Thiên Đồng

Phương Pháp Nuôi Dạy Con Sớm Của Người Nhật

18 bài viết trong chủ đề này

Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật - Phần 1

Lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Posted Image

Bài viết được trích dẫn từ facebook của tác giả Nguyễn Thị Thu. Thông tin trong bài viết được dịch lại từ những cuốn sách của các tác giả SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KIMURA Kyuichi, họ là một trong số rất nhiều nhà giáo dục đã viết ra những cuốn sách tuyệt vời làm thay đổi số phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo dục Nhật Bản. Dù tựa đề ghi là từ 0-6 tuổi nhưng những cách cha mẹ dạy con cái giúp trẻ hình thành nhân cách hay phương pháp giúp trẻ thích học tập thì vẫn có thể áp dụng với những trẻ lớn hơn 6 tuổi.

Các cuốn sách tham khảo:

1. Cuốn sách chủ đạo là Nuôi dưỡng con để phát triển toàn diện về trí tuệ và tài năng, tác giả SHICHIDA Makoto 赤ちゃん*幼児の知力と才能を伸ばす本, 七田 眞

2. Tham khảo thêm từ các cuốn sách sau:

2.1 Nuôi con từ 0 tuổi những điều người mẹ cần làm, tác giả IBUKA Masaru 0歳からの母親の作戦、井深 大

2.2 Bắt đầu dạy trẻ từ mẫu giáo là quá trễ, tác giả IBUKA Masaru 幼稚園では遅すぎる、井深 大

2.3 Thiên tài và sự giáo dục sớm, tác giả KIMURA Kyuichi 早教育と天才、木村久一

Lời khuyên của các tác giả dành cho các bậc cha mẹ trước khi áp dụng những điều được viết trong sách:

1. Điều đầu tiên mà tất cả các tác giả của những cuốn sách này, đều là những nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật, muốn khẳng định rằng những ai áp dụng phương pháp nuôi dạy trẻ được viết trong những cuốn sách này với mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài thì đừng đọc nó, vì mục đích của tác giả viết ra những phương phải đó không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng. Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

2.Điều thứ hai là lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

3.Điều thứ ba là vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,...là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ. Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc computer thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là hardware còn sau giai đoạn đó chỉ như là software mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.

4. Điều thứ tư là thời kì 0-3 tuổi là thời kì không một ai có thể thay thế được vị trí và vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, giai đoạn này sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này.

5.Điều thứ năm là phương pháp áp dụng nuôi con từ sớm có thể dành cho mọi gia đình dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao ? Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu Thương, Kiên Nhẫn, Trò Chuyện và Khen Ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con cái mình, nó chỉ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.

http://bevadochoi.co...oi-nhat-phan-1/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Qua những thông tin, đệ tử được nghe nói đến phương pháp giáo dục "kỳ lạ" của người Nhật, khác hẳn lối giáo dục logic thực dụng Tây phương. Phương pháp này hiện nay đang được truyền bá, quản cáo qua tới Việt Nam, trong khi các nước phương Tây cũng đã nghiên cứu và áp dụng.

Những cách thức dạy trẻ của người Nhật gậy sự ngạc nhiên lạ lẫm không hiểu nổi cho người phương Tây, ví dụ.

Họ cho bé trong giai đoạn 0-3 tuổi chơi nhiều trò chơi.

Vd01: họ đưa ra một loạt hình ảnh, hình tam giác, hòn tròn, hình nước, hình lửa. Họ bảo:" con nhìn đây, cái này nóng nhé (hình lửa), cái này mát nhé (hình nước), cái này đau nhé (hình nhọn tam giác), cái này trơn nhé (hình tròn). Họ bảo bé sờ vào cảm nhận. Xong họ ụp mặt bài lại và xào nó đi. Rồi họ yều cầu bé để tay lên phía trên mặt bài, họ bảo bé cảm nhận như thế nào để đoán xem hình gì. Kết quả các bé làm được, đoán trúng hình ảnh bằng các cảm giác định sẳn trong sự ngạc nhiên không ngờ.

Vd 02, để chữa bệnh đái dầm của trẻ, họ dạy cho trẻ tự chữa bệnh!! Họ khuyên người mẹ trò chuyện và bảo con họ "Con không được đái dầm nhé, như vậy là xấu...." trong 5 phút đầu của giấc ngủ của bé, khi bé còn lim dim. Kết quả cũng bất ngờ là bé không đái dầm nữa!

Vây con kinh thưa sư phụ, Lý học có thể giải thích như thế nào về phương pháp giáo dục này và liệu trong văn hóa Việt đã từng tồn tại phương pháp nầy hay không?

Kính mong Sư Phụ giảng cho đệ tử tỏ tường ạ.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật - Phần 1

Lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Hồi còn thiếu niên, tôi cũng được nghe nói câu này và được cho rằng của Maksim gorki. Ông ta cho rằng: "Thiên tài 99% là do lao động, 1 % là do thiên phú". Ngày nhỏ tôi cho rằng cũng có thể câu này đúng. Nhưnng bây giờ tôi đang đặt vấn đề: "Nếu không có 1% bẩm sinh thì có thể thành thiên tài với 99% lao động không?".

Chúng ta thử quán xét một hiện tượng cho tất cả những học sinh ngồi trên ghế nhà trường - một giai đoạn của cuộc đời với hầu hết những con người trên thế gian:

Trong lớp đều học một chương trình như nhau, các thày dạy cũng như nhau. Nhưng rõ ràng không phải bất cứ một sự chăm chỉ và nỗ lực của từng học sinh đều cho một kết quả thiên tài sau này. Không thể phủ nhận sự đam mê và lao động trong kết quả của một thiên tài. Nhưng không thể nhận xét một cách cơ học điều kiện cho 1% bẩm sinh của một thiên tài. Ở đây tôi chỉ bàn tới những khả năng và nỗ lực tự thân, chưa bàn đến điều kiện môi trường.

Thời còn niên thiếu, tôi nghe các bạn học lớp hội họa bàn tán về một luận án tiến sĩ tại Ba Lan - thời gian từ 1967 đến 1971 - có nội dung cho rằng: Không có một môi trường tốt nhất cho sự phát triển của con người. Điều kiện môi trường luôn tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực cho sự phát triển khả năng của con người - trong đó bao hàm sự phát triển của một thiên tài.

Thiên Đồng chịu khó đọc những vần đề dài dòng văn tự của tôi - tất nhiên tôi không lạc đề - và còn nữa: Đã gọi là thiên tài thì tất yếu phải là những phát minh vượt trội. Không thể nhầm lẫn thiên tài với một người rất lành nghề, hoặc rất giỏi về chuyên môn. Mà đã gọi là phát minh vượt trội thì tất yếu phải là những điều mà con người số đông không biết tới. Bởi vậy, số phận của nó sẽ chỉ được coi là thiên tài, nếu được con người chấp nhận phát minh đó và là một kẻ lập dị nếu không được chấp nhận. Chuyện này chắc không cần phải ví dụ.

Liên quan đến phát minh vượt trội thì vấn đề đòi hỏi là tư duy trừu tượng phải rất phát triển, để có khả năng tổng hợp nhận thức nền tảng dẫn đến phát minh vượt trội - là những điều mà thế nhân chưa nhận thức được.

Một trong những khả năng của tư duy trừu tượng - tức khả năng bẩm sinh của thiên tài - là sự cảm nhận trực quan. Đó là một yếu tố cần.

Đã có một nhà khoa học nổi tiếng nhận xét - đại ý - rằng; Phương pháp bói toán Đông phương không mang yếu tố khoa học, vì nó mang tính cảm nhận trực quan. Tôi đã phản biện điều này vì tính cảm nhận trực quan có trong ngay từ thời học sinh của hầu hết trong mỗi con người. Những học sinh có cảm nhận trực quan tốt sẽ xuất sắc hơn những học sinh cùng lớp. Bài phản biện và nguyên văn của nhà khoa học này có ngay trong diễn đàn của chúng ta.

Tôi dài dòng văn tự như vậy, vì muốn cho rằng: Cách dạy học của người Nhật chính là cách phát huy khả năng cảm nhận trực quan của con người ngay từ hồi còn nhỏ, nhằm phát huy khả năng của con người trước khi bước vào môi trường xã hội đầu tiên là trường học. Tất nhiên,khi khả năng cảm nhận trực quan của con người được phát huy ngay từ thời thơ ấu là điều kiện để kích hoạt 1% bẩm sinh trong mỗi con người - nói theo cách "99% là do lao động".

Tuy nhiên, phương pháp trên của người Nhật - nếu chỉ giới hạn tóm tắt như những thông tin trong bài báo / bài viết nói trên - do Thiên Đồng trích dẫn - thì còn nhiều yếu tố để bổ sung; hoặc chỉ nên coi là một trong những phương pháp có thể áp dụng cần bổ sung và không phải phương pháp duy nhất đúng, hoặc không nên coi là phương pháp để nhận xét về tương lai của đứa trẻ đó.

Tôi nghĩ rằng trò chơi Trí Uẩn của Việt Nam cũng là một phương pháp phát huy khả năng của tư duy trừu tượng.

Rất tiếc, trò chơi này đến nay không thấy xuất hiện.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rằng trò chơi Trí Uẩn của Việt Nam cũng là một phương pháp phát huy khả năng của tư duy trừu tượng. Rất tiếc, trò chơi này đến nay không thấy xuất hiện.

Chiều nay con vừa vào trang này để xem có j mua ko?

Con lướt qua "đồ chơi trí uẩn", lúc đó con nghĩ "trí uẩn" nghe lạ và vô nghĩa quá, nên ko click vào.

Đến tối thầy nhắc ngay tới, con lập tức vào lại và thấy ảnh minh họa của trò Trí Uẩn đó. Quả thật trò này ko dễ cả với người lớn, rất tốt cho trẻ con tập kiên trì và sáng tạo.

Đây có phải trò mà thầy nhắc tới ko ạ?

http://cucre.vn/vn/h...oi-tri-uan.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều nay con vừa vào trang này để xem có j mua ko?

Con lướt qua "đồ chơi trí uẩn", lúc đó con nghĩ "trí uẩn" nghe lạ và vô nghĩa quá, nên ko click vào.

Đến tối thầy nhắc ngay tới, con lập tức vào lại và thấy ảnh minh họa của trò Trí Uẩn đó. Quả thật trò này ko dễ cả với người lớn, rất tốt cho trẻ con tập kiên trì và sáng tạo.

Đây có phải trò mà thầy nhắc tới ko ạ?

http://cucre.vn/vn/h...oi-tri-uan.html

Cảm ơn Chim Chích Bông.

Tôi đã đăng ký mua trò chơi này. 84.000VND.

Hồi còn nhỏ cuối lớp 2, đầu lớp 3, hệ 10 năm, tôi rất hay chơi trò này. Không phải hình nào tôi cũng sắp được. Nhưng cùng chơi với tôi là đám trẻ con cùng phố và cũng là bạn học với nhau. Những hình khó, chúng tôi cùng nhau nghĩ cách lắp ghép.

Ngày ấy, trò Trí Uẩn chỉ có khoảng 200 hình, không nhiều như bây giờ.

=================

PS: Quên mất! Tôi nói thêm là : Trí Uẩn là tên của người sáng tạo ra trò chơi này. Ông lấy tên ông đặt tên cho trò chơi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi, trò chơi Trí Uẩn của Việt Nam kích thích tư duy trừu tượng của trẻ em thực tế hơn phương pháp dạy học của người Nhật. Bởi vì, nó bắt đầu từ nhận thức trực quan là 7 miếng gỗ mà cả trẻ em - tất nhiên không phải là lớp 1 và 2 - lẫn người lớn đều nhận thấy. Với nhận thức trực quan này, người chơi phải tổng hợp trùng khớp với hình trừu tương mà trò chơi đặt ra. Điều này tương thích với sự tổng hợp nhận thức trực quan và phát hiện lắp ghép liên quan đến một hình trừu tượng.

Đó là lý do mà tôi cho rằng trò chơi này thực tế hơn phương pháp của người Nhật. Vì nó có khả năng huấn luyện tư duy trừu tượng nhiều hơn phương pháp cảm nhận để so sánh của người Nhật.

Ngày xưa, vào giai đoạn đầu của trò chơi này, không có hình mô tả lời giải. Sau vài năm, trò chơi này in thêm hình lời giải. Không biết bây giờ họ có in hình lời giải hay không. Theo tôi là không nên in, vì nó sẽ làm mất sự hấp dẫn của trò chơi và khiến cho những kẻ ít chịu tư duy trở thành lười biếng kích hoạt não. Nghĩ mãi không ra, sẽ có kẻ lật sang trang lời giải và thốt lên: "À! Thì ra thế! Dễ ơt mà tại mình không nghĩ ra!".

Nghiên cứu Lý học Đông phương rất cần tư duy trừu tượng phát triển. Bởi vì nó là một hệ thống lý thuyết - tưc là sản phẩm của tư duy trừu tượng, nhưng được phát triển trên nền tảng tri thức không thuộc về nền văn minh hiện đại.

Cho nên nghiên cứu lý thuyết này là một trong những trường hợp đặc biệt của lịch sử phát triển và tiến hóa của lịch sử nền văn minh này. Nếu không có một tư duy trừu tượng phát triển tốt và chuẩn mực để đối chiếu là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì sẽ chỉ như người mù sờ voi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều nay con vừa vào trang này để xem có j mua ko?

Con lướt qua "đồ chơi trí uẩn", lúc đó con nghĩ "trí uẩn" nghe lạ và vô nghĩa quá, nên ko click vào.

Đến tối thầy nhắc ngay tới, con lập tức vào lại và thấy ảnh minh họa của trò Trí Uẩn đó. Quả thật trò này ko dễ cả với người lớn, rất tốt cho trẻ con tập kiên trì và sáng tạo.

Đây có phải trò mà thầy nhắc tới ko ạ?

http://cucre.vn/vn/h...oi-tri-uan.html

Cảm ơn Chim Chích Bông nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trò chơi Trí Uẩn ở VPDD Cựcre T/p HCM hết hàng rùi. Chắc phải ra Hanoi mua thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1385047081[/url]' post='225703']

Trò chơi Trí Uẩn ở VPDD Cựcre T/p HCM hết hàng rùi. Chắc phải ra Hanoi mua thôi.

Con đã mua được rồi. Sư Phụ không ngại thì con tặng lại Sư Phụ một cái nhé! Có ai còn có nhu cầu mua nữa không mình mua giúp luôn???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con đã mua được rồi. Sư Phụ không ngại thì con tặng lại Sư Phụ một cái nhé! Có ai còn có nhu cầu mua nữa không mình mua giúp luôn???

Cảm ơn Xuanhylac.

Tôi có nhờ Artemisia mua giúp hai bộ rồi. Hồi nhỏ tôi hay chơi trò này, nó có tính kích hoạt khả năng tư duy trừu tượng, lớn lên thì chơi cờ cũng là một hình thức giải trí, huấn luyện khả năng tư duy trừu tượng. Nhưng nếu đam mê quá thì thành một người chơi cờ giỏi.

Những người tư duy trừu tượng ít phát triển, thường cảm ứng và khả năng suy luận rất kém, cho dù kiến thức rộng. Những kiến thức rộng, nhưng thiếu sự phát triển của khả năng tư duy trừu tượng, đều có thể tích hợp trong những bộ nhớ của các máy điện toán. Thực tế đã chứng minh: Người ta đã làm ra những robot bác học (Xem : "Lời tiên tri" từ vài năm trước trên diễn đàn).

Ngược lại, những người có kiến thức rộng,lại có tư duy trừu tượng phát triển thường thành đạt. Đây chính là sự phân biệt giữa sự khác biệt giữa con người và sự thông minh của tất cả các máy điện toán bây giờ và trong tương lai.

Đó là lý do mà người Nhật có xu hướng huấn luyện con em họ khả năng phát triển tư duy trừu tượng. Nếu họ biết được trang web này và bài này, thì lời khuyên của tôi với họ là: Hãy bỏ tiền mua bản quyền Trí Uẩn và bán tại Nhật cho trẻ em Nhật chơi.

PS: Xuanhylac có biết nhà ông Trí Uẩn - hoặc truyền nhân của ông ta - không? Tôi rất muốn gặp ông ấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con đã mua được rồi. Sư Phụ không ngại thì con tặng lại Sư Phụ một cái nhé! Có ai còn có nhu cầu mua nữa không mình mua giúp luôn???

Nhờ Xuanhylac mua giúp anh 1 cái nhé. khi gặp và nhận hàng anh sẽ gửi tiền nha. Thanks!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ Xuanhylac mua giúp anh 1 cái nhé. khi gặp và nhận hàng anh sẽ gửi tiền nha. Thanks!

OK anh!

Cảm ơn Xuanhylac.

Tôi có nhờ Artemisia mua giúp hai bộ rồi. Hồi nhỏ tôi hay chơi trò này, nó có tính kích hoạt khả năng tư duy trừu tượng, lớn lên thì chơi cờ cũng là một hình thức giải trí, huấn luyện khả năng tư duy trừu tượng. Nhưng nếu đam mê quá thì thành một người chơi cờ giỏi.

Những người tư duy trừu tượng ít phát triển, thường cảm ứng và khả năng suy luận rất kém, cho dù kiến thức rộng. Những kiến thức rộng, nhưng thiếu sự phát triển của khả năng tư duy trừu tượng, đều có thể tích hợp trong những bộ nhớ của các máy điện toán. Thực tế đã chứng minh: Người ta đã làm ra những robot bác học (Xem : "Lời tiên tri" từ vài năm trước trên diễn đàn).

Ngược lại, những người có kiến thức rộng,lại có tư duy trừu tượng phát triển thường thành đạt. Đây chính là sự phân biệt giữa sự khác biệt giữa con người và sự thông minh của tất cả các máy điện toán bây giờ và trong tương lai.

Đó là lý do mà người Nhật có xu hướng huấn luyện con em họ khả năng phát triển tư duy trừu tượng. Nếu họ biết được trang web này và bài này, thì lời khuyên của tôi với họ là: Hãy bỏ tiền mua bản quyền Trí Uẩn và bán tại Nhật cho trẻ em Nhật chơi.

PS: Xuanhylac có biết nhà ông Trí Uẩn - hoặc truyền nhân của ông ta - không? Tôi rất muốn gặp ông ấy.

Thưa Sư Phụ,

Theo link này http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/khoahoc-vanminh/2009/3/52843.cand thì họ nói vợ ông Trí Uẩn ở phố Phùng Hưng. Để con tìm hiểu thêm nhé, có thông tin con sẽ báo lại Sư Phụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Theo link này http://antgct.cand.c...09/3/52843.cand thì họ nói vợ ông Trí Uẩn ở phố Phùng Hưng. Để con tìm hiểu thêm nhé, có thông tin con sẽ báo lại Sư Phụ!

Oh. Cảm ơn Xuanhylac. Viết xong cuốn sách , tôi sẽ ra Hanoi. Cũng sắp xong rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oh. Cảm ơn Xuanhylac. Viết xong cuốn sách , tôi sẽ ra Hanoi. Cũng sắp xong rồi.

Thưa Sư Phụ,

Chủ nhân của trò chơi Trí Uẩn đã mất năm 1995, truyền nhân là anh Nguyễn Trí Hùng và Nguyễn Trí Tuệ. Đây là website của trò chơi Trí Uẩn ạ:

http://tringuyentrochoi.com/

Con đã liên hệ với anh Tuệ 093--------- được biết là anh Hùng hiện đang đi làm phim, hôm nào Sư Phụ ra Hà Nội thì gặp anh Tuệ cũng được ạ. Chúc Sư Phụ mạnh khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Chủ nhân của trò chơi Trí Uẩn đã mất năm 1995, truyền nhân là anh Nguyễn Trí Hùng và Nguyễn Trí Tuệ. Đây là website của trò chơi Trí Uẩn ạ:

http://tringuyentrochoi.com/

Con đã liên hệ với anh Tuệ 093----- được biết là anh Hùng hiện đang đi làm phim, hôm nào Sư Phụ ra Hà Nội thì gặp anh Tuệ cũng được ạ. Chúc Sư Phụ mạnh khỏe!

Oh.Tốt quá. Cảm ơn Xuanhylac. Tôi xoa dt của anh Hùng nh. Không biết ý anh ấy có đồng ý cho số DT riêng lên ko?

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRÒ CHƠI TRÍ UẨN - TƯ DUY TRỪU TƯỢNG BẬC THÀY CỦA NGƯỜI VIỆT

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=RcLQaKBCeRc#t=273

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oh.Tốt quá. Cảm ơn Xuanhylac. Tôi xoa dt của anh Hùng nh. Không biết ý anh ấy có đồng ý cho số DT riêng lên ko?

Số ĐT có trên website Sư Phụ ạ, đấy là số của anh Tuệ em anh Hùng. Anh ấy đưa lên công khai, con chỉ có mỗi việc chắp nối thông tin thôi ! B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Số ĐT có trên website Sư Phụ ạ, đấy là số của anh Tuệ em anh Hùng. Anh ấy đưa lên công khai, con chỉ có mỗi việc chắp nối thông tin thôi ! B)

Uh. Tại tôi không biết.Thôi cứ cẩn thận là hơn. Trang web vẫn còn mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay