nhatnguyen52

Dịch học họ HÙNG -I

5 bài viết trong chủ đề này

Dịch học họ HÙNG . bài 1.

PHẦN I

DỊCH HỌC TỔNG QUÁT

I . Dẫn nhập .

1 . Dịch học họ HÙNG- Đôi lời nói trước:

Dịch lý nghĩa là: Lẽ biến đổi, do vậy Dịch lý bao trùm vũ trụ, vì trong trời đất, không có gì là không thay đổi, khác nhau chỉ ở tốc độ dời đổi mà thôi, nhanh thì vài phần tỷ của giây, chậm thì hàng tỷ năm.

Dịch học là sự nhìn nhận tiếp cận Dịch lý thông qua hệ thống ký hiệu như ngôn ngữ văn tự đồ hình .v.v..; như vậy Dịch lý chỉ có một nhưng có thể có nhiều nền dịch học ; cho tới nay, ít ra cũng có 3 nền Dịch học khác nhau đã được biết tới, đó là Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch và Chu Dịch.

Theo Cổ Thư Trung Hoa thì Liên Sơn Dịch là Dịch học nhà Hạ, Quy Tàng Dịch là Dịch học nhà Thương và Chu Dịch là Dịch học của nhà Chu.

Dịch Liên Sơn và Quy Tàng nay đã thất truyền, chỉ còn Chu Dịch trở thành một trong Ngũ Kinh; linh hồn của văn minh Trung Hoa thường gọi là Kinh Dịch.

Trung Hoa và Việt Nam cổ là 2 Quốc gia theo chế độ Sĩ trị nghĩa là ai muốn làm quan thì phải đi học, học hàm Tiến Sĩ hay Ông Nghè là điều kiện để kẻ Sĩ được bổ làm Quan; Ngũ Kinh là sách buộc phải “làu thông” của Sĩ tử.

Nói như thế để ta thấy sự quan trọng của Kinh Dịch đối với vận nước hay sự hưng thịnh, suy vong của dân tộc Trung Hoa như thế nào. Kinh Dịch chưa bao giờ và không bao giờ là sách bói toán, bàn chuyện quỉ thần cả; sỡ dĩ có việc phân định này vì trình độ văn minh của kẻ chiếm lĩnh kinh Dịch và nội dung hàm chứa trong Kinh Dịch cách nhau quá xa, không thể hiểu nổi nên cho là chuyện quỉ thần… Cũng như một chàng chăn ngựa lang thang trên thảo nguyên vô tình nhặt được cuốn sách viết về thuyết tương đối của Einsten thì đối với bản thân anh ta và đoàn trại chăn nuôi của anh ta: cuốn sách trên cũng chỉ là sách bói toán quỉ thần mà thôi vì nó ghi toàn những cái “không hiểu nổi…”

Để đi vào phần chính của sách xin có đôi lời nói trước tránh những phiền toái không đáng có.

1. Không tranh dành với ai.

Dịch Lý có 1 nhưng Dịch học thì có nhiều, tuỳ phương cách và vị trí tiếp cận nên khi gọi là Dịch học họ Hùng không mang nghĩa xác định Kinh Dịch là của Việt Nam; đã có Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch tại sao lại không thể có Dịch họ Hùng ? .

2. Sẵn sàng tranh luận.

Khi 1 ý tưởng gọi là mới được đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, dựa trên các luận cứ khoa học để tranh luận sẽ hiển lộ chân lý đó là điều đáng mong đợi nhưng không nên sa vào các cuộc tranh cãi không bờ bến gì cả, vì tranh cãi như thế chỉ mất thì giờ vô ích, không thể đạt được sự nhất trí, ví dụ … Khổng Tử than: “… Hà không xuất đồ…, Lạc không xuất Thư…”; căn cứ vào chỗ nào để khẳng quyết… Hà là Sông Hoàng Hà hay Mạnh Hà ; Lạc là Lạc Thuỷ … trên đ̣ất Trung quốc , gỉa dụ ngay giờ ta nói Hà chỉ Hồng hà hay sông Hồng và Lạc là sông Lô ở Việt nam thì sao ?... Nếu tranh cãi với nhau về điều này thì làm sao có thể thống nhất ? Dựa vào đâu mà kết luận sai hay đúng .

Dịch học là sự nhìn nhận hay nhãn quan về thế giới và cuộc đời. Dịch học họ Hùng là ý thức hệ của người họ Hùng, nó định hướng tư tưởng người Việt từ ngàn xưa; biểu tượng Dịch lý hay Dịch tượng đã trở thành ngôn ngữ của con cháu nhà Hùng; mọi sự hiểu biết đều là hiểu biết dưới ánh sáng của Dịch lý... Dưới gầm trời này không có gì nằm ngoài Dịch lý vì Dịch là biến động mà giới tự nhiên có gì không biến động?

Sự việc ngôn ngữ Việt được cấu thành dựa trên Dịch lý đủ xác quyết câu “Dịch học họ Hùng” không cần bàn thêm. Từ đây cũng thấy 1 việc đơn giản: Muốn học hay tìm hiểu về Dịch học Họ Hùng thì phải thông thạo ngôn ngữ Việt, Dịch học không thể Dịch sang ngôn ngữ khác được, ngay với Hán văn , thứ ngôn ngữ thân cận nhất với Việt ngữ, ăn chung 1 bàn nằm chung 1 chiếu cả ngàn năm rồi vẫn không thể chuyển tải trọn vẹn Dịch lý được, chính vì thế mới gây nên “bát quái trận đồ”… chỉ có vào mà không có lối ra cho những ai muốn học Dịch.

Cũng 1 Kinh Dịch thôi mà hàng ngàn học giả viết về nó, bàn về nó… đặc biệt càng viết, càng bàn càng không hiểu. Mỗi khi có thêm 1 tác phẩm viết về Dịch thì xem ra ...lại thêm 1 phần rối rắm, thử hỏi từ cổ chí kim nào đã có ai dám vỗ ngực xưng tên nói mình quán thông Dịch lý ?

Ai cũng phảng phất thấy trong Dịch học tàng chứa cái gì đó rất là cao siêu, tinh diệu… nhưng cụ thể cao siêu tinh diệu ở chỗ nào, nguyên lý vận động của các dịch tử ( phần tử dịch học là gì )? … thì chưa thấy ai chỉ ra …người ta dừng ở mức áp dụng những công thức sẵn có trong dịch học…không 1 lời giải thích .

Tất cả chỉ tại vì: Hán Văn không thể chuyển tải được trọn nghĩa Dịch học, nên học Dịch bằng Hán Văn thì dù có tốn công sức tới đâu cũng chỉ là gãi ngoài da mà thôi. Nội dung cuốn sách này sẽ minh chứng điều đó.

Dịch học Họ Hùng có nhiều điểm rất khác với Chu Dịch, những chuẩn mốc dùng xác định chính là từ ngữ và tục ngữ Việt Nam, dân tộc hậu duệ chính dòng họ Hùng.

Dịch học được khởi phát bởi Vua Bào Hy, có nghĩa là Dịch đã có từ thời Thái cổ, thời của truyền thuyết... vậy mà lại rất “hiện đại”, ngày nay khi tìm hiểu, nghiên cứu vẫn không đủ từ để thực thấu đáo, tỏ tường, như thế ta phải thống nhất về ý nghĩa để tạo 1 số từ mới:

1. Dịch Tượng

Trong Hoa ngữ chữ tượng này chính là con voi; được mượn để chỉ sự tượng trưng thường được ghép với nhiều chữ tạo thành các từ kép như: biểu tượng, ngẫu tượng, hiện tượng, hình tượng, tượng hình (chữ)...

Dịch Tượng là những dấu hiệu hình ảnh được mượn để mang thông tin chứa 1 ý nghĩa nào đó, chính nhờ những tượng tin mà con người có thể hiểu , truyền dẫn và lưu trữ thông tin về dịch học ..

Ngày nay trong Hán ngữ người ta dùng từ: mã tin là từ tương đương với tượng tin trong Dịch học Họ Hùng nhưng ta thấy ngay sự khác biệt; tượng là tượng trưng, tức mượn một vật một việc chỉ 1 số ý nhất định nào đó, khiến trí khôn con người có thể hiểu được và truyền thụ được cho nhau; còn mã thì ...đành “không biết”....

2. Tượng số

Những con số được phân định gánh một thông tin trong trường hợp nhất định, chuyên biệt nào đó từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã số

3. Tượng vạch

Hệ thống các dấu hiệu, cấu tạo bằng các vạch, theo qui ước mang những thông tin nhất định được mọi người chấp nhận từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã vạch

Những chữ “tượng” được thay bằng “mã” trong Hán ngữ ... là một phần trong kỳ án lịch sử Hán – Hoa, sự việc được khẳng định trong cuốn “Sử thuyết Họ Hùng” trong đó sách chỉ ra nguyên nhân việc tráo voi bằng ngựa rõ ràng nhất đã có học giả người Tàu thay Tứ tượng bằng Tứ Mã.

Thực kỳ lạ khi những gì đã có từ rất xa xưa, tưởng là thời con người còn “ăn hang ở lổ” nay hoàn toàn tương thích với ngôn ngữ số hóa, đó là 1 phần của sự “đặc biệt” chỉ ở Kinh Dịch mới có sự thống nhất cổ xưa và hiện đại như thế .

Sở dĩ phải tạo ngay những từ kép với chữ “tượng” vì về căn bản Dịch học Họ Hùng trải qua 2 thời kỳ rất rõ rệt.

Thời Thái cổ - nghĩa là còn trong truyền thuyết Dịch lý họ Hùng dùng “tượng số” để diễn ý.

Sang thời cổ tức thời lập quốc họ Hùng cách nay khoảng 5000 – 6000 năm; Dịch chuyển sang dùng “tượng vạch” làm phương tiện diễn đạt, 6 tầng vạch hoặc đứt hoặc liền tổ hợp thành 64 nguyên tố Dịch học, thường gọi là quẻ trùng hoặc quẻ chồng.

Về mặt vật chất chỉ với hơn 100 nguyên tố hóa học mà với các cách liên kết khác nhau đã tạo ra thiên hình vạn trạng, tạo ra cả vũ trụ mênh mông.

Tương tự các nguyên tố Dịch học cũng liên kết với nhau theo nhiều cách để kết cấu nên một thế giới liên tục vận động, cũng thiên hình vạn trạng đến nỗi cả vũ trụ mênh mông chỉ là 1 phần của nó... phần còn lại chính là ý thức của con người, ý thức và chủ động là đôi cánh của Dịch học, không có đôi cánh này thì vũ trụ mãi mãi vẫn chỉ là cái mênh mông, không có ý nghĩa gì, không giá trị gì.

Bài 2,3,4 viết về sự liên quan giữa Trống đồng và dịch học xin đọc những bài đã đăng trước .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 5

4 . Thập nhị địa chi của người VIỆT.

Trước hết xin nói ngay sự kiến giải ý nghĩa 12 địa chi của trong bài này không phản bác những gì đã được nêu lên từ trước vì dịch lý là vô cùng vô tận, mỗi khía cạnh nhìn thấy được từ một người đều là sự bổ sung vào những gì đã có để dịch học ngày càng đầy đủ phong phú hơn.

12 con giáp là 12 tính từ hay trạng từ nói lên tính chất chứa trong 4 từ gốc chỉ định bởi 4quẻ : Kiền-Khôn-Ly-Khảm.

Kiền chỉ những gì to lớn.

Khôn chỉ những gì nhỏ bé khi dùng như một sự đối ngịch với Kiền.

Ly chỉ sự sáng suốt của lý trí,

Khảm chỉ tình thân giữa người với người.

Posted Image

12 con giáp chia thành 4 cụm :

- Kiền---: Tỵ, ngọ, mùi- xoay quanh sự cao- lớn- nhiều

- Khôn –---;hợi ,tý,sửu- chỉ những gì nhỏ- thấp- ít

- Khảm –--: thân,dậu,tuất chỉ sự thân ái- gần gũi giữa con người với nhau

- Ly----: dần , mão, thìn chỉ sự sáng suốt -thấu hiểu vận động của tự nhiên.

Ta có 4 cụm từ triển khai ý nghĩa 4 mặt của đồ hình hiện nay gọi là Tiên thiên bát quái.

-1__ Cao –lớn- nhiều.

TỴ: Người miền trung VN gọi cái tô là tộ cả 2 đều biến âm từ chữ to, dân gian còn hay nói bự tổ cha hay to tổ chảng, ta thấy tỵ cũng chỉ là 1 trong các biến âm tạo từ gốc ở chữ to mà thôi.

NGỌ: Biến âm từ chữ nghệ nghĩa là đỉnh cao, từ nghệ ta thường dùng trong từ kép như nghệ thuật, điệu nghệ .v..v.

MÙI : Từ ‘mùi’ chỉ là đã đến cực điểm như trong nghĩa của từ kép : Chín mùi , tình thế đã chín mùi....nghĩa là đến lúc không thể như trước được nữa buộc phải biến cách thay đổi đi thôi.

_ 2 _ Nhỏ- thấp- ít.

HỢI : là biến âm của hơi , ta thường dùng từ điệp hơi hơi để chỉ 1 lượng số còn ít như nói: hơi hơi đau tức là chỉ đau 1 chút thôi và phản nghĩa của nó là sâu đậm.

Hơi còn biến âm thành hời như trong hời hợt nghĩa là chỉ một chút bên ngoài .

TÝ : Tý chút hay tý ty chỉ số lượng rất nhỏ,âm Tý là điển hình thuần Việt ngữ không biến âm .Ty trong hoa ngữ trở thành thấp cũng là tính chất của quẻ Khôn.

SỬU : sửu biến âm từ xíu , tý xíu hay xíu xiu cũng nghĩa là rất ít .

_3 _ thân- cận .

THÂN : Chữ thân được ghép với nhiều từ để nói lên sự gần gũi do mối dây tình cảm như thân thiết, thân mật, thân yêu, .v.v.,

DẬU : là biến âm của từ Dịu của tiếng Việt thuần túy như ta thường nói : dịu dàng , dịu ngọt , hiền dịu .v.v. hoặc cũng có thể là biến âm của dụ giỗ , dỗ dành ....,tất cả chỉ sự biểu lộ một tình cảm dễ thương, dễ mến .

TUẤT : Tuất có gốc từ chữ Tiếp nghĩa là liền kề như trong các từ tiếp giáp , tiếp cận ý noí có sự khăng khít như dính chặt vào nhau vậy.

_ 4 _ sáng suốt-hiểu biết.

DẦN : Dần là biến âm của chữ rành của Việt ngữ , rành rọt , rành rẽ, rành biến thành dành rồi thành dần , trong phát âm của người Tàu không có âm R và Đ đôi khi họ ký âm tiếng Việt khác khá xa nhưng nếu nắm chắc ngữ nghĩa ta có thể nhận ra như từ rung Việt ngữ đồng nghĩa với động có khi dùng cả 2 thành ra: rung động, rung biến âm thành lung như rung rinh biến thành lung linh , người Tàu ký âm chữ rung thành ra lung vì họ không có âm R, từ lung Hán việt đọc thành Long là con rồng , trong dịch học phương Đông là phương động tức rung viết thành lung là con rồng và được biểu thị bằng quẻ THÌN là từ đồng nghĩa với LONG.

MẸO : Mẹo trong tiếng Việt chỉ cách sử lý một vấn đề nào đó đạt hiệu qủa, mẹo còn có nghĩa là phương pháp- cách thức, chữ mẹo ở đây đồng nghĩa với mưu trí mà ta có khi dùng song đôi thành ra: mưu mẹo, nói chung nó chỉ việc con người dùng trí óc mình giải quyết 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống.

THÌN : chữ Thìn này là chữ ký âm của chữ Thần trong từ kép Thần thông nghỉa là thấu suốt mọi vấn đề, nó cũng chính là chữ Thần trong Thần thánh, không phải là từ ‘độc quyền’ của Hoa ngữ mà Thần được dùng chung trong cả Việt và Hoa ngữ.

+++++++++++++++++++

12 con giáp là 12 là tính chất hay tình trạng ở cõi nhân sinh ta có thể tóm gọn trong 4 từ : TO-NHỎ-LÝ-TÌNH:

To là tinh thần là ý chí, nhỏ là thân xác là của cải vật chất, lý chỉ ra mối tương quan giữa con người và tự nhiên , tình là sự ràng buộc con người với nhau .

Đặc biệt tới đây ta khẳng định : THẬP NHỊ ĐỊA CHI hay 12 PHẦN ĐẤT là sản phẩm của trí tuệ VIỆT vì một lẽ đơn giản: tên gọi của cả 12 chi đều là từ VIỆT được ký âm bằng Hán tự . Vì là ký âm nên bản thân 12 địa chi của người Tàu chẳng mang một ý nghĩa nào, không chỉ ra được một điều gì để đến độ phải vay mượn gán ghép vào đấy 12 con vật có lẽ cũng chỉ để cho dễ nhớ....mà thôi.

Ngược lại khi truy nguyên âm gốc trong Việt ngữ ta thấy ngay 12 địa chi là một phần của Dịch học , 12 chi chia thành 4 cụm triển khai ý nghĩa thâm sâu tàng chứa trong 4 qủe : CÀN –KHÔN- LY – KHẢM, tức là tứ chánh phương của Tiên thiên bát quái, nó bao quát cả 1 cõi nhân sinh sống động theo quan điểm dịch học trong đó nêu bật 3 mối tương quan đã hình thành đời sống của con người , 3 mối tương quan mà con người phải vượt trên chính mình để làm chủ, đó là mối tương quan nội thân giữa tinh thần và thể xác hay rõ hơn là giữa ý chí và dục vọng biểu hiện bằng 2 quẻ Càn- khôn trong đó caí nhỏ bé luôn phải tùng phục cái cao lớn , khôn phải luôn nghe theo càn, mối tương quan giữa con người và thế giới tự nhiên mà con người phải làm chủ thông qua con đường Khoa học và kỹ thuật được dịch học tượng trưng bằng quẻ ly hay lửa , và sau hết là mối tương quan giữa người và người được chỉ định bởi qủe Khảm . Nơi qủe Khảm Dịch học luôn nhìn vấn đề dưới 2 góc cạnh : tình cảm và sự tiến hóa , về tiến hoá xã hội thì chính bản thân dịch học đã là khoa học của sự tiến hóa ấy, mấu chốt với chúng ta là nghệ thuật vận dụng, đúng hay sai đồng nghĩa với thành công hay thất bại mà muốn vận dụng được thì trước hết phải học tập và nghiên cứu để hiểu biết dịch lý..., biết là khó lắm .....nên càng phải nỗ lực hơn nữa.

Khía cạnh khác của mối tương quan người-người là tình cảm , làm sao cho lòng nhân ái mỗi ngày mỗi đầy hơn ...; đến cùng tột là không còn phân biệt ta và người nữa,lúc ấy cửa thiên đường sẽ mở toang ...và hạnh phúc đến với mọi người, muốn được như thế dịch học dạy ta ‘dĩ hư thụ nhân’ trước hết phải vất cái tôi đi để lòng mình trống không ....quả. thực việc này khó ....khó vô cùng; người trần khó mà đạt đến nên thánh nhân đã mở cho chúng ta 2 con đường : tương sinh và tương khắc, với lòng mình phải quyết tâm theo vòng khắc còn đối nhân trong thực tế cuộc sống chỉ cần theo vòng sinh cũng là đủ xứng với chữ người . Sinh – khắc là gì ta sẽ tiếp tục bàn đến trong phần dịch học tượng vạch.

Một điều khiến người viết đang phân vân suy nghĩ nhiều ...: có thể thứ tự 12 chi đất chúng ta đang dùng : Tý,sửu,dần, mẹo,thìn,tỵ, ngọ,mùi,thân,dậu,tuất,hợi là đọc ngược vì theo dịch học quẻ Khảm chỉ tình cảm hay sự thương yêu nằm ở phương đông, thương hay thanh cũng là màu xanh chỉ phương đông, ngược lại quẻ Ly chỉ lý lẽ nằm ở hướng tây ,mặt trời đi từ đông qua tây như vậy 3 chi chỉ tình thân: Tuất ,Dậu,Thân phải đi trước Thìn, mẹo,Dần là 3 chi chỉ lý lẽ chiếm hướng tây mới hợp lý như vậy thứ tự đúng phải là:Tý,Hợi,Tuất,Dậu,Thân,Mùi,Ngọ,Tỵ,Thìn,Mẹo,Dần,Sử

u.

Nếu đúng như vậy thì hậu quả sẽ khôn lường vì năm âm lịch chỉ định bởi can chi , 1can đi với 1 chi thành tên 1 năm , 60 năm hết 1 vòng lại quay lại ban đầu nay nếu đảo lộn tất cả 12 địa chi thì lịch sử Trung Hoa và Đại Việt sẽ ra sao?.

Dù ra sao đi nữa thì sự hợp lý vẫn là điều phải tôn trọng vì đấy là khoa học; chúng ta còn phải suy nghĩ nhiều lắm mới có thể khẳng định được riêng người viết bài này cứ băn khoăn mãi với câu hỏi ... tại sao người ta lại cố ý đảo lộn, xé nát dịch học ra , phá cho tan nát như thế để làm gì ? phải chăng vì dịch học là cái nền của ĐIẠ LÝ-PHONG THỦY mà Địa lý- Phong thủy thì liên quan tới vận mệnh của cả quốc gia- dân tộc ..(.nếu ta tin như thế), trong dân gian vẫn nghe râm ran chuyện người Tàu tìm cách trấn yểm hoặc phá long mạch của nước Việt, phải chăng việc cố tình hủy hoại dịch học chính tông cũng là 1 phần của cái mưu ma chước quỷ ấy... ta lại nhớ đến điều tiền nhân chỉ bảo ...nỏ thần trấn quốc đã bị tráo mất đem về phương bắc (phương nam theo dịch lý) cái còn lại là đồ giả ..., vì đặt niềm tin vào món đồ giả ấy mà An Dương vương mất nước..., ý nghĩa thâm trầm sâu sắc vô cùng ...khiến ta càng phải nghĩ ngợi nhiều hơn nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 6

II .Dịch học tượng số hay nút thừng

Thời Thái cổ của dân Việt ít ra cũng cách nay hàng chục ngàn năm, nên Dịch học tượng số liệu chỉ còn lưu truyền được 1 số nét hết sức căn cơ và đơn giản.

A. Chục con

Dịch truyện nói về công dụng của quẻ QUẢI :

Thượng cổ kết thằng nhi trị hậu thế thánh nhân dịch chi dữ thư- khế ,bách quan dĩ trị vạn dân dĩ sát cái thủ chi Quải.

Thời thượng cổ thắt nút mà cai trị, thánh nhân về sau đã thay bằng chữ viết và khắc vạch. {thư-khế }- Bá quan dùng để cai trị, dân dùng đ̣ể xem xét công việc của mình, ý tưởng này lấy từ quẻ Quải.

Quải là biến âm của QUẺ , dịch truyện này giúp xác định từ quẻ trong dịch học đồng nghĩa với CHỮ hay văn tự.

Câu trên đã cho chúng ta thông tin về thứ tự trước sau cuả các loại văn tự:

- Chữ nút dây.

- Chữ khắc vạch .

- Chữ viết tức dạng văn tự còn dùng như ngày nay.

Chữ nút dây và khắc vạch chính là tượng số và tượng vạch trong dịch học và các chấm đ̣iểm của HÀ và THƯ chính là những ký hiệu thay thế các nút dây thực thể của văn tự kết thằng.

Ta có 10 chữ nút số:

Posted Image

Trong thượng thưThiên HỒNG PHẠM chép :

“ngũ hành : nhất viết thủy, nhị viết hoả, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ, thủy viết nhuận hạ,hoả viết viêm thượng, mộc viết khúc trực, kim viết tòng cách, thổ viết giá sắc.....”

Đối chiếu với Hà thư ta thấy rõ ràng cổ nhân đã coi chữ nút dây là các số đếm.

Tục ngữ Việt có câu : 3 chìm,7 nổi, 9 ḷênh đênh .. ., tưởng chừng như vô nghĩa ; thực ra đây là bài dạy về dịch học mà chỉ là người Việt mới hiểu.: nhìn vào Lac đồ:

2 9 4 -3 chìm chỉ số 3 nằm ở phương tây tức phương Mặt trời lặn

đông 7 5 3 tây - 7 nổi chỉ số 7 nằm ở phương đông là phương mặt trời mọc

6 1 8 - 9 lênh đênh chì mặt trời ở thiên đỉnh.

Từ khám phá này ta thấy : các ký tự thắt nút chính là các số đếm của người xưa.

Thêm 1 bằng chứng nữa :

. Xin trích một đoạn trong Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi (bản dịch in trong “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” của Nguyễn Vũ Tuấn Anh xuất bản năm 2002)

“- Mạnh Xuân Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng:

Tháng đầu xuân: mặt trời ở vị trí sao Doanh Thất. Buổi chiều hôm, sao Sâm ở phương chính Nam, mặt trời tháng này ở Giáp Ất. Vị đế vương tương ứng với tháng này là Thái Cao Thị, dựa vào Mộc Đức mà xưng vương, vị thần đối ứng với tháng này là Mộc Thần Câu Mang, động vật tiêu biểu tháng này là loài có vảy, thanh âm tiêu biểu là âm Gốc (1 trong ngũ âm), âm luật tháng này phù hợp với Thái Thốc (1 trong lục luật), con số đối ứng với tháng này là số 8, số của Thiếu Dương, vị đối ứng với tháng này là vị chua, mùi là mùi tanh.

- Mạnh Hạ Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng:

Tháng đầu mùa hạ: Mặt trời ở vị trí sao Tất. Buổi chiều hôm, sao Dực ở phương chính Nam, sáng sớm sao Vụ Nữ ở phương Bính Đinh, vị đế vương tương ứng với tháng này là Viêm Đế, dựa vào Hỏa Đức mà xưng vương, vị thần đối ứng tháng này là Hỏa Thần Chúc Dung, động vật tiêu biểu tháng này là loài có lông vũ, thanh âm tháng này là âm Chủy, âm luật tháng này phù hợp với Trọng Lữ, con số đối ứng với tháng này là số 7, đặc điểm của tháng này là Lễ Tiết, sự việc tháng này là Xem.

- Mạnh Thu Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng:

Tháng đầu mùa thu: Mặt trời ở vị trí sao Dực. Buổi chiều hôm, sao Đẩu ở phương chính Nam, mặt trời tháng này ở phương Canh Tân, vị đế vương tương ứng với tháng này là Thiếu Hạo, lấy Đức Kim mà xưng vương thiên hạ, vị thần đối ứng tháng này là Kim Thần Nhục Thu, tên là Cai, động vật tiêu biểu tháng này là loài có lông mao, thanh âm tháng này lấy âm Thương làm tiêu biểu, âm luật hợp với Di Tắc, con số đối ứng với tháng này là số 9 số của Thiếu Âm, vị tương ứng là vị cay, mùi tương ứng là mùi tanh, tế tự tháng này ở Cửa.

- Mạnh Đông Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng: Tháng đầu mùa đông: Mặt trời ở vị trí sao Vĩ, buổi chiều hôm sao Ngụy ở phương chính Nam, mặt trời tháng này ở phương Nhâm Quí, vị đế vương tháng này là Chuyên Húc (Xuyên Húc), lấy Đức Thủy mà xưng vương thiên hạ, vị thần đối ứng tháng này là Huyền Minh Thủy Thần, động vật tiêu biểu tháng này là loài giáp giới (loài rùa), thanh âm tháng này là Vũ, thanh âm tháng này hợp với Ứng Chương, con số của tháng này là số 6, vị tương ứng là vị mặn, mùi tương ứng là mùi mục, tháng này tế tự trong Cửa. Lúc tế tự trước phải dâng thần. Tháng này nước bắt đầu đóng băng, bắt đầu đông giá, gà rừng xuống nước biến thành con sò, cầu vồng ẩn náu không xuất hiện. Tháng này thiên tử ở trong phòng đầu tây của nhà hướng bắc, ngồi xe đen, trên xe có cờ đen, ngựa kéo xe là ngựa đen, trên xe có cờ đen, đeo ngọc đen, ăn kê nếp và thịt lợn, đồ tế khí to và chúm miệng.”

Qua phần trích ở trên, ta tìm được thông tin về 4 vị vua Thái Cổ của Trung Hoa:

1. Thái Cao – Mộc Đức – mùa xuân số 8, phương Đông – (màu xanh)

2. Viêm Đế – Hoả Đức – mùa hạ – phương Nam (ngày nay tức phương của dịch lý) số 7 – (màu đỏ)

3. Thiếu Hạo – đức Kim – mùa thu – phương Tây – số 9 – (màu trắng)

4. Xuyên Húc – Thủy Đức – mùa đông – phương Bắc ( tương tự như phương nam trên) – số 6 – màu đen.

Đây là bảng kê khá ầy đủ của sự vận dụng ngũ hành.

Các số 6 – 7 – 8 – 9 là số chỉ bốn hướng chính của Hà Thư (Đồ); các đức là đức của Ngũ Hành, các thần cũng là thần của Ngũ Hành. Ở phần trích trong Lã Thị Xuân Thu ở trên không thấy nói đến Cửu Thiên, nhưng xem xét thấy rất tương hợp vì tất cả đều là tượng tin của Dịch Lý nên có sự nhất quán.

Tới đây ta có thể kết luận :các chữ nút dây chính là các số đếm

Chục con là 10 con số, cũng là 10 con chữ khởi nguyên của văn minh, Hán văn ký âm thành “thập can” – “chục con” khi xếp thành 2 đồ hình “Hà” và “Lạc” thì trở thành 10 tượng số; và Hà, Lạc chính là Thế giới Quan của người họ Hùng.

2 đồ hình Hà và Lạc chính là 2 quyển sách viết bằng chữ nút dây và các đồ hình bát quái là những sách viết bằng chữ khắc vạch.

Thực tế cho thấy các dấu hiệu âm thanh thường có trước các dấu hiệu hình an̉h như vậy các ký tự nút dây bắt buộc phải có tên gọi …nhưng tới nay vẫn không thấy có thông tin gì về điều này.

Khi liên kết Thập can và các số đếm của người Hoa ta thấy có sự trùng khớp giữa can Giáp và chữ nhất…cả 2 chữ đồng âm này đều nghĩa là đứng đầu …, điều này gợi ra là THẬP CAN cũng là 10 con số .ta lập thành bảng đối chiếu :

Để tiện lợi ta thay thập can bằng 10 chữ số hiện nay.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Khang.

Đây là 1 thứ tự sai , ta có thể dễ dàng nhận thấy khi vận dụng sự liên kết này ̣để giải mã đồ hình HÀ THƯ, thứ tự đúng là:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Giáp Ất nhâm khang mậu canh tân bính đinh kỷ .

Âm Việt ngữ là:

Chắc óp nhũn căng mẹ canh tưng bấn đinh cả

Căn cứ để sắp xếp thập can trong dịch học họ Hùng là các định luật của dịch học :

- Hỏa viêm thượng nghĩa là Lửa thì bốc lên trên.

- Thủy nhuận hạ : nước thì thấm xuống dưới .

- Cương nhu tương ma sinh Động tịnh nghĩa là cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh .

Ta có đồ hình .

Posted Image

Đối chiếu với Hà thư

Posted Image

Dựa vào sự tương ứng vị trí ta xác định tên của thập can .

Posted Image

Thập can hay chục con nút số của dịch học họ Hùng :

Thập can không mang 1 ý nghĩa nào trong Hoa ngữ ngoài việc là tên gọi của các Can , trái lại trong tiếng Việt thì mỗi can đều mang 1 ý nghĩa xâu sắc rất cơ bản trong dịch học. Thực ra “thập can” cũng chỉ là “chục con” của tiếng Việt mà thôi. Con ở đây là con số hay con chữ

Tượng số là con số mang thông tin dịch lý có 1 ý nghĩa rõ ràng... xét theo tiêu chí này thì “thập can” không hề là tượng số của Dịch học.

Ngược lại với “chục con” thì hoàn toàn khác; các tượng số đều có nghĩa rõ rệt, chắc chắn trong 2 đồ hình Hà và Lạc, đó chính là nhân sinh quan, vũ trụ quan của người họ HÙNG .

Thượng thư thiên cố mệnh là sách sớm nhất nói đến HÀ THƯ:... “sau khi VĂN vương chết ở chái nhà phía đông có trưng bày HÀ THƯ....”

Theo cổ thư trung hoa thì những đế vương khai sáng 1 triều đại Trung hoa đều được trời ban HÀ-LẠC...từ Bào hy , Thần nông ,Hoàng đế đến....nghiêu, thuấn, vũ ... có lẽ người xưa coi đây như là việc tấn phong của trời cho các Thiên tử chăng ...?

Kỳ bí là không ai biết mặt mũi HÀ LẠC ra sao, mãi tới đời Tống Chu hy mới công bố 2 đồ hình này....mà không thấy có 1dòng chữ nào nói đến gốc gác.

Nhưng với người Việt thì lại khác , câu ‘tam khoanh tứ đốm’, nếu hiểu theo phép đảo vị là ‘tam đốm tứ khoanh’ nhìn vào Hà thư ta thấy :

-Tam khoanh ; khoanh nghĩa là vòng tròn , khoanh biến âm thành :

- khuyên : vòng đeo tai .

- Khoẻn : nhẫn đeo tay ; cả 2 là hình ảnh Của

chấm trắng . O dùng cho số chẵn trong thập can .

- Tứ đốm ; người Việt thường dùng từ kép ‘đốm đen’ , như vậy đốm ở đây chỉ chấm đen ● dùng cho số lẻ trong thập can .

Điều trên chứng tỏ Thập can và Hà Lạc không xa lạ gì với dân gian Việt nam .Nhưng dịch học họ Hùng không phân biệt khoanh và đốm vì những nút của dịch học họ Hùng là những nút dây thực sự , là những dấu hiệu thực thể nguyên khởi không phải là những ký hiệu mãi lâu sau mới vẽ ra .

Posted Image

Hà thư

Posted Image

Lạc đồ

Dịch học họ Hùng có Hà Thư chứ không có Hà Đồ, tiền nhân người Việt đã chỉ dẫn... nói Hà Đồ tức là “ Hồ Đồ”, Hồ Đồ là không biết nhìn nhận sự việc 1 cách chín chắn, cẩn thận vì Hà còn nghĩa trong Hoa ngữ là trời, đối với Lục là đất; Dịch có nguyên lý ‘Tại Thiên thành Tượng, Tại Địa thành Hình’; tượng thì làm sao vẽ ra được mà có đồ, tượng chỉ có thể mô tả bằng thư (thư nghĩa là cuốn sách, cũng nghĩa chữ) vậy thì phải gọi là Hà Thư cận nghĩa với Thiên thư còn Lạc biến âm của Lục nghĩa là đất nên đi với Đồ, từ hiện đại gọi là địa đồ.

Trong ngôn ngữ Việt Nam có một cấu trúc hết sức độc đáo, người viết suy nghĩ mãi cũng chưa biết được tại sao lại như thế? Đó là loại cấu trúc câu tạm đặt là “đào vị” ; đặc biệt loại hình này không phải là hiếm hoi mà trái lại đầy dẫy trong ca dao, tục ngữ...

Thí dụ:

- Ăn hang ở lỗ chính xác phải viết lại là ở hang ăn lỗ hay ăn lỗ ở hang .

- Cao chạy - xa bay phải viết lại là: Cao bay - Xa chạy mới có ý nghĩa.

Tương tự như vậy còn nhiều lắm... như: nệm ấm- chăn êm...v.v...

Phải chăng Hà Đồ, Lạc Thư cũng nằm trong “loại hình” này...? vì đây là “đặc sản” của người Việt nên hàng ngàn năm nay người Tàu vẫn lầm ... còn chúng ta trong Dịch học Họ Hùng thì xác định là : chỉ có Hà Thư và Lạc Đồ chứ không thể khác được.

Trong nền văn hóa người Tàu nói chung và “Hán Dịch” nói riêng thì Hà và Thư còn lắm điều kỳ bí khác.

Trong Chu Dịch có 2 đoạn Khổng Tử nói đến Hà, Thư

1. Khi viết về Dịch sử Khổng Tử hé lộ: người xưa thắt nút mà cai trị, ngày nay (thời Khổng Tử) thay bằng Thư Khế

2. Đức Khổng Tử nói : Hà xuất Đồ (?) Lạc xuất Thư (?) Thánh nhân tắc chi.

Như vậy rõ ràng: nút thắt là một loại chữ đúng như ta gọi “chục con” hay thập can là “tượng số”, các nhà khoa học ngày nay gọi nó là loại chữ “Nút thừng” hay “Kết thằng” ; Thập can hay chục con chính là chữ “kết thằng” mà Khổng Tử nói tới, khi bàn về Hà, Lạc đồng thời ta cũng chứng minh cho sự khẳng định trên.

Chữ nút thừng là các nút dây thực sự, một loại văn tự thời Thái cổ, thời mà trong con người chưa có ý niệm về thư khế hay văn tự.

Hà và Lạc được tạo ra bằng thứ chữ “thực thể” này nhưng đã mất tích vạn năm, mãi tới thời nhà Tống mới tái xuất dưới dạng hình vẽ tức ký tự không còn là nút dây thực sự nữa.

Liên quan tới văn tự, chữ viết có nhiều từ thuần Việt, bị biến dạng đến độ ngay người Việt cũng coi nó là ngoại nhập. Thí dụ: từ chữ biến âm của “chứa, trữ”, ký hiệu hay dấu hiệu chứa thông tin bên trong được gọi là “chữ”, người Tàu ký âm thành ra “tự” chỉ còn phần âm rơi mất phần nghĩa.

Tương tự: chữ văn là biến âm từ gốc “vằn” trong tiếng việt, vằn vện là sự nổi rõ trông thấy “thành vệt ”, cổ thư Trung Hoa cho con cọp hay hổ là loài “văn minh” vì trên da nó đã có vằn tự nhiên, rõ ràng “vằn” ở đây đồng nghĩa với “văn”. Tóm lại cả “văn” và “tự” đều có gốc Việt ngữ, chúng ta sẽ có dịp trở lại đề tài này khi giải mã bức tranh Đông Hồ: “Lão oa độc giảng” (oa là con cóc, cũng có nghĩa là chứa trữ) để phá kỳ án: chữ “khoa đầu” hay loại chữ hình con “nòng nọc”.

Căn cứ nguyên văn lời Đức Khổng Tử nói về Hà, Thư... làm gì có chữ Hoàng hay Mạnh nào? Vậy mà ngàn năm qua các bậc Hán Nho sừng sỏ cứ tự nhiên xác quyết... Hà đồ xuất ở Hoàng hà hay Mạnh Hà; Lạc Thư xuất hiện ở Lạc Thủy... cả 3 con sông nằm trong lãnh thổ Trung quốc hiện nay, ...chỉ với việc... Hà đồ là các khoáy (soáy) trên lưng con Long Mã, Lạc Thư là các điểm trên lưng con Thần Quy cũng đủ nói lên... sông Hoàng Hà, Mạnh Hà hay Lạc Thủy... Tất cả chỉ là tưởng tượng hoang đường ... Chỉ duy có điều rất lạ là : Hà - Lạc được nói đến trễ nhất cũng ở Thời Chiến Quốc vậy mà cả nước Trung Hoa không ai biết mặt mũi nó ra sao... mãi tới thời Tống tức hơn 1 ngàn năm sau mới được trình làng và từ đó trở đi 2 đồ hình này trở thành 1 phần của Dịch học thông hành ngày nay .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 7

B . Hà Thư và chục con

Đã rất nhiều học giả nghiên cứu về HÀ-LẠC nhưng tới nay vẫn dừng ở việc ghi nhận 2 đặc tính của HÀ và LẠC ;. ý nghĩa thực sự của nó vẫn còn là 1 bí ẩn đầy thách đố.

-Đặc tính của Hà thư là : số 5 ở nhân hay trung tâm nếu cộng với 1 số sinh thì cho ra số thành.

Ta có dãy số : 1 2 3 4 5 (5+1) (5+2) (5+3) (5+4) (5+5)

6 7 8 9 10

Điều này cho thấy chủ nhân của Hà thư dùng cơ số 5 như người khơme hiện nay

-Đặc tính của Lạc đồ ghi nhận được là: Lạc đồ là ma phương 15.

2 9 4 tổng tất cả các hàng dọc, ngang, xiên đều là 15

7 5 3

5 1 8

Ngoài những điều này ra Bí ẩn chứa trong 2 đồ hình này là gì ? chưa ai biết.

Posted Image

a- Ý nghĩa triết học của HÀ THƯ

Dịch học chứa những gì vô cùng thâm sâu và cũng vì đầu óc ta nhỏ bé lắm nên người viết hiểu biết tới đâu xin trình bày tới đó không dám nghĩ tới chữ quán thông hoàn toàn.

1. Cặp số 5/10

Số (5-10) là trung tâm của Hà cũng là trung tâm của vũ trụ, là giao điểm của trục không và thời gian.

Tên tượng số 5 là Mẹ người Tàu đọc thành Mậu

-Tượng số 5 là mẹ vì: Hà có vòng trong chứa 4 số sinh 1, 2, 3, 4 lấy số mẹ là 5 cộng với 4 số sinh cho ta 4 số thành 6, 7, 8, 9

Ý nghĩa là:

Số 5 là trung tâm Hà thư, trung tâm là nhân là lõi, v..v..nhưng nhân cũng nghĩa là người; ý dịch học nói ‘chính con người là trung tâm của vũ trụ.́

Nhân + số sinh = số thành .

Số sinh chỉ hoàn cảnh – Khách quan.

Nhân là yếu tố chủ quan ;

1 khách + 1 chủ = kết quả là số thành .

1, 2, 3, 4, 5 (5+1) (5+2) (5+3)….

6 7 8 ….

Số 5 là tượng mẹ vì nó là số nền để tạo ra các số thành

-Tượng số 10 nghĩa là: kỷ = cả, cả là đứng đầu, hương cả là ông lớn nhất làng, con cả là con đầu, đối với quốc gia cả có nghĩa là vua, là chúa

Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều từ cả hay biến âm của “Cả” như: Cổ Tẩu, cổ Thục, Cơ Xương, Cơ Phát v.v…

Cả = Kẻ trong tiếng Việt có nghĩa là người Ta, kẻ chợ là người ở chợ, kẻ chiêm là người chiêm v.v…

Chữ Kỷ còn nghĩa là chính ta.

Tổng hợp các nghĩa: chính ta, đứng đầu, to nhất tất cả đều xuất phát từ vị trí trung tâm Hà Thư

Tóm lại: Cặp số (5/10) là 2 tượng số của Dịch học nút thừng chỉ trung tâm, hay giữa trời đất chính là chỉ con người và cộng đồng người. Con người đầu đội trời, chân đạp đất, nhìn vào Hà thư ta thấy ngay trời là cặp số (2/7) và đất là cặp số (1/6)

2. Cặp đối số (1-2)

Số 1 và 2 trong thập can hay chục con là : chắc và óp, ký âm Hán tự là giáp và ất

Chắc và óp nghĩa là gì thì chỉ người Việt mới hiểu

Chắc là được nén chặt ,Óp là nén không chặt.

Xét như thế cái khác nhau giữa chắc và óp là mật độ; đậm là chắc và lợt là óp; đặc là chắc loãng là óp. Hệ quả đương nhiên của đặc và loãng là nặng và nhẹ… chắc thì nặng và óp thì nhẹ.

Từ ngay điểm này ta đã có thể khẳng định là Việt ngữ được tạo lập trên nền tảng Dịch lý:

Thí dụ: - Từ chắc -> đặc -> độc = 1

chiếc = 1

Từ đặc, chiếc là từ thuần Việt

- Từ óp → nhẹ → nhị (nhì)

loãng → Lưỡng

Nhị, nhì, lưỡng = 2

Nhẹ và loãng là từ thuần Việt

Vậy chắc và óp có ý nghĩa gì?

Chắc và óp chính là tiên đề của nền Minh Triết và khoa học Việt cổ.

Nhất viết thủy nhị viết hỏa ; thủy hỏa – nước lửa là 2 dịch tượng được mượn để tượng trưng cho 2 loại vật chất đã cấu tạo nên vũ trụ,1 = chắc là thủy chỉ chất đục nặng , 2=óp là hỏa chỉ chất trong và nhẹ ; ngày nay vật lý hiện đại gọi là năng lượng và vật chất ý nghĩa trong Hà thư rất rõ ràng chỉ tại chúng ta không hiểu mà thôi.

Trời và đất là 1 thể chỉ khác nhau ở độ đậm lợt ; một khi mật độ của thứ gọi chung là vật chất bị nén chặt hơn thì thành đất, đặc trưng của đất là có hình thể, có hình thể nên vẽ ra được, bức vẽ ấy gọi là địa đồ hay lục đồ, lạc đồ.

Cũng thứ vật chất ấy nhưng mật độ nén kém hơn hay loãng hơn thì tạo thành trời, vì là vật chất cực loãng nên trời có hình thể gì đâu ta chỉ có thể cảm nhận được qua các hiện tượng.

Dịch nói là: Tại Thiên thành Tượng, Tại Địa thành Hình vì vậy ta có Hà Thư chứ không thể có Hà Đồ.

Cặp tượng số (1-2) còn có ý nghĩa hết sức đặc biệt, đó là đục và trong, kinh Dịch chép: chất trong và nhẹ bay lên thành trời, chất đục nặng lắng xuống thành đất; Đục và Trong là tượng tin gắn liền với âm dương.

Chất nhẹ bay lên thành trời như vậy trời chỉ là một trường năng lượng mênh mông còn đất là tập hợp của chất nặng canh hay cô đặc lại,dịch không hề nói trái đất là duy nhất trong vũ trụ, chữ đất chỉ mang tính đại biểu cho nơi mà chất đặc ngưng kết và trong vũ trụ mênh mông có thể có hàng tỷ hàng tỷ tinh cầu như thế.

Đục nếu thuyết minh theo ngôn từ ngày nay phải gọi là: Hữu hình ngược lại là vô hình; hữu hình và vô hình là cách gọi khác của âm và dương tiếng Việt Dương nghĩa là phơi bày ra và âm là biến âm của “ém”, “ỉm” nghĩa là che dấu đi; những dòng này cho ta xác quyết; ngay trong Hà Thư đã có âm dương; lưỡng nghi và chúng ta đều biết âm dương là nền tảng của Dịch lý nói chung.

Cặp tượng số (1-2) dựa trên Hà đồ còn tạo ra 1 cặp đối rất dân dã, rất phổ cập đó là:

Số 1 -> cô đơn, lạnh lẽo

Số 2 -> ôm ấp, ấm áp.

Cả cô và đơn đều nghĩa là chỉ có 1 chữ đơn biến âm thành đen cho ta 1 sắc trong ngũ sắc; “lạnh lẽo” chỉ phương số (1-6) là phương lạnh, tức hướng cực của quả đất đối lại với phương viêm nhiệt – nóng bức của hướng xích đạo.

Cô -> cơ = số lẻ

Bõ -> lẻ

Ngược lại cặp số (2-7) cho ta chùm thông tin: ôm và ấp đều có nghĩa là 1 đôi nhưng ôm là 1 đôi chiều ngang, ấp là 1 đôi trên và dưới, tức chiều dọc – ấm – áp chỉ ý niệm từ hiện đại là nhiệt và lực. Ấm chỉ nhiệt, áp chỉ lực, lực nén hay đè xuống tức sức ép.

Hoa ngữ ngoài chữ nhị chỉ số 2 còn có chữ ơn cũng là số 2, chữ ơn này chính là biến âm của ôn (ôn nhiệt) nghĩa tiếng Việt là ấm.

Số (2-7) của phương ấm tức nóng bức, số 7 Hoa ngữ đọc là sách, biến âm của xích là màu đỏ, ngược với màu đen (1 đơn -> đen)

3. Cặp đối số (6-7)

Số 6 trong “chục con” là canh

Số 7 là Tâng hay tưng, Thập can của người Tàu ký âm thành : Canh và Tân

Số 7 hợp với số 2 thành “cõi trên”

Tâng -> Tân -> Tôn nghĩa là “đưa lên cao” hay bốc lên vì Dịch nói: chất trong – nhẹ bốc lên thành trời; trong ngôn ngữ Việt có từ kép “nhẹ tênh” hay “nhẹ tâng” bắt nguồn từ đây, nhẹ = nhị = số 2, tâng – tênh = số 7,ở đây ta thấy số 7 phải gánh 2 nghĩa vừa là động từ : bốc lên, vừa là danh từ :trời ý nói trời là nơi chất nhẹ bốc lên mà cấu thành.

Ngược với cõi trên (2-7) là cõi dưới được tượng trưng bằng cặp số (1-6); cõi dưới là do chất đục nặng tạo thành

Số 1 -> độc, đặc, đục.

Số 6 trong chục con hay thập can là Canh, trong hoa ngữ số 6 là Lục, Lục cũng có nghĩa là đất (đồng âm còn có nghĩa là màu xanh)

Cặp số (6-7) còn tạo thành nhiều cặp từ có nghĩa lưỡng lập khác: Tâng – Canh ->Tung – Canh: Tung là đường dọc, Canh là sợi dệt ngang

Tâng – Canh -> Tung – Cắm: Tung là ném lên, nẩy lên, Cắm là đâm xuống; cặp từ này biểu thị sự vận động nghịch chiều; tung lên ≠ cắm xuống.

Xuất phát từ 2 cặp tượng số (1-6) (2-7) người Việt còn tạo ra nhiều từ khác như:

- Cặp (2-7) -> hình thành: 2 = nhẹ; 7 tâng = bốc lên;

- Chữ bốc cho ra 2 từ -> bấc = nhẹ

-> Bức = nóng

- Cặp (1-6) hình thành từ ý nghĩa: chất đục (1 = độc) rút xuống thành đất (6 = lục)

- Chữ rút biến âm thành rét trùng với số 6 = canh biến âm thành căm như thế cặp tượng số (1-6) thành ra tổ hợp từ “rét căm căm” hay lạnh cóng

Rét căm hay lạnh căm trở thành đối lập của bốc, bức hay nóng bức và chúng trở thành 2 phương trong 4 phương thiên hạ.

(2-7) trở thành biểu tượng phương Bắc tức phương nóng bức.

(1-6) chỉ phương lạnh căm, hay lạnh cóng; ngày nay gọi là phương Nam – ký âm sai của chữ Nom là nhìn, trông là từ đồng nghĩa với chữ canh; canh cũng nghĩa là trông nom (Canh gác, canh chừng – từ thuần Việt) Phương Nam nóng là Phương Nam Dịch lý ngược với phương Nam hiện nay tức phương Nam của người Tàu, người Hán.

Trong Tiếng Việt ‘canh’ còn có nghĩa là nước biến âm thành “kênh” là đường dẫn nước. Kênh đi cặp với lạch (6 = lục -> lạch) tạo ra từ kép kênh lạch vận dụng vào y khoa thành ra kinh – lạc.

4. Cặp đối số (3-4)

Tượng số 3 trong thập can là Nhâm, Nhâm -> nhũn, nhăn

nhung, (mềm như nhung)

Số 4 thập can là Quí, Quí dịch từ Việt ngữ chữ báu, người Việt thường dùng thành từ kép Quí báu.

Tượng số 4 còn ý nghĩa khác, khi bóc tách tên các vua nhà Thương và Ân Thương thì không có chữ Quí mà thay vào đó là chữ Khang. Kết luận đây là 1 tên gọi khác của tượng số 4

Khang thực ra là Khăng, từ thuần Việt; khăng khăng là không thay đổi chính là tính chất của phương Tây (đinh) Khang -> Khăng -> căng (thẳng)

→Cang -> cứng

Ta có cặp từ đối:

Nhũn ↔ cang

Nhũn nhão ↔ căng thẳng

Nhũn và căng trong ngôn ngữ Dịch học ngày nay gọi là nhu và cương tức mềm và cứng.,trong nghĩa triết học nhu là sự sống động- linh hoạt phản nghĩa với chết cứng của số 4,sống động là thực đang sống, là hiện thực tồn tại vật chất là thế giới hiện hữu còn số 4 tiếng Việt là bốn biến âm của bóng hay bóng chiếu chỉ là sự phản ánh của hiện thực vào đầu óc con người như vậy nó thuộc thế giới thông tin, chữ bóng nói lên: không có tồn tại vật chất thực và không có tính chủ động mà chỉ thuần là một phản ánh và khi đã tượng hoá thì tồn tại dưới dạng một mảng thông tin.

5. Cặp đối số (8-9)

Trong chục con tượng số 8 là bấn, số 9 là định, Hoa ngữ ký âm thành 8 = Bính, 9 = Đinh

3 = Bính -> Biến

4 = Đinh -> Định – Tĩnh

Tượng số 8 chỉ những gì thay đổi và số 9 chỉ những gì không đổi. Ngôn ngữ ngày nay là cặp từ phản nghĩa Biến ↔ Hằng.

Khái niệm Hằng ở đây nằm trong tính tương đối của thế giới vật chất, tức hằng là so với chung quanh, 2 vật thể cùng chuyển động với vận tốc bằng nhau thì khoảng cách giữa chúng là hằng = không thay đổi nhưng qui chiếu với những điểm mốc khác thì chúng lại là biến, như so với cái cây bên cạnh đường chẳng hạn, trong Dịch học khái niệm hằng không có trong cõi tự nhiên.Hằng chỉ là biến với gia tốc bằng không mà thôi.

Cặp số 3-8 trấn phương đông cho ta ý nghĩa : sự sống (số 3) tạo nên cõi trần (số 8) bấn - biến hay cõi tự nhiên tức có sinh có diệt theo quy luật biến hóa của vật lý, cõi trần là cõi chứa sự sống ngược lại với cõi định (số 9) hay bất biến vì không có tồn tại vật chất mà chỉ là nơi lưu giữ các mảng thông tin, nơi ấy là chỗ phi không thời gian, không chịu sự chi phối của các quy luật vật lý nên hằng cửu.

Đổi và không đổi tức biến và hằng, hợp với ‘thấy’ và ‘không thấy’ tạo thành 4 tượng tin nền của Dịch học, gọi là nền vì nó xác định bản chất sự vật là âm hay dương.

Thấy là Dương ↔ không thấy là Âm

Đổi là Dương ↔ không đổi là Âm

Đây là Định luật sơ đẳng số 1 của Dịch học.

Thí dụ: vận dụng Tượng tin nền ‘đổi’ và ‘không đổi’ vào các lãnh vực khác nhau có: - Sự di chuyển của 1 vật -> động ↔ định vào hình dạng ta có: cứng ↔ mềm.

Tư tình thì có thể thay đổi nhưng lý lẽ tự nhiên là bất biến.

Tượng tin 3- 8 = Biến chỉ phương Đông chính xác là phương Động hay sống động ngược lại phương Tây = 4-9 là phương chết cứng, 4 = Tư -> Tử; Đông và Tây không chỉ là phương Mặt Trời mọc và lặn mà còn 1 ý nghĩa triết lý rất xâu xa như đã nói ở trên.

Biến động còn có nghĩa là nơi Dương trần, hay cõi sống ngược lại với tượng tin 4-9 chỉ cõi chết hay âm phủ triết lý của Dịch là: sống tức hoạt động, hoạt động là đóng ấn của mình trên tiến trình lịch sử, con người cùng với thiên và địa làm nên cuộc đại diễn của vũ trụ, còn chết là về nơi Hằng Cửu (4 = Hằng , 9 = Cửu), tức lìa bỏ thế giới tự nhiên đồng thời bước vào thế giới siêu nhiên, không còn bị ràng buộc bởi các quy luật vật lý – sinh học.

Cả dương và trần đều có nghĩa phơi bày ra (cỏi trần); còn âm phủ là che (phủ) giấu (âm – ém) đi

Khi chết dân gian hay nói : về Tây thiên cực lạc là xuất phát từ ý niệm này.

Về nơi chín suối hay chốn cửu tuyền đều xuất phát từ Dịch học.

Trong Hà Thư số 9 chỉ phương Tây trong Hậu thiên bát quái, phương Tây là quẻ đoài tượng vạch chỉ hồ ao hay sông suối.

Phương tây là phương tử (4= tư -> tử) xuất phát từ hình ảnh mặt trời lặn hay chìm xuống, khi gắn liền hình ảnh này với số 9 và quẻ đoài tạo thành cụm từ 9 suối- cửu tuyền, người Việt vẫn dùng mà không hề hay biết đó là đã vận dụng Dịch lý.

Tóm tắt về ý nghĩa triết học trong Hà Thư:

-Trục dọc hay trục tung nói lên quan niệm về vũ trụ hay vũ trụ quan người họ Hùng : trời đất cùng 1 thể gọi là khí, phần đậm đặc rút xuống thành đất, phần nhẹ loãng bay lên thành trời, đây là quan niệm thuần vật chất và lý tính không có sự can thiệp của thần linh hay thượng đế quan niệm này hết sức chuẩn xác cho đến tận ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị cố hữu Từ khi ra đời đến nay ít nhất cũng đã trên chục ngàn năm.

-Trục ngang là nhân sinh quan của người Việt cổ.

Phương Đông mặt trời mọc, ý chỉ sự sinh ra và sự sống của con người, sống là hoạt động – góp sức cùng trời đất tạo nên chuyển biến của vũ trụ; vì vậy trong tam tài con người là tài nhân ngang hàng ngang công với 2 tài thiên và địa. Khi hết vòng đời thì âm dương tách biệt linh hồn rời khỏi xác thân; xác thân là vật chất trở về với cát bụi, còn linh hồn thì về chốn hằng cửu ở đấy không còn sự sinh diệt, đó là nơi dân gian thường gọi là Tây thiên cực lạc, hay âm phủ, đạo giáo gọi là thượng giới nhiều tôn giáo khác gọi là thiên đàng.

Đó là những gì thuộc giới siêu nhiên; nó ra sao thì ...trong chúng ta đâu có ai đã từng chết đâu mà biết, may ra có vài vị là các nhà khai sáng tôn giáo nhờ tâm linh mà thấu đạt hay “ngộ” rồi truyền đạt lại cho người trần mắt thịt chúng ta cảnh thiên đường đó mà thôi.

Tóm lại ngay trong Hà Thư từ thời thái cổ người họ Hùng đã thấy thấp thoáng bóng 1 tôn giáo liên kết đời này và đời sau, hạ giới và thượng giới; việc này có tác động rất tích cực tới việc hoàn thiện nhân cách và kiến tạo một xã hội tốt đẹp .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch học họ HÙNG . bài 8

b . Ý nghĩa khoa học thứ 1 của Hà Thư:

1/ Cặp tượng số (1-6)

dân gian mô tả bằng điệp tự rất sinh động: cô đơn lạnh lẽo, số 1 = cô = đơn ta đã biết; số 6 trong chục con là cóng tức lạnh cóng, số 1 còn là “độc” biến âm ra đặc; đặc sinh ra nặng tóm lại trong bản thân số (1-6) hàm chứa nghĩa là: nặng và lạnh

2/ Cặp số (2-7)

được mô tả là: ôm ấp, ấm áp; ôm ấp chỉ 1 đôi như ta đã biết; còn từ điệp ấm áp chỉ rõ : ấm = nóng bức = “nhiệt”, áp → ép hay sức ép; ép cho ta 1 khái niệm “Lực”

Ta thấy rõ hơn ý niệm Lực ở nghĩa số 1 và 2; 1 là độc = đặc → nặng; 2 = nhị = nhẹ; cặp nhẹ – nặng minh thị “ý niệm” “Lực” trong trọng lực.

Như vậy trục tung hay trục dọc của Hà Thư chỉ rõ ý nghĩa: bản thân vật chất luôn chất chứa ở trong mình nhiệt và lực tức 2 dạng của năng lượng.

3/ Cặp số (3-8)

Tượng số 8 trong thập can là Bính, tiếng Việt là bấn, bấn loạn hay động loạn, chữ Bính thành Biến có nghĩa là thay đổi.- chuyển động ở đây là sự so sánh vị trí tương đối của vật so với chung quanh, ngược với động là định , ngược với biến là hằng, Tượng số 9 là Đinh; Đinh biến âm để tạo ra nhiều từ:

Đinh, Đanh là vật cứng giúp gắn liền hay cố định 1 vật, Hoa ngữ biến âm thành từ Đính .

Đinh biến âm ra Tịnh, Tĩnh → Tạng → Tượng tất cả chỉ sự yên lặng, không thay đổi, đứng yên và đặc biệt Tịnh hay Tượng nghĩa là con voi; 1 loài thú đặc thù của vùng nhiệt và xích đới là con thú làm biểu tượng cho vùng đất phía tây nước Việt .

4/ cặpsố ( 4-9)

Số 4 trong thập can là khăng biến âm là cang hay cứng tức sự ổn định về hình dạng của 1 vật , cứng thường đi đôi với rắn nói chung chỉ những gì không thay đổi được.

Tóm lại khi Liên kết ý nghĩa 4 cặp tượng số phát minh ra định luật:

Vật chất được xác định bởi 4 tượng; 2 tàng ẩn ở trong và 2 phát lộ ra ngoài.

-2 tượng ở trong là nhiệt chỉ định bửi số 6 –cóng hay lạnh và lực được biểu thị bằng số 2- ép hay áp lực

-2 phát lộ ra ngoài là:

- Trạng thái động hay Định cuả 1 vât so với chung quanh, vật lý hiện đại gọi là vận tốc chuyển động tượng trưng bởi số 8- bính bay biến và dạng vật chất cứng hay mềm được chỉ đinh bởi số 4 cang- căng .

- Dạng thể của vật chất: cứng hay mềm; gọi là cứng hay mềm chỉ là tượng trưng cho sự phân loại vật chất theo thể dạng: thông thường có 3 là: dạng rắn, lỏng và dạng hơi, ngày nay khoa học đang với tới dạng vật chất thứ 4 đó là plasma

Điểm then chốt trong định luật khoa học Hà Thư này là: 4 tượng hay 4 biểu hiện của vật chất gắn chặt với nhau và trở thành 1 khối thống nhất, chỉ cần thay đổi ở 1 tượng trong nhiệt – lực – dạng – tốc thì lập tức phát sinh thay đổi đối ứng ở các tượng còn lại nghĩa là vật chất đạt trạng thái cân bằng mới.với tốc độ di chuyển nhanh hơn hay chậm hơn ... Còn nếu bản thân vật chất không thể tự cân bằng nó sẽ bị phá vỡ và các phần tử của nó trở thành 1 phần của các vật khác như hòn đất nếu ném vào bức tường cứng sẽ vỡ vụn ra .

Thí dụ khác : ta nung kim loại tức làm thay đổi nhiệt trong bản thân vật đó; đến nhiệt độ nào đó, kim loại chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng.

Khi ta nén chất khí đến một áp suất nào đó khí sẽ hóa lỏng

Ví dụ cụ thể và dễ dàng nhất để chúng ta nhận biết là sự biến dạng của nước; dưới 0o là thể rắn từ 0o là 100o C là dạng lỏng trên 100oC nước bốc hơi.

Sự hiểu biết định luật này là nền tảng cho tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người và rõ ràng vượt xa trình độ chung của người đương thời cách đây hàng vạn năm

c. Ý nghĩa khoa học thứ 2 của Hà Thư

Từ lâu loài người đã biết vật chất có 3 dạng thể: rắn, lỏng và khí nhưng dựa vào Hà Thư và các tượng tin chứa trong các số của thập can và đặc biệt là ngôn ngữ Việt ta tìm thấy 2 loại vật chất nữa là: vật chất loãng hơn khí và đặc hơn chất rắn nghĩa là trong bảng xếp loại từ đậm đặc đến loãng thì 2 loại vật chất này nằm dưới chất rắn và trên chất khí.

Nhìn vào Hà Thư ta thấy có 1 cặp số ruột là (5-10) và 4 cặp số vỏ (1-6), (3-8), (2-7), (4-9)

Sự tương tác 1 cặp số ruột luôn là (5-10) và 1 cặp số vỏ cho ta 1 dạng thể vật chất

ta có bảng phân loại vật chất theo độ đậm đặc như sau

Posted Image

Ta thiết lập qui luật sau:

Nhìn vào Hà Thư ta thấy ruột khối vật chất được biến tạo bởi 2 số 5 và 10, số 5 được số 10 bao bọc.

Posted Image

Độ đậm đặc của khối vật chất quyết định bởi sự tương tác của số (10) và lớp vỏ, sự tương tác này diễn ra theo quy luật; cùng cơ ngẫu hay chẵn lẻ thì không tương tác, khác cơ ngẫu mới phát sinh tương tác, như vậy độ đậm đặc của vật chất được biểu thị bằng số trừ (hiệu số) của số 10 và số lẻ của cặp số vỏ, Ta có:

Posted Image

Dựa vào đâu ta nhận ra như thế? Chính do Hà Thư chỉ ra cho chúng ta:

Posted Image

_ chất chắc- mật số ‘1’ một , ngày nay chúng ta gọi là chất rắn.

_ chất nhũn hay nhão số ‘3’ là chất lỏng.

_ chất óp là chất khí hay hơi số ‘2’ , số 2 hai biến âm thành hơi

_ chất căng số ‘4’ là dạng vật chất dãn nở hết mức nên không khối lượng có thể xem là 1 năng lượng khối

_ chất mẹ hay cả số ‘5-10’ là vật chất siêu đặc chưa có tên, đó là loại vật chất của các lỗ đen trong vũ trụ.

Rõ ràng hơn ta thấy:

1. Tượng số 1 trong (5-10) (1-6):

Chữ chắc chỉ số 1 ta đã nói rõ rồi, nay củng cố thêm ý nghĩa bởi số một trong số đếm của người Việt; một là biến âm của Mật trong tiếng Việt các từ: Mật, Cô, Canh đều có nghĩa là đặc hay làm cho đặc lại; rõ ràng ý chỉ loại vật chất có độ đậm đặc cao hay chất rắn mà thập can gọi là: chắc

2. Tượng số 3 trong (5-10) (3-8)

Số trong thập can 3 là nhũn- nhăn, Hoa ngữ ký âm thành nhung.

Tiếng Việt từ nhũn, nhão chỉ vật chất không thể tự định hình, nếu xếp trong bảng phân loại vật chất ngày nay thì loại nhũn, nhão này chính là chất lỏng.

3. Tượng số 2 trong (5-10) (2-7)

Tượng số 2 thập can là óp ta đã biết ở các phần trên; óp cũng là loãng, loại vật chất ít đậm đặc, lập luận này được củng cố bởi ý nghĩa số 2 trong tiếng Việt: 2 = nhẹ (nhìn);

Hai biến âm thành “hơi”; Hơi là từ đồng nghĩa với khí.

Tới đây ta đã xác định được 3 dạng vật chất, nếu chưa quen với Dịch học người đọc có thể cho… đây là sự khiên cưỡng, áp đặt thái quá… nhưng bạn nên nhớ Hà Thư “xuất thế” ít ra cũng hơn 10.000 năm rồi; cả vũ trụ vận động chỉ gói ghém trong chỉ có chục con hay 10 chữ nếu chỉ 1 ý nhỏ thôi trong Hà Thư mà ngày nay chúng ta bắt được hay nhận ra được cũng đồ sộ bằng cả 1 kho sách ngàn trang.

Nếu chưa quen, bạn đọc có thể phê phán, chê trách… nhưng không sao cả điều quan trọng là dựa vào Hà Thư ta biết còn 2 loại dạng vật chất nữa ngoài 3 dạng rắn –lỏng - khí thông thường đã biết.

4. Tượng số 9 trong (5-10) (4-9)

Một dạng loãng hơn cả chất khí và 1 dạng đậm đặc hơn cả chất rắn, dạng loãng hơn chất khí với các tượng số cấu tạo (5-10) (4-9) được Hà Thư gọi là Căng (số 4 = Quí = Khăng) phản nghĩa với tượng số 3 là Nhũn.

Căng là Từ Việt … diễn tả cụ thể là cầm 2 đầu mà kéo ra hết mức. Hết mức nghĩa là không thể hơn được nữa, nếu hơn nữa sẽ phá hủy chính vật đó (rách – đứt)

Nhìn vào hàng số (5-10) (4-9) ta thấy 2 cụm số có trị số gần bằng nhau; lực cố kết vật chất và lực bứt phá gằn bằng nhau, cho ta cảm nhận vật chất tồn tại rất mong manh; trực giác chỉ dẫn cho ta: đây là loại vật chất mà nhân đã bị kéo dãn ra tới độ lực cố kết cấu tạo nhân hầu như bị triệt tiêu, nên thập can mới gọi là số 4 là căng.

Tạm thời ta đặt tên dạng vật chất này là vật chất không ruột hay không nhân, hoặc 1 từ tương đương là “năng lượng khối” tức 1 dạng đang ở thời trung gian chuyển hoá giữa năng lượng và vật chất, giữa E và M trong công thức của Einsten.

5. Tượng số 0 trong (5-10) (0-5) hay (5-10) (5-10) gợi cho ta thấy đây là dạng vật chất đặc biệt thuần nhận hay ruột không có vỏ, tất cả vật chất dù ít tới đâu đều phải có 2 điều ta tạm gọi là: không gian tồn tại và khối lượng tồn tại, ở dạng vật chất không vỏ này thì khối lượng tồn tại cực lớn dồn nén trong không gian tồn tại cực nhỏ khiến độ đậm đặc đạt mức tuyệt đối nghĩa là không thể nào dồn nén hơn được nữa.

Do là thuần nhân nên 1 khối vật chất này tạo ra chung quanh nó 1 sức hút kinh khủng, trong 1 phạm vi nhất định chung quanh nó mọi vật chất đều không thể cưỡng lại lực hút này bị tan ra biến thành năng lượng khiến ngày một thêm đậm đặc hơn cái gọi là trường Năng lượng bao quanh khối vật chất không vỏ đó. Cho đến 1 ngày khi sự tương tác giữa các lực bên trong tổ hợp – vật chất thuần nhân và trường Năng lượng bao quanh đạt đến sự thăng bằng nào đó; sẽ xảy ra hiện tượng tái cấu trúc vật chất, đây chính là 1 phần của tiến trình tạo lập vũ trụ, 1 phần của nhân và 1 phần của lớp năng lượng bao quanh bắt đầu xoắn xuýt vào nhau bắt đầu vũ điệu kiến tạo , các thiên thể mới dần dần hình thành. Thay thế cho các thiên thể đã nổ tung hay bốc hơi trước đó.

Tóm lại: Hà Thư dạy cho ta có tới 5 dạng vật chất tồn tại trong vũ trụ: 3 loại thường thấy là dạng rắn, lỏng và khí, 2 dạng đặc biệt tạm đặt tên là:

-Vật chất không nhân hay chất “căng”; phải chăng đấy chính là dạng vật chất thứ 4 , dạng plasma mà khoa học ngày nay đang nói đến:.

-Vật chất thuần nhân hay không vỏ, phải chăng đây chính là các lỗ đen mà nhà bác học thiên tài Einsten đã nói đến? Còn tên của nó theo Hà Thư là chất Mẹ âm Hoa ngữ là Mậu.

Tóm lại 5 dạng vật chất biểu hiện bằng công thức tượng số là:

(5-10) (4-9): 9 → chất căng

(5-10) (2-7): 2 →chất hơi, (khí)

(5-10) (3-8): 8 → chất nhũn, (lỏng)

(5-10) (1-6): 1 → chất đặc (rắn)

(5-10) (0-5): 5 →chất Mẹ

Có thể cho đây là sự tưởng tượng qúa mức không...? tại chúng ta chưa hiểu dịch học nên ngỡ là thứ bói toán lăng nhăng thực ra dịch học cao siêu hơn ta tưởng nhiều lắm thí dụ định luật vật lý mở đầu dịch học: chất trong bay lên thành trời chất đục canh hay cô lại thành đất....mới nghe tưởng như câu nói của đám nhà quê ít học nhưng tìm hiểu thấu đáo ta thấy: trong là nhìn xuyên suốt như không có..., vật chất mà mắt thịt nhìn không thấy tức là dạng vật chất vô hình không khối lượng ngày nay chúng ta gọi là năng lượng tức 1 trong 2 dạng vật chất của vật lý học hiện đại, là E trong công thức lừng danh của Entien , chất trong bay lên thành trời tức ý nói :Trời chỉ là 1 trường năng lượng mà thôi , đây là sự khẳng định rõ ràng dứt khoát hoàn toàn đúng với nền khoa học ngày nay chỉ tại chúng ta qúa coi thường dịch lý nên không biết ;

Dịch học đã chỉ ra vật chất có 2 dạng cơ bản :

_ vật chất trong .

_vật chất đục .

ý câu- từ đơn sơ nhưng chỉ định cực kỳ chính xác không thể nghĩ khác được:

Chính chúng là 2 dạng năng lượng và vật chất của vật lý hiện đại được biểu diễn là E và C , cách đây cả chục ngàn năm những bậc thánh tác dịch chỉ thua enstien chưa tìm ra phần nối kết 2 dạng vật chất là m² ( m bình phương )

Chất đục kết tụ lại thành đất, đất ở đây là sự kết tụ của dạng vật chất đục-đặc ; một hiện tượng phổ biến của tự nhiên làm thành các tinh cầu trong vũ trụ ; thánh nhân đâu có nói ..chỉ kết thành qủa đất này tức duy nhất đâu ? tại chúng ta hiểu sai chữ ‘đất’ mà thôi , có kẻ kém trí còn cười phương đông xưa đần độn cho là quả đất hình vuông ...đúng là lũ ‘hữu nhỡn vô ngươi’ .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites