Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 29 10. Cặp quẻ Độn – Đáo (đôn – đáo) Độn và đáo nghĩa là (một đàng) lánh đi, (một đàng) đến, thành ngữ Việt có câu: chạy tới chạy lui tức chạy đôn chạy đáo, đôn là từ biến âm của chữ độn, đáo là tới, đôn (độn) là lui tức tránh đi hay lánh đi. Ý nghĩa cặp quẻ này là muốn tiếp thu ý kiến của người khác thì trong lòng mình phải trống rỗng trước đã, tức cái tôi hay định kiến của ta phải tạm lánh mặt đi thì ý kiến của người khác mới có chỗ để lọt vào , khi nghe người ta nói mà trong đầu đã lèn chặt, chứa đầy ý của mình thì làm gì còn chỗ cho ý khác chen chân vào, như thế nghe mà như không nghe, tiếp kiến trao đổi có ơn ích gì đâu. Về cặp quẻ đôn đáo thì Dịch học họ Hùng và Dịch học của Tàu khác nhau nhiều lắm Dịch học họ Hùng: địa trạch độn. Dịch học Tàu: Địa trạch lâm. Dịch học họ Hùng: phong địa lâm. Dịch Tàu: phong địa quán. Lời tượng các quẻ cũng khác hẳn nhau. A. Quẻ Độn = Địa/ Trạch Hán dịch là Thiên sơn – độn Núi sừng sững giữa trời sao lại là độn? Địa trạch độn ý nghĩa là mạch nước ngầm, hay sông ngầm, bản thân vẫn là con sông nhưng lại ngầm ở dưới đất nên tượng trưng cho sự độn hay lui đi, trốn lánh đi. a. Lời Quẻ Độn hanh, tiểu lợi trinh Trốn đi hay lánh mặt đi là để qua cơn bỉ cực, chỉ có thể làm những việc nhỏ như tìm lợi ích vật chất mà thôi, hãy bền chí. Lúc đang độn thì không thể nói chuyện quốc gia đại sự được chẳng ai nghe theo kẻ thất sở thân sơ. b. Lời tượng Độn : Quân tử dĩ thư thu nhân phải làm cho đầu óc mình trống rỗng trước đã rồi mới có thể tiếp thu ý kiến của người khác. c. Lời Hào c.1 Hào Sơ Độn vĩ, lệ, vật dụng hữu du vãng. Rút chạy mà chậm chân đi đàng đuôi (phía sau hết) thì thật là nguy, không thể làm gì được. Hào sơ chỉ kẻ kém trí không nhận định được thời cuộc, người khôn đã nhanh tay lẹ chân trốn cả rồi mình mới giật mình chạy bám theo đuôi. Liệu có thoát không, sợ khó đấy, ý nói đành phó mặc cho số phận rủi may vì mình đã hết đường đành tó tay. c.2 Hào nhị: Chấp chi dụng, hoàng ngưu chi cách mạc chi thắng thoát. Bậc trung liệt biết ở lại sẽ nguy nhưng không thể trốn đi, vì nếu mình cũng trốn thì lấy ai hãm bớt những điều tệ hại, như ông Vi Tử thời Trụ Vương giả điên để thoát thân còn Tỉ Can không làm thế được liều mình can Trụ Vương để đến nỗi bị moi gan. c.3 Hào tam Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát Tiếc của không thể trốn đi, tật tham tiền thật nguy hiểm, hạng người ấy cùng lắm cũng chỉ lo nổi cho vợ bé, lòng tham không đáy, ý chí bạc nhược, vinh cũng được nhục cũng được miễn có tiền, hạng người ấy thì Quốc gia xã hội còn trông mong gì. c.4 Hào tứ Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ Cáo quan về ở ẩn đối với bậc trưởng nhân thực là điều sung sướng, nợ tang bồng đã trả xong lui về hưởng nhàn vui cùng trăng thanh gió mát, còn với bọn tiểu nhân khi mất chức thì sầu não như đám ma ...vì quyền uy bổng lộc nay đâu còn nữa, không còn vênh vang được với người đời thì thực là buồn khổ biết bao nhiêu. c.5 Hào ngũ: Gia độn trinh cát Thoái lui đúng lúc, tiếng thơm còn mãi – tốt lắm. Tham quyền cố vị coi chừng vừa mang tiếng vừa thiệt thân Phạm Lãi sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn hoàn thành đại nghiệp, lẳng lặng bỏ đi bảo toàn được danh thơm và tính mạng. Đại công thần của triều Lưu Bang không biết chữ độn nên đã thảm tử về tay Lữ Hậu như Hàn Tín. c.6 Hào thượng Phì độn – vô bất lợi. Lên đỉnh núi cao làm bạn với hươu nai, là phì độn, ra đi tìm nơi thanh thoát cho tâm hồn, sống như thần như tiên không vướng chút bụi trần… còn gì tốt đẹp hơn? Có học giả Trung Hoa cho chữ phì thực ra là “phi” nghĩa là bay xa và giảng phi độn là cao chạy xa bay. B. Quẻ Đáo hay Lâm = Phong/ Địa Gió đi trên mặt đất Tượng là đang đi tới Chữ lâm trong quẻ lâm có 2 nghĩa: lâm là đến tới, đôn đáo là kẻ đi kẻ đến, kẻ tới người lui nghĩa thứ 2: lâm là lớn lắm hay vô cùng to lớn, nếu con người đánh mất được cái tôi, đi thì trở nên vĩ đại, chính cái tôi đó khiến ta trở nên vị kỷ và bài tha, mất chữ tôi đi thì lòng nhân ái lên tới tột đỉnh, không còn phân biệt ta – người. A . Lời quẻ: Lâm, nguyên hanh lợi tirnh, chí vu bát nguyệt – hung Lời quẻ tán dương chữ lâm: to lớn, to lớn thay nguyên hạnh lợi trinh tức 4 nguyên chuẩn của nền minh triết và khoa học: nhân bản, hợp lý, thiết thực và bền vững. Sở dĩ được như vậy vì chế độ xã hội vừa mới biến chuyển để phù hợp hoàn toàn với nền tảng vật chất kỹ thuật, lâm là đến với nhau, khoảng cách cứ ngắn dần đến lúc bằng không tức là phù hợp tuyệt đối. Sự đến gần hay tiếp cận này chính là “lâm”. Nhưng sự vật đâu có đứng yên, lấy một năm tiêu biểu cho một chu kỳ tháng 8 là 2/3 đoạn đường, sự không phù hợp hay độ lịch giữa chế độ xã hội và nền tảng vật chất kỹ thuật đã khoét to lắm rồi nên nói hung để báo trước sự bùng nổ cách mạng, xác lập chế độ mới phù hợp hơn. b. Lời tượng Lâm; Quân tử dĩ kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải . lâm ở đây hiểu nghĩa là sự tìm đến. Thấy điều thiện, người quân tử phải tìm đến, hay ngả về… nếu thấy gì quá mức thì phải tìm đến số không tức lùi lại cho vừa khớp, lâm là tiếp cận nhau để khoảng cách bằng không. c. Lời Hào c.1 Hào Sơ: Hàm lâm, trinh cát Nguyên lý tự nhiên đồng cực thì đẩy khác cực thì hút; sức hút của nam châm cũng thế và điện lực cũng thế, đến với nhau do sức hút tự nhiên là nguyên lý vĩnh cữu, tốt. Chữ hàm trong hào nghĩa là sự cảm ứng. c.2 Hào nhị Hàm lâm, cát, vô bất lợi. Ôn hòa, nhẹ nhàng mà nhích lại với nhau, tốt, không gì là không lợi. Hàm lâm là sự diễn biến hòa bình, dần dần thấu nhập vào nhau, không có đối kháng để bên này nuốt bên kia. Như thế thực tốt đẹp, mọi phía đều có lợi. c.3 Hào tam Cam lâm, vô du lợi, ký ưu chi vô cữu. Bị dụ mà đến, không có gì thuận lợi, biết lo trước thì không lỗi. Cô gái bị lừa vì lời nói ngon nói ngọt, người mua bị dụ về mồm mép bọn tiếp thị quảng cáo sản phẩm… tất cả là cam lâm, Việt Nam có câu: mật ngọt chết ruồi cũng vì lẽ này… đời là thế nên tốt nhất là cẩn trọng. Cam ở đây là ngọt ngào. c.4 Hào Tứ Chí lâm – vô cữu Dùng ý chí mà tiếp cận , không lỗi, ở đây chỉ trường hợp thái quá, các điều kiện để xích lại gần nhau chưa đủ, nhưng với ý chí mạnh mẽ quyết đi đến cho bằng được ,thường trường hợp duy ý chí như thế này là không tốt, không hiểu sao hào từ lại nói vô vữu. c.5 Hào ngũ Trí lâm, đại quân chi nghi, cát Tiếp cận bằng tri thức khoa học, đi đúng quy luật phát triển, đấy là phong cách của bậc vua lớn, thực tốt đẹp. Với mỗi trình độ khoa học kỹ thuật có một chế độ phù hợp, trí lâm là làm sao cho có sự ăn khớp hoàn toàn, tức phải biết vận dụng các quy luật phát triển của xã hội làm sao cho khoảng cách càng ngày càng thu hẹp cho đến khi phù hợp như vậy gọi là đắc trung, được như thế chỉ có bậc đại trí, đại đức nên hào tứ gọi là đại quân. c.6 Hào thượng Đôn lâm, cát Xích lại hoài, tốt Thượng tầng kiến trúc xây trên hạ tầng cơ sở, nay phù hợp đắc trung, mai khoa học kỹ thuật có tiến bộ, hai đằng lại có khoảng cách , lần nữa lại phải cải cách thượng tầng cho phù hợp ăn khớp. Cứ liên tục tái diễn như thế nên hào từ gọi là đôn lâm, tốt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học bài 30 11. Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí) Dịch học bản thông hành của Tàu gọi là: phệ hạp – bí Đây là cặp quẻ rất khó giải thích ý nghĩa Bí = bịt, bít không ra được ; phê hạp = cắn ( bằng 2 hàm răng) Đóng cửa để cưỡng chế hay bắt buộc vì nếu trong và ngoài thông với nhau thì không thể cưỡng chế hay bắt buộc ở bên trong được. Bí là phải cách ly đối tượng. Phê hạp là đưa vào khuôn phép tức cải tạo đối tượng. Tóm lại cặp quẻ này nói đến nhà tù và ý nghĩa nhân văn của nó là sự cải tà qui chánh cho tù nhân. A. Quẻ cưỡng hay phệ hạp = hỏa/ lôi Hỏa lôi là tượng của sự nghiêm chỉnh, hỏa là minh, lôi là nghiêm. Sự nghiêm minh của pháp luật là : phạm tội thì phải đền tội. Đi tù không phải là đi đày, đi đến nơi bị hành hạ để trả thù, mà là cách ly để cưỡng bức bắt phải vào khuôn phép, sống có kỷ cương có luật lệ. a. Lời Quẻ Phệ hạp hanh, lợi dụng ngục. cắn mà hạp lại ý nói cái lợi của việc dùng nhà ngục (tù) là dùng sức mạnh để bắt đối tượng phải trở về với đường ngay nẻo chính, hòa hợp với cộng đồng. cưỡng chế mà lại hợp với lý lẽ là nói cái lợi của nhà tù dùng sự cách ly đ̣ể cải tạo. Đối với loài người văn minh hoàn toàn không có sự trả thù nơi nhà tù. Cải tạo là cải tà qui chánh cho một con người tức là làm cho họ người hơn để đáng sống và được sống trong cộng đồng. a. Lời tượng Phệ hạp: tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp Quẻ phệ hạp đấng tiên vương phải ban bố pháp luật và công khai việc xét xử, luận tội. Đặc tính của luật pháp là phổ biến, ai ai cũng biết vì không biết thì làm sao mà thi hành. Minh phạt là công khai việc xử phạt hay xét xử và hình phạt. Tóm lại ý quẻ là mọi chuyện liên quan tới pháp luật, hình ngục đều phải công khai rõ ràng. b. Lời Hào c.1 Hào Sơ Lũ giảo diệt chỉ – vô cữu. Xiềng xích – đứt ngón chân – không lỗi. Hào sơ tượng trưng cho sự non dại mới phạm tội lần đầu. Bị bắ : lũ giảo là tra chân vào cùm, chịu hình phạt chặt ngón chân, tức hình phạt không nặng lắm, như thế không có lỗi (người phạt). Đau đớn sẽ khiến hắn tỉnh ngộ và nhớ đời để không phạm tội lần nữa. c.2 Hào nhị: Phệ phu – diệt tỵ, vô cữu. Hào sơ là phạm tội lần đầu, hào nhị là đã có phần ngoan cố không cải tà qui chánh, mà tiếp tục phạm tội lần nữa, phải trừng phạt mạnh tay hơn nữa. Buộc thụ hình cắt mũi cũng chưa phải là quá tay, mới chỉ cắn sâu hơn vào da mà thôi. c.3 Hào Tam Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận vô cữu. Cắn tới thịt, ngộ độc, sai phạm nhỏ, không lỗi. Hào nhị cắn tới da, tới hào tam cắn tới thịt (phệ tích nhục) coi chừng trừng phạt nặng quá sẽ phản tác dụng (ngộ độc), sự hơi quá đó chỉ là sai nhỏ, không phải bận tâm. c.4 Hào tứ Phệ can chỉ, đắc kim thỉ, lợi, gian trinh cát. Cắn sâu hơn nữa, tìm được nguyên nhân phát sinh tội lỗi (chết là vì đầu mũi tên) dù gian nan cũng không sờn lòng . tốt. c.5 Hào ngũ: Phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh, lệ – vô cữu. Cắn thịt khô, được vàng, cứ giữ nguyên thì có điều lo, nhưng không lỗi. Hào ngũ là bậc chí tôn. Phệ can nhục là cắn miếng thịt cứng ý hào là: cắn thật mạnh, hay lực cưỡng chế thực mạnh để có kết quả tốt đẹp (đắc hoàng kim) tức đạt được mục đích thiết lập kỷ cương hay giáo hóa thành công một phạm nhân khiến nó cải tà qui chánh, có điều lo là khi đã phải dùng sức mạnh để cưỡng chế tức phong hóa đạo đức xã hội chưa tốt nên còn nhiều gian nan, sau nữa mới có sự tốt đẹp. c.6 Hào Thượng Hạ hiệu, diệt nhĩ, hung Đội xiềng xích, đứt tai, hung Đối với hạng người vô phương cứu chữa thì buộc phải dùng hình phạt nặng nề và cách ly với xã hội tức nhốt nó trong tù không cho tiếp xúc với bên ngoài nữa, cắt tai là vì nó không muốn nghe lời giáo hóa nữa. Nghe tai này, chạy qua tai khác… vô ích, ý hào là không thể giáo hóa được nữa, đấy là sự khốn nạn (hung) B . Quẻ Bức (biến âm là bít ) = Sơn/ Hỏa Dung nham trong lòng đất lúc nào cũng sôi sục muốn trào ra nhưng bị núi chắn mất đường ; về hình tượng quẻ bít là ngọn núi lửa đã tắt hay không hoạt động. a. Lời Quẻ: Bít – Bức – Hanh – tiểu, lợi, - hữu du vãng ;chữ hanh thừa và không hợp thời. Tiểu lợi: đóng cửa chỉ vì lợi ích nhỏ nhen của riêng mình thay vì có thể tiến xa hơn nữa (nếu mở cửa) đấy là tượng bế quan tỏa cảng, giao thương tiếp xúc với bên ngoài sợ dân trí sẽ khai mở do đó có thể mất ghế, đóng cửa là bỏ cái lợi lớn của xã tắc để giữ cái lợi nhỏ cho riêng mình. b. Lời tượng: Bít: tiên vương dĩ chí nhật bế quan, hậu bất tỉnh phương – thương lữ bất hành. Đóng cửa – lãnh đạo không đi xem xét công việc và dân tình ở các nơi, đã đóng cửa làm sao có thể giao thương được ; đây là cảnh quan liêu xa dân cực kỳ, còn với dân thì ngăn sông cấm chợ.. các nơi ráng tự cấp tự túc… thực là hình ảnh bi đát : trong ngoài không thông ,các nơi không thông, trên dưới không thông… thân thể rã rời ...nên chết chắc. c. Lời Hào c.1 Hào sơ Bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ. Cơ sở hạ tầng (chỉ ) tắc nghẽn, đành phải bỏ xe đi bộ, bí kỳ chỉ ở xã hội hiện đại gọi là kẹt xe… c.2 Hào nhị : Bí kỳ tu Sự ngăn cấm lên tới miệng rồi, phải ngậm câm như hến mở miệng là coi chừng...đi tù, ý nói không có tự do ngôn luận, chỉ nói những cái được phép thì thà câm còn hơn, mở miệng ra là phải ca tụng đại ơn đại đức của những kẻ đè đầu cởi cổ moi gan móc ruột mình còn gì khổ sở hơn. c.3 Hào Tam Bít như, nhu như, vĩnh trinh cát Người nhà đóng cửa bảo nhau thấm nhuần cho nhau, bền vững lâu dài tốt (mưa dầm thấm lâu) c.4 Hào tứ Bí như, ba như, bạch mã hàn như, phỉ khấu hôn cấu. Trong nhà đóng cửa bảo nhau, thông suốt với nhau (ba → sắc trắng trong) Có bóng bạch mã đang trên đường, không phải giặc cướp mà là người muốn kết thân. Đóng cửa để chấn chỉnh nội bộ, thống nhất được nhân tâm, lúc đó mới có thể để nhìn ra bên ngoài, thế giới là thế giới tùy thuộc vào nhau, ngựa sắc trắng ý nói sự chân chính thẳng thắn hay thực lòng tìm đến tạo mối liên kết để cả hai đều có lợi không phải hễ người ngoài đến là cướp nước phá nhà. c.5 Hào ngũ: Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận –chung cát. Biệt lập nơi sơn trang (nơi ở của ẩn sĩ) phải hạ mình xuống mang bó lụa trắng tới mời (ra giúp sức cho mình) có gì đâu mà xấu hổ, không sai lỗi gì. Bậc chí sĩ cao minh khi thời thế nhiễu nhương bèn trốn đời tự cô lập mình làm bạn với hươu nai, sống thanh bần lạc đạo, nay muốn các vị hạ sơn giúp đời trước hết phải tỏ lòng trân trọng và trong sáng tượng trưng bằng bó lụa mỏng, phải tự hạ mình xuống để chứng tỏ lòng thành như Lưu Bị mời Khổng Minh vậy, không phải chỉ một lần có khi tới 5, 7 lần mới xong. Hào ngũ là địa vị của vương công nên hào từ mới nói đến việc cầu hiền, tìm đến các chí sĩ ẩn cư. c.6 Hào thượng Bạch bí vô cữu Cách biệt để giữ cho tinh tuyền, không có lỗi. Trần gian vật dục làm hoen ố tinh thần, muốn nguyên toàn tinh khiết phải tìm sự thanh tịnh nơi đỉnh núi chót vót, đấy chính là hình ảnh của việc tu tiên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 31 Cặp quẻ :Bái-phục Biến âm của (Bá – Phụt) Bá phụt là định luật đúng cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội Bá là tựa, là tì. Phụt là phóng đi Đơn giản nhất như sự nhảy lên, không có điểm tì vào thì làm sao nhảy lên được…. Cặp quẻ bái – phục của Dịch học họ Hùng và cặp Quẻ bác phục của dịch học người Tàu âm tựa tựa như nhau nhưng nghĩa thì khác hoàn toàn. Núi tựa vào mặt đất mà đứng, như vậy là bá hay tì hay tựa. Địa lôi phụt là hình tượng sự rung động trong lòng đất và dung nham phụt lên… ta thường gọi là sự phun trào của núi lửa. Quẻ phụt kết hợp 2 hiện tượng địa chấn và núi lửa (địa lôi) trong thiên nhiên thường xảy ra đúng như thế. Phục theo Hoa ngữ là trở lại, ở đây miễn bàn. A- Quẻ Bá = Sơn/ Địa Bá là từ Việt có cận âm là bấu, đều có nghĩa là tựa vào bám víu vào. Núi tựa trên đất là hình tượng của việc chính quyền dựa trên dân. Thượng tầng kiến trúc “bá” trên hạ tầng cơ sở. a. Lời Quẻ Bá – bất lợi – hữu du vãng. Phụ thuộc vào cái khác, (người vật) nên bất lợi, nếu tiến hành công việc. Phải dựa trên cái gì đó nên không thể độc lập tiến hành công việc. Về phương diện quốc gia nếu chưa đủ sức tự lực, tự cường mà lúc nào cũng dựa vào anh cả, chị cả thử hỏi có dễ dàng thành đạt các mục tiêu quốc gia hay không? b. Lời tượng: Sơn phụ ư địa: Bá, thượng dĩ hậu hạ, an trạch. Núi dựa vào đất là tượng quẻ Bá, nhìn tượng đó bậc trên, tức bậc quân vương phải biết làm cho vững chắc điểm tựa của mình, tức lo cho dân được no ấm, an ổn nơi ăn chốn ở. Bậc trí giả hoặc đấng minh quân đều biết địa vị của mình có vững hay không là nhờ cái chân đế ở dưới, muốn vững trên thì trước phải lo cho vững dưới, nhà nhà ấm no hạnh phúc thì chế độ vững như bàn thạch, chẳng có “kẻ thù” nào lật đổ nổi. c. Lời Hào c.1 Hào Sơ: Bá sàng dĩ túc, miệt trinh hung. Chân ở đây là tay chân tay bộ hạ, thần thiêng tại bộ hạ, triệt hết tay chân thì triều đình, quân vương dựa vào đâu, dĩ nhiên là hung nếu kéo dài không chấn chỉnh. Ý Hào là vô hiệu hóa dần từ cơ sơ,̉ hệ thống cơ sở chống đỡ chế độ cũng như 4 chân giường đỡ cả cái giường vậy, giường gãy chân thì vua và triều đình ngủ…đất ? c.2 Hào nhị Bá sàng dĩ biện, miệt, trinh hung Thang giường là chỗ đỡ mặt giường, thang giường gãy thì mặt giường tựa vào đâu, ý hào là đã hỏng tới lớp cận thần rồi. Tình thế này, vua việc xa không biết việc gần cũng không hay, vua biết hỏi ai để nắm dân tình, mang tiếng là quân vương nhưng thực ra bị che mắt bịt tai chẳng khác gì bù nhìn. c.3 Hào Tam Bá chi – vô cữu Dựa vào cái gì ? Biết dựa vào đâu? Không có hệ thống cán bộ, hay quan lại từ cấp cao xuống cấp thấp; lấy gì liên lạc với dân nên hào tứ hỏi hay than van. Biết dựa vào đâu? c.4 Hào tứ Bá sàng dĩ phục, hung Giường không còn mặt thì nằm vào chỗ nào, nói cho văn hóa có thứ tự có logic từ dưới lên trên đều không thể tin cậy , gọn lại là: làm gì còn giường mà nằm nghĩa hoàn toàn không còn chỗ dựa, đến thái giám cung phi cũng không tin được nữa thì còn ai nữa đấy là tình cảnh cuối đường của một triều đại . c.5 Hào ngũ: Quán ngư dĩ cung nhân sủng vô bất lợi. Quây đám tiểu nhân lại cách ly chúng với triều đình và dân chúng để khống chế ảnh hưởng của chúng. Vì nhiều lý do dây mơ rễ má khiến chưa diệt chúng ngay được, tạm coi chúng như bọn người hầu kẻ hạ trong nhà mà thôi, cao lắm thì đối xử như đám cung phi để mua vui, không cho chen vào việc nước được. Làm được như vậy là coi như tình thế đã xoay chuyển, mọi việc đều tốt. c.6 Hào thượng Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư. Còn một ghế cao lắm chưa có người ngồi (thạc quẻ bất thực), nếu quân tử nhận chức ấy muôn người được nhờ (đắc dư = được cái xe lớn) còn tiểu nhân ngồi vào đấy thì mọi người còn biết trông mong nhờ cậy vào đâu (bác lư), ghế này không phải ngai vàng của quân vương thì cũng là ghế tể tướng . B- Quẻ Phụt = Địa/ Lôi Phụt được ký âm Hán Tự là phục Quẻ địa trên quẻ lôi rõ ràng là tượng địa chấn hay rung động trong lòng đất, sự rung động này chẳng bao lâu sau dung nham sẽ phụt lên trời. Lại nữa 5 vạch đứt ở trên là cứng là hình ảnh lớp vỏ trái đất, vạch dưới cùng là vạch liền là mềm lỏng chỉ dung nham. Dung nham sẽ phun trào theo khe nứt ở giữa 5 vạch đứt – tức khe hở trong lòng núi lửa như hình ảnh qủe Phục . Dịch học của Tàu gọi là quẻ phục nghĩa là trở lại. a. Lời Quẻ: (Phục) phụt – hanh – xuất nhập vô tật bằng lai, vô cữu, phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phụt lợi hữu du vãng. Bắn ra hay phóng lên – ra vào không sao cả, mà có trở lại cũng không lỗi gì, trở lại đường ngay nẻo chính, 7 ngày sau thăng hoa kết quả, lợi cho sự phát triển. Phụt lên là sự chuyển động, dung nham phun trào là hiện tượng tự nhiên, nếu lập lại (bằng lai) cũng là chuyện bình thường. Sau khi phóng ra đạt được sự cân bằng (phản phục kỳ đạo) giữa sức nén và lực bung ra, chu kỳ sau lại tiếp tục, lợi cho sự phát triển. Hiện tượng núi lửa là chu trình cân bằng, phá vỡ cân bằng của một bên là lực nén của vỏ quả đất, một bên là lực bung ra của dung nham cháy bỏng, lực tích tụ trong lòng đất cứ gia tăng dần tức độ nén ngày càng lớn, đến lúc độ lệch quá lớn sẽ bùng nổ sự phun trào. Dòng dung nham bắn ra áp lực giảm đi, sự cân bằng được lặp lại, rồi lại khởi đầu một chu kỳ mới. b. Lời tượng (phục) Phụt, quân tử dĩ chấn dân, dục đức Bậc trưởng nhân phải giúp dân nuôi đức hay tích đức để mỗi ngày mỗi cao dần lên. Phụt cũng có nghĩa là tiến lên, sự thăng tiến cao nhất cũng là lâu nhất và khó nhất là thăng tiến đạo đức, không thể ngày một và ngày hai mà có được, giống như của cải thì ta có thể bỏ tiền trao đổi là xong, đức độ phải tích lủy lâu ngày dài tháng, mỗi ngày mỗi chút cứ như vậy suốt cả đời mình mới có thể đạt được đến mức đức cao trọng vọng. c. Lời Hào c.1 Hào Sơ Bất viễn phụt (phục) vô chi hối, nguyên cát Chưa đi xa ý nói không lâu mà đã thăng tiến được, còn gì phải hối nữa, tốt từ căn bản. Tu đức đòi hỏi công phu và thời gian ở Hào sơ… chưa xa đồng nghĩa là thời gian chưa lâu mà đã tiến bộ rõ rệt, có lẽ là nhờ cốt cách phi thường, tốt từ trong trứng tốt ra. c.2 Hào nhị Hưu phụt (phục) cát Thăng tiến ngoạn mục, rất tốt. Cái lõi của đạo đức nằm ở chữ nhân, nên Việt Nam hay nói tu nhân tích đức, rộng lòng nhân ái thì tiến đức rất nhanh không ai bằng nên hào từ nói hưu phụt cát. c.3 Hào tam tần phụt (phục) lệ, vô cữu. Liên tục thăng tiến, còn lỗi gì nữa. Mọi sự việc trên đời đều luôn chuyển động, đứng lại tức thụt lùi, con người phải thăng tiến một cách liên tục, đều đặn thì mới mong đạt được sự văn minh toàn diện cả văn minh vật chất lẫn văn minh tinh thần. c.4 Hào tứ Trung hành – độc phụt (phục) Chỉ có mình tiến lên được do đi đúng đường. Hào tứ là địa vị của sự duy lý, thiên hạ đều mắc bệnh thái quá, riêng ta biết đạo trung dung nên đi đúng đường và dĩ nhiên vượt lên trên tất cả. c.5 Hào ngũ Đôn phụt (phục) vô hối Một lòng một dạ tiến lên còn ăn năn gì nữa. Hào ngũ là vị trí của chúa tể đắc đạo trung tức không thái quá không bất cập, nếu đã rắp tâm tiến lên thì còn ai bằng nữa. c.6 Hào thượng Mê phụt (phục) hung, hữu tai sảnh Dụng hành sư chung hữu đại bại, dĩ kỳ quốc quân hung – chí vu thập niên bất khắc chinh. Tiến bừa thì tai họa chắc đến, dùng hành quân chắc chắn đại bại, vua gặp nguy hiểm 10 năm chẳng tiến lên được. Làm càn thì chắc là hỏng việc, quân mà tiến càn thì chắc là đại bại , thất bại hết việc này đến việc khác đến địa vị của vua cũng lung lay , làm càn như thế thất bại hao tổn quốc lực lớn lao cần thời gian lâu lắm mới lại có thể tiến lên được . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học bài 32 13. Cặp quẻ: Tụ – Thăng hay Tới - tấp Cặp quẻ này nói lên sự phát triển tất yếu theo thời gian. Phát triển về lượng là quẻ tụ Phát triển về chất là quẻ thăng Đoàn thể ngày càng đông đúc hơn lên, lãnh thổ mở rộng ra, khi không mở rộng được nữa thì tụ là sự liên kết hay thống nhất nhiều cái nhỏ để thành một cái lớn, lớn hơn thì có được ưu thế về qui mô, cạnh tranh với sức mạnh lớn hơn, tiếng nói mình có trọng lượng hơn, tóm lại phát triển về lượng là quy luật tự nhiên. Con người bằng nỗ lực của mình có được sự hiểu biết ngày càng rộng hơn và sâu hơn, từ sự hiểu biết này biến thành lực để tác động vào thế giới tự nhiên đưa lại những thành tựu về kinh tế , của cải ngày một dồi dào hơn, đời sống ngày càng nâng cao đấy là ý nghĩa quẻ Thăng. 2 quẻ tụ và thăng của Dịch học họ Hùng chỉ trùng tên còn nội dung khác hẳn Dịch học của Tàu, cặp quẻ nay lý giải việc tại sao Việt Nam phải gia nhập Asian. A- Quẻ Tụ = Thiên/ Lôi (Tựu) Trong tập quán sinh hoạt của người Việt, tiếng trống có một vị trí khác đặc biệt. Tiếng trống báo giờ học. Tiếng trống vang lên để báo hiệu một việc gì đó, trống dùng trong các buổi tế lễ trời đất và đặc biệt tiếng trống để tụ họp dân làng. Các sách cổ của người Tàu có ghi chép việc tụ tập dân làng bằng tiếng trống đồng, đấy là một hiệu lệnh, tùy theo cách đánh mà tập trung một thành phần nào đó trong cộng đồng, trống để tập trung họp hành bàn bạc việc chung, cũng có thể là tập trung trai tráng để chống thiên tai hay giặc cướp. Thiên lôi là tượng tiếng trống vang lên dưới gầm trời công dụng là để tập hợp nên thánh nhân đặt tên quẻ này là tụ hay tập trung. Trong Dịch học của người Tàu thì thiên lôi hợp thành quẻ vô vọng hợp lý hay không miễn bàn. a. Lời quẻ: Tụ nguyên hanh lợi trinh, kỳ phỉ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng. Muốn Tụ tập phải hội đủ 4 nguyên chuẩn: nguyên – hanh – lợi – trinh, không được như thế là có tai họa, bất lợi không thể tiến được. Tụ tập tức hình thành một cộng đồng người, việc kết liên con người buộc phải theo đủ 4 tiêu chuẩn, nhân bản, hợp lẽ, thiết thực và bền vững không được như vậy mà tập hợp lại là tai họa, hoàn toàn bất lợi không thể tiến lên được. Hình thành một cộng đồng người là việc hết sức lớn và hết sức khó rất phức tạp, có muôn ngàn việc phải giải quyết, nếu nắm vững 4 nguyên chuẩn, hành động theo chuẩn mực đó sẽ được quốc thái dân an, ngược lại thì có thể là một hiểm họa. b. Lời tượng Tụ, quân tử dĩ trù binh khí giới bất ngu. Số đông người tụ tập lại bậc trưởng nhân phải chuẩn bị khí giới phòng những bất trắc phát sinh. Hình ảnh cụ thể rất quen mắt với chúng ta ngày nay là các cuộc meeting, biểu tình, nếu không tổ chức tốt, với đám đông như thế khi bị kích động dễ phát sinh cuồng loạn. c. Lời Hào c.1 Hào Sơ Hữu phu, bất chung, nãi loạn nãi tụy, nhược hào, nhất ác vi tiếu vật tuất vãng vô cữu. Không thể ăn bánh vẽ mãi được, tập họp biểu tình để bày tỏ thái độ, hành động ôn hòa đừng ngại cứ làm đi không lỗi gì. Ngày nay meeting biểu tình là chuyện bình thường thời quân chủ đó coi như là tội nổi loạn, đứt đầu như chơi, Dịch học dám chỉ bảo… ôn hòa cứ làm đi thật là đi trước thời đại bước qúa xa . c.2 Hào nhị Dẫn cát vô cữu, phu nãi lợi dụng thược Dẫn giắt, lôi kéo nhau theo đường công chính, không lỗi, tâm thành lễ mọn vẫn được tốt lành. Vật tế lễ chỉ tượng trưng cho tấm lòng thành kính cuả mình nên lễ mọn cũng được, còn có ý tà gian thì vật tế có trọng hậu tới đầu, thần thánh cũng không dám chứng. c.3 Hào Tam Tụ như – ta như – vô du lội, vãng vô cữu tiểu lận. Hợp tác làm ăn than trời như bọng chẳng ơn ích gì, bỏ đi chẳng lỗi, chỉ thẹn chút ít. Hào tam chủ lợi, tụ tập chủ lợi, chỉ có là hợp tác làm ăn, tỵ nạnh láu cá vặt dẫn đến chẳng ra làm sao cả, rời bỏ tập thể ra làm ăn một mình chẳng lỗi gì, chỉ hơi thẹn vì đã tính sai nước cờ phí thời gian. c.4 Hào Tứ: Đại cát – vô cữu Hào tứ là hào của duy lý, duy lý luôn dẫn đến hành động thái quá hay quá lố. Tụ ở thời duy lý là tượng tổng hợp lý luận, duy lý thì tốt nhất cũng đạt được sự không lỗi mà thôi, tức chẳng nên cơm cháo gì, bệnh thái quá hay bệnh mắt to hơn người đã là đại họa của nhân loại; bắt thực tế phải khom mình theo lý luận là sự hành hạ con người một cách kinh khủng, ai thần kinh yếu thì chỉ có nước vào nhà thương điên. c.5 Hào ngũ Tụ hữu vị, vô cữu, phỉ phu nguyên vĩnh trinh, hối vong. Cấp trên ra lệnh tập hợp, đâu có lỗi gì, có kẻ không tâm phục- khẩu phục chẳng sao cả cứ giữ nguyên lệnh như thế, chẳng có gì phải hối hận. Hào ngũ chỉ ngôi Tôn, ra lệnh tập hợp cấp dưới quyền, mệnh lệnh thì phải thi hành, nhưng có người trong bụng cũng có phần không phục, mặc xác nó, lệnh là lệnh không phải suy nghĩ đắn đo gì cả. c.6 Hào thượng Tế tư thế di vô cữu. Cuối cùng của quẻ theo luật tuần hoàn … là “rã đám”, than thở sụt sùi chắc vì mất ghế… không được làm lãnh tụ vĩ đại cao cả nữa, buồn thật. Nhưng không lỗi gì vì đấy là luật tự nhiên hợp tan, tan hợp. B- Quẻ Sơn Thiên = Thăng Đây là một trong những quẻ khó “thông” nhất, núi ở trên trời ở dưới tạo thành quẻ thăng hay lên cao. Suy mãi mới ra; sơn ở trên, thiên ở dưới thì chỉ có nơi đỉnh núi…mà thôi . Đây là cảnh tu tiên trên non cao thoát trần, thoát tục sống tràn đầy với nội tâm. a. Lời Quẻ Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh cát. Thăng tiến đi lên, nhân bản và hợp lý dùng để rèn đúc cho con người trở thành trưởng nhân, không phải lo lắng gì hành quân đánh bọn man rợ, tốt. Đi lên đỉnh núi tức tu luyện hầu trở thành đại nhân (đối nghịch với tiểu nhân) Nam chinh không có nghĩa là hành quân đánh phương Nam đâu, Dịch học cho phương Nam là phương tối tăm, mông muội, nam chinh là đánh lũ man mọi hay mông muội (man = mãn chân, mông = mông cổ). b. Lời tượng Địa Trung sinh mộc thăng, quân tử dĩ thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại. Cây mọc lên từ đất, “phong” còn được dùng để chỉ cái cây, là tượng quẻ thăng ở đây là nghĩa là mọc lên, xem tượng ấy bậc trưởng nhân phải theo chiều đạo đức, tích lũy nhỏ nhặt những việc nhân đức để dần dần trở nên cao to như cây cổ thụ vậy. c. Lời Hào c.1 Hào Sơ: Doãn, thăng, đại cát Quyết tiến (lên) vô cùng tốt. Tiến lên là phát triển về chất, đã là tất yếu ( thời cơ ) cộng với ý chí tiến công của con người thì còn gì tốt bằng. c.2 Hào nhị: Phu nãi lợi dụng thược, vô cữu . có lòng thành kính chẳng cần lễ vật, không lỗi gì đâu, nghĩa quá rõ khỏi bàn. c.3 Hào tam Thăng hư ấp, tiến lên dễ dàng như vào chỗ không người. Đời là một cuộc bon chen dành giật nhau để đi lên, mọi mánh khóe thủ đoạn được tung ra chỉ nhằm cản đường, triệt hạ kẻ khác hầu mình ngóc đầu lên, ở hào tam việc đi lên dễ dàng quá không có ai cản trở tranh giành với mình cả. c.4 Hào Tứ Vương dụng hanh vu kỳ sơn cát vô cữu. Nhà vua dâng lễ tế tại kỳ sơn tốt; theo một số nhà nghiên cứu Trung Hoa lời Hào tứ này mô tả việc ông Cổ Công Đản Phụ bị lũ rợ bức bách chạy đến chân núi Kỳ Sơn, một năm xây thành, 2 năm xây kinh đô, 3 năm quy mô quốc gia tăng gấp 5 lần ban đầu. Diễn tả sự thăng tiến nhanh chóng của đất nước Thục ở Qúy châu . c.5 Hào ngũ Trinh cát – thăng giai. Kiên trì từng bước tiến lên. Sự phát triển luôn luôn là một quá trình, theo thời gian tạo thành các nấc như nấc thang, trinh tức bền vững lâu dài, hào nói phải tuần tự mới tiến lên được, bước trước làm bệ phóng cho bước sau, cứ tiếp nối như thế mãi từ nguyên thủy tới văn minh. c.6 Hào thượng Minh thăng, lợi vu bất tức chi trinh – mò mẫm tiến lên, bền bỉ tự lập kiên cường rồi sẽ thắng lợi. Đi con đường chưa ai đi, thì phải mò mẫm vậy, mình là người tiên phong thì dựa vào ai được, chỉ còn cách bền bỉ, tự lập rồi đây thế nào cũng tới đích. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 33 14 – Cặp Quẻ: Đông – đủ Đối chiếu với cặp Quẻ Trung phu tiểu quá ta mới hiểu đầy đủ trọn nghĩa về 2 cộng quẻ: Trung phu tiểu quá: nghĩa là với sự tin tưởng trong lòng thôi thì chỉ một số ít vượt qua được, từ phần trước ở cuốn sách này ta đã biết một chế độ xã hội phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp, với sự tin tưởng trong lòng không thôi thì chỉ một số ít người chấp nhận được sự chuyển đổi xã hội sang chế độ cao hơn, lý tưởng hơn khi tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa cho phép. Với cặp quẻ Đông – Đủ hay xếp ngược lại là Đủ – Đông hàm ý khi đã hội đủ điều kiện vật chất kỹ thuật thì sự chuyển đổi mới có thể được số đông chấp nhận. Đại quá nghĩa là đại đa số chấp nhận sự chuyển đổi xã hội. Thí dụ: không thể công hữu hóa tài sản để đại sản xuất khi chưa tự động hóa mọi thiết bị hoạt động trong nền kinh tế. Trong trường hợp này chỉ có một số ít là “cán bộ” … chịu chấp nhận mà thôi... còn với số đông tức đại đa số dân chúng thì phải đợi khi hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật thì mới có thể tiến hành công hữu hóa được . Người lãnh đạo buộc thấu triệt cả hai vế : Trung phu - Tiểu quá và Di – Đại quá nếu không sẽ là đại họa ... A – Quẻ Đủ = Trac̣h / Phong (đầy) Quẻ đủ về ý nghĩa giống như quẻ Di trong Dịch Trung Hoa. Di là nuôi… nghĩa là chưa đủ điều kiện phải vỗ nuôi cho lớn thêm lên. Nhưng cấu tạo 2 quẻ khác hẳn dịch học người Tàu là: Sơn lơi di, còn Trạch phong lại là: Quẻ tiểu quá. Trạch là cái hồ để chứa nước, còn phong về vật chất là gió là cái cây nhưng về hành động Quẻ Phong lại chỉ sự giao lưu, truyền thông. Trạch trên phong tượng là cái hồ thông với sông, nhiệm vụ của nó là trữ nước lấy từ sông để điều hòa dòng chảy, thánh nhân lấy tượng tích nước cho đầy hồ mà làm ra quẻ đủ, hay đầy. a) Lời Quẻ: Di – Trinh cát – Quan di – tự cầu khẩn thực Vỗ nuôi, bồi bổ – là chuyện cả đời, tốt thôi vì đấy là lẽ tự nhiên. Nhìn cách nuôi dưỡng có thể xác định được kẻ tốt, người xấu, tiểu nhân hay quân tử. Bậc trưởng nhân phải tự nuôi lấy mình, hay tự kiếm sống không sống nhờ vả ai cả. Không phải chỉ là chuyện cá nhân ngay cả quốc gia cũng vậy, muốn được người trọng thì phải tự lực cánh sinh , cứ anh cả chị cả… mãi thì chẳng ai coi mình ra gì. :lol: Lời tượng Di Quân Tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực. Vì chưa tới mức nên còn phải nuôi, vỗ nuôi cho lớn thêm nữa mới được. Tình thế chưa chín mùi, tức thời cơ chưa tới đâu đừng nói quá lời đao to búa lớn để mang tiếng ‘nổ’hay nói khoác, phải tiết ẩm thực là vẫn còn phải dành dụm chắt bóp để đầu tư phát triển chưa tới lúc hưởng thụ đâu mà sáng say chiều xỉn. c) Lời Hào: c.1) Hào Sơ Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa đi hung. Đánh mất tư cách của mình, nhìn chằm chằm vào miệng người ta ăn xấu. Đói cho sạch rách cho thơm có đói chết cũng phải giữ tư cách của mình, nhìn chằm chằm vào miệng người ta ăn, ở đây không phải chỉ nói chuyện ăn đâu, ở đời trâu buộc ghét trâu ăn thấy ai hơn mình thì lồng lộn lên, tư cách như thế hung là phải. c.2) Hào nhị: Điên di phất kinh vu khân, chinh hung dã Lối kiếm ăn ngược đời, chỉ biết xin viện trợ của nước giàu, nếu có chiến tranh chết đói là cái chắc. Viện trợ chỉ có thể cứu đói, làm sao có thể tích lũy xây dựng cơ sở vật chất bằng đường đi xin… ở đời đâu có ai cho không? dại dột đi đổi chủ quyền quốc gia lấy một đống đồ ve chai đồng nát…, không những không có tư cách mà còn là sự ngu đần, kém trí không biết tính toán. c.3) Hào Tam: Phất di, Trinh hung, thập niên vật chất, vô di lợi. Làm ăn gian dối, cứ như thế mãi sẽ gặp nạn, nguy hiểm. Cả thời gian dài cũng không ngóc đầu lên được, chẳng có gì là lợi nữa. Trên thương trường uy tín là điều tối cần thiết, làm ăn gian dối chỉ được một thời gian thế nào cũng bể, đã mất uy tín rồi thì coi như tàn đời không dễ khôi phục lại được đâu. Chẳng còn làm ăn gì được nữa. c.4) Hào Tứ: Điên di, cát, Hồ thị Đam đam, kỳ dục trục trục, vô cửu. Tích lũy bằng sức lao động của người dân, tốt (không phải đi xin viện trợ) luôn tìm cơ hội với khát vọng vươn lên cháy bỏng, không lỗi gì. Ít khi nào có nghịch lý: trái lẽ thường mà lại tốt như hào từ này. Tự lực, tự cường cũng là chuyện hiếm trong một thế giới chỉ ngửa tay chờ viện trợ. c.5) Hào Ngũ: Phất kinh cư trinh cát, bất khả thiệp đại xuyên Mất chí tiến thủ, bằng lòng với cái hiện có như thế thì tốt thực nhưng không thể nên đại sự. Hào ngũ là ngôi tôn, ngôi tôn phải biết lấy sơn hà xã tắc làm trọng, còn cái ngai của mình có đáng gì, quốc gia đã phú cường chưa, nhân dân đã sung sướng chưa? Mà đã thỏa mãn, chỉ cốt bo bo giữ ghế thôi à ? Chí như thế đâu có xứng với ngôi. c.6) Hào Thượng: Do di, lệ, cát – lợi thiệp đại xuyên Muôn dân trông chờ vào mình, coi thường hiểm nguy, rồi sẽ tốt đẹp trách nhiệm và ý chí như thế chắc làm nên chuyện lừng lẫy năm châu bốn bể. B/ Quẻ Đông = Sơn/ Lôi Quẻ này tương cận với Quẻ Đại Quá, tức số đông nhưng cấu tạo thì khác. Trạch phong đại quá Sơn Lôi Đông (số) So sánh với Quẻ ít hay Tiểu quá ta mới hiểu: Lôi Sơn = Tiểu Quá Sơn Lôi = Đại Quá Động trên Đỉnh núi chỉ một số ít người vượt qua được (Lôi – Sơn) Động ở dưới chân núi, thì số Đông qua được. Trạch phong đại quá như Dịch học của Tàu thì … không hiểu. a) Lời Quẻ: Đại Quá, đống mạo, lợi hữu du vãng, hanh. Quẻ đại quá hay số đông, áp lực buộc phải chuyển đổi đã quá lớn đến cây cột chống muốn cong lại, phải thay đổi thôi mọi việc trôi chảy. Trình độ kỹ thuật máy móc đã tiến quá xa mà chế độ xã hội không cải cách theo, nên áp lực buộc thay đổi đã trở nên lớn tới mức muốn bùng nổ. (đống nạo) :lol: Lời tượng Đại quá , quân tử dĩ độc lập bất cụ, độn thế vô muôn Đại quá hay Quẻ số đông. Bậc trưởng nhân đứng một mình không sợ, ẩn cư không buồn. Lời tượng : Đại quá là sự hùa theo nhau của đám đông, tình thế đã bắt phải thay đổi lúc đó mới chuyển động, như vậy là luôn luôn chậm hay bất cập, làm phí hẳn một qũang thời gian, bậc trưởng nhân suy nghĩ độc lập không hùa theo số đông, nếu bọn chúng tẩy chay mình vì ý kiến trái ngược khiến mình phải ẩn cư trốn đời cũng chẳng phiền muộn gì. Xã hội nào cũng luôn luôn có một số đông phàm tục và một số ít cao trọng. Thường là những lời trái tai sẽ bị số đông bài bác nhưng bậc trưởng nhân không hề thay đổi lập trường, cùng lắm là ẩn thân vui với thiên nhiên để chờ thời, tức chờ khi đám đông tỉnh ngộ khẩn cầu mới ra tay cứu vớt. c) Lời Hào c.1) Hào sơ : Tạ dung bạch mao vô cữu Lót đệm mà dùng cỏ trắng, không lỗi. Sự bùng nổ cách mạng của quần chúng rất dễ trở nên quá khích, quá trớn lúc ấy thực vô cùng tai hại, đập hết đốt hết tổn hại không sao kể xiết, để tránh việc này xảy ra những người có trách nhiệm phải hết sức khôn khéo, mềm dẻo, tránh sự chọc tức, khiêu khích đám đông. c.2) Hào nhị Khô dương sinh đề, hảo phu đắc kỳ nữ thê, vô bất lợi. Đời sống tinh thần đạo đức và đời sống kinh tế vật chất thường bước song đôi nhịp nhàng, trường hợp hào nhị này đời sống đạo đức tinh thần tiến lên trước (hảo phu), sau đó khá xa đời sống vật chất mới được nâng lên (kỳ nữ thê) làm được như thế thì không gì là không lợi. c.3) Hào Tam Đống nạo – Hung Đã đến thời điểm phải chuyển đổi nhưng chưa khởi động nên áp lực đè nặng ghê gớm, cột nhà tượng trưng cây cột chống đỡ cho chế độ đã chịu không nổi nữa rồi, thay đổi ắt phải tới thôi. c.4) Hào Tứ Đống long, cát, hữu tha, lận Cột nhà dựng đứng, tốt lắm, ý nói cán bộ cấp cao cấp trung và cấp thấp đều tốt, sức chống đỡ của cái cột rất khỏe nên tốt lắm.., còn với bên ngoài nhà mình đành chịu thẹn không làm sao giúp được cả thiên hạ. c.5) Hào ngũ Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kỳ sĩ phu, vô cữu, vô dự .. Cây khô bỗng sinh hoa, bà lão được chồng trai trẻ, không lỗi, không vinh dự gì. Tâm bất cập trí, khoa học kỹ thuật đã bước xa lắm, đạo đức lương tâm mới chuyển biến theo (bà lão lấy chồng trẻ) thực không vinh dự gì, vì đã không nhận ra sự bất cập này cho tới khi đã bị dồn tới chân tường mới phản ứng mà thôi. c.6) Hào thượng Quá thiệp, diệt đỉnh, hung vô cữu. Vượt sông lội ngập đầu, nguy hiểm nhưng không có lỗi. Làm cách mạng mà không thông hiểu và nắm vững tình hình, không rõ thời cơ và tương quan đôi bên để đến độ rơi vào cảnh nguy nan (ngập đầu) xấu vô cùng nhưng không lỗi vì tâm tốt chỉ tại trí chưa đủ mà thôi. Share this post Link to post Share on other sites