Posted 16 Tháng 12, 2013 Trích: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. ============= CHƯƠNG VI TIN NGƯỠNG VÀ TỤC THỜ THẦN THÁNH TRONG DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT VI.1. Thay lời giới thiệu. Trong di sản văn hóa truyền thống Việt có một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng và cũng là một yếu tố rất độc đáo của nền văn hiến Việt. Đó chính là tín ngưỡng dân gian Việt. Hệ thống tín ngưỡng Việt này cũng mang đậm dấu ấn của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một trong những dấu ấn đó chính là tranh thờ Ngũ Hổ mà chúng tôi đã hân hạnh giới thiệu với bạn đọc ở phần trên. Có thể nói rằng: Trong hầu hết những di sản văn hóa truyền thống liên quan đến tín ngưỡng của người Việt, đều liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ mâm ngũ quả, chiếc lư đồng đốt nhang trầm trên bàn thờ; tục thờ Tam tòa Thánh Mẫu; tục thờ Tứ phủ, Ngũ phủ công đồng, ba mươi sáu giá chầu trong hầu bóng...cho đến cặp rồng chầu mặt nhật, hình trang trí long, lân, quy , phượng trong các đình đền, đều là sự thể hiện những mệnh đề liên quan đến học thuyết này. Trong tiểu luận này, chúng tôi mô tả nội dung chủ yếu là những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phản ánh từ nội dung minh triết trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Do đó, mối liên hệ của học thuyết này với những biến thể của nó trong tín ngưỡng truyền thống - một thành tố quan trọng trong di sản văn hóa Việt - chúng tôi chưa để cập đến mang tính chuyên đề. Nhưng sẽ là một thiếu sót, nếu như trong tiểu luận này không giới thiệu một luận điểm về tín ngưỡng Việt, liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những thần tượng được tôn thờ trong tín ngưỡng truyền thống, mang dấu ấn của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cho thấy tính hệ thống, nhất quán và bao trùm có tính chi phối mọi giá trị xã hội của học thuyết này trong nền văn hiến Việt. Bài viết và cũng là nội dung duy nhất trong chương VI, là của tác giả Nguyễn Thế Trung, thành viên nghiên cứu và cũng là thành viên chủ chốt trong ban điều hành Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện. Nội dung của bài viết này mô tả một trong những tín ngưỡng dân gian truyền thống trong văn hiến Việt. Nội dung của chương VI, bổ sung và giới thiệu với bạn đọc mối liên hệ giữa tín ngưỡng truyền thống và thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhằm chứng tỏ tính chủ đạo và chi phối toàn diện của học thuyết này trong nền văn hiến Việt. Xin trân trong giới thiệu. VI.2.TỨ BẤT TỬ BỘ TỨ NGUYÊN LÝ CHỦ CHỐT VÀ CÓ GIÁ TRỊ VĨNH CỬU - SỰ HUYỀN DIỆU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Nguyễn Thế Trung Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Tháng chạp năm Nhâm Thìn, cũng đã vào tiết xuân năm Quý Tỵ, tâm tưởng tôi chợt lóe lên một tia chớp về từ Gióng – tên của vị thánh mà từ bé tôi đã luôn thầm ngưỡng mộ. Với kinh nghiệm nhiều lần được chứng kiến những ý niệm cao cả được các cụ truyền lại trong dân gian một cách thật bình dị, tôi bỗng thấy rằng từ Gióng không phải là gióng tre như một vài giải thích đâu đó, mà khái niệm sâu xa của chữ "Gióng" là một ý niệm bất tử, như chính ngài đã được tôn thành tứ bất tử của dân tộc Việt. Và từ đó, một liên tưởng đến ý niệm từ Tứ Bất Tử cũng hình thành một cách tự nhiên. Thức thời một chút, tôi tìm trên internet, và được câu chuyện về Tứ Bất Tử của dân tộc Việt như sau: Tứ bất tử Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tứ bất tử (chữ Hán: 四不死) là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. · Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. · Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. · Chử Đồng Tử, (còn được gọi là Chử Đạo tổ) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có. · Liễu Hạnh, hay Mẫu Thượng Thiên, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ. Trong bốn vị trên, ba vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương, và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê. Những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn và đều khẳng định tứ bất tử gồm: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. Ví dụ như Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một thời, có viết: “... Bốn vị Tứ bất tử nơi thế giới u linh: thánh Tản Viên, chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, và Phù Đổng thiên vương”. Và có một bài trên báo Lao Động cách đây chừng 2 năm của tác giả Quỳnh Chi: Lý giải về Tứ bất tử Lao Động Trong tư duy của người Việt, con số bốn mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại. Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy. Lý giải về Tứ bất tử Trước hết, nói về con số bốn (tứ). Trong tư duy của người Việt, con số này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v.. Có thể thấy rằng mọi cơ cấu giá trị vật chất tinh thần nhiều khi được bắt đầu bằng “bộ tứ”. Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại. Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy. Thánh Tản Viên Theo các nhà nghiên cứu (Lê Đức Thịnh 2001, Trần Ngọc Thêm 2001), Thánh Tản Viên được coi là vị thánh được nhắc tới đầu tiên. Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc sống chung. Tuy nhiên, đã có hai quan niệm và cách giải thích nguồn gốc của vị Thánh này. Các học giả thời phong kiến (các sử gia, các nhà trước tác) cho Tản Viên là "hạo khí anh linh của trời đất sinh ra" (Kiều Phú, trong Lĩnh Nam chích quái), hoặc cho "Tản Viên là 1 trong 50 người con của Lạc Long Quân, Âu Cơ theo cha xuống biển " (đúng ra thì phải là chắt khoảng đời thứ 19). Các tác giả Lịch triều Hiến chương (Phan Huy Chú) và Việt sử Thông giám cương mục ... cũng đều có những quan niệm tương tự. Trong khi đó theo quan niệm của mọi người, được thể hiện qua các bản thần thích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phú) thì Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất thân từ tần lớp nghèo khổ trong dân chúng. Chàng tên thực là Nguyễn Tuấn, có tài “hô phong hoán vũ”, dũng cảm, được Hùng Vương kén làm rể, gả con gái Mỵ Nương. Sau đó, Thủy Tinh vì không được chọn, đã nổi giận đem binh đến đánh, xảy ra các cuộc chinh chiến trong nhiều năm trời. Rốt cuộc, Thủy Tinh luôn là kẻ bại trận... Quan niệm này phù hợp với những quan niệm chung đã có về các thánh bất tử trong tâm thức dân gian, bởi vì chính quan niệm ấy đã tạo nên một hình tượng "Thánh Tản Viên" có tính nhất quán và hoàn chỉnh. Thánh Gióng Thánh Gióng là một vị Thánh quá quen thuộc với nhân dân ta. Truyền thuyết này gắn bó và lưu truyền với mọi thế hệ người Việt. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ. Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt ... một mình xông ra giữa trận tiền. Đánh tan giặc Ân, vị anh hùng bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của mỗi con người đối với tổ quốc. Chử Đồng Tử Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ bên ngoài vào nước ta từ rất sớm. Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác. Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài. Thánh Mẫu Liễu Hạnh Trong những huyền thoại của dân tộc, dân gian vẫn tin rằng Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng; vì phạm lỗi bị đầy xuống trần gian. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất của nó là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam. Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ. Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Liễu Hạnh và quá trình hội nhập vào Tứ bất tử: Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Xuân Diện, trước kia, khi Liễu Hạnh chưa xuất hiện (giáng thế) thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không là một trong Tứ bất tử. Khi Liễu Hạnh “giáng sinh” vào khoảng thế kỷ XVI cũng chính là lúc ý thức hệ Nho giáo ở nước ta đang đi vào con đường suy thoái. Thực trạng xã hội loạn lạc, chiến tranh giết tróc, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ, khao khát cháy bỏng về một cõi tâm linh an lạc, siêu thoát. Liễu Hạnh “giáng thế” đáp ứng nhu cầu thỏa mãn tâm linh của mọi giai tầng trong xã hội, phù hợp với tâm thức dân gian Việt Nam. Nếu so với Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không thì sự phụng thờ Liễu Hạnh bắt nguồn sâu xa từ trong tín ngưỡng thuần Việt của tâm thức dân gian, rồi lại xâm thực và hòa đồng vào tín ngưỡng Tứ phủ, nên tín ngưỡng này mang nhiều hơi hướng thời đại, cập nhật và phù hợp với thực tại. Từ đó đến nay, tín ngưỡng Tam phủ rồi Tứ phủ luôn luôn là một trong những trung tâm tín ngưỡng của tâm thức dân gian. Ảnh hưởng của tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh mang tính bao trùm, có phạm vi rộng lớn hơn so với ảnh hưởng của Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không là điều đã khẳng định trong dân gian. Qua thời gian, cùng với sự xuất hiện những yếu tố mới, mang tính thời đại về tư tưởng, triết lý, quan niệm thì niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm về Tứ bất tử có sự thay đổi, dẫn đến việc Thánh Mẫu Liễu Hạnh thay thế Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đứng vào hàng Tứ bất tử như là một tất yếu. Quỳnh Chi (TH) Đây đều là những câu chuyện thật hay, thật đẹp, nhưng đó phải chăng đã là tất cả những ý nghĩa của bốn vị Thánh Bất Tử? Từ những tìm hiểu cá nhân của tôi liên quan đến văn hóa cổ và sự minh triết của nền văn minh Đông phương, tôi có một suy nghĩ riêng của mình với hiện tượng Tứ Bất tử trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Tôi muốn bắt đầu từ sự kỳ diệu của tiếng Việt, đã được nói đến rất nhiều trong những câu chuyện liên quan đến cổ sử, như là một ngôn ngữ cao cấp nhất, vì có khả năng chỉ dùng một đơn âm để diễn tả những ý niệm phức tạp và trừu tượng. Trong mạch tư duy như vậy, tôi suy ngẫm về tên của các vị và chọn ra những từ đặc trưng nhất đó là: Tản Viên, Gióng, Đồng Tử, Mẫu. Và … hình như đây không chỉ là những tên gọi thiêng liêng, mà một có thể nói một cách bình dị và nôm na nhất: đây là bốn ý niệm quan trọng, được cô đọng trong những danh từ này. Chúng ta hãy quán xét từng từ một: 1. Tản Viên. Nếu bỏ qua định kiến về tên núi thì "tản" chính là mô tả một hình tượng của sự "tản ra", lan truyền, phát tán.... và "viên" chính là sự viên mãn, trọn vẹn, tràn đầy. Đó phải chăng chính là sự mô tả của Thái cực, là sự khởi nguyên của vũ trụ. là biểu hiện sự vận động, là một nhân sinh quan cuộc sống đã thấm đẫm ngàn đời trong văn hiến Việt. 2. Gióng. Ngay từ đầu bài viết tôi đã đặt vấn đề đây là chìa khóa mở. Bởi vì trong công việc liên quan nhiều đến mô hình quản lý hiện đại, chúng tôi đã liên tục phải dịch một từ rất thời thượng trong tiếng Anh đó là Alignment – Vâng! Đó là chính là "gióng". Giống như chúng ta gióng hàng cho thẳng hàng ngang, hay hàng dọc vậy. Trong ngôn ngữ phổ thông cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mà các bà,các chị quẩy quang thúng với chiếc đòn gánh trên vai, thì cũng phải "gióng" gánh. Tức là phải 'gióng" sao cho cân bằng, chỉnh chu cho một trọng lực phía trước và phía sau quang gánh, trước khi cùng đôi quang gánh bôn ba trên mọi nẻo đường đời. Vậy "gióng", tức là đưa vào chuẩn mực, làm cho cân bằng để tiếp tục sự phát triển. Trong Lý học gọi là "cân bằng Âm Dương"; một tiêu chi quan trọng của sự phát triển. Và hãy cùng quay trở lại câu chuyện một chú bé ba tuổi có thể gắn kết được toàn dân để chiến thắng, không phải những gióng tre, mà chính là sự gióng hàng - tập hợp, đoàn kết sức mạnh của toàn dân, đến một mục tiêu. Đó chính là bí quyết của chiến thắng, của sự chuyển đổi. Vậy "gióng" chính là một nguyên tắc quan trọng nữa của thế giới này. Tập hợp vào những chuẩn mực – "Gióng" là bí quyết của chuyển đổi. Các nhà chiến lược đều nắm rõ việc này, và mỗi cá nhân chúng ta cũng đều đã ít nhiều trải qua những cảm giác thăng hoa, khi dồn hết tâm sức vào thựchiện mục tiêu nào đó. Sự khác biệt, sự chuyển đổi, sự thăng hoa chỉ đạt được khi mọi nguồn lực được gióng trong những chuẩn mực. 3. Đồng Tử. Câu chuyện tình đẹp nhất trong văn hóa Việt và mang đậm màu sắc Đạo giáo và hẳn không vô cớ khi Ngài chọn cho mình một tên riêng "Đồng Tử". Từ "đồng tử", ngoài nghĩa "con mắt" khi là từ ghép thì còn có một ý nghĩa rất phổ thông là “cùng đi đến cái chết”;một sự kết thúc đều trở về với cát bụi. Toàn bộ nội dung câu chuyện, cho thấy Ngài từ lúc không có gì, cả "Cái khố không có mà mang", cho đến khi đạt đến tột đỉnh vinh quang với đầy đủ thành quách, lâu đài thì cũng chỉ là hư vô, kết thúc trong thoáng chốc. Phải chăng đây chính là lời nhắn nhủ cho thế nhân của Đạo giáo về nguyên tắc vĩnh cửu nữa: Hãy luôn biết rằng dù là ai, dù là gì trên thế giới này thì tất cả cũng đều sẽ kết thúc để trở về với hư vô và từ đó chúng ta giác ngộ. 4. Mẫu. Trong 4 từ thì có lẽ từ Mẫu dễ hiểu hơn cả đã được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Mẫu là gì đó chung nhất trong mọi thứ, vạn vật trong vũ trụ đều có chung một mẫu, đều có liên kết. Chính vì thế mà Mẫu không là một người cụ thể mà luôn là các phiên bản khi giáng thế. Mẫu là mẹ, là cái chung, là sự che chở, hòa hợp, là hạnh phúc và như vậy Mẫu cũng chính là nguyên tắc vĩnh cửu thứ tư: vạn vật đều kết nối – đó là hình ảnh của Mẫu. Đến đây tôi chợt nhận thấy một sự liên hệ hợp lý của bộ tên gọi các ý niệm thiêng liêng này. Và trong sự thăng hoa của những ý tưởng, tôi nghĩ đến một báu vật tri thức khác của nền văn hiến Việt. Đó là suy xét liên hệ với lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành – lý thuyết nền tảng Lý học Đông phương - và cũng là của nền văn minh này. Tứ là "tứ tượng", mà tứ tượng này không phải do lưỡng nghi chia ra mà thành ( theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu Trung Quốc). Mà tứ tượng (theo phát hiện của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh), chính là bốn phân loại (tượng) của tương tác. "Tứ tượng" nó xuất hiện ngay sau khi "Thái Cực" thay đổi thành"Lưỡng nghi", vì cứ nhiều hơn một là có tương tác. "Lưỡng nghi" đã tương tác với nhau và rồi kết quả của sự tương tác này lại nhanh chóng tương tác trở lại với từng cái riêng trong "Lưỡng nghi", mà vì vậy mà tứ tượng biến hóa vô cùng, để "trùng trùng duyên khởi", tiến hóa với hình thành lịch sử vũ trụ. "Tứ tượng" trong Lý học Đông phương - thuộc về nền văn hiến Việt - có bốn trạng thái là: Tương sinh, tương khắc, tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi, mà bị phản phục lại). Hiểu như vậy thì "Tứ tượng" không chỉ là hiện tượng sinh ra từ "Lưỡng nghi", mà nó chính là sự phân loại hoàn chỉnh mọi tương tác trong vũ trụ này, kể từ khi vũ trụ được sinh ra (rời khỏi trạng thái ban đầu là "Thái Cực"). Cho nên nó trở thành bốn trạng thái "bất tử". Tức "Tứ bất tử". Sự phân loại bốn trạng thái tương tác theo thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn hiến Việt, là duy nhất và toàn vẹn. Do đó, việc so sánh "Tứ bất tử" với "Tứ tượng", hoàn toàn là sự liên hệ hợp lý, như một tính tất yếu, khi thuyết Âm Dương Ngũ hành với nội dung của nó được xác định của người Việt. Chúng ta hãy cùng quán xét: - Tương sinh; Thánh Tản Viên: Tính cân bằng, hài hòa là nguyên tắc của của sự phát triển. - Tương khắc; Thánh Gióng: "Gióng" là tính cân bằng của những chuẩn mực cho mọi sự vận động của thế gian, vượt trên các mâu thuẫn và là bí quyết của chuyển đổi. Hình tượng Thánh Gióng thắng giặc Ân, cũng chính là tính hợp lý của sự cân bằng, chuẩn mực, gióng lại hàng ngũ để ổn định và khắc chế ("tương khắc") ngoại thù. - Tương thừa; Thánh Chử Đồng Tử: Sự giác ngộ và siêu thoát là mục tiêu cuối cùng. Tức là vượt ra ngoài những giá trị vật chất của đời thường, mà những tham vọng quá đỗi cũng kết thúc để trở về với cát bụi. - Tương vũ; Thánh Mẫu: " Vạn vật tương hỗ","vạn vật đồng nhất thể" là những mệnh đề căn để của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, mọi sự bon chen với những tham vọng, đều chứa trong đó sự phản phục. Trên cơ sở này, vấn đề liên hệ hợp lý tiếp tục được đặt ra, nếu chúng ta chia "Tứ bất tử" thành hai cặp là: Tản Viên – Đồng Tử và Gióng – Mẫu; ta lại thấy có sự liên quan Âm Dương tương ứng, như sau: - Cặp Tản Viên (Dương) – Đồng Tử (Âm): sự sinh và sự tử là hai mặt song hành. - Cặp Gióng (Dương) – Mẫu (Âm): sự kết nối là nền tảng (Mẫu) và những giá trị của nhận thức từ thực tại (Gióng) để tạo sự cân bằng, chuẩn mực cho mọi mối quan hệ tương tác, mâu thuẫn để phát triển. Có thể nói rằng: Hình tượng "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng và văn hóa truyền thống vủa Việt Nam, chính là những thực tại trong lịch sử Việt (Thánh Gióng, Chử Đồng Tử; Thánh Tán Viên) và sự kết nối với những tín ngưỡng (Mẫu), được thần thánh hóa, từ nền tảng tri thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong sự mô tả liên kết hợp lý những hiện tượng, có cùng một xuất xứ là cội nguồn của những giá trị văn minh Đông phương. Đến đây, chúng ta cũng đã tạm yên tâm về tính hợp lý trong việc lý giải hình tượng "Tứ bất tử". Nhưng điều này sẽ mang lại một ý nghĩa thực tiễn ứng dụng nào trong cuộc sống hiện đại? Từ vấn đề được đặt ra, chúng ta so sánh để thấy rằng: Nếu phương Tây có luật của tự nhiên (Natural Law) thì bộ "Tứ bất tử" này chính là giá trị nhận thức những nguyên lý căn bản của quy luật tự nhiên, trong sự vận dụng huyền vĩ, những tinh túy với phương pháp hiệu quả nhất, để giúp con người phát triển hài hòa với tự nhiên, thuộc về nền văn hiến Việt. Bài viết này là một ý tưởng của cá nhân - có thể là một sự gợi mở hữu ích cho một xu hướng tư duy nghiên cứu - với hy vọng sao cho mỗi con người đều lớn lên trong một thế giới quan gắn chặt với sự hài hòa của sự sống (Tản Viên), tính chuẩn mực, sự hợp lực để chuyển đổi (Gióng), sự giác ngộ về mục đích của cuộc sống (Đồng Tử) và cuối cùng là sự gắn kết của vạn vật giữa thiên nhiên, đời sống và xã hội (Mẫu). Đấy chính là ý nghĩa huyền diệu, đầy tính minh triết qua hình tượng được tôn thờ - tức mục đích hướng tới - của "Tứ bất tử". Với những câu chuyện này, từ trong tiềm thức ( khi mà nhận thức còn chưa đầy đủ), những đứa bé Việt Nam đã thấm nhuần những tư tưởng thật đúng đắn và tinh tế. Và vì thế mà phải chăng những người mang ấn tượng lớn lao về Thánh Gióng như tôi đã chọn Khoa học tự nhiên làm nghiệp, để dành Triết học cho đệ tử của Thánh Tản Viên, để dành Đạo học cho đệ tử của Thánh Chử Đồng Tử, và để dành Khoa học xã hội cho Thánh Mẫu? Những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt, sẽ còn ngàn lần thán phục những thành tựu của nền văn hiến Việt, và đây chính là nền tảng cho một tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi tin chắc là như vậy. Viết xong tại Hanoi. Giờ Sửu, ngày 10 tháng Một năm Quý Tỵ Nguyễn Thế Trung 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 Cháu cảm ơn chú Thiên Sứ đã ưu ái biên tập và giới thiệu. Bài viết này là những suy đoán cá nhân chắc còn nhiều điều chưa chính xác mong quý vị góp ý để hoàn thiện. Trân trọng Thế Trung 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 Cháu cảm ơn chú Thiên Sứ đã ưu ái biên tập và giới thiệu. Bài viết này là những suy đoán cá nhân chắc còn nhiều điều chưa chính xác mong quý vị góp ý để hoàn thiện. Trân trọng Thế Trung Trung rất khiêm tốn. Đó là một đức tính cần thiết. Nhưng trong hoàn cảnh "châu chấu đá xe" và sự cô đơn học thuật - trước "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "công động khoa học thế giới" phủ nhận nền văn hiến Việt; chưa kể đến việc thay đổi một thói quen từ hơn 2000 năm với quan niệm nền văn minh Đông phương thuộc về văn minh Hán - thì cá nhân chú nhận thấy cần phải có sự kiêu hãnh trong việc khẳng định chân lý. Khi mọi việc thành công - văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử được thừa nhận - chú sẽ thể hiện đúng con người mình: Rất nhã nhặn, khiêm tốn và dễ gần. Bài viết của Trung tuy minh chứng có tính cục bộ về hiện tượng "Tứ bất tử", nhưng nó nằm trong một hệ thống, có tính tổng thể, nhất quán với sự định hướng hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định chính là một học thuyết từ cội nguồn là nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử hơn 2000 năm trước. Bài viết của Trung mô tả một máng khác của di sản văn hóa truyền thống là tín ngưỡng Việt trong sự chi phối mọi giá trị xã hội của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học cho sự xác định : "Nến tảng tri thức của một nền văn minh phải là cơ sở để hình thành học thuyết có xuất xứ từ nền văn minh đó". Bài viết của Trung khẳng định chắc chắn thêm cho tính khoa học của tiêu chí này trong tín ngưỡng Việt. Đồng thời nó là câu trả lời cho một vấn đề đặt ra: Một lý thuyết thống nhất thì nó phải giải thích được cả những giá trị tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là lý do nó cần một chương riêng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ Thế Trung vì bài viết này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Chúng ta nhận thấy có một sự lạ: Chỉ riêng Thánh Liễu Hạnh là một Thánh Nữ, 3 vị còn lại là Thánh Nam? Có sự đặc biệt gì đây chăng? Trân trọng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Chúng ta nhận thấy có một sự lạ: Chỉ riêng Thánh Liễu Hạnh là một Thánh Nữ, 3 vị còn lại là Thánh Nam? Có sự đặc biệt gì đây chăng? Trân trọng. Tam Dương khai thái - nên có ba thánh là nam. Một Thánh nữ là Địa Mẫu - Tượng cho quẻ Khôn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Chúng ta nhận thấy có một sự lạ: Chỉ riêng Thánh Liễu Hạnh là một Thánh Nữ, 3 vị còn lại là Thánh Nam? Có sự đặc biệt gì đây chăng? Trân trọng. Theo suy luận của Thiên Đồng, từ giải thích của Sư Phụ, thì đây là trùng với quẻ Địa Thiên Thái và cũng với câu "Tam dương khai Thái" Quẻ Địa Thiên Thái Quẻ Thuần Khôn qua 3 lần biến thì tới Quẻ Thái Biến lần thứ nhứt Biến lần thứ nhì Biến lần thứ ba Như vậy 3 lần biến hào âm qua hào dương thì tới quẻ Thái, tức là "tam dương khai Thái". Cho nên 3 Thánh Nam và một Thánh Nữ là vậy. Thiên Đồng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Theo suy luận của Thiên Đồng, từ giải thích của Sư Phụ, thì đây là trùng với quẻ Địa Thiên Thái và cũng với câu "Tam dương khai Thái" Quẻ Địa Thiên Thái Quẻ Thuần Khôn qua 3 lần biến thì tới Quẻ Thái Biến lần thứ nhứt Biến lần thứ nhì Biến lần thứ ba Như vậy 3 lần biến hào âm qua hào dương thì tới quẻ Thái, tức là "tam dương khai Thái". Cho nên 3 Thánh Nam và một Thánh Nữ là vậy. Thiên Đồng Xem kỹ lại chuyện Tấm Cám đi, rồi hãy lên chém gió. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2013 Trích: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. ============= VI.2.TỨ BẤT TỬ BỘ TỨ NGUYÊN LÝ CHỦ CHỐT VÀ CÓ GIÁ TRỊ VĨNH CỬU - SỰ HUYỀN DIỆU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Nguyễn Thế Trung Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương (...) 2. Gióng. Ngay từ đầu bài viết tôi đã đặt vấn đề đây là chìa khóa mở. Bởi vì trong công việc liên quan nhiều đến mô hình quản lý hiện đại, chúng tôi đã liên tục phải dịch một từ rất thời thượng trong tiếng Anh đó là Alignment – Vâng! Đó là chính là "gióng". Giống như chúng ta gióng hàng cho thẳng hàng ngang, hay hàng dọc vậy. Trong ngôn ngữ phổ thông cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mà các bà,các chị quẩy quang thúng với chiếc đòn gánh trên vai, thì cũng phải "gióng" gánh. Tức là phải 'gióng" sao cho cân bằng, chỉnh chu cho một trọng lực phía trước và phía sau quang gánh, trước khi cùng đôi quang gánh bôn ba trên mọi nẻo đường đời. Vậy "gióng", tức là đưa vào chuẩn mực, làm cho cân bằng để tiếp tục sự phát triển. Trong Lý học gọi là "cân bằng Âm Dương"; một tiêu chi quan trọng của sự phát triển. Và hãy cùng quay trở lại câu chuyện một chú bé ba tuổi có thể gắn kết được toàn dân để chiến thắng, không phải những gióng tre, mà chính là sự gióng hàng - tập hợp, đoàn kết sức mạnh của toàn dân, đến một mục tiêu. Đó chính là bí quyết của chiến thắng, của sự chuyển đổi. Vậy "gióng" chính là một nguyên tắc quan trọng nữa của thế giới này. Tập hợp vào những chuẩn mực – "Gióng" là bí quyết của chuyển đổi. Các nhà chiến lược đều nắm rõ việc này, và mỗi cá nhân chúng ta cũng đều đã ít nhiều trải qua những cảm giác thăng hoa, khi dồn hết tâm sức vào thựchiện mục tiêu nào đó. Sự khác biệt, sự chuyển đổi, sự thăng hoa chỉ đạt được khi mọi nguồn lực được gióng trong những chuẩn mực. (...) Với những câu chuyện này, từ trong tiềm thức ( khi mà nhận thức còn chưa đầy đủ), những đứa bé Việt Nam đã thấm nhuần những tư tưởng thật đúng đắn và tinh tế. Và vì thế mà phải chăng những người mang ấn tượng lớn lao về Thánh Gióng như tôi đã chọn Khoa học tự nhiên làm nghiệp, để dành Triết học cho đệ tử của Thánh Tản Viên, để dành Đạo học cho đệ tử của Thánh Chử Đồng Tử, và để dành Khoa học xã hội cho Thánh Mẫu? Những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt, sẽ còn ngàn lần thán phục những thành tựu của nền văn hiến Việt, và đây chính là nền tảng cho một tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi tin chắc là như vậy. Viết xong tại Hanoi. Giờ Sửu, ngày 10 tháng Một năm Quý Tỵ Nguyễn Thế Trung ***************************************************************************************** >>> @Thế Trung: cảm ơn huynh đã đóng góp một bài tuyệt vời cho mùa Giáng Sinh năm Quý Tị . ‘alignment’ là cái duyên để huynh giác ngộ chữ ‘gióng’. Nhưng theo suy nghĩ của bản thân, ‘gióng’ không chỉ là ‘khoa học tự nhiên’, mà rộng hơn nhiều, GIÓNG là: + thể chế và ngoại giao trong bối cảnh toàn cầu hóa, + là giáo dục con người để đánh giặc hay làm kinh tế trong bối cảnh hội nhập chuỗi giá trị hay (còn gọi là chuỗi cung ứng), chứ không phải là cải cách giáo dục vô định và tràn lan đại trà không có giai đoạn pilot, + là cân bằng các nguồn lực sẵn có trong tự nhiên và xã hội loài người. (mà trong đó khoa học tự nhiên và công nghệ là 01 nguồn lực), … bằng tốc độ (tượng của ngựa và lửa),với sự hỗ trợ sức mạnh không thể chối bỏ của vũ khí hiện đại do khoa học công nghệ hiện đại mang lại (tượng của ngựa sắt và gậy sắt – trong bối cảnh đồ đồng-đồ sắt-luyện kim), kết hợp với sức mạnh quật cường của truyền thống (cây tre) và bằng sự sáng tạo (hài nhi) trong quá trình tìm ra giải pháp cho các lĩnh vực (+ + +) kể trên. ************************************* Thêm dẫn chứng để tiếp tục mạch suy nghĩ của anh Thế Trung về Thánh Gióng: …‘Ngẩng đầu coi khinh ngàn lực sĩ, Cúi đầu làm ngựa đấng hài nhi.’ ‘đấng hài nhi’ là biểu tượng của sự sáng taọ vô biên của suối nguồn tươi trẻ. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites