nhatnguyen52

Dịch học họ HÙNG -V

5 bài viết trong chủ đề này

Dịch học bài 24

5. Cặp quẻ : Lý – Nhí (nhỏ) hay Ly – Ty

Posted Image

Cặp Quẻ này nói lên điều gì?

Khi còn phải dùng lý lẽ để phân phải trái đúng sai với người tức sự bao dung của bản thân còn bé nhỏ , lòng nhân từ còn hạn hẹp nên còn phân biệt Ta – Người .

Ý khác , xã hội hay cộng đồng luôn song song 2 dòng tiến hóa. Dòng sinh và dòng khắc. Ở dòng khắc Dịch học dạy bậc trưởng nhân phải “vô vọng để đại súc” tức sự bao dung vô bờ, vô vọng - đại súc là một cặp Quẻ đem đối chiếu với cặp Quẻ Lý – Tiểu Súc ( tên gọi theo Hán ngữ của cặp Quẻ Lý – nhí ) ta mới hiểu trọn ý của Dịch học, vô vọng-đại súc là chủ trương ở dòng khắc , lý – nhí là chủ trương ở dòng sinh, khi ta không còn mong cầu điều gì thì lòng khoan dung ̣độ lượng hầu như vô biên đó là đại súc ,một đàng là lý tưởng ở trong tâm một đàng là cách cư sử trong đời thường , cả 2 song hành tạo nên sự tiến hóa xã hội ;sự lầm lẫn trong với ngoài là một đại họa .

Cặp qủe lý- nhí cấu tạo ngược hẳn với cặp lý - tiểu súc của dịch học thông hành .

A – Quẻ Lý = lẽ = phong/thiên

Lý, lẽ tự nhiên chi phối mọi biến chuyển trong vũ trụ, lý ở khắp mọi nơi nhưng mắt ta không nhìn thấy, không thể nào nắm bắt được chỉ có thể cảm nhận được như là gió ở trên trời cao vậy.

a) Lời Quẻ: Lý: Hổ vĩ, bất diệt (dị bản : điệt =cắn ?) nhân, hanh.

Hổ là con hổ, hổ cũng là sự sáng suốt văn minh tượng của quẻ Ly, đi theo Hổ tức là theo khoa học không đi càn hay làm việc gì cũng phải có lý lẽ để tránh thất bại thảm hại (bất diệt nhân), hợp quy luật dĩ nhiên là hanh thông

b) Lời Tượng: Lý, Quân tử dĩ biện Thượng hạ định dân chí.

Lý lẽ để phân biệt đúng sai, phải trái, điều quí trọng điều hèn hạ.

Ở đây ta hiểu lý là đức sáng suốt, hiểu thấu được lẽ của tự nhiên, cái nên hay không nên làm trong cuộc sống điều tốt cái đẹp là “thượng”, xấu xa là “hạ” đã biện biệt được ắt chí của con người sẽ hướng thượng, hướng đến chân thiện mỹ, như vậy Dịch học gọi là định dân chí.

Cặp quẻ Lý và Tiểu súc trong Dịch học họ Hùng và Dịch học của người Tàu khác nhau nhiều lắm, từ kết cấu tạo quẻ đến lời Quẻ, lời hào đều đảo lộn, ý nghĩa tên Quẻ cũng hiểu khác nhau, như Lý thì Dịch học họ Hùng hiểu là sự thông hiểu, sáng suốt như ánh sáng phát ra từ ngọn lửa, tức Quẻ Ly-Lửa; còn Dịch học Tàu lại hiểu: Lý là dẵm lên… nên phát tán ý nghĩa Lý Hổ vĩ là Dẵm lên đuôi cọp…,bất điệt nhân : mà hổ không cắn người ?....đành chịu không hiểu nổi dịch học của người Tàu .

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ: Tố Lý – vãng cát,

chân chất thật thà cứ thế mà sống, trời sẽ cho thằng dại ăn củ từ.

c.2) Hào Nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát

Lẽ tự nhiên là con đường bằng phẳng, chân chất giản dị, bình thản mà đi thì không lầm lỗi , đầu óc giản đơn chẳng cần suy nghĩ phức tạp, không mưu sâu kế hiểm, ngay thẳng mà đi mãi cũng chẳng sợ lầm lỗi gì. Thực là tốt.

c.3) Hào Tam: diếu năng thị, Bả năng lý, Lý Hổ vĩ diệt nhân, Hung, vũ nhân vi vu Đại Quân.

Đi sau con Hổ, cắn người ý nói dùng sự hiểu biết khoa học để hại người.

Chột mà đòi nhìn rõ, què mà đòi đi nhanh, kẻ võ biền mà đòi làm vua. Xấu lắm.

Hào từ hào này tương tự câu: sức yếu mà đòi gánh gánh nặng, đức mỏng mà ở ngôi cao. Tất cả đều mắc nạn… Quá cỡ hay vượt quá sức mình. Đòi hỏi quá cao so với khả năng thực sự chắc chắn sẽ thất bại.

c.4) Hào Tứ Lý: Hổ Vỹ – Sách sách – chung cát.

Theo sự dẫn dắt của lý luận khoa học, nhưng phải luôn cẩn trọng, cảnh giác coi chừng mắc bệnh “duy lý” được như thế tốt mãi về sau.

Khi lý luận xa rời thực tế nếu không biết kiểm chứng để chỉnh lý đích thực là đã rơi vào sự duy lý, một câu ngắn gọn không phải nói chơi đâu mà trả giá bằng hàng triệu sinh mạng đấy.

Cả tỉ con người đã bị cầm tù bởi chính mình, đang vùng vẫy thoát khỏi sự vong thân đánh mất chính mình này .

c.5) Hào ngũ: Quyết lý – trinh lệ.

Quyết đoán, kiên định nhưng phải luôn cảnh giác với chính mình, coi chừng trở thành độc đoán, độc tài.

Hào ngũ là ngôi vị của thủ lãnh, của vua chúa không còn ai cao hơn mình để mình dè chừng…

Xe không thắng mà phóng hết tốc độ thì khó tránh khỏi tai nạn thảm thương.

Quyết đoán là phẩm chất người lãnh đạo, đã quyết rồi thì kiên định lập trường không nay ngả mai nghiêng. Nhưng chính mình phải luôn răn mình … biết lắng nghe, đi tìm sự phản biện để kịp thời chỉnh lý nếu không coi chừng trở thành tội nhân thiên cổ.

c.6) Hào Thượng Thị lý khảo tường, kỳ toàn nguyên cát.

Tổng kết thực tiễn thành lý luận , là sự Hoàn toàn từ gốc còn gì tốt bằng.

Thực tiễn giúp ta xác định các mối tương quan, tổng kết chúng thành định luật, tổng các định luật tạo thành hệ thống lý luận, lý luận trở thành cơ sở giúp hoàn bị mọi việc từ lúc khởi đầu, như thế còn gì tốt hơn.

Cụ thể như tổng kết, thực tiễn cách mạng thành lý luận cách mạng, lý luận cách mạng lại chỉ đường cho hành động cách mạng tiếp theo, đó chính là kỹ toàn nguyên cát.

B – Quẻ : nhí (nhỏ) = Thiên/ Trạch

Có sự đảo lộn giữa Dịch học họ Hùng và Dịch học của người Tàu,

Dịch học họ Hùng tạo quẻ trùng bằng 2 quẻ đơn như sau:

Thiên / trạch = tiểu súc, phong / thiên = lý,

Còn dịch Học của Tàu là Thiên / trạch = Lý, phong / thiên =tiểu súc,

Ao hồ nào cũng có 1 sức chứa nhất định , sự hạn hữu này Hoa ngữ gọi là Tiểu súc, ngôn ngữ bình dân Việt Nam là nhí - nhi, vừa là đồng nghĩa vừa là biến âm của từ ‘nhỏ’.

a) Lời Quẻ: Tiểu Súc: Hanh, Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao.

Tích chứa chờ thời cơ hành động , Ở phía Tây Trung Nguyên mây đã dồn tụ nhưng chưa mưa xuống.

Câu “Tự ngã Tây giao” là một trong những đoạn cá biệt nguyên văn Tiếng Việt còn sót lại trong Chu dịch , chính xác là : ở ( tại = tự ) phía ( ngã= ngả ) tây trung nguyên ( Giao= giữa ).

Đất của Văn vương ở phía tây Trung Nguyên, mật vân bất vũ nghĩa là tình thế đã chính mùi rồi, thời cơ đã đến nhưng chưa phát động cách mạng để lật đổ bạo chúa là Trụ vương .

b) Lời tượng: tiểu súc, quân tử dĩ ý văn đức

Thời cơ chưa đến, trưởng nhân hãy lo làm cho đức độ rạng ngời thêm nữa bằng kinh văn, tức ý chỉ Văn vương soạn Kinh dịch.

Vua Trụ tàn bạo lòng người hướng về Tây bá hầu , nhưng ông Cơ Xương tự xét thấy thánh đức nơi mình chưa đủ sáng sự bao dung còn hạn hẹp nên phải tiếp tục tài bồi thêm nữa bằng cách suy nghĩ nghiền ngẫm nhằm thấu đạt lẽ chuyển biến tự nhiên của trời đất và viết thành Kinh dịch ., đấy là nghĩa lời tượng : quân tử dĩ ý văn đức ..

c) Hào từ

Trong 64 Quẻ dịch, đặc biệt dành quẻ tiểu sức để diễn tả nỗi lòng của ông Cơ Xương tức Văn Vương sau này, nó phản ảnh tư tưởng chính trị rất mới, đi trước thời đại quá xa.

Lòng vẫn mong mỏi sửa chữa một chế độ, cứu vớt một triều đại nhưng đến khi thấy đã quá mức khiếm khuyết thì mạnh dạn thay đổi hay cách mạng, không mãi trung thành một cách mù quáng với hôn quân bạo chúa.

Quẻ Tiểu súc diễn tả tâm tình, tư tưởng và cả chương trình cách mạng của Văn Vương, đánh đổ nhà Thương kiến tạo đế nghiệp cho nhà Chu.

c.1) Hào Sơ: phục Tự đạo Hà kỳ cữu

Trụ Vương đã sa vào sự đen tối, ăn chơi sa đọa… nhưng mới ở bước đầu, nỗi lòng ông Cơ Xương là mong vua tỉnh ngộ trở lại chánh đạo làm một vị minh quân, được như thế thì không kể gì đến tội lỗi cũ nữa.

c.2) Hào nhị: khiên phục – cát.

Cả vua và lũ nịnh thần đã dấn sâu thêm vào tội lỗi, giết hại công thần đàn áp dân lành … lòng của ông Cơ xương vẫn trông mong : Hãy dắt nhau trở lại với đạo công chính, còn kịp chưa muộn đâu… tức ý Văn Vương vẫn muốn sửa chữa phục hồi triều Ân như thế đỡ gian lao và không tốn máu xương hơn là lật đổ nó để xây dựng một vương triều mới…

Tới mức này ông Cơ Xương vẫn mong nhà Ân Thương phục Hưng.

c.3) Hào Tam

Dư thoát phúc, phu thê phản mục

Cái trục của bánh xe có nhiệm vụ nâng cái xe lên và giúp nó chuyển động.

Dư thoát phúc tức các công thần, danh tướng không còn ai nữa hoặc bị giết hại hoặc đã trốn lánh , ý hào nói đến ông Vi Tử và ông Cơ Tử 2 đại công thần nhà Ân chính là cái trục nâng đỡ cỗ xe “vương triều” Thương, một người đã bị Trụ Vương tống ngục, một người giả điên để thoát nạn, tới nỗi này thì vua và tôi tức Trụ Vương và ông Cơ Xương đã mỗi người một chí hướng, Văn Vương đã dứt khoát lập trường: đánh đổ chứ không cứu vãn nhà Thương.

c.4) Hào Tứ: Hữu phu, huyết khử dịch xuất – vô cữu

Lòng đã quyết dù cho máu đổ đầu rơi cũng không sợ hãi sờn lòng, như thế còn lỗi gì nữa.

Hào Từ diễn tả chí của ông Cơ Xương, dù hy sinh gian khổ tới đâu cũng quyết chí thành đạt mục tiêu đánh đổ hôn quân, cứu giúp dân lành, hào từ nói lên một ý chí sắt đá, không gì thay đổi được.

c.5) Hào ngũ: Hữu phu, loan như phú dĩ kỳ lân

Với lòng chí thành đứng ra tập hợp chư hầu, hình thành liên minh phạt Trụ, có phúc cùng hưởng có họa cùng chia .

Thiên hạ cả trăm nước lớn nhỏ tức những vùng tự trị hay lãnh thổ tự trị trong một liên bang gọi là thiên hạ, đất của ông Cơ Xương ở phía Tây Trung Nguyên, với chức Tây Bá, ông cai trị không những Tây quốc của mình mà còn nắm giữ cả mảng phía Tây của “thiên hạ”.

Theo sử thì khi ông mất, lãnh thổ dưới sự cai trị của ông đã là trọn châu thổ sông “Châu”. Ngày nay Châu Giang còn gọi là Tây Giang hay Sông Tứ , tức đã bao trùm cả miền Tây Nam Trung Hoa ngày nay[1].

c.6) Hào thượng:

Ký vũ, ký xử, thượng đức tải, phụ trinh lệ, nguyệt cơ vọng, quân tử chinh hung.

Đã mưa đã tạnh, ân trên đã đổ xuống, cứ khư khư kiên trinh như đàn bà mà trung với bạo chúa hôn quân thì mắc lỗi. Trăng đã tròn, trưởng nhân tiến thêm nữa sẽ nguy hiểm.

Hào Từ này liên thông ý nghĩa với lời Quẻ (Quái từ), lời quẻ nói mật vân bất vũ ở đất của Tây bá, giờ đã mưa xuống rồi, mệnh trời đã đến với Tây Bá Xương – nên cứ khư khư một lòng trung với Trụ Vương bạo ngược là trái mệnh trời, tức có tội nhưng tự ông Tây Bá thấy thánh đức nơi mình đã đến tột đỉnh như trăng đêm rằm, nếu dấn thêm bước nữa tiến đánh tận diệt nhà Ân Thương sẽ mang tiếng xấu để đời, mọi điều kiện đã được ông chuẩn bị để sau này con ông là Tây Bá Phát, sử Việt gọi là Thục Phán làm nốt công việc của ông, thiên hạ vẫn về tay nhà Chu mà ông tránh được tiếng thí chúa.

________________________________________

[1] Kiến giải riêng của người viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 25

6. Cặp quẻ : suôi – ngược

Posted Image

Dịch học người Tàu là Thái – Bỉ

Cặp Quẻ này là 2 tình huống trái ngược nhau.

Nếu phù hợp thì được thuận lợi, phù hợp là đặt đúng vị trí, cả không gian lẫn thời gian. Thông thường gọi là đúng nơi đúng lúc

Cái gì phù hợp: trong Quẻ dịch này ta có 2 cặp tương đối:

Âm và dương

Trong và ngoài

Âm và dương ta đã bàn nhiều rồi, xin nói một chút về trong và ngoài.

Trong qui tắc Dịch học, phía dưới là bên trong, phía trên là bên ngoài, trong ở đây là trong lòng hay nội tâm con người, còn ngoài là hiện thực xã hội. Trong là văn hóa đạo đức, ngoài là cơm áo gạo tiền, như thế là phù hợp hay thông suốt tức Thái âm vạch liền ở dưới tức bên trong còn thái dương vạch đứt ở bên ngoài là tượng Quẻ Thái hay phù hợp. (ngược với Dịch học người Tàu)

Ngược lại là Bỉ hay trái ngược, ý khác nữa bên trong là nỗ lực hành động chủ quan của con người, bên ngoài là xu thế vận động khách quan của tự nhiên hay xã hội, nếu gặp nhau gọi là “giao”, ta có cảnh Thái, ngược lại là “nghịch cảnh” hay Bỉ.

A- Quẻ phù hợp hay Suôi : địa / thiên

a. Lời Quẻ: Thái, Tiểu vãng, đại lai cát hanh.

Quẻ đơn Kiền ở trong, Khôn ở ngoài, như vậy là phù hợp tức Thái bên trong theo quy luật vận động vòng khắc, bên ngoài theo quy luật vòng sinh, bên trong và bên ngoài thúc đẩy nhau tiến lên đấy là “giao” là cảnh tượng quẻ Thái – Thuận .

Bên trong theo đến sự tột cùng của lý tưởng, bên ngoài chừng mực theo sự qui định của điều kiện vật chất.

Bên trong theo sự dẫn dắt của minh triết, bên ngoài chịu sự quản lý của khoa học, với dân chúng trưởng nhân bên trong lo việc giáo bên ngoài lo việc dưỡng, những trường hợp kể trên gọi là phù hợp, ngược lại là trái ngược hay Bỉ.

c. Lời tượng: Thiên địa giao Thái hậu dĩ Tài thành thiên đại chi đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân.

Sự vận động phát triển bên trong và bên ngoài hỗ tương cho nhau là Thái, thuận hợp. Quy luật tự nhiên của âm dương trong ngoài sẵn có, hậu hay người lãnh đạo chỉ việc giữ đứng làm cho xã hội phát triển, nhân dân sung túc.

Bên trong vận động theo ngũ hành tương khắc: Cam → Thủy → Hỏa → Thạch →Mộc→Cam.

Con người từ đáy lòng luôn hướng đến sự chí cực, chân thiện mỹ bất chấp sự ràng buộc do thuộc tính hữu hạn của vật chất.

Bên ngoài vận động theo ngũ hành tương sinh: Cam → Thạch → Thủy → Mộc → Hỏa→Cam

Thế giới hiện thực biến chuyển theo quy luật, phải có điều kiện cần và đủ thì phản ứng dây chuyền mới xảy ra.

Bên trong có thể nói đến sự yêu thương và chia xẻ nhưng bên ngoài chỉ buộc phải theo lẽ công bằng không thể buộc người ta “phải” chia xẻ, lẫn lộn trong ngoài là đại họa cho nhân loại.

C – Lời Hào

c.1) Hào Sơ:

Bạt mao nhự dĩ kỳ vị chinh cát

Thời Thái kế tiếp thời Bỉ, thời Bỉ là thời đen tối của Hôn Quân bạo chúa, đã đánh đổ nó rồi nhưng tay chân của nó còn theo thói tục xấu xa cũ, còn bám vào xã hội mới như rễ cỏ mao.

Để lập vận hội mới thì phải nhổ hết không còn chỗ cho thói xấu xa cũ mọc trở lại, tiến hành đi (nhổ) rất tốt.

c.2 Hào nhị:

Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di bằng vong, đắc thượng vu trung hành.

Có lòng bao dung rộng rãi, không phân biệt người của chế độ cũ hay mới, quyết chí tiến lên đến bến bờ mới, không quên đồng bào xa Tổ Quốc, dẹp bỏ bè đảng, phụ tá lãnh đạo đi đường Trung chính.

Bước đầu khi cách mạng thành công là trừ bỏ hệ thống chân rết của chế độ cũ, để những bại hoại không còn cơ phục hồi, sau đó là đại đoàn kết toàn dân không phân biệt cũ mới, ai có tài cũng trọng dụng.

Cách mạng thay cũ đổi mới là một việc khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm vững bước tiến tới không một chút chần chừ do dự.

Trong công cuộc phát triển không phải chỉ có những người hiện ở trong nước, phải làm sao huy động được mọi nguồn lực kể cả của kiều bào ở nước ngoài.. và vô cùng quan trọng là phải dẹp bỏ đảng phái riêng tư đi, không có một nhóm nào được hưởng đặc quyền đặc lợi cả, tất cả phải chí công vô tư , có làm được những việc trên bậc trưởng nhân mới có thể phò tá lãnh đạo đi đường công chính.

Trong cả cuốn sách Dịch học thực không có một đoạn văn nào bất hủ như hào từ hào nhị Quẻ Thái này, câu nói có đến 3.000 năm rồi mà vẫn như bài học còn đang phải học .

c.3 Hào Tam:

Vô bình bất bí, vô vàng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc.

Không có gì bằng mãi không nghiêng, không có gì đi mãi không trở lại, gian nan vẫn một tấm lòng son thì không lỗi lầm rồi ra sẽ được trọng dụng, hưởng được phước lớn.

Thời cũ đầy dãy những điều tệ hại, cuộc cách mạng quét sạch đi rồi… nhưng thánh nhân cảnh giác chúng ta, thói hư tật xấu rất dễ trở lại, nếu không kiểm tra đánh động thường xuyên, sự thoái hóa biến chất sẽ xảy ra ngay, mặc ai ra sao thì ra, bậc trưởng nhân kiên trì một lòng với đạo công chính, trước mắt có thể bị trù dập vì không cùng hội cùng thuyền với bè lũ thoái hóa biến chất đó ; sau cùng chắc chắn công đạo sẽ phục hồi, lúc đó bản thân lại được trọng vọng, phú quí thanh dương.

c.4 Hào Tứ:

Phiên phiên bất phú dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu

Chẳng cần giàu sang cũng có xóm giềng người ta cư xử với nhau bằng lòng thành tín, cần gì phải đề phòng. Đây là cảnh tượng Thái Bình của Quẻ Thái, Việt Nam có câu thơ: Thuở Thái Bình cửa thường bỏ ngỏ… chính là ý hào từ này không có ý lợi dụng nhau nên đâu cần giàu cũng có xóm giềng, người người sống chân thực thì đề phòng cái gì?

c.5 Hào ngũ

Đế ất qui mụôi, dĩ chỉ nguyên cát.

Thời thái cực điểm không còn phân biệt “giai cấp”, quý tộc và bình dân, vua và dân không có bức tường ngăn cách, một câu ngắn nhưng thể hiện tính nhân văn cực cao đến 3.000 năm sau vẫn còn phải học tập, bệnh công thần địa vị , thói môn đăng hộ đối đâu đã bị quét sạch trong xã hội ngày nay. Thời Thái con người được hưởng phúc biết dường nào mà kể.

Đặc biệt Hào này sót lại chữ đế ất. Cấu trúc ngôn ngữ Việt rõ rệt, đó là một trong những chỉ dẫn để xác định nguồn gốc kinh Dịch.

c.6 Hào thượng: Thành phục, vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận

Vương triều đã đến thời sụp đổ, vua quan mặc sức phóng túng ăn chơi, bóc lột người dân đến cùng cực, nhân dân đói khổ nổi lên khắp nơi, không thể dùng quân đội để đàn áp dân chúng được, tốt nhất bậc trưởng nhân là lui về ấp quốc của mình (ông Cơ Xương lui về Tây Quốc của mình) trung thành mãi với hôn quân là sai lầm đáng xấu hổ.

B. Quẻ Ngược ngạo hay Bỉ = Thiên/ Địa

Thiên trên địa, trời trên đất dưới là một trật tự chuẩn xác sao lại bỉ.

Dịch học không dùng hệ đối chiếu trên - dưới mà dùng bên trong và bên ngoài. Dưới là bên trong trên là bên ngoài, bên trong là tinh thần- đạo đức- lý tưởng còn bên ngoài là đời sống vật chất kinh tế.

Bên trong mà lúc nào cũng đầy ắp lợi với lộc kể cả lúc mơ cũng chỉ thấy một chữ Tiền… còn bên ngoài thì biến lý tưởng thành thực tế ảo … bất cần có tài sản hay không cũng thực hiện ngay việc công hữu hóa tất cả là của chung, xã hội không còn người cai trị … chỉ còn đầy tớ của nhân dân… thực lý tưởng vô cùng.

Bên trong là cái gì vô hình vô hạn, thì lại đem vào đầy dẫy những quy tắc cứng rắn buộc phải chấp nhận vô điều kiện, nào là biện chứng nào là ý thức hệ nào là chủ nghĩa … tất cả đều là những thiết định vô bằng qui chiếu về những chuẩn mốc do chính mình dựng nên một cách chủ quan.

a) Lời Quẻ:

Bỉ chi phỉ nhân, bất lợi, quân tử trinh, đại vãng tiểu lại.

Ngược ngạo hay bế tắc là thời của lũ “ngợm”, hoàn toàn bất lợi . bậc trưởng nhân đừng ngã lòng,

Thời này bên ngoài xã hội được tổ chức theo khuôn mẫu lý tưởng nhưng trong lòng người ta...thì đầy ắp sự tham lam của cải. (Đại vãng, tiểu lai). Lợi lộc.

Đây là thời đặc trưng của dối trá… đến tột đỉnh là lừa cả chính mình… sống khiêm tốn “bình dân” đến độ vua chúa cũng phải thèm.

Bản thân mình không có chút tài sản, tất cả tiền của mình “xài” là của nhân dân…? Đúng là thời đảo ngược nhiễu nhương .

Trong cái vũng lầy đó vẫn còn những viên ngọc trọn vẹn một tấm lòng son, Dịch học dặn dò… kiên trinh đừng ngã lòng vì chắc chắn sẽ có ngày thái lai…

a / Lời tượng: Thiên địa bất giao, quân tử dĩ kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.

Trong ngoài lộn phèo đấy là tượng xấu xa (bỉ tiếng Việt là xấu xa, đáng khinh) bậc trưởng nhân phải che giấu đức sáng nơi mình hòng tránh nạn sát thân, không thể mưu cầu lợi lộc và sự vinh quang trong tình thế đó.

Lũ đầu trâu mặt ngựa kết bè kết cánh với nhau, khống chế mọi hoạt động của xã hội, người quân tử không về phe với chúng thế nào cũng bị chúng trừ khử. Để thông đường trộm cắp, vơ vét, trưởng nhân phải cố giữ mạng sống mình, chờ ngày thay thời đổi thế ..

:lol: Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, trinh cát hanh

Mỗi khi chuyển thời hay đổi đời đều phải quét sạch tàn dư chế độ cũ Bỉ chuyển sang Thái… quét sạch Thái chuyển sang Bỉ cũng quét sạch.

Người có lương tri và bản lĩnh phải biết giữ gìn lập trường, kiên trinh với con đường đã chọn rồi ra khi sóng yên biển lặng , phúc trạch hanh thông chắc chắn sẽ đến.

c.2 Hào nhị

Bao thừa, tiểu nhân cát, đại nhân bỉ, hanh

Được cấp trên dung dưỡng, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức tung hoành, trả thù và vơ vét, riêng những người có lương tri thì thực sự bế tắc vì một bên là lý tưởng cao đẹp và một thực tế quá sức phũ phàng phơi bày trước mắt, bế tắc diễn ra ngay trong nội tâm người quân tử, ray rứt khổ sở làm sao có thể chấp nhận dễ dàng việc mình thờ lầm chúa để bây giờ xảy ra tình cảnh này.

c.3 Hào tam: Bao tu .

. gánh lấy sự nhục nhã

Bất tài vô đạo chắc chắn chỉ đắc thế một thời rồi sẽ phải gánh lấy sự nhục nhã ê chề, ra đường không dám ngẩng mặt, bia miệng còn truyền đến cả những đời sau, đấy là quy luật tất yếu không sao tránh khỏi.

c.4 Hào Tứ

Hữu mệnh vô cữu trù ly chỉ

Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi… những người tâm huyết hợp nhau ra tay đi cho muôn dân được hưởng ơn phước bởi trời.

Người Quân tử hãy sẵn sàng đón “thiên mệnh” để cứu đời, cứu người và hưởng phúc trạch từ trên cao ban xuống cho.

c.5 Hào ngũ

Hưu bỉ, đại nhân cát, kỳ vong hệ vu bao tang.

Khuynh bỉ đã thành công bọn dã man độc ác đã bị loại bỏ, mở ra vận hội hết sức tốt đẹp cho những chí sỹ có lòng yêu nước thương dân thực sự. Không được tự mãn ngủ quên trên chiến thắng, nguy cơ thoái hóa biến chất lúc nào cũng rình rập cả, bên ngoài lẫn chính bên trong tâm trí của mình, phải luôn luôn đề phòng luôn luôn cảnh giác không một chút lơ là.

c.6 Hào thượng

Khuynh bỉ, tiên bỉ, hận hỹ

Đánh đổ được chế độ thối nát vô nhân rồi không phải mọi sự êm xuôi ngay, do hậu quả của nó để lại rất lớn lao, xã hội rã rời, lòng người giao động, quốc khố trống rỗng, hạ tầng cơ sở quốc gia nát bét do sự bòn rút của bọn vua quan thời “đen tối”, nhiều khi nợ nần phải gánh ngập đầu ngập cổ thành ra Dịch học báo trước khuynh bỉ… tiên bỉ.

Đừng nản lòng, cùng nhau bắt tay vào việc phục hưng, huy động mọi nguồn lực trong cũng như ngoài nước (bất hà di) thế nào rồi sự phồn vinh, hạnh phúc cũng đến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học bài 26

7. Cặp Quẻ: cộng-đồng

Hay : Đồng nhân – Đại hữu

Posted Image

Ý nghĩa là: nếu lòng mình đã hòa đồng với người thì tất cả của cải đều là của mình.

Khi không còn phân biệt ta – người thì làm gì còn của riêng, tất cả đều là của chung hay cộng sản.

Đây là điều kiện ắt có và đủ thể hiện lý tưởng, sự tuyệt đỉnh của nhân sinh và xã hội … đặt vế ngược lại ta hiểu: muốn có “của chung” thì trước hết con người phải “hòa đồng” hoàn toàn tức không còn phân biệt ta – người, nếu tất cả là ta thì ta có tất cả.

A/ Quẻ Cùng = Thiên/ Hỏa

Chu dịch gọi là Đồng nhân, tức hòa cùng với người

Dưới gầm trời ánh sáng chiếu rực rỡ là tượng: thiên hạ văn minh ; đạo đức tức quẻ kiền ở trên ,. Hiểu biết hay khoa học tức quẻ Ly ở dưới ,cả đạo đức và hiểu biết đã đến mức tối cao tức là: văn minh tuyệt đỉnh ; làm sao đạt đến tính nhân văn cao cả yêu người như yêu mình? Đấy cũng là đích đến của chuỗi phản ứng tương khắc ngũ hành. Song song với đích đến của chuỗi tương sinh là đại hữu tất cả là của chung .

a. Lời Quẻ:

Đồng nhân, nguyên hanh

Quẻ đồng nhân thể hiện tính nhân bản của quẻ Kiền, Hanh là tượng quẻ Ly, Kiền trên Ly là tượng thiên hạ văn minh.

Quái từ và tượng từ của quẻ đồng nhân – đại hữu trong Dịch học họ Hùng đảo ngược với Dịch học của người Tàu.

b. Lời tượng:

Đồng nhân: quân tử dĩ át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh.

Xã hội có 2 loại người: thiện nhân và ác nhân, chủ trương chung là hòa đồng cùng người nhưng tiến hành cụ thể thì phân biệt rõ: với cái ác thì phải “đè” (át) xuống không cho nó có cơ hội phát tán ngược lại nâng cái thiện lên để mọi người thấy rõ và noi theo. Làm như thế là thuận theo “lòng” trời.

Ý thánh nhân là: diệt cái ác trong lòng người chứ không diệt người ác tức không giết hết kẻ ác mà là làm cho chúng trở thành người thiện hay ít nhất không còn là người ác nữa . Lời tượng rất rõ “át ác” chứ không phải “diệt ác nhân”.

c) Lời Hào

c.1 Hào Sơ: Đồng nhân vu muôn vô cữu

Nhà là chốn riêng tư bất khả xâm phạm, ra khỏi cửa tức đã thuộc về nơi công cộng, hòa đồng với người nơi công cộng là tôn trọng các nguyên tắc ứng xử… “cùng chung”, có ta và cũng có người, không phải như chốn riêng tư trong nhà mình, muốn ăn to nói lớn cũng phải biết là đang có mặt nhiều người, muốn xả rác hút thuốc cũng phải nhìn người chung quanh. Đấy chính là sự văn minh nơi công cộng – được như thế thì còn lỗi gì.

c.2 Hào nhị:

Đồng nhân vu tông, lận

Chỉ đồng với dòng tộc, đảng phái mình, đáng xấu hổ.

Ở đây thực sự không phải là đồng nhân nữa mà là đồng quyền đồng lợi , hễ cùng phe cùng đảng với mình thì hòa đồng ngoài ra là “địch” hết, thực chưa thấy cái “dại” nào lớn hơn thế, tự mình cô lập mình, tự biến mình thành địch thủ của cả thiên hạ… Đồng nhân như vậy nhắm tồn tại được bao lâu?

c.3 Hào Tam

Phục nhung vu mãng, thăng kỳ cao lăng, tam tuế bất hưng

Làm gì có chuyện “đồng nhân” bằng bạo lực? Đấy chỉ là xâm lăng chiếm đoạt và nô dịch.

Hào Tam theo qui luật Dịch học chỉ sự duy lợi hay xã hội tư bản, xã hội này làm sao có sự đồng nhân? Chỉ có âm mưu nuốt chửng người khác mà thôi nên dịch nói, chuẩn bị lực lượng sẵn, ém quân chờ ngày “thủ ác” nhưng 3 năm tức lâu lắm rồi mà vẫn chưa thể ngóc đầu nổi lên được.

c.4 Hào Tứ

Thừa kỳ dung, phất khắc công, cát…. Cỡi lên bức tường thành rồi mà không đánh –cát.

Tường thành là để phân chia ta và địch, bên trong và bên ngoài, cưỡi lên tường rồi là đã thò một chân vào nhà người ta. Nhưng biết lùi lại vì nhận ra tình thế chưa chín mùi để có thể thực hiện việc đại đồng… không phải có ý chí muốn đổi ... là được mà còn nhiều yếu tố khách quan như cơ sở vật chất kỹ thuật, mức độ của cải sản xuất ra được ….phải hội đủ điều kiện vật chất cộng với tinh thần đồng nhân thì mới khả dĩ thành công. Hào từ trong quẻ dịch là chỉ lý thuyết hay lý luận.. chính vì vậy mà thực tế không đánh nữa, lùi lại đợi sự chín mùi của tình thế, nên mới có trường hợp đặc biệt, thoái lui mà được cát.

c.5 Hào ngũ

Đồng nhân tiên hào đào, nhi hậu tiếu, đại sư khắc tương ngộ.

Chữ đồng nhân ở đây có thể dịch là đồng nhất hay hợp nhất lại phải dùng đến bạo lực tức binh quyền, phá tan guồng máy cai trị giải phóng nhân dân khỏi sự kềm kẹp như thế mới có thể hợp nhất được, khi phá vỡ hàng rào hay bức tường biên cương phân chia các nước để thống nhất là cả một tiến trình đầy máu và nước mắt, chinh chiến, xung đột về văn hóa, mâu thuẫn về kinh tế… nên Hào Tứ nói: Tiên hào đào. Nhưng khi vượt qua được giai đoạn ấy rồi thì với quy mô một nước lớn chắc chắn chỗ đứng trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, tiềm lực quốc gia cũng tăng vọt khiến công cuộc phát triển dễ dàng, thuận lợi hơn đấy là …. Nhi hậu tiếu.

c.6 Hào Thượng

Đồng nhân vụ giao, vô hối

Vươn lòng mình tới nơi xa rộng hơn nữa, để năm châu bốn bể đều là anh em thì còn gì phải ăn năn hối hận.

Đây là chí hướng muốn kiến lập thế giới đại đồng, một ý tưởng tuyệt đẹp chắc chắn sẽ thành hình trong tương lai nhân loại, đây là sự hợp nhất tất yếu, ý định chủ quan không thể cưỡng lại được… nhưng cũng không phải chuyện ngày một ngày hai, năm nay hay năm tới mà là chuyện của vài trăm năm nữa.

B. Quẻ chung hay Đại hữu = Hỏa/ Thiên

Hỏa trên thiên dưới là hình tượng mặt trời ở trên cao.

Mặt trời đúng là của chung mọi người, ánh sáng rọi xuống trần gian nuôi sống mọi người, đâu có phân biệt già trẻ lớn bé, vua hay dân, thiện hay ác… mặt trời chính là “của chung” quí giá và tiêu biểu nhất của loài người.

Vì lẽ này mà thánh nhân dùng hình ảnh mặt trời tượng trưng cho thời Đại hữu .

a. Lời Quẻ

Đại hữu vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh.

Công hữu hóa ruộng đất để phát triển sản xuất, trưởng nhân kiên trì với chủ trương này sẽ hưởng lợi về lâu, về dài.

Hồi xa xưa tư liệu sản xuất chủ yếu chỉ có ruộng đất mà thôi, phát triển tự phát sẽ dẫn đến hoặc là phân tán manh múm, mỗi gia đình một mảnh đất nhỏ, mỗi người canh tác trên một miếng ruộng nhỏ không có sự hợp lý trong phần công lao động. Khiến năng suất không đạt mức tối ưu.

Còn hướng khác là sự tích tụ ruộng đất vào tay một số ít người, đại đa số trở thành nông nô hay tá điền như vậy khía cạnh kinh tế gây luận quả xấu trở thành vấn đề nhức nhối trong khía cạnh xã hội… với những quốc gia đất chật người đông không còn con đường nào khác có thể giải quyết cả 2 mặt kinh tế và xã hội ngoài con đường tập thể hóa sản xuất, đấy chính là đại hữu vu dã..

b. Lời tượng:

Đại hữu, quân tử dĩ loại tộc biện vật.

Đại hữu không phải là cào bằng theo chủ nghĩa bình quân, mà là sắp xếp cho ai cũng được làm việc đúng khả năng của mình và hưởng theo sự đóng góp của mình vào, việc chung, tương tự như lý thuyết ngày nay làm theo năng lực hưởng theo lao động (thành quả), thời đại hữu tuyệt đối không phải là ai cũng bằng ai mà là hưởng tương xứng với sự đóng góp, những kẻ chây lười, bất lương thì chỉ đáng bỏ đói mà thôi, biện vật là chia theo ngành nghề, công nông thương v.v… mỗi ngành nghề lại có mức thu nhập khác nhau chứ không phải ai cũng bằng ai ; biện vật ở đây có nghĩa là sự phân công để tối ưu hóa năng suất trên bình diện xã hội, quốc gia.

c) Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Vô giao hại, phỉ cửu, gian tắc vô cữu

Không dính dáng gì đến những điều có thể gây hại thì không lỗi.

Luôn ý thức về những khó khăn gian nan thì không mắc sai lầm.

Chủ trương đại hữu chỉ có thể thực hiện bởi đội ngũ cán bộ chí công vô tư, thực sự sống có lý tưởng, đại hữu hóa là một việc vô cùng khó khăn đòi hỏi thời trung chuyển vô cùng gian nan vất vả.

c.2 Hào nhị:

Đại xa dĩ tải, hữu du vãng vô cữu.

Cần phải có một siêu nhân (đại xa) toàn đức toàn tài thì cuộc cách mạng “đại hữu hóa” mới có cơ thành công. Tức tiến hành mà không mắc sai lầm. Chữ tải ở đây nghĩa tiếng Việt là gánh vác, chống đỡ.

Cuộc cách mạng “đại hữu hóa” là cuộc cách mạng triệt để, thay đổi từ cách suy nghĩ đến lối sống, đụng chạm tới mọi ngóc ngách xã hội , trong cơn rung chuyển biến động đó nếu không có đại xa hay cây cột lớn thì căn nhà không thể đứng được.

c.3 Hào Tam

Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.

Cống phẩm của các miền dâng lên thiên tử có ý nghĩa tượng trưng sâu xa về sự thiên hạ thống nhất chứ không phải một kiểu biếu xén đút lót, bọn tiểu nhân đừng tưởng bở mà bắt chước.

c.4 Hào Tứ:

Phỉ kỳ bánh, cô cữu

Không giàu có hơn người, không lỗi.

Thời đại hữu mà anh sung túc giàu có hơn hẳn lên là bị để ý ngay, đã bị để ý thì khó thoát tội.

c.5 Hào ngũ

Quyết phu, giao như uy nhu, cát

Tuyệt đối tin tưởng khi giao tiếp. Thần thái uy nghi, rất tốt.

Bậc quân vương tỏ rõ tín nhiệm người nào khiến người đó hết lòng hết sức để không phụ lòng tin. Thần thái uy nghi khiến kẻ không tốt cũng không dám manh tâm nghĩ đến việc xấu xa.

c.6 Hào thượng

Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi, được trời phù hộ, tốt việc gì cũng thuận lợi.

Nếu vì cả thiên hạ thì trời giúp cho, đại hữu chính vì sự sung túc giàu có của toàn dân chứ không phải vì ý đồ riêng của vua chúa, trời giúp thì có gì mà không thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 27

8. Cặp Quẻ: Khiêm nhường – Dự phần

Gọi tắt là Khiêm và Dự, ngôn ngữ bình dân gọi là Khom-Dã

Posted Image

Sự sáng suốt nơi con người mách bảo vạn vật và xã hội phát triển theo những quy luật, các quy luật thì trường tồn và bất biến, con người không thể thay đổi một cách chủ quan, tùy tiện. Vậy công thức về sự chủ động phát triển là? Khiêm nhường – dự phần.

Muốn dự phần cùng trời và đất trong việc biến đổi vũ trụ con người phải biết tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên.

Một thành tựu đạt được luôn là sự hợp tác con người – tự nhiên. Con người không thể thay đổi quy luật nhưng có thể tác động ở đầu vào để nhận được kết quả ở đầu ra. Như thế gọi là khiêm và dự, dự chính là dự phần vào việc tái tạo vũ trụ.

cặp quẻ này có xuất phát từ hình ảnh dân dã : khom lưng-dã gạo , chữ 'dã' liên quan chặt chẽ với đạo chày - cối tức trai-gái , âm-dương của dịch học họ HÙNG

A. Quẻ Khiêm hay khiêm nhường, nhún nhường = Địa/Sơn

a. Quái từ hay lời Quẻ: Khiêm – hanh, quân tử hữu chung .

tôn trọng quy luật để vận dụng nó bậc trưởng nhân cuối đời rất tốt đẹp.

Nghĩ đúng làm đúng dĩ nhiên là có thành qủa , để lại tiếng thơm muôn đời.

b . Lời tượng: Địa trung hữu Sơn quân tử giáo tư vô cùng, dung bảo dân vô cương.

Noi theo tượng quẻ Khiêm quân tử ra sức dưỡng dục dân không cùng.

Tuân theo qui luật để vận dụng quy luật làm lợi cho con người, tạo ra ngày càng nhiều của cải để làm cho dân ngày một sung sướng hơn, dạy dân lễ nghĩa để phong hóa xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ:

Khiêm khiêm quân tử dụng thiệp đại xuyên cát.

Xã hội cũng phát triển theo qui luật, bậc trưởng nhân phải tuân theo và vận dụng quy luật để cải cách như vậy mới có thể thành công tốt đẹp.

C.2 Hào nhị

Minh khiêm, trinh cát

Khiêm nhường trong sự sáng suốt, giữ mãi như vậy tốt lắm. Khiêm để tôn trọng các quy luật, minh để vận dụng các quy luật đó.

c.3 Hào tam:

Lao khiêm – quân tử cát.

Tôn trọng quy luật, vận dụng quy luật, nỗ lực làm việc không kể sự lao nhọc, bậc trưởng nhân sau cùng cũng gặt hái những thành quả tốt đẹp.

c.4 Hào tứ

Vô bất lợi, huy khiêm

Khiêm cung tới mức nổi tiếng thì có gì là không lợi.

c.5) Hào ngũ

Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt vô bất lợi.

Khiêm ở ngôi tôn (hào ngũ) là bậc đức cao trọng vọng được mọi người tín nhiệm nể nang chỉ có quân vô đạo là không phục, để tỏ sự uy nghiêm bậc trưởng nhân phải đánh dẹp, không gì là không lợi.

c.6) Hào thượng

Minh khiêm, lợi dụng hành sư chinh ấp quốc

Hiểu rõ các quy luật biến chuyển dùng sự sáng suốt đó mà hành quân thu phục giang sơn về một mối , một quốc gia không thể có năm bè bảy mối.

B. Quẻ Dự hay dự phần = Lôi / Địa

Dự Nghĩa là tham gia vào là cùng trời cùng đất tạo thành bộ mặt vũ trụ, tài nhân ngang hàng tài thiên, tài địa trong thế tam tài.

a. Lời Quẻ

Dự: Lợi kiến hầu , lợi thành sư.

Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất đấy là tượng của cái trống đồng.

Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu. Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín vậy, đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng. Chữ lợi ở đây có nghĩa là: dùng để

Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu .ngờ rằng sau chữ LỢI còn chữ DỤNG nhưng đã bị bỏ mất

Lợi hành sư: dùng để hành quân, quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái… công hoặc thủ v.v… trống trở thành một công cụ dùng trong quân sự.

b. Lời tượng: Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.

Trống đồng còn gọi là trống sấm khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn, tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v…

Với chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế, nó chính là tổ tiên của văn hóa cồng chiêng ngày nay.

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn đang đặt câu hỏi: trống đồng dùng để làm gì hay công dụng của nó ra sao, lời quẻ và lời tượng quẻ dự đã chỉ rõ ngay 3 công dụng:

1. Trống đồng dùng như một lệnh bài sắc phong tước vị.

2. Dùng làm hiệu lệnh điều quân.

3. Dùng trong âm nhạc ở các buổi tế lễ long trọng.

Chỉ với những khám phá trên đủ khẳng định dịch học không phải là của Hán tộc, một dân tộc sống ở lưu vực Hoàng Hà không hề biết trống đồng là gì.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ: Minh dự – hung

Có biết gì đâu mà cũng tham gia thực nguy hiểm, minh dự gần tương đương nghĩa với chữ làm liều. Không nắm được quy luật diễn biến cũng hành động bừa bãi rồi cầu phước chủ may thày (minh là tối mò) qủa là phiêu lưu .

c.2 Hào nhị

Giới vụ thạch, bất chung nhật trinh cát.

Nghiêm cẩn không trọn một ngày, vững lòng thì tốt.

Chữ bất chung nhật ý là khẩn trương, đừng lần chần phí thời gian nữa ý hào là khi đã làm việc gì hay tham dự vào công việc gì thì phải nghiêm cẩn tức thái độ hết sức nghiêm túc cẩn thận, đấy là thái độ của nhà khoa học, thứ đến phải khẩn trương cố gắng chạy nước rút hết sức mình vì thời cơ không đợi chờ ai cả, thời gian trôi là mọi thứ khác cũng trôi đi không tranh thủ thời gian coi chừng công trở thành công cốc vì đã lỗi thời.

Sau cùng khi đã tham gia vào công việc gì thì phải kiên trinh bền lòng, đừng sớm ngả chiều nghiêng kết quả sẽ không ra gì.

c.3 Hào Tam

Hu dự hối trì hữu hối.

Cầu xin để được dự vào không mau ăn năn sẽ phải hối hận.

Tài mọn mà tham dự vào việc lớn, sức yếu mà nhận gánh thật nặng, nếu được chấp thuận cho như thế… chắc chắn rồi sẽ mang nhục vào thân vì vượt quá khả năng của mình thì làm sao hoàn thành.

c.4 Hào Tứ

Do dự đại hữu đắc, vật nghi bằng hạp trâm.

Do sự phân công và hợp tác đạt hiệu quả, không nghi ngờ gì nữa đó là kết quả của hiệu ứng tương hỗ tổng hợp.

Do cùng dự vào, đạt được cái lớn lắm không nghi ngờ gì nữa được như vậy là nhờ sự đồng tâm hiệp lực có thể hiểu thoáng hơn với ý nghĩa : bởi cùng nhau tham dự vào công việc nên đạt thành công mỹ mãn, không nghi ngờ gì nữa đó là thành tựu của sự hợp tác , không riêng một cá nhân nào mà có thể thành công như thế.

c.5 Hào ngũ:

Trinh tật hằng bất tử

Chứng nào tật ấy, chết cũng không chừa đấy là trinh tật hằng

Không hiểu ý hào trong khung cảnh chung của quẻ dự, có người dịch bệnh nan y, mãi mà không chết hoặc Bệnh tật dai dẳng không chết đi được.

Xin chép vào để tham khảo hào từ này rất tối nghĩa, thỏa đáng nhất có thể hiểu là: tham quyền cố vị là căn bệnh của mọi kẻ đang nắm quyền hành, ông nào cũng muốn làm vua mãi mãi, muốn trở thành trường sinh bất tử, tình nguyện được “hy sinh” mãi để dự vào việc cứu nhân độ thế… sợ nếu mình không tham gia vào thì ... nhân loại sẽ lầm than khổ sở…

c.6 Hào thượng

Minh dự, thành hữu du, vô cữu.

Sáng suốt mà hợp tác (phối hợp) việc đã thành rồi dù có biến đổi gì chăng nữa cũng không có lỗi.

Ẩm minh trong Hán ngữ có 2 nghĩa tối và sáng. Khi dịch sang Hán ngữ, Hào sơ là lúc khởi đầu nên còn non nớt, mù mờ cũng là minh đến hào thượng là đã đi đến tột cùng. Cũng dùng chữ minh nhưng ở đây lại là đã sáng tỏ, tức việc đã ra đâu vào đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học bài 28

9. Cặp Quẻ = Tùy theo, cải – sửa

Posted Image

Hán Dịch chép là: Tùy – Cổ

Tùy trong Tiếng Việt là tùy theo tức phụ thuộc vào hay dựa trên một cái gì đó mà xử lý tình huống tùy cũng nghĩa là đi theo như tùy tùng.

Theo đổi (đuổi là âm đọc lệch đi) ý chỉ: sự thay đổi luôn luôn có điều kiện, muốn cải cách xã hội thì phải xem các điều kiện, đặc biệt là cơ sở vật chất có đủ để thay đổi hay chưa.

Thí dụ: muốn làm cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ thì phải dựa trên cơ sở là cuộc cách mạng cơ khí hóa, điện khí hóa, vẫn cái cày đi trước con trâu thì… tốt nhất là để nguyên chế độ vua chúa, nếu chưa hội đủ các điều kiện vật chất mà vẫn tiến hành thì chắc chắn chỉ là cách mạng hình thức mà thôi, được một thời gian rồi đâu vào đấy chỉ thay áo chứ thực chất không thay đổi gì.

A. Quẻ Tùy theo = trạch/ lôi

Trạch là tri thức hay sự hiểu biết, lôi là hành động, hành động dựa trên tri thức khoa học tức là “theo” đúng qui luật vận động.

a. Lời Quẻ

Tùy nguyên hanh lợi trinh vô cữu .

tùy theo cái gì? Ý quẻ là khi hành động đều phải xem xét dựa trên 4 nguyên chuẩn dịch học đã chỉ ra : nhân bản ,hợp lý, thiết thực và bền vững.

Nếu không có gì vi phạm thì không lỗi nguyên hanh lợi trinh là 4 tiêu chuẩn hướng dẫn hành động bậc trưởng nhân luôn phải suy xét mỗi khi phát động công cuộc cải cách thay cũ đổi mới.

b. Lời tượng

Tùy, Quân tử dĩ hướng hối nhập yến tức

Hình ảnh mẫu mực nhưng lại hết sức đơn giản của đạo tùy : Khi trời tối là lúc bậc trưởng nhân nghỉ ngơi.

Ban ngày là thời gian hoạt động và khi đêm về là lúc phải nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe, giữ đúng như thế thì mới có thể làm việc lâu dài.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Quan hữu du, trinh cát, xuất môn giao hữu công.

Cái nhìn có khác đi (quan niệm) nhưng tấm lòng thì bền chặt, tốt lắm đi một quãng đàng học một sàng khôn.

Tức là tùy lúc, tùy thời thế mà cái nhìn hay sự nhận thức có biến đổi nhưng tấm lòng quân tử thì mãi như thế vẫn một đạo công chính mà thôi.

c.2 Hào nhị

Hệ tiểu tử, thất trượng phu

Nguyên văn Việt Ngữ: vì trẻ con làm mất lòng người lớn.

Trẻ con chưa phân biệt rõ phải - trái, nhận thức chưa chín chắn, nếu nghe theo chúng là mình cũng sai lầm, tức không đồng thuận với nhận định của bậc cao niên từng trải là những người nhiều kinh nghiệm nên nhận xét đúng đắn hơn.

c.3 Hào Tam:

Hệ trượng phu, thất tiểu tử, tùy hữu cầu, đắc lợi, cư trinh.

Nghe lời người lớn tuổi từng trải không nghe trẻ con hay người kém trí. Tùy như thế sẽ đắc sở nguyện, được lợi và sống yên ổn.

Sở dĩ được như vậy là đi đúng đường, làm đúng cách do biết nghe theo lời bậc trượng nhân.

c.4 Hào Tứ

Tùy hữu hoạch, trinh hung, hữu phu tại đạo, dĩ minh, hà cửu.

Một mực Theo đường đã vạch ra (hoạch định) từ trước không biết linh hoạt biến báo sẽ nguy hiểm, hoàn toàn tin tưởng vào đường công chính, đầu óc sẽ sáng suốt còn lỗi gì nữa.

Tùy hữu hoạch,nghĩa là theo chương trình đã vạch ra nhưng phải biết tùy thời thế, hoàn cảnh cụ thể mà ứng biến, cứ khăng khăng một đường đi tới sẽ hỏng, đi đường công chính không tự tư tự lợi thì đầu óc sẽ sáng suốt.

c.5 Hào ngũ

Phu vu gia cát

Một lòng một dạ là điều tốt lành, lòng bậc quân vương luôn hướng đến sự chí chân, chí thiện, chí mỹ… nhân đức trọn vẹn như thế thì chắc chắn quốc thái dân an.

c.6 Hào thượng

Câu hệ chi, nãi tòng duy chi, vương dụng hanh vu Tây Sơn

Gắn kết theo nhau như cột buộc vậy, vua làm lễ tế trời tại Tây Sơn.

Ông Bá Ích, thủ lãnh hay chúa của họ lửa hay hữu hổ thị (hỏa), sử Trung Hoa gọi là ông Cổ Công Đản Phụ dẫn dân rời bỏ quê cha đất tổ đến sinh cơ lập nghiệp tại đất Kỳ hay núi Kỳ, sau này là “Tây Quốc” của nhà Chu, nơi mà ông Cơ Xương được Vua trụ phong làm Tây Bá.

Đây là cả một khúc bi tráng xảy ra khi vua Đại Vũ mất đi, con vua là Khải đã hưng binh tiếm quyền người được chỉ định kế vị là ông Bá Ích, khiến ông phải lánh đi ở Kỳ Sơn hay Tây Sơn, người “Lê” già trẻ lớn bé ở Mân ấp bồng bế nhau rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đến sinh tụ ở Kỳ Sơn hay Tây Sơn, đến đời Ông Cơ xương tức Văn Vương đã lập nước Văn Lang hay Âu Lạc ở đấy.

B – Quẻ Cải – Sửa = Sơn/ Phong

Dịch học của Tàu chép là cổ thực ra đó là sự ký âm sai của chữ Cải tức sửa đổi, Sơn phong cải: gió đi bị núi cản phải đổi hướng tức cải.

a. Lời quẻ

Cổ (cải) nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

Sửa đổi phải căn cơ và hợp lý, (nguyên, hanh) cải cách chế độ xã hội phải nghiên cứu kỹ lưỡng thời kỳ trước và sau ngày phát động. Tức việc sửa đổi phải dựa trên thành tựu khoa học, hết sức căn cơ, khi chế độ xã hội đã lạc hậu so với nền tảng vật chất kỹ thuật việc cần thiết là phải sửa đổi nhưng phải hết sức thận trọng nghiên cứu kỹ cả một quá trình phát triển để quyết định thời điểm chuyển đổi (tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật)

b. Lời tượng

Cải đổi, quân tử dĩ vĩnh chung tri tệ.

Cải đổi, trưởng nhân muốn dài lâu phải tính trước những điều hư hỏng sẽ xảy ra.

Cải đổi rồi, chế độ xã hội và nền tảng vật chất kỹ thuật đã phù hợp với nhau, nhưng mọi sự không đứng yên, khoa học kỹ thuật lại tiến thêm bước nữa… sự lệch lạc hay không phù hợp, không khớp lại bắt đầu xảy ra và độ lệch ngày càng lớn hơn lên.

Người lãnh đạo phải ý thức rõ điều đó và cũng liên tục sửa đổi tránh nổ ra cuộc cách mạng mới.

Lời tượng quẻ cổ của Dịch học Trung Hoa hiện nay là:

Cổ: Quân tử dĩ chẩn dân dục đức… có người dịch là: Quân tử hãy phát chẩn (cứu tế) cho dân và nuôi đức.....thực không hiểu nổi .

c. Lời Hào

c.1 Hào sơ : Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu, lệ chung cát.

Đời sau, hoàn chỉnh sự nghiệp cải đổi của đời trước, thì có lỗi gì? Có chút lo lắng nhưng sau cùng tốt đẹp lắm.

Sự nghiệp của cha ý chỉ đạo Kiền tức văn hóa, đạo đức là các hoạt động của tinh thần vận hành theo chiều khắc mà chúng ta đã nói đến ở phần trước, cải đổi việc của cha ý nói sự khai hóa tinh thần buổi đầu (Hào Sơ).

c.2 Hào nhị:

Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh

Hoàn chỉnh việc cải đổi kinh tế đời sống, không thể giữ mãi những cái đã lỗi thời; cải đổi việc của mẹ ý nói đến lãnh vực đời sống, kinh tế, cơm áo gạo tiền hằng ngày, chế độ kinh tế cũng phải thay đổi theo tiến độ khoa học kỹ thuật, không thể giữ mãi một loại hình tổ chức sản xuất và lưu thông phân phối, nếu không chuyển đổi bản thân nền kinh tế tạo ra một sức ỳ với năng suất thấp kém .

c.3 Hào Tam

Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối vô đại cữu.

Hoàn thành cuộc cách mạng văn hóa phát động từ thế hệ trước, có thể có sai phạm nhỏ nhưng hoàn toàn không có lỗi lầm lớn.

Hào tam là đã ở vào thời tư bản chủ nghĩa, dựa trên nền tảng cơ khí hóa, điện khí hóa, chế độ quân chủ không thể tồn tại được nữa nên tư tưởng tôn quân đã trở nên lỗi thời, tư tưởng dân chủ, nhân quyền bắt đầu khơi mở, còn chút lỗi nhỏ vì bước đầu chế độ dân chủ tư sản cũng không thể nào hoàn chỉnh ngay được, dần dần sẽ được khắc phục trong quá trình vận hành, sự chuyển đổi là tất yếu, là mệnh trời thì làm gì có lỗi lớn.

c.4 Hào tứ

Dụ phu chi cổ, vãng kiến, lận

Đẩy mạnh cuộc cách mạng văn hóa đi quá xa là một sự lầm lẫn

Hào tứ này là sự chỉ dẫn, hình dung một cách ấn tượng nhất với đại cách mạng văn hóa của ông Mao Trạch Đông thực hiện ở Trung Hoa lục địa… Sử dụng lũ tiểu tử hồng vệ binh để diệt trượng phu (hệ tiểu tử – thất trượng phu)

c.5 Hào ngũ

Cán phụ chi cổ, dụng dự

Hoàn thành tâm nguyện cải cách văn hóa của đời trước, đắc đạo trung dung không thái quá như hào tứ, biết dừng lại đúng điểm cần dừng, tạo sự hài hòa trong nếp sống tinh thần và vật chất, được ca tụng mãi.

c.6 Hào thượng

Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.

Cáng đáng việc cải cách xã hội không phải mong được hưởng chức tước bổng lộc, chỉ cốt thỏa tâm nguyện của bậc trưởng nhân (quân tử) cũng có thể dịch là:

Thời thế đã thay đổi không phải chỉ biết khom lưng phục tùng vua chúa, phải tiến đến một bước cao hơn của việc cải đổi là thực hành dân chủ.

Chữ cổ trong Dịch học của người Tàu hiện này nghĩa là sự đổ nát, hiểu như thế đúng hay sai xin miễn bàn, xin độc giả tự hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites