giao lệch,tạo ra các va chạm nguy hiểmbên ngoài,tương tự như trực xung giao thông nói trên.Khi đó đến đổi cửa hoặc xoay mặt cửa để tránh tầm nhìn xấu,trồng cây và tạo các bình phong (tường,hoa gió hay cây xanh) để giảm các tác động xấu bên ngoài.

+ Trực xung do yếu tố kỹ thuật:

Các thành phần kỹ thuật bên ngoài nhà như trạm biến thế,cột điện,miệng cống,hố ga...nếu nằm ngay chính môn sẽ là những vật cản trở giao thông ra vào nhà,đồng thời gây ra tác động xấu về mặt trường khí.Thực nghiệm đã chứng minh,đặt máy vi tính gần cửa sổ mà bên ngoài có dây điện hoặc trạm biến thế,lập tức màn hình vi tính sẽ bị đổi màu hoặc chớp tắt do chịu tác động của điện trường.Các khu qui hoạch mới đều tổ chức hệ thống kỹ thuật ngầm để đảm bảo mỹ quan và tránh các tác động xấu đền nhà ở.Trường hợp chưa thể di rời hoặc thay đổi hệ thống kỹ thuật bên ngoài,dùng cách đảo cửa và đảm bảo khoảng lùi kết hợp trồng cây xanh.Trường hợp cần thiết có thể làm theo dạng hướng nội,dùng thông thoáng chiếu sáng bằng sân trong,không mở cửa hoặc mở rất ít cửa ra ngoài.

Nguồn: Phongthuybnn

Share this post


Link to post
Share on other sites