Thiên Đồng

"bánh Dầy" Hay "bánh Giầy"?

7 bài viết trong chủ đề này

"Bánh giầy" hay "bánh dầy"

16/04/2008 01:53 (GMT + 7)

TT - Nhiều bạn đọc cho rằng báo Tuổi Trẻ dùng từ "bánh giầy" (trong bài viết "Bánh chưng, bánh giầy khổng lồ về đền Hùng", Tuổi Trẻ ngày 15-4) là sai, phải viết "bánh dầy" mới đúng.


Chúng tôi đã liên hệ với nhà ngôn ngữ học Trần Chút (phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến), ông cho biết: "Bánh giầy" là từ biến âm của tiếng Việt cổ "bánh chì” ngày xưa (xưa: "ch" thì sau này biến thành "gi", xưa: âm "i" thì sau này biến thành "ây", ví dụ như: chường Ý giường, bên ni Ý bên nầy). Vì thế, viết "bánh giầy" là chính xác. Cũng nên nói thêm là tiếng Việt ta phát âm "d" và "gi" không khác nhau nên một số người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên mới viết là "bánh dầy". Tuy nhiên, theo qui tắc chính tả tiếng Việt hiện tại, viết "bánh giầy" là chuẩn xác nhất.

GS.TS Nguyễn Đức Dân (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng khẳng định: "Dùng từ "bánh giầy" là đúng như hướng dẫn của từ điển tiếng Việt".

Chúng tôi cũng đã tham khảo một số từ điển tiếng Việt. Theo Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn Hóa - Thông Tin, thì bánh giầy nghĩa là: bánh làm bằng xôi giã thật mịn. Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân - Thanh Nghị - Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa: "Bánh giầy: bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh".

Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, NXB Văn Hóa - Thông Tin cũng giải thích: "Bánh giầy là bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả...".

H.HG.
http://tuoitre.vn/Ba...y-banh-day.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bánh giầy" hay "bánh dầy"

Chỉ và chỉ một...

Bánh Dày...

Ngay và luôn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ và chỉ một...

Bánh Dày...

Ngay và luôn...

đôi Giầy hay đôi dầy???

Share this post


Link to post
Share on other sites

đôi Giầy hay đôi dầy???

1102... đôi giày...

Share this post


Link to post
Share on other sites

1102... đôi giày...

Như vậy trước đó, đôi giầy được gọi là "đôi chì" phải hong?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hầu hết trong các văn bản có tính quy phạm thì cụm từ "Bánh Giầy" được sử dụng một cách chính thức nhất. Giày, dầy, dày... là cách gọi tên khác nhau theo từng vùng miền. Và dù dưới bất kỳ cách viết nào thì người đọc cũng hiểu được ý nghĩa của nó.

Nó cũng tương tự với đôi giày/ đôi giầy hay đôi dầy, và kể cả đôi zdầy... Trong văn bản thì "Đôi Giày" được sử dụng như là cụm từ chính xác và chính thức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bánh dầy là cách viết đúng nhất. Cần phân biệt giữa "dầy dặn", "đầy đặn" "dầy dạn"; "mặt dầy" và "chiếc giày"(cái giầy, đôi giầy), Trong ngôn ngữ Việt Nam chưa thấy viết "mặt giầy" (hoặc "giày")?! Mà chỉ có "mặt dầy"! . Ngôn ngữ Việt Nam tuy có tính vùng miền, nhưng không quá đơn giản như mấy nhà ngôn ngữ học có bằng cấp cao liên quan đến chủ đề này.

Nếu cứ theo mấy nhà ngôn ngữ học bằng cấp cao trong chủ để này thì nó thiếu tính hợp lý trong tính hệ thống. Thí dụ: "Mặt giầy" là để chỉ phía nào của "cái giầy"? Và phân biệt thế nào giữa "mặt giầy" của "cái giầy", "đôi giầy" và một cái "mặt dầy"?

Phát âm có thể giống nhau trên thực tế - Cũng như thực tế phát âm có thể là: Hà Lội mùa lước lổi - Nhưng về qui ước - tính lý thuyết - thì khác hẳn để phân biệt giữa "dày" mỏng và "cái giầy". Vần "gi" phát âm khác "d".

Bởi vậy.lói ra thì nại e mất nòng. Chứ cứ như mấy nhà ngôn ngữ lày thì thảo lào. Cứ lói tiếng lào ra tiếng ý. noạn cả nên.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay