nhatnguyen52

Dịch học họ HÙNG -IV

5 bài viết trong chủ đề này

Dịch học họ HÙNG . bài 19

Cặp quẻ: Lớn – Khôn

Posted Image

Đầu mối Dịch học họ Hùng là 2 quẻ: Lớn – Khôn, cửa miệng người họ Hùng thường nói: lớn mạnh và khôn ngoan.

Quẻ lớn mạnh có 6 vạch liền

Quẻ khôn ngoan có 6 vạch đứt

Dịch học của Trung Hoa gọi là Kiền Khôn

Từ khôn là ký âm nguyên gốc tiếng Việt còn Kiền là biến âm của ‘cường’ Hán ngữ dịch chữ Lớn – mạnh của Việt ngữ.

Lớn mạnh và khôn ngoan là ý chỉ của đại tượng và lời thoán:

Kiền: Thiên hành kiện, quân tử chỉ tự cường bất tức. Cường biến âm → Kiền.

Còn khôn Dịch nói: tính nhu thuận không thể dẫn đầu nên viết: tiên mê ; Khôn phải đi theo Kiền nên nói: hậu đắc, sự nghe theo này Tiếng Việt là: Ngoan, ngoan là biết nghe lời “người lớn” ở đây chính là quẻ “lớn mạnh” tức quẻ Kiền.

Kiền Khôn trong tiếng Việt “bình dân” là : trời tròn – đất vuông hoặc ý nghĩa nó nằm ngay trong từ điệp: Cong vòng, thẳng thừng. Tức 2 đường nét cơ bản của “văn”.

Trời tròn → cong vòng → con : giống cái

Đất vuông → thẳng thừng → thằng : giống đực

Đây là tàn tích thời mẫu quyền:

Ông giăng mà lấy bà giời

Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi

Sau đợt cách mạng phụ quyền thì đạ̉o ngược như ngày nay:

Cong = vạch liền = đàn ông→ âm

Thẳng = vạch đứt = đàn bà→ dương

Trong cấu tạo ngôn ngữ Việt Nam có nhiều điều chưa hiểu nổi thí dụ: Bản thân chữ Cường cũng là biến âm từ kiềng hay còng, kiềng hay còng ngày nay dùng để chỉ vật thể hình tròn. Điều này chắc chắn có căn nguyên trên ý niệm trời tròn – đất vuông.

Kiềng = vòng tròn đeo ở cổ

Còng = vòng tròn đeo ở tay.

Khi lấy hình tượng: quẻ Kiền = trời tròn làm căn cứ thì: kiềng- còng Tiếng Việt và Cường: Hoa ngữ lại thống nhất ngữ nghĩa một cách kỳ lạ.

Lớn và khôn hay quẻ Kiền và Khôn nếu ta xem xét riêng rẽ từng quẻ tức ta không tôn trọng tính lưỡng lập cơ bản của Dịch học sẽ không thể hiểu trọn vẹn hay thấu triệt ý nghĩa của nó.

Kiền không phải là cái to của hình thể hay khối lượng, nếu chỉ to về hình dạng thân thể thì gọi là to xác, còn một khi nói lớn - mạnh là ý nghĩa “triết học”, Dịch học gọi là: tự cường bất tức; ngày nay ta gọi là “tự chủ”, ý chỉ này thuộc về phạm trù tinh thần, vô hình.

“Lớn - mạnh” làm nên cái giá trị tối thượng khiến con người trở nên “túc hữu tự nội”, ta sống vì ta sống thế thôi chẳng phải vì bất cứ điều gì khác, quẻ Kiền đã xác lập địa vị của con người là tài nhân ngang bằng với thiên và địa trong Tam Tài, một trong 3 thành phần “chủ trì” cuộc đại diễn của vũ trụ.

Trong 64 Quẻ chồng, ý nghĩa đích xác chữ Kiền là “nền minh triết” đối lại với Quẻ Khôn chỉ “nền khoa học” hay tri thức của loài người.

Khôn là khả năng hiểu biết và sáng tạo nơi con người. Sống trong 2 môi trường tự nhiên và xã hội. Trí khôn cho phép con người tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của môi trường Kể cả sự biến hóa của chính bản thân con người với tư cách là một sinh vật tức một thành phần của tự nhiên. Nắm được quy luật con người vận dụng nó để đề ra các giải pháp và chế tạo các công cụ để thực hiện ý đồ của mình, như thế mục tiêu tối thượng vẫn là con người … Chứ không phải và bất kỳ một “đấng” nào khác. Như thế đối tượng “tác nghiệp” của quẻ Khôn là thế giới hữu hình hay thế giới vật thể ngược hẳn với quẻ Kiền.

Dịch học vô cùng tế vi, dùng những gì bé nhỏ- thô thiển để nói lên điều vô cùng lớn vô cùng tinh diệu , ta so sánh lời thoán của 2 quẻ Kiền Khôn.

Kiền: Nguyên hanh lợi trinh

Khôn: nguyên hanh lợi, tẫn mã chi trinh

Chỉ khác nhau chữ tẫn mã mà mở ra cả một đạo lý bao trùm tất cả.

Kiền tức nền Minh triết

Khôn là nền khoa học, cả 2 phải hội đủ 4 tiêu chuẩn:

Nguyên: Khởi đầu, khởi đầu từ cái gì? Tinh thần xuyên suốt của Dịch học là Nhân bản, khởi từ gốc là chính con người

Vậy ở đây : chữ Nguyên hiểu trọn vẹn theo nghĩa ngày nay là: Nhân bản.

Nguyên là từ gốc Việt Ngữ nghĩa là: nguồn gốc. Ý thánh nhân dạy: triết lý và khoa học đều khởi nguồn từ còn người.

Hanh: nếu hiểu là Hanh thông thì chưa trọn nghĩa của Dịch học, hanh là xuôi thuận hiểu theo ngôn ngữ ngày nay là sự hợp lẽ, chính xác phải gọi là tính khoa học. Cương mãnh không đồng nghĩa với làm càn, nền triết học duy ý chí chắc chắn sẽ thất bại

Ở đây ta thấy sự độc đáo của Dịch học, khoa học phải hợp lẽ là chuyện bình thường, thâm sâu là ở chỗ: triết học cũng phải hợp lẽ nếu triết học mà bay bổng quá sẽ gặp phải cảnh chép trong lời tượng hào ngũ: “Kháng long hữu hối”

Lợi: Tiếng Việt trọn ý là: lợi ích thiết thực, tức phải giải quyết cái rất “tầm thường” như cơm áo gạo tiền, những thứ rất nhỏ nhoi nhưng không có là không sống được, người Việt có câu châm ngôn: “có thực mới vực được đạo” thể hiện rất sát ý chữ lợi trong Dịch học, triết học mà chỉ bàn truyện trên trời tức bắt con người trần gian “hưởng” Hương Hoa mà sống là thứ triết học lừa gạt đểu cáng của đám thầy mo cúng ma.

Tóm lại cả triết học và khoa học cũng có 3 đặc tính:

Nguyên: Nhân bản

Hanh: Hợp lý

Lợi: Thiết thực

Còn tiêu chuẩn thứ 4 thì khác biệt, sự khác biệt nhỏ nhoi nhưng chỉ rõ cương giới triết học và khoa học.

Quẻ Kiền là Trinh, tức bền lâu.

Quẻ Khôn là tẫn mã chi Trinh.

Tẫn mã là ngựa cái; Quẻ Khôn có tượng là đàn bà nên ở đây nói ngựa cái. Người xưa dùng 2 con vật biểu tượng thi thố tài năng: Rồng bay trên trời dùng trong quẻ Kiền, ngựa đi dưới đất dùng trong quẻ Khôn, ngựa đi là theo người điều khiển, ở đây ý muốn nói đến sự thuận tòng; tẫn mã chi trinh nghĩa là: nền khoa học phải theo sự định hướng hay được dẫn dắt bởi nền minh triết thì sự nghiệp khoa học mới bền lâu.

Ngày nay có “cả đống” bom nguyên tử treo lơ lững trên đầu người ta mới chợt thấm ý thánh nhân đã dạy từ ngàn xưa: đã khôn thì phải ngoan… khôn mà không ngoan thì coi chừng có ngày chết mất xác.

Ở thời đại chúng ta các từ nhân bản -hợp lẽ - thiết thực thì triết thuyết nào, chính cương nào cũng để lên hàng đầu nhưng còn một chữ nhỏ nhoi là chữ “trinh” thì dường như chẳng ai nói đến ; đợi cho đến khi khói bụi ô nhiễm đã phủ cả mặt địa cầu, hóa chất độc hại đã thấm đều vào các mạnh nước dưới lòng đất người ta mới nói đến “phát triển bền vững”, liệu có còn kịp hay không? Câu trả lời còn đang ở phía trước... Nếu Dịch học không bị vùi dập, bị coi là sách bói toán quỷ thần thì nhân loại đâu có khốn khổ như ngày nay.

Tóm lại 4 đặc tính của nền minh triết Dịch học:

Nhân bản, hợp lẽ, thiết thực, bền vững.

Lời thoán quẻ Khôn, ngoài nguyên hạnh lợi cũng ý như quẻ Kiền, riêng phần trinh thì phải tẫn mã mới trinh được như con ngựa cái thì mới bền lâu. Tức phải là một nền khoa học có định hướng, tuân phục đạo đức thì mới vững bền. Khoa học là con dao 2 lưỡi, nó chế được thuốc bổ thì cũng chế được thuốc độc. Còn quyết định chế loại nào là thẩm quyền của lương tâm – đạo đức. Tức hành vi được định hướng dẫn dắt bởi minh triết, ngôn ngữ Việt tạo thành từ kép, để nhắc nhở luôn phải “khôn ngoan”, nếu không sẽ có ngày tự hủy.

Nguyên hanh lợi trinh cũng là 4 tiêu chuẩn để định hướng suy tư và hành động của con người “lớn - khôn” tức ‘quân tử’.

A. Lớn mạnh hay cường

a. Quái từ hay lời quẻ Kiền: nguyên – hanh – lợi – trinh đã bàn luận ở phần trên.

b. Đại tượng hay lời tượng : thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức.

Quẻ lớn mạnh chỉ sự tự chủ và mạnh mẽ nên trưởng nhân (quân tử) phải giống như Kiền tự cường không dựa dẫm vào bất cứ cái gì, chữ Quân tử mà hiểu là “con vua” thì trở thành mối nhục cho Nho giáo, quân tử là từ kép chỉ thành phần đứng đầu dẫn dắt cộng đồng xã hội , ở đây chỉ con người trong tam tài , quân tử đồng nghĩa với trưởng nhân - Đại nhân hay “người lớn”, đấy cũng chính là tư tưởng triết lý xuyên suốt của Dịch học họ Hùng.

c. Hào Từ hay lời Hào

Mỗi Quẻ Dịch có 6 hào là 6 nấc thang hay 6 giai đoạn kế tiếp nhau trong thời gian nên Dịch nói: “Lục vị thời thành”, đầu tiên là hào sơ, quy ước là vạch dưới cùng, rồi đến các hào kế tiếp: nhị tam tứ ngũ sau hết là hào thượng. Chỉ riêng 2 quẻ Kiền và Khôn có thêm hào “dụng”, quẻ Kiền là dụng cửu, quẻ Khôn là dụng lục.

Hào từ chỉ là hình mẫu về vận dụng Dịch học, gọi là hình mẫu vì Dịch học gói gọn cả “thế gian” trong 32 cặp quẻ trùng và 384 hào; thiên hình vạn trạng thì làm sao nói ra hết được, con người phải tự suy nghĩ và lý giải những vấn đề cụ thể, những vụ việc cụ thể trên cái nền là các quy tắc đã được Dịch học xác lập; mỗi lời hào trong kinh Dịch chỉ là một ví dụ điển hình về việc vận dụng Dịch học mà thôi.

Vị trí 2 quẻ Kiền Khôn là mấu chốt của Dịch học, thấm nhuần được ý của thánh nhân trong 2 quẻ càn khôn là đã căn bản “đắc đạo”, bao quát sự to lớn và sâu xa của Dịch học được gói trọn trong 2 quẻ Càn Khôn.

Để dễ hình dung trước hết phải sắp xếp thứ tự các hào từ dưới lên trên.

6 – Thượng: Kháng long hữu hối.

5 – Ngũ: phi long tại thiên, lợi , kiến đại nhân

4 – Tứ: hoặc dược tại uyên – vô cữu

3 – Tam: Quân tử chung nhật Kiền Kiền, tịch Dịch được nhược, lệ – vô cữu

2 – Nhị: hiên long tại điền – lợi, kiến đại nhân

1 – Sơ : Tiềm long – vật dụng.

Ta thấy: 6 hào mà có tới 4 con Rồng … vậy hình tượng con Rồng nói lên điều gì?

Con người là sự hợp nhất của thần và vật…, thần là hồn phải nhập vào xác là vật thì mới tồn tại được trong thế giới vật chất; con Rồng tượng trưng cho thần tính trong con người, thìn là biến âm của thần là biểu tượng của thần tính trong con người mà thôi , 6 hào là 6 bước tiến trên đường trưởng thành của con người.

c.1. Sơ: tiềm long vật dụng

Rồng ẩn không hoạt động.

Thời sơ khai của loài người, tức giai đoạn tục ngữ gọi là: thời ăn hang ở lỗ, lang thang kiếm sống bằng săn bắt và hái lượm, đây là thời mà con người vừa trải qua sự chuyển biến về chất để vượt trên tất cả các loài sinh vật trở thành người nguyên thủy. Vì vậy thân xác đã có con rồng ẩn ở trong, tức đã mang trong mình thần tính nhưng thần tính chưa phát lộ hay chưa hoạt động… Sở dĩ vậy vì lúc này còn là lúc …” cái khó nó bó cái khôn” hay là lúc chưa đủ … thực nên chưa thể vực được đạo.

Ở một phần trên ta đã nói đến 3 mặt của sự tự chủ: làm chủ chính mình, làm chủ giới tự nhiên và làm chủ xã hội, 3 mặt này liên quan và đồng chuyển nên khi còn hái lượm tức tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên thì sự tự chủ cũng không thể nào có được, việc này Dịch học đã mượn hình tượng con Rồng ẩn để chỉ ý nghĩa.

Ý tứ của Hào từ rất đơn giản cũng hết sức thiết thực: kẻ bụng đang đói thì đừng nói đến tự chủ, điều này đúng với từng cá nhân và cả quốc gia. Dù có là Rồng, muốn bay cũng phải hội đủ điều kiện vật chất mới bay lên được chứ không thể bay trong thinh không chẳng cần cánh và bệ đỡ là không khí.

c.2. Hào nhị:

Hào từ: Hiện long tại điền lợi kiến đại nhân; câu này được Dịch là: Rồng hiện trên mặt Ruộng, có lợi gặp người lớn.

Nếu Dịch một cách trần truồng như thế thì chẳng phải là “Dịch lý” , trong Dịch học họ Hùng hào nhị có ý như sau:

Qua thời Hái lượm hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên con người vượt qua chính mình bằng cuộc cách mạng nông nghiệp, con người không còn phó mặc cho trời đất nữa mà trở thành nhân ngang hàng với trời đất trong thể tam tài thiên – địa – nhân.

Năng lượng đến từ vũ trụ kết hợp với vật liệu trong đất được bàn tay con người chăm sóc để trở thành của ăn nuôi dưỡng con người. Khi không còn phải hoàn thành lệ thuộc vào tự nhiên chính là lúc thần tính bắt đầu vẫy vùng. Hào từ vạch nhị gọi là hiện long tại điền; còn lợi kiến đại nhân hiểu gọn là:, khiến con người trở thành ‘vĩ đại’ ; khi thần tính xuất hiện con người trở thành “đại nhân” tức đúng nghĩa “người” không còn là “người vượn”

Cách mạng lần thứ nhất nhờ biết chế tạo sử dụng công cụ đặc biệt là phát minh ra cách dùng lửa con người đã thoát xác từ vượn người trở thành người vượn, cuộc cách mạng thứ 2, cách mạng nông nghiệp con người trở nên to lớn phi thường ngang hàng với trời đất để người vượn chuyển hẳn thành “người” hay “đại nhân.”

c.3. Hào tam Quân tử chung nhật Kiền Kiền, tinh Dịch nhược lệ vô cữu

Trưởng nhân tích cực hoạt động cả ngày luôn cẩn thận thì không lỗi.

Nông nghiệp mới chỉ là thành tựu khoa học kỹ thuật bước đầu, con người phải tiếp tục tiến xa hơn nữa, tích cực nghiên cứu để tìm ra các quy luật chi phối mọi sự vận động trong giới tự nhiên và xã hội, khoa học là điều kiện “vật chất” để trưởng thành trong tâm linh , chữ trí giúp chữ thần toả sáng , Thấu suốt tự nhiên là bệ phóng của ý thức đạo đức .

ban tối Dịch chỉ dẫn ta phải nghỉ ngơi, ban sáng phải tích cực làm việc; tích cực hành động là thể hiện rõ rệt tính “người” tức biểu hiện của tài nhân cùng với thiên địa tạo nên bộ mặt cuộc đời.

Hào tam nói rõ: một mặt tích cực hoạt động nhưng mặt khác phải luôn cẩn thận đề phòng sự “chủ quan”. Ta luôn có sự vận động trong thế giới thực thể và sự phản ánh của thế giới đó vào não bộ con người, tức thế giới “thông tin”, 2 thế giới có hoàn toàn trùng khớp hay không là điều ta phải cẩn thận; phải luôn kiểm nghiệm luôn so sánh tránh việc xa rời thực tế rơi vào sự chủ quan duy lý .

Tóm tắt hào tam thánh nhân chỉ dạy: tích cực làm việc, cẩn thận thì không lỗi.

Làm việc để càng ngày càng hiểu rõ thiên nhiên, càng gặt hái được nhiều hơn những lợi ích do thiên nhiên ban tặng, đời sống mỗi ngày mỗi nâng cao và niềm hạnh phúc mỗi ngày mỗi dâng trào mạnh mẽ đấy chính là sự bất tận của dòng đời mà thánh nhân muốn tặng cho nhân thế Khi các ngài khổ công nghiên cứu khai sáng Dịch học.

c.4 Hào Tứ: Hoặc dược tại uyên vô cữu

Nghĩa đen là: Nhảy qua vực thẳm không lỗi.

Nghĩa bóng: chỉ sự duy lý tức chỉ thuần lý luận không có cơ sở thực tế . Tưởng đã ở trên cao lắm khi thấy phía dưới sâu ngút ngàn… Thực sự đâu có cao mà là ảo giác vì mặt đất thụt xuống sâu thẳm. Sai lầm như thế tại sao lại vô cữu, không lỗi ?

Thưa vì Thánh nhân cho đó là điều tất yếu sẽ xảy ra trong quá trình phát triển. Nếu đã là một bước ắt có thì không mắc lỗi , dù biết vậy thánh nhân vẫn phải làm nhiệm vụ của mình cảnh báo con người ....phải cẩn thận, cẩn thận…để có thể giảm nhẹ mức độ sai lầm , bớt đi hậu qủa nặng nề ...

Tất yếu sẽ có một giai đoạn gọi là thời duy lý, đấy là sai lầm duy nhất có tầm vóc "vũ trụ” và dĩ nhiên hậu quả chính con người phải gánh chịu là khôn lường. Thời mà con người quằn quoại trong đau khổ tột cùng. Thế giới thông tin không phản ánh đúng thế giới thực tạo thành vinh quang ảo nhưng đau khổ lại rất thực, thực là thời đại cười ra nước mắt, đúng lý luận thì phải là thiên đàng nhưng thực tế thì ngược lại…như đã diễn ra ở đất Campuchia thời Khơme đỏ , Con người trở nên mê sảng vì phải tiêu hoá cả một cuốn tự điển ngược… Tớ tớ, chủ chủ không còn phân biệt được nữa , … đi đến tột cùng con người không còn biết thế nào là hạnh phúc, thế nào là đau khổ? Sống không phải là sống cho chính mình , tạo lập hạnh phúc cho chính mình mà lại sống vì lý tưởng… gì gì đó ... Của lãnh tụ vĩ đại … cuối cùng là sự hủy diệt như Hitle và chủ nghĩa Quốc xã ở Đức thời thế chiến thứ II .

c.5 Hào Ngũ: Phi long tại thiên lợi Kiến đại nhân

Hình ảnh con Rồng bay trên trời biểu thị thần tính con người đã phát huy cực đại, con người đã là con người tự chủ dựa trên một trình độ khoa học kỹ thuật rất cao, con người thong dong tự tại như con Rồng bay trên trời sự ràng buộc của vật chất đã nhẹ như sợi lông tơ.

Nếu như ở Hào nhị hiện long tại điền, biểu lộ chủ yếu ở phần trí tuệ, đến hào ngũ thì thần tính chủ yếu biểu lộ ở phần bản lĩnh tự chủ, cũng vẫn lợi kiến đại nhân nhưng ở hào 5 khác hào 2, một đàng là trí tuệ một đàng là đạo đức, giúp thành người lớn nhưng đến hào 5 là con người trưởng thành toàn diện làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình, tức một trưởng nhân thực sự, là trung tâm của vũ trụ như “Hành Cam” (Dịch của Trung Hoa là hành Thổ) để viết “giá sắc” tức gieo gặt cũng là nơi xuất phát và qui về của cả chuỗi phản ứng “xã hội – tự nhiên”

Biết dùng quy luật “tòng cách” (Thạch viết tòng cách) để làm chủ diễn trình tự nhiên, biết luật “khúc trực” để điều khiển các diễn trình xã hội (Mộc viết khúc trực).

Tự nhiên vẫn ràng buộc nhưng không hạn chế con người. Xã hội vẫn biến chuyển theo quy luật nhưng lại do con người “điều hoà ” tức phần “quyết” vẫn thuộc thẩm quyền của con người.

Nhìn từ góc cạnh triết lý thì hào 5 là giai đoạn tột cùng con người đã trở thành trưởng nhân tức tự chủ dựa trên một nền khoa học và kỹ thuật cực kỳ cao.

Phi long tại thiên là hình ảnh vật chất thực khi con người cưỡi “phi thuyền” du hành vũ trụ… Nói như vậy để ta nhìn nhận thời đại hiện nay nhân loại đã đạt đến phần đầu của sự tột cùng văn minh vật chất nhưng cũng là lúc phải chịu sự căng kéo ghê gớm, do độ lệch quá lớn giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần, giữa nơi này và nơi khác trên thế giới; Ở vài nơi tinh thần con người vẫn còn ở thời hoang sơ… Thần phục các mãnh lực… vô hình, sống và chết theo lời truyền bảo của đấng này, hay đấng kia dù đấng đó đã “qua đời” có đến ngàn năm . Tâm và trí không đi đôi với nhau xuất phát từ sự tham lam và ích kỷ đã khiến bộ mặt thế giới trở nên méo mó dễ sợ, điều mà cả loài người đạt được là càng văn minh tiến bộ, càng tiến gần đến cái … chết chắc chắn, phải chăng là thượng đế đã lập trình sẵn một sự tự hủy…? Coi như là một bước tất yếu để đổi mới địa cầu… Loài người này mất đi để 5, 7 chục vạn hay triệu năm sau có một loài người khác xuất hiện? Điều ghê gớm đó rất có thể sẽ đến nếu con người không phản tỉnh theo lời dạy của Dịch học ở hào thượng của quẻ Kiền và quẻ Khôn.

c.6 Hào thượng

Kháng long, hữu hối. Rồng lên quá cao, có hối hận

Đây là sự thoát tục, không còn liên hệ đến nhân tình thế thái. Hình ảnh thực tế là một mình lên đỉnh núi tu tiên, tiêu giao tháng ngày với cánh hạc và giọt sương mai tìm sự thuần tịnh trong tâm hồn không kể chi đến xác thân... đấy chính là sự tu hành, xuất thế, nó không thể là hình ảnh tiêu biểu cho đời sống con người, đó chỉ là những trường hợp cá biệt riêng lẻ, có hối là ở chỗ này trưởng nhân mà bịt mắt bưng tai sống chết mặc bay, riêng ta tìm sự thanh thoát chỉ cho riêng mình, thanh cao thì có thanh cao thực đấy nhưng tu tiên dứt khoát không thể là con đường của người Quân tử, con người là một sinh vật xã hội tự nhiên từ khi sinh ra đã là vậy nên hạnh phúc thực chỉ đến giữa những con người, còn riêng mình ta với ta chỉ là cảm giác sung sướng mãn nguyện nhất thời không thể trường cửu, nên dịch học nói Hữu hối là vậy.

Kháng long mà xuất thế thì như thế, còn kháng long mà nhập thế thì thật là khủng khiếp, một khi thần quyền nhập chung với thế quyền thì cả xã hội được điều hành theo luật… tu viện, muốn hình dung ra tình cảnh xã hội lúc này thì phải lùi về thời Trung cổ ở phương Tây, tới thăm và hỏi chuyện nhà khoa học Gallilé, hỏi về các toà án dị giáo… còn dễ thực hiện hơn thì đến thăm Afganistan hỏi về sự cai trị của Taliban… Trong mọi sự áp bức thì áp bức về tư tưởng là ghê gớm nhất, không thể gọi là con người nếu không được quyền suy nghĩ độc lập, đến việc cầu kinh để giao cảm với thượng đế cũng được bảo trợ bằng roi da- xích sắt thì .... thượng đế cũng phải ngán ngẩm lắc đầu .

c.7 Hào dụng cữu: Kiến Quần Long Vô Thủ Cát

Nghĩa đen câu trên là: thấy bầy Rồng không đầu tốt.

Còn nghĩa dịch học của nó? Con người cứ mỗi ngày mỗi tiến lên, đến một ngưỡng nào đó xã hội chỉ toàn triết gia và nhà khoa học…nói khác mọi người đều đã thành ‘quân tử’ ; lúc đấy thì làm gì còn nhà lãnh đạo, xã hội thực sự là xã hội tự do và tự giác… điều hành “việc chung” lúc này không chừng chỉ là một máy tính điện tử siêu siêu tốc mà thôi.

Đấy là xã hội công dân tự quản, không cần ai “cầm lái” nữa một xã hội mà tất cả các thành viên đều là đại nhân thì còn cần gì lãnh đạo, nên hào dụng cửu nói: Kiến Quần long Vô Thủ Cát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 20

B. Quẻ khôn ngoan

a. Quái từ: Khôn: Nguyên, Hanh, Lợi, Tẫn mã Chi Trinh; quân tử hữu du vãng tiên mê hậu đắc chủ lợi , Tây Nam đắc bằng Đông Bắc Táng bằng, an trinh cát.

Trong một “đơn vị” Dịch học thì Khôn luôn là phần dương (thấy) , Kiền là phần âm (không thấy) . Trong một gia đình thì Kiền là chồng, Khôn là vợ đến chuyện cực lớn là ý thức của con người thì Kiền là phần triết lý-ý chí Khôn là khoa học-lý trí , trong việc chính trị thì Kiền là lãnh đạo Khôn là điều hành hay quản lý, trong chế độ quân chủ xưa thì Kiền là hoàng đế, Khôn là tể tướng nội các….còn như chế độ hiện tại ở Việt Nam thì Kiền là bí thư Khôn là chủ tịch…

Xác định như thế ta mới hiểu rõ quái từ hay lời quẻ dạy.

Khôn là tri thức khoa học đích thực bao gồm các chuẩn mực:

Nguyên là nhân bản, Hanh là hợp lẽ, Lợi là thiết thực, Tẫn Mã Chi Trinh nghĩa là thuận hành theo sự dẫn dắt của đạo đức, lương tâm thì lâu bền.

Quân tử hữu du vãng, là bậc trưởng nhân đi tới nếu chỉ ỷ vào Tài không cần tới Đức sẽ lầm lạc tai hại (tiên mê), ngược lại nếu biết hành động theo lương tri, đi theo sự hướng dẫn của đạo đức ắt sẽ thành công (hậu đắc).

Đạo Khôn hay khoa học là để giải quyết các nhu cầu vật chất thiết thực của đời sống con người nên lời quẻ nói: chủ lợi.

Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc Táng Bằng, nghĩa là: Quẻ Khôn cùng một tính chất Tốn thuận như quẻ Cấn trấn góc Tây Nam trong Bát quái tự nhiên hay Bát quái Lạc đồ , ngược lại với tính chất quẻ Đoài trấn phía Đông Bắc đồng tính chất với Kiền .

Posted Image

Bát Quái Thiên nhiên đồ.

Quẻ Khôn nếu cứ ở yên với địa vị và thực hành đường hướng như trên sẽ được lâu bền nên gọi là: an – trinh và mọi chuyện như thế là tốt đẹp nên Dịch nói Cát.

b. Lời tượng: địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật.

- Nghĩa thông thường là : bậc quân tử phải làm giàu đức độ nơi mình để có thể gánh vác trọng trách đối với xã hội .

- Nghĩa nguyên thủy của dịch học :

Tri thức khoa học là sự hiểu biết về thế giới vật chất, hậu đức nghĩa là trưởng nhân phải luôn nghiên cứu học hỏi tăng cường thêm tri thức, tức tăng cường nền tảng khoa học kỹ thuật để làm

chủ trong quan hệ con người – tự nhiên.

Câu ‘hậu Đức tải vật’ nghĩa đen là: làm vững mạnh thêm chân đế để đủ sức chở đỡ vật mang ở trên; ở đây ta “bắt” được sự tạo từ: đức=đất = đế không phải từ ‘đức’ mơ hồ trừu tượng trong Hoa ngữ .... từ Đất Việt Ngữ người Tàu ký âm thành Đức khiến câu ‘hậu đức tải vật’ trở nên lạc nghĩa . . Mặt đất chở đỡ loài người , là cái nền cho loài người sinh hoạt , không có nền đất đó thì không có đời sống nghĩa là mọi hoạt động kể cả hoạt động trí thức và nhân văn đều kết thúc hay không thể xảy ra được cũng như Không có tri thức thì không có sáng tạo như thế loài người không thể tiến tới ; mọi sự cứ dậm chân tại chỗ và con người mãi mãi ăn hang ở lỗ .

Tóm lại ở quẻ Khôn thánh nhân dạy ta phải làm dày thêm cho cái nền tri thức Khoa học để trên cơ sở đó mà phát triển sản xuất làm ra của cải vật chất ngày một nhiều hơn .

C. Hào từ hay lời hào

c.1 Hào Sơ: Lý Sương kiên băng chí.

Chân dẫm lên sương biết ngay băng đá sắp đến

Liên kết các sự kiện trước sau là kết quả sự quan sát và đúc kết tức kinh nghiệm bao đời của loài người, bản chất sự liên hệ giữa 2 sự kiện trước sau đó chưa được xét đến và thực ra con người lúc này chưa đủ trình độ để xét nhưng sự ghi nhận cũng đã giúp ích rất nhiều ; biết trước cái sẽ đến và chuẩn bị sẵn để đối phó, như ngay khi dẵm lên sương là phải lo chuẩn bị đồ lạnh cho con người , nói chung có sự chuẩn bị cho sinh hoạt và công việc làm ăn sản xuất khi thời tiết thay đổi .

Tương tự tục ngữ Việt: Thấy chuồn chuồn bay thì bão… 2 hiện tượng liên kết dính với nhau, thấy hiện tượng nào đó biết ắt cái sau sẽ đến vậy phải chuẩn bị, kinh nghiệm chưa phải là khoa học nhưng với hoạt động của não bộ thì nó là bước dạo đầu tập dợt cho sự “tiên đoán”, tức dựa vào những yếu tố đã có đã nắm được để biết về cái sẽ có, cái sẽ xảy ra.

c.2 Hào nhị: Trực phương Đại bất tập vô bất lợi.

Dịch nghĩa đen: thẳng thắn, vuông vắn to lớn, không cần tập luyện, không gì là không lợi.

Nghĩa theo Dịch học: Người bắt đầu là người đúng nghĩa từ khi biết rút kinh nghiệm, liên kết 2 sự kiện trước sau, cho đến khi sự liên kết giữa các sự kiện được khẳng định bằng định luật và công thức thì kinh nghiệm tiến lên thành khoa học.

Khoa học có các tính chất: Khách quan, cụ thể, bao trùm và có ứng dụng rộng rãi, Đó là sự mô tả rất hiện đại về bản chất nền khoa học tự nhiên, hay sự lý giải cho các hiện tượng thuộc giới tự nhiên; biết có gieo, có gặt nên muốn gặt được phải gieo… đấy chính là lẽ chủ động trong quy luật bất biến .

c.3 Hào Tam: Hàm chương khả trinh hoặc tòng vương sự vô thành hữu chung

Trưởng nhân phải trù hoạch sẵn chương trình hành động lâu dài để một khi tham chính, không thành công cũng thành nhân hoặc không hoàn tất mỹ mãn chung cuộc cũng có thành tựu nhất định.

Ở Hào Tam này ta đã thấy Dịch nói đến một nền khoa học xã hội, một chương trình hoạch định lâu dài tất phải dựa trên cơ sở của lý luận về sự tiến hoá xã hội.

Sự phát triển nói chung và phát triển của xã hội nói riêng bất tận, là không ngừng, cứ tuần tự hết lớp người này lại đến lớp người sau, mỗi lớp người đều để lại dấu ấn của mình trên con đường phát triển, vì vậy với Dịch học thì không bao giờ có chữ “thành” hay hoàn tất tức là việc đã xong.

c.4 Hào Tứ: Quát nang vô cữu – vô dự

Thắt miệng túi lại, không lỗi, không lời khen.

Cái túi trong câu này là túi khôn trong văn hoá Việt Nam. Tiến hoá là quy luật tự nhiên nhưng từ khi con người nhận thức được nó, tổng kết thành các quy luật và công thức thì loài người đã bước vào thời khoa học tiến bộ. Ở hào nhị Dịch học đã nói đến khoa học về giới “tự nhiên”, hào tam nói về một chương trình dài hạn trong lãnh vực xã hội, nhân quần ,tới hào tứ Dịch học lại nói: Thắt miệng túi lại… nghĩa là sao?

Thế giới bao la hầu như vô tận, tri thức về thế giới ấy cũng hầu như vô tận, nên sự hiểu biết của con người lúc nào cũng là vô cùng nhỏ bé so với những điều chưa biết, hào tứ cảnh giác con người coi chừng rơi vào chủ nghĩa duy khoa học… quên mất ý nghĩa nhân sinh. Lúc nào ta cũng không được quên điều cốt lõi: mọi thứ từ khoa học đến văn hóa, văn nghệ v.v… đều nhằm phục vụ nhân sinh.

Hơn nữa khi khoa học đã trở thành một thế giới riêng, thế giới các tín hiệu và mối tương quan thì nó tương đối độc lập với thực tế… chính vì vậy khi giải một bài toán ta có thể có kết quả đúng hoặc sai, hậu quả của kết quả sai có khi là lớn lao khôn lường, trả giá cả đến đời sau vẫn chưa xong. Sợ hậu quả của việc biết một mà không biết hai nên thánh nhân bảo ta” thắt miệng túi lại” được như thế thì không lỗi lầm, ta cũng chẳng cần gì tiếng khen như kẻ khoác lác tức vô dự. Khoác lác một tấc lên tới trời là chuyện bậc trưởng nhân nên tuyệt đối tránh, thời gian qua đi sự thật và cái đúng sẽ được phơi bày lúc đó mọi vinh quang của kẻ khoác lác “sẽ rụng rơi như lá mùa thu” và thay vào đó sẽ là sự xỉ nhục muôn đời.

c.5 Hào Ngũ: Hoàng thường nguyên cát, nghĩa thông thường: quần màu vàng, cực tốt.

Trong Dịch học hào ngũ này lời từ là: trung chính ở phận dưới thì vô cùng tốt đẹp.

Thường là cái quần dịch học dùng chỉ hạ thể … nhưng với Dịch học họ Hùng thì thường cũng chính là quẻ Khôn vì trong ngôn ngữ dân gian Việt từ kép “thường - xuyên” …, Xuyên chỉ là tên khác của quẻ Khôn); quẻ Khôn nếu đi trước có thể mắc sai lầm (tiên mê), còn đi sau (hậu đắc) thì luôn có kết quả tốt. Đi sau ai? Đi sau ở đây là theo sự dẫn giắt của quẻ Kiền, ý nghĩa thời đại là: khoa học phải được dẫn dắt bởi minh triết… nếu không thì cả nhân loại có ngày “tan xác”.

Hoàng là màu vàng tượng của sự trung chính; trung không phải là ba phải ở giữa mà chữ trung đặc biệt trong tiếng Việt là “trúng” hay “đúng”. Không thiên lệch sang phải hoặc trái, không chậm, không nhanh, không thái quá không bất cập… “đúng” ngay boong thì gọi là “trung”.

Quẻ Khôn nếu đắc ‘Hoàng thường’ nôm na là đúng phận bề tôi thì được ‘nguyên cát’ cực kỳ tốt đẹp, trong việc cai quản Quốc gia hiện nay có sự phân biệt giữa: lãnh đạo và quản lý tương ứng với 2 nhiệm vụ của nguyên thủ và chính phủ, thế giới càng ngày càng có khuynh hướng lập ra chính phủ chuyên viên hay nội các chuyên gia để điều hành quản lý đất nước… tức là bắt đầu thực hiện điều mà Dịch học đã dạy từ 3.000 năm trước…

c.6 Hào thượng: Long chiếm vu đã kỳ huyết huyền hoàng

Ở Hào này, chữ khôn hiểu theo nghĩa Việt là trí khôn, tục ngữ Việt có câu: khôn quá hoá rồ chính là lột nghĩa hào từ này. Hào thượng chỉ sự tột cùng tức không còn phải theo ai nữa mà tự mình tiến đi, quái từ đã nói: khôn tiên mê hậu đắc. Vì mê nên bom đạn tơi bời, ngày nay chiến tranh đã đi vào vũ trụ với “chiến tranh các vì sao” đúng là long chiến vu dã, kết quả cả vua máu vàng và dân tiếng Việt dùng từ kép là dân đen hay máu đen đều tiêu vong.

Hào thượng – Quẻ Khôn là chỉ sự tột cùng của khoa học trở thành duy khoa học đâu cần gì đến đạo đức nữa, cỗ xe không người cầm lái mà cứ tăng hết công suất máy lao về phía trước.. thì sớm muộn gì cũng chết chắc , không đâm vào vách núi thì cũng lao xuống vực sâu…

c. 7 Dụng lục: lợi vĩnh trinh

Khoa học đem lại lợi ích cho con người và sẽ vĩnh viễn được hưởng nếu chính đáng. Chữ Trinh ta phải liên kết nghĩa với quái từ: lợi tẫn mã chi trinh tức thuần phục tuyệt đối với Kiền, bậc tài trí luôn đi theo tùng phục bậc thánh đức thì sự nghiệp mới bền lâu , Kiền và Khôn trong 64 quẻ trùng cũng chính là tài và đức.

Chữ Trinh ở đây nghĩa là bền chặt mãi mãi không thay đổi, khoa học phải luôn theo sự dẫn dắt của minh triết, tham vọng cộng với sự gian ác được sự ủng hộ của khoa học thì chắc chắn sẽ có ngày tận thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 21

2. Cặp quẻ: Mờ mệt

Posted Image

Mờ mệt đọc sai đi thành mờ mịt , dịch sang Hoa ngữ là mông và truân.

Mờ là nguyên nhân mệt là kết quả, với mỗi con người thực tế nếu trình độ thấp thì phải chịu lao nhọc bán mồ hôi mà ăn, còn đối với quốc gia xã hội nếu trình độ khoa học kỹ thuật thấp thì thiên nan vạn nan, đến thánh nhân cũng phải đau đầu. Tiếng Việt có câu “gian truân, vất vả” chính là tình huống này.

Trên thế giới dù ta gọi là Quốc gia chậm tiến, kém phát triển hay lạc hậu, nhược Tiểu quốc v.v…đều nằm trong nghĩa Quẻ mờ hay mông này… mờ ở đây không phải là không thấy đường mà là mờ về tri thức nói chung chỉ mặt bằng dân trí còn thấp ; với tình cảnh xã hội như thế thì đấng trưởng nhân tức người gánh vác việc nước sẽ vất vả vô cùng, làm sao có thể thúc đẩy xã hội tiến lên khi phần đông trong xã hội ấy là những người không hiểu gì , không biết làm gì ngoài việc đào khoai xúc tép…; chỉ với sức cơ bắp và cái đầu trống rỗng thì gian nan biết chừng nào cho người lãnh đạo? Đã vậy khi thực lực không có thì thiên hạ thiếu gì kẻ sẵn sàng nhảy vào hòng đè đầu cởi cổ mình , thế giới này có khác gì chốn rừng xanh ...;. Đấng quân tử lúc này thực lao tâm khổ – trí biết bao nhiêu , tình cảnh này Dịch học gói gọn có mỗi một chữ: Mệt hay Truân.

Mờ và mệt là cặp quẻ đảo hay lật ngược , giá trị phần 64 Quẻ chồng là ở việc thành lập từng cặp quẻ, tình cảnh xảy ra là có nguyên nhân, từng cặp quẻ giúp ta biết việc phải làm để thành công , 32 cặp quẻ là 32 định luật của khoa học xã hội, giúp con người thấu triệt và vận dụng thành công các định luật này là mục đích của Dịch học. Phần lớn giá trị của Dịch học cũng nằm ở đây, nếu không có 32 định luật này thì Dịch học trở thành sách nói nhăng nói cuội … chẳng ơn ích gì.

A- Quẻ: Thủy – Lôi :Mông ( mờ tối )

Mưa gió sấm chớp mù trời là tượng mờ tối. Mờ tối dịch sang Hoa ngữ là Mông, trong Dịch học của Tàu thì Thủy Lôi là truân còn ghép 2 quẻ Sơn Thủy mới thành quẻ Mông ngược với dịch học họ Hùng.

a. Lời Quẻ (Quái từ):

Mông, Hanh phỉ ngã cầu đồng mông, Đồng Mông cầu ngã sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo, lợi trinh.

Mông, Hanh là khai thông sự mờ tối đồng nghĩa với chữ: khai trí.

người Thầy không đi tìm trẻ để dạy (học), mà trẻ thơ phải tìm đến thầy mà học, hỏi một lần thì chỉ bảo, quá tam ba bận hay nhất quá tam thì không phí công dạy dỗ, giáo dục là lợi ích trăm năm (lâu dài)

Quái từ nói đến 2 mặt : ước muốn học tập và khả năng học tập. Kẻ đã không muốn học thì thầy có bổ đầu nhét chữ cũng không thể tiếp thu được, trong dạy và học nếu thầy tìm trò là vất bỏ sự tôn nghiêm, điều phải học đầu tiên là: “Lễ” đã không giữ thì làm gì còn là ‘giáo dục’.

Thứ đến phải có khả năng học tập mới tiếp thu được sự dạy dỗ, khả năng này ngày nay gọi là chỉ số thông minh. Năng lực kém cỏi quá việc học cũng không thành, nên quái từ nói hỏi đến 3 lần thì không dạy nữa chữ ba ở đây nghĩa là nhiều .

b. Lời tượng (tượng từ): Vân lôi mông, quân tử dĩ kinh luân.

Mây mưa sấm chớp mù trời là tượng quẻ mờ tối (mông), trưởng nhân phải lo sắp đặt tổ chức tạo lập giềng mối cho thiên hạ.

Cũng như con thuyền trên biển cả mênh mông biết dựa vào đâu để tìm đến bến bờ? Người Quân tử dĩ kinh luân, tức làm ra kinh tuyến vĩ tuyến để có kinh độ vĩ độ làm chuẩn mốc cho phép xác định hướng đi của con thuyền tìm đến bến.

Còn trong lĩnh vực xã hội, mông là trạng thái hỗn mang trên dưới chưa phân, phải trái chưa định, xã hội chưa được tổ chức sắp xếp có nề có nếp, mọi việc còn rối rắm mờ mịt nhiều khi không biết khởi động từ đâu, lấy khâu nào làm khâu đột phá.

Trên bình diện thế giới, mông chỉ các quốc gia kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém.

C. Lời Hào

c.1 Hào sơ:

Phát mông, lợi dụng hình nhân, dụng thoát trất cốc, dĩ vãng lẫn.

Hào sơ chỉ lúc mới đầu của công việc gây dựng cơ nghiệp, tiến hành cách tân, trình độ dân chúng còn rất thấp thì khoan nói chuyện đạo nghĩa lý lẽ, cốt yếu là ban hành và thực thi luật pháp, hình phạt là bất đắc dĩ nhưng phải dùng để tạo kỷ cương; Dụng thoát trất cốc nghĩa là dùng hình pháp để con người không còn dám tham lam ác độc tượng như tháo cái gông cùm ra khỏi cổ con người vậy.

Mục đích việc dụng hình là để chính pháp . Quá lạm để thị uy sẽ trở thành tàn ác. Sự mông ở Hào sơ này là mông tất nhiên, cái mông nguyên sơ của con người, từ đó mới tiến lên dần mãi tới văn minh.

c.2 Hào nhị:

Bao mông cát, nạp phụ cát tử khắc gia.

Bảo bọc kẻ ngu tối dung nạp người yếu đuối. Đấy là việc của người quản lý cộng đồng phải làm.

Mông chỉ người yếu kém về trí tuệ.

Phụ chỉ sự yếu kém về thể lực.

Xã hội phải quan tâm chăm lo bảo bọc cho 2 giới người này, hào từ này chắc chắn viết ở thời xa xưa còn trọng nam khinh nữ , trong câu nạp phụ cát rõ ràng xếp đàn bà ở bậc dưới, cả thể lực và trí tuệ; sự bao dung viết trong hào từ này ngày nay đã trở thành chính sách xã hội, nước nào cũng có quĩ xã hội để chia xẻ, nâng đỡ những người kém thế, ý hào nhị là sự mờ tối ở đây là do “trời làm” hay thiên định, bản thân sự yếu kém là một sự thiệt thòi bẩm sinh, không có lỗi chủ quan nên xã hội có trách vụ bù đắp .

c.3 Hào Tam

Vật dụng thú nữ kiến kim phu bất hữu cung vô du lợi.

Nghĩa thông thường là: Đừng lấy hạng đàn bà hễ thấy đàn ông giàu là tít mắt, không còn nghĩ gì đến phẩm giá của mình, nếu dây vào ả thì thực là bại hoại (vô du lợi)

hào từ này chỉ bọn “tối mắt” vì tiền, những kẻ theo đạo thờ tiền, coi tiền là trên hết và coi việc kiếm tiền là mục đích của đời người.

Cũng là mờ tối nhưng 2 hào sơ và nhị không bị lên án vì đấy là do khách quan và bẩm sinh, còn tới hào tam thì do con người tự làm mờ mắt mình, đến cùng cực có thể chết vì tiền, điều này triết học gọi là sự vong thân, sự vong thân ngày nay chính là “bất hữu cung” của Dịch học

c.4 Hào Tứ

Khốn mông – lận

Khốn khổ vì mắt to hơn người, thực là lầm lẫn.

Mắt to hơn người ý chỉ bọn duy lý luận, diễn biến trong thế giới “tín hiệu” trở thành khép kín trong não bộ, mất liên thông hoàn toàn với thế giới thực ở bên ngoài. Quá trình xử lý thông tin của não bộ là độc lập với bên ngoài, nhưng kết quả luôn phải được kiểm chứng – đối chiếu, nếu kết quả có khác thì luôn luôn là lý luận sai chứ thực tế làm sao sai được? Nhưng một khi cơn say lý luận tới tột độ thì lý luận không thể sai… và chân phải gọt cho vừa giày.

Lấy kết luận của suy nghĩ chủ quan làm chân lý thì thực là tự mình bịt mắt mình, tự mình làm cho mình mờ tối đi, cần gì phải đi tìm nữa vì chân lý đã có sẵn trong đầu rồi…

Hào tam là duy lợi đến hào tứ là duy lý cả 2 sự mù lòa đều do chữ duy mà ra.

c.5 Hào ngũ:

Đồng mông cát

Trí óc trẻ thơ như tờ giấy trắng tốt lắm.

Mông ở đây hiểu là chẳng biết gì trong trắng như trẻ thơ, đây là trường hợp đặc biệt duy nhất. Mông mà lại tốt. Tai mắt dần dần khai mở tiếp thu kiến thức về thế giới và cuộc đời, quan niệm của Nho giáo là nhân chi sơ tính bản thiện, viết vào tờ giấy trắng những điều xấu xa là tại người lớn, uốn nắn tính khí của đứa trẻ là một kỳ công, có cái dạy bằng lời nhưng hàng ngàn cái dạy bằng gương sống thực, gần gũi là người thân trong gia đình, rộng ra là xã hội ; trẻ con học lời dạy bảo nhưng tập quen theo thói ăn ở của những người chung quanh, miệng thì dạy con phải sống cho công bằng nhưng cứ buôn gian bán lận hỏi trẻ thơ sẽ đi theo đường nào?

c.6 Hào thượng:

Kích mông, bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu.

Kẻ tăm tối có những hành động ngu xuẩn thì phải chịu sự trừng phạt, nhưng luôn nhớ tác dụng của sự trừng phạt là để giáo hóa, để lôi nó thoát khỏi sự tối tăm chứ không phải là sự trả thù. Trừng phạt nặng tay quá rất có thể khiến kẻ phạm tội trở thành giặc cướp vì cùng đường. Trong vòng pháp luật không còn con đường sống thì bắt buộc phải sống ngoài vòng pháp luật vì không còn đường nào khác nữa.

B. Quẻ Sơn/ Thủy = mệt ( gian truân )

a. Lời Quẻ:

Truân (xóa chữ nguyên hanh lợi Trinh) vật dụng hữu du vãng, lợi kiếu hầu

Chữ mệt dịch sang Hoa ngữ là Truân hay gian truân vất vả. Dịch học của Tàu viết là: vân lôi truân tức ngược với dịch học họ Hùng.

Có là người Việt thuộc lòng truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mới hiểu rõ 2 quẻ thủy sơn kiển và sơn thủy Truân tức vất vả-mệt mỏi ..

Thủy Sơn kiển : Nước ở trên núi là hình ảnh nước dấy lên tràn núi lấp gò , đây không phải là nạn lụt thông thường mà là cơn đại hồng thủy.

Còn Sơn Thủy là truân, (dịch học Tàu ngược lại), nước rút xuống đã thấp hơn núi, đây là lúc phải vất vả vô cùng để xây dựng lại cơ ngơi, nhà cửa ruộng vườn trâu bò và các phương tiện khác có còn gì đâu ? Thực là một cảnh hoang tàn.

Trong hoàn cảnh này không thể phát động ngay những việc to lớn mà phải lo ngay vấn đề nhân sự để quản lý –điều hành việc chung .

c. Lời tượng:

Truân: quân tử dĩ quả hạnh Dục đức

Gặp hoàn cảnh này người lãnh đạo phải hành động một cách quyết liệt- rắn rỏi và luôn bồi dưỡng đức độ để ngày càng cao trọng hơn.

Hoàn cảnh gian truân vất vả đòi hỏi trên dưới một lòng, dưới đối với trên tâm phục khẩu phục làm việc quên mình, chính vì thế tượng từ nói phải “dục đức” để thu phục nhân tâm, có vậy việc vượt thác băng ngàn mới có thể thành công.

c. Hào từ

c.1 Hào sơ: Bàn hoàn, lợi cư trinh, lợi kiến hầu

Buổi ban đầu chưa xác định được phương hướng phát triển, không vội vã hành động, lo củng cố đội ngũ cán bộ, sẵn sàng guồng máy thực thi.

c.2 Hào nhị: Truân như, chiên như, thừa mã ban như, phỉ khấu hôn cấu. Nữ tử trinh bất tự, thập niên nãi tự.

Phát động cải cách vội vã duy ý chí, giữa đường buộc phải sửa sai, cần một thời gian dài xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (tượng trưng là 10 năm )

Khi đã hội đủ điều kiện vật chất việc cải cách xã hội mới có thể thành công được (đặt tên).

Đừng bế quan tỏa cảng, hãy mở rộng cửa giao lưu với nước ngoài đấy là sự kết hợp cần thiết và tự nhiên cho công cuộc phát triển (phỉ khấu hòn cấu), lúc nào cũng bo bo sợ người khác cướp nước, thật ra là sợ cướp ngôi là một sai lầm lớn, có tội với lịch sử.

c.3 Hào Tam: Tức lộc vô ngu, duy nhập vô lâm trung, quân tử cơ bất như xả vãng lận… Lộc là con nai cũng là lợi lộc. Lao vào săn tìm lợi nhuận một cách điên cuồng, trưởng nhân lập tức tránh xa nếu không sẽ phải hối hận cả đời, vì hành vi thủ lợi bất chấp thủ đoạn rồi ra thế nào cũng sa lầy không lối thoát lúc đó sẽ mất tất cả , chẳng những vậy mà còn lưu tiếng xấu muôn đời.

c.4 Hào Tứ: Thừa mã ban như, cầu hôn cấu vãng cát, vô bất lợi.

Công cuộc phát triển đang tiến bước, rồi sẽ đến một khúc quanh có tính quyết định, phải mở cửa liên kết với thế giới, lùi lại dựa theo thực tế chấm dứt kiểu hành sử duy ý chí thì không gì là không lợi.

Ví dụ có tính thời sự là các nước cùng vào WTO để tạo ra liên kết toàn cầu và mỗi nước Tìm kiếm cơ hội phát triển dựa trên ưu thế cạnh tranh cũng như bổ sung lẫn cho nhau những khiếm khuyết ở tầm mức quốc gia.

c.5 Hào ngũ: Truân kỳ cao, tiểu trinh cát đại trinh hung

Cải cách đã đến đỉnh điểm, lo giữ vững thành qủa mới đạt được về mặt xã hội là tốt nhưng cấp thiết phải đẩy mạnh chuyển biến về văn hóa, đạo đức nếu không cuộc cách mạng sẽ thất bại vì sự sa đọa tinh thần sẽ kéo lùi tất cả.

c.6 Hào thượng: Thừa mã ban như khấp huyết liên như

Tiến lên bằng sự duy ý chí bất chấp thực tế, cuối cùng đạt được chỉ là... bể khổ.

Con người sung sướng tới độ không còn nước mắt mà khóc (khấp huyết liên như), duy ý chí kiểu Maoist dẫn con người đi đường tắt lên thiên đàng ..., nhưng trong sự tiến hóa xã hội làm gì có đường tắt ....nếu có thể bỏ qua giai đoạn này hay giai đoạn khác để ‘nhảy vọt’ thì làm gì còn định luật khoa học ? cuối cùng dĩ nhiên là ...chẳng tới đâu cả chỉ làm khổ nhau mà thôi .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học bài 22

3. Cặp Quẻ: Cầu – Cạnh

Posted Image

Dịch học người Tàu gọi là : Nhu – Tụng .

Tranh dành là do thiếu thốn, nếu thừa thãi thì tranh dành làm chi, thiếu thốn là do có nhu cầu mà không được thỏa mãn. Dịch học đã chỉ ra thuộc tính của vật chất là hữu hạn, chỉ có luợng của cải nhất định trong khi nhu cầu thì hầu như vô hạn vì ...lòng tham không đáy. Nên tranh dành được coi như một hiện tượng tự nhiên, chữ tranh dành nhiều khi rất nhẹ như 2 đứa trẻ giành nhau cái kẹo, khi lại hết sức to như 2 quốc gia giành nhau địa vị bá chủ thiên hạ, hàng triệu người đã chết đâu phải chuyện đùa.

Nhu cầu để sinh tồn của con người thực ra không quá to lớn, để sống được cũng chỉ cần ngày vài chén cơm mà thôi, nhưng từ nhu cầu sinh tồn biến tướng thành nhu cầu an toàn- dự trữ bảo đảm không sợ có lúc thiếu như thế là chữ “nhu cầu” đã phình ra to lớn lắm rồi, đến khi phát sinh nhu cầu so sánh tranh hơn giữa mọi người thì “nhu cầu” trở thành vô hạn, chính vì vậy mà sự tranh dành không bao giờ dứt được, hết thế chiến thứ I ,đến thế chiến thứ II bây giờ nhân loại đang chờ… thế chiến thứ III hay ngày tận thế…

Thánh nhân dày công làm ra Dịch học cũng là để… tránh ngày ấy cho hậu thế, sở dĩ tụng là tại nhu … vậy muốn tránh tụng thì phải bắt đầu ngay cả 2 phương cách:

- Đường khắc: mỗi người phải biết tự tiết chế nhu cầu… chỉ có nhu cầu sinh tồn là nhu cầu thực, còn lại điều xuất phát từ sự tham lam giả tạo.

- Đường sinh: tăng thêm kiến thức, cải tiến công cụ để sản xuất ra nhiều của cải hơn thỏa mãn cho dân sinh.

Cả 2 phương cách đều nhằm giảm cầu, cầu giảm thì “cạnh tranh” cũng giảm.

A. Quẻ cầu = Thủy/ Thiên

Dịch học người Tàu gọi là Thủy Thiên Nhu và giải nghĩa là chờ đợi.

Mây tụ đầy trời dân họ Hùng có bài đồng dao về chữ “cầu”:

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp…

Thực là đầy đủ các khâu, sản xuất chế biến và “tiêu thụ” .

cầu nghĩa đầy đủ là: mong cầu tức muốn và chờ, cũng là nhu cầu nghĩa là cần thiết.

a. Lời Quẻ: Nhu hữu phu quang hanh, trinh cát lợi thiệp đại xuyên.

Cầu mong thì phải tin tưởng, trong sáng, bền lòng sẽ gặp may, dùng để vượt sông lớn.

Người Việt Nam có câu : “cầu được, ước thấy” bậc trưởng nhân chỉ cầu mong những gì hợp lẽ đạo nên lời quẻ nói hữu phu , cầu mong thì phải có lòng chí thành, sáng trong và bền bỉ như thế sẽ gặp điều tốt đẹp, điều lớn nhất đáng cầu mong là quốc thái dân an xã hội nhanh chóng phát triển ( lợi thiệp đại xuyên ) .

b. Lời tượng: Vân thướng ư thiên, nhu, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.

Mây tụ trên trời là tượng quẻ nhu: quẻ thủy trên quẻ thiên, trưởng nhân coi tượng đó mà ăn uống, an vui.

Như ở phần trên đã nói: ăn uống là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu thực sự không có không sống được, việc phải thoả mãn là điều đương nhiên, trưởng nhân cứ vui vẻ mà ăn uống không phải nghĩ suy gì đến khía cạnh lễ giáo, miễn là đừng ăn uống bằng tiền …của người khác.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ: Nhu vu giao lợi dụng hằng, vô cữu

Nhu cầu sinh tồn, cần thiết hằng ngày, thỏa mãn là chuyện đương nhiên, không có chuyện phải trái ở đây.

Cơ thể con người cũng là một sinh vật chịu sự chi phối của các quy luật sinh học như bao sinh vật khác, ăn mặc, truyền giống là các nhu cầu sinh lý tự nhiên, phải thỏa mãn nếu không có thì không thể tồn tại hoặc nối tiếp giòng giống.

c.2 Hào nhị: nhu vu sa, tiểu hữu ngôn , chung cát.

Đợi ở nơi bãi cát, việc nhỏ có điều tiếng xầm xì, sau cùng vẫn tốt.

Mong cầu cuộc sống tiện nghi là điều bình thường, sự hưởng lạc đừng quá đáng (tiểu hữu ngôn) sau cùng vẫn tốt, không có gì sai cả.

Mỗi người chúng ta đều có bổn phận phải làm cho cuộc sống ngày càng khá hơn, sung sướng hơn, vượt trên các nhu cầu sinh lý con người ,chế tạo sản xuất ra của cải nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống văn minh, đấy là nhu cầu chính đáng, các tiện nghi hưởng thụ ngày càng nhiều, lao nhọc ngày càng ít đi, không gian ngày càng thu hẹp lại, thời gian ngày càng dài ra vì mỗi giây, mỗi phút chất lượng cuộc sống thay đổi hẳn.

c.3 Hào tam: Nhu vu nê, trí khấu chí

Dịch nghĩa: chờ đợi nơi đất bùn là vời giặc đến.

Tới hào tam này thì không còn là nhu cầu nữa mà là sự ham mê, nhu vu vê là ham mê của cải, mong muốn sự giàu có, của cải tích tụ quá nhiều sẽ đánh động lòng tham của người khác, rồi trộm cắp sẽ kéo đến vì chính mình mời nó vậy.

Làm giàu chính đáng rất ít người đạt được, còn bất chính là số đông, tham ô tham nhũng buôn gian bán lận, trộm cắp móc ngoặc… không đếm xuể, đấy chính là nê, là bùn đấy. Cái mà anh có nếu là do trộm cắp dù là hình thức trộm cắp nào … rồi cũng sẽ bị trộm cắp lại bởi kẻ khác, đấy là trí khấu chí.

c.4 Hào tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.

Chờ nơi vũng máu, thoát ra khỏi hang.

Thực ra chữ Huyết là từ dùng thay thế chỉ màu đỏ, người Việt gọi là máu đào, trong Dịch học màu đỏ chỉ quyền bính hay việc chính trị.

Nhu vu huyết là ham mê danh vị, quyền bính. Sự ham mê này xuất phát từ trong đáy lòng (xuất tự huyệt), mọi biện minh chỉ nhằm che đậy sự thật này.

Mong cầu lợi lộc vật chất và mong cầu danh vị quyền hành là những gì Dịch học diễn tả ở hào tam và hào tứ́. Sự răn đe trong nhiều quẻ. Tập trung vào 2 hào này là 2 giai đoạn nhiễu nhương bắt buộc con người phải vượt qua để đạt đến nấc tốt đẹp là hào ngũ.

c.5 Hào ngũ: nhu vu tửu thực trinh cát.

Chờ đợi trong no say, bền chí rất tốt nghĩa Dịch học là: người có chí của bậc quân vương (Hào Ngũ) thì thản nhiên đợi mệnh trời. Không thay đổi lập trường dù gặp hoàn cảnh nào đi nữa sau cùng vẫn tốt lành.

c.6 Hào Thượng: Nhập vu huyệt, hữa bất tốc chi kháchTam nhân lai, kính chi chung cát

Vào hang sâu, có khách thong dong 3 người đến, kính trọng họ, sau cũng tốt.

Đi vào chốn sâu thẳm của tâm hồn con người (nhập vu huyệt). Nếu có sự hướng dẫn, giáo dục đúng đắn thì sẽ dần nghiêng về, hướng về: các điều chân – thiện – mỹ.

Lo noi theo 3 điều ấy sau cùng sẽ rất tốt đẹp.

Chí chân, chí thiện, chí mỹ là lý tưởng, là điều ước mong lớn lao nhất, cao xa nhất mà bậc trưởng nhân phải hướng tới và làm cho mọi người cùng hướng tới.

B. Quẻ Cạnh = Thiên/ Thủy

Chu dịch bên Tàu gọi là: Thiên Thủy Tụng

Cung không đủ cầu là thiếu thốn, thiếu thốn phát sinh tranh dành đấy là ý cặp quẻ: cầu – cạnh hay như – tụng.

Cạnh là tranh dành còn có nghĩa là trái chống nhau.

Tính của nước là thấm xuống dưới, trời lại ở trên cao, 2 đàng chuyển động không đồng chiều gọi là cạnh (Quẻ thiên ở trên, thủy ở dưới).

a. Lời Quẻ:

Tụng hữu phu, trất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.

Đấu tranh vì có lòng tin chắc chắn sẽ thắng lợi, đấu tranh để đạt mục đích là tốt nhưng đấu tranh đến cùng thì xấu, đấu tranh làm cho con người mau chóng trưởng thành nhưng đấu tranh mãi không lợi cho công cuộc phát triển

b. Lời Tượng: Thiên dĩ thủy vi hành, tụng, quân từ dĩ tác sự mưu thủy.

Trời nước chuyển động nghịch chiều là tượng quẻ cạnh tranh hay tụng, trưởng nhân khi hành sự phải tính cho kĩ từ lúc khởi đầu, tính kỹ tức dự liệu mọi tình huống phát sinh.

Không để xảy ra sự tự triệt tiêu từ bên trong do có xung đột.

c. Lời hào

c.1 Hào sơ: Bất vĩnh sở sự, tiểu hữu ngôn chung cát.

Không thể tranh dành mãi được, nếu dừng lại sẽ có lời ong tiếng ve nhưng chung cuộc tốt, tránh việc giành giật ngay từ đầu là tốt nhất.

c.2 Hào nhị: Bất khắc tụng quy nhi bô, kỳ ấp nhân tam bách hộ vô sảnh

Biết thực lực của ta và của người lui về hương bản nhỏ bé của mình tránh đối đầu đó là sự khôn ngoan ,tránh voi chẳng xấu mặt nào ...

Chiến tranh luôn là điều tệ hại nhất trong các điều tệ hại, thánh nhân luôn khuyên ta làm hết sức có thể để tránh đi.

c.3 Hào Tam: Thực cựu đức, trinh lệ, chung cát hoặc tòng vương sự, vô thành.

Thừa hưởng cơ ngơi sẵn tốt đẹp, cố giữ nguyên, kết cục rất tốt, tham chính chỉ biết hết sức làm việc không màng đến công trạng.

c.4 Hào Tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh du an trinh cát

Đòi hỏi quá đáng đến độ phi lí ( bản chất hào tứ là sự thái quá ) , không thể đạt được, phải biết thực tế khi đưa ra các yêu sách, hồi tâm chuyển ý, ở yên theo điều chính là tốt nhất.

c.6 Hào Thượng: Hoặc tích chi bàn đái, chung tiêu tam trị chi.

Tranh được chiếu đại áo, thì một buổi sáng 3 lần bị cướp lại.

Của tranh cướp được rồi của cũng thiên trả địa, mình cướp của người khác được thì người khác cũng cướp lại của mình được, mạnh được yếu thua là luật rừng, con người càng tiến lên, càng văn minh thì sự tranh cướp càng phải giảm, thay vào đó là sự phân chia, phân xử êm đẹp theo luật pháp, sức mạnh của bạo lực thay bằng sức mạnh của công lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 23

4. Cặp Quẻ: Kết – Đoàn

Posted Image

4. Cặp Quẻ: Kết – Đoàn

Dịch học thông hành của Tàu là cặp quẻ : Tỷ – Sư.

Với dịch học họ HÙNG là cặp quẻ : Kết – Đoàn

Thủy địa là quẻ kết hay tỷ nghĩa là kết nối.

Địa thủy tạo thành quẻ Đoàn hay đàn hay cộng đồng

Kinh Dịch hiện lưu hành thì : Địa thủy thành quẻ sư chỉ quân đội đây là cái nhìn khác hẳn với dịch học họ Hùng.

Thủy ở trên, đất ở dưới là tương phối hợp với nhau, vì nước thấm xuống đất, sự ứng hợp theo từ ngữ Dịch học gọi là theo nhau hay liên kết, liên hợp v.v…

Còn đất và nước hay quẻ địa trên quẻ thủy chỉ cộng đồng, một đoàn người, … nếu là người Việt ai cũng hiểu: đất nước đồng nghĩa với Quốc gia.

Liên kết con người lại với nhau thì thành người một nhà hay gia nhân chữ người một nhà ở đây cũng đồng nghĩa với chữ Đồng bào; hoặc nhìn ngược lại thì quốc gia là những người mà số phận gắn kết với nhau cùng vui cũng như cùng buồn…,

Dịch học của người Tàu không biết vô tình hay cố ý biến cặp quẻ kết - đoàn này thành cặp : Tỷ – sư. Trong đó sư có 2 nghĩa là quần chúng và sư cũng là quân đội, còn tỷ là sự thân thiết với nhau. Thân thiết thì có quần chúng nhân dân rất gần nghĩa với kết đoàn còn thân thiết mà có quân đội thì chịu thua không hiểu nổi.

A. Quẻ kết hay gắn kết = thủy/ địa.

Dịch học của Tàu gọi là Thủy địa tỷ nghĩa là gắn kết, liên kết lại .

Để cố gắng hiểu trọn vẹn Dịch ta phải đặt mình lùi lại vài ngàn năm. Thời tiền nhân làm ra Dịch học, từ ngữ và cú pháp không hoàn toàn giống như bây giờ, chỉ một thoáng gần gũi còn nhận ra được sau vài ngàn năm là quý lắm rồi.

Thí dụ: Ta xét 2 quẻ liền nhau: Thiên thủy = cạnh tranh hay tụng và thủy địa = gắn kết hay tỷ.

Trời ở trên, nước ở dưới, nước thấm xuống dưới chẳng liên quan gì tới trời, giữa 2 quẻ không có sự hỗ trợ nhau, thậm chí vận động trái chiều nhau, chống đối nhau nên lấy tượng đó đặt tên cho quẻ là trái chống hay tụng cũng có nghĩa là tranh đấu, tranh dành, giành giật v..v…

Sang Quẻ Thủy địa có hiện tượng đảo nghịch. Nước ở trên, đất ở dưới, nước thấm xuống đất.. như vậy có sự phối hợp, hay ứng hợp với nhau khi vận động, sự ứng hợp này về mặt ngôn ngữ được khái quát hóa thành một từ chỉ sự gắn kết, liên hệ với nhau. Thủy địa = kết hay tỷ.

Cách đây 2000 – 3000 năm chắc số từ còn rất ít nên sức ngoại trương của một từ rất lớn và nội hàm của từ đó dĩ nhiên là rất hẹp, rất ít thông tin chi tiết, nghĩa là: một từ gốc chưa được chi tiết hóa chỉ định chính xác riêng rẽ từng khía cạnh như ngày nay.

a. Lời Quẻ: Tỷ cát, nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu, bất ninh phương lai, hậu phu huy

Liên kết với nhau, tốt lắm phải xem xét kỹ lưỡng từ đầu (tác sự mưu thỉ) bền chặt ngay từ đầu như thế không lỗi gì, dựa vào nhau thành một khối an ninh chung.

Kẻ chờ tới khi thấy rõ nguy cơ mới xin liên kết thì chẳng ai dại mà nhận để mua cái rắc rối vào người.

Con người sức vóc bé nhỏ mà phải gánh không biết bao nhiêu nguy cơ do đó họ phải gắn kết lại thành cộng đồng người, dựa vào nhau mà tồn tại, đến lượt các cộng đồng cũng phải liên kết với nhau thành các cộng đồng lớn hơn để đối phó với thiên tai dịch họa cũng như dựa vào nhau mà phát triển.

b. Lời Tượng: Địa Thương hữu thủy: tỷ. Tiên vương dĩ kiến vạn quốc, thân chư hầu.

Đất ở dưới nước ở trên là tượng phối hợp, đấng tiên vương xem tượng ấy lập vạn nước, thân thiết với chư hầu.

Chế độ phong kiến có từ thời nhà Chu. Ngoài nước chính là nòng cốt của liên minh gọi là Trung Quốc, vua chia đất ở bốn phía cho thân vương, công thần lập nên các “phụ Quốc” gọi là chư hầu hay các hầu. Với ý đồ là các nước thân tộc đó sẽ liên kết bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ chính quốc tức Trung Hoa, sỡ dĩ phải dùng chính sách chư hầu vì điều kiện vật chất đặc biệt là phương tiện liên lạc và giao thông vận tải, chưa cho phép có thể điều hành thống nhất một quốc gia quá rộng lớn.

Phong tước kiến địa là một giải pháp tình thế hết sức thông minh, và hữu hiệu trong mấy trăm năm liền cho tới thời Xuân thu, chiến Quốc mới hết.

C. Lời Hào

c.1 Hào Sơ: Hữu phu tỷ chi vô cữu, hữu phu doanh phẫu chung lai hữu tha cát

Lấy lòng thành tín mà kết liên, không lỗi gì; tín thành hết mực như rượu đầy bình sau cùng cũng khiến người người quy tụ về, thật tốt đẹp.

Đấy chính là cõi lòng và thánh đức của bậc minh quân khi tạo lập sự nghiệp vỗ yên thiên hạ.

c.2 Hào nhị: Tỷ chi tự nội, trinh cát.

Liên kết là yêu cầu của cuộc sống, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển, liên kết bền vững rất tốt.

Tự nội ở đây làm xuất phát từ bản thân cuộc sống, là sự bức bách buộc phải hành động như thế…. Không phải là ý muốn chủ quan, bày đặt ra.

c.3 Hào Tam: Tỷ chi phỉ nhân

Tụ tập thành đảng cướp ,

Không phải bức bách và cuộc sống như ở hào nhị mà chủ động liên kết tạo sức mạnh để cướp của giết người. Tức có mục đích bất chính xấu xa.

Đây chỉ là thí dụ điển hình về sự liên kết xấu xa gây tội ác mà thôi. Thực tế có đến thiên hình vạn trạng đủ thứ mưu mô quỷ quyệt, đại đa số đảng này phái kia đều là loại này, trộm cướp không chỉ là phường đầu đường xó chợ, cướp núi cướp rừng… có khi lại là chính các lãnh tụ khả kính, chính các bậc “cha mẹ” dân, ăn cướp công khai, ăn cướp hợp pháp, ăn cướp có binh lực bảo kê … tất cả loại này gom vào một chữ “phỉ nhân”.

c.4 Hào Tứ: Ngoại Tỷ chi, trinh cát

Liên kết bên trong và bên ngoài lâu dài tốt.

Mỗi nước đều có thế mạnh, mặt mạnh riêng, liên kết để bổ sung cho nhau tốt cho cả 2, có nhiều loại và nhiều mặt hay lãnh vực có thể liên kết nếu không kể sự liên kết toàn diện như : Liên kết kinh tế – tài chính.,Liên kết chính trị ngoại giao,Liên kết quân sự phòng thủ v.v…

Liên kết cũng có nhiều loại, liên kết giữa nhà nước và nhà nước, liên kết giữa các tổ chức quần chúng, liên kết giữa các công ty…

Tóm lại càng ngày ngoại tỷ chi càng quan trọng và phong phú thậm chí nhân loại đã tiến đến mức không một nước nào có thể sống riêng lẻ, tất cả trở nên phụ thuộc vào nhau dù có muốn hay không muốn.

c.5 Hào ngũ: Hiển tỷ vương dụng tam khu, thất tiền cầm, ấp nhân bất giới, cát.

Kết liên một cách quang minh chính đại, vua có lòng quảng đại vô biên còn tấm lòng của “đồng bào” đối với nhau trong suốt như thủy tinh, như thế còn việc gì phải dè chừng? Hết sức tốt đẹp.

Thời xưa săn bắn hầu như đã là một nghi thức bắt buộc với vua chúa, quí tộc, khi đi săn vua cho chăng lưới 3 mặt chừa một mặt trống làm cổng để săn lùa thú vào vòng vây, tới vua Thành Thang vô cùng nhân từ vẫn phải thực hiện nghi thức đi săn nhưng mở 3 mặt chỉ chăng lưới một mặt (tức ngược lại) hễ có con chim hay thú nào “cố tình” không tránh bẫy mới bị bắt (tức là vua chỉ thực hiện tượng trưng nghi thức đi săn mà thôi).

Đoạn này mô tả đức hiếu sinh của vua tổ nhà Thương. Vua thì nhân từ như thế, còn dân thì trong sáng hết mực, hỏi có sự kết nối nào tốt đẹp hơn nữa, đúng nghĩa hiển tỷ hơn nữa?

Hào từ này nhiều sách dịch rất tối nghĩa : vua đi săn chỉ chăng lưới 3 mặt còn mở 1 mặt để tỏ đức hiếu sinh ...thử hỏi nếu chăng lưới cả 4 mặt thì thú làm sao có thể chạy vào trong để mắc lưới ...?

c.6 Hào thượng: Tỷ chi vô thủ, hung

Tụ tập đông đảo mà không được dẫn dắt, thực nguy hiểm khôn lường

Ta hiểu được thế nào là bùng phát, quá khích thực là ghê gớm, đốt phá không thua gì lũ giặc cướp, người tràn như thác đổ và sự phá hoại cũng không thua gì thác đổ, một người sai lầm thì hậu quả đã rất đáng kể còn cả một tập thể người có hành động sai lầm thì thật là một đại họa nên hào tứ kết thúc bằng chữ Hung

Một cơ thể bao giờ cũng phải có cái đầu, một tập thể người không thể không có thủ lĩnh, gắn kết mà không có thủ lĩnh thì chỉ là một mớ bùng nhùng ….. cãi nhau chán rồi tan rã.

B. Quẻ: Đoàn hay Đàn = Địa/ Thủy

Người liên kết lại thì thành một cộng đồng, cộng đồng người có rất nhiều từ để gọi, Đoàn, Đàn, bày, tộc, Quốc, …

Ở đây Thánh nhân dùng tượng đất nước (địa trên thủy) để lập thành quẻ Đoàn, đàn hay gia nhân tức người một nhà.

a. Lời Quẻ: Gia nhân lơi nữ Trinh

Hợp nhau lại thành người một nhà để cùng mưu lợi ích. Mềm mại, tốn nhuận mà cư xử thì cộng đoàn bền vững.

Quan niệm xưa, nam thì gánh vác việc quân việc quốc còn nữ thì tề gia nội trợ nên quẻ đoàn hay gia nhân mới nói nữ mà không nói nam, nữ đây là nữ đạo không phải người nữ ;trong văn hóa Việt là: lấy chồng gánh cả giang sơn nhà chồng.Ta nhấn mạnh: gánh cả giang sơn tức là dồn hết sức lực, tâm trí cho công việc nhưng vẫn gọi là của chồng không xưng là “nhà” của mình, đấy là sự tốn thuận đến hết mực, tuy không vỗ ngực xưng tên nhưng vị trí, người đàn bà trong gia đình Việt hết sức “uy tín”. Lệnh ông không bằng cồng bà… tục ngữ Việt đã nói thế từ xưa xưa lắm rồi, không phải đợi phong trào nữ quyền tranh đấu đàn bà mới được xếp ngang bằng với đàn ông như hiện nay .

b.Lời tượng: Gia nhân: quân tử dĩ dung dân súc chúng.

Dân một nước, bậc trưởng nhân phải làm hết sức mình để bao dung, súc dưỡng dân chúng, đồng bào.

Dịch học người Tàu đặt lời tượng này vào Quẻ Sư tức Quân đội khiến lạc nghĩa không ăn đâu vào với đâu ...

C. Hào Từ

c.1 Hào Sơ: Nhàn hữu gia – hối vong.

Kỷ cương phép nước phải nghiêm minh từ buổi đầu dựng nước, nếu để việc vô phép tắc đã xảy ra lâu ngày thành nếp khó sửa chữa, tục ngữ Việt dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thủơ bơ vơ mới về. Cũng cùng ý nghĩa với nhàn hữu gia, đã ngăn ngừa từ đầu như thế còn gì phải hối tiếc.

c.2 Hào nhị: Vô dụ toại, tại trung quĩ, trinh cát.

Trong một Quốc gia guồng máy hành chính, tập trung vào việc chăm lo đời sống cho nhân dân, kinh tế ngày càng phát triển dân càng ấm no hạnh phúc, đấy là sự nghiệp lâu dài rất tốt đẹp. Việc lèo lái con thuyền về mặt chính trị là phận sự của vua, của thủ lãnh.

Hào nhị đắc trung ở hạ quái là địa vị của tể tướng, của các chuyên gia hay nhà khoa học, còn hào ngũ đắc trung ở thượng quái là địa vị của vua chúa, thủ lãnh, của triết gia, việc sắp xếp thứ bậc các hào rất cẩn trọng về ý nghĩa chứ không tùy tiện.

c.3 Hào Tam: Phú Gia đại cát

Làm cho dân giàu nước mạnh hết sức tốt đẹp.

Trong 6 cung bậc của một quẻ thì Hào Tam chủ lợi, hào Tứ chủ lý. Theo luật Dịch học vật chất hữu hình ở dưới, tinh thần vô hình ở trên.Ở đây Hào Tứ nói về giới doanh nhân và công chức quản lý xã hội, nếu đem lại no ấm giàu có cho người dân thì thực là tốt đẹp.

Nền văn hóa Trung Hoa và Việt thường kỵ hay không thiện cảm với giới thương buôn và nghệ sĩ ,chữ thương buôn ngày nay phải hiểu là Doanh nhân chứ không phải chỉ riêng người đi buôn.

Thực là lạ và hiếm khi Hào Từ Tán Dương phú gia đại cát.

c.4 Hào Tứ: Gia nhân Hác Hác, Hối lệ cát, phụ tử Hy Hy chung lận

Mọi người sống có nề có nếp, đôi khi thấy không xứng ý toại lòng,nhưng chắc chắn mọi sự đều tốt, còn cả trên lẫn dưới cùng ăn chơi thoải mái thì có ngày hối không kịp.

Nơm nớp lo sợ bất trắc, mới dành dụm tiết kiệm, ăn xài chi tiêu đúng mực, ngày nay gọi là để dành cho tương lai tức đầu tư phát triển kinh tế, như thế không tốt sao được.

c.5 Hào Ngũ: Vương cách hữu gia, vật tuất, cát.

dịch sát nghĩa như cụ Ngô Tất Tố: “Vua đến có nhà đừng sợ tốt lành”....?

lời dịch Hào Từ này không dám bàn vì không hiểu gì cả

câu này có thể hiểu như sau :

Bậc Quân vương không kể đến họ mình, thiên hạ không phải lo sợ ,ý muốn nói là: khi đã lên ngôi vương tức là vương của trăm họ, của toàn dân chứ không còn là người của một họ riêng nào nữa.

c.6 Hào Thượng: Hữu phu, uy như chung cát

Tự tin, uy nghiêm vô cùng tốt đẹp.

Đây là trường hợp đặc biệt trong Dịch học, Hào Thượng của Quẻ gia nhân hay đoàn lũ lại dành để nói đến phong cách của thủ lĩnh. Nếu một nhà là gia trưởng còn một nước là Quốc trưởng, phẩm chất là biểu hiện là: tự tin và uy nghiêm.

Tự tin vì con đường mình vạch ra chắc chắn đúng, thần thái uy nghiêm để thiên hạ một lòng cùng hợp sức vì mục đích chung, được như thế sau cùng sẽ thành công tốt đẹp lưu danh muôn thuở .

Share this post


Link to post
Share on other sites