tnd

Vtv “Vạch Mặt” Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng

10 bài viết trong chủ đề này

VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Ngày 23.10.2013, kênh Youtube có tên VTV Đài Truyền Hình Việt Nam đã đăng tải một phóng sự gây sốc cho rất đông quần chúng tin vào năng lực của những nhà ngoại cảm.

Posted Image

Chương trình phóng sự vạch mặt các nhà ngoại cảmĐây chính là chương trình "Trở về từ ký ức" số mới nhất. VTV đã chia sẻ khá nhiều thông tin quan trọng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.

Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất.

Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.

Chương trình cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm.

Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá… Tỉ lệ chính xác được kết luận bằng 0 kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái …

Một vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009.

Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng.

Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp.

Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.

Posted Image

Thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.

Thượng tá Nguyễn Lê Cát nói: Nghi ngờ hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, hài cốt đấy được giám định ở đây, xác định không phải là hài cốt của người mà là hài cốt của động vật. Qua xác định, đối chiếu thì đó là chiếc răng của lợn.

Thật đau xót cho họ hàng gia tộc, bẽ bàng cho các cơ quan đoàn thể. Bà Phan Thị Bích Hằng sau đó vẫn đi tìm hài cốt liệt sĩ và không cần có một sự giải thích nào về vụ tìm kiếm gây bức xúc như trên.

Posted Image

Kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội

Vũ Thị Hòa (41 tuổi), trú tại tổ 14, phường Đồng Tâm (TP. Yên Bái – tỉnh Yên Bái) đã không từ mọi thủ đoạn buôn bán những con thú là động vật hoang dã để kiếm lời.

Khi công việc kinh doanh này đổ bể, bà Hòa tự “phong” cho mình là một “Nhà ngoại cảm” có biệt tài chữa bệnh và tìm mộ liệt sĩ để từ đó kiếm lời trên chính những bộ hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và niềm khát khao tìm lại người thân của các thân nhân liệt sĩ.

Posted Image

"Nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa đứng trước cái được coi là hài cốt liệt sĩ.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Hạnh Phúc, đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng có mặt. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, ông Phúc cho rằng số đất đen trên không phải là xương cốt liệt sĩ.

(Theo Infonet/VTV)

======================

Theo wikipedia ông Phùng Chí Kiên năm 2003 mới được đảng và nhà nước phong Tướng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng.

Theo wikipedia ông Phùng Chí Kiên năm 2003 mới được đảng và nhà nước phong Tướng!

Những bài viết của phóng viên VTV mang tính viết cho có bài thôi, kiến thức không sâu nhưng phán thì cứ như là đúng rồi.

Ngày trước ra sức viết và đăng những bài chê bai nói xấu cụ Thiên sứ, được vài năm sau đó lại viết bài để ca ngợi cụ ....

Thật chán với những bài viết kiểu "câu view", "dật tít" miễn là có người click vào đọc là có tiền rồi. Chán như con gián.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài viết của phóng viên VTV mang tính viết cho có bài thôi, kiến thức không sâu nhưng phán thì cứ như là đúng rồi.

Ngày trước ra sức viết và đăng những bài chê bai nói xấu cụ Thiên sứ, được vài năm sau đó lại viết bài để ca ngợi cụ ....

Thật chán với những bài viết kiểu "câu view", "dật tít" miễn là có người click vào đọc là có tiền rồi. Chán như con gián.

Có ca ngợi à! Có lý nhỉ! Ở đâu đấy. cho tôi bít với. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phan Thị Bích Hằng dám tìm nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường?

Cập nhật lúc 16:06, 24/10/2013

(Tin tức thời sự) - Trao đổi với Đất Việt chiều 24/10, bà Phan Thị Bích Hằng từ chối giúp đỡ gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Thanh Huyền, 39 tuổi (trú tại Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nạn nhân bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phi tang thi thể vào tối ngày 19/10.

Bà Hằng cho biết: "Hiện tôi đang rất bận và nhất là không thể tập trung để làm bất cứ việc gì nên không thể giúp gia đình nạn nhân tìm thi thể được...

Sau khi có những thông tin phản ánh về khả năng ngoại cảm của tôi trên phương tiện truyền thông đại chúng, tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại điều tra về việc này, nó làm tôi đau hết cả đầu, không tập trung được".

Đồng thời, trước vấn đề mong mỏi tìm thấy thi thể người thân từ người nhà nạn nhân Nguyễn Thị Thanh Huyền, cùng với mong mỏi của dư luận sớm để vụ việc BS Nguyễn Mạnh Tường phi tang thi thể nạn nhân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ sớm được làm sang tỏ, bà Hằng đã gợi ý PV hướng dẫn tìm đến với những người có khả năng ngoại cảm khác.

Posted Image

Gia đình chị Huyền đang rất mong chờ tìm được thi thể người thân của mình.

Được biết, bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều người đồn là "huyền thoại về ngoại cảm" của Việt Nam. Nhiều câu chuyện tâm linh, tìm mộ liên quan đến bà Hằng đều được mọi người biết đến.

Quá trình trở thành "nhà ngoại cảm" cũng có nhiều chuyện hết sức ly kỳ, huyền bí mà hiện nay chưa có lời giải thích, bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.

Vào năm 2010, một chiếc khách chạy từ Nam Định vào trong miền Nam, khi đi qua địa phận xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thì bị mất phương hướng và bị dòng nước lũ cuốn trôi. Chỉ có 17 người may mắn thoát nạn còn gần 20 người khác đã bị trôi theo dòng lũ.

Trước tình hình đó, Đại tá Nguyễn Trọng Thường - Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết đã gọi điện nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để xác định vị trí và địa điểm chiếc xe gặp nạn.

Bà Hằng đã dự đoán rằng: “Xe đang nằm ở vị trí cách cầu Bến Thủy trong vòng 500m về phía hạ lưu (thuộc vị trí xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)".

Nhưng, vị trí chiếc xe khi được vớt lên cách cầu Bến Thủy khoảng 3km chứ không phải 1,2km về phía hạ lưu cầu Bến Thủy như các nhà ngoại cảm đoán và một lần nữa dư luận lại dấy lên nghi ngờ: Phải chăng Phan Thị Bích Hằng đã mất khả năng?.

Posted Image

Bà Phan Thị Bích Hằng.

Sau sự việc này, bà Hằng lại bất ngờ phủ nhận mình chỉ phán đoán dựa trên kinh nghiệm chứ không dùng khả năng ngoại cảm của mình để xác định vị trí chiếc xe tai nạn.

Vào tháng 10/2013, trong chương trình "Trở về ký ức" của VTV, nhiều chuyên gia cũng đã vén bức màn bí mật sự thật về khả năng ngoại cảm của bà Phan Thị Bích Hằng.

Một trong vụ việc tiêu biểu là việc tìm phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên vào năm 2008 do bà Hằng là người hướng dẫn.

Sau khi mẫu vật được đưa về Viện Pháp y Quân đội - Bộ Quốc phòng kiểm tra thì cho kết quả hài cốt của động vật chứ không phải của người.

Sự thật phơi bày nhưng bà Phan Thị Bích Hằng sau đó vẫn đi tìm hài cốt liệt sĩ và không cần có một sự giải thích nào về vụ tìm kiếm gây bức xúc như trên.

Quay trở lại với vụ việc BS Nguyễn Mạnh Tường - cán bộ Khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai, kiêm Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể bệnh nhân sau khi phẫu thuật, hiện tại thi thể của chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.

Gia đình nạn nhân cùng cơ quan chức năng đang huy động tối đa nhân lực để tìm được thi thể chị Huyền trong thời giam sớm nhất.

Việt Thành

================

Những việc như thế này rất cần tập trung tư tưởng. Vừa chửi người ta một trận là bịp bợp, bây giờ lại mời thì không khác gì thừa nhận khả năng ngoại cảm vẫn có thể đúng. Cô Bích Hằng đâu phải là thánh để lần nào tìm cũng đúng đâu. Nó phải có xác xuất sai chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TS Khanh: "Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm"

Posted Image

Hoàng Đan - theo Trí Thức Trẻ

25/10/2013 07:32

(Soha.vn) - Tổng giám đốc UIA Vũ Thế Khanh cho rằng, những phát ngôn trên VTV nói về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng như vậy là vội vàng, thể hiện sự vô trách nhiệm...

Trong chương trình "Trở về ký ức" số mới nhất của VTV đã chia sẻ rất nhiều thông tin quan trọng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng đã được phơi trần sự thật.

Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất.

Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.

Đáng chú ý là vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009.

Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng.

Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp.

Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.

Trao đổi với chúng tôi, TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, Phan Thị Bích Hằng là nhà ngoại cảm có năng lực, đã được khảo nghiệm và có thời gian công tác lâu năm.

Posted Image

TS Vũ Thế Khanh.

"Phan Thị Bích Hằng là người làm công việc ngoại cảm tương đối sớm, cùng với nhiều nhà ngoại cảm khác như bác Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Liên... Hằng là nhà ngoại cảm có năng lực, đã được khảo nghiệm và được tặng giải thưởng Huyền Thông dành cho các nhà ngoại cảm đã tìm được trên 1.000 thông tin về mộ liệt sỹ thất lạc.

Thực ra Hằng là một trong những lực lượng nòng cốt trong việc tìm hài cốt của nhà văn, liệt sỹ Nam Cao. Hiện nay tóc và viên đạn trong hộp sọ của nhà văn đã được giám định bởi Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), kết quả chính xác 100%. Và còn rất nhiều lần tìm kiếm khác cũng chính xác như tìm hài cốt của em gái nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương....

Đó là sự kỳ công, chứ không phải là đơn giản. Vậy thì không thể vì một cái ví dụ sai mà có thể phủ định tất cả bằng 0% những việc tìm kiếm đã nhận được kết quả chính xác trước đó được.

Giả sử những vụ tìm đúng sau đó mà bảo 100% là đúng thì cũng không được ...", TS Khanh nói.

Cũng theo TS Khanh, thực tế qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm thì độ chính xác của các nhà ngoại cảm như Phan Thị Bích Hằng đạt được 60 - 70% là tối đa.

"Với những nhà ngoại cảm chúng tôi đã khảo nghiệm, nghiên cứu như Phan Thị Bích Hằng và công bố độ chính xác đạt được 60 - 70% là tối đa. Còn việc sai 30 - 40% không có nghĩa là người ta có tội.

Bởi nếu như lừa đảo thì có tội còn ở đây chuyên môn người ta chỉ có thế thôi. Vì thế ở đây, phải biết lợi dụng chuyên môn đó và kết hợp thêm với các phương pháp khác để thẩm định, khử bớt những sai số đó đi. Ngay cả đến máy giám định gen đôi khi cũng vẫn còn sai.

Ở đây, khi các gia đình muốn tìm kiếm thân nhân thì phải đăng ký và trên cơ sở đó chúng tôi sẽ quay, ghi chép toàn bộ các nội dung. Các nhà ngoại cảm sẽ không được cung cấp bất cứ thông tin gì và chúng tôi sẽ ngồi ghi chép, quay băng lại lời nói của họ để làm đối chứng, tránh sự lừa dối, bịa đặt thông tin. Tuy nhiên, việc này đều được thực hiện kín để người nhà có thể thoải mái trò chuyện... Các thông tin sẽ được kiểm định bởi một nhà ngoại cảm khác.

Sau khi thực tế hiện trường, các mẫu sẽ được gửi đến Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) kiểm tra và sau cùng, khi đã có kết luận thì tiếp tục sẽ được giao lưu lại với người thân để kết quả chính xác nhất...", ông Khanh cho hay.

Posted Image

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Ông Khanh cũng bày tỏ, những phát ngôn từ một vụ việc mà đã cho rằng "vạch mặt" Phan Thị Bích Hằng lừa đảo, hay độ chính xác gần như bằng không là vội vàng, thể hiện sự thiếu trách nhiệm.

"Người phát ngôn về Phan Thị Bích Hằng trên VTV đưa như vậy là vội vàng, thể hiện sự thiếu trách nhiệm. Người đưa các thông tin đó cũng không trực tiếp tham gia và việc đưa chu trình thực hiện như vậy cũng không đúng.

Ví dụ khi lấy mẫu một vụ tai nạn giao thông, anh phải lấy được một mẫu điển hình. Nếu ở đó có cả cát, cả đá, cả sỏi hay cục gỗ, cục đất... mà cứ thế mang về thì đâu có được. Và nếu tìm mẫu sai thì người ta phải tiếp tục giao lưu, kiểm tra lại vì nếu như trong số đó vẫn có hài cốt thật thì sao?...

Thêm vào đó, nếu từ một vụ việc mà đã nói là "vạch mặt" hay lừa đảo, chính xác bằng không thì khác gì phủ sạch toàn bộ công sức trước đây của người ta. Không thể như thế được, nói như vậy rõ ràng là sự vô trách nhiệm.

Ở đây, tôi cũng xin nói rằng, với người liệt sĩ trở về thì rõ ràng giấy báo tử là bằng không, tức là sai. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào một hai trường hợp đó rồi cho rằng, toàn bộ giấy báo tử là số không thì rõ ràng là có tội với hàng triệu liệt sĩ, gia đình, thân nhân của họ...

Nhà ngoại cảm cũng như máy giám định vậy, đều có xác suất và việc của chúng ta là phải tận dụng cái đúng, đồng thời hạn chế cái sai số đó đi...", ông Khanh nhấn mạnh.

Ông Khanh cũng cho hay, việc tìm phần mộ của Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, Liên hiệp hội không tham gia nhưng không phải vậy mà có thể "nói sai, nói bậy như vậy được".

Cùng với đó, theo ông Khanh, cách đây chừng 2 năm, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã tuyên bố "giải nghệ" và hiện nay, bà Hằng đang không ở Hà Nội.

Cũng trong chiều 24/10, khi chúng tôi liên lạc vào số máy cầm tay của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thì bà tắt máy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong clip chủ yếu nói đến bà Vũ Thị Hòa là chính, chỉ đề cập đến Phan Thị Bích Hằng 1 tí !

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 bức ảnh lộ bí mật cuối cùng vụ Bích Hằng tìm mộ liệt sỹ Phùng Chí Kiên

10:47 | 03/11/2013 (PetroTimes) - 2 bức ảnh sau đây đã nói lên tất cả vấn đề. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta nên kết thúc vụ việc để giữ sự yên bình cho giấc ngủ của người chiến sỹ đã quên thân vì nước, cũng là trả lại sự công bằng và có thái độ tôn trọng, ghi nhận đúng đắn với công sức, thiện tâm của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

>> Chùm bài: Sự thật của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Posted Image

Trong biên bản bàn giao, đã ghi rõ phần "di vật của liệt sỹ" (tức là các vật đi kèm chứ không phải hài cốt): 13 mảnh bát vỡ. Vậy là ngay từ đầu, đoàn quy tập đã xác định đây là mảnh bát vỡ chứ không phải hài cốt. Vậy mà về sau, có cơ quan chức năng lại mang mảnh sành này ra kiểm định và tuyên bố là... mảnh sành. Rõ ràng, đã là mảnh sành thì kiểm định 1000 lần cũng là mảnh sành mà thôi.

Theo lý giải của tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA thì: Khi trộm được thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, người dân đã đặt thủ cấp vào một chiếc bát sành và mang đi chôn.

Posted Image

Khi mới đào lên, thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên chỉ còn là khối đất đen nhưng có nguyên hình hốc mắt, mũi và miệng. Trong quá trình cất bốc, đoàn quy tập đã có thể đã gom luôn cả các vật giống hình xương lẫn xung quanh khu đất (trong biên bản cũng ghi rõ: Nghi là răng).

Được biết, trong vụ cất bốc này, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng không trực tiếp thực hiện. Sau khi xác định vị trí, khu vực, Phan Thị Bích Hằng phải về Hà Nội gấp vì có người thân mất, nhường phần việc còn lại cho con cháu liệt sỹ và chính quyền địa phương.

Sau khi công bố 2 bức ảnh này, chúng tôi mong muốn sự việc sẽ kết thúc tại đây, để trả lại sự yên tĩnh đáng ra nó phải có.

Ai đúng, ai sai, dư luận sẽ phán xét. Chúng ta tin chắc rằng, người dân sẽ đứng về phía sự thật, về phía những người vì nghĩa mà không quản khó khăn đi tìm phần thi thể còn thất lạc như một sự báo ơn với người đi trước. Dù họ thành công hay không thành công - những nỗ lực đó đều rất đáng ghi nhận. Nó đáng trân trọng hơn nhiều so với những hoài nghi của những người chỉ ngồi một chỗ và… phán!

Hoàng Thắng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày đăng : 07:31 06/11/2013 (GMT+7) http://kienthuc.net....ien-278427.html

Tiết lộ sự thật khai quật thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên

(Kienthuc.net.vn) - Sau khi bóc từng lớp đất, Đội quy tập phát hiện hốc đất hình đầu người. Gỡ đất ra, phát hiện hai ổ mắt, cụm răng hàm, hai răng nhọn, 13 mảnh bát vỡ...

Để hiểu rõ hành trình tìm kiếm phần đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên, Đại tá Lê Liên, Tổ trưởng tổ tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên khi đó đã có bài viết khá chi tiết về cuộc tìm kiếm này.

Posted Image

Một phần di cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên được tìm thấy. Ảnh: tác giả cung cấp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu Bích Hằng tìm kiếm

Sau khi chúng tôi được Thường trực Huyện ủy Diễn Châu (Nghệ An) đề nghị giúp gia đình và địa phương can thiệp với các cơ quan chức năng công nhận đồng chí Phùng Chí Kiên (ĐC PCK) là liệt sĩ, về Hà Nội, chúng tôi báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tình hình. Đại tướng đã gửi thư đi các cơ quan của Đảng, Nhà nước, quân đội kiến nghị công nhận ĐC PCK là liệt sĩ.

Posted Image

Để tìm được phần đầu của ĐC PCK, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công rất lớn. Chính Đại tướng đã chỉ ra các hướng tìm kiếm. Theo đó, ngoài việc gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan chức năng của địa phương, các đồng chí lão thành cách mạng hoạt động cùng thời với ĐC PCK, cần dùng đến khả năng của các nhà ngoại cảm và Đại tướng đã có thư gửi chị Phan Bích Hằng.

Sau khi nhận được thư của Đại tướng, chiều tối 19/3/2008, chị Phan Bích Hằng cùng anh Võ Điện Biên - con trai Đại Tướng và một số người quan tâm đến việc đi tìm thủ cấp của ĐC PCK đến phần mộ của ĐC PCK tại Nghĩa trang Mai Dịch. Tại đây, Bích Hằng áp vong, gọi hồn, nói chuyện được với ĐC PCK. Anh Võ Điện Biên tốc ký lời Bích Hằng nói. Trong đó, chúng tôi chú ý nhất là chi tiết: Sau khi bêu ở đầu cầu Ngân Sơn được mấy ngày, có một ông thợ cạo tốt bụng đã lấy thủ cấp của ĐC PCK đi giấu, sau đó chôn ở sườn một ngọn núi ở phía bắc cầu.

Định hướng tìm kiếm nơi chôn cất phần đầu

Ngày 20/4/2008, đoàn tiền trạm lên Bắc Kạn đặt vấn đề với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn nhờ giúp đỡ và cùng đi tìm thủ cấp của ĐC PCK. Đoàn đi có bác Kim Sơn, nguyên chiến sĩ Cứu quốc quân, đại diện Ban liên lạc Quân giải phóng Việt Nam, anh Võ Điện Biên, đại diện gia đình Đại tướng, một tổ làm phim tài liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, luật sư Đậu Xuân Đồng, Phó Trưởng đoàn luật sư tỉnh Hà Tĩnh và tôi làm tổ trưởng. Trước khi đi, chúng tôi đến thăm và báo cáo với Đại tướng về đường đi và cách làm. Đại tướng căn dặn: “Các đồng chí phải gặp những đồng chí trong đội Cứu quốc quân từng biết về ĐC PCK, như Doanh Hằng...”. Đến Tỉnh ủy Bắc Kạn, đồng chí Dương Đình Hân, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tiếp và làm việc với chúng tôi. Buổi tối, chúng tôi làm việc với với Tỉnh ủy Bắc Kạn, có các đồng chí: Dương Đình Hân, Lê Liên, Võ Điện Biên, Kim Sơn, Đậu Xuân Đồng, Lê Viết Hoài, Lèng Văn Tý (cán bộ tỉnh Bắc Kạn), Nông Văn Chí (Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn). Hội nghị thống nhất quyết tâm tìm cho được thủ cấp của ĐC PCK. Tỉnh ủy Bắc Kạn giao cho đồng chí Nông Văn Chí huy động các lực lượng ở huyện cùng tìm kiếm, chỉ đạo Thường trực UBND, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Công an tỉnh cử người tham gia.

Sau đó, chúng tôi gặp đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn. Đồng chí tán thành ý kiến thống nhất tối 20/4/2008, chỉ thị cho cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao và động viên chúng tôi hoàn thành cho được tâm niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Làm trọn nghĩa tình với ĐC PCK, nhà cách mạng đã gắn bó máu thịt với mảnh đất Bắc Kạn” (Thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn).

Trước khi lên đây, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu, gặp gỡ các nhân chứng đã hoạt động cùng thời với ĐC PCK, gặp các nhà sử học có nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của ĐC PCK. Bên cạnh đó, nghe lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Khi đi tìm kiếm, chú ý phải nhờ vào sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhân dân các dân tộc ở địa phương, nhất là các cụ lớn tuổi, các đồng chí lão thành cách mạng, sáng ngày 21/4/2008, chúng tôi làm việc với Huyện ủy Ngân Sơn. Các đồng chí Huyện ủy Ngân Sơn cho biết:

Trước đây, huyện Ngân Sơn đã tổ chức cho bộ đội, dân quân, tự vệ, đồng bào các dân tộc, học sinh các trường đi tìm nơi chôn cất đầu của ĐC PCK. Các lực lượng đã đi đào bới khắp hang cùng, hẻm núi, nhưng không tìm thấy một dấu tích nào.

Chúng tôi hỏi những sườn núi đã đi tìm, các đồng chí lãnh đạo Ngân Sơn chỉ về hướng Nam. Nhận thấy nơi đó có đồn Tây, có nhà làm việc của tri huyện thời Pháp được canh phòng cẩn mật, có lính đêm ngày tuần tra, người dân đem đầu ĐC PCK đi chôn cất không thể đi về hướng gặp nhiều nguy hiểm đó, chúng tôi bàn nhau chú ý nhiều đến hướng Lũng Sao, hướng phía bắc của thị trấn.

Cuộc tìm kiếm nhân chứng và sự thật khi khai quật

Thống nhất xong cách làm, ra khỏi phòng họp, chúng tôi gặp đồng chí Đồng Quang Huân, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy. Đồng chí kể lại: Bố đồng chí là Đồng Quang Tuân, cán bộ lão thành cách mạng, khi còn sống có quen một người thợ cắt tóc ở thị trấn tên là Vẹo. Ông Vẹo kể với bố anh Huân, khẳng định rằng chính ông là người đã bí mật đem đầu ĐC PCK đi chôn. Như vậy là giữa lời của chị Phan Bích Hằng và đồng chí Đồng Quang Huân đã có sự trùng hợp, chúng tôi có một đầu mối quan trọng để xác định hướng tìm kiếm. Sáng hôm đó, chúng tôi tỏa đi các hướng tìm trên bán kính 4 ki-lô-mét. Những ai có khả năng cung cấp thông tin cho chúng tôi, chúng tôi đều lắng nghe. Đoàn tìm kiếm chú ý nhiều đến những thông tin về ông thợ cắt tóc tên là Vẹo. Đến nơi ông cư trú, được biết con cái của ông đã chuyển đi sinh sống nơi khác, trong đó có người con trai tên là Vò. Đến sáng 22/4, biết được thông tin về anh Vò đã đổi tên thành Vũ Công Hùng, làm việc tại Sở Giáo dục & Đào tạo, đã mất, nhà ở phường Phùng Chí Kiên. Vợ anh là Phạm Thị Hoàn, có cửa hiệu tạp hóa. Tìm gặp chị Hoàn, được biết bố chồng của chị tên là Vũ Công Vẹo. Tìm hiểu tài liệu lưu trữ của tổ chức Đảng ở địa phương, chúng tôi được biết, cụ Vẹo sinh năm 1910, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mất năm 1976. Chị Hoàn cho biết, khi còn sống, cụ Vẹo có kể cho vợ chồng chị việc đưa thủ cấp của ĐC PCK đi giấu, sau đó đem chôn. Qua lời kể của chị Hoàn, chúng tôi thấy trùng khớp với lời chị Phan Bích Hằng chiều tối ngày 19/3/2008.

Posted ImagePosted Image

Từ sự chỉ dẫn các nhân chứng như ông Trần Kim Quy nhà trước cổng Viện Kiểm sát và Công an huyện Ngân Sơn chỉ cho nơi có nhiều mộ đồng bào chôn cất, bà Lưu Thị Ninh (lão thành cách mạng), ông Lý Khoỏng Sáng (82 tuổi), nhà bên cạnh nhà ông Vẹo, ông Nguyễn Quốc Hưng, ông Doanh Hằng... lời xác nhận của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng, chúng tôi đã tìm được nơi chôn cất phần đầu của ĐC PCK ở khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.

Sau khi xác định được nơi an táng đầu của ĐC PCK, đoàn tìm kiếm quay lại thị xã Bắc Kạn báo cáo với đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. 01 giờ 30 phút ngày 8/5/2008, công việc khai quật bắt đầu, do Đội quy tập hài cốt liệt sĩ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đảm nhiệm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình ĐC PCK và các con của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cơ quan, ban ngành tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn và được phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam ghi hình đầy đủ. Sau khi bóc từng lớp đất, Đội quy tập phát hiện hốc đất hình đầu người. Gỡ đất ra, phát hiện hai ổ mắt, cụm răng hàm, hai răng nhọn, 13 mảnh bát vỡ.

Hoàn thành việc cất bốc, các cơ quan chức năng, gia đình tiến hành lập biên bản (Số 06, Bắc Kạn ngày 8/5/2008, Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ). Phần thủ cấp của ĐC PCK được Đội quy tập phủ quốc kỳ, làm đầy đủ các thủ tục quy định và đưa về bàn giao cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. Từ việc đã làm, chúng tôi khẳng định: 1. Việc tìm kiếm, phát hiện, cất bốc thủ cấp của ĐC PCK, bên cạnh sự quan tâm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự nhiệt tình của những người biết ơn ĐC PCK, là việc làm có tổ chức, có sự lãnh đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy Bắc Kạn, đứng đầu là đồng chí Mai Thế Dương, sự quản lý chặt chẽ của Ủy ban nhân dân tỉnh, do đồng chí Tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, có sự tham gia tích cực của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Cách làm khoa học: Căn cứ vào các tài liệu lưu trữ có giá trị, tìm nhiều nhân chứng, nghe cặn kẽ nhân chứng kể chuyện, tích cực sử dụng khả năng ngoại cảm, sàng lọc kỹ càng mọi thông tin.

3. Ở thời điểm rạng sáng ngày 8/5/2008, tất cả đại diện các cơ quan có thẩm quyền, đại diện gia đình, đại diện Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các con của Đại tướng, những người làm nhiệm vụ bôc dỡ và chứng kiến đều khẳng định: Đã tìm thấy thủ cấp của ĐC PCK, việc chuyển và bàn giao thủ cấp của ĐC PCK cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng hoàn toàn đúng thủ tục quy định.

Những nút thắt cần mở trong việc xét nghiệm ADN Các chuyên gia đã phân tích và nhận thấy có nhiều điều chưa rõ trong việc giám định phần đầu tìm được của LS Phùng Chí Kiên, sự thiếu khoa học khi xét nghiệm? GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Giám đốc Trung Tâm Bảo trợ Văn Hóa kỹ thuật truyền thống - người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho biết, trong tư liệu về biên bản khai quật, đơn của gia đình, phim tư liệu... thì thấy trong biên bản đào bới, khai quật mộ LS PCK của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn ngày 18/5/2008 có 19 người được ghi vào biên bản, tên họ, chức vụ, cơ quan. Cuối văn bản để khẳng định tính pháp lý, thủ trưởng các cơ quan nói trên đã ký tên và đóng dấu (8 con dấu).

Đây là một văn bản có tính pháp quy cao. Nội dung quan trọng nhất là: “Kết quả đào bới, khai quật cụ thể: Hài cốt của liệt sĩ gồm: răng hàm = 01 (một) chiếc (cụm). Là răng. Di vật của liệt sĩ gồm: mảnh bát vỡ = 13 mảnh. Những nội dung khác: đất màu đen = 01 nắm”. Sau khi phần hài cốt được đưa về và bàn giao, gia đình và dòng họ LS PCK đã có 3 đơn thư phản đối việc không cho họ tộc LS PCK chứng kiến việc mở niêm phong hộp đựng phần còn lại của thủ cấp: “Từ tháng 9/2008, khi quyết định mở niêm phong hộp đựng gói đất, phần còn lại của thủ cấp người ông chúng tôi, là LS PCK, Cục Chính sách – Bộ Quốc phòng không thông tin, không báo cho đại diện các gia đình họ tộc chúng tôi biết để chứng kiến; kể cả khi có kết luận giám định pháp y cũng không thông báo. Việc làm này là không khoa học, không công khai, không minh bạch. Đây là sự coi thường họ tộc chúng tôi, xúc phạm tâm linh LS PCK, nghiêm trọng hơn là thủ tục pháp lý về giám định AND. Vì vậy, chúng tôi có quyền công nhận kết quả cất bốc mà toàn thể họ tộc chúng tôi cùng với Đảng bộ, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn đã tìm kiếm trong gần 7 chục năm qua và không chấp nhận những kết quả khác”.

Có hay không năm việc làm sai khi giám định AND? Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân đã chỉ ra 5 việc làm sai nguyên tắc khi thực hiện việc lấy mẫu giám định AND di cốt thủ cấp của LS PCK gồm:

- “Việc mở niêm phong thủ cấp đã thu giữ không có chứng kiến đầy đủ của thành phần đã ký vào niêm phong hộp đựng thủ cấp (trong đó có đại diện của gia tộc Trung tướng Phùng chí Kiên)” (là sai).

- “Việc giám định không cho con cháu Trung tướng Phùng Chí kiên biết thời gian địa điểm và kết quả” (là sai).

- “Viện Pháp y Quân đội làm trái chỉ đạo của Bộ Quốc phòng là giám định AND, lại giám định các vật phẩm thu được là gì, đồng thời không giám định đầy đủ mẫu vật thu được”. Ý của luật sư là bỏ sót cụm răng hàm của LS PCK (là sai).

- “Như vậy sai sót ở đây là: Mẫu vật thủ cấp của LS PCK khai quật được có đúng với mẫu vật đưa đi giám định hay không?

- “Bộ Quốc phòng chỉ đạo giám định AND sao Viện Pháp y Quân đội không lấy mẫu giám định từ con cháu bác Kiên để so sánh?” (là sai).

LS Phùng Chí Kiên nguyên ủy viên Thường vụ, Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người cách mạng tiền bối, một trong những nhà chỉ huy quân sự đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, đã anh dũng chiến đấu hy sinh ngày 22/6/1941. Đồng chí bị địch bắt trong một cuộc phục kích và đã bị chặt đầu treo ở cầu Ngân Sơn để uy hiếp tinh thần nhân dân. Việc tìm kiếm thủ cấp đc PCK kéo dài hơn 60 năm.

Ngày 30/10/2013, thay mặt con cháu các gia đình họ tộc của LS PCK, ông Nguyễn Văn Quang (cháu của liệt sĩ) đã có thư gửi Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người khẳng định quá trình tìm kiếm cất bốc phần thủ cấp của LS PCK đều đảm bảo đầy đủ nguyên tắc và làm theo trình tự đúng thủ tục pháp lý. Nguyện vọng con cháu các gia đình họ tộc của LS PCK sau tìm kiếm, cất bốc là được hợp táng phần thủ cấp (gói đất màu đen) với phần thân thể để người ông quá cố của mình được “mồ yên mả đẹp”. Gia đình mong tất cả mọi người, kể cả báo chí, phương tiện thông tin đại chúng hãy để cho phần cát bụi, anh linh còn lại của LS PCK được “yên giấc ngàn thu” nơi suối vàng. Con cháu các gia đình dòng tộc LS PCK ghi nhận, biết ơn đối với ThS Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm đã vô tư, góp nhiều công sức giúp gia đình tìm phần thủ cấp người ông của mình là LS PCK.

</h5> Xác minh và báo cáo Chính phủ TS Vũ Thế Khanh cho biết, trước các thông tin chưa chính xác và nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc tìm và xét nghiệm thủ cấp LS PCK, ngày 28/10/2012, Liên hiệp hội khoa học UIA và Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người đã đến quê hương của LS để xác minh lại toàn bộ sự việc. Tại buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho thấy: Phan Bích Hằng làm việc tìm mộ LS PCK là hoàn toàn vô tư, không vụ lợi. Gia đình tin tưởng khối đất đen hình đầu và hai hốc măt, hốc miệng rõ ràng là thủ cấp của LS PCK và mong muốn được hợp nhất với phần mộ của LS tại nghĩa trang Mai Dịch... UIA đang làm báo cáo trình Chính phủ về vấn đề này.

Thúy Nga (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thochip có nhớ đã đọc 1 bài báo đại ý nội dung rằng sau những lùm xùm quanh vụ "lật tẩy" Phan Thi Bích Hang trên báo thì trong 1 chương trình nào đó gia đình liệt sy Kiên có gặp bà Hằng và đã khóc xin lỗi nhà ngoại cảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện kỳ lạ tìm được hài cốt liệt sỹ vô danh sau… 44 năm thất lạc

Thứ Hai, 23/12/2013 - 08:27

(Dân trí) - “Nói thật với anh, tôi là người phản đối mạnh mẽ nhất về việc tìm lại hài cốt của em tôi, đã hi sinh hơn 44 năm về trước. Tôi phản đối vì một điều, không có một tung tích, một dòng thông tin, một cơ sở khoa học cụ thể nào để tìm thấy...”.

“... Tôi lại càng phản đối việc tìm kiếm bằng tâm linh. Nhưng đến bây giờ, khi em tôi được đưa về, được xác nhận kết quả xét nghiệm ADN trùng khớp, thì tôi không tin cũng vẫn phải tin”, ông Tình bắt đầu câu chuyện với tôi ở đền thờ của dòng họ Cung của mình.

Câu chuyện về phần mộ một liệt sỹ vô danh đã được thân nhân tìm thấy sau gần nửa thế kỷ thất lạc, dù gia đình không hề có một tung tích, khiến tôi không giấu được sự tò mò, tìm về nắm rõ hơn sự việc. Đó là liệt sỹ Cung Văn Chiến, ở xã Bằng An, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, hi sinh ngày 7/3/1969 trong một trận càn quét của giặc Mỹ, được an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Mộc Hóa (nay là thị xã Kiến Tường, thuộc tỉnh Long An). Phần mộ vô danh nằm dưới lòng đất mấy chục năm trời, nay được thân nhân tìm thấy vào cuối năm 2013 là một hành trình khó tin, mà nhất là khi người thân tìm thấy không bằng một cơ sở khoa học nào mà chủ yếu dựa vào… tâm linh.

Posted Image

Dù là người quyết liệt phản đối việc tìm kiếm hài cốt em trai bằng tâm linh, nhưng đến khi có bản giám định ADN xác nhận đúng liệt sỹ Cung Văn Chiến, ông Cung Xuân Tình đã tin và mừng rơi nước mắt.

Tiếp chúng tôi trong nhà thờ họ, ông Cung Xuân Tình, năm nay đã bước sang tuổi 74, tóc đã bạc trắng nhưng vẫn ánh lên vẻ cường tráng, mạnh khỏe của một người chiến sĩ cách mạng vào sinh ra tử một thời rồi trở thành một lão nông chân chất kể từ sau thời bình, ông quả quyết, nếu không có bản xét nghiệm ADN có lẽ ông sẽ không tin hài cốt của đứa em trai cùng cha khác mẹ với mình đã được tìm thấy.

Bố của ông Cung Xuân Tình, cũng là bố của liệt sỹ Cung Văn Chiến, tên là Cung Văn Tính (sinh năm 1920). Cụ Cung Văn Tính có 2 người vợ, người vợ đầu là Dương Thị Nhọt (sinh năm 1922) và sinh ra 6 người con, tất thảy đều là con trai. Ông Cung Xuân Tình là con trai cả. Người vợ thứ hai của cụ Cung Văn Tính là cụ Nguyễn Thị Gái (sinh năm 1925), hiện vẫn còn sống, vẫn khỏe mạnh, đi lại bình thường, chỉ có hơi chút lẫn của tuổi già. Cụ Gái có cả thảy 8 người con, gồm 5 trai, 3 gái, trong đó có liệt sỹ Cung Văn Chiến, là con trai thứ hai. Ngoại trừ liệt sỹ Cung Văn Chiến, 13 người con của cụ Cung Văn Tính hiện đều còn sống. “Trừ thằng út là Cung Văn Tám (hiện là Chi cục trưởng thi hành án huyện Quế Võ – PV) không phải đi bộ đội, tất thảy anh em tôi đều đi bộ đội, tham gia kháng chiến chống Mỹ từ khi mới 16, 17 tuổi. Thằng Chiến nó cũng đi bộ đội, nhưng là trốn gia đình lén lút nhập ngũ, vì thế mà gia đình chúng tôi không có một cái ảnh nào của nó. Chúng tôi không biết em mình chiến đấu ở chiến trường nào, bởi nó cũng không hề gửi một lá thư nào về cho gia đình để gia đình có thông tin về nó. Mãi đến năm 1970 chúng tôi mới có thông tin về nó, nhưng lại là… giấy báo tử”, ông Tình nhấp ngụm trà kể tiếp về câu chuyện đứa em trai của mình.

Posted Image

Ông Cung Văn Toán, anh trai của liệt sỹ Cung Văn Chiến với Bằng Tổ quốc ghi công của em mình

Cũng nhờ giấy báo tử mà gia đình biết là liệt sỹ Cung Văn Chiến nhập ngũ vào tháng 4/1966, chức vụ hạ sĩ, đơn vị chiến đấu C1D1-KT, hy sinh ngày 07/3/1969. Hỏi tên đơn vị C1D1-KT thì không một ai biết, và lại càng không ai biết liệt sỹ Cung Văn Chiến hy sinh ở đâu, trong trận đánh nào, được chôn cất ở đâu.

“Mà ngay cái chuyện em trai tôi hy sinh cũng là một nhầm lẫn hy hữu, bởi giấy báo tử người ta gửi về cho gia đình không phải là Cung Văn Chiến mà là Cung Văn Toán, anh trai của liệt sỹ Cung Văn Chiến, tức là con đầu của cụ Nguyễn Thị Gái. Thằng Chiến với thằng Toán lúc đấy đều đang tham gia chiến đấu ngoài chiến trường. Lúc nhận giấy báo tử ghi tên thằng Toán nên chúng tôi ngỡ là thằng Toán hy sinh chứ không phải Chiến, gia đình và địa phương đã làm lễ truy điệu thằng Toán hẳn hoi, mà sau này mới biết là nó vẫn còn sống”, ông Tình kể với tôi.

Số là, giấy báo tử ghi tên ông Cung Văn Toán, hy sinh ngày 07/3/1969, nhưng tháng 2 năm 1970, gia đình vẫn nhận được thư của ông Toán gửi về gia đình hỏi thăm sức khỏe của mọi người. Thấy lạ, cụ Cung Văn Tính, bố của ông Cung Văn Toán mới lên hỏi địa phương, mới biết là nhầm lẫn người hy sinh. Người hy sinh chính xác là liệt sỹ Cung Văn Chiến chứ không phải ông Toán.

Posted Image

Ông Cung Văn Toán từng bị báo tử và tổ chức truy điệu nhầm, dù người mất thật sự là em trai Cung Văn Chiến.

Ông Toán lần giở cho chúng tôi xem Huân chương kháng chiến hạng Ba và Huân chương chiến sĩ hạng Nhì do những đóng góp trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ

Câu chuyện của ông Cung Xuân Tính kể cho chúng tôi mỗi lúc một… kỳ lạ, nên tôi mới xin ông Tình sang gặp trực tiếp ông Cung Văn Toán, ở cùng thôn Yên Lâm, cách nhà ông Tình vài trăm bước chân. Tại nhà ông Toán, chúng tôi gặp cả cụ Nguyễn Thị Gái, tính năm nay là ngót nghét 90 tuổi, nhưng mắt vẫn tinh, tay chân vẫn cứng cáp, đi lại bình thường. Chỉ có điều cụ đã hơi lẫn, nên khi tôi thử hỏi cụ có mấy người con thì cụ cũng không nhớ. Nhưng khi gặp cậu con trai út Cung Văn Tám, lập tức bà trả lời: "8 đứa, thằng Tám của mẹ đây nè".

Tôi lại ướm hỏi, liệt sỹ Cung Văn Chiến đã được tìm thấy và đưa về quê hương, thì cụ rưng rưng đáp: "Mẹ mừng lắm". Cụ nói vậy thôi chứ tôi đoán hình dung về đứa con trai đã mất khi chỉ vừa tròn 17 tuổi, chắc cụ cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu, nhất là cụ quá đông con và những ký ức chiến tranh của hơn 40 năm là một quãng đời dài đằng đẵng của mỗi con người.

Posted Image

Ông Cung Văn Toán, năm nay đã 67 tuổi, lần giở ký ức của mình bằng những kỷ vật chiến công: đó là huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhì do cố đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam trao tặng ngày 1 tháng 12 năm 1975 và Huân chương kháng chiến hạng ba cấp ngày 15 tháng 8 năm 1985 do cố chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh ký.

“Hồi đó bị trúng pháo của địch, sức ép của pháo làm tôi ngất lịm, khiến đồng đội tưởng tôi chết rồi. Khi người ta hạ xuống huyệt chôn thì tôi mới tỉnh lại và được cứu sống. Sau đó vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu, mãi đến năm 1974 mới xuất ngũ trở về quê hương”, ông Toán bồi hồi nhớ lại. Mãi đến năm 1982, ông Toán mới lập gia đình, đến nay có 3 người con trai, hiện đều đã đi làm.

Lại nói, câu chuyện ông Toán từ cõi chết trở về khiến gia đình, dòng họ vui mừng bao nhiêu thì sự trăn trở, tìm kiếm hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến cũng nhiều bấy nhiêu. Có điều, tìm ở đâu khi một thông tin về nơi hy sinh, nơi chôn cất của liệt sỹ đều không có. Không một bức ảnh, không một dòng thư liên lạc của liệt sỹ còn lại để gia đình tìm kiếm.

“Không thể tìm bằng khoa học nên thằng út Tám trong gia đình mới cậy nhờ đến tâm linh. Nó được anh trai mình báo mộng là phải nhờ đến nhà ngoại cảm. Thằng út Tám nó cậy nhờ đến nhà ngoại cảm là bà Phan Thị Bích Hằng, gửi thông tin liệt sỹ năm 2006 thì đến tháng 6/2008 mới có kết quả. Hồi đó gia đình tôi phản đối cách tìm bằng tâm linh dữ quá, nên mãi đến tháng 3/2013, thằng út Tám nó mới lén đi vào Long An lấy mẫu xương về giám định từ phần mộ vô danh được Bích Hằng chỉ dẫn. Và điều đáng mừng là kết quả xét nghiệm ADN hoàn toàn trùng khớp”, ông Tình kể.

Posted Image

Bản giám định mẫu xét nghiệm ADN hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến phù hợp với mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Gái đã chấm dứt quá trình 44 năm tìm kiếm của gia đình đầy gian lao, vất vả

Ông Tình bảo ông là người phản đối cực kỳ chuyện anh con trai út Cung Văn Tám đề nghị tìm hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến bằng cách nhờ đến nhà ngoại cảm. “Nếu em tôi đang nằm ở đâu đó trên mảnh đất quê hương Việt Nam này, dù là vô danh nhưng được an táng đàng hoàng, còn tốt hơn là đưa một hài cốt về bằng tâm linh, mà chính mình cũng không biết có thực là em trai mình không thì còn có tội hơn. Thà cứ để em ở yên nơi nào đó, để trong kỷ niệm, ký ức của em mình vẫn tốt đẹp, hơn là đưa em về chỉ bằng niềm tin”, ông Tình bảo.

Cũng chính sự phản đối quyết liệt của ông Tình và một số anh em trong dòng họ Cung, nên câu chuyện tìm kiếm liệt sỹ Cung Văn Chiến bằng tâm linh do cậu út Cung Văn Tám một mình thực hiện đã bị đình hoãn hơn 5 năm năm trời kể từ khi bà Phan Thị Bích Hằng thông báo cho út Tám đã tìm thấy kết quả.

Posted Image

“Tôi nhớ năm 2006, phải hên lắm thì Bích Hằng mới đồng ý tìm giúp hài cốt của anh tôi, bởi nguyên tắc của Bích Hằng, muốn tìm liệt sỹ thì phải có di ảnh của liệt sỹ, trong khi trong tay tôi không có bất kỳ thứ gì. Tôi nhờ Bích Hằng vậy thôi, chứ trong đầu cũng không tin sẽ có một ngày tìm được. Vậy mà tháng 6/2008, chị Hằng gọi cho tôi, thông báo đã tìm thấy, chỉ đích danh là anh tôi đang nằm ở khu mộ chưa có tên, vị trí số 10, hàng 11, khu B, nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa (nay là thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An”, anh út Tám, hiện là Chi cục trưởng thi hành án huyện Quế Võ, nói về câu chuyện tìm kiếm hài cốt của anh mình với tôi, bằng một sự hồ hởi về một câu chuyện “thần bí nói không ai tin”.

Anh út Tám kể tiếp, lúc được bà Bích Hằng chỉ chính xác địa chỉ anh trai đang ở tỉnh Long An, cả gia đình càng thêm… không tin, bởi lúc liệt sỹ Cung Văn Chiến nhập ngũ là năm 1966, hy sinh năm 1969, thì bằng ấy thời gian làm sao mà hi sinh ở tận chiến trường cách cả nghìn cây số như vậy, chưa kể là phải tránh địch dạt qua tận Lào, Cam Pu Chia mỗi lần hành quân vào Nam.

“Nếu có hi sinh, cùng lắm thì cũng chỉ ở Quảng Trị là xa nhất, vậy mà vẫn không hiểu sao anh ấy vào được tận Long An. Tôi thuyết phục mọi người không được, nhưng nhiều đêm nằm mộng thấy anh trai báo mộng, tôi quyết tâm vào tận nơi để xác thực đúng sai. Tôi tìm theo đúng mộ số 10, hàng 11, khu B của nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa, thắp nhang cầu khấn anh trai rồi xin Ban Quản lý nghĩa trang được lấy hai mẫu xương về giám định. Cũng may lúc đó nghĩa trang đang được sửa lại nên việc lấy mẫu xương giám định mới có thể thực hiện. Tháng 8/2013, Viện Công nghệ Sinh học đã kết luận kết quả giám định gen hài cốt liệt sĩ lấy tại mộ số 10, hàng 11, khu B, nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa và mẫu sinh phẩm của cụ bà Nguyễn Thị Gái (tức mẹ liệt sĩ Cung Văn Chiến) có liên quan huyết thống dòng mẹ, tôi mừng rơi đến nước mắt. Vậy là anh tôi đã trở về, vậy là người con của quê hương Bằng An đã được tìm lại”, anh út Tám kể.

Posted Image

Liệt sỹ Cung Văn Chiến vừa được quy tập về nghĩa trang quê nhà sau 44 năm thất lạc

Câu chuyện hài cốt liệt sỹ Cung Văn Chiến sau 44 năm thất lạc, nằm lạnh lẽo ở phần mộ vô danh tại nghĩa trang huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An nay đã được tìm thấy, hẳn vẫn còn ít nhiều sự bán tin bán nghi với mọi người. Nhưng tôi tin rằng, với kết quả giám định ADN của Viện Công nghệ sinh học, liệt sỹ Cung Văn Chiến đã được trở về quê hương, về nơi chôn rau cắt rốn, cho dù quá trình tìm kiếm bằng tâm linh hay bằng khoa học gì đi nữa, thì hẳn nhiên vẫn là một kết thúc hết sức tuyệt vời.

Posted Image

PV Dân trí đã tìm gặp bà Phan Thị Bích Hằng, Hội viên Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để xác thực câu chuyện về liệt sỹ Cung Văn Chiến vừa được gia đình họ Cung ở xã Bằng An, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh tìm thấy sau 44 năm thất lạc. Bà Bích Hằng xác nhận, năm 2006 bà nhận được đề nghị tìm hài cốt của anh trai mình của ông Cung Văn Tám. “Hồi đó, thương anh Tám 12h đêm vẫn ngồi đợi tôi ở cổng nhà đề nghị tôi tìm giúp hài cốt của anh trai nên tôi mới nhận, dù anh Tám không có di ảnh của anh trai. Tôi bảo anh phải đưa ảnh của bố là cụ Cung Văn Toán để làm cầu nối tìm giúp cho anh”, bà Bích Hằng nhớ lại. “Chính xác là tháng 3/2008, liệt sỹ Cung Văn Chiến đã “liên lạc” với tôi và chỉ nơi mà liệt sỹ đang nằm là ở nghĩa trang Mộc Hóa, nay là thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An nhưng do lúc đó nhiều hồ sơ quá nên tôi trả kết quả chậm cho gia đình mất 3 tháng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà gia đình chưa tin về kết quả đó. Đối với tôi việc tìm kiếm bằng tâm linh giúp các thân nhân gia đình liệt sỹ là hoàn toàn thiện nguyện, khi có kết quả thì tôi trả kết quả, còn gia đình có tin kết quả hay không thì tùy họ. Tôi đặc biệt khuyến khích các gia đình nên xét nghiệm ADN vì bất cứ lĩnh vực khoa học nào cũng có sai số, không chính xác. Giờ tôi cũng vừa biết là sau 5 năm kể từ khi tôi trả kết quả, gia đình đã tìm thấy, và mừng nhất là giám định ADN đã chuẩn xác. Niềm vui của gia đình cũng chính là niềm vui của tôi đối với lĩnh vực khoa học tâm linh mà hoàn toàn thiện nguyện này”, bà Bích Hằng khẳng định.

Thế Nam

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay