Posted 21 Tháng 10, 2013 Bài tham khảo. ----------------------- Ý niệm “Ỷ sơn, hướng hải” cũng đơn giản như cảm giác của người ngồi trên một cái ghế. Nếu cái ghế có lưng dựa thì thế ngồi sẽ vững chắc, thoải mái và ngồi được lâu dài hơn. Cái lưng dựa đó chính là Huyền Vũ, biểu tượng của quý nhân, của sự bảo bọc, che chở phía sau lưng. Và nếu cái ghế có thêm tay dựa nữa, thì người ngồi trên ghế sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái hơn. Hai tay dựa của cái ghế tương ứng với Thanh Long, bên trái và Bạch Hổ, bên phải của một căn nhà, một kinh thành hay một thành phố… Nói như vậy, chúng ta thấy rằng, một kiến trúc dù theo đúng với những nguyên tắc của Phong Thủy, nhưng không ở tại một vị trí mà sau lưng được bảo bọc, trước mặt có nước để lưu tụ sinh khí và hai bên phải, trái cũng được che chở, thì tuy có tốt, nhưng cái tốt không được tồn tại lâu dài. Đối với nhà ở cũng vậy, mặt sau của căn nhà giử một vai trò không kém phầnquan trọng, cho nên chúng ta phải lưu ý đến những điểm sau đây: Nếu đằng sau căn nhà của chúng ta không có nhà của hàng xóm hoặc một cao ốc, thì căn nhà đã thiếu Huyền Vũ. Đối với khoa Phong Thủy, phần đất phía sau căn nhà, thông thường còn gọi là sân sau hay vườn sau là tượng trưng cho hậu vận của gia chủ, vì thế, chúng ta nên lưu ý những nguyên tắc sau đây: - Vườn sau cần có chiều sâu hơn là chiều rộng. Nhà mà phần đất phía sau ngắn hoặc không có đất thì hậu vận của gia chủ thường không được tốt đẹp. - Thế đất của vườn sau lúc nào cũng phải cao hơn đất đằng trước nhà, hoặc bằng nhau, chứ không nên thấp hơn đằng trước. - Tối kỵ là đất ở vườn sau bị trũng xuống, hoặc đằng sau nhà là một đường cống lớn, một cái hố sâu hay một vực thẳm, như trường hợp một số nhà trên đồi, day lưng ra sườn đồi. Những trường hợp như vậy, thường đoạn cuối cuộc đời của gia chủ hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, bi đát. Những thế đất như vừa nêu trên, dù phía sau có trồng cây hay xây tường cũng khó lòng cứu vãn, vì sinh khí, vượng khí không những hiện hữu và di chuyển trên mặt đất, mà còn hiện hữu và di chuyển trong lòng đất, gọi là địa khí, địa khí di chuyển đến đây thì bị đường cống, hố sâu hay vực thẳm cắt đứt. Một thế đất như vậy gọi là đất đoản hậu. Chúng ta đã từng được cụ Nguyễ Du tác giả của Kim Vân Kiều nhắc nhở: “Có tài mà cậy chi tài”. Có tài mà không được những người chung quanh giúp đỡ, hay những người mà chúng ta thường gọi là quý nhân phò trợ, thì sự thành đạt cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Khoa Phong Thủy rất sát với thực tế của cuộc đời, bởi vậy, có thể nói: Quý nhân lúc nào cũng đứng đằng sau chúng ta. Có bước đến nâng đỡ chúng ta hay không là tùy ở mỗi người. Chúng ta có thể tạo nên Huyền Vũ bằng những cách như: - Xây tường hoặc trồng một hàng cây cao ở mặt sau căn nhà. - Có thể đắp một mô đất như hình cái mai con rùa hoặc nuôi một con rùa, hoặc đặt một con rùa bằng đá, bằng sành sau vườn để làm biểu tượng cho Huyền Vũ, và chỉ cần một con là đủ rồi. - Trong những khu chung cư như condominium hay apartment ở tầng thứ hai, thứ ba… thì chung quanh không có đất, chúng ta có thể treo một bức tranh hình con rùa trên vách tường mặt sau của căn nhà hay đặt một con rùa bằng đá, bằng sành, bằng thủy tinh hay bằng kim loại tại phần sau căn nhà để tượng trưng cho Huyền Vũ. Nguồn: Tổng hợp. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2013 mong anh Nhị Địa Sinh sớm có bài viết về Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước. hình tượng "huyền vũ" là khá dễ hiểu về mặt trực quan & tưởng tượng. Nhưng em lại ko hiểu lắm về hình tượng 3 trong tứ linh trên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2013 mong anh Nhị Địa Sinh sớm có bài viết về Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước. hình tượng "huyền vũ" là khá dễ hiểu về mặt trực quan & tưởng tượng. Nhưng em lại ko hiểu lắm về hình tượng 3 trong tứ linh trên. Thật ra những hình tượng đó đều cụ thể hóa cho dễ nhận biết về khí âm dương của PTLV mà thôi, theo hà đồ thì bắc và tây là âm nên cần cao, nam và đông là dương nên cần thấp. Theo quan niệm loan đầu truyền thống, mọi người dễ lầm giữa thanh long và bạch hổ, vì bị ảnh hưởng sách tàu cứ hay cho rằng thanh long phải cao hơn bạch hổ, theo PTLV xét tương quan giữa bạch hổ và thanh long thì thanh long (dương) cần thấp hơn bạch hổ và dài, còn bạch hổ (âm) cần cao và ngắn. Còn giữa chu tước và huyền vũ, thì chu tước (dương) cần trống thoáng và mở rộng xa ra, còn huyền vũ (âm) cần nhô cao và gần. Nói chung cần nhớ là âm thăng dương giáng là căn bản nhất khi xem xét địa hình. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites