nhị địa sinh

Tảo Nâu - Varech

2 bài viết trong chủ đề này

VARECH
Tảo nâu
Fucus vesiculosus L.

Fucus serratus L.

Fucaceae

Posted Image
Đại cương:
Tên gọi: Varech Ngành Tảo nâu (Algues brunes) cũng gọi Phaeophyceae, Fucus do tiếng hy lạp « phucos » muốn nói rong biển. Màu nâu xanh, trong rong có 2 sắc lạp (pigments) chức năng hấp thụ ánh sáng và chứa những sắc tố chánh:
● Chlorophylle a và c gọi là diệp lục tố a và c dể tan trong nước.

● Caroténoïdes có sắc tố fucoxanthine (caroténoïdes cá màu nâu), tùy theo lượng sắc tố lục và nâu nhiều hay ít mà ta có rong màu xanh hay nâu.

Rong biệt chu, đa dạng, người ta dể dàng nhận biết do những phao được nằm trong tản, khác với tảo nâu sargassum phao rời ngoài.
Fucus sinh sản, hiện diện phát triển rất nhiều ở bờ Đại tây dương hay biển Manche.
► Tản,
là một cơ quan dinh dưởng (không rể, không thân, không lá), có bộ phận giống như rể dùng để bám vào đài vật gọi là giả căn, chỉ có chức năng bám vào đại vật mà không có chức hấp thu nước và muối khoáng như các loài thực vật sống trên đất thuộc ngành hiển hoa.
Thủy triều mùa xuân tản đứt ra và tách rời khỏi đài vật (đá hay san hô … ) trôi nổi, bấp bênh, tấp vào bờ mắc cạn….dân Bretons gọi « goémon », dân Normands và charentais tên gọi « varech » để gọi chung rong biển.
Thực vật và môi trường:
- Nguồn gốc: Rong biển ở dọc bờ biển normandes và bretonnes
- Mô tả thực vật: Dạng như lá dừa, hình phiến dài 20 cm đến 1 m, màu nâu xanh, thẳng ở gốc, kế phân nhánh chia đôi lưởng phân, chạy ra bởi gân giữa, bìa có răng cưa (fucus serratus) hay những phao hình cầu (fucus vésiculosus) - Phiến màu đen lợt hay nâu lợt của sừng, với những mục mụn màu trắng nhạt, bốc mùi hôi, mùi đặc biệt của rong biển, khi phơi dưới ánh mặt trời, theo thủy triều, có vị nhớt và mặn.
- Thu hoạch:
Trong năm, trên ven bờ biển Đại tây dương hay biển Manche. Rong fucus là một thành phần của Rong biển nói chung.
- Bộ phận sử dụng: - Tản.
- Thành phần hóa học và dược chất:
● Nguyên tố vi lượng (oligòléments):
- iode.
- muối khoáng.
● Chất đa đường (Polyoside):
- Algine hay acide alginique (40%) Fucus là một tảo nâu có cơ cấu tản thalle hay thallus đặc biệt giàu muối khoáng, những nguyên tố vi lượng như:
- đồng.
- chrome.
- kẽm.
- sélénium.
- manganèse.
- sắt,
- iode,
- vitamine (C, B1, B2, B6, B12)
- và chất xơ fibres.
Thật vậy trong fucus gồm:

● 55 à 65% đường glucides (sorbitol, cellulose, mucilage…)

● 4 à 10% đạm protides (acide amine, peptides và phân hóa tố enzymes)

● 1 à 2% chất béo lipides

● 15% Chất khoáng với lượng lớn về:
- iode,
- chlore,
- brome,
- calcium,
- fer,
- magnésium,
- phosphore,
- potassium,
- silicium,
- sodium,
- soufre
● Vitamine C
Đặc tính trị liệu :

- Rong fucus dùng trong chế độ ăn kiêng ốm nhờ tản fucus có tính khử nước, mỗi lần ăn vào dạ dầy sẽ hấp thụ nước lại và phòng lên tăng dung tích, đầy bụng cắt đứt cảm giác đói.

- Ngoài ra, rong fucus dùng những chất của rong để thay thế, trang trải nhu cầu dinh dưởng cần thiết của chế độ ăn kiêng, giữ ốm.
Do chứa nhiều iode, fucus được biết giữ một vai trò trong biến dưỡng những chất béo.
- Dùng đều và thường những chất xơ thiên nhiên của rong fucus, với số lượng lớn, giúp người dùng dể dàng dẩn chuyển phân trong hệ ruột, đi cầu dễ.
- Rong fucus cũng dùng như là thuốc nhuận trường nhẹ để chữa bệnh bón hành khách du lịch (bón do du lịch ngồi lâu)
- Giàu chất đạm thực vật đồng hóa được, fucus nghèo năng lượng calorie và chất béo.
- Thêm nữa, rong fucus chứa chất nhầy không đồng hóa, chỉ có đặc tính phòng trương phồng lên trong dạ dày khi tiếp xúc với nước, nhờ đó cắt đứt cảm giác đói tự nhiên và những chất xơ thực vật này dễ dàng chuyển qua ruột ra ngoài (transit intestinal).
- Ngoài ra, Varech vesiculeux, còn được coi như thuốc để chữa bệnh psoriasis bệnh vảy nến và viêm mô dưới da (dùng ngoài da).
Đồng thời, còn chữa những bệnh như:

- Bướu giáp (Goitre) nguyên nhân liên quan do tuyến giáp trạng và nguyên tố khoáng iode,

- bón,
- thấp khớp.
Chủ trị - Chỉ định dùng:
Rong fucus được khuyến cáo rất hiệu quả trong khuông khổ chế độ ăn kiêng ốm để cắt cơn đói « couper la faim » và để giãm cân bằng cách mang đến cơ thể những nguyên tố dinh dưởng bình thường và cần thiết « bổ và cân đối ».
► Nấu sắc: 1 muổng súp / tô lớn nước trước bữa ăn.

► Thuốc cao: Nấu sôi một nắm varech véculeux trong nước, đắp nóng vào nếu có thể.

Hiệu quả xấu và rủi ro: Đối với những người bị chứng “ hyperthyroïde ” không nên dùng. Lượng iode chứa trong rong fucus vesiculosus có thể làm bệnh trở nên trầm trọng thêm. Người ta cũng nghi ngờ đối với những người dị ứng mẩn cảm với iode.

Nguyễn thanh Vân
Nguồn:http://duocthaothucdung.blogspot.com/2011/05/varech-fucus-vesiculosus-l.htm
l


Fucus vesiculosus L.

Đây là loại tảo biển màu nâu xám chứa nhiều iod và selen, rất hiếm trong thức ăn, và tụ chung là một tổ hợp cân bằng các vitamin, các thành phần vi lượng, đa lượng. Ngoài các nguyên tố trên còn chứa vitamin A, B1, B2, C, canxi, đồng, kẽm, mangan, coban và nhiều chất khác. Nhờ hàm lượng iod cao, trong các dạng như dyiodtyrosine, và selen – cần thiết cho hoạt động của men kích hoạt các hormone tuyến giáp, Fucusvesiculosus L. căn chỉnh chức năng tuyến giáp, cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Trong số các thành phần khác của Fucus vesiculosus L., đáng kể nhất là các polysaccharide: fucoidan, laminarin, alginicacid .v. v... . Chính nhờ tính chất tạo keo của alginic acid, là chất hợp nước, có thể nở ra khoảng 25-30 lần khi ngâm nước, focus vesiculosus làm tăng sức chứa của dạ dày, giúp việc thẩm thấu các chất carbohydrate và chất béo diễn ra từ từ và bằng cách đó điều chỉnh cảm giác thèm ăn.

Fucus vesiculosus L. có tác dụng chống xơ cứng, viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm lành vết thương và làm sạch cơ thể. Nó làm tăng hoạt tính của các men (enzyme) tham gia vào quá trình oxy hóa lipid và chuyển hóa cholesterol thành acid mật, ngăn không cho cholesterol bám vào thành mạch máu. Đồng thời do không làm rối loạn quá trình tổng hợp cholesterol nên tác động tiêu cực của sự rối loạn này được loại bỏ hoàn toàn. Fucus vesiculosus rất hiệu quả đối với các bệnh viêm hệ thống tiết niệu – sinh dục, các bệnh rối loạn vi hệ (dysbacteriosis) – nó ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Các thành phần của tảo kích thích quá trình tái tạo, giúp làm lành vết thương, vết loét và lên da non. Sự kết hợp tác dụng chống oxy hóa của các thành phần mang hoạt tính sinh học của tảo và hiệu ứng đào thải của alginic acid làm tăng tác dụng bảo vệ nhiễm xạ và giải độc, trong đó có các việc đưa ra khỏi cơ thể các kim loại nặng như chì, thủy ngân và các nuclide phóng xạ. Fucus vesiculosus còn có tác dụng chống đông máu, giúp điều hòa độ thẩm thấu của mạch máu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay