Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học bài 49 30- Cặp Quẻ : Trao (giao) – đổi Nếu không có điểm tiếp giáp thì làm sao trao đổi được, không có chợ thì làm gì có mua bán, 2 vật không tiếp giáp thì làm sao có thể truyền nhiệt hay truyền điện qua được. Dịch học họ Hùng có cặp quẻ: giao ( trao ) –đổi hay đổi – chác (giáp) chác là biến âm của giáp. Dịch học Tàu có cặp quẻ cận âm khác nghĩa là cặp hoán – tiết, tiết có nghĩa là tiết chế, giảm bớt, hoán là hoán tán hay lìa tan. Chữ Tiết là ký âm sai của Tiếp , cặp quẻ Hoán – tiếp nghĩa là giao tiếp và chuyển đổi cùng một nghĩa với : Giao ( trao ) - Đổi . A- Quẻ giao (trao) thủy/ trạch Thủy là nước là mây Trạch là cái hồ Mây mù giăng kín mặt hồ nối liền trời và đất không còn thấy sự phân cách rõ ràng, nước trong hồ và mây mù trên mặt hồ hầu như hòa với nhau thành một.., thánh nhân lấy tượng ấy mà đặt thành quẻ tiếp hay tiếp – giáp . a) Lời Quẻ Quẻ giao tiếp, hanh, vương cách hữu miếu, lợi thiệp đại xuyên lợi, trinh. Giao tiếp thì được thông suốt - vua đến nhà Thái miếu tế lễ là để giao tiếp với các bậc tiên đế trên thượng giới , giao tiếp với bên ngoài là để thúc đẩy sự phát triển mang lại lợi ích lâu dài cho quốc dân. b) Lời tượng: Trạch thượng hữu thủy; tiếp, tiên vương dĩ hưởng vu đế, lập miếu. Lập miếu thờ làm nơi cúng tế là để giao tiếp với tổ tiên ở thế giới bên kia, mong các vị mở lối soi đường để nhà vua cai trị một cách sáng suốt khiến cho quốc thái dân an. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Bất xuất hộ đình, vô cữu. Không ra khỏi cửa nhà thì không lỗi gì. Bất xuất hộ đình là chỉ sự sống biệt lập, không nhìn thấy bất kỳ người nào khác và dĩ nhiên không giao tiếp với bất kì ai, bất xuất hộ đình cũng chỉ tình trạng bế quan để tịnh tâm, đóng cửa không tiếp xúc trong một thời gian là để tìm sự bình an thanh tịnh cho tâm hồn, việc như thế thì không lỗi gì. c.2) Hào Nhị Bất xuất môn đình – hung Không ra khỏi cổng nhà – Hung Hào sơ chỉ sự bế quan – tịnh tâm thì không lỗi, đấy là một việc làm có tính tích cực, còn hào nhị chỉ một trạng thái khác hẳn thái độ ích kỷ độc đinh, chỉ biết đến mình và gia đình mình, không ra khỏi cổng tức chỉ không giao tiếp thôi chứ vẫn nhìn thấy bên ngoài nhưng với thái độ bất can dự, sống chết mặc bay, tức thái độ ngày nay gọi là chủ nghĩa mặc kệ nó, thái độ sống đó xấu lắm, vì nếu anh chỉ biết sống một mình thì anh cũng sẽ chết chỉ có một mình. c.3) Hào Tam Bất tiếp, nhược tắc ta nhược, vô cữu. Sống độc đinh, khi gặp tai họa mới hối hận, còn biết hối hận thì không lỗi. Sống chỉ biết mình và gia đình mình không giao tiếp, không cần làng xóm gì khi bị tai nạn ập đến, như cháy nhà ăn cướp liệu mình có thể tự cứu không , lúc đấy mới hối hận thì đã trễ, nếu biết sửa đổi thì không lỗi. c.4) Hào Tứ An tiếp – hanh Giao tiếp một cách êm thấm, thông suốt mọi việc, hào từ này nếu dùng Việt ngữ có thể viết rất gọn là: êm suôi. An tiếp chỉ sự giao tiếp có tính thân thiết, thông hiểu nhau của bạn bè – nên không có vướng mắc gì, mọi chuyện thông suốt. c.5) Hào ngũ: Cam tiết – cát – vãng hữu thượng. Giao tiếp một cách vui vẻ, công việc tiến triển tốt đẹp. c.6) Hào thượng: Khổ tiếp – trinh hung, hối vong. Giao tiếp khó khăn quá – cứ như thế thì nguy hiểm, sửa đổi đi thì khỏi ân hận. B- Quẻ Đổi hay chuyển biến Phong/ thủy Gió thổi trên mặt nước, là tượng của cái thuyền buồm, gió thổi vào cánh buồm làm cho con thuyền di chuyển được, lấy tượng ấy đặt thành quẻ đổi hay chuyển biến, hoán đổi. a) Lời Quẻ: Quẻ hoán, hanh, khổ hoán bất khả trinh Chuyển đổi là để hanh thông, chuyển đổi khó khăn quá thì không thể lâu dài. Hạ tầng vật chất kỹ thuật đã thay đổi nhưng vì quyền lợi riêng của mình cố trì kéo không thay đổi chế độ xã hội, chắc chắn vị thế và quyền lợi của kẻ không thức thời sẽ tiêu tan khi cách mạng của quần chúng bùng nổ, nên lời quẻ nói: bất khả trinh. b) Lời tượng: Phong hành thủy thượng: hoán quân tử dĩ chế số độ, nghị đức hạnh. Gió đi trên nước tạo ra sự thay đổi là tượng chiếc thuyền buồm di chuyển thế nên đặt tên là quẻ đổi hay hoán , để có thể hoán đổi bậc trưởng nhân chế ra độ số lượng định hay định lượng giá trị mà trao đổi, độ số là các số đo như ký để đo sức nặng, thước để đo độ dài v.v…, xác định thế nào là cao quí, thế nào là thấp hèn tức định tính để người dân hướng lòng vươn tới theo chiều ấy. Lời tượng nói là: nghị đức hạnh, nghĩa là so chiếu đạo đức và phẩm hạnh của một con người dựa theo thang đạo đức xã hội để bình phẩm tốt hay xấu, đáng kính trọng hay đáng chê trách. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Dụng chửng mã, tráng, cát Khuất phục được con ngựa chứng chắc là người hết sức mạnh mẽ, sẽ gặp điều tốt đẹp. Ngựa là loài dùng để đi, gặp con ngựa chứng là con cứng đầu không nghe theo người, khuất phục được nó để có thể cỡi chắc chắn phải là người khỏe mạnh cả thể xác lẫn tinh thần, như thế hết sức tốt đẹp. c.2) Hào nhị Hóan ; bôn kỳ kỷ, hối vong Chuyển biến, phải chạy tìm nơi nương tựa, hối thẹn không còn. Kỷ là cái ghế, cái ghế công dụng của nó là đỡ cho người ngồi. Chuyển biến: trời đất chuyển biến chỉ thảm họa thiên tai, xã hội chuyển biến chỉ sự thay thời đổi thế. Cái ghế là nơi có thể bám víu vào chịu đựng cho tai qua nạn khỏi, như là một ngọn cây trong cơn sóng tràn, một đỉnh đồi trong cơn hồng thủy. Đấy là cái ghế dùng tránh thiên tai, còn với nhân tai thì chỉ có thể bấu víu vào những gì do chính mình tạo ra lúc thịnh thời. Vì vậy khi có điều kiện hãy thi ân bố đức, làm việc nhân nghĩa cứu giúp người hoạn nạn đó chính là cái ghế cho ta dựa sau này khi “nhân tai” xảy đến. c.3) Hào Tam Hoán kỳ cung – vô hối. Chuyển đổi từ trong thâm tâm mình Làm gì còn phải hối thẹn nữa. Thay đổi từ trong thâm tâm là thay đổi triệt để nhất, một tấm lòng đang đen tối chuyển thành trong sáng thì còn gì tốt hơn. c.4) Hào Tứ Hoán kỳ quần, nguyên cát, hoán hữu khâu, phỉ di sở tự. Quần chúng cách mệnh (thay đổi) cực kỳ tốt, chuyển biến từng bước hay từng nấc không phải cái đầu bình thường mà nghĩ ra được (phỉ di sở tự). Cuộc cách mạng không thể hoàn thành suôn sẻ trong một lần, mà từng bước tiến lên, đấy là hoán hữu khâu. Khi đại đa số thấy không thể tiếp tục sống như cũ được nữa tất yếu xã hội phải thay đổi, tức cách mạng, cách mạng là thay đổi tận gốc rễ nên lời hào nói là nguyên. Dịch học chỉ ra các giai đoạn chuyển đổi trong lịch sử loài người, lục vị thời thành có nghĩa là tuần tự theo thời gian sẽ có 6 lần chuyển đổi, 6 lần cách mạng… những cái đầu tầm thường thì làm sao nghĩ ra được như thế (phỉ di sở tư). c.5) Hào Ngũ Hoán, hãn kỳ đại hiệu, hoán vương cư, vô cữu. Thay đổi danh xưng triều đại của vị Hãn ( vua rợ phương bắc ngày nay ). Dời đổi thủ đô không lỗi. Đây là một bằng chứng cực kỳ hiếm hoi về việc người Tàu gọi vua là Hãn hay Khả Hãn, họ đã dịch từ Vua sang Hán ngữ là “Hãn”. Hãn kỳ đại hiệu… tên triều đại của “Khả hãn”. Thí dụ: Tên triều đại của Khả Hãn lưu Tú là : Đông Hãn Tên triều đại của Khả Hãn Tào Phi con Tào Tháo là Ngụy (nghĩa là giả?) Hào ngũ là vị trí của vua nên lời hào dành nói về vua chúa; trong đời một vị khả hãn, quan trọng nhất là 2 sự thay đổi, thay đổi tên triều đại (có lẽ dịch là niên hiệu thì đúng hơn) và thay đổi quốc đô. Hai sự thay đổi này chẳng phải lỗi lầm của vua mà do nhu cầu của việc quản trị đất nước (dời đô) hoặc tránh thiên tai địch họa. c.6) Hào thượng Hoán kỳ huyết khử dịch xuất (khử thang xuất), vô cữu. Hoán kỳ huyết tức khử độc trong máu nghĩa là: thay máu , khử dịch xuất là làm hết mủ nơi vết thương, hoán kỳ huyết có thể dịch là thay máu hay lọc máu. Ý nghĩa là: chất độc đã nhiễm vào máu nên không thể chỉ điều trị nơi miệng vết thương mà khỏi được, muốn khỏi phải điều trị tích cực, tận gốc bằng cách lọc máu hay thay máu. Trị tận gốc nói chung là tìm nguyên nhân sâu xa bên trong , thay đổi nguyên nhân khiến hậu quả tự nhiên thay đổi. Thí dụ: trộm cắp vặt nhiều quá là do thiếu đói không có công ăn việc làm, điều trị tích cực tận gốc là ngoài công an – toà án ra phải lo công ăn chuyện làm, nâng cao đời sống cho dân. Thí dụ nữa: Hiện tượng bùa chú bói toán thờ cúng tràn lan có nguyên nhân sâu xa là: Dịch học ngành khoa học nền tảng là quy luật về sự biến đổi bị bọn lưu manh phù phép biến thành sách tà ma yêu thuật nói toàn chuyện quỉ thần và chuyên dùng để bói toán… Muốn chữa căn bệnh xã hội trên phải thay máu để trị tận gốc, nhà Chu đã dồn tâm trí của những bộ óc kiệt xuất nhất soạn thảo ra Chu dịch sau này thông qua Nho giáo và các nho sĩ mà tán phát tư duy khoa học ra toàn xã hội mong rằng từng bước chống lại, dần dần đè bẹp và sau cùng là tiêu diệt lề thói mê tín dị đoan, đấy đích thị là hoán kỳ huyết hay thay máu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học bài 50 31. Cặp Quẻ: Trung phu – Tiểu quá Trung phu là sự tin tưởng ở trong lòng hay lòng tin, có lòng tin Tiểu quá có 3 nghĩa: - Nghĩa 1 : chỉ có một số ít vượt qua được - Nghĩa 2: chỉ có thể quá với những việc nhỏ. - Nghĩa 3: chỉ có thể quá một chút (ít) thôi so sánh : Trung phu – tiểu quá Di – Đại quá với sự tin tưởng trong lòng thì chỉ một số ít vượt qua được còn muốn cho đa số quần chúng bước qua được thì phải nuôi (di) tức tạo ra cho đầy đủ các điều kiện vật chất, khiến thời cơ trở nên chín mùi, lúc đấy mới có quần chúng cách mạng. Sở dĩ có cặp quẻ này là để chỉ bảo cho những người cách mạng, đừng phiêu lưu chủ quan duy ý chí quần chúng không theo là thất bại rồi đấy. A- Quẻ Tiểu Quá = Lôi/ Sơn a) Lời quẻ Tiểu quá, hanh, lợi trinh, khả tiểu sự, bất khả đại sự, phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát. Tiểu quá, hanh thông, lợi ích lâu dài. Chỉ dùng vào việc nhỏ như tang ma lễ nghi tiêu dùng ,không dùng vào việc quốc gia đại sự được, lòng tin chỉ như tiếng vỗ cánh của con chim trên trời cao, nào có cầm nắm thực sự ở trong tay ;đòi hỏi quá cao, phải hạ thấp mục tiêu ở mức thực tế mới có thể thực hiện – tốt lắm. Cách mạng là sự đổi đời nên không thể chỉ có niềm tin mà làm được, vì cách mạng là sự nghiệp của toàn dân mà với lòng tin thì chỉ có một ít người dám vượt sông mà thôi, phải biết thức thời điều chỉnh hạ thấp độ cao của mục tiêu xuống, khiến khả thi. b) Lời tượng: Sơn thượng hữu lôi, tiểu quá, quân tử dĩ hạnh quá hồ cung, tang quá hồ ai, dụng quá hồ kiện. Sấm động trên đỉnh núi là tượng quẻ tiểu quá, động trên đỉnh núi là chỉ có số ít động mà thôi (động dưới chân núi mới là số đông chuyển động hay đại quá) bậc trưởng nhân phải biết chỉ có thể “quá” trong những việc cá nhân vặt vãnh như đức hạnh quá khiêm cung, tang ma quá bi ai, tiêu dùng quá tiết kiệm mà thôi. a) Lời Hào c.1) Hào Sơ: Phi điểu dĩ hung Hào sơ chỉ sự khởi đầu hay non nớt; phi điểu dĩ hung là con chim non mà bay cao thực nguy hiểm vì ‘qúa’ sức của nó. Muốn làm cách mạng để đổi đời thì phải biết chờ đợi thời cơ, thời cơ chưa có mà nôn nóng làm bừa như con chim non đã vội bay lên cao như thế là manh động hay hành động mù quáng ắt sẽ thất bại. c.2) Hào nhị: Quá kỳ tổ, ngộ kỳ tỷ, bất cập kỳ quân, ngộ kỳ thần, vô cữu. Phải biết lượng định sức mình, nếu nhắm đến những mục tiêu quá cao vượt sức mình sẽ thất bại, phải biết thực tế điều chỉnh hạ thấp xuống để có thể hoàn thành. Mong muốn thái quá định gặp ông tổ nhưng chỉ gặp nổi bà nội, không được gặp vua, chỉ gặp được quan, biết nhìn nhận thực tế khách quan đó thì không lỗi. c.3) Hào tam: Phất quá phòng chi, tòng hoặc tường chi, hung. Phải ngăn ngừa quá đi từ lúc việc chưa xảy ra, đợi xảy ra rồi mới lo là đã trễ , Đã bị tổn hại , câu này nghĩa tương tự : phòng bệnh hơn chữa bệnh vậy , đã mắc bệnh dù chữa khỏi cũng là tổn hại sức khỏe rồi. c.4) Hào Tứ Vô cữu, phất quá, ngộ chi, vãng lệ tất giới, vật dụng vĩnh trinh. Không có lỗi (trong trường hợp đặc biệt) có thể quá một chút, tiến đến mức giới hạn rồi không được tiến thêm nữa; không thể luôn luôn “quá” như thế được. Dịch dạy chúng ta cái thường thường nhưng không bỏ sót cái bất thường. Thí dụ như khi thiên tai địch họa ập đến để đối phó kịp thời ta có thể phá bỏ mọi quy luật thông thường…. Nhưng việc này chỉ có thể ở một lúc một nơi nào đó thôi không thể kéo dài mãi được. c.5) Hào ngũ Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao ,công đặc thủ bị tại huyệt. Ở phía Tây đất Giao là đất của Tây bá , uất khí đã ùn lên tận trời. Phải tấn công vào sào huyệt con ác thú mà thôi, con ác thú chỉ Trụ Vương, sào huyệt của hắn là Ân Đô. Người tấn công là Chu Vũ Vương, ông Cơ Phát đã thống lãnh dân quân đất phía Tây cùng với các chư hầu mở cuộc tấn công vào kinh đô nhà Ân Thương chặt đầu Trụ Vương ở biệt đô triều ca. c.6) Hào Thượng Phất ngộ quá chi, phi điểu ly chi, hung, thị vi tai sảnh. Không biết đến chữ trung, cứ tiến đi mãi, như con chim phải bay quá xa ắt kiệt sức, nguy hiểm, hung họa tới nơi. Không biết lượng định thời thế, không biết tự lượng sức mình, cố làm việc bất khả thi nên thất bại, thất bại thì tổn hại. Hào từ này nói đến việc ông Cơ Xương khi nhà Ân Thương sai người giết Vương Quí cha ông, quá phẫn uất Cơ Xương đã không lượng sức mình đem quân đánh Trụ vương, kết quả thất bại thảm hại. B- Quẻ Trung phu = Phong/ trạch Trung phu là có lòng tin Thấy mặt hồ gợn sóng ta tin là do gió thổi, có lòng tin vậy thôi chứ có ai thấy gió đâu, gió là thiên tượng nên không có hình (tại thiên thành tượng, tại địa thành hình). a) Lời Quẻ Trung phu, đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh. Tin theo ngu như heo – cá, tốt , dùng để cải cách xã hội, có lợi lâu dài. Với tầng lớp mà trí óc chưa khai mở, chưa thể tự suy luận thì tốt nhất là tin theo người trên, sự tin tưởng này có thể dùng để cải cách xã hội, xã hội tiến bộ mang lại lợi ích lâu dài. b) Lời tượng: Trạch thượng hữu phong, trung phu quân tử dĩ nghị ngục hoãn tử. Trên quẻ trạch là quẻ phong, thành ra quẻ trung phu; bậc trưởng nhân xem tượng ấy, tiếp tục bàn bạc xét xử, hoãn thi hành án tử hình. Chết thì không thể sửa đổi được nữa, vì vậy nếu chỉ là sự tin tưởng thôi không phải là nhân chứng vật chứng rành rành thì không thể vội vã phán tội được, nếu quả tang phạm pháp thì không nương tay nhưng ở đây chỉ tin như thế tức là chỉ thấy dấu hiệu của tội phạm để suy diễn quy kết mà thôi, nên bậc trưởng nhân phải hết sức thận trọng nghị bàn cho đến khi thấu suốt cặn kẽ mới phán quyết. Tránh tuyệt đối sự hàm oan vô phương cứu chữa. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ: Ngu cát, hữu tha bất yên Đầu óc non nớt cứ một mực tin theo bậc trên là tốt đẹp, nếu có ý khác đi thì bất an trong lòng. Hào sơ ý chỉ thời còn non nớt phải tin theo sự chỉ dạy dẫn giắt của cha anh, nếu không như thế thì trong lòng không yên ổn vì đầu óc mình chưa đủ sức để suy nghĩ chín chắn. c.2) Hào Nhị Minh hạc tại âm, kỳ tử họa chi, ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mị chi. Chỉ cần nghe tiếng hạc mẹ là cả đàn con họa theo, ta có bầu rượu ngon muốn cùng người chia xẻ, ý nghĩa là: Chu Dịch hàm chứa quy luật vận động của tự nhiên và xã hội, rượu ngon là ý nghĩa Dịch học, chia xẻ cùng người là ai ai cũng có thể vận dụng Dịch học để làm lợi cho bản thân và cho mọi người, minh hạc tại âm nghĩa là dù cho Văn Vương, Chu Công không còn nữa (Minh là bóng tối – ý là dù đã khuất) nhưng khi thấy những lời giáo huấn trong Dịch học thì các môn đồ hay đệ tử tin tưởng , học và làm theo. c.3) Hào Tam Đắc dịch, hoặc cổ, hoặc bãi hoặc khấp, hoặc ca. Đắc dịch là tìm được trong Dịch học… Dịch học của người Tàu viết là: đắc địch nghĩa là được địch? … thắng quân địch… hay gặp quân địch… không hiểu nổi. Đắc dịch: tìm thấy, tìm được trong dịch học điều tâm đắc: • Hoặc c : sự cổ vũ khuyến khích làm việc tốt việc thiện việc đúng. • Hoặc bãi : răn đe, ngăn cấm không được làm việc ác, việc lỗi đạo, xấu xa. • Hoặc khấp : khóc ý nói dịch học chỉ ra lý do thất bại. • Hoặc ca : ca hát vui vẻ ý là: dịch học chỉ ra nguyên nhân thành công. c.4) Hào tứ Nguyệt cơ vọng, mã tất vong vô cữu. Trăng rằm là ngày trăng tròn, trăng tròn báo hiệu là trăng sắp khuyết. Ngựa sóng đôi cũng là lúc báo trước sẽ có con vượt lên, con lui lại. Đấy là lẽ tuần hoàn vơi đầy của trời đất, nào ai có lỗi gì. Lẽ đời lúc cực thịnh cũng chính là lúc bắt đầu đi xuống. Ngựa sóng đôi là lúc chế độ xã hội hoàn toàn phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng cả 2 đâu có đứng yên, khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển tạo nên độ lệch và càng ngày càng lệch… độ lệch lớn đến một giới hạn sẽ phá vỡ kết cấu , xã hội chuyển sang một hình thái xã hội mới phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật… cứ như thế cuộc tiến hóa tiếp tục . c.5) Hào ngũ: Hữu phu – luyến như – vô cữu. Đức tin giúp người ta liên kết chặt chẽ với nhau – không lỗi gì. Cùng tín ngưỡng thì có giáo hội, cùng chí hướng thì có hội đoàn đảng phái cũng có thể hiểu là: với lòng chí thành vua có thể liên kết thiên hạ lại với nhau. c.6) Hào thượng: Hàn âm đăng vu thiên, trinh hung. Nhiều học giả dẫn sách xưa chú giải: hàn âm là con gà dùng để tế lễ nơi tông miếu. ở đây ta hiểu :Con gà bay lên trời cao, lâu dài như thế là xấu. Gà là loài sống ở dưới đất bay lên trời chắc là chỉ trong chốc lát, làm sao có thể bay lâu được, kéo dài sẽ nguy hiểm. Đặt niềm tin không đúng chỗ đúng đối tượng, tin gà bay vút lên trời cao là sai lầm không thể tha thứ, sẽ thất vọng mau chóng, mau mau tỉnh ngộ nếu không sẽ rất nguy hiểm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG – bài 51 32- Cặp quẻ: Khép (khấp) – Khởi Dịch học thông hành gọi là: Ký tế – vị tế Ký tế = là việc đã xong Vị tế = là việc chưa xong Dịch học họ Hùng có cặp quẻ: khép – khởi. Ý là: khép là khép lại, đồng nghĩa với ký tế, khép là kết thúc chu kỳ trước đồng thời cũng là khởi là bắt đầu chu kỳ sau. Lúc khép lại cũng chính là lúc khởi đầu. Quẻ khép – khởi của Dịch học họ Hùng ngược với Dịch học của Tàu: Hỏa trên thủy thành ra quẻ khép tức ký tế hay việc đã xong. Dịch học Tàu là : hỏa trên thủy tạo ra quẻ vị tế là việc chưa xong. Quẻ thủy trên hỏa thành quẻ khởi cũng tương tự. A- Quẻ: Khép = Hỏa/ Thủy Khép hay ký tế đều mang ý nghĩa là việc đã xong. Hỏa ở trên, thủy ở dưới là đã đâu vào đấy; mọi việc đã an bài, xem tượng đó nên đặt tên là ký tế. a) Lời Quẻ: Ký tế, hanh tiểu, lợi trinh, sơ cát chung loạn. Việc đã xong ký tế, việc nhỏ đã thông, bền lòng được hưởng lợi lúc đầu tốt đẹp về sau hỗn loạn. Chuyện nhỏ là chuyện làm ăn trong cuộc sống , Tiểu hanh là chuyện làm ăn thì hanh thông thuận lợi. Lúc đầu tốt đẹp vì như đã nói đến ở Hào từ quẻ trung phu, việc đã thành tức là lúc chế độ xã hội chuyển biến phù hợp với nền tảng vật chất kỹ thuật, về sau hỗn loạn vì khoa học kỹ thuật luôn biến đổi tiến bộ, sự tiến bộ này tạo thành một độ lệch, càng ngày càng lớn. Đó là nghĩa: sơ cát, chung loạn. b) Lời tượng: Hỏa tại thủy thượng, ký tế Quân tử dĩ tư hoạn, nhi dự phòng chi Quẻ khép hay ký tế: người quân tử xem tượng đó biết suy nghĩ đến sự loạn khi đang yên, phải lo ngăn ngừa từ khi nó chưa xảy ra. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Duệ kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu . kéo lết bánh xe, ướt cái đuôi không lỗi. Dịch học dùng hình ảnh vượt sông để chỉ sự cải cách xã hội. Kéo lết cái bánh xe là hãm bớt tốc độ cải cách xã hội lại, vì bộ phận chậm tiến nhất (cái đuôi) trong nhân dân không theo kịp , không chấp thuận việc cải cách hoặc bắt buộc phải theo nhưng không thông suốt, khẩu phục tâm bất phục, làm chậm lại như thế thì không mắc lỗi. c.2) Hào Nhị Phụ táng kỳ phất, vật trục thất nhật đắc. Kiệu hay xe của phụ nữ quyền quý mất cái rèm che (nên không đi đâu được) , vật trục thất nhật đắc là Chuyển đổi nếp nghĩ, quan niệm về phong hóa không theo kịp với nhịp tiến xã hội, đừng bận tâm bởi cái nếp văn hóa đã lạc hậu ấy; chỉ một thời gian sau sẽ đâu vào đấy nghĩa là tự nó sẽ thích nghi. Kiệu hay xe của đàn ông đi không cần che rèm, bây giờ cải cách phong hóa xã hội bỏ luôn cái rèm che của kiệu hay xe của phụ nữ nghĩa là thực hiện bình đẳng nam nữ ; ý tưởng đó quá táo bạo ở thời phong kiến… c.3) Hào Tam Cao tông phạt quỷ phương, tam niên khắc chi, tiểu nhân vật dụng . Với lòng chí thành muốn khai hóa văn minh cho dân phía tây, vua Cao Tông nhà Thương đã đánh nước “phương Tây” hay Qủy phương , bọn tiểu nhân không thể làm như thế. Chữ Quỷ là biến âm của Quí hay Cửu nghĩa là số 9, số 9 trong Hà Thư (đồ) chỉ phương Tây (số 8 chỉ phương Đông); Quỷ phương là nước ở phía Tây lãnh thổ nhà Thương. Đất chính của nhà Thương và Ân Thương là vùng hồ Nam và Hà Nam, phía Tây của vùng ấy là Tứ Xuyên ngày nay, đấy là đất của giống người Khương hay Tạng Tộc, sau được gọi là người Quì Việt hay Quỉ Việt Tiểu nhân vật dụng là bọn tiểu nhân làm gì có lòng chí thành muốn khai hóa văn minh cho dân, chúng chỉ có lòng tham lam, chiếm đất đoạt của thì tuyệt đối không được gây chiến chiếm đất . Đa số các bản dịch kinh chu dịch đều dịch: Tiểu nhân vật dụng là không được dùng bọn tiểu nhân. c.4) Hào Tứ Nhu hữu y như, chung nhật giới Coi chừng áo lành thành áo rách. Lúc nào cũng phải cảnh giác. Cách mạng thành công rồi nhưng không được ngủ quên trên chiến thắng. Từng giờ từng phút những thói hư tật xấu cùng với bọn giả danh cách mạng hay bọn thoái hóa biến chất lúc nào cũng sẵn sàng ngóc đầu dậy phá hoại những thành tựu của công cuộc cải cách….biến áo lành thành ra áo rách. c.5) Hào Ngũ: Đông lân sát ngưu (dĩ tế) bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phác. Nhà Ân Thương tế lễ thịnh soạn (sát ngưu) không bằng nhà Chu tế lễ đơn giản đạm bạc (thược tế),nhưng trời lại ban ân giáng phúc cho bộ tộc Chu. Cuối đời Ân Thương sa đọa đến cực điểm; mất lòng dân thì có hối lộ trời bằng cách giết trâu tế lễ trời cũng chẳng dám nhận, vì lòng dân là ý trời, ngược lại nhà Chu thời Văn Vương, Vũ Vương thực là bậc minh quân – thánh đức.Phong hóa xã hội tốt đẹp , chính đạo sáng ngời như vậy chỉ cần tế lễ mọn tượng trưng thôi vì ý trời đã sẵn hướng về nhà Chu. c.6) Hào Thượng Nhu kỳ thủ lệ. Cực thịnh ắt suy, trăng tròn là lúc bắt đầu khuyết, nguy ở chỗ là không phải một số dân chậm tiến ngu muội không đồng tình với cải cách mà bây giờ chính hàng ngũ lãnh đạo không muốn tiếp tục cải cách vì sự cải cách sẽ đụng chạm đến quyền lợi họ đang có, đang được hưởng nên hào từ bảo: Nhu kỳ thủ, lệ: Qua sông mà ướt cái đầu, đáng lo. Dịch là chuyển biến, sự chuyển biến liên tục không bao giờ dừng lại, có những người hôm nay hăng hái phất cờ tiên phong cách mạng nhưng thời gian sau lại trở thành đối tượng mà cách mạng phải trừ khử vì họ khư khư ôm ghế nên trở thành cục đá chắn đường , Từ phần tử tiên tiến. Sau đó tự mãn không tiếp tục tu dưỡng rèn luyện để sau một thời gian lại trở thành phần tử chậm tiến lac hậu so với thời thế. B- Quẻ: khởi = thủy/ hỏa Dịch học Tàu là : vị tế là việc chưa xong. Thủy mà ở trên hỏa là trái lẽ thường tức chưa “đâu vào đấy”. Sự trái lẽ thường ấy khiến lại phải bắt đầu công việc nên đặt tên là quẻ Khởi, nghĩa là bắt đầu. Vạn vật phát triển theo chu kỳ, nên điểm kết thúc chu kỳ trước lại là điểm khởi đầu của chu kỳ sau, cứ vậy chuyển biến mãi không ngừng. a) Lời Quẻ: Vị tế hanh – tiểu hồ ngật tế – nhu kỳ vĩ, vô du lợi. Việc chưa xong, đúng theo qui luật phát triển, cải cách là quốc gia đại sự, tâm địa nhỏ nhen lưu manh vật vãnh (tiểu hồ) không thể đảm đương được, tâm địa đó cùng lắm chỉ là kẻ bám đuôi, “ăn theo” cách mạng, những kẻ đó chẳng lợi ích gì cho xã hội cả. b) Lời tượng Thủy tại hỏa thượng (ngược với Dịch học Thông hành) vị tê, quân tử dĩ biện vật cư phương. Xem tượng quẻ khởi, lửa ở trên nước là trái lẽ thường, bậc trưởng nhân phải thận trọng nghiên cứu sắp xếp nhân sự, đâu vào đấy để ai cũng phát huy được thế mạnh của mình, tức đạt mức tối ưu trong năng suất . Chuyện tưởng đơn giản ai cũng hiểu, nhưng lại không phải vậy, ngay thời buổi này mà có chuyện tưởng như đùa; trí thức thì cho về nông thôn cày ruộng, còn nông dân bỏ đồng áng công nhân bỏ xưởng máy để làm… lãnh đạo nên các ngài chăn dân cứ như chăn trâu…. Ai muốn hiểu biết thêm thì cứ đến Trung Quốc hỏi thăm lớp cựu Hồng vệ binh… c) Lời tượng c.1) Hào Sơ Nhu kỳ vĩ, lận Hào sơ chỉ thành phần thấp nhất, đầu óc kém cỏi nhất, chậm tiến nhất trong xã hội, bản thân họ chẳng biết cách mạng là gì – chỉ theo sau như cái đuôi bắt buộc phải theo cái thân vậy thôi. c.2) Hào nhị Duệ kỳ luân, trinh cát Hãm bớt tốc độ, nhưng kiên quyết cải cách, tốt. Các điều kiện của cải cách đã có đủ, nhưng vẫn phải thận trọng cải cách từng bước; để toàn xã hội đủ thời gian thích ứng với cơ chế mới, xong bước trước, rồi mới bước bước sau, ý chí cách mạng luôn vững vàng không chùn bước, tốt lắm. c.3) Hào Tam Vị tế, chinh lung, lợi thiệp đại xuyên Vị tế là việc đang làm, cách mạng đổi mới là một quá trình liên tục, cải cách là để thăng tiến xã hội, nếu dùng bạo lực coi cách mạng là chiến tranh để dành giật thì cực kỳ xấu. c.4) Hào Tứ Trinh cát, hối vong, chấn dụng phạt quỉ phương, tam niên hữu thưởng vu đại quốc. Bền lòng theo đường công chính, mọi hối thẹn biến mất, chinh phạt quỷ phương làm chấn động thiên hạ, sau 3 năm được thiên tử phong là “đại chư hầu”, Hào từ này nói về bụng dạ và uy vũ của ông Vương quí cha Văn vương , ông đã chinh phạt nước “Quỷ phương” là nước ở phía Tây đất nhà Thương ân , được vua nhà Ân vô cùng quý trọng và nước của ông được coi là ‘đại chư hầu’ . c.5) Hào Ngũ Trinh cát, vô hối, quân tử chi quang, hữu phu, cát. Hào ngũ chỉ địa vị tôn quí tức là vua. Giữ chánh đạo được tốt lành, không phải hối thẹn điều gì, hào quang nơi bậc trưởng nhân đã ngời sáng. Tự tin nơi mình, mọi việc tốt lành. Hào từ này nói về ông Cơ Xương hay Tây Bá Xương nổi tiếng là người có thánh đức, trong cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực, lòng dân đã ngã về ông, bỏ Trụ Vương, vậy mà ông không tiến công diệt Trụ để lên ngôi Thiên tử, đấy chính là quân tử chi quang; Trụ Vương không hề thức tỉnh càng ngày càng tác tệ hơn , đến đời con Văn Vương là Vũ Vương phải thay cha hành đạo, lập nên nhà Chu tôn vinh cha là Văn Vương. , Tiếng Việt là Văn Lang (lang = Vương). Việt sử gọi là : An Dương Vương (chính xác phải là Âm Dương Vương ) để chỉ việc ông viết ra Chu dịch. c.6) Hào Thượng Hữu phu, vu ẩm tửu, vô cữu, nhu kỳ thủ, hữu phu thất thị. Tự tin nơi mình, thảnh thơi nhấm nháp chút rượu không lỗi gì, còn ngập đầu trong ăn chơi rượu chè thì phải coi chừng. Hào thượng của quẻ khởi chính là lúc xong việc, xong việc chính là lúc phải cảnh giác, người ta rất dễ ngủ quên trên chiến thắng, sự ngủ quên này thường đưa đến những sai lầm khiến mình đánh mất chính mình, quân tử chi quang bị chìm mất trong biển rượu… tỉnh ra thì đã muộn vô phương cứu chữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học bài 52 ***** Lời Kết Dịch là sự chuyển biến, Dịch lý là lẽ chuyển biến hay quy luật chuyển biến . Đã gọi là lý thì phải sáng sủa rõ ràng, ở đây Dịch lý lại huyền ảo là trái lẽ thường. 1/ Việc đó có thể là do khách quan vì dịch học là tác phẩm của dân tộc Hùng, khi họ Hùng mất nước thì Dịch học cũng bị sang đoạt nhưng do trình độ văn minh của kẻ đã chiếm đoạt Dịch học quá thấp không thể hiểu nổi Dịch lý nên Dịch là suy tư khoa học, tính toán bị kéo xuống thành sách dùng để bói toán, sau gần ngàn năm mất chủ quyền dân họ Hùng dù đã phục hưng dân tộc nhưng quên luôn chủ quyền của mình đối với Kinh Dịch, coi đó là sản phẩm văn hóa ngoại lai và cũng đọc cũng học Dịch học y như người Tàu kết quả là Kinh Dịch trở thành tác phẩm huyền ảo, khó nuốt số một trên trần gian này, bóng khoa học thấp thoáng khắp cả cuốn kinh nhưng không tài nào nắm bắt được đích xác rõ ràng một chỗ nào để làm mấu chốt, đến độ trong ngôn ngữ dân gian việt hình thành từ “quỉ quái” để chỉ Dịch lý, quỉ là biến âm của quẻ, quái cũng là quẻ phát âm theo tiếng Tàu, 8 quẻ Đơn, 64 quẻ chồng của dịch học trở thành: cái “qủy quái” gì thế này? Biểu hiện não trạng của con người trước một sự kiện, sự vật… không hiểu nổi. 2/ Cũng có thể là do Hán tộc cố ý tạo ra sự huyền ảo đó; Dịch học là tinh túy tri thức, là nền tảng của khoa học nên với bản tính thâm hiểm sẵn có, họ đã cất giấu ém nhẹm Dịch học tinh tuyền- chân xác chỉ lưu truyền trong một thành phần đặc biệt nào đó, coi đó như bảo bối của dân tộc, còn với mọi người thì họ tung ra Dịch học giả hiệu đầu voi đuôi chuột chẳng ra sao cả, chính vì vậy nên Dịch mới huyền ảo, rõ ràng thấy có điểm sáng nhưng đi mãi chẳng tới… việc này tiền nhân người Việt đã nhắn cho con cháu biết..: đấy là cái nỏ thần giả mà Trọng Thủy đã tráo, còn nỏ thần thật hắn đã lấy đem đi rồi. Xưa Tây Bá Hầu tức ông Cơ Xương sau này là Văn Vương của nhà Chu hay Văn Lang của dân Âu Lạc cổ đã viết nên Chu dịch , sử Việt còn ghi chép rõ ràng về An Dương Vương lập nước Âu Lạc xây thành Cổ Loa làm Quốc đô, An Dương Vương chính là tên “Tam sao thất bổn” của Âm Dương Vương, vua Âm Dương thì rõ ràng còn ai khác ngoài Văn Vương người đã viết Chu Dịch. Quẻ Tỉnh viết : vua đã nạo bùn gạn đục khơi trong giếng để cho nước trở nên trong mát khiến mọi người có thể dùng được. Đấy cũng là tấm lòng và hoài bão của người viết sách này. Dịch học họ Hùng hết sức trong sáng và rõ ràng. Chứa đựng trong bản thân nó các qui luật của 3 tầng chuyển biến từ nông tới sâu. - Quy luật chuyển biến vật lý - Quy luật chuyển biến sinh học - Quy luật chuyển biến xã hội Chuyển biến vật lý được xác lập ở khối vật chất vô cơ, còn chuyển biến sinh học xảy ra trong khối vật chất hữu cơ; sự chuyển biến là kết quả của chuỗi phản ứng trực tiếp và khách quan. Còn sự chuyển biến xã hội luôn là phần giao của khách quan và chủ quan; hành động chủ quan, nỗ lực, cố gắng luôn là tâm điểm của chuỗi phản ứng vũ trụ con người. Bao la như vậy nhưng tinh túy của dịch học chỉ gồm 3 chữ: Nhân, Trung và Chính: - Nhân là con người, nhân cũng là trung tâm, cốt lõi; nhân là nơi xuất phát và quy về của mọi hành động chủ quan có ý thức - Nhân là đầu mối mọi giá trị không có con người thì không có gì là giá trị cả. Tất cả là con số không. Sau chữ nhân đến chữ Trung và Chính, trung không phải đơn thuần là ở giữa, trung còn là trúng hay đúng trong tiếng Việt, Dịch học chỉ cốt có một điều làm sao nắm được chữ Đúng. Đúng nơi, đúng lúc và đúng cách, nghe tưởng như đơn giản nhưng thực ra muốn đạt được điều đó là cả một quá trình tích lũy công sức của không biết bao nhiêu người, bao nhiêu đời để có một nền tảng khoa học, chữ đúng chính là cha đẻ của khoa học và chỉ có chữ đúng mới đưa đến thành công. Chữ Chính hay chánh là hành động theo lẽ phải hay làm điều phải, làm điều tốt cho mình và mọi người. Chữ Trung nằm trong phạm trù khoa học khách quan, còn chữ Chính lại thuộc phạm trù đạo đức chủ quan. Việc làm và chữ tâm khi làm việc đó là mấu chốt để bình xét chính hay bất chính, ở đời nổi cộm có 2 chữ quyền và lợi, nếu chủ tâm khi hành động chỉ nhắm đến lợi quyền cho mình thì bị coi là có tâm địa đen tối xấu xa, tức bất chính. Dịch học ra đời là cốt dạy cho ta làm sao đạt được sự dung hòa giữa bản ngã và tha nhân, giữa cái tôi và người khác, tuyệt đỉnh của sự dung hòa gọi là thái hòa. Tức trạng thái hòa hợp trọn vẹn mọi bề giữa ta, xã hội và trời đất tự nhiên. Dịch học rất xưa nhưng lại “hiện đại” 4 nguyên chuẩn của dịch học sau 3.000 năm vẫn còn y nguyên giá trị: 1/ Tính Nguyên = là khởi nguồn, mọi hành động đều khởi nguồn từ con người ngày nay gọi là tính nhân bản. 2/ Tính Hanh = hanh thông, thông suốt vì hợp lẽ, hay dựa trên khoa học mà hành động. 3/ Tính Lợi = lợi ích thiết thực không ăn bánh vẽ, phù du hư ảo. 4/ Tính Trinh = bền vững, lâu dài. Ích lợi trước mắt và cả mãi về sau Gọi là nguyên chuẩn vì nó là tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi con người, hành động thành công hay thất bại, trọn vẹn hay không tùy theo hành động đó phù hợp tới mức nào so với 4 nguyên chuẩn trên. Mục tiêu cao nhất của Dịch học là sự làm chủ của con người. Tự chủ, làm chủ xã hội, làm chủ giới tự nhiên, làm chủ để có thể đạt mục đích của Dịch học là hạnh phúc mãi mãi cho mọi người. 3.000 năm sau Văn Vương, hôm nay chúng ta lại phải cùng nhau gạn đục khơi trong vì nước giếng đã trở thành bùn. Tính toán khoa học đã bị hạ cấp thành bói toán mê tín khiến Dịch học trở nên vô ích đối với nhân loại. Mạnh dạn dám nghĩ dám làm, xới tung tất cả lên, không kiêng kỵ điều gì, rồi dùng đầu óc mình mà sắp xếp lại. Rất mong được sự giúp sức của mọi người vì tự biết tài hèn sức yếu một mình cùng lắm cũng chỉ đi được một quãng đường… mong rằng cuối cùng rồi nước của “giếng Dịch học” cũng trong mát trở lại làm ích cho mọi người. Sách Tham Khảo 1- Chu Dịch Sào Nam Phan Bội Châu, NXB Khai Trí – Saigon 1969 2- Chu Dịch Chính Kinh – Hoàng Thư, NXB – Văn hóa Thông tin – TP.HCM 2001 3- Chu Dịch Đại Truyện – Lê Anh Minh, NXB Khoa học xã hội – TP.HCM 2006 4- Kinh Dịch Phục Hy huyền diệu và ứng nghiệm – Nguyễn Hồng Sinh – NXB TP.HCM 2002 5- Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc – Dương Ngọc Dũng – Lê Anh Minh – NXB Khoa học xã hội – TP.HCM 2006 6- Kinh Dịch với Vũ trụ Quan Đông Phương – Nguyễn Hữu Lượng – NXB Sài Gòn 1971 7- Lạc Thư minh triết – Kinh dịch – NXB Nguồn Sáng – Sài Gòn 1971 8- Nguồn gốc văn hóa Việt Nam – Kinh Dịch – NXB Nguồn Sáng – Sài Gòn 1971 9- Nghiên cứu Chu Dịch – TT Quốc học Đại học sư phạm Hà Nội, NXB – Văn hóa Thông tin – TP.HCM 2002 10- Tâm tư – Kinh Dịch NXB – Khai trí Sài Gòn 1970 11- Tìm về cội nguồn Kinh Dịch – Nguyễn Vũ Tuấn Anh – NXB Văn hóa Thông tin – TP.HCM 2002 12- Cội nguồn văn hóa Trung Hoa – Dương Đắc Dương, bản dịch Nguyễn Thị Thu Hiền, NXB Hội Nhà Văn, TP.HCM – 2003 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites