Thiên Đồng

Lại Chuyện Từ "hán - Việt"

4 bài viết trong chủ đề này

Các từ mượn gốc hán hay bị lẫn lộn, vì sao?


(LĐCT) - Số 43 - Chủ nhật 27/10/2013 14:57

Vốn từ tiếng ta hiện có vào khoảng trên dưới 60% yếu tố gốc Hán. Có tác giả cho rằng con số đó có lẽ còn cao hơn thế. Do quá đông về số lượng, lại cùng sống trà trộn bên nhau, nên các yếu tố ấy rất hay bị lẫn lộn hoặc là với nhau, hoặc là với các yếu tố thuần Việt. Thực tế đó khiến người dùng tiếng Việt ít từng trải dễ mắc lỗi. Dăm dẫn liệu dưới đây là các minh chứng cụ thể.

1. Người Việt mượn của tiếng Hán hai chữ CỨU. Trong đó, chữ thứ nhất có nghĩa là “giúp” (cứu vớt, cứu giúp, cứu nạn, cứu đói, cứu hộ, cứu trợ, cứu tế, v.v.); còn chữ thứ hai có nghĩa là “cuối cùng”. Do chỉ xuất hiện hạn hẹp trong một kết hợp duy nhất là cứu cánh. Nghĩa đích thực của nó là “mục đích cuối cùng”, bởi trong tiếng Hán, chữ cánh có nghĩa là “mục đích”.

2. Tương tự, vốn từ tiếng ta hiện có hai chữ TRỮ, và cả hai đều mượn của Hán ngữ. Chữ TRỮ thứ nhất hay dùng với nghĩa “chứa”. Chữ này có thể bắt gặp trong hàng loạt kết hợp, như tích trữ, tàng trữ, tồn trữ, dự trữ, trữ kim, trữ lượng, v.v.. Trong tất cả các kết hợp nêu trên, TRỮ đều được dùng với nghĩa vừa nhắc. Do chữ thứ hai (tức TRỮ2) chỉ được dùng với nghĩa là “bày tỏ”, và chỉ gặp trong một kết hợp độc nhất là trữ tình. Vì bị TRỮ1 lấn át (nhờ được dùng rộng rãi hơn), nên trữ tình hay bị người Việt (thậm chí cả vài vị GS, như GS Nguyễn Lân, chẳng hạn) hiểu chệch là “chứa đựng tình cảm”, trong khi nghĩa đích thực của nó là “bày tỏ tình cảm”.

3. Đọc câu thơ nổi tiếng “Gác mái ngư ông về viễn phố” của Bà huyện Thanh Quan, phần đông chúng ta đều không khỏi bối rối tự hỏi: Chẳng rõ động cơ nào đã thôi thúc ông lão đánh cá tả trong bài, sau một ngày dài vật lộn với các luồng cá, lại chậm rãi lê bước về một con phố xa xôi vào lúc chiều tà, thay vì đi về nhà nghỉ ngơi khi đã gác mái chèo lên mạn. Họ đâu biết cái địa điểm được nữ sĩ gọi là “viễn phố” kia thực ra chỉ là một bến sông nào đó ở chốn khuất xa.

4. Như mọi người đều biết, chữ YẾU gốc Hán (hay dùng trong các kết hợp trích yếu, hiểm yếu, trọng yếu, yếu nhân,…) vốn đồng âm với YẾU thuần Việt (vốn có nghĩa là “thể lực kém sung mãn”). Do bị YẾU thuần Việt có khả năng kết hợp rộng rãi hơn nhiều lấn át, nên yếu điểm (tức “điểm hệ trọng”) hay bị hiểu chệch thành “điểm yếu kém”.

5. THAM QUAN trong Hán ngữ vốn dùng để chỉ hành động “[Tìm tới tận nơi để] được tận mắt ngắm nhìn một địa danh/một cảnh vật nào đó nhằm mở rộng vốn hiểu biết/học hỏi kinh nghiệm”. Ấy thế nhưng vẫn có không ít người Việt lại chả thích thế, mà thích hiểu là “Đến viếng thăm nơi nào để xem xét/thưởng ngoạn”.

Đó là lý do khiến họ đã “mạnh dạn” đổi yếu tố đầu trong kết hợp trên thành THĂM, do thấy chữ THĂM thuần Việt có tần suất sử dụng cao hơn và nghe “dễ hiểu” hơn gấp bội.

6. CHÚNG CƯ trong tiếng Hán vốn dùng để chỉ các “công trình kiến trúc cao tầng được thiết kế thành nhiều căn hộ khép kín và riêng biệt dùng làm nơi sinh sống”. Do người Việt chẳng phải ai cũng thạo tiếng Hán, nên cảm thấy yếu tố thứ nhất trong kết hợp trên nghe quá đỗi “lạ tai”, nên đã đổi CHÚNG thành CHUNG cho “thuận tai” và cũng “thuận lý” hơn. Nhất là khi thấy có nhiều hộ cùng chung sống bên nhau trong thứ công trình kiến trúc kiểu vừa nhắc.

7. Tiếng Việt mượn của Hán ngữ từ THỐNG KẾ, một từ hay dùng để chỉ hành động “tính gộp cả” (như học giả Thiều Chửu từng giảng). Khi đi vào tiếng ta, yếu tố thứ hai (KẾ) trong kết hợp trên khiến lỗ tai của nhiều người Việt cảm thấy “nghịch nhĩ”. Trong khi đó tiếng ta đang sẵn có từ KÊ vẫn hay được dùng với nghĩa “Ghi ra theo thứ tự từng thứ, từng món cho đỡ bị quên/để báo cho ai đó biết”. Đó chính là lý do khiến kết hợp THỐNG KẾ “trái tai” bị đổi thành THỐNG KÊ nghe vừa “thuận tai”, vừa “dễ hiểu” hơn.

Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể rút ra một bài học nhỏ: Dù thạo tiếng Hán đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng khoan hẵng tự tin vội, bởi lẽ cái giữ vai trò tối hậu quyết định trong ngôn từ lại là khả năng kết hợp rộng hay hẹp và thế thượng phong của các yếu tố hợp thành trong thực tế sử dụng.

http://laodong.com.v...-sao/144841.bld

==============================

Ngày xưa thì bảo 80% là từ Việt có gốc Hán, bây giờ hạ xuống còn 60%. Chán! Ơ mà tiếng Việt nghèo nàn thế sao? Hay sự hiểu biết nó nghèo nàn?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Leo mựa. Không lẽ chửi thề thì vi phạm nội quy diễn đàn.

Có nhà nghiên cứu phát hiện ra 30. 000 ngàn từ tiếng Việt có gốc Hán. Trong khí đó cách phát âm cùng một chữ Hán giữa tiếng việt và tiếng Hán rõ ràng rất khác nhau. Vậy thì thời đại nào của đế chế Hán đã quy ước và phổ biến 30. 000 từ Hán Việt cho dân Việt biết đọc biết viết tiếng Hán theo kiểu gọi là "từ Hán Việt" vậy?

Trong khí đó, để giải quyết nạn mù chữ cho chính dân Trung quốc, hai học giả Trung quốc mở lớp "bình dân học vụ" với chỉ hơn 1000 từ phổ thông được chọn lọc. Sự kiện xảy ra vào đầu thế kỷ XX. Sau cuốc cách mạng Tân Hợi, Bộ giáo dục Trung hoa Dân quốc mới áp dụng phương pháp của hai học giả này để phố biến chữ Hán.

Bởi vậy, đối với tư duy của những con ếch, nó chỉ cần chấp nhận một sự hợp lý hình thức và sau đó bàn tán trong quán nhậu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các từ mượn gốc hán hay bị lẫn lộn, vì sao?

(LĐCT) - Số 43 - Chủ nhật 27/10/2013 14:57

Vốn từ tiếng ta hiện có vào khoảng trên dưới 60% yếu tố gốc Hán. Có tác giả cho rằng con số đó có lẽ còn cao hơn thế. Do quá đông về số lượng, lại cùng sống trà trộn bên nhau, nên các yếu tố ấy rất hay bị lẫn lộn hoặc là với nhau, hoặc là với các yếu tố thuần Việt. Thực tế đó khiến người dùng tiếng Việt ít từng trải dễ mắc lỗi. Dăm dẫn liệu dưới đây là các minh chứng cụ thể.

1. Người Việt mượn của tiếng Hán hai chữ CỨU. Trong đó, chữ thứ nhất có nghĩa là “giúp” (cứu vớt, cứu giúp, cứu nạn, cứu đói, cứu hộ, cứu trợ, cứu tế, v.v.); còn chữ thứ hai có nghĩa là “cuối cùng”. Do chỉ xuất hiện hạn hẹp trong một kết hợp duy nhất là cứu cánh. Nghĩa đích thực của nó là “mục đích cuối cùng”, bởi trong tiếng Hán, chữ cánh có nghĩa là “mục đích”.

2. Tương tự, vốn từ tiếng ta hiện có hai chữ TRỮ, và cả hai đều mượn của Hán ngữ. Chữ TRỮ thứ nhất hay dùng với nghĩa “chứa”. Chữ này có thể bắt gặp trong hàng loạt kết hợp, như tích trữ, tàng trữ, tồn trữ, dự trữ, trữ kim, trữ lượng, v.v.. Trong tất cả các kết hợp nêu trên, TRỮ đều được dùng với nghĩa vừa nhắc. Do chữ thứ hai (tức TRỮ2) chỉ được dùng với nghĩa là “bày tỏ”, và chỉ gặp trong một kết hợp độc nhất là trữ tình. Vì bị TRỮ1 lấn át (nhờ được dùng rộng rãi hơn), nên trữ tình hay bị người Việt (thậm chí cả vài vị GS, như GS Nguyễn Lân, chẳng hạn) hiểu chệch là “chứa đựng tình cảm”, trong khi nghĩa đích thực của nó là “bày tỏ tình cảm”.

3. Đọc câu thơ nổi tiếng “Gác mái ngư ông về viễn phố” của Bà huyện Thanh Quan, phần đông chúng ta đều không khỏi bối rối tự hỏi: Chẳng rõ động cơ nào đã thôi thúc ông lão đánh cá tả trong bài, sau một ngày dài vật lộn với các luồng cá, lại chậm rãi lê bước về một con phố xa xôi vào lúc chiều tà, thay vì đi về nhà nghỉ ngơi khi đã gác mái chèo lên mạn. Họ đâu biết cái địa điểm được nữ sĩ gọi là “viễn phố” kia thực ra chỉ là một bến sông nào đó ở chốn khuất xa.

4. Như mọi người đều biết, chữ YẾU gốc Hán (hay dùng trong các kết hợp trích yếu, hiểm yếu, trọng yếu, yếu nhân,…) vốn đồng âm với YẾU thuần Việt (vốn có nghĩa là “thể lực kém sung mãn”). Do bị YẾU thuần Việt có khả năng kết hợp rộng rãi hơn nhiều lấn át, nên yếu điểm (tức “điểm hệ trọng”) hay bị hiểu chệch thành “điểm yếu kém”.

5. THAM QUAN trong Hán ngữ vốn dùng để chỉ hành động “[Tìm tới tận nơi để] được tận mắt ngắm nhìn một địa danh/một cảnh vật nào đó nhằm mở rộng vốn hiểu biết/học hỏi kinh nghiệm”. Ấy thế nhưng vẫn có không ít người Việt lại chả thích thế, mà thích hiểu là “Đến viếng thăm nơi nào để xem xét/thưởng ngoạn”.

Đó là lý do khiến họ đã “mạnh dạn” đổi yếu tố đầu trong kết hợp trên thành THĂM, do thấy chữ THĂM thuần Việt có tần suất sử dụng cao hơn và nghe “dễ hiểu” hơn gấp bội.

6. CHÚNG CƯ trong tiếng Hán vốn dùng để chỉ các “công trình kiến trúc cao tầng được thiết kế thành nhiều căn hộ khép kín và riêng biệt dùng làm nơi sinh sống”. Do người Việt chẳng phải ai cũng thạo tiếng Hán, nên cảm thấy yếu tố thứ nhất trong kết hợp trên nghe quá đỗi “lạ tai”, nên đã đổi CHÚNG thành CHUNG cho “thuận tai” và cũng “thuận lý” hơn. Nhất là khi thấy có nhiều hộ cùng chung sống bên nhau trong thứ công trình kiến trúc kiểu vừa nhắc.

7. Tiếng Việt mượn của Hán ngữ từ THỐNG KẾ, một từ hay dùng để chỉ hành động “tính gộp cả” (như học giả Thiều Chửu từng giảng). Khi đi vào tiếng ta, yếu tố thứ hai (KẾ) trong kết hợp trên khiến lỗ tai của nhiều người Việt cảm thấy “nghịch nhĩ”. Trong khi đó tiếng ta đang sẵn có từ KÊ vẫn hay được dùng với nghĩa “Ghi ra theo thứ tự từng thứ, từng món cho đỡ bị quên/để báo cho ai đó biết”. Đó chính là lý do khiến kết hợp THỐNG KẾ “trái tai” bị đổi thành THỐNG KÊ nghe vừa “thuận tai”, vừa “dễ hiểu” hơn.

Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể rút ra một bài học nhỏ: Dù thạo tiếng Hán đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng khoan hẵng tự tin vội, bởi lẽ cái giữ vai trò tối hậu quyết định trong ngôn từ lại là khả năng kết hợp rộng hay hẹp và thế thượng phong của các yếu tố hợp thành trong thực tế sử dụng.

http://laodong.com.v...-sao/144841.bld

==============================

Những luận điệu kiểu bậy bạ này cực kỳ nguy hiểm. Học sinh và người ít đọc rất dễ dàng tiêm nhiễm và mặc nhiên chấp nhận nhất là trong tình hình chính tả Việt bị thả nổi tùy tiện một cách dễ dàng đến mức độ ngay cả nhà báo còn thường xuyên viết sai chính tả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những luận điệu kiểu bậy bạ này cực kỳ nguy hiểm. Học sinh và người ít đọc rất dễ dàng tiêm nhiễm và mặc nhiên chấp nhận nhất là trong tình hình chính tả Việt bị thả nổi tùy tiện một cách dễ dàng đến mức độ ngay cả nhà báo còn thường xuyên viết sai chính tả.

Nghiên Cứu 研 究 và Cứu Cánh 究 竟 là những từ gốc Việt chứ không phải là từ gốc Hán.

Nghiên Cứu 研 究

Nghiên là quá trình Nghiền lâu dài cho đến kết quả cuối cùng. Nôi khái niệm Nghiền=Nghiên=Nghiện. Nghiền là cái động tác xay bột gạo nước bằng cối đá có thớt nghiền và mâm nghiền, như hai hàm răng nhai Ngấu Nghiến những hột gạo đã ngâm nước cho mềm. Kết quả cuối cùng của Nghiền là Chín ( số 9, trọn vẹn của cửu cung hay 9 ô). Nho viết Chín (số 9) bằng chữ Cửu 九. Chín trọn vẹn tức Cửu lắm, lướt lủn “Cửu Lắm”= Cứu 究. Nghiền nhiều thì “Nghiền Nghiền” = Nghiên 研 (biểu ý lấy Đá 石 mà “Khẻ Mãi”= Khai 开), 1+1=0. Nghiên là quá trình mần một việc cho đến kết quả cuối cùng. Kết quả cuối cùng phải là cái còn lại, là “Kết Lưu”= Cứu, đó là chữ Cứu 究 mà nho viết chữ Cứu 究 biểu ý bằng chữ Cửu 九 (chín) và chữ Huyệt 穴 (là khi gạo xay đã thành bột nước chảy xuống dưới huyệt, đọng lại “Kết Lưu”= Cứu ở đó). Nghĩa bóng theo biểu ý thì quá trình Nghiên Cứu là mần để đến kết quả cuối cùng, được hay là hỏng thì cũng là kết quả, nhưng đến lúc đủ “chín” đó thì người nghiên cứu cũng đủ “Kết Tuyệt”= Kiệt sức để có thể xuống huyệt. Nghiện là cứ ham một thứ hoài tức “Nghiền Nghiền”= Nghiện, 1+1=0, cuối cùng không được kết quả cũng được hậu quả, kết quả hay hậu quả cũng đều xuống huyệt (quả chắc hay quả lép cũng cuối cùng là rụng xuống đất hết).

Cứu Cánh 究 竟

Cứu Cánh là Cuối Cùng = Cứu Cánh = Kết Quả. Chia tương quan Dương/Âm thì được Đầu/Đuôi tương ứng Có/Cuối tương ứng Ló/Lặn như mặt trời Tỏ/Tận trong một ngày.

Tiếng Việt có 6 thanh điệu, chia đều hành hai nhóm Dương (nhóm 1) và Âm (nhóm 0). Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi Quẻ dịch được tạo thành do 6 Kẻ (Kẻ=Thẻ=Thể). Mỗi Kẻ là một Gạch thẳng (liền hoặc đứt, liền tượng Dương, đứt tượng Âm). Nhấn mạnh động tác vẽ nên cái Gạch là “Gạch Đi!”= “Gạch Chi 之!”= Ghi. Nôi khái niệm: Ghi = Ký 記 = Kê 計 = Kế 計 = Kể. Sắc thái riêng của Kể là bằng lời, “Lời Kể”=Lể, nên có từ đôi Kể Lể để nhấn mạnh ý “nhiều”. Cái nét Kẻ (mềm hóa thành Kẻ=Vẽ) của quẻ dịch là cái Gạch = Vạch = Hoạch 劃 (Dao刂 khắc nên bức Họa 畫). Tất cả những từ có viết bằng chữ nho đều là những cái tố Việt, gọi là “Từ Ổ”=Tố. Ổ là cái Lõi (nhấn mạnh “Lõi Chi 之!”= Lí, nghĩa là bên trong) của cái NÔI khái niệm Việt. Những từ ghép như Hoạch Định 劃 定, Kế Hoạch 計 劃, Thống Kê ,統 計, Hội Kế 會 計, Kế Toán 計 算 v.v. dùng trong Hán văn đều là những từ có tố gốc Việt. Trong các Kẻ tạo nên Quẻ dịch thì ký tượng Dương bằng “Kẻ Liền”=Kiền=Càn,tượng 1. “Một Liền”=Miên=”Một Càn”=Man. Từ đôi Miên Man ý là liền tù tì không hề đứt. Mềm hóa thì Đứt=Dứt. “Đứt hoàn Toàn”=Đoạn. Đứt Hết = Đoạn Tuyệt. Ký tượng Âm bằng “Kẻ Đứt”=Cứt, tượng 0. Từ Cứt nghĩa là phủ định Không, trẻ con trước tuổi mẫu giáo vẫn biết như vậy. Cứt=Vứt=Vất=Bất 不 ,đều là từ phủ định. Nỏ=Bỏ=Bố (tiếng Tày)=Bất 不 , đều là từ phủ định. Nhấn mạnh “Bất Chứ!= Bu, Hán ngữ dùng từ này, phát âm “Pu 不” khi đọc chữ nho Bất 不. Mô là không, Cứt là không, lướt từ đôi “Mô Cứt”=Mứt=Mất=Thất失, hay “Mô Bất”=Mất=Thất失. Mứt=Mất tương tự như Nhứt=Nhất, tương ứng với Mô (0) và Một (1). Mai-Một là từ dính lấp lửng giữa Mô và Một, nói lên quá trình vật thể đang bị Mòn dần cho đến mất hẳn, nếu không được “ Kéo Níu”=Kíu=Cứu 救 gíữ lại. Từ Cứu 救 mà chữ nho viết vốn là một từ Việt của dân sông nước. Khi người hay vật bị nước cuốn trôi, người ta cố kéo níu lại, “Kéo Níu”=Kíu=Cứu 救 để vớt lên. Nên mới có từ Cứu Vớt mà không có từ Vớt Cứu. Hán ngữ đã phát âm mềm hóa từ Kíu của tiếng Việt là “Chiu 救” khi họ đọc chữ nho Cứu 救.

Vật nào cũng có cái Da=Giỏ=Vỏ=Vách=Vành=Thành để bọc nó thì nó mới Thành cái vật thể nguyên chỉnh. Giống như trứng gà, nó hình thành từ trứng trước mới đến vỏ sau, là cái “Cuối Thành”= Cạnh, nhấn mạnh cho tròn thì là ‘Cạnh Cạnh”= =Cánh, 0+0=1. Trứng đến khi thành vỏ cứng mới là giai đoạn Cuối Cùng = Cứu Cánh = Kết Qủa, để có được quả trứng. Cây lúa sinh trưởng cũng đến giai đoạn Kết Qủa là giai đoạn Cuối Cùng của chu kỳ sinh trưởng của nó. Chỉ còn chờ cho đến khi vỏ hột lúa tức cạnh nó chín là hột lúa sẽ rụng để bắt đầu lại chu kỳ mới. Lướt lủn “Cạnh Chín”= Cánh, là bước cuối cùng. Đủ Chín là trọn vẹn ( 9 ô của cái bánh chưng do 4 sợi Lạt Hồng chia ra). Đủ số sợi lạt đó ( “Lạt mềm buộc Chật”= Luật) thì mới Níu giữ được cái bánh chưng có đủ 9 ô. “Của Chín”= Kín là đủ trọn vẹn 9 ô. Níu=Neo=Lẹo=Lưu (Lẹo Nhau = Lưu Giao, Hán ngữ dùng ngược là Giao Lưu. Có tục mới nên thanh. “Đời cha cho chí đời con, Đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên”). “Chín ô được Níu”= Chỉu. “Của Chỉu”=Kỉu=Cửu. Chữ nho Cửu 九 chỉ con số 9. Hán ngữ đọc chũ nho Cửu九 là “Chỉu 九”. Mặt Trời (Blơi=Lời=Trời) trong một ngày đều Đông Ló, Tây Lặn. Tây Lặn = Tây Lận = “Tây Tận”= Tần (vị trí nước Tần ở con số 9 , phía tây, trong chín ô của bản đồ dịch học). “Tần gây ra đánh Nhau”= Tàu. Hán ngữ phát âm chữ Tần 秦 là “Chín”, chữ Tận 盡 là “Chịn”. Nhưng có tiếng Việt nhấn mạnh “Chín A!” mới thành “China” do người Ấn Độ nghe sai. Sau Tây cứ thế theo người Ấn mà gọi Tàu là China.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay