Lê Bá Trung

Một số kiêng kỵ làm nhà nên tránh.

1 bài viết trong chủ đề này

Theo quan niệm phong thủy; người Trung Quốc khi xây nhà kiêng kỵ một số điều sau:

Kho để chứa lương thực, thuộc Thổ, nền xây tại phương Thổ, tức phương sinh vượng, không được xây tại phương Mộc.

Posted Image

Sương lang (hành lang) là một bộ phận của nhà ở. Thuật phong thủy coi hành lang như tay chân của nhà. Không có chân tay, không làm được gì. Hành lang có nhiều quy cách, không được ngộ sát, không được thiếu hành lang, không được xa tường. Có hậu lang (hành lang sau) tất phải có hành lang trước. Hành lan hai bên phải dài rộng bằng nhau.

Thiên đỉnh là khoảng đất trống lộ thiên trong nhà. Thiên tỉnh không được có hình chữ nhất (-), không được làm nhà, phòng phía trên thiên tỉnh. Không được chứa nước ở thiên tỉnh, cũng không được xếp đá lung tung ở thiên tỉnh. Thiên tỉnh cũng không được quá sâu quá dài, tốt nhất là vuông vắn như bàn cờ.

Nhà xí là nơi đại tiểu tiện, nhà xí kiêng các phương Càn Hợi Nhâm Tí Quý, lại kiêng xây ở chỗ lai mạch của ngôi nhà, kiêng ngay sau chính đường (phòng chính). Những phương vị này không được làm ô uế. Duy phương vị khắc với tọa sơn là hữu tù thì có thể đặt nhà xí, như Mão sơn thì Canh Thân là hữu tù; Nhâm sơn thì Cấn không là hữu tù. Trước cửa có bể phân thì sinh bệnh đường ruột, đất nhà xí ở lai mạch thì chết vì bệnh đậu mùa.

Bản thân mỗi ngôi nhà là một “thế giới”. Tường rào là chỉ giới hạn của cái “thế giới” đó. Tường rào nhà ở không được nứt vỡ, gây cảm giác không an toàn, không phát huy được vai trò của tường rào.

Dây leo không được bám đầy tường rào. Bởi dây leo dễ có sâu bọ và tăng quá mức độ ẩm cho ngôi nhà.

Không trổ cửa sổ lớn trên tường vây, vì như vậy là “chu tước khai khẩu”, dễ bị điều tiếng.

Tường vây mà trước rộng sau hẹp, không tốt.

Tường vây trước hẹp sau rộng thì gọi là “Thoái điền bút”, tiền không vào nhà.

Tường vây không được cao quá hoặc thấp quá, cũng không được áp sát nhà. Góc đông bắc của tường vây không được vỡ nứt.

Không được xây tường rào trước, xây nhà sau, nếu không phạm vào chữ “tù”.

Mái hiên trên tường vây không được rộng quá hai thước, nếu không vợ lẽ sẽ nắm quyền trong nhà.

Hai bên cổng lớn, tường phải cao thấp rộng hẹp bằng nhau và phải đúng quy cách.

Cửa là phụ kiện quan trọng nhất của nhà ở, vì cửa là bộ mặt, là yết hầu, là tiêu chí thịnh suy của ngôi nhà. Cửa khơi thông không gian trong với ngoài ngôi nhà, là thông qua cửa, trên có thể tiếp thiên khí, dưới có thể tiếp địa khí, đón lành tránh dữ. Vì thế người ta phân biệt cửa vượng và cửa suy:

Cửa thông với đường cái lớn là rất quan trọng. Khí sinh ra ở trên đường, hễ mở cửa là khí tràn vào nhà. Nếu cửa bỏ vượng mà lấy sát, thì điều dữ sẽ ập đến.

Hai nhà đối diện cửa, nhà nào cửa cao hơn thì nghèo.

Cùng một dãy nhà, cửa nhà nào to hơn thì ăn nên làm ra.

Đối diện với cửa quan, cửa ngục, cổng thành thì cực xấu (đại hung).

Đối diện với triều môn (cổng hoàng cung), cổng kho lẫm, thì không yên ổn.

Không được xây lầu trên cổng (môn lâu), nếu xây môn lâu phải hết sức đúng quy cách. Môn lâu sáng giá là môn lâu đem lại điều lành. Môn lâu không được lệch về bên trái hay bên phải, cũng không được cao quá hoặc thấp quá. Môn lâu phải lưng quay về hướng bắc, mặc quay về hướng nam, nói vậy có nghĩa là nhà ở phương Khảm thì phương Tốn (đông nam) là tốt nhất.

Làm cổng là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí”, cổng phải đón được khí, lại có thể tụ khí, không để khí bị đè chết.

Các cổng trong cổng lớn, đều căn cứ vào nguyên tắc tương sinh của ngũ hành, không được khắc chế lẫn nhau. Các cổng không được cùng một hướng, nếu không “khí” sẽ thoát đi mất.

Cổng mà nhỏ thì không tốt, không khí không lưu thông, bất tiện khi ra vào, cũng thiếu vẻ đẹp. Nếu nhà nhỏ cổng to, cũng không tốt, không an toàn, không thực dụng.

Nhất thiết không để tảng đá đối diện với cổng nhà ở. Đá tảng gây trở ngại, người già trẻ em dễ bị vấp ngã, cũng không thuận tiện cho việc quét dọn.

Nếu cửa hoặc cửa sổ mở ở mặt nam của nhà thì tốt nhất nên có hiên hoặc tấm che nắng, nếu không sẽ cãi nhau.

Cửa trời (ô cửa lên tầng hộ thiên) của nhà mái bằng không được mở ở góc tây nam hoặc đông bắc của mái bằng. Cửa trời không được mở nhiều, nếu không, dương khí quá thịnh.

Cửa sổ của nhà ở mở về hướng bắc, sẽ dẫn đến phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Những ngôi nhà riêng biệt, nhất thiết phải có cửa sau. Cửa trước cửa sau là để lưu thông không khí và thuận tiện cho việc đi lại ra vào và nếu cửa trước bị hỏa hoạn thì có thể ra khỏi nhà bằng cửa sau.

Mấy nhà xây cùng một dãy, phải cùng trên một đường thẳng, tục gọi là “xống”, còn gọi là long (rồng). Nhà cao thấp phải như nhau. Nếu nhà nào nhô ra trước, gọi là “cô nhạn xuất đầu” (chim nhạn một mình ló đầu ra) chủ nhà bị chết chồng hoặc vợ.

Nếu nhô ra phía sau, gọi là “thác nha” (răng khểnh), vợ chồng không có êm thấm.

Nếu cao thấp không đều, cao đè thấp. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, tuyệt đối không cho nhà bên phải cao hơn nhà bên trái. Tập tục quy định: tả thanh long hữu bạch hổ, thà rằng để thanh long cao vạn trượng, chứ không cho bạch hổ ngẩng đầu lên.

Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.

Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.

Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.

Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là nê tiêm sát. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.

Nhà kiểu chữ bát: mồ côi, nghèo khổ, nhiều tật bệnh.

Nhà kiểu chữ hỏa: bế kinh.

Nhà kiểu cái quạt: vất vả, lênh đênh.

Quá giang nhỏ cột to, cột bé tí: thường bị người áp đảo.

Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) mà không có chái, nhà đổ bị ôn dịch.

Nhà to không lưu gió, tan nát, người không có.

Nhìn từ xa, nhà như ở dưới hồ, cô quả (góa vợ góa chống), nhân khẩu hiếm.

Nhà trước cao nhà sau thấp, hại con, xung khắc vợ.

Nhà sau cao, nhà trước thấp, già trẻ đều mê muội.

Giữa cao, trước sau thấp, vợ chồng không hòa thuận.

Giữa cao, trái phải thấp, hay bị chuyện thị phi.

Chân tường rơi lả tả, sa sút và tai họa.

Mặt bằng của nhà ở phải trước cao sau thấp, không được sau cao trước thấp. mặt bằng diện tích trước hẹp sau rộng thì cả phú lẫn quý.

Mặt bằng diện tích trước rộng sau hẹp, của cải ít.

Mặt bằng diện tích hình tam giác, không người lẫn của.

Bốn góc mặt bằng đều có khiếm khuyết, tuyệt đối không được ở.

Nhà quá to, nhân khẩu quá ít, không tốt. Nhà quá nhỏ, nhân khẩu quá đông, không tốt. Nhà ở của các con không được làm trong sân nhà cha mẹ.

Nếu ghép hai nhà làm một thì không được nối liền mái hiên.

Mặt tiền rộng hơn chiều dài, không tốt.

Số phòng trong nhà, bao gồm phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà tắm, nhà xí v.v… có liên quan đến lành dữ. Một phòng là cát. Hai phòng không can hệ gì. Ba phòng là hung. Bốn phòng, hung. Năm phòng, cát. Sáu phòng, cát . Bảy phòng, cát. Tám phòng, hung. Chín phòng, cát.

Số lượng cũng chỉ được là số lẻ, tránh số chẵn.

Nhà ở nên dùng gỗ thuộc dương, như tùng, san, mai; không được dùng gỗ thuộc âm, như lật, nam, hòe.

Từ bên ngoài mà có thể trông thấy cột cái thì sẽ có đứa con bất hiếu.

Nhà xây dựng xong, ngoại hình không được như chữ sơn hoặc chữ đột. Nhà như vậy không đẹp, cũng không an toàn.

Nguồn: Nhà VH xuất bản thông tin

Share this post


Link to post
Share on other sites