Posted 27 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 9 - 1. Tổng quan về Lạc đồ Hiện nay nhiều học giả cả đông lẫn Tây thường cười nhẹ nhàng hóm hỉnh về quan niệm trời tròn đất vuông của Dịch học, và phương Tây rất hãnh diện với việc Galliléo “Tuẫn đạo” khi công bố trái đất tròn cách đây vài trăm năm; có thực tiền nhân ta cho là đất hình vuông? Người Việt vẫn gọi từ xưa đến nay là Bầu trời và Trái đất hay Quả đất; Bầu nghĩa là Hình cầu, Bầu biến âm thành Bào, bao bầu trời nghĩa là trời hình cầu bao bọc quanh ta, còn với từ trái đất cũng hình cầu nhưng rất nhỏ nhắn so với “Bầu trời” Khái niệm Trời tròn đất vuông của Dịch lý là quan niệm triết học không phải là ý niệm vật lý. Trời là ý chí, đất là bản năng Trời là Đức, đất là Tài Trời là Đức độ, Đất là Lý trí Trời là Minh triết, đất là Khoa học Đó là vài thí dụ để hiểu ý niệm trời tròn đất vuông trong Dịch học. Lạc đồ là đồ hình không thời gian có thể gọi là không thời đồ . -Người xưa lấy chính mình làm trung tâm và bổ cái gọi là “Bầu trời” bằng 1 lát cắt theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Ta có đồ hình thời gian như sau: Số 7: Ban sáng – Mùa Xuân Số 9: Ban trưa – Mùa Hạ Số 3: Ban chiều – Mùa Thu Số 1: Ban đêm (tối) – Mùa Đông Đó cũng là 4 bên của mặt phẳng đứng. Số 7: bên Mục, số 9 bên trên. Số 3: bên chiều, số 1 bên dưới. Quan hệ vật lý giữa Trời và Đất được cổ nhân mô tả rất bình dị giản đơn: trời như cái chén cái bát úp lên mặt đất vì vậy mới có cụm từ dưới gầm trời hay thiên hạ tức lãnh thổ con người ta có thể với tới được, nó luôn luôn được quan niệm là 1 hình vuông (hoàn toàn khác với nghĩa mặt đất vuông) có 4 góc tiếp xúc với vòm trời, chính 4 điểm tiếp xúc đó là 4 mốc giới, 4 gốc chuẩn của lãnh thổ, bản thân từ Quốc xuất phát từ chữ góc của Việt Ngữ. Góc à Gốc à Quốc Quan niệm này xuất phát từ đồ hình: Ta có 4 góc biểu diễn bởi 4 tượng số 2 – 4 – 6 – 8, cũng là 4 điểm gốc của hệ quy chiếu dịch học , 1 loại hình trục tọa độ khác với hình học hiện nay , khi ghép 2 mặt phẳng dọc và ngang trên vào 1 đồ hình ta có: Lạc đồ Trên 2 9 4 Đông 7 5 3 Tây 6 1 8 dưới 2 tượng số: 1 và 9 định ở đỉnh trên và dưới thì hầu hết người nghiên cứu Dịch lý chấp nhận nhưng số 3 và 7 thì nhiều bản vẽ trái nhau mà không thể nào định được đúng sai. Riêng với Dịch học họ Hùng vì mọi việc rõ ràng : Tiền nhân người Việt đã dạy con cháu học Dịch bằng ca dao tục ngữ; việc xác định vị trí 2 số 7, 3 nằm trong câu: (3) chìm, (7) nổi, (9) lênh đênh. Chìm là hướng mặt trời lặn, nổi là mặt trời mọc, số 9 lênh đênh là thiên đỉnh 2- ý nghĩa thứ nhất của Lạc đồ Dịch học nút thừng của Tàu phân ra số cơ và ngẫu hay chẵn và lẽ; số lẻ màu trắng, số ngẫu màu đen… việc này xin miễn bàn vì Dịch học họ Hùng không phân tượng số ra trắng và đen vì các nút số là nút giây thực, việc biến thành ký hiệu tức hình vẽ là sản phẩm của đời sau, đã là nút giây thực sự thì làm gì có tô đen hay để trắng. Ta có Hình vuông với 4 cạnh thể hiện con người sống trong trời đất và xã ḥội : - số 1 là Chắc = xác chỉ con người vật chất , 1 sinh vật y như những giống loài khác vậy.;chắc cũng chỉ phần nền tảng, dãy số 6-1-8 chỉ cái nền vật chất của cuộc sống. - số 9 là đinh = đỉnh chỉ cái cao qúy tột đỉnh làm cho con người vượt trên mọi sinh vật là chủ nhân của vũ trụ., được như vậy là nhờ ở cái đầu , bộ óc là cơ sở vật chất của hoạt động tinh thần, dãy số 2-9-4 tượng trưng cho hoạt động tinh thần hay năng lực trí tuệ. -số 2 là nhẹ- óp ; chỉ mối tương quan giữa ta và người khác hay giữa ta với cộng đồng , là tình người, óp = loảng nói lên tình cảm giưã người và người tự nhiên không xâu đậm gì cho lắm hay rất lợt lạt thậm chí thời hoang dã người ta còn có thể ăn thịt cả đồng loại - số 4 là cang, cứng ; nhờ có đầu óc mà ta hiểu biết tự nhiên vận hành theo quy luật , đấy là LÝ, lý thì khách quan không thay đổi được nên gọi là cứng hay chết cứng . - số 6 là canh nghĩa là cô đặc , về mặt xã hội ta gọi là cố kết lại, sự liên kết giữa người và người càng chặt vì tình cảm càng ngày càng sâu đậm hơn , người là loài sinh vật hội xã, xuất phát từ tính bầy đàn tự nhiên với sự vun đắp chủ động có mục đích dần dần hình thành tính Xã hội và nó đã trở thành bản tính... khiến con người không thể chịu đựng được sự cô lập, tách biệt với cộng đồng - Số 8 là can biến , biến là thay đổi tự nhiên theo chiều có lợi cho cuộc sống của con người, sử dụng những gì sẵn có trong tự nhiên để phục vụ cho mình, trước tiên chỉ với sức vóc của chính mình và đôi tay sự tác động vào tự nhiên của con người rất hạn chế , dần dần bằng sự nhận xét- tổng kết con người nhận ra các quy luật vận động và với đầu óc sáng tạo con người chế ra các công cụ ban đầu chỉ là tiếp sức ,Tăng cường khả năng các cơ phận của chính thân thể đến ngày nay con người đã làm chủ cả một lực lượng khổng lồ các cơ giới , lực lượng ấy biến đổi hẳn bộ mặt của địa cầu. - Số 3 là nhũn hay nhún; Quy luật thì khách quan là cứng rắn không thay đổi, đó là ý cuả số 4, ta không thể chỉ với ước muốn chủ quan mà thế giới thay đổi, muốn biến đổi thì phải hành động, muốn hành đ̣ộng có kết qủa thì điều đ̣ầu tiên ta phải tuân thủ các quy luật của tự nhiên, điều này dịch học gọi là nhún, tuân thủ để lợi dụng là điều mà dịch học dạy ta , con người không thể bắt nước chảy ngược lên trên , ta phải tùng phục luật nước chảy xuống thấp này một cách vô điều kiện thì mới có thể lợi dung sức nước để tưới tiêu và chạy máy phát điện đó chính là luật Tòng- cách của dịch học. -Số 7 là tâng hay tưng nghĩa là nâng lên. Ta đã biết sự liên kết vô hình giữa người và người không phải tự nhiên mà xâu đậm, muốn tăng thêm tính bền vững và sự ổn định của cộng đồng không còn cách nào khác là vun đắp tình cảm đấy là ý của số 7 ; tâng đi đôi với bốc chỉ việc đưa lên, lực cố kết số 6- hay canh liên kết càng mạnh thì đòan thể càng có thể phát triển lớn hơn tạo nên một sức vóc lớn hơn trong cuộc đấu tranh sinh tồn.và thăng tiến. Tóm lai : Số 2 và số 4 dạy ta phải thăng bằng luôn thấu lý đạt tình. Số 6 và số 8 chỉ dẫn hai việc phải làm đồng thời : vừa khai thác –cải tạo tự nhiên vừa củng cố liên kết xã hội Muốn khai thác tự nhiên phải theo đúng các quy luật vận động của tự nhiên đó là ý của số 3- nhún Muốn củng cố để xã hội bền vững phải vun đắp tình cảm cho mọi thành viên của cộng đồng, vun đắp là ý của số 7 –tâng. 3. Ý nghĩa thứ nhì của Lạc đồ Số 5 tượng trưng cho con người đang sống, cụ thể không mơ hồ, mỗi 1 sinh mệnh đều là 1 trung tâm của vũ trụ, là chủ thể trong mối tương quan với môi trường, môi trường sống được tượng trưng bởi vòng tròn ngoại tiếp với hình vuông có 4 góc tiêu biểu bởi 4 số chẵn 2, 4, 6, 8. 4 số lẻ 1, 7, 9, 3 cùng với số 5 tạo thành chữ thập 1 tâm 4 cánh. - a. Trục tung cấu tạo bởi 3 số: 1 – 5 – 9 Trục tung tượng trưng cho đời sống vật chất và tinh thần; các số 1 và 9 diễn tả mối liên hệ bên trong của bản năng- dục vọng, (1) và ý chí đạo đức (9), văn minh tức cán cân 1 bên là bản năng, 1 bên là ý chí nghiêng dần về phía ý chí, con người biết chia xẻ vì hiểu rằng chỉ có hạnh phúc chung chứ không có hạnh phúc cho sự độc hữu, thực ra bản năng hay sinh lý là những gì rất tự nhiên, nhưng không thể thoả mãn nó 1 cách tự nhiên…; ở đây bản năng phải phục tùng ý chí đạo đức để nếu không thể chia xẻ thì ít ra cũng công bằng với tha nhân. - b. Trục hoành cấu tạo bởi các số: 7 – 5 – 3 Trục tung thể hiện mối tương quan nội thân còn trục hoành thể hiện mối tương quan với môi trường, 1 bên là môi trường tự nhiên chỉ định bởi số (3) ở phương Tây bên kia là môi trường xã hội chỉ định bởi số (7) ở phương Đông. Lý tưởng của cuộc sống là thực hiện nhân chủ, cụ thể là: Làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên và làm chủ xã hội. Số (3) tiếng Việt là Bá, Bạ, Bấu nghĩa là dựa trên, tựa vào, lấy thiên nhiên làm điểm tì, của cải vật chất cung phụng cho đời sống con người đều lấy từ cõi tự nhiên làm chủ tự nhiên là thấu hiểu các quy luật vận động của nó và lợi dụng được nó phục vụ cho mình. Tri thức về giới tự nhiên ngày càng nhiều , của cải vật chất ngày càng dồi dào giúp con người dễ dàng chủ động tổ chức lại xã hội theo hướng tối ưu cho hạnh phúc của cả cộng đồng. Sự chuyển động này chính là sự thăng tiến xã hội mà ý nghĩa đã gói gọn trong tượng số (7); bẩy là nâng lên (đòn bẩy) Thâm ý của tiền nhân khi tác dịch nằm ở chỗ: 1 bên bá (3), 1 bên bẩy (7) dựa vào các tiến bộ trong mối tương quan con người – tự nhiên để cải tiến mối tương quan con người –người Đấy là 1 công thức không thể đảo ngược . Các sử gia Trung Hoa thời cổ đã vận dụng 4 góc của Lạc đồ vào lịch sử, 4 góc thành ra 4 gốc chuẩn dùng định danh 4 triều đại lớn kế tiếp nhau chiếm trọn thời Vương Quốc cổ đại Số 2: Hai là nhà Hạ hay triều đại Hạ . Số 6: Lục = màu xanh → Thương là nhà Thương Số 4: Tư → Tây → Chiêu - Chu chỉ Vương triều Chu Số 8: Việt Ngữ là tám à Xám, xẫm là màu đen của phương nước hay Thuỷ cũng là phương Nam chỉ Vương triều Tần . Vì cớ này người Tàu ở phía Nam (dịch học ) nước Việt vẫn được gọi là xẫm hay xẩm . Khi phối hợp 2 mặt phẳng trong 1 đồ hình rõ ràng từ thời Thái cổ, người họ Hùng đã có quan niệm không gian 3 chiều mà tiếng Việt gọi là 3 bề: bề cao, bề rộng và bề sâu phối hợp với 1 chiều chuyển động của thời gian đi từ Đông sang Tây, mục sang chiêu tạo thành 1 đồ hình không - thời gian 4 chiều không khác gì không gian của Einsten ngày nay. ++++++++++ Tổng luận về HÀ-LẠC: Hà Thư - Lạc Đồ là thế giới quan và nhân sinh quan của người họ Hùng, nó được trình bày bằng hệ ngôn ngữ tối cổ gọi là ngôn ngữ “chục con” hay “thập can” và chỉ có tổng số 10 từ là 10 chữ nút số hay kết thằng; Ngày nay khi thiết lập nền Dịch học thống nhất thì Dịch học tượng số hay chữ nút thường đứng vị trí đầu bảng; tiêu biểu thời văn minh con người mới khải phát ,Tuy đơn giản quá ngắn gọn chỉ có 10 chữ nhưng tìm hiểu cho thấu đáo ý nghĩa của nó thực không dễ chút nào;càng tìm hiểu càng thấy thâm sâu , mỗi ngày mỗi thấy thêm ý mới hầu thông tin chứa trong 2 đồ hình này là vô tận... Một kết qủa bất ngờ khi tìm hiểu HÀ THƯ-LẠC ĐỒ là sự xác định nguồn gốc và thành tựu văn hóa VIỆT NAM. Thập can trong HOA ngữ không là một hệ thống vì nghĩa các từ không kết thành 1 ý trọn vẹn nào, trái lại khi kết nối thập can âm Việt ngữ với Hà thư-Lạc đồ lại cho 1 thể hoàn chỉnh về ngữ nghĩa diễn đạt một nền minh triết và khoa học vô cùng cao thâm khiến ta không thể nói khác được là : cả THẬP CAN và HÀ THƯ- LẠC ĐỒ đặc biệt là chữ KẾT THẰNG hay NÚT THỪNG đều là thành tựu trí tuệ tuyệt vời của cổ nhân người VIỆT. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 10 III. Dịch học tượng vạch hay vạch quẻ Dịch học được diễn giải bằng các vạch là sự tiếp nối Dịch nút số vì nút là các nút thực thể có trước khi loài người biết đến ký hiệu: những ký hiệu đầu tiên là khắc vạch , khắc vạch là từ thuần Việt nghĩa là vết cắt . Cổ nhân tìm ra cách phân chia thời gian bằng cách dùng bóng nắng cây sào so với các vạch trên mặt đất , 5 vạch chỉ 5 mồng ban ngày và tưởng tượng ra 5 canh ban đêm; vì lẽ này ta có từ kép thời – khắc ; từ này minh định các khắc vạch ban đầu tạo ra do nhu cầu đo bóng nắng định thời gian; từ khắc thực ra chỉ là biến âm của từ cắt trong Việt ngữ về sau những vạch này trở thành những chữ , rất có thể đây chính là những chữ đầu tiên và cũng là mẫu mực cho sự hình thành chữ Trung hoa về sau . Tập tục cổ xưa đo bóng nắng bằng cây sào tre ngày nay còn lưu giữ trọng việc trồng cây nêu ngày Tết , việc này giúp ta minh định : việc đo bóng nắng định thời khắc chỉ có thể phát sinh ở vùng nhiệt đới vì ở đấy mới có tre dài mọc tự nhiên , điều này giúp xác định quê hương của Dịch học là vùng nhiệt đới. Việc phát minh và sử dụng khắc vạch như 1 ký hiệu có chứa thông tin đã là bước khởi đầu của con đường dài bất tận, đường đi đến văn minh mà chuẩn mực cứ mỗi ngày nâng cao thêm nên trở thành bất tận , làm gì có điểm dừng gọi là văn minh tột đỉnh ? A. Đôi ngôi Âm - Dương Dịch của người Tàu gọi là : Lưỡng Nghi Âm và dương nghĩa cơ bản là thấy và không thấy; phơi bày ra và ẩn giấu đi, dương là cái cụ thể âm là trừu tượng; dương là hữu hình âm là vô hình. Dương biểu thị bằng vạch đứt ___ ___ Âm biểu thị bằng vạch liền ________ Ấn định như vậy của Dịch học Họ Hùng ngược hẳn Dịch học thông hành của người Tàu hiện nay Ta xác định được vậy nhờ 2 cụm từ trong tục ngữ Việt – êm xuôi trót lọt và giang dở đứt đoạn. Giang dở hay dương dở chỉ sự việc chưa hoàn thành, bị cắt ngang nó được giải thích bằng từ kép đi kèm đứt đoạn Chữ dương này chính là chữ dương trong âm dương. Hình ảnh chỉ dẫn ở câu trên đúng là vạch đứt. Ngược lại cụm từ: êm suôi trót lọt chỉ sự tiến triển liên tục đưa đến hoàn thành tốt đẹp, hình ảnh nó gợi ra không gì khác hơn là vạch liền; êm → âm Tóm lại: âm tượng trưng bởi vạch liền, dương tượng trưng cho vạch đứt Vạch liền chỉ những gì không thấy được, vô hình vô ảnh không khối lượng nên liên tục Ngược lại: vạch đứt chỉ những gì có thể nhìn thấy được hay hữu hình do đó gián cách đứt đoạn . Mọi vật hiện hữu đều có thể qui vào 2 khuôn khổ trên và người ta thường lầm lẫn những gì đối nghịch nhau là 1 lưỡng nghi hay đôi ngôi Như nóng là âm lạnh là dương, nhẹ là âm nặng là dương, đàn ông là dương đàn bà là âm v..v.. Thực ra có 1 cặp đối nghịch không nhất thiết là có đôi ngôi hay lưỡng nghi Ta chỉ có 1 lưỡng nghi khi 2 thành phần phối hợp để tạo thành 1 chỉnh thể hay sinh ra 1 cái gì mới . Thí dụ: đàn ông là âm, đàn bà là dương (Dịch học họ Hùng ngược với Dịch của Tàu) không hề là 1 lưỡng nghi nhưng vợ và chồng lại là đôi ngôi trong cái chỉnh thể “gia đình” Con người là 1 lưỡng nghi điển hình : thân xác là Dương chứa cái tinh anh là tinh thần ở trong ; âm (ém ở trong) Thí dụ nữa : chữ là 1 lưỡng nghi trong đó phần dấu hiệu là dương ở ngoài, phần thông tin là âm tàng chứa ở trong. Hình ảnh chày cối cũng là 1 lưỡng nghi điển hình; chày dã xuống cối chặn lại hợp công biến thóc thành gạo. Chày là đoạn cây dài, chính là hình tượng vạch liền, cối có chỗ lõm đựng thóc là nơi nhận đầu cây chày đâm xuống, chỗ lõm cho ta tượng vạch đất và chày → chài - chai, trai; cối → cái – gái Chày cối chính là 1 gợi ý cho âm dương, cối là dương, chày là âm. Người Tàu âm chữ ‘chày – cối’ thành ‘chử – cửu’, sở dĩ ta dám nói dịch học khởi phát ở Việt nam chính vì biến âm chày →chai- trai; cối → cái – gái còn chử - cửu của người Tàu chẳng liên quan gì tới âm – dương trai gái cả. Hán văn biến từ ‘cối’ thành ‘cổ’ nghĩa là cái trống , đồng cổ là trống đồng , khi liên kết dãy từ ngữ : âm-dương , chày cối , cối đồng , dã (gạo) , quẻ Lôi địa Dự và nước Dạ lang thì phát hiện ra ̣điều vô cùng quan trọng mang tính quyết định đối với lịch sử Việt – Hoa . ( xem Sử thuyết họ Hùng ). Có học giả Trung Hoa đưa ra kiến giải : vạch đứt vạch liền chính là hình ảnh sinh thực khí nam và nữ, kiến giải này có sự hợp lý của nó; thực đơn sơ nhưng cũng rất chính xác vì: sinh sinh chi vị Dịch, quy luật cốt cán của Dịch học là sinh ra, đẻ ra mà muốn sinh đẻ thì trước hết phải có thai, muốn có thai thì phải có sự giao hợp của nam và nữ. Từ đôi ngôi hay lưỡng nghi ta nhận biết định luật quan trọng nhất của Dịch học. Trong vũ trụ không có sự vật chuyển biến đơn lập, một vật luôn luôn thay đổi cùng với mặt đối của nó. Không có thấp sao có cao . Có kẻ mất thì có người được Bên bán phải cùng có với bên mua Chết là bước khỏi cõi tự nhiên đồng thời là bước vào cõi siêu nhiên. Viên đạn bắn đi thì khẩu súng giật ngược lại. Nơi đây được làm lạnh thì chỗ khác phải nóng lên . Sự khác biệt giữa tư duy Dịch học và sự suy nghĩ thông thường tương tự như sự khác biệt giữa kế toán đơn và kế toán kép, 1 phát sinh trong kế toán kép luôn luôn có 1 đối ứng, mọi chuyển biến trong vũ trụ đều như thế, luôn luôn có đối ứng nên tư duy Dịch học là tư duy sóng đôi hay lưỡng lập. B. 4 dạng hay Tạng: Dịch học người Tàu chuyển ngữ thành tứ tượng Ở trang trên đã nói đến Luật sóng đôi hay lưỡng lập; khi đã có 1 lưỡng nghi thì đồng thời cũng có 1 lưỡng nghi sóng đôi với nó: 4 Tạng = 2 (2 ngôi) Hán Tự : Tứ Tượng = 2 (Lưỡng Nghi) 1 lưỡng nghi là: Thái âm – Thái dương 1 lưỡng nghi là: Thiếu âm – Thiếu dương Đồ hình 4 dạng hay Tạng Ta thấy: 4 tượng hình thành bởi 2 tầng âm dương, quy luật sắp đặt và chuyển từ cực này sang cực kia như sau: Xuống 1 tầng thì độ số nhân đôi nếu : - Tượng vạch 1 tầng ta có : ..................................................Âm ................ Dương - Tương tự với tượng vạch 6 tầng. Ta có: 64 quẻ sắp xếp theo độ số: 1 ______ 2 ______ 4 ______ 8 ______ 16 ______ 32 ______ Tượng vạch chuyển từ: thuần Kiền đến thuần Khôn. 63___ sang 0___ 0 _ _ sang 63 _ _ Sự chuyển biến tuần tự theo quy luật giảm 1, tăng 1 cho tới khi chuyển hẳn thành mặt đối. Ý nghĩa của 4 tượng: Ta đã thấy tượng vạch 1 tầng đã quy mọi vật thể trong vũ trụ vào 2 khuôn khổ, âm và dương, ở tầng vật thể các quy luật vật lý chi phối sự tồn tại và biến hoá, chuyển động của sự vật. Sang tới tượng vạch 2 tầng, tức là tứ tượng của Dịch học, đây là thế giới của những cơ thể nói khác đi, đây là tầng sinh vật gồm 2 ngành chính là thực vật và động vật. Sinh vật cũng là 1 vật thể nên cũng chịu sự chi phối của quy luật vật lý, cùng lúc ấy vì ở tầng cao hơn cơ thể còn chịu sự chi phối của các quy luật sinh học. 1 cơ thể luôn có phần nội thân xác lập bởi 1 âm – 1 dương và bản thân cơ thể ấy luôn tồn tại trong 1 môi trường: cũng là 1 âm + 1 dương. Như thế 1 cơ thể luôn có sự tương tác giữa 1 âm 1 dương ở bên trong và bên ngoài giữa bản thân và môi trường. Nếu sự tương tác trao đổi chất diễn ra đều đặn, liên tục trong 1 thời gian nhất định, thì thời gian đó gọi là thời gian sống. Đồ hình mô tả chung như sau: Về mặt thân xác thì con người cũng chỉ là 1 sinh vật như bao sinh vật khác cũng chịu sự chi phối của 2 tầng quy luật tầng vật lý và tầng sinh lý. Tứ tượng mô tả con người trong vũ trụ như sau: Thái âm chỉ tinh thần Thái Dương chỉ thân thể Thiếu âm chỉ môi trường tự nhiên Thiếu dương chỉ môi trường xã hội Con người là 1 sinh vật xã hội nên vận dụng tứ tượng để mô phỏng cũng có những nét riêng, nét đặc thù chỉ có đối với xã hội loài người con người là sự lưỡng hợp vừa là thần vừa là vật, thần linh nhập trong xác phàm đấy là định nghĩa chữ “người” của Dịch học. Khi nhìn ở tầm “siêu” vĩ mô nghĩa là xét mối tương quan của cả loài người và vũ trụ, Dịch học mô tả và diễn giải ở 3 phần khác nhau, chỉ khi nào tổng hợp ý nghĩa 3 phần đó ta mới có thể hiểu điều Dịch học muốn nói. Thứ 1 là Hà Thư Thứ 2 là Tứ tượng hay 4 dạng Thứ 3 là Ngũ hành hay 5 hình Chúng ta sẽ nói rõ điều nay sau phần ngũ hành hay 5 hình. Dịch học họ HÙNG bài 11 - bát quái hay 8 quẻ xin xem phần trước . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 12 1/ Đồ hình Bát quái hay 8 quẻ thiên nhiên . Giữa đồ hình bát Quái này và Lạc đồ có sự tương thông về hình thức và nội dung Số 1 = độc →đục → đặc , chất đục nặng cô đọng thành đất , đất dày là tượng quẻ khôn . Số 2 hai → hà – hồ , quẻ Đoài = cái hồ Số 3 – tam- xám → xẫm , quẻ Khảm = màu đen . Số 4 – tứ →tây = phương tây , quẻ Tốn chỉ phương tây . Số 5 -trung tâm tức ngũ lãnh . Số 6 – lục = màu xanh ; màu xanh chỉ phương đông , quẻ Chấn – Thìn chỉ phương đông Số 7 – sách →xích = màu đỏ , quẻ Ly = màu đỏ . Số 8 – bạt → bệ = nền , cấn – căn = nền , người ta thường dùng ‘đất liền’ đối với ‘bể cả’ , đây là câu nói sai chính xác phải là ‘đất nền’, quẻ cấn tượng là đất , cấn = căn = nền . Số 9 – cửu → cao , trời cao là tượng quẻ Kiền , dân gian Việt thường nói 9 tầng trời cũng vì lẽ này . Nhờ sự tương thông ý nghĩa ta xác định được 1 bát quái đồ, gọi tên là Bát Quái – Lạc đồ hay đồ hình 8 quẻ Trời mà một phần ý nghĩa của nó ta đã luận ở phần hệ toạ độ không – thời gian 4 chiều trên . Ý nghĩa của Bát Quái trong đồ hình này là gì? Đó là sự nhìn nhận của Tiền nhân người Việt về thế giới và cuộc đời, tức những ý niệm rất căn bản, rất sơ nguyên nhưng lại là sự bao trùm toàn diện. Cặp đối: Kiền -Khôn chỉ thế giới tự nhiên hay một không gian bao la gồm hết cả những thứ thấy và không thấy . Cặp đối: Ly - Khảm chỉ thời gian , ly là mặt trời Khảm là mặt trăng , sự soay vần đến đi tự nhiên tạo thành ngày đêm nên thánh nhân dùng hình tượng này chỉ thời gian , người Việt thường nói : ba bảy hăm mốt ngày chỉ thời gian chóng qua , 3-7 chính là số của Lạc đồ ( xem hình trên ) . Cặp đối: Chấn -Tốn chỉ tại thiên thành tượng; cặp Đoài -Cấn chỉ tại địa thành hình; Thiên và địa, trời và đất là cái nôi nuôi sống loài người, thế giới hiện thực, sinh động, bầu trời là tập hợp, những chất nhẹ- trong, nên đâu có hình, chỉ có thể nhận biết qua các hiện tượng mà cổ nhân chọn biểu diễn là: sấm sét và gió bão, đất thì lấy thế cao thấp để tượng trưng phần lõm xuống là đại dương mênh mông chỉ định bởi quẻ Đoài và phần lồi lên là đất liền tượng trưng bằng Quẻ Cấn. ( Chính xác là ‘đất nền’ ) . Trong Việt ngữ chữ Kiền Khôn lớn hơn chữ vũ trụ nhiều lắm, vũ trụ chỉ phần không và thời gian hay nói theo thuyết tương đối là vũ trụ 4 chiều. Càn - Khôn bao trùm cả những gì vượt qui luật hay là 1 siêu “không – thời gian”, vũ trụ chỉ là1 bên còn bên kia là siêu vũ trụ, đạo giáo gọi là thượng giới, Thiên Quốc của Ngọc hoàng Thượng đế v.v… Bát Quái – Lạc đồ chính với kết cấu : Mẹ tròn –con vuông là thế giới quan của họ Hùng; thể hiện rõ sự cố gắng vượt qua chính mình của con người, siêu nhiên là sự vượt qua tầm với của khả năng nhận thức, quá khả năng phán đoán của não bộ… nhưng vẫn xác quyết là có đấy; nó tồn tại như mặt đối của tự nhiên theo đúng luật lưỡng lập. 2/ Bát quái Tiên thiên hay 8 Quẻ con Người . Đồ hình 8 quẻ con người lấy con người làm đối tượng , nó diễn tả vị trí và sự tương tác trong guồng máy vĩ đại :con người – thiên nhiên – xã hội . 4 quẻ Càn, Khôn, Ly, Khảm là nội quái, là các thành phần bên trong làm nên phần tinh thần của mỗi con người, đồ hình 8 quẻ người diễn tả sự tương tác nội thân đồng thời tương tác với môi trường. a. Trục Càn – Khôn . Kiền là lớn mạnh, là ý chí tự chủ của con người. Khôn là bản năng sinh lý, thể xác con người cũng chỉ là 1 sinh vật nó cũng bị chi phối bởi các qui luật sinh hóa và vật lý. Khuynh hướng của quẻ Khôn rất là hoang sơ, hoang sơ như loài thú vậy, nhưng sở dĩ con người vượt trên mọi loài vì Khôn phải quy phục cái lớn mạnh tức quẻ Kiền hay Cường; sự tuân phục này ngôn ngữ Việt Nam gói trong từ kép “khôn ngoan”, khôn tức bản năng đã được chỉ định trong tượng tin quẻ Khôn, ngoan là nghe theo (từ Việt). Ta thấy ý nghĩa rất rõ ràng, tương tự với quẻ Kiền Việt ngữ có từ “lớn mạnh” ngắn gọn nhưng đầy đủ về ý nghĩa, tương đương với cả câu của đại tượng: “Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức” Tới đây có thể nói không quá lời là với người Việt thì Dịch là văn và văn chính là Dịch; nghĩa là trong 1 câu nói rất dân giả chẳng cần chút trí thức nào cũng đã vận dụng Dịch lý nhuần nhuyễn như cơm ăn, áo mặc vậy. Thí dụ: mong con cái khôn lớn như những dòng trên đã chỉ ra: khôn lớn chính là 2 quẻ Kiền, Khôn đấy. Khôn ngoan và lớn mạnh là tiêu chí của trưởng thành tức là thành “người lớn” từ ‘quân tử’ trong Nho giáo cũng chỉ có nghĩa là người lớn – người trưởng thành , đám Tàu ô ấm ớ biến ‘quân tử’ thành ‘con vua’ làm ô danh Nho giáo . , họ cũng biến Quẻ Khôn chỉ bản năng thành đối tượng … của khuynh hướng triết lý khinh rẻ thân xác dạy con người phải “khắc kỷ - diệt dục ” ; đã là bản năng hay sinh lý tức là cái gì đó rất bình thường, vấn đề là thỏa mãn nó như thế nào thôi, đói thì ăn khát thì uống là lẽ tự nhiên , nhưng phải ăn uống trong cái đạo lý … công bình, chiếm đoạt của người khác để thỏa lòng mình mới là điều phải lên án. b. Trục Ly – Khảm Ly - Khảm tức Lý và Tình hay Lý trí và Tình cảm. Lý trí là sự sáng suốt của con người. Nhờ có lý trí con người mới phân biệt được đúng sai phải trái. Quẻ Ly “chủ trì” sự tương tác “con người – tự nhiên”, tự nhiên vận động theo qui luật của tự nhiên, việc khám phá và vận dụng các qui luật là chức năng của lý trí con người. Người ta thường nói ‘công lý’ vì lý đúng với mọi người mọi nơi mọi lúc không có ngoại lệ, ngược lại tư tình là tình cảm riêng biệt cho từng đối tượng, người có thân có sơ, có yêu có ghét không ai giống ai. Còn khi đạo đức hay triết học nói đến yêu người hay lòng nhân ái tức nói đến một con người chung, hay đại biểu “người”, lòng nhân ái là 1 đức hạnh phi vật thể đó là sự chia xẻ vật chất, nhường cơm xẻ áo, lý và tình đâu có đối lập? mà là 1 sóng đôi- lưỡng lập của Dịch học. Lý trí và tình cảm là 1 lưỡng nghi hợp với sóng đôi của nó là cặp ý chí – bản năng hình thành tứ tượng bên trong hay nội thân . Tứ tượng bên trong sóng đôi với Tứ tượng bên ngoài diễn tả sự tương tác giữa con người và môi trường, 1 bên là môi trường xã hội bên kia là môi trường tự nhiên. Con người là 1 sinh vật xã hội, nói như thế tức khẳng định không thể nào tìm được con người độc đinh chỉ 1 mình vì ngay từ khi sinh ra rồi lớn dần thì trong não bộ thông qua giao tiếp đã mang cái vốn trí thức của cộng đồng . loài người là sinh vật cao cấp nhất sinh sống trong môi trường kép khác với loài vật chỉ có môi trường tự nhiên mà thôi . c. Trục Đoài – Chấn Đối với môi trường tự nhiên thì con người tương tác với 2 dạng thức: - Hiểu biết về tự nhiên, phát hiện các qui luật vận động trong giới tự nhiên và lợi dụng các qui luật này để phục vụ cho chính mình, nói chung sự hiểu biết này gọi là tri thức được Dịch học tượng trưng bằng quẻ Đoài hay Điều, Điều là lời lẽ, điều tiếng trong tiếng Việt nó còn có nghĩa là “cái đúng, lẽ phải”. Thí dụ : tên cướp hù dọa mọi người biết “điều” thì đứng yên. - Tác động vào tự nhiên được Dịch học biểu thị bằng quẻ Chấn. Ban đầu con người tác động vào tự nhiên chỉ bằng sức cơ bắp, sau này dần tăng lên với sức máy móc, người chỉ còn tham gia bằng trí tuệ, sức mạnh tác động ngày càng lớn đem lại của cải vật chất ngày càng nhiều, và đời sống con người ngày một thêm phong phú. d. Trục Tốn – Cấn Xét cho cùng xã hội cũng là 1 cơ thể sống, bản thân nó cũng có nhiều cơ phận, làm sao để thống nhất điều khiển hoạt động của các cơ phận đó? Như vậy xã hội cũng cần có bộ não, với con người thì các bộ phận trong cơ thể là cấu tạo “tự nhiên, ý muốn của con người không can thiệp vào được, nhưng đối “cơ thể” xã hội hay cộng đồng người thì khác, việc tổ chức xã hội ra sao do con người quyết định, cơ chế vận hành cũng do con người ấn định không có sự “đương nhiên” ở đây. Ta thấy ngay thế giới đương đại cũng tồn tại nhiều thể chế khác nhau từ độc tài tới dân chủ . Việc tổ chức quốc gia, tuyển chọn người lãnh đạo và mối tương quan hiến định giữa các cơ quan … hợp thành nền chính trị ; Dịch học biểu thị bằng quẻ Tốn hay Toán, từ kép của Việt ngữ ‘lo toan’, ‘gánh vác’ là mô tả quyền hành chính trị quốc gia rất đúng nghĩa, Dịch học gọi là Tề hồ Tốn tức quẻ Tốn là sắp đặt, tổ chức và quản trị (Tề). Tóm lại: quẻ Tốn chỉ nền chính trị của một quốc gia . - Chế độ kinh tế là sự cố kết giữa người và người để tác động vào thiên nhiên làm ra của cải, phân phối và tiêu thụ số của cải đó, Dịch học tượng trưng chế độ kinh tế bằng quẻ Căn hay Cấn, tại sao lại là Căn? Căn là cái nền, những gì xây dựng trên phải tựa vào nó. Nếu Căn là chế độ kinh tế thì cái xây dựng trên nó chính là chế độ chính trị, kinh tế là cái nền của chính trị Là ý nghĩa của quẻ Cấn- căn . Còn kinh tế đối với trình độ kỹ thuật hay công cụ sản xuất lại là Cản. Với mỗi trình độ kỹ thuật hay mức tiên tiến của công cụ mà con người sử dụng để tác động vào tự nhiên cho ta 1 cơ cấu tổ chức kinh tế khác nhau. Sự phù hợp cho ta kết quả tối ưu với năng suất ở mức cao nhất, do sự phân phối quyền và lợi trong bản thân chế độ, kinh tế thường cản trở sự cải tổ chính trị làm sự chuyển biến thay đổi chế độ xã hội thường chậm so với yêu cầu khách quan. Quẻ căn còn 1 nghĩa nữa là ‘Cán’, cán là cái người sử dụng phải nắm lấy, cầm lấy để điều khiển công cụ . Tư tưởng nắm lấy “tiền của” để điều khiển, kiểm soát sự vận hành guồng máy xã hội đã có ngay trong Dịch học, cụ thể là Chu Dịch thời 3.000 năm về trước. Đồ hình 8 quẻ con người với kết cấu : tròn ẩn trong vuông chính là nhân sinh quan của họ HÙNG Chỉ với từ ‘Cấn’ biến thành Căn, Cản, Cán cũng cho thấy Dịch học không thể phiên dịch qua ngôn ngữ khác được, ngay cả Hán ngữ cũng không ngoại lệ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 13 3/ Đồ hình 8 quẻ tiến hóa. Bát quái Tiên thiên là đồ hình cấu tạo, còn Bát quái Hậu thiên là đồ hình vận động tiến hoá xã hội . Đồ hình Bát quái Hâu thiên Dịch học họ Hùng khác với Hậu thiên của Chu Dịch ở vị trí Kiền – Khôn. Đồ hình Bát quái Hâu thiên được tiền nhân người Việt vận dụng chỉ 4 phương làm mốc chuẩn về mặt địa lý quốc gia. Như đã nói đến nhiều ở phần Dịch tượng số, người Việt lấy hướng xích đạo là hướng Bức, biến âm thành Bắc, nó còn nhiều tên khác liên quan đến từ ‘lửa’ như viêm nhiệt, ôn nhiệt, họ hổ (hỏa); tổ tiên người Việt còn xưng mình là Viêm bang, ngày nay ta gọi vùng này là nhiệt đới. Ta nhận thấy khi xác định hướng Bắc rõ ràng tiền nhân ta đã dựa trên thực tế của địa lý – khí hậu, không thể tùy tiện lộn ngược được … như ai đó đã làm. Một nhận xét nữa : cả thế giới chỉ Việt Nam có phương Đoài, người Trung Hoa không hề có. Vào năm 1974 sau khi khám phá ra Chu Dịch bản lụa ở mã Vương Đôi, người Trung Hoa mới biết quẻ Đoài còn gọi là quẻ Đoạt. Phương Đoài- Đoạt là phương tây cũng là phương Định (đối lập với phương Đông tức phương Động) … Không biết từ đời nào … ngôn ngữ Việt đã có từ kép ‘định - đoạt’ tức là ‘quyết’ việc gì đó, chữ Đoạt ở đây rõ ràng chỉ quẻ Đoài . Bên đông, phương động quẻ Chấn … gói gọn trong ‘chấn động’ ngược với bên tây là ‘định đoạt’ hết thảy đều là dịch tượng ., chỉ với điều này cũng đủ để nói Dịch học là nền tảng của văn hoá văn minh Việt , những nguyên lý Dịch học là món ‘thường thức’ dân gian dùng như cơm ăn nước uống hàng ngày không cần động não vận dụng chi cả . Trong Hậu thiên bát quái đồ 8 quẻ sắp xếp thành hình vuông 4 cạnh : Các Cạnh : Kiền ─ Đoài ─ Khôn - Tốn ─ Chấn ─ Cấn - Tốn ─ Ly ─ Kiền - Cấn ─ Khảm ─ Khôn 1. Cạnh Kiền – Đoài – Khôn Là Cạnh phía tây đồ hình , tây → tư- riêng tức cá nhân, với mỗi người thì Kiền là đời sống tinh thần, Khôn là đời sống thể xác.Tinh thần và thể xác ngoài những gì là bẩm sinh, thiên định. Ta có thể chủ động chỉnh sửa, thăng tiến nó. Tri thức là 1 kênh mà qua đó ta có thể “bơm” thông tin vào não bộ làm chuyển đổi hẳn 1 con người, 1 nhân cách sống. Giả dụ 2 cá thể có cùng đặc điểm sinh lý nhưng chênh lệch nhau về tri thức, chắc chắn họ có đời sống vật chất và tinh thần khác nhau, nên với đoạn Kiền – Đoài – Khôn , người xưa đã lao tâm khổ trí tác dịch nhằm chỉ cho chúng ta sự quan trọng của quẻ Đoài tức trí thức; quẻ Đoài biến người ngu nên người trí, nhiệm vụ của nhà cầm quyền là nâng cao mặt bằng dân trí mỗi ngày một cao hơn; mặt bằng dân trí là sự chỉ dẫn chắc chắn về tương lai một dân tộc, xét như thế ta thấy được địa vị của giáo dục quan trọng biết chừng nào. Con người gọi là văn minh lịch lãm hay thô kệch cũng là do tri thức. Ta có thể nhập khẩu một dàn máy để sản xuất, việc đặt mua đem về lắp ráp thời gian cũng chỉ tính bằng năm … nhưng những người vận hành nó thì đơn vị tính thời gian đào tạo phải là hàng chục năm (chỉ tính trình độ học vấn phổ thông cũng đã trên chục năm rồi). Nói như thế ta thấy việc đào tạo con người là hết sức cấp bách, đấy là việc không thể đốt giai đoạn, người và máy là 1 tổ hợp đồng trình độ nhưng thời gian “tạo ra” trình độ cho con người thường lâu hơn nhiều so với việc trang bị máy móc. Một quốc gia không coi giáo dục là quốc sách hay định hướng sai chắc chắn quốc gia đó sẽ tụt hậu trở thành kẻ bị thiên hạ xỏ mũi lôi đi … không có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến thì đừng nói đến độc lập tự do, hay có chăng cũng chỉ là nêu lên như1 ước vọng thế thôi. 2. Cạnh hay đoạn Tốn – Chấn – Cấn Cạnh này nằm ở phía đông, đông có nghĩa là số đông tức 1 cộng đồng người, quẻ Tốn là chế độ chính trị như ta đã định danh ở phần trước, quẻ Cấn biểu thị chế độ kinh tế, khi nền kinh tế thay đổi đương nhiên kéo theo 1 sự thay đổi trong nền chính trị; mà chế độ kinh tế lại được ấn định bởi trình độ kỹ thuật hay công cụ sản xuất, thứ mà con người dùng để tác động vào giới tự nhiên. Thánh nhân tác dịch đặt quẻ Chấn giữa quẻ Tốn và Cấn là dạy ta định luật: Chế độ kinh tế và chính trị được ấn định bởi trình độ kỹ thuật tức mức độ tiên tiến của máy móc. Quẻ Đoài là tri thức quyết định 1 nhân cách. Quẻ Chấn là công cụ máy móc quyết định việc tổ chức tức chế độ xã hội. Sự liên hệ chắc chắn gần như là liên hệ cơ tính, nơi này nơi khác, nước này nước khác sự chuyển đổi là tất yếu, chỉ nhanh hay chậm hơn một thời gian do những nỗ lực chủ quan, thúc đẩy hay trì kéo của con người. Tới đây ta thấy sự liên quan khép kín: tri thức – máy móc – kinh tế – chính trị, 4 mặt, 4 lĩnh vực thúc đẩy nhau theo kiểu vòng tròn, vậy đâu là khâu đột phá? bằng câu: Đế xuất hồ chấn. Dịch học đã chỉ cho ta: đó là khâu máy móc kỹ thuật hay công cụ, Đế xuất hồ chấn là lối văn cổ nếu ta hiểu: Vua ra từ quẻ Chấn hay phương đông thì chẳng ra nghĩa ngọn gì, theo ngôn ngữ ngày nay ta phải hiểu là ‘người cầm đầu công cuộc cải cách xã hội phải biết khởi sự từ việc cải tiến công cụ, nâng cao độ tiên tiến của máy móc’ từ đó tạo ra ‘một phản ứng dây chuyền’ cứ thế tiếp diễn mãi mãi. Chế độ xã hội không thể thiết lập theo ý muốn chủ quan, sự không phù hợp giữa các mặt cấu thành xã hội sẽ giảm tốc phát triển, nếu độ vênh lớn quá tốc độ này có thể bằng 0 thậm chí là âm tức thụt lùi. Đã qua rồi thời bị thống trị , Xuất phát sau là một sự thất thế nhưng người Việt có thể vững tin vào “tiềm năng” của mình với công lực vạn năm của mình , trong tương lai khó ai có thể bì kịp Đã có công thức cho sự phù hợp giữa 8 mặt khi xã hội dịch chuyển đi lên hay chưa? Tới nay chưa thấy ai đưa ra, có thể đấy là cơ hội lịch sử dành cho chúng ta thời hiện đại này? Về công thức này chúng ta sẽ trở lại trong phần 64 quẻ trùng hay chồng. 3. Cạnh Tốn – Ly – Kiền Tỗ hợp 3 quẻ này chỉ dẫn cho ta sự dung hòa cá nhân và xã hội về mặt quyền lực. Quẻ Kiền là tinh thần, tinh thần con người là phải tự cường bất tức nghĩa là phải làm chủ được mình, chính việc làm chủ này phát sinh mâu thuẫn : một bên là sự tự chủ của mỗi người và bên kia sự điều hành cộng đồng lại đòi hỏi phải quản trị thống nhất . Để vẹn đôi đường Dịch học chỉ ta xử lý vấn đề này bằng cách đặt chữ Lý ở giữa chữ Tốn và Kiền. Ở đây chữ Lý có 2 nghĩa: a. Lý là đức sáng nơi con người để nhận biết phải trái, đúng sai. Chính chữ Lý đã khiến xã hội có sự đồng thuận, ít ra cũng là sự đồng thuận của số đông, chữ Lý giúp các thành viên cộng đồng cùng nhìn về 1 hướng và gặp nhau ở “giải pháp tối ưu”. Trong guồng máy cai trị khi tiến từ nguyên thủy đến văn minh thì lãnh đạo kiểu cha chú sẽ mất dần thay vào đó chỉ còn là chức năng phối hợp điều hành, lãnh đạo trở thành 1 điều phối viên của xã hội , đến cực điểm văn minh nhiều khi “vị lãnh đạo” khả kính chỉ còn là 1 cái máy điện toán siêu tốc. b. Lý là Lề – luật : Để hóa giải sự xung đột giữa quyền tự do tức sự tự chủ của mỗi người và quyền lực xã hội ta cần có lề luật, lề cùng ý trong lề đường, lề sách, ngày nay từ tương đương la “hành lang pháp lý”. Muốn có hiệu quả thì lề luật phải hội đủ 2 điều kiện: nhất quán và minh bạch. Xã hội càng văn minh càng đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đầy đủ, nếu không thì không thể điều hành. 4. Cạnh hay đoạn Cấn – Khảm – Khôn: Khôn là nhu cầu vật chất của một người, Cấn là nền tảng kinh tế của xã hội, Với khối của cải vật chất có hạn phân chia cho các thành viên xã hội mà lòng các thành viên đó đều như thùng không đáy … Ta phải xử lý vấn đề này ra sao? Đây đúng là mâu thuẫn dai dẳng lâu đời nhất, nó phát sinh và có tuổi bằng với tuổi loài người ; do thuộc tính hữu hạn của vật chất ta không thể nào sản xuất ra một lượng của cải vật chất vô hạn, vậy đầu tiên ta phải điều chỉnh thiên hướng tiêu dùng, hướng lòng ham muốn vô hạn của con người đến cái phi vật thể, văn chương - nghệ thuật là của cải phi vật thể khối lượng sản xuất hầu như vô hạn. phương cách thứ 2 là con người tự nguyện không tranh dành, tự nguyện biếu tặng người khác điều này sẽ có khi tình cảm yêu thương tràn đầy ; như Cha mẹ nhịn nhường phần ăn đó cho con mà trong lòng lại thấy khoan khoái nhẹ nhàng . Quẻ Khảm chỉ tình cảm sự thương yêu được đặt giữa 2 quẻ Cấn và Khôn là ý thánh nhân chỉ bảo : muốn có một xã hội an hoà con người phải biết vun đắp tình cảm mở rộng lòng nhân ái , lúc ấy ‘chia sẻ’ sẽ thay thế ‘tranh dành’ đạt đến tột đỉnh mọi người sẽ muốn cho hơn muốn nhận Trong thực tế ta không ảo tưởng về một xã hội người người nhường của cải cho nhau, nhưng một xã hội mà mọi người chỉ lấy cho mình những gì xứng đáng thì hoàn toàn là một xã hội có thể thực hiện , không xẻ chia thì ít lắm cũng công bình giữa mình và người khác. Chữ nhân ái nếu được vun đắp từ tấm bé liên tục từ gia đình đến học đường trở ra xã hội dần dần gây trong não phản ứng y như bản năng vậy. Làm Được như thế loài người sẽ có một xã hội an hòa lý tưởng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2008 Dịch học họ HÙNG . bài 14 D. Tam Toà hay Tam Tài Tòa trong tiếng Việt có nghĩa là đơn nguyên, Thiên Chúa tam ‘tòa’ tức Thiên chúa ba ‘ngôi’. Tòa nhà tức một khối nhà. Chu Dịch viết rất giản đơn: Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái … có người gọi đó là Dịch, thực ra đó chỉ là phương pháp luận Dịch lý chứ không phải là Dịch học. 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8 chính là định luật sóng đôi mà ta đã nói tới. Ngoài sự diễn biến theo qui luật trên Dịch học còn có một loại hình diễn biến khác. 1 → 3 → 5 → 9 thái cực → tam tòa → ngũ hành → cửu trù 1 cục → 3 tòa → 5 hình → 9 chỗ Ở lưỡng ngôi ta có 2 thành phần hợp tác với nhau để sinh thành. Con người đầu đội trời, chân đạp đất như vậy con người đứng giữa, ở trung tâm đúng nghĩa chữ nhân; do mối tương quan tay ba. Một bên là tương quan: người – xã hội; bên kia là tương quan: người – tự nhiên thông qua trung tâm là con người, 2 mối tương quan này trở thành ràng buộc của nhau, chế độ xã hội phải phù hợp với mối quan hệ người – tự nhiên. Tức trình độ khoa học và công cụ kỹ thuật. Tam tài có tính mẫu mực là Thiên Nhân Địa, vẫn được dùng để tôn cao địa vị con người ngang với trời đất. Thiên là những yếu tố vô hình, địa là những yếu tố hữu hình cụ thể. Năng lượng, ánh sáng đến từ vũ trụ hợp với các nguyên liệu từ đất tạo thành cây cỏ thực vật, đến khi có sự tham gia của bàn tay khối óc con người thành ra sự kết hợp tay ba: Thiên – Nhân – Địa và nền nông nghiệp ra đời từ sự kết hợp đó. Sự ra đời của kỹ thuật trồng trọt được Dịch học đánh giá rất cao trong hào Nhị quẻ Kiền: “hiện long tại điền lợi kiến đại nhân” nếu dịch là “rồng hiện trên mặt ruộng kiến (gặp) đại nhân thì có lợi” chỉ đúng về mặt chữ còn đối với Dịch học thì coi như vô nghĩa. ý nghĩa câu trên theo kiến giải Dịch học là : “con người trở nên người lớn tức vượt qua thời người nguyên thủy khi bắt đầu biết trồng trọt, lúc chấm dứt sự phụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên cũng là lúc xuất hiện thần tính (được ví như con rồng) khiến con người vượt trên mọi sinh vật, sánh ngang cùng trời đất. Cặp từ Thiên và Địa không nhất thiết phải là trời và đất như ở trên ta đã nói đến: trời chỉ các yếu tố vô hình, đất là những gì cụ thể, có thể nắm bắt được. Thí dụ: trong công thức nổi tiếng về binh pháp: ‘thiên thời – địa lợi – nhân hòa’, thì thiên đâu có nghĩa là trời mà là thời cơ lịch sử, địa là điều kiện vật chất đang thủ giữ, còn nhân là lòng người, lòng quân và lòng dân, yếu tố quan trọng nhất. Trong Tam tòa thì Tòa Nhân luôn luôn là quan trọng nhất, có một thế giới gọi là khách quan vận động một cách mù lòa, vô hướng, vô nghĩa; tất cả những giá trị xuất phát từ thế giới ý thức, vũ trụ trở nên có “giá trị” từ khi nó được phản ánh bằng thông tin vào não con người và được chính con người ban cho phần giá trị để trở thành 1 phần của thế giới đã được định hướng. E. Ngũ hành hay 5 hình 5 hình là 1 cơ cấu tổ chức, 1 cơ chế hoạt động có 5 thành phần, trong đó hình quan trọng nhất có vị trí trung tâm là điểm khởi đầu và kết thúc của chuỗi phản ứng dây chuyền. Ngũ hành hay 5 hình xếp theo đồ hình: Tên 5 Hình là: lửa, nước, gỗ, đá, và không khí . Tới đây có 2 điểm phải thuyết minh: lửa, nước, gỗ, đá là 4 loại hình vật chất rất cơ bản của loài người , riêng không khí ở trung tâm được tượng bởi hình Cam . - Cam Việt ngữ là màu vàng sậm, màu vàng là màu của trung cung. - cam biến âm thành kim, kim trong Hoa ngữ là hiện nay, lúc này là điểm giữa của 1 bên là quá khứ và 1 bên là tương lai. - cam trong Hoa ngữ nghĩa là ngọt, vị trung tâm của ngũ vị, đắng, cay, ngọt, mặn, chua. Tóm lại: với 3 lần nghĩa là trung tâm, hành Kim hay Cam không thể là hành biểu thị cho phía tây như trong Hán Dịch đã ghi. Điểm cần thuyết minh thứ hai: Trong tiếng Việt: mộc là gỗ và cũng là biến âm của ‘mọc’ tức phương Đông mặt trời mọc lên, ngược với phương Tây mặt trời “thụt” xuống, thụt biến âm ra thạch và thục (trong Hoa ngữ thành từ kép ‘Tây Thục’). Thạch cũng chính là đá, ta khẳng định phương Tây tiêu biểu bởi đá không là Kim vì theo Dịch lý họ Hùng thì phương Tây là phương “không đổi” hay phương Căng, Cứng, tục ngữ Việt Nam có câu: ‘cứng như đá’ giúp cũng cố thêm cho xác quyết này và Dịch học hình thành từ thời Thái cổ thì làm gì đã có kim loại để có hành “Kim” ở phương Tây. Ta có vế đối: phương Đông là mộc tức gỗ; phương Tây là thạch tức đá; gỗ đá là 2 vật liệu cơ bản của người cổ ; người Tàu đã biến thạch → thổ là đất và đưa vào trung cung, đổi hành cam ra phía tây và biến âm thành kim, tức kim loại, trở thành vật đối xứng với đầu bên kia là gỗ (mộc). Càng đi sâu vào nghiên cức Dịch càng có thể khẳng định chỉ có 1 Dịch học xuyên suốt và thống nhất nhưng có nhiều hình thức biểu hiện; Dịch nút số hay tượng số xuất hiện từ thời Thái cổ cách nay trên chục ngàn năm, Dịch tượng vạch thể hiện tư tưởng bằng vạch quẻ ra đời cách nay khoảng 5.000 – 6.000 năm, bộ Chu Dịch diễn tả bằng văn tự xuất hiện vào đời Chu cách nay hơn 3.000 năm. Nhưng trong lịch sử Dịch học Trung Hoa luôn chứa nhiều điều kỳ bí như: Hà đồ lạc thư – đã có từ thời Thái cổ, vậy mà mãi tời đời Tống tức chỉ cách nay hơn 1.000 năm mới công bố. Sách ‘Hoàng đế nội kinh tố vấn’ có từ thời Hoàng Đế cách nay 5 – 6 ngàn năm, trong sách có các thông tin của Dịch lý như ngũ hành, hà thư, ngũ sắc, ngũ âm v.v…; điều gây thắc mắc là ‘Hoàng đế nội kinh tố vấn’ viết bằng loại chữ gì? được viết lên trên vật liệu gì? hay là chỉ được truyền khẩu? Ở phần trên ta đã khẳng định sự thống nhất xuyên suốt của Dịch học, có nhiều đồ hình tức các văn bản cổ sơ bằng hình vẽ nhưng giữa các đồ hình đều có sự nhất quán, tương thông ý nghĩa. Ta tìm hiểu sự thương thông trong Hà thư, Tứ tượng, và Ngũ hành: Dịch viết: Nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Thạch (Thổ), ngũ viết Cam (Kim); Dịch học họ Hùng khác Dịch Tàu ở 2 điểm: trong 5 hành đã hoán đổi vị trí hành Kim và Thổ (viết thành Cam và Thạch) Nếu so sánh Hà Thư và 5 hành ta nhận ra sự tương đồng vị trí đúng như đã được chỉ định ở trên. Hành Hỏa ở phía trên hoặc phương Bức (hướng xích đạo); Hành Thủy chiếm bên dưới hoặc hướng địa cực Bắc hiện nay. Mộc ở phương Đông, Thục (Thạch, Thổ) ở phương Tây và Cam ở chính giữa. Đoạn văn chỉ dẫn trên cho ta biết Hà Thư là Dịch dùng nút số đã có trước rồi từ cái nền của Hà Thư con người xác lập vị trí của ngũ (5) hành. Khi đặt chồng cả 3 đồ hình: Tứ Tạng, Ngũ Hành và Hà Thư ta mới giải nghĩa mỗi đoạn “công thức” ngắn ngủi sau: Hỏa viêm thương Thủy nhuận hạ Mộc viết khúc trực Thạch viết tòng cách Cam viết giá sắc Nguyên văn trong dịch học thông hành : Kim viết Tòng cách Thổ viết giá sắc Ta đã biết số 2 và 1 trong Hà Thư là nhẹ và nặng, số 3 và 4 là mềm và cứng nên so sánh mới viết: 1. Hỏa số 2 viêm thượng, lửa thì nhẹ nên bốc lên trên cao; đấy là nghĩa vật lý còn ý nghĩa triết học là : tinh thần là phần làm nên giá trị con người, tức trở nên cao quí hay viêm thượng. 2. Thủy số 1 nhuận hạ, thân xác người cũng là 1 sinh vật trong sinh giới, nó cũng bị chi phối bởi các quy luật vật lý và sinh học như các động thực vật khác vì vậy : Dịch viết: Thủy nhuận hạ, hạ đây không phải là hạ cấp- bên dưới mà là sự ràng buộc vào thế giới vật chất , không ăn-uống không trao đổi chất thì không thể sống ̣được . 3. Thạch số 4 viết Tòng cách (nguyên văn Kim viết Tòng cách) Tòng là tuân theo Cách là sửa đổi Hướng Tây là cứng (Hà Thư) là mối quan hệ người – tự nhiên (tứ tượng) nên trong ngũ hành tượng trưng bởi đá, tục ngữ Việt thường nói cứng như đá; không thay đổi là đặc tính của quy luật lý lẽ. Chi phối mối tương quan con người và tự nhiên là lý lẽ; đứng trước các quy luật con người chỉ có một cách duy nhất là tuân theo, không thể nào sửa đổi được vì nếu sửa đổi được thì đâu có còn là quy luật tự nhiên, đó chính là nghĩa chữ Tòng. Tôn trọng các quy luật để vận dụng ngay các quy luật đó làm lợi cho mình gọi là tòng - cách. Thí dụ: ta không thể bắt nước chảy ngược từ thấp lên cao được; nhưng vận dụng ngay quy luật nước chảy xuống thấp để đắp đập tưới tiêu, làm thủy điện v.v… Biến thủy tai thành thủy lợi đấy chính là tòng cách. 4. Mộc số 3 viết khúc trực Khúc trực có nhiều ý: - Gẫy khúc và thẳng thắn - Cong và ngang - Gián tiếp và trực tiếp Ý rất rõ : muốn đến thẳng phải đi đường vòng … nói như thế nghe hơi kỳ… Quẻ Mộc phương Đông chỉ mối tương quan – Người và môi trường xã hội . Hà thư có vòng trong là vòng sinh, vòng ngoài là vòng thành; vòng thành chỉ những gì đã hiện ra; đã hình thành rồi; nhưng cái gốc rễ sinh ra nó lại nằm chìm ở vòng sinh. Thí dụ: trộm cắp như rươi có nguyên nhân chính ở vòng trong là: sự thiếu thốn quá mức như vậy nhà cầm quyền không phải chỉ biết có trừng phạt… mà còn phải biết giải quyết tệ nạn tận gốc rễ tức làm sao để không còn nghèo đói, ai cũng đủ ăn, đủ mặc. Tóm tắt mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa, muốn giải quyết nó tức “trực” thì phải thay đổi nguyên nhân đã tạo ra nó tức “khúc” . Mộc viết khúc trực không phải là một quan niệm cổ nữa khi hiểu đúng nó trở thành một định luật của ngành khoa học chính trị hiện đại. 5. Cam số 5 viết giá - sắc Nguyên văn trong Dịch học của Tàu Thổ viết giá sắc. Cam là hành trung tâm, là nơi xuất phát và qui về. Cam ở đây chỉ con người sống thực, một đời sống bị vây tứ phía bởi các quy luật tự nhiên và xã hội . Cam = chính ta, tại đây, lúc này. Dịch viết: cam viết giá sắc (nguyên văn Thổ viết giá sắc) . Giá là gieo, sắc là gặt ; con người là kẻ gieo nhân và cũng chính họ là người gặt quả ., ý nghĩa quan trọng nhất ở ̣đây là sự chủ động trong diễn trình sinh hóa vũ trụ ; chính sự chủ động này đã xác lập đẳng cấp chủ nhân đối với vạn vật . Con người phát động chuỗi phản ứng dây chuyền trong mối tương tác : xã hội – con người – tự nhiên và cũng chính con người lãnh hậu quả sau cùng. Dịch học chỉ ra 2 chuỗi phản ứng : ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc . Sinh và khắc là Hán Tự ký âm từ Việt . Sinh có gốc là Chữ suôn trong suôn sẻ thuận lợi ; suôn → sinh; Sinh ở đây không có ý nghĩa là sanh đẻ. Chữ khác → khắc, khắc chế , khác có nghĩa là vận động khác chiều hay trái chiều tự nhiên . Nếu 2 lực thúc đẩy đồng chiều thì tổng là số cộng còn nếu 2 lực trái chiều thì tổng là số trừ của nhau. Đấy chính là ý nghĩa toán học của sinh và khắc. Còn ý nghĩa triết học là: Sinh là đồng chiều với khuynh hướng tự nhiên, nếu cứ để tự nhiên đừng can thiệp vào bằng nỗ lực chủ quan thì chiều diễn biến sẽ như thế. Ngược lại: khác là bơi ngược dòng nên hậu quả là rất tốn công sức, rất mệt mỏi mới có thể đến đích. Sở dĩ con người phải chấp nhận sự mệt mỏi, vất vả vì đi theo chiều khắc là đi đường tắt, đường đến đích ngắn nhất, nhanh nhất. Bằng nỗ lực chủ quan mà vượt lên bất chấp điều kiện khách quan. Thực tế vận động theo vòng nghịch chỉ 1 số ít thánh nhân thành công còn đối với người phàm như đại đa số cái gọi là giống người thì chiều khắc chỉ được coi là ý hướng, cố gắng tiến đến càng gần càng tốt, dù chỉ rút ngắn được một khoảng nhỏ tượng trưng cũng đà xứng mặt “quân tử ” , còn quần chúng không cần đi tắt cứ bình thản theo vòng sinh mà đi. - a . Ngũ hành tương sinh . Tương sinh nghĩa là thuận theo khuynh hướng tự nhiên . Chúng ta vẫn thường quen đọc là cam sinh thổ, thổ sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh cam… Đơn giản hóa chuỗi sinh này: Cam → Thổ → Thủy → Mộc → Hỏa → Cam Với Dịch lý người Tàu vòng sinh như sau: Thổ → Kim → Thủy →Mộc →Hỏa →Thổ Vẽ theo đồ biểu ngũ hành ta có vòng sinh: Con người từ nguyên thủy tiến lên từng bước đến văn minh. Xuất từ con người tức hành Cam, đầu tiên xử lý mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên tượng trưng bởi hành Thổ (Thạch) cụ thể là tăng tiến tri thức khoa học và cải tiến công cụ để tạo ra năng suất mỗi ngày mỗi cao hơn, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn và đưa đến: Thổ sinh Thủy: ý nghĩa là dựa vào sự thăng tiến khoa học kỹ thuật mà đời sống vật chất của con người được cải thiện, nâng cao lên. Thủy sinh Mộc: Mộc là tình cảm giữa con người với nhau, khi của cải vật chất dồi dào, nhu cầu cho sinh tồn không bức bách nữa thì con người dễ thông cảm với nhau, dễ tôn trọng chia xẻ hơn, thực ra tình cảm đối với con người cũng là một bản năng cũng y như bản năng sinh lý vậy, tình cảm chỉ lụi tàn khi bị bản năng sinh tồn lấn lướt. Mộc sinh Hỏa: Khi cuộc sống đã ít phải lo toan, mối liên hệ người và người đã tốt đẹp thì sự thăng tiến trong đời sống tinh thần trở nên dễ dàng hơn. Khi ăn bữa nay lo chạy bữa mai thì khó nói đến việc tự chủ tự cường càng khó hơn để nói đến sự chia sẻ . Con người phải nhắm đạt 3 chữ chủ : làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và làm chủ xã hội Làm chủ bản thân tức sự đấu tranh giữa ý hướng vươn lên của tinh thần và sự kéo xuống của dục vọng, rõ ràng khi nhu cầu vật chất không thiếu thốn nữa, con người dễ vươn lên hơn nhiều. b . Ngũ hành tương khắc: Vòng tương khắc như sau: Cam khắc Thủy - Thủy khắc Hỏa- Hỏa khắc Thạch- Thạch khắc Mộc- Mộc khắc Cam. 4 khía cạnh của ý thức là: Hỏa = ý chí, Thủy = dục vọng, Mộc = tình cảm, Thạch = lý lẽ và Cam là Nhân nơi dung hợp cả 4 khía cạnh. • Cam khắc Thủy: bước đầu phải diệt dục để trở thành vô cầu. • Thủy khắc Hỏa: khi đã diệt dục rồi thì tinh thần thảnh thơi tự tại không bị lôi kéo bởi vật dục nữa, tinh thần thăng hoa tột đỉnh đạt trạng thái gọi là vô vọng. • Hỏa khắc Thạch: khi đã đạt vô cầu, vô vọng bản thân không còn bị ràng buộc của tục lụy trần gian; lý lẽ, đúng sai, phải trái không còn ý nghĩa nữa, nghĩa là đã vượt vòng cương tỏa thong dong tự tại trong trạng thái vô chấp, các quy luật thông thường của tự nhiên và xã hội đều vô can với mình. • Thạch khắc Mộc: cái vô thứ 4 đạt đến là vô biên, sau vồ cầu, vô vọng, vô chấp đỉnh cao mà con người có xương có thịt đạt đến được là vô biên; không còn các biên giới phân ranh giữa ta và người khác. Đạt đến mức này, thì từ sở hữu không còn ý nghĩa nữa tức có thể xây dựng chế độ cộng sản trên trái đất này. • Mộc khắc Cam: bước cuối cùng của hành trình tương khắc là trở về với nhân tức con người, nhân cũng chính là bước khởi đầu chuỗi tác động dây chuyền, nhưng con người bây giờ không còn là là con người cũ nữa, sự tột đỉnh của hữu đã biến thành… vô, con người cá thể không còn, thay vào đấy là tột đỉnh vô ngã… tức không còn là người theo nghĩa thông thường nữa mà là thánh nhân. Tương khắc thực chất là con đường tu hành, chỉ có 1 số người có phẩm chất đặc biệt mới theo được… Ta tuyệt đối không bao giờ được sai lầm, đem áp dụng cho cả xã hội- cộng đồng, nếu bừa bãi cuối cùng chắc chắn là rơi vào đường đi không đến… hay càng đi càng xa đích nghĩa là trầm luân khổ ải vô bờ. Vậy thánh nhân chỉ ra ngũ hành tương khắc để làm gì? Nếu vận dụng thành công ngũ hành tương sinh ta có thể xây dựng được một cộng đồng giàu mạnh; nhưng giàu mạnh chưa chắc đã là hạnh phúc, có khi còn ngược lại … khổ hơn khi chưa giàu. Hạnh phúc là một xúc cảm nội thể tạo nên bởi các yếu tố nội sinh, các yếu tố bên ngoài chỉ ảnh hưởng mà thôi, ảnh hưởng dù mạnh tới đâu cũng vẫn là ảnh hưởng, quyết định vẫn là chuyện của bên trong. Chính vì vậy mới phải có vòng tương khắc. Một xã hội dù giàu có tới đâu cũng không thể là xã hội an hòa khi trong lòng nó vẫn tồn tại mâu thuẫn rất cơ bản; một bên là tính hữu hạn của vật chất và bên kia là lòng tham vô hạn của con người, của cải vật chất thủ đắc biết bao nhiêu cho đủ? Chính vì vậy mà thánh nhân mới tác Dịch để dạy chúng ta vòng tương khắc; tính hữu hạn của vật chất là khách quan ta không can thiệp được nhưng vế sau là lòng tham lam của con người thì có thể uốn nắn, sửa đổi được. Ta nhận xét: Ngũ hành tương sinh tồn tại trong văn minh nhân loại với tư cách là nền khoa học, khoa học tiến hóa xã hội. Ngũ hành tương khắc lại có tư cách một nền đạo đức xã hội, nó thúc dục, định hướng sinh hoạt nội tâm mỗi con người và sau cũng chính nó chứ không gì khác dẫn con người đến hạnh phúc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites