papa

Thắc Mắc Về Ngũ Hành - Mong Anh Chị Giúp Đỡ!

14 bài viết trong chủ đề này

Thân chào các anh chị trong diễn đàn!

Em mới tìm hiểu về lý thuyết âm dương ngũ hành nên có nhiều chỗ chưa hiểu. Do hầu hết các tài liệu chỉ đề cập đến vấn đề ứng dụng lý thuyết âm dương ngũ hành chứ ko giải thích về sự hình thành học thuyết.

Theo em biết, Âm dương có nguồn gốc từ Thái cực. Còn Ngũ hành, theo sự giải thích một số tài liệu, xuất phát từ 5 vật chất cơ bản là: lửa, nước, đất, kim loại và sinh vật. Nhưng nếu hiểu ngũ hành là 5 vật chất cơ bản, thì em thấy mối quan hệ giữa âm dương và ngũ hành ko rõ ràng lắm. Liệu có cách hiểu nào khác về Ngũ hành ko? Và Ngũ hành sinh ra từ đâu? Tại sao ko phải là tam hành, tứ hành, lục hành, thất hành....mà lại là Ngũ hành (5).

Mong các anh chị đi trước, nếu có thời gian thì giải thích giùm em nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân chào các anh chị trong diễn đàn!

Em mới tìm hiểu về lý thuyết âm dương ngũ hành nên có nhiều chỗ chưa hiểu. Do hầu hết các tài liệu chỉ đề cập đến vấn đề ứng dụng lý thuyết âm dương ngũ hành chứ ko giải thích về sự hình thành học thuyết.

Theo em biết, Âm dương có nguồn gốc từ Thái cực. Còn Ngũ hành, theo sự giải thích một số tài liệu, xuất phát từ 5 vật chất cơ bản là: lửa, nước, đất, kim loại và sinh vật. Nhưng nếu hiểu ngũ hành là 5 vật chất cơ bản, thì em thấy mối quan hệ giữa âm dương và ngũ hành ko rõ ràng lắm. Liệu có cách hiểu nào khác về Ngũ hành ko? Và Ngũ hành sinh ra từ đâu? Tại sao ko phải là tam hành, tứ hành, lục hành, thất hành....mà lại là Ngũ hành (5).

Mong các anh chị đi trước, nếu có thời gian thì giải thích giùm em nhé!

Diễn đàn này không phải là lớp học dạy về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Anh nên tự tìm hiểu .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diễn đàn này không phải là lớp học dạy về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Anh nên tự tìm hiểu .

Chào bác Thiên Sứ!

Bác có thể cho cháu hỏi, cháu muốn tìm hiểu về nguồn gốc thuyết âm dương ngũ hành thì cháu nên đọc tài liệu nào ạ? Cháu cảm ơn bác và chúc bác sức khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Thiên Sứ!

Bác có thể cho cháu hỏi, cháu muốn tìm hiểu về nguồn gốc thuyết âm dương ngũ hành thì cháu nên đọc tài liệu nào ạ? Cháu cảm ơn bác và chúc bác sức khỏe!

Không có tài liệu nào viết một cách hoàn chỉnh về học thuyết này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Thiên Sứ!

Bác có thể cho cháu hỏi, cháu muốn tìm hiểu về nguồn gốc thuyết âm dương ngũ hành thì cháu nên đọc tài liệu nào ạ? Cháu cảm ơn bác và chúc bác sức khỏe!

Đã mấy ngàn năm qua người ta mặc định nguồn gốc của nó là của nền văn minh Hán, nhưng cho tới giờ họ vẫn chưa chứng minh được nguồn gốc của nó là của văn minh Hán, phải chăng nó không thuộc về văn minh Hán? Vậy hãy thử tìm hiểu qua một nền văn minh khác-nền văn minh Lạc Việt để xem nó có thuộc về nền văn minh này không?

Bạn hãy đọc các sách của Thầy Thiên Sứ ngoài trang chủ để tìm hiểu.

Thân!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Thiên Sứ!

Bác có thể cho cháu hỏi, cháu muốn tìm hiểu về nguồn gốc thuyết âm dương ngũ hành thì cháu nên đọc tài liệu nào ạ? Cháu cảm ơn bác và chúc bác sức khỏe!

Theo tôi, bạn không nên đọc tạp nham nếu mới tìm hiểu vì học thuyết thất truyền, sách viết loạn cào cào, như đám rừng, nhiều khi mâu thuẫn, đôi khi tác giả cũng không hiểu gì hoặc hiểu sai, kể cả các tên tuổi lớn. Bạn nên đọc một dòng nhất quán về những khái niệm cơ bản ban đầu rồi tham khảo, so sánh, đối chiếu rộng ra và không câu nệ vào sách viết mà phải dựa vào tư duy của chính mình. Cái dòng nhất quán đó hiện nay, theo tôi bạn nên đọc các tác phẩm của anh Thiên Sứ lần lượt là:

- Thời Hùng Vương truyền thuyết và huyền thoại

- Những bí ẩn của Lục thập Hoa Giáp

- Hà đồ trong Văn minh Lạc Việt

...

Rồi từ đây đọc rộng ra cùng với tư duy của chính mình, so sánh đối chiếu với những hiện tượng xã hội mà mình quan sát thấy.

Tôi thấy sách về ADNH từ xưa tới nay giống như một đống hỗn độn ngọc trai và mảnh sành, đất cát ... thậm chí cả chất độc hại. Bạn phải dựa vào tư duy của mình để sàng lọc thôi.

Chúc bạn thành công!

Thân ái!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Votruoc và Duyen.

Ngay cả sách chữ Hán - từ hàng ngàn năm qua - cũng không có một cuốn nào mô tả một cách tóm lược cơ bản về thuyết Âm dương ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyệt học thường được cất giấu trong những Bảo Vật.

Người ta tranh giành Bảo Vật nhưng không hề hay biết trong đó có Tuyệt Học.

Muốn có được tuyệt học thì phải đập vỡ nó, nhưng đã gọi là bảo vật thì rất khó đặp vỡ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyệt học thường được cất giấu trong những Bảo Vật.

Người ta tranh giành Bảo Vật nhưng không hề hay biết trong đó có Tuyệt Học.

Muốn có được tuyệt học thì phải đập vỡ nó, nhưng đã gọi là bảo vật thì rất khó đặp vỡ.

Học thuật cổ mặc định được xem là Bảo Vật, cho nên người ta chỉ lo có bảo vật trong tay, có trong tay rồi thì cất giữ nghiêm mật, sự đập vỡ nó là không tưởng. Giáo sư, Tiến sỹ triết học đang cất giữ bảo vật. Công lực học lực tuy thâm hậu nhưng không phải là truyền nhân nắm giữ bí mật bảo vật thì không thể thâm nhập tuyệt học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học thuật cổ mặc định được xem là Bảo Vật, cho nên người ta chỉ lo có bảo vật trong tay, có trong tay rồi thì cất giữ nghiêm mật, sự đập vỡ nó là không tưởng. Giáo sư, Tiến sỹ triết học đang cất giữ bảo vật. Công lực học lực tuy thâm hậu nhưng không phải là truyền nhân nắm giữ bí mật bảo vật thì không thể thâm nhập tuyệt học.

Lao công học tập trong cảnh giới này thì chắc chắn trở thành cô lậu quả nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Votruoc và Duyen.

Ngay cả sách chữ Hán - từ hàng ngàn năm qua - cũng không có một cuốn nào mô tả một cách tóm lược cơ bản về thuyết Âm dương ngũ hành.

Cho đến bài viết này thì những ai còn cố chấp mà cho rằng "Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những hệ quả ứng dụng của nó "thuộc về nền văn minh Hán"; còn ý kiến gì nữa không? Khi mà trong suốt hàng ngàn năm qua - kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, không hề có một bản văn chữ Hán tóm lược một cách sơ đẳng nhất về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong khi nó tồn tại trên thực tế ứng dụng?!
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGỒI BUỒN XEM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU CỦA HÁN NHO.

“Về đồ Lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có con Long Mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ; có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thủy, lưng mang Lạc thư. Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm Dương trên “Hà đồ”, “Lạc đồ” mà vẽ ra Bát quái. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói “Hà đồ” , “Lạc đồ” là “Dịch của trời đất”.

Thuyết “Hà đồ” “Lạc đồ” trong cuốn “Thượng thư” của Tiên Tần, “Luận ngữ” của Mạnh tử và trong “Hệ từ” đều có ghi lại. Nhưng “Đồ” và “Thư” thực chất là cái gì, chưa có ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít “Dịch” gia khi viết về “Dịch”, rất ít nói đến “Hà đồ”, “Lạc đồ”, một vài người có nói đến thì cũng chỉ lướt qua. Phong trào nói đến “Hà đồ”, “Lạc thư” vào những năm Thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết “Hà đồ” “Lạc thư” luôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống.” (*)

“Hà đồ, Lạc thư là gì? Từ xưa đến nay có rất nhiều người thử tìm hiểu mong tìm ra câu giải đáp, đã hình thành môn Hà đồ học, nhưng chưa có ai giải đáp được câu hỏi này..

====================

* Chú thích: Chu Dịch và dự đoán học, Thiệu Vĩ Hoa,Nxb VHTT 1995

Trong thư tịch cổ, Thượng thư, Cố mệnh là sách ghi chép sớm nhất về Hà đồ, chép rằng sau khi Văn Vương chết, tại chái nhà phía đông có trưng bày Hà đồ, Cố mệnh truyện gắn Hà đồ với Bát quái; Hà đồ Bát quái; Phục Hi cầm đầu thiên hạ, có con long mã nhô lên mặt nước, do đó phỏng theo văn của nó mà vẽ Bát quái, gọi là Hà đồ. “Xuân thu vĩ” thì tán thưởng: “Hà đồ thông với Càn (trời), nhô lên hoa thần; Lạc chảy vào Khôn (đất), nhả địa phù”. Ngay cả “Chu Dịch. Hệ từ” cũng chép: “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân lấy đó làm chuẩn tắc”.

Từ thời Hán đến thời Tống, luôn luôn có những cuộc tranh luận về Hà đồ Lạc thư. Đến khi Chu Hi biên soạn “Dịch học khởi mông”, thì mới có kết luận sơ bộ, còn như thời Tiên Tần có Hà đồ, Lạc thư hay không, thì vẫn là một câu hỏi.” (*)

====================

* Chú thích: Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT 1993 - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường, người dịch Trần Đình Hiến từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGỒI BUỒN XEM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU CỦA HÁN NHO.

Trích đoạn trong sách:

Minh triết Việt trong văn minh Đông phương.

Thậm chí ngay cả những nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng như Thiệu Vĩ Hoa cũng cho rằng: Hà đồ Lạc thư không liên quan gì đến Bát quái.

Đoạn trích dẫn tiêu biểu sau đây trong sách "Chu Dịch và dự đoán học" của nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng Trung Quốc hiện đại là Thiệu Vĩ Hoa, cũng cho rằng đồ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái không liên quan đến hai đồ hình là Hà Đồ Lạc thư.

Từ sau đời Tống, phàm là các sách về chú Dịch,luận Dịch,trị Dịch, đều lấy các hình Hà Đồ, Lạc Đồ làm một bộ phận quan trọng của Chu Dịch. Thậm chí có người nói bát quái là căn cứ vào Hà đồ, Lạc đồ mà vẽ ra. Ban đầu Chu Dịch dựa vào Đồ,Thư mà làm ra. Vì người ta cho rằng Phục Hy đã dựa vào Hà Đồ mà làm ra bát quái. Cho nên trong Sơn kinh hải có nói: Phục Hy được Hà đồ, nên người Hạ do đó mà nói rằng "Liên sơn dịch". Nhưng tôi (Tức ông Thiệu Vĩ Hoa/Nguyễn Vũ Tuấn Anh -Thiên Sứ) cho rằng: Bát quái trong sách Liên Sơn có thể ra đời từ nhà Hạ. Nhưng bát quái không nhất thiết từ Hà Đồ làm ra. Vì trong nguyên văn của kinh Dịch,không thấy nói đến Hà Đồ,Lạc đồ".

Sách đã dẫn. trang 21.

Sự phủ nhận ngay cả Hà Đồ Lạc thư trong đoạn trích dẫn tiêu biểu của ông Thiệu Vĩ Hoa, cho thấy ngay cả những nhà nghiên cứu Dịch học thượng thừa của nền văn minh này - và cũng là kết tinh và sự thừa hưởng tri thức của một quá khứ trải hơn 2000 năm của nền văn minh Hán - cũng chẳng hiểu gì về bản chất của Lạc Thư Hà đồ. Cũng không phải duy nhất mình ông Thiệu Vĩ Hoa có nhận định này, trong hàng ngàn năm nghiên cứu của Hán Nho về thuyết Âm dương Ngũ hành và kinh Dịch.

Tất nhiên, điều này chứng tỏ những mâu thuẫn nội hàm trong sự mô tả của sách Hán cổ về mối liên hệ "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" và "Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái" mà người viết đã trình bày tóm lược ở phần trên và trong các sách đã xuất bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho đến bài viết này thì những ai còn cố chấp mà cho rằng "Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những hệ quả ứng dụng của nó "thuộc về nền văn minh Hán"; còn ý kiến gì nữa không? Khi mà trong suốt hàng ngàn năm qua - kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, không hề có một bản văn chữ Hán tóm lược một cách sơ đẳng nhất về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong khi nó tồn tại trên thực tế ứng dụng?!

Nếu như nền văn minh hiện đại tiếp tục tiến hóa và không có sự hội nhập giữa hai nền văn minh Đông Tây - mà chủ nhân đích thực là nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - thì - cả ngàn năm nữa việc xác định một lý thuyết thống nhất vẫn là điều mơ hồ trong sự phát triển của nền văn minh này.

Xin lỗi, đừng nói đến đám Hán Nho thoát thai từ thời đồ đồng trong lịch sử cổ đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay