Lê Bá Trung

PHONG THỦY TRUYỀN KHẨU.

1 bài viết trong chủ đề này

Ai chẳng đã một lần nghe những câu sau :

Nhà cao cửa rộng.Nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm.Ruộng sâu trâu nái không bằng sinh gái đầu lòng.Đất có thổ công,sông có Hà Bá.Chuối sau cau trước.Lửa trước nước sau. Đất lành chim đậu…

CÓ TRUYỀN KHẨU CAO HƠN ?

Lý thuyết thì truyền khẩu bằng các quẻ kinh dịch.Thực hành thì truyền khẩu theo cơ thể người.

TRUYỀN KHẨU KINH DỊCH LÀ SAO ?

Kinh dịch dựa theo âm dương , ngũ hành mà thiết lập nên 64 quẻ cái. Có một quẻ tên là Phong/Thủy Hoán. Trên gió, dưới nước là quẻ Hoán. Thế sinh xuất, quẻ hạ sinh quẻ thượng, thủy sinh mộc, cát vượng mức 3 : vất vả, tranh đấu, thành tựu. Muốn cát vượng hơn cần hoán chuyển thay đổi.

Hoán chuyển thay đổi quẻ đảo thành Thủy/Phong Tỉnh. Trên nước, dưới gió là quẻ Tịnh. Thế sinh nhập, quẻ thượng sinh quẻ hạ, thủy sinh mộc, cát vượng mức nhất, lợi vị kỷ bất lợi vị tha. Tỉnh là giếng. Đức của giếng là : Uống mãi không cạn, vơi lại đầy, đầy không tràn.

Hành trình của hoán chuyển này chính là hành trình Phong Thủy, đón cát tránh hung cho căn nhà cư ngụ. Hành trình này chính là thế thái, bĩ của hai quẻ gốc Càn Khôn khi hoan phối với nhau.Hoan phối theo thế Thiên trên/Địa dưới là quẻ Thiên/Địa Bĩ (xấu hãm, bế tắc).Hoan phối theo thế Địa trên/Thiên dưới là quẻ Địa/Thiên Thái (cát tường, hanh thông). Hai bàn tay lật, úp ghi nhớ hai quẻ này,lật là Thái, Úp là Bĩ.

Thái, Bĩ chỉ trong hai chữ lật, úp, nghe quá đơn giản, dễ dàng. Sự đơn giản dễ dàng ấy được thực hiện trong nội dung cửu (9) quẻ, cửu pháp hay còn gọi là cửu đức tu nhân, dưới đây :

  • Thiên/Trạch Lý. Thiên là trời, Trạch là cái đầm, trời trên đầm dưới, là quẻ Lý. Lý là cái lẽ thuận, Thiên là Càn, kim dương, Trạch là Đoài kim âm, âm dương tương thích, cái lễ nghi trên đời, dưới đầm là tương thích. Trong phong thủy ý rằng, căn nhà cư ngụ cần tương thích với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, thuận lý với mình và với người. Được như vậy mới là lẽ thuận, lẽ cát tường.
  • Địa/Sơn Khiêm. Địa là đất còn gọi là thổ lớn. Sơn là núi, còn gọi là thổ nhỏ. Trên đất có núi là quẻ Khiêm. Trong phong thủy đây là trục thổ, số 2-5-8, cò gọi là trục Tây Nam – Đông Bắc. Khiêm là khiêm tốn, tự hạ. Vì cùng là thổ, nên đất và núi nếu không khiêm nhường tự hạ thì chính là cái lẽ họa hại lẫn nhau.Căn nhà cư ngụ của mình có là khiêm trạch ? Có phạm ngũ hư ? Có gây họa hại cho cộng đồng, cho môi trường ? Đây chính là bản chất của cát hung dương trạch.
  • Địa/Lôi Phục. Trên thổ, dưới mộc là quẻ Phục. Quẻ khắc xuất, mức độ 2, ngụ ý rằng mộc có thể khắc chế được thổ. Dương bắt đầu phục hồi, là luật phản phục trong vũ trụ, cái sai có thể sửa, cái hung có thể hóa cát, cái xấu có thể hóa đẹp. Phục cũng hàm nghĩa là sửa đổi lại mà được tốt lành.

    Căn nhà làm mới nên tránh những sai phạm phong thủy truyền thống. Căn nhà đang cư ngụ nếu có những sai phạm thì nên tu chỉnh lại. Tu chỉnh lại chính là quá trình đón cát tránh hung.
  • Lôi/Phong Hằng. Mộc trên mộc dưới, âm dương mộc cân bằng. Là cái bền vững của đức, vì hằng là giữ lòng cho bền, là vĩnh hằng, không đổi thay.

    Quẻ Hằng còn gọi là quẻ tình

    Không có tình yêu với dương trạch cư ngụ thì liệu dương trạch ấy có cát vượng, vững bền ? Đây là cuộc hôn phối thuận thảo giữa người con trai trưởng với người con gái trưởng, cuộc hôn phối thuận lẽ, tương xứng, cuộc hôn phối mang ý nghĩa bền vững lâu dài. Trong phong thủy đây là ý nghĩa hôn phối giữa người cư ngụ và căn nhà cư ngụ.
  • Phong/Lôi Ích. Mộc trên mộc dưới âm dương mộc cân bằng. Đây là quẻ nghịch đảo của quẻ Lôi/Phong Hằng. Đây là giai đoạn nẩy nở đầy đủ của đức, Ích có nghĩa là tăng tiến (tích kết) cái đức.

    Cuộc hôn phối giữa người cư ngụ và căn nhà cư ngụ nếu tốt đẹp, tức là căn nhà cư ngụ và người cư ngụ được thụ hưởng những điều tốt đẹp, may mắn của phúc lộc thọ.

    Quẻ này đòi hỏi một đức tin vững chắc vào việc tu bổ chỉnh sửa căn nhà cư ngụ theo phong thủy truyền thống.
  • Trạch/Thủy Khổn. Đầm trên nước dưới, đầm khô cạn, đầm không có nước. Trong phong thủy, tình trạng này biểu đạt tình cảnh ngôi nhà cư ngụ không tương thích với người cư ngụ, gây những khó khăn, họa hại cho người cư ngụ. Muốn cải thiện tình trạng khó khăn, họa hại này cần thiết phải thay đổi hoặc chỉnh sửa căn nhà cư ngụ theo phong thủy.
  • Sơn/ Trạch Tổn. Lời cổ : Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích,nghĩa là nên giảm (tổn) lòng dục,lòng giận của mình để giúp ích cho người,không làm hại người.

    Trong phong thủy, khi xây cất hay chỉnh sửa ngôi nhà cư ngụ, chẳng những không nên đua tranh, tham lam chiếm đoạt, cầu lợi làm phiền đến cộng đồng, đến môi trường làng xóm, mà còn nên khiêm tốn, nhường nhịn, chịu phần thiệt về mình, giúp đỡ và làm vui lòng người. Tổn còn bao hàm ý nghĩa, xây cất và chỉnh sửa nhà tất nhiên phải hao tổn, nhưng đó là hao tổn vì mục đích cát vượng phúc lộc thọ lâu dài của căn nhà và người cư ngụ trong căn nhà đó.
  • Thuần Tốn là quẻ thuần mộc, là phương Đông Nam, là cung Phú Quí, là chủ cai quản việc sinh, dưỡng và tự trọng. Ba việc này cát tường chính là cát tường phúc lộc thọ.
  • Thủy/Phong Tỉnh. Tỉnh là cái giếng đức. Đây chính là cái đức của căn nhà và người cư ngụ trong căn nhà đó.

    Nhắc lại không bao giờ thừa : Đức của giếng là uống mãi không cạn, vơi lại đầy, đầy không tràn.Đức của căn nhà cư ngụ cũng hàm ý nghĩa ấy.

TRUYỀN KHẨU THEO CƠ THỂ NGƯỜI ?

Con người là một vũ trụ nhỏ, nói rộng ra con người và Trời Đất là một thể thống nhất, nên Cái Nhà cũng là một con người. Người cố chấp cho là ví von khiên cưỡng, dù vậy vẫn cứ nên hiểu phong thủy nhà cũng là phong thủy người. Cổ nhân luận : Thân người là một vũ trụ nhỏ, đầy đủ âm dương, ngũ hành để sinh, lão, bệnh, tử. Âm dương là bên phải bên trái của cơ thể, là huyết là khí, là hàn là nhiệt ở bên trong cơ thể. Trời đất có ngũ hành thì con người có ngũ tạng. Trời đất có chu kỳ 12 tháng thì con người có 12 đường kinh. Trời đất có 360 ngày thì con người có 360 huyệt chính, với phủ tạng người thì phủ là dương, tạng là âm. Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là năm tang thuộc âm. Mật, Dạ dầy, Ruột non, Ruột già, Bàng quang và Tam tiêu là sáu phủ, đều thuộc dương. Vũ trụ có 9 số Lạc Thư thì con người có chín Khiếu (lỗ thông với bên ngoài). Quy luật của trời đất cũng là quy luật của con người. Như vậy quy luật của con người chẳng là quy luật của căn nhà cư ngụ sao ?

NGƯỜI VÀ DƯƠNG TRẠCH

LƯỢC ĐỒ ĐỐI CHỨNG.

NGƯỜI

DƯƠNG TRẠCH

Đạo : Một con người

Nhị : Bên ngoài và bên trong

Tam : Đầu, Mình, Chân, Tay

Tứ : Trước Mặt, Sau Lưng, Tay Phải, Tay Trái

Ngũ : Tứ + Lục Phủ, Ngũ Tạng

Cửa : Miệng, hai Mắt, hai Mũi, hai Tai, Hậu Môn, Tiểu và Sinh Dục.

Đạo : Một Căn Nhà

Nhị : Bên ngoài và bên trong

Tam : Khí Mạch, Minh Đường, Thủy Khẩu

Tứ : Tiền Tước,Hậu Vũ,Tả Long, Hữu Hổ

Ngũ : Tứ + Trung Cung

Cửa : Cửa Tiền, Cửa Hậu,Giếng Trời, Cửa Sổ,Cửa Thông gió,Thoát khí.

Có thể theo mẫu lược đồ này lập thành bảng đối chứng chi tiết.

Đối chứng này muốn đưa ra một ý nghĩa căn bản là : Khi xem xét một căn nhà cư ngụ theo phong thủy truyền thống, hãy lấy chính cơ thể người luận giải sai đúng, cát hung. Nên lập thành đến từng chi tiết, tay dang ra bàn tay có thể úp hoặc ngửa, nhưng tay khép vào thì lòng bàn tay phải ôm đùi (Long Hổ triều huyệt). Mặt người có thượng đình, trung đình, hạ đình, tay chân chia ba khúc, ngón tay ngón chân ba đốt. Nói chung là càng chi tiết càng thấu cái lý của sự tương quan đồng nhất giữa người với dương trạch.

Xin tham khảo các đề xuất gợi ý sau đây.

CĂN NHÀ KHUYẾT TẬT ?

Ở Đại hội thể thao người khuyết tật biết bao tấm gương của người khuyết tật vượt lên số phận, trở thành những người xứng đáng được vinh danh trong cộng đồng và trong cuộc sống. Căn nhà khuyết tật phải nên noi theo những tấm gương ấy mà sửa chữa những khuyết tật để được hoàn thiện hơn mà tiếp cát, tránh hung.

Có những căn nhà quá dễ dàng nhận ra khuyết tật với một lối đi và một cửa ra vào quá nhỏ hẹp so với căn nhà quá rộng lớn, lại nữa một cầu thang xoắn ốc hay một cầu thang xương cá ngay giữa nhà dẫn lên lầu hoặc đổ thẳng ra đường, và nữa một chậu xương rồng tua tủa gai được trình bày ngay nơi phòng khách hay một chậu cá cảnh trưng nơi phòng ngủ.

Nhưng có những khuyết tật không dễ nhận ra và cũng không dễ thuyết phục người cư ngụ chỉnh sửa. Đó là căn nhà quá nhiều phòng ốc mà chỉ có cặp vợ chồng son cư ngụ. Và nữa một phòng ngủ quá lớn kê lọt thỏm chông chênh chiếc giường ngủ giữa nhà, thậm chí xung quanh tường treo lan man những tấm gương lớn, nhỏ hội chiếu vào giường ngủ. Và nữa tường vách quá nhiều cửa sổ khiến căn nhà tràn đầy dương quang, âm khí trở nên thiếu thốn.

Đó chỉ là một vài đơn cử những căn nhà khuyết tật. Vấn đề là phải tìm ra được những khuyết tật ấy và thực sự cầu thị xem xét.

Nguon:phongthuybnn

Share this post


Link to post
Share on other sites