Quản Trị Viên 10

Những Danh Y Hiện Đại Của Việt Nam

14 bài viết trong chủ đề này

Topic này mở ra để giới thiệu với bạn đọc những danh y hiện đại được các báo, các trang điện tử có uy tín giới thiệu, nhằm giúp bạn đọc biết thêm thông tin về các thầy thuốc có thể chữa được các loại bệnh mà có thể bạn cần đến....

Để làm phong phú thêm nội dung của chủ đề, bạn đọc nếu biết thông tin về các thầy thuốc có thể chữa được các loại bệnh nan y, bệnh lạ...chữa bệnh cứu người, có thể giới thiệu lên topic này cho mọi người tham khảo.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

======================================

'Thần y' cứu người sống ẩn dật chốn rừng thiêng

Thứ tư, 11/9/2013 16:46 GMT+7

"Nếu bị gai đâm vào da thịt, dùng lông nhím đốt thành than mà bôi, ngày mai chắc chắn sẽ khỏi. Bị sưng ban, mụn nhọt, dùng cây vạt vẹo nghiền nát mà đắp vào”, thầy thuốc Mã Văn Hùng thao thao kể về những phương thuốc bí truyền của người Nùng.

Căn chòi lá nằm sâu trong khu rừng bạt ngàn (thuộc thôn 5 xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) là nơi trú ngụ của ông Mã Văn Hùng, người dân tộc Nùng. Bà con ở thôn gọi ông là "thần y" bởi ông có nhiều phương thuốc bí truyền chữa hàng trăm bệnh. Ai đến với ông dù là bệnh nhẹ hay nặng, xổ mũi nhức đầu hay rắn cắn, bệnh gan... đều được chữa khỏi.

Mặc dù vậy, ông Hùng chưa bao giờ xem mình là thầy thuốc mà chỉ tự nhận là một người Nùng biết chữa bệnh. “Đây không phải là nghề, vì tộc Nùng chúng tôi không dùng nó để kiếm tiền. Những phương thuốc này tôi học được từ cha mẹ, ông bà truyền lại. Đặc biệt hơn, có phương thuốc, cách chữa bệnh bí truyền chỉ người Nùng mới biết”, ông nói trong khi đôi tay vẫn thoăn thoắt giã lá thuốc.

Posted Image

Ông Mã Văn Hùng đang bào chế thuốc từ những cây rừng do ông tự hái về. Ảnh: Trường Giang.

Do thường xuyên vào rừng, làm nương rẫy nên 2 bàn tay ông chai sần, gân guốc, nhiều vết sẹo còn hằn trên làn da rám nắng. Ở tuổi 50, sức ông không còn cường tráng, mái tóc đã điểm sợi bạc, nhưng đôi mắt vẫn sắc sảo. Nhiều lần chẩn bệnh, chỉ nhìn qua da, tròng mắt, ông đã biết người ta mắc gì, cần dùng thuốc gì.

Ông Hùng cho biết, chính nhờ từ nhỏ đã cùng ba mẹ vào rừng đốn củi, hái thuốc nên sớm có khái niệm về công việc này. Cậu bé Hùng ngày ấy luôn thích thú khi xem cha chữa bệnh cho dân làng. Người bệnh lúc đến thì mặt mũi nhăn nhó, sau khi được chữa khỏi thì ra về vui vẻ và cảm ơn rối rít.

"Khi chữa bệnh, ba còn tận tình chỉ dạy tôi tất cả phương thuốc, cách bào chế, cách sử dụng những loại thuốc tương khắc với nhau. Mỗi lần hết thuốc, tôi cùng mẹ vào tận rừng sâu để hái, cho nên dần dà cũng nhận biết được khá nhiều loài thảo dược", người đàn ông 50 tuổi nhớ lại.

Truyền thống bốc thuốc cứu người của dòng tộc họ Mã đã có từ nhiều đời trước, mỗi đời đều truyền lại cho con trai hoặc con gái trưởng trong gia đình. Hồi đó sống ở Lâm Đồng, rừng nhiều, cây cỏ trù phú nên ông Hùng được cha mẹ dạy cho nhận dạng rất nhiều loại thuốc quý.

Ông nhớ như in "bệnh nhân" đầu tiên chính là vợ mình. Lần đó, bà bị bệnh gan, da vàng như nghệ, ai cũng bảo là nặng lắm, khó qua khỏi nhưng ông luôn nói chắc như đinh đóng cột là sẽ chữa được. Chỉ với một số loại thuốc như cây dứa dại đỏ, kim tiền thảo, hoàng đắng và vài loài cỏ dại khác, sắc uống đều trong 10 ngày, người bạn đời của ông đã hết bệnh.

Là “thầy thuốc của gia đình”, hễ ai có bất kỳ bệnh gì cần đến ông đều ra tay cứu giúp miễn phí không chút nề hà. Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn dần dà ai cũng biết đến ông Mã Văn Hùng là "thần y" chữa bệnh cứu người. Không những không lấy tiền, ông còn cho thuốc, nhiều lúc có người nhờ, ông cặm cụi địu gùi lặn lội lên tận rừng sâu hái về cho họ.

Posted Image

Người dân ở nhiều nơi tìm đến nhờ ông Hùng chữa bệnh giúp. Ảnh: Trường Giang.

Ca bệnh để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông nhất là lần cứu một thanh niên thoát khỏi bàn tay tử thần. Anh này sáng sớm lên rẫy bị rắn hổ mang chúa cắn, người thân đã bó chân anh lại để nọc độc không chạy vào tim, rồi tức tốc đưa đến nhà "thần y" nhờ cứu chữa.

Vì đường rừng gập ghềnh phải trèo đèo lội suối nên phải gần 30 phút sau họ mới đưa bệnh nhân tới nơi. Lúc này anh kia đã kiệt sức, môi chuyển màu đen xì, vết thương thâm tím, khó thở, cơ thể cứng đơ, mất tri giác. Người thân đã khóc thảm thiết vì tưởng con cháu mình không thể qua khỏi.

Không chần chừ, ông Hùng lấy “bảo bối” của dòng tộc, đó là đá thần sa nghiền nát rồi trộn với nước cho uống. Sau đó ông lấy cây thuốc lá, đọt lang đỏ, giã ra đắp vào vết thương. Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, nhịp thở đều hơn, vết bầm tím cũng nhạt dần. Nằm thêm khoảng 30 phút, anh ta đã khỏe hẳn và tỉnh như sáo, đi lại bình thường.

Lần khác, có một thiếu phụ bị u nang buồng trứng nặng, bụng trướng to, bệnh viện trả về vì không thể chữa khỏi, người chồng cũng đã đóng sẵn quan tài. Gia đình này là chỗ quen biết nên ông Hùng chủ động ghé thăm và chẩn bệnh giúp. Ngay trưa hôm đó, ông ra ruộng tìm bắt con “đạp đa” (tiếng Nùng), chỉ có ở ruộng Lâm Đồng, đem về nướng, kết hợp với một số phương thuốc độc đáo của người Nùng cho chị uống.

Chưa đầy một tuần sau, người phụ nữ kia đã khỏi, có thể đi làm, đi chăn trâu như bình thường. Mang ơn thầy cứu mạng, người phụ nữ ấy thường xuyên đến thăm ông, có khi biếu nải chuối, gói trà làm quà. Mới đây chị còn gọi điện trịnh trọng mời ông Hùng đến dự đám cưới con trai mình. "Tôi mang ơn bác Hùng lắm. Không có bác chắc tôi khó mà sống khỏe đến giờ", người phụ nữ cảm kích nói.

Ông Hùng bảo mình không phải là người có biệt tài “cải tử hoàn sinh” bởi cũng có rất nhiều căn bệnh cho tới nay ông vẫn chưa chữa được. Điển hình như bệnh ung thư và một số bệnh nặng đòi hỏi phải mổ hoặc phải khám bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại như tim mạch... Những người dân được ông chữa bệnh phần đông là bệnh ngoài da, bị nhiễm độc do côn trùng, bò sát cắn, ngộ độc thực phẩm và bệnh liên quan đến xương, khớp, dạ dày, gan…

Posted Image

Khu vườn thuốc với hàng trăm loài thảo dược của ông Hùng. Ảnh: Trường Giang.

Bao năm sống trong chốn rừng thiêng, "thần y" Mã Văn Hùng bảo không muốn rời bỏ nơi này. Sống ở đây vừa thuận tiện chăm sóc rẫy điều, vừa tiện vào rừng sâu tìm kiếm cây thuốc. Mỗi khi có ai đến thăm, ông lại dẫn ra vườn và khoe về "bộ sưu tập" cây thuốc với hàng trăm loại thảo dược đem từ rừng về trồng hoặc được người dân biếu tặng. Bên cạnh cây thuốc dân dã như địa liền, đu đủ, rau lang đọt đỏ, mướp đắng, còn có những cây mà ông cho là rất hiếm có tên tiếng Nùng như “núc lác”, “vạc và đỏ”, “xồm đỏ”…

Đối với người đàn ông này, hầu như tất cả loại cây đều trở thành vị thuốc. Những loại rau bình thường như mướp đắng, khoai lang, đu đủ, vào tay ông cũng trở thành vị thuốc. Những loài côn trùng có hại như gián, nhện cũng có giá trị chữa bệnh. "Con gián bắt về, hơ thành than, đàn ông bị trướng bụng, đầy hơi chỉ cần ăn 7 con là khỏe khoắn trở lại, còn sáp nhện có thể trị tận gốc chứng đái dầm rất công hiệu", ông bảo.

"Thần y" họ Mã bật mí, để có thể chữa trị một căn bệnh, thông thường phải pha chế 3-4 loại thuốc. Đối với một số căn bệnh khó chữa, số lượng thuốc pha chế lên tới cả chục loại.

Hơn nửa đời người chữa bệnh cho hàng nghìn người, ông Hùng bảo căn bệnh mà ông chữa trị lâu nhất và tốn công nhất là bại liệt. Bệnh này đòi hỏi rất nhiều phương thuốc quý mà chỉ có ở một số khu rừng sâu ngoài Bắc hoặc Lâm Đồng. "Chỉ khó ở việc tìm thuốc, khi đã có đầy đủ thì lại khá dễ dàng, chỉ cần lấy 3 lần thuốc, uống trong một tháng thì bệnh khỏi", ông hồ hởi nói.

Ông Nông Công Hiệu, Trưởng thôn 5, xã Bom Bo cho biết, bà con ở đây ai cũng cảm kích tấm lòng và tài năng chữa bệnh cứu người của "thần y" Mã Văn Hùng. “Tôi cũng hay qua nhà ông ấy để hỏi thăm về các phương thuốc dân gian chữa bệnh hay lắm. Ông Hùng rất thương người, ai bị bệnh gì tìm đến là ông sẵn sàng giúp đỡ. Hồi trước tôi còn khuyên ông làm cho bên Hội Đông Y của xã mà ông không chịu vì không muốn hành nghề lấy tiền", ông Hiệu kể.

Trường Giang

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thuốc hay chữa viêm đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính còn gọi là viêm loét đại tràng (kết tràng) không đặc hiệu. Rau sam, hoa kinh giới, rễ cây đinh lăng, vỏ cây lựu, khoai mai... là những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Một số triệu chứng thường gặp:

- Tiết tả: Tiêu chảy, tùy mức độ nặng nhẹ có thể kèm theo đau bụng hoặc mót rặn.

- Phúc thống: Đau bụng, có thể là âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, thường ở vùng bụng dưới bên trái.

- Tràng phong tạng độc: Kiết lỵ, phân thường có máu mủ, có khi chỉ có máu.

- Khí huyết suy hư: Người gầy, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, có khi sốt nhẹ, thiếu máu.

Nếu bệnh nặng, có thể bị tiêu chảy liên tục (10-30 lần), sốt cao, nôn nhiều, mất nước, rối loạn điện giải hoặc thủng ruột. Cần cấp cứu gấp, nếu không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Những nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính thường thấy:

- Với các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus đường ruột, Đông y cho là do cảm nhiễm ngoại tà lục dâm từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là phong, nhiệt, thử và thấp, trong đó thấp nhiệt thường gặp nhất.

- Ăn uống kém vệ sinh, không điều độ, ăn uống nhiều thức ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn sống lạnh, cay nóng, uống nhiều rượu bia... Có khi vì quá nhạy cảm với thức ăn, hoặc phản ứng tự miễn của cơ thể.

- Tinh thần bị căng thẳng, stress, với các trạng thái lo âu, buồn bực, sợ hãi, giận dữ kéo dài, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết của hệ tiêu hóa.

- Cơ thể bẩm chất suy nhược, hoặc sau khi bị bệnh kéo dài, cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Posted Image

Phật thủ là một trong những vị thuốc trị viêm đại tràng. Ảnh:bacsi

Theo Đông y, viêm đại tràng mãn tính có thể được phân thành 4 thể bệnh:

1. Thể thấp nhiệt:

Là trường hợp bị nhiễm khuẩn, thường gặp lúc bệnh mới bắt đầu hoặc lúc tái phát. Triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đi cầu mót rặn, phân có máu mủ.

Phép trị: Thanh nhiệt hóa thấp, tiêu độc.

Bài thuốc:

- Cát căn 16-20g, kim ngân hoa 12-16g, bồ công anh 12-16g, rau má 12g, quả dành dành (sao cháy) 8g. Sắc uống trong ngày.

- Hoa kinh giới (sao đen) 30g, lá trắc bá (sao đen) 30g, hoa hòe (sao đen) 30g, chỉ xác (bỏ ruột) 20g. Tất cả rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, bảo quản trong lọ sạch. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (trẻ em tùy tuổi uống 2-6g), với nước đun sôi để nguội. Có thể tán dập, ngâm vào phích nước sôi để uống.

- Rau sam (sao) 40g, cỏ mực (sao đen) 40g, đậu đỏ (sao chín) 40g, hoa hòe (sao đen) 30g. Nấu với 600ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trước bửa ăn.

- Rau sam (sao) 40-60g, xa tiền thảo (mã đề) 40g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống lúc đói bụng.

2. Thể tỳ vị hư tổn do ăn uống:

Triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, phân lổn nhổn thức ăn không tiêu, chán ăn, ăn thức ăn lạ, thức ăn sống lạnh, tanh là đau bụng, buồn nôn, người mệt mỏi, lười vận động.

Phép trị: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, chỉ tả.

Bài thuốc:

- Rễ cây đinh lăng (sao) 12-16g, đậu ván (sao) 12-16g, hậu phát (sao) 10-12g, trần bì (sao) 6-8g, mã đề 10-12g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bửa ăn.

- Hạt sen (sao) 16-20g, đậu ván (sao) 12-16g, mộc hương 6g, sa nhân 10-12g, khoai mài 10-12g. Sắc uống như trên.

- Vỏ cây lựu 15g, trần bì 15g, gừng khô 6g. Sắc uống như trên.

- Rễ và vỏ củ riềng 50g, gừng khô 6g. Sắc uống như trên.

- Trần bì 12-16g, lá sen khô 10-12g, sa nhân 6-8g, chỉ xác 6-8g, đậu ván (sao) 12-16g. Sắc uống như trên.

- Mã đề (sao) 10- 16g, trà xanh 3g. Hai thứ đem hãm với nước sôi, khoảng 20 phút, dùng uống trong ngày.

- Gạo lứt 80-100g (sao thơm), nấu thành cháo nhừ, chia ăn 2-3 lần trong ngày, ăn nóng vào lúc đói bụng.

- Ý dĩ nhân (sao) 30g, gạo tẻ 60g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày.

- Đậu ván 60g, củ khoai mài (hoài sơn) 60g, gạo tẻ 50g. Ba thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày .

3. Thể can tỳ bất hòa:

Đau bụng, tiêu chảy thường xảy ra sau khi tinh thần bị kích động, đi cầu xong thì hết đau, ngực bụng đau tức, chán ăn, ợ chua, bụng sôi, người bứt rứt không yên.

Phép trị: Điều hòa can tỳ, lý khí, chỉ tả.

Bài thuốc:

- Phật thủ (xắt sợi nhỏ) 15g, hoa nhài 10g, trứng gà 2 quả. Trứng gà luộc chín, bóc vỏ rồi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu cùng với phật thủ và hoa nhài trong 15 phút, nêm gia vị, ăn nóng vào lúc đói bụng.

- Gạo tẻ 60g, đậu ván trắng (bạch biển đậu) 60g, củ sen 30-50g. Gạo tẻ và đậu ván đãi sạch, đem ninh với củ sen thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

- Quất bì 100g, kê nội kim (màng trong mề gà) 20g. Hai thứ sấy khô, tán mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.

4. Thể tỳ thận dương hư:

Tiêu chảy kéo dài lâu ngày, người gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhợt, ăn kém, lạnh bụng, thích chườm nóng, bụng đau âm ỉ, sáng sớm tỉnh giấc là phải đi ngoài ngay (ngũ canh tả), sau khi đi thì đỡ đau bụng, tai ù hoặc thính lực giảm, lưng đau gối mỏi, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phép trị: Bổ tỳ, ích thận, trừ thấp, chỉ tả.

Bài thuốc:

- Khiếm thực (hoặc củ cây súng) 30g, hoài sơn 30g, hạt sen 30g, sa nhân 12g, gừng khô 4g. Nấu với 600ml,sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bửa ăn.

- Khoai mài (hoài sơn) 100g, thịt dê 100g, gạo tẻ 250g. Khoai mài xắt nhỏ, thịt dê xắt miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, nêm gia vị, chia ăn 2-3 lần trong ngày, vào lúc đói bụng.

- Bồ dục heo (hoặc dê) 1cặp, phá cố chỉ 10g, nhục đậu khấu 10g, hạt tiêu 10g, đại hồi 10g. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào túi vải. Bồ dục làm sạch, xắt miếng vừa ăn, đem hầm với các vị thuốc trong 30 phút, vớt túi thuốc ra, nêm thêm gia vị, dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Để phòng ngừa và chữa trị viêm đại tràng mãn tính có hiệu quả, cần lưu ý đến các nguyên nhân gây bệnh để có cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện và nên tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, tươi vui.

Lương y Đinh Công Bảy

Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người bí ẩn tặng “thần dược” chữa dạ dày

(VTC News) - Anh lặng lẽ làm một việc mà anh vẫn hay làm, là gửi chút tiền và một bọc thuốc đủ để chữa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng cho nhân vật khốn khổ trong bài báo.

Kỳ 1: Những cuộc điện thoại đong đầy nước mắt

Trong đời làm báo của mình, tôi đã gặp vô số những con người đặc biệt và kỳ lạ. Thầy thuốc Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, 166 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai) là một thầy thuốc đặc biệt. Không phải anh có tài chữa bệnh ung thư, hoặc truyền năng lượng như những siêu nhân, mà bởi anh có một tấm lòng đặc biệt và niềm say mê vô bờ với những cây thuốc dân gian chữa một căn bệnh cũng không quá phức tạp, nhưng rất nhiều người mắc và khốn khổ vì nó: bệnh liên quan đến dạ dày.

Posted Image

Lương y Phạm Văn Thanh và khối mật ong "hóa thạch".

Tôi bắt đầu để ý đến ông thầy thuốc này từ những cuộc điện thoại của những nhân vật trong bài viết của tôi và của đồng nghiệp, về những thân phận đặc biệt.

Một ngày, khi tôi đang trèo lên sườn Yên Tử, chợt nhận được điện thoại của chị Nguyễn Thị Dung. Chị thông báo đang ở thủ đô, muốn gặp tôi, giọng chị xúc động lắm, rằng cám ơn nhà báo, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng hành hạ chị suốt chục năm qua, giờ đã khỏi hẳn, khỏi tịt rồi. Chị vừa lĩnh được đồng lương phu hồ, tò mò vào bệnh viện chiếu chụp, nội soi, thì bác sĩ bảo các vết viêm loét như sắp đục thủng dạ dày đến nơi, giờ đã liền sẹo. Chị sung sướng quá gọi điện cho tôi, cám ơn tôi, rằng vì bài báo mà có một ông thầy thuốc lạ, ký tên là T. đã gửi tặng chị một bọc thuốc. Chị nửa tin nửa ngờ, nhưng không có tiền đi viện, mua thuốc, nên cứ uống liều, thế mà lại khỏi.

Posted Image

Anh Thanh trong một lần leo núi lấy thuốc.

Cuộc đời chị Dung, người đàn bà có tấm lòng nhân văn lạ lùng mà đong đầy nước mắt. Quê chị ở Ứng Hòa (Hà Nội). Bố chết hồi chị mới lên 6 tuổi. Mẹ vừa mất mấy năm trước. Nhà chị có 5 anh chị em thì mất 2 anh. Một anh đi cưa gỗ, bị cây đổ đè chết, một người chết vì hen. Dung học hết lớp 3 thì nghỉ, theo mẹ mò cua bắt ốc kiếm sống.

Cuộc sống nghèo khổ đến nỗi cái xe đạp cũng không có, nên đến khi lấy chồng, xe đạp cũng chẳng biết đi. 18 tuổi, Dung bị gia đình ép lấy người cùng xóm. Anh này cao lớn, nhưng mắc bệnh động kinh. Trong lần lên cơn, anh lăn ra chết.

Posted Image

Chị Dung và anh Hương ngày anh còn sống.

Năm 2006, Dung lên xã Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ) thăm chị gái và tình cờ gặp Phạm Văn Hương, chàng trai tật nguyền suốt ngày đánh vật với chiếc xe lăn ra vào trong ngôi nhà nhỏ dưới bụi tre bên bãi sông Hồng. Biết Hương là chàng trai từng viết thư lên Trung ương Hội Chữ thập đỏ xin được móc đôi mắt của mình tặng cho một cô gái mù, chị Dung cảm phục lắm. Từ sự cảm phục, rồi lòng thương, chị đã gắn bó cuộc đời nhỡ nhàng của mình với chàng trai tật nguyền nơi xó núi. Kết quả của cuộc tình xúc động đến tận trời xanh là một bé gái ra đời.

Vừa mấy tháng trước, chị Dung gọi điện cho tôi trong nước mắt, rằng người chồng bất hạnh của chị đã lìa đời. Trong cơn hấp hối, anh vẫn kêu gào yêu cầu được hiến mắt. Nhưng những người thân đã không thực hiện ý nguyện của anh. Họ nghĩ thiển cận rằng, cả đời anh đã sống trong tàn tật, cô đơn, đến khi về thế giới bên kia, anh đã tàn tật, lại thiếu đi đôi mắt thì còn gì là hồn ma nữa!

Posted Image

Lương y Phạm Văn Thanh leo Tả Phời, đỉnh núi rất cao và có nhiều thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Từ ngày anh Hương mất, tôi thực sự lo cho chị Dung. Anh Hương là gánh nặng của đời chị, nhưng anh đi rồi, chỗ dựa kinh tế không có, chỗ dựa tinh thần cũng mất nốt, chẳng hiểu chị sẽ sống ra sao. Cô con gái Phạm Hoài Anh thì còi cọc, suy dinh dưỡng trầm trọng, 5 tuổi rồi mà bé chỉ nặng có 6kg, còn chị mắc đủ thứ bệnh: sỏi thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống, viêm hành tá tràng…

Gia đình chồng chia cho vợ chồng chị 10 thước ruộng ở sát mép sông Hồng, cách nhà 5km. Mảnh ruộng chỉ cấy được một vụ, vì mùa lũ nước dâng cao, ruộng biến thành lòng sông. Năm nào được mùa, năng suất, thì được 1 tạ thóc. Không đủ ăn, chị Dung phải dầm mình mò cua bắt ốc suốt ngày để kiếm sống.

Posted Image

Cây thuốc quý.

Chị rưng rưng xúc động: “Uống thuốc của thầy T. em khỏi bệnh rồi, người khỏe mạnh, ăn uống được nên tăng mấy cân liền. Giờ em gửi con cho ông bà rồi xuống Hà Nội làm phu hồ. Em xách vữa, bê gạch cho đội thợ làm ở Bộ Công an anh à. Lương đủ cho em sống và nuôi con. Em gọi điện đội ơn anh, đội ơn thầy thuốc T. Em nhờ anh gọi điện cám ơn thầy giúp em nhé!”.

Tôi bấm máy gọi điện cho lương y Phạm Văn Thanh, anh xác nhận rằng, sau khi đọc bài báo “Cảm động hai anh em tật nguyền lấy vợ qua thư” trên VTC News, anh đã rơi nước mắt. Anh lặng lẽ làm một việc mà anh vẫn hay làm, là gửi chút tiền và một bọc thuốc to tướng, đủ để chữa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng cho nhân vật khốn khổ trong bài báo.

Posted Image

Nhờ có bọc thuốc, chị Dung đã khỏi bệnh viêm loét dạ dày, loét thành tá tràng.

Đối với một người bình thường, những căn bệnh liên quan đến dạ dày chưa phải là ghê gớm, nhưng đối với một người tận cùng của nghèo khổ, đói rách, cơm ăn còn chả có như chị Dung thì quan trọng lắm. Chị lấy đâu ra tiền đi viện, mua thuốc, mổ xẻ để chữa bệnh dạ dày. Vậy nên, nếu nói gói thuốc giản dị kia đã cứu cuộc đời mẹ con chị thì chẳng có gì quá lời.

Chuyện người đàn bà tìm lại cuộc sống nhờ bọc thuốc lạ gửi đến rồi cũng qua đi. Cho đến một hôm, tôi lại nhận được điện thoại của ông Vũ Minh Tằng, cựu tù Phú Quốc, tên tuổi đã đi vào lịch sử. Hôm đó là dịp 30-4, ông được mời lên Hà Nội để giao lưu trực tiếp trên truyền hình. Ông gọi tôi đến để được cám ơn, rằng qua bài báo trên VTC News, mà một ông thầy thuốc giấu tên, đã tặng thuốc cho ông. Bọc thuốc đó, ông đã chia đôi, vì con rể cũng bị đau dạ dày, thế mà giờ, cả hai bố con đều khỏi.

Posted Image

Anh Thanh và củ thuốc cực quý, chỉ có ở độ cao hơn 2.000m, đang bị Trung Quốc thu mua ráo riết.

Ông Vũ Minh Tằng là nạn nhân của những cuộc tra tấn tàn ác nhất lịch sử Việt Nam, mà tác giả là cai ngục Bảy Nhu. Tên cai ngục này đã áp dụng đủ các ngón tra tấn kinh hoàng với ông: Ăn phân người, uống nước tiểu, dùng chày đập vỡ đầu gối, đóng đinh vào chân, dùng tuýp nước bẻ từng chiếc răng và bắt nuốt…

Ra tù, ông Vũ Minh Tằng mất 66% sức khỏe, mắc đủ thứ bệnh, mà khốn khổ nhất là bệnh loét dạ dày, tá tràng. Tóm lại, toàn bộ hệ tiêu hóa của ông đã tàn phế. Hệ tiêu hóa hỏng, xương cốt, thần kinh đầy tàn tích của các đòn tra tấn, kéo theo hàng loạt thứ bệnh khác ngày đêm hành hạ. Mỗi khi lên cơn đau, cái dạ dày của ông căng lên như quả bưởi. Khi ông cúi xuống, “quả bưởi” chạy lên, ông đứng thẳng lên, “quả bưởi” rơi xuống, đau muốn ngất lịm.

Posted Image

Căn bệnh đau dạ dày của ông Vũ Minh Tằng đã ổn định.

Một ngày, ông Tằng nhận được bọc thuốc to tướng, bên ngoài đề: “Kính tặng chú Vũ Minh Tằng thang thuốc chữa dạ dày. Mong chú chóng khỏi bệnh. Thầy thuốc T. – Lào Cai”.

Ông Tằng là người nổi tiếng, được cả nước trân trọng, song ông cũng đáng thương lắm. Báo đăng, ông được độc giả cho hơn trăm triệu đồng. Cũng có nhiều bác sĩ, cả ở nước ngoài gửi thuốc tặng ông. Ông bảo: “Tôi vốn là tù binh Phú Quốc, đồng đội có nhiều mà kẻ thù cũng có lắm, nên ai tặng thuốc, tôi đều đem đi xét nghiệm, trước hết là xem có độc không, thứ nữa là xem có tác dụng không. Xin lỗi lương y T., khi nhận được thuốc, tôi mang bọc thuốc xuống chỗ ông bạn ở Thành phố Nam Định, ông ấy có máy móc hóa nghiệm. Ông ấy bảo thuốc này tốt, không có độc, tôi mới uống. Thằng con rể cũng loét dạ dày nặng nên tôi chia cho nó một nửa, hai bố con cùng uống. Tôi không ngờ, uống có nửa thang thuốc, mà những cơn đau dạ dày biến đâu mất, tôi ăn ngon, ngủ kỹ, tăng được 2 kg rồi”.

Posted Image

Chở thuốc trong cảnh đêm hôm, sương mù.

Tôi cho ông Tằng số điện thoại của lương y Phạm Văn Thanh. Ông gọi cám ơn thầy thuốc. Anh Thanh biết ông Tằng chia đôi thang thuốc cho con, nên tặng thêm thang nữa để ông uống tiếp. Giờ thì ông Tằng lại gọi điện cám ơn tôi, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của ông, có lẽ đã khỏi hẳn.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người bỏ bệnh viện vào rừng tìm "thần dược" trị dạ dày

(VTC News) - Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y với Đông y gia truyền và kinh nghiệm dân tộc, đã mang lại những khám phá thú vị trong các bài thuốc của anh, đặc biệt bài thuốc chữa dạ dày mà anh dày tâm nghiên cứu.

Mới đây, lương y Phạm Văn Thanh gọi điện cho tôi rủ xuống Nam Định chơi mấy ngày. Anh tự lái chiếc xe Zace cũ từ mãi Lào Cai xuống. Tôi hỏi, sao không đi tàu cho sướng, lái xe đường sá xa xôi làm gì cho khổ. Hóa ra, trong xe chứa toàn thuốc. Anh tự mình lái xe chở cả tạ thuốc đi từ Hà Nội về Nam Định. Hầu hết số thuốc trên xe anh dành tặng những người nghèo mắc bệnh trọng, là những thân phận khốn cùng mà anh đọc trên báo. Số cây cỏ còn lại anh mang về Công ty Nam Dược ở Nam Định để nhờ máy móc công ty chiết xuất, phân tích thành phần hoạt chất. Đó là những cây thuốc mà anh mới học được của đồng bào vùng cao.

Posted Image

Lương y Phạm Văn Thanh và cây thuốc quý.

Trên đường về thăm và tặng thuốc người chiến sĩ cộng sản Vũ Minh Tằng, nạn nhân của những trò tra tấn tàn ác trong nhà tù Phú Quốc ở Nam Định, còn có một bệnh nhân đặc biệt đi cùng. Biết anh Thanh về miền xuôi, anh nằng nặc xin được đi theo để đội ơn ông thầy thuốc đặc biệt, đã cứu anh thoát khỏi căn bệnh loét dạ dày, mà đối với anh, nó thực sự quá kinh hoàng. Bệnh nhân đó là anh Đinh Bách Diệp, ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội).

Theo lời anh Diệp, đã có 4 lần anh suýt toi mạng vì căn bệnh loét dạ dày. Vết loét dạ dày của anh rất quái gở, lại nằm ngay thành mạch máu. Đã mấy lần đi nội soi, song bác sĩ khuyên không nên mổ, vì vết mổ sẽ rất rộng, cắt rất nhiều dạ dày, lại phải tạo hình lại môn vị khá nguy hiểm.

Posted Image

Anh Đinh Bách Diệp đã khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày.

Mặc dù chỉ là vết loét ở dạ dày, song vết loét thường xuyên xuất huyết âm thầm, không gây đau đớn. Máu cứ lặng lẽ chảy từ vết loét, đầy dạ dày. Mất máu, đầu óc choáng váng, mất kiểm soát, anh lại lăn ra ngất xỉu. Căn bệnh biến anh thành người mất hồn, rất yếu, không làm được gì. Dù bệnh viện kê đủ các loại thuốc cầm máu, thuốc đặc trị vi khuẩn HP, song vẫn chả ăn thua, cứ 2-3 tháng lại xuất huyết trở lại.

May mắn, sử dụng bài thuốc đặc trị của lương y Phạm Văn Thanh, chỉ chưa đầy một tháng anh hết triệu chứng bệnh. Anh Diệp đi nội soi lại, bác sĩ bảo vết loét đã thành sẹo màu hồng. Như vậy, về cơ bản, vết loét dạ dày đúng chỗ hiểm của anh Diệp đã được chữa khỏi. Giờ anh ăn khỏe, ngủ khỏe, tăng cân. Với anh Diệp, đó là sự thần kỳ, là niềm vui không gì đánh đổi được.

Posted Image

Anh Thanh và người tù cộng sản trung kiên Vũ Minh Tằng. Anh Thanh đã tặng khá nhiều thuốc trị dạ dày và tá tràng cho ông Tằng.

Theo anh Thanh, bài thuốc chữa dạ dày của anh là bài thuốc gia truyền của cha ông, truyền đến anh là đời thứ 4. Cha anh là ông lang nổi tiếng đất Lào Cai Phạm Văn Đĩnh.

Mặc dù là con của lang y nổi tiếng, song thời trẻ anh Thanh lại theo… Tây y. Anh vốn học tập ở Bệnh viện Việt Đức, sau công tác ở Bệnh viện tỉnh và Hội Đông y Lào Cai.

Những người làm việc trong môi trường Tây y hiện đại, vốn ít nhiều coi thường Đông y, song có một điều lạ, là càng hiểu sâu về Tây y, thì anh Thanh lại càng nhận ra chân giá trị của những bài thuốc Đông y gia truyền. Khi đã hiểu được sâu sắc bản chất của nền Tây y và Đông y, anh có một quyết định đặc biệt là xin thôi việc.

Posted Image

Anh Thanh đang đào thuốc trong rừng. Posted Image

Củ thuốc quý có tác dụng tiêu độc cực mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Quyết định thôi nghề sau 20 năm theo đuổi của anh khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng anh bảo, kiến thức Đông y vô cùng sâu rộng, uyên bác, dù có học cả đời cũng chỉ hiểu được bằng cái móng tay. Do đó, không còn nhiều thời gian nữa, anh phải tập trung toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu Đông y.

Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y mà anh có được, với các phương thuốc gia truyền và các cây cỏ, bài thuốc của dân tộc, đã mang lại những ngạc nhiên thú vị, khả năng chữa bệnh thần kỳ. Trời đất và sự sống đều trong vòng sinh – diệt. Nếu trời đất sinh ra con người, sinh ra bệnh tật, thì cũng sinh ra cây cỏ có tác dụng điều trị bệnh, vấn đề là người thầy thuốc phải tìm ra được phương pháp, quy luật, sử dụng được cây cỏ đó trong việc điều trị bệnh. Kiến thức này là của nhân loại, và nó có ma lực cuốn hút rất lớn đối với thầy thuốc yêu nghề. Ngay như bản thân anh, được cha ông truyền lại rất nhiều bài thuốc, song anh chuyên tâm nhất vào căn bệnh dạ dày. Chỉ một căn bệnh này, anh phải mất cả đời để nghiên cứu, theo đuổi, cũng chưa chắc đã hoàn thiện được. Thế giới của các vị thuốc, cây thuốc đa dạng, sâu sắc và biến ảo khôn lường.

Posted Image

Củ thuốc đặc biệt có tác dụng trị viêm loét dạ dày.

Anh Thanh bảo rằng, dù bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của ông cha anh có tiếng ở đất Lào Cai, song tác dụng thực sự chỉ đạt vài chục phần trăm. Lý do là vì ngày xưa, những người đau dạ dày phần lớn ở tuổi ngoài 40. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do can khí phạm vị, tức suy nghĩ căng thẳng. Những người đứng tuổi hay suy nghĩ, nên mới đau dạ dày. Ngoài ra, còn có thêm 2 nguyên nhân nữa là do đồ ăn không phù hợp và tì vị hư hàn (đường ruột lạnh).

Nếu những người mắc bệnh dạ dày do những nguyên nhân trên, bài thuốc gia truyền của cha ông anh sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, còn có thêm vô số nguyên nhân nữa dẫn đến căn bệnh dạ dày như rượu chè, bia bọt, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các loại đồ ăn độc hại, vi khuẩn HP(Helicobacter Pylori)… Do đó, nếu không xác định được rõ nguyên nhân gây đau dạ dày, thì phương thuốc gia truyền cha ông để lại sẽ ít tác dụng.

Posted Image

Anh Thanh theo đồng bào đi tìm cây thuốc quý ở Hà Giang.

Vì vậy, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả, anh Thanh phải nghiên cứu thêm rất nhiều vị thuốc mới nhằm hoàn thiện bài thuốc của mình và tùy từng nguyên nhân mắc bệnh mà tăng giảm liều lượng mới có tác dụng triệt để.

Nói thì đơn giản, nhưng để có được bài thuốc chữa mỗi cái dạ dày to bằng vốc tay, ông thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã mất cả chục năm trời ăn rừng ngủ thác. Kiến thức Đông y trong sách vở nước ta quả thực như giọt nước trong biển cả, quá mỏng manh và ít ỏi.

Ngoài việc học từ ông cha, thầy thuốc, sách vở trong nước, thì kiến thức Đông y vô cùng quan trọng anh học từ thực tế. Anh Thanh kể chuyện này mà lòng đau như dao cứa: Ở Lào Cai, mỗi năm lại diễn ra vài cơn lốc tận thu thảo dược bán sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mang mẫu cây cỏ sang, đặt các đại lý, các đại lý thuê dân chúng đi tìm. Lúc đầu họ mua giá rẻ, đến khi cạn kiệt thì giá lên tận… trời xanh! Có những cây cỏ, như cỏ nhung chẳng hạn, lúc đầu họ mua 5-10 ngàn đồng/kg, nhưng khi cạn kiệt, thì giá vọt lên đến 8 triệu đồng/kg. Nhưng lúc đó thì loài thảo dược này sạch bóng ở Việt Nam rồi.

Posted Image

Hành trình đi tìm thuốc ở rừng sâu bên nước bạn Lào.

Hầu hết những cây cỏ mà người Trung Quốc mua đều không có tên trong sách vở, chưa ai từng biết đến. Hễ thấy người Trung Quốc thu mua, anh liền mang mẫu đi phân tích, rồi dò la tìm hiểu từ nước họ. Quả thực, những thứ họ săn mua tận diệt, đều là cây thuốc rất quý, mà nền Đông y nước nhà chưa biết đến. Riêng việc tìm hiểu qua cách này, anh Thanh đã biết được cả chục loại thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Để bảo tồn được các giống thảo dược mà người Trung Quốc thu mua tận diệt, anh lặng lẽ xới những mảnh đất nơi khe đá trong rừng sâu để gieo trồng, bảo tồn. Những mảnh vườn bí mật trong rừng Hoàng Liên Sơn của anh hiện đang bảo tồn cả chục loại cây thuốc quý đã bị người Trung Quốc mua sạch. Vì những lý do đó, mà mong ước lớn nhất của anh Thanh lúc này là Nhà nước hãy ra sức ngăn chặn tình trạng chảy máu thuốc quý ra ngoài biên giới. Ngoài ra, anh ước có được mảnh đất trong rừng, nơi đó, anh sẽ trồng trọt, bảo tồn thật nhiều cây thuốc sắp bị tuyệt chủng vì thói mua bán nhổ tận gốc trốc tận rễ của người Trung Quốc.

Posted Image

Anh Thanh tại khu vườn bí mật bảo tồn các loại thuốc quý trên đỉnh Tả Phời.

Hàng chục năm nay, dấu chân lương y Phạm Văn Thanh đã in khắp các đỉnh núi cao nhất của miền Bắc Việt Nam, các khe suối, vách đá, đại ngàn hoang thẳm. Anh đi xuyên sang cả nước Lào để nghiên cứu thêm. Hễ dân tộc nào có bài thuốc quý, cây thuốc đặc biệt, anh sẽ tìm ngay đến để nghiên cứu, học hỏi và làm sáng tỏ tác dụng của nó. Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y, kiến thức gia truyền và kinh nghiệm dân tộc, đã mang lại những khám phá thú vị trong các bài thuốc của anh, đặc biệt bài thuốc chữa dạ dày mà anh dày tâm nghiên cứu.

Posted Image

Cụ Lê Thế Minh, cụ già mù 80 tuổi, sống cô độc bằng nghề ăn mày, hiện trú ở xóm liều, xã Tân Dương (Thủy Nguyên, Hải Phòng), là nhân vật trong phóng sự "Đau lòng cụ già mù dắt chó đi ăn mày" (đăng ngày 1-4-2011 trên VTC News) đã được lương y Phạm Văn Thanh tặng thuốc trị viêm loét dạ dày. Ngay khi VTC News đăng bài về cụ Minh 1 giờ đồng hồ, lương y Phạm Văn Thanh đã điện thoại cho tác giả xin địa chỉ cụ Minh để tặng thuốc. Tuy nhiên, cụ sống ở xóm liều, chính quyền xã không nắm rõ, nên mấy lần thuốc gửi đi theo đường bưu điện lại quay về Lào Cai. Cuối cùng, anh Phạm Văn Thanh phải nhờ người quen mang thuốc đến tận nơi tặng cụ. Sau khi uống thuốc một tháng, cụ đã nhờ cậu hàng xóm sống bằng nghề đánh giày gọi điện cảm ơn anh Thanh, vì đã khỏi bệnh.

Anh Thanh cho rằng, dạ dày là thứ tối quan trọng của con người. Từ căn bệnh dạ dày, sẽ sinh ra đủ các thứ bệnh khác, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, với 90% là chết. Nước ta có hàng triệu người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Do vậy, cái dạ dày ảnh hưởng đến sinh mạng của cả triệu con người, chứ không phải đơn giản. Hiện tại, sức anh không giúp xuể số người đau dạ dày ở khắp cả nước, nên sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ, anh đã có một quyết định hệ trọng, đó là chuyển giao bài thuốc đặc biệt này cho một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thuốc Nam. Anh hy vọng, doanh nghiệp này sẽ làm được một việc quan trọng, đó là điều trị cho hàng vạn bệnh nhân đang bị căn bệnh dạ dày hành hạ, những cái dạ dày bệnh tật đã nhờn với thuốc Tây độc hại nhiều tác dụng phụ.

Sau khi phát hết xe ô tô thuốc trên cung đường từ Hà Nội về Nam Định, thầy thuốc Phạm Văn Thanh lại lái xe lên núi. Hôm sau, tôi gọi điện hỏi thăm thì: “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện… “đang ở trên đỉnh Tả Phời!”. Có lẽ, ông chủ của nó đang còng lưng cuốc đất trồng cây thuốc quý ở khu vườn bí mật giữa rừng sâu trên đỉnh ngọn núi cao hơn 2000m so với mặt nước biển. Sự khắc nghiệt và giá lạnh mới cho ra đời những cây thuốc quý.

Bài thuốc chữa dạ dày của lương y Phạm Văn Thanh gồm cam thảo, bạch truật, hoài sơn, nghệ đen, hoàng kỳ, hồi đầu thảo, phan tàu cáy, phục quản thống… cùng cả chục vị gia truyền khác. Ngoài việc tiêu viêm, chủ trị chữa viêm loét, thì bài thuốc còn có nhiều vị giải độc, thông khí, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhằm nâng cao thể trạng cơ thể. Sự kết hợp giữa điều trị ngọn (tấn công trực tiếp vào bệnh - Tây y) và điều trị tận gốc (nâng cao sức khỏe – nhân cường tật nhược – Đông y), đã đem lại kết quả rất tốt.

Lương y Phạm Văn Thanh coi việc cứu người là trách nhiệm của một thầy thuốc chân chính. Sáng nào anh cũng dậy sớm đọc cả chục tờ báo, tìm các nhân vật có số phận bất hạnh. Nghèo khổ quá thì anh biếu chút tiền, có bệnh thì anh biếu thuốc. Hầu hết tiền lời lãi ít ỏi từ nghề bốc thuốc anh dành tặng cho người nghèo.

Sau khi VTC News đăng loạt bài 2 kỳ về Lương y Phạm Văn Thanh, tòa soạn nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, email, phản hồi xin địa chỉ liên lạc nhờ lương y tư vấn, chữa bệnh. VTC News xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của lương y Thanh để bạn đọc tiện liên lạc.

Địa chỉ: Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, số 166, Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai. Số điện thoại: 0913230521

Phạm Ngọc Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH CHẢY MÁU CAM

Đông y gọi bệnh chảy máu cam (máu mũi) là bệnh tỹ nục, phát sinh do nhiều nguyên nhân, xuất hiện thường xuyên trong 4 mùa, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ.

Nhưng ở trẻ em tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, nhất là vào mùa xuân... Sách dạy: xuân thiện bệnh tỹ nục (mùa xuân hay mắc bệnh chảy máu mũi). Mức độ chảy máu mũi nặng, nhẹ, nhiều, ít không giống nhau, có thể trong nước mũi có máu, nhưng cũng có trường hợp máu ra nhiều gây choáng ngất.

Phép chữa:

- Do phong nhiệt ở bên trên thì tân lương thanh giải. Dùng bài Tang cúc ẩm: hạnh nhân 20g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, tang diệp 10g, cúc hoa 4g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, rễ lau 8g, rễ tranh 4g, đơn bì 8g. Nước 500ml sắc còn 200ml chia 2 lần uống ấm trong ngày. Nếu không có phong nhiệt thì không có nhức đầu, sợ gió thì bỏ bạc hà, cát cánh.

- Vì nhiệt thịnh ở đường ruột (kinh dương minh) thì thanh nhiệt lương huyết. Dùng bài Ngọc nữ tiễn: sinh thạch cao 10g, thục địa 12g, mạch môn 10g, tri mẫu 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống nguội.

- Vì can dương thịnh quá phải thanh can tả hoả. Dùng bài Long đởm tả can thang: long đởm thảo 8g, hoàng cầm 12g, mộc thông 4g, đương quy 12g, sinh địa 12g, cam thảo 6g, trạch tả 8g, sơn chi 8g. Nếu kiêm có âm hư thì gia huyền sâm 10, mạch môn 10g. Nước vừa đủ sắc còn một nửa uống trong ngày.

Kinh nghiệm trị bằng thuốc nam của Tuệ Tĩnh:

- Cỏ nhọ nồi giã nát, đắp giữa mỏ ác và trên trán.

- Lá bạc hà sắc uống, đồng thời lấy lá tươi vò nát nhét mũi, khỏi ngay.

- Hương nhu tán bột, mỗi lần uống 4g với nước nóng.

- Bạc hà giã lấy nước nhỏ mũi. Dùng bạc hà khô thì sắc nước nhúng bông nhét mũi.

- Ngải cứu tươi sắc uống, ngải cứu khô đốt ra tro thổi mũi.

- Cành và lá cây ké đầu ngựa rửa sạch giã vắt lấy nước 1 chén con uống.

- Hạt hoặc lá mã đề giã lấy nước uống.

- Củ sắn dây tươi giã lấy nước uống.

- Lấy giấy xoắn lại, nhúng dầu vừng (dầu mè) ngoáy vào trong lỗ mũi, nhảy mũi là khỏi.

- Cải củ giã vắt lấy nước cốt nửa chén, cho một ít rượu mà uống và lấy nước đó nhỏ mũi.

- Ngó sen giã vắt lấy nước uống và nhỏ mũi.

- Quả dành dành đốt thành tro tán bột thổi mũi.

- Mạch môn 150g (bỏ lõi) tẩm nước rồi giã nhỏ vắt nước cốt, hoà vào ít mật ong uống.

- Nhọ nồi 20g, hoa hoè 80g tán nhỏ. Nấu nước rễ tranh mà uống thuốc 8g.

- Tỏi bóc vỏ giã nát viên tròn. Nếu mũi trái ra máu thì đắp tỏi vào gan bàn chân phải, chảy máu mũi phải đắp tỏi vào gan bàn chân trái. Hai mũi cùng ra máu thì đắp cả hai bàn chân.

- Hạt cải bẹ trắng tán bột hoà với nước, đắp lên đỉnh đầu (huyệt bách hội) và trước mỏ ác (huyệt thượng tinh).

- Gừng khô, nướng vàng, nhét vào lỗ mũi.

- Lá trắc bá, hoa thạch lựu khô, đều tán bột, thổi vào mũi, hoặc giã nát nhét vào mũi.

- Dầu vừng (dầu mè) 1 lọ con. Ban đêm trước khi đi ngủ và sáng sớm sau khi thức dậy đổ dầu vừng vào lòng bàn tay độ khoảng 1 thìa cà phê rồi ke vào mũi mà hít, nằm xuống nghỉ độ 5 phút cho dầu thấm vào bọng mũi. Làm liên tiếp 3-5 hôm.

- Phèn chua phi (1 cục nhỏ) tán nhỏ mà hít vào mũi từng ít một sẽ cầm máu.

- Rau má tươi 1 nắm giã nát bọc vào lụa mỏng nhét mũi.

Không ngửa đầu ra đằng sau máu sẽ chảy xuống họng.

Xoa bóp day bấm huyệt:

- Chảy máu mũi thường kèm có sốt, ho, là phế kinh có nhiệt. Nếu kèm khát nước, phiền nhiệt, đại tiện táo là vị kinh có nhiệt. Phép chữa là lấy kinh Thủ dương minh đại trường làm chính. Dùng 2 huyệt hợp cốc và thượng tinh. Hợp cốc là huyệt của đại trường kinh, thủ dương minh đại trường có quan hệ biểu lý với thủ thái âm phế kinh, lại nối tiếp với kinh mạch túc dương minh vị. Cho nên lấy hợp cốc để thanh tiết nhiệt của các kinh mà chỉ huyết. Đốc mạch là bể của dương mạch: dương nhiệt bức bách huyết vọng hành, cho nên dùng thượng tinh để thanh tả đốc mạch, làm cho nhiệt thịnh dần dần bình ổn thì khỏi chảy máu mũi.

- Nếu nhiệt thịnh ở phế thì thêm thiếu thương, nhiệt thịnh ở vị thì thêm nội đình.

Vị trí huyệt:

- Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau.

- Thượng tinh: Phía trên điểm giữa đường chân tóc trước 1 tấc, cách huyệt bách nội 4 tấc về phía trước.

- Thiếu thương: Về phía quay của ngón tay cái, cách góc móng tay về phía sau khoảng 0,1 tấc.

- Nội đình: Gần kẽ ngón chân 2 và 3, cách kẽ 0,5 tấc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN CHỮA HO

Với lịch sử hơn 300 năm, phương thuốc trừ ho Xuyên bối tỳ bà cao vẫn được các thế hệ thầy thuốc đông y kế thừa, truyền tụng, được ghi chép và bảo tồn trong nhiều tài liệu y học chính thống, trở thành tinh hoa của nền y học cổ truyền phương Đông nói chung và nền y học dân tộc Việt Nam nói riêng. Từ một truyền thuyết

Posted Image

Hơn 300 năm trước, dưới triều đại nhà Thanh (Trung Hoa), có một vị quan huyện tên Ian Xyao Lian, nổi tiếng khắp nơi về tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ. Một lần, phụ mẫu ông mắc bệnh lạ. Bà ho ròng rã ngày này tháng khác không khỏi, mặc cho quan huyện tìm kiếm khắp nơi phương thuốc hay, mời những danh y nổi tiếng về chữa trị. Trong lúc tuyệt vọng, may thay có một thần y, cảm kích trước tấm lòng hiếu thuận của vị quan, đã ra tay cứu giúp. Vị thần y lấy các thảo dược ở vùng núi cao ông sinh sống, sắc lên cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc. Quả nhiên hiệu nghiệm. Bà khỏi bệnh, hết ho, da dẻ hồng hào, tinh thần vô cùng phấn chấn.

Cảm kích, bà lão và con trai bày tỏ tâm nguyện được nhân rộng phương thuốc quý, để nhân dân khắp nơi được chữa trị như bà. Phương thuốc này được đặt tên là Xuyên bối tỳ bà cao, với 2 vị thuốc chính là Xuyên bối mẫu và Tỳ bà diệp, cùng một số thảo dược khác. Nhờ công hiệu chữa trị được nhiều chứng ho khác nhau, kể cả những chứng ho dai dẳng lâu ngày không khỏi…phương thuốc đã được nhân dân khắp nơi truyền tụng, kế thừa từ đời này sang đời khác. Sau này, với những nghiên cứu của khoa học hiện đại, bài thuốc đã được chứng minh và đưa vào hệ thống Dược Điển Trung Quốc, làm cơ sở cho nền công nghiệp Dược phát triển thành nhiều loại dược phẩm khác nhau.

Kết cấu phương thuốc theo y học cổ truyền

Posted Image

Xuyên bối tỳ bà cao gồm nhiều dược liệu được kết hợp theo bố cục Quân – Thần – Tá – Sứ, theo tác dụng chính yếu của các vị thuốc, tương tự thứ bậc, vai trò của vua tôi quần thần trong triều đình.

Quân là vị thuốc quyết định công năng chính của phương thuốc, tương tự như vua. Trong phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, Xuyên bối mẫu là vị quân, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm, thanh phế, giải độc... Đây là một dược liệu quý và khá đắt tiền. Chữ “Bối mẫu” xuất phát từ ý nghĩa quý như bảo bối của người mẹ, được sử dụng làm phương thuốc trừ ho cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú. Ngoài ra, còn được xem là bảo bối trừ ho trong mỗi gia đình Trung Hoa thời xưa, gọi là “Cấp cứu phương”.

Thần là cánh tay đắc lực giúp vua trong việc trị nước. Vị thần trong phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao là Tỳ bà diệp, có tác dụng thanh phế, hòa vị, giáng khí, hóa đờm, được đông y sử dụng trong các trường hợp ho, viêm họng, viêm phế quản mạn tính…

Giúp việc cho Thần lại có tướng tá ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung. Các vị này gồm: Cát cánh, bán hạ có tác dụng làm loãng đờm, nhờ đó giúp đờm dễ được đẩy ra ngoài; Trần bì, gừng tươi, bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm; Khổ hạnh nhân ức chế trung tâm gây ho, làm giảm phản xạ ho; Viễn chí có tác dụng an thần, giảm ho, làm loãng đờm, giảm đau, kháng khuẩn; Qua lâu nhân giúp giảm đau, long đờm, chống viêm; Một điểm khác biệt của phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền, đó là trong phương thuốc, ngoài các vị thuốc có tác dụng trị bệnh như giảm ho, long đờm, kháng khuẩn, chống viêm…, còn hết sức coi trọng các vị thuốc có tính bổ dưỡng. Nhờ đó, điều hòa được chức năng tạng phủ, cải thiện phần gốc của bệnh. Trong phương thuốc này, có các vị như Sa sâm, phục linh, ngũ vị tử là vị thuốc bổ phế, tỳ, vị, phát huy công hiệu vừa tả, vừa bổ theo đông y.

Cam thảo là vị thuốc đóng vai trò làm Sứ có tác dụng dẫn thuốc, điều vị, giúp phương thuốc giảm được vị đắng và dễ uống. Trong đông y, cam thảo cũng là vị thuốc giúp long đờm, giảm ho, chống viêm.

Kết hợp phương thuốc cổ truyền và kinh nghiệm dân gian

Kế thừa và phát triển sáng tạo phương thuốc cổ truyền Xuyên bối tỳ bà cao, gia thêm các vị thuốc dân gian ô mai, vỏ quýt, mật ong, các nhà nghiên cứu thuộc Công ty Dược phẩm Hoa Linh (gồm các thầy thuốc, các chuyên gia trong lĩnh vực đông y, bào chế, sản xuất thuốc) đã sản xuất thành công thuốc ho Bảo Thanh.

Theo đông y, ô mai có tác dụng kích thích sinh tân dịch, chống khô họng, dùng tốt trong các trường hợp ho gây nóng rát cổ họng, khô họng, ngứa họng, khản tiếng… Vỏ quýt chứa tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, dịu ho. Còn Mật ong được sử dụng từ ngàn năm nay, với nhiều tác dụng quý như: giúp ăn ngon, ngủ tốt, cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng. Mật ong còn có hoạt tính kháng sinh tự nhiên và kích thích tái tạo tế bào mới, giúp mau lành các vết thương ngoài da và niêm mạc. Dân gian thường sử dụng mật ong nguyên chất hoặc phối hợp với một số thảo dược quen thuộc như lá hẹ, quất xanh, hoa hồng bạch, húng chanh…làm phương thuốc trị ho an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

(Nguồn: Công ty TNHH Dược phẩm Dung Hưng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thuốc trị viêm phế quản

Hiện nay thời tiết đang chuyển sang thu, khí trời hanh khô kéo theo các bệnh về hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản. Đây là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi khi thời tiết đổi mùa.

Bệnh được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm nhiều. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tuỳ nguyên nhân và thể bệnh.

Viêm phế quản cấp:

Do phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.

- Triệu chứng: ho có đờm loãng, trắng, dễ khạc; sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng; rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Posted Image

Cây và vị thuốc mạch môn.

- Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế.

Bài 1: tía tô 12g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g, lá hẹ 10g, kinh giới 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Hạnh tô tán gồm các vị: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ đều 10g; cát cánh 8g; phục linh, bán hạ, chỉ xác, cam thảo đều 6g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả. Tất cả tán bột mỗi ngày pha nước, uống 15 - 20g chia 2 lần.

Bài 3: hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ đều 12g; cát cánh, cam thảo đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia bán hạ (chế) 12g, trần bì 8g. Nếu hen suyễn, bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6g.

Do phong nhiệt: gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn.

- Triệu chứng: ho khạc ra nhiều đờm màu vàng trắng dính, họng khô, đau, có sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.

- Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế.

Bài 1: tang diệp 16g; rễ cây chanh, cúc hoa, bạc hà, rễ chỉ thiên đều 8g; rễ cây dâu, rau má đều 12g; bán hạ (chế) 6g; lá hẹ 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, chi tử, sa sâm, tiền hồ đều 8g; cam thảo 6g; bối mẫu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, tiền hồ đều 12g; cát cánh 8g; bạc hà 6g; cam thảo 4g; ngưu hoàng 12g; sắc uống ngày 1 thang.

Nếu đờm vàng dính kèm theo sốt cao, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu hoàng; gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20 - 40g.

Do khí táo: gặp ở viêm phế quản cấp tính vào mùa thu, trời lạnh.

- Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch phù sác.

Bài 1: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, lá tre đều 12g; lá hẹ 8g; thạch cao 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thanh táo phế khí thang gồm tang diệp, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp đều 12g; đẳng sâm, cam thảo đều 16g; a giao 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Viêm phế quản mạn: đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp tính.

- Nếu ngoài đợt cấp, có biểu hiện: ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt.

- Phép chữa: táo thấp hoá đờm, chỉ khái.

Bài 1: vỏ quýt, vỏ vối (sao), hạt cải trắng đều 10g; bán hạ, cam thảo dây đều 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhị trần thang gia giảm gồm trần bì, phục linh đều 10g; bán hạ (chế) 20g; thương truật 8g; bạch truật, hạnh nhân đều 12g; cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu đờm nhiều gia bạch giới tử 8g, tức ngực gia chỉ xác 12g.

Bài 3: Viên trừ đờm gồm: nam tinh chế, phèn chua phi, bán hạ (chế), bồ kết (chế) đều 20g; hạnh nhân, ba đậu (chế) đều 4g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 viên chia 2 lần.

BS. Đỗ Minh Hiền

Y Dược Đông Nam - 10/12/2013

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương thuốc tránh thai từ cây lá A Năng

Cách đây chừng 15 năm, ngành y tế đã xôn xao bởi một chuyện động trời đó là Việt Nam có thể sản xuất được thuốc tránh thai đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém từ lá cây rừng. Tác giả của dự án khả thi đó là ông Dương Quát, khi ấy là Chủ nhiệm Ủy ban Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Trị.

Theo ông Quát thì trong những lần đi thực tế ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị, ông đã vô tình phát hiện được cách ngừa thai vô cũng hữu hiệu của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở tít sâu trên đỉnh Trường Sơn.

Ở nơi hoang vắng ấy, nếu không muốn có con, mỗi khi làm chuyện ấy, người dân chỉ cần “yểm” một mẩu lá cây lạ dưới chiếu là cứ… thoải mái, không bao giờ sợ có thai. Sau nhiều năm vất vả nghiên cứu, đến giờ, theo ông Quát, ông đã đi được gần hết chặng đường. Thuốc tránh thai “Madein Việt Nam” siêu rẻ sắp được chào hàng và chắc chắn sẽ là một phát minh khiến y học thế giới… giật mình.

Posted Image

Chủ đất người Ma Coong, Đinh Xon thần bí kể về lá thuốc lạ của dân tộc mình

Thực ra trước khi gặp ông Quát, trước khi nghe ông giới thiệu về “dự án cuộc đời” của mình, chúng tôi, những người thường hay quăng quật ở khắp các ngọn núi trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ, tiếp xúc với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô, Ma Coong… nơi hoang thẳm đó cũng đã được nghe nói về loại lá cây diệu kỳ và rất đỗi bí ẩn này.

Những đêm tình huyền diệu và bí mật lá thuốc nhiệm màu

Nhớ chuyến “thám hiểm” rừng Trường Sơn ở địa phận Quảng Bình năm trước, chúng tôi đã “lạc” vào vùng đất thần bí của người Ma Coong ở sát biên giới nước Lào. Lần ấy, tiếp xúc với ông Đinh Xon, chủ đất của người Ma Coong ở vùng biên viễn xa xôi ấy, chúng tôi được biết một thông tin vô cùng thú vị.

Khác hẳn với những dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam, mỗi năm, người Ma Coong đều có một đêm dành cho tình yêu đôi lứa, ấy là vào đêm ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Người Ma Coong gọi đêm tình đó là đêm đập trống. Đêm ấy, trai gái yêu nhau, thậm chí cả những người đã có gia đình đều có thể đến với nhau, trao cho nhau tất cả những thứ thuộc về tình yêu nam nữ.

Sau đêm tình tuyệt vời đó, có đôi có thể thành chồng thành vợ, nhưng cũng có đôi chẳng đi đến đâu bởi khi đã tận hiến, họ mới nhận ra rằng, tình cảm dành cho nhau như vậy là chưa đủ chín để thành lứa thành đôi. Như con chim quên cành, con thuyền quên bến, họ rời xa nhau mà chẳng một lời oán than, trách móc.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Xon thì sau đêm tình ấy, nếu ai… vô ý mà để bạn tình của mình có thai thì dù có trăng gió qua đường cũng phải cắn răng mà cưới. Không những thế, kẻ gây hậu quả xấu đó còn phải “nộp phạt” cho bản nhiều rượu, nhiều thịt thì mới được bỏ qua. Đó là lệ làng từ xửa xưa không thể nào khác được.

Thế nhưng, đã hàng ngàn đêm đập trống trôi qua, theo chủ đất Đinh Xon, chẳng mấy khi làng được phạt vạ bởi chẳng mấy ai sau đêm “trời đất chỉ có hai người” ấy phải lĩnh “hậu quả ngoài ý muốn”. “Người Ma Coong có lá cây rừng kỳ lạ lắm, đêm tình chỉ cần ngắt một lá ấy mang theo bên mình thì không lo chuyện đó đâu!”.

Chủ đất Đinh Xon đã bật mí với chúng tôi như vậy. Loài cây ấy là gì mà có tác dụng độc đáo, lạ lùng đến vậy, mấy lần gặng hỏi ông Đinh Xon, nhưng ông cứ nguầy nguậy cái đầu. Ông bảo, lá thuốc ấy là tài sản vô giá của dân tộc ông thế nên không thể nào ông nói được. Chỉ biết nó thân mềm, có củ như hoa kèn, chỉ mọc trong rừng thẳm.

Khi yêu đương, chỉ cần để một mẩu lá của loài cây này trong túi áo thì dù có…nhạy đến mấy cũng chẳng thể mang bầu. Tác dụng ngừa thai của loài cây này mạnh đến nỗi có thể chấm dứt quá trình sinh trưởng, phát triển của cả… thực vật. Ông Đinh Xon bảo, lấy nhựa loài cây này bôi vào lưỡi dao, sau đó dùng dao đó chém ngang thân chuối thì nõn chuối cũng chẳng thể chồi lên.

Thuyết phục ông Đinh Xon tiết lộ thêm về loài cây quý giá này không được, chúng tôi đành cậy nhờ ông Đinh Hợp, khi đó là Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) nơi người Ma Coong ở những mong ông nể tình nhà báo từ phương xa tới mà rò rỉ thêm cho chút thông tin.

Thế nhưng, vừa nghe nguyện vọng của chúng tôi xong, ông Hợp cũng vội vã gạt đi. Ông bảo, cái gì của núi rừng thì cứ để nguyên ở núi rừng, lộ ra là mất. Chủ tịch xã Đinh Hợp lo sợ biết cây thuốc quý đó, nhiều người sẽ ồ ạt vào rừng săn lùng, tận diệt.

Loại lá cây kỳ bí trên cứ ám ảnh chúng tôi sau chuyến công tác ấy. Và rồi, cách đây vài hôm, nghe anh bạn ở làm báo ở Quảng Trị “mật báo” ông Dương Quát chuẩn bị khởi động lại dự án làm thuốc tránh thai từ lá cây rừng từng khiến dư luận xôn xao trước đây, chúng tôi đã ngờ ngợ.

Phải chăng thuốc tránh thai mà ông Quát đang mày mò, nghiên cứu được chế xuất chính từ loại lá cây mà chúng tôi đã được nghe ở vùng đất biên giới, nơi người Ma Coong sinh sống?

Công trình bạc tỉ và mơ ước về bài thuốc ngừa thai “Made in Việt Nam”

Nhà ông Quát nằm ngay trung tâm thành phố Đông Hà. Ông Quát đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn còn lanh lẹ lắm! Hỏi chuyện về dự án khiến cả thế giới giật mình mà ông đang theo đuổi, ông bảo, ông đã sắp về tới đích, cụ thể hơn là đi đến 80% chặng đường.

Theo ông Quát thì cách đây đúng 15 năm, khi còn đang giữ chức Chủ nhiệm UBDSKHHGĐ tỉnh Quảng Trị, ông chính thức bắt tay vào nghiên cứu bài thuốc lạ lùng này. Ý tưởng nghiên cứu, cho ra đời bài thuốc tránh thai mang thương hiệu Việt được khởi nguồn từ những chuyến đi công tác tại huyện Hướng Hóa, nơi có nhiều đồng bào Vân Kiều, Pa Cô sinh sống.

Những lần đi làm công tác dân số đó, ông rất ngạc nhiên là bởi nhiều bản làng ở nơi hoang vu, thiếu các thiết bị y tế, thiếu các biện pháp tránh thai hiện đại mà hiện tượng đẻ vỡ kế hoạch lại không xảy ra. Tìm hiểu, ông được biết, người Vân Kiều, Pa Cô hãm “cần tăng dân số” bằng một loại lá rừng bí ẩn.

Sau nhiều lần thăm dò, ông biết, loại lá diệu kỳ đó đồng bào gọi là lá a năng. Thế nhưng, cũng giống như nhiều trường hợp khác, đồng bào không cho ông thấy loài lá thần diệu đó.

Sau này, khi được UBND tỉnh Quảng Trị, Ủy ban Quốc gia về Dân số kế hoạch hóa gia đình ủng hộ việc lập hội đồng khoa học để nghiên cứu, chết suất thuốc tránh thai từ lá cây kỳ lạ trên thì ông mới được tận mắt thấy loài “thần dược” ấy.

Posted Image

Lá “thần” phòng tránh thai của người dân miền núi.

Ông Quát kể, dạo ấy, công tác dân số được quan tâm lắm nên khi ra Hà Nội, ông đã xin gặp GS. Mai Kỷ, khi đó là Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBQG về DSKHHGĐ để trình bày ý tưởng táo bạo trên. Hôm ấy, theo lịch, ông Kỷ phải giải quyết rất nhiều công việc. Bởi thế, thư ký của ông Kỷ chỉ cho phép ông tiếp xúc trong thời gian ngắn.

Thế nhưng, khi nghe ông thuyết giải, trình bày ý tưởng của mình, bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban đã chăm chú nghe tới quá trưa. Và, ngay sau đó, ông Mai Kỷ đã đồng ý, phê duyệt về kinh phí để ông tức tốc trở lại Quảng Trị thực hiện dự án để đời này.

Suốt mấy năm lặn lội ở khắp các bản làng, rồi vùi mình ở các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm ở cả trung ương lẫn địa phương, ông Quát và các cộng sự nhiệt thành của mình là những thầy thuốc người dân tộc nổi tiếng ở Hướng Hóa đã thu được những kết quả đáng mừng.

Khi có được những lá thuốc thần bí của một số thầy lang có tiếng ở Khe Sanh (Hướng Hóa), lần đầu tiên, ông làm thí nghiệm trên thỏ. Ông kể, năm ấy, ông sang một viện nghiên cứu ở Trung Quốc tìm mua 40 cá thể thỏ rồi đưa về một viện chuyên nghiên cứu về nông nghiệp của trung ương để thử thuốc.

Kết quả là dù đến chu kỳ sinh nở nhưng hấp thụ thứ lá cây đặc biệt này những cá thể thỏ cái đã không thể mang thai. Lần thứ hai, để tìm phản ứng phụ của thuốc, ông đã thử trên những cá thể chuột bạch tại Trường Đại học Y khoa Huế. Kết quả cũng vô cùng mỹ mãn, lá thuốc trên không gây bất cứ một phản ứng phụ nào.

Theo ông Quát, sở dĩ đến giờ, công trình của ông vẫn chưa về đến đích là bởi thiếu kinh phí, thêm nữa, chưa có bất cứ kết luận khoa học về những biến chứng lâu dài khi sử dụng bài thuốc này. Còn một khó khăn nữa, theo ông Quát, đó là sự bí hiểm đến khó lý giải của lá a năng.

Như đã nói, dù thân thiết tới đâu thì đồng bào dân tộc vẫn giấu bí quyết của mình. Bởi thế, dù có được giống cây quý đó, dù trồng xanh um như những cây cảnh khác trong nhà, nhưng nếu không phải do người dân tộc đặt thuốc thì a năng chỉ là thứ lá vô tri. Cố gặng hỏi xem họ còn bí quyết gì nữa khi sử dụng loại lá cây này, nhưng lần nào ông cũng chỉ nhận được câu trả lời chung chung: A năng là lá thuốc của Giàng. Đem về xuôi Giàng không đồng ý nên vô tác dụng…

Trao đổi với chúng tôi, ông Quát tiết lộ, tuy công trình của ông vẫn đang dang dở nhưng đã có rất nhiều nhà khoa học có tiếng ở cả trong vài ngoài nước đã tìm tới, hỏi mua lại toàn bộ kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đó với gia vài tỉ đồng. Tuy nhiên, ông từ chối bởi ông muốn tự mình hoàn thiện công trình khoa học sẽ khiến y khoa thế giới giật mình này.

Khi đã yên tâm về sự an toàn của bài thuốc, tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị), cũng bằng lá cây trên, ông Quát cũng đã “thử” trên 19 cặp vợ chồng được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả 18 cặp trong số đó đã ngừa thai được đúng theo ý muốn của mình.

Theo – vtc.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đức ông trên núi Tản” - người thừa kế bài thuốc Nam đặc trị bệnh dạ dày

Ông Lê bên cây dạ cầm.

Ông Nguyễn Văn Lê, sinh năm 1932, trú tại thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) là đời thứ 3 được truyền lại bài thuốc Nam chữa bệnh dạ dày từ bà nội vốn là người Hòa Bình. 50 năm trong nghề và 10 năm liền được nhân dân tín nhiệm bầu làm Hội trưởng Hội Đông y của xã, ông Lê luôn tận tâm với nghề và nhiệt tình trong việc chữa bệnh giúp người, giúp đời nên được mọi người thường gọi ông là “Đức ông trên núi Tản”.

Bài thuốc Nam 3 đời

Tiếp chúng tôi là một người có vẻ ngoài hiền lành, đức độ, mái tóc bạc trắng. Dù đã vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng trông ông vẫn còn nhanh nhẹn, minh mẫn. Cùng với lời nói từ tốn, mến khách, ông mời chúng tôi vào nhà. Lúc này, chúng tôi cũng hiểu được một phần vì sao ở địa phương ông được mọi người gọi là “Đức ông trên núi Tản”.

Sau khi mời khách vào nhà, ông Lê ôn tồn hỏi khách tìm đến có việc gì? Tôi nói: “Chúng tôi không phải là bệnh nhân mà là phóng viên của Báo LĐ&ĐS chuyên tìm tòi và viết về những bài thuốc quý trong dân gian. Được mọi người giới thiệu nên muốn đến tận nơi để được “mắt thấy tai nghe” về ông lang bốc thuốc Nam giữa vùng núi Tản Viên”.

Nghe nói vậy, ông không hề giấu giếm bài thuốc gia truyền của gia đình mình mà khẳng định: “Từ đời nội tôi đến đời bố tôi, rồi bây giờ là tôi đã trải qua 3 đời làm nghề thuốc Nam nhưng luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, giúp người như để tu nhân, tích đức cho con, cho cháu chứ không lấy nghề làm việc kinh doanh. Có thế tôi mới được trời cho 7 người con (4 trai, 3 gái) với trên 20 cháu, chắt nội ngoại như thế này”. Theo chứng kiến của chúng tôi, cuộc sống hiện tại của gia đình ông không lấy gì làm khấm khá. Một ngôi nhà cấp 4 lợp ngói cũ, có lẽ cũng đã được xây dựng từ hàng chục năm trước, nơi đó có tới 3-4 thế hệ vẫn đang sinh sống.

Hơn 50 năm làm thuốc chữa bệnh, ông không thể nhớ hết được đã có bao nhiêu bệnh nhân ở mọi miền đất nước tới nhờ ông chữa bệnh. Có người ở Nghệ An, Hà Tĩnh, cũng có người ở Hải Phòng, Quảng Ninh, và có cả bệnh nhân bay từ TPHCM ra nhờ ông bốc thuốc. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân vẫn là bà con quanh vùng vốn đã nhiều năm nay biết đến danh tiếng của ông lang Lê. Qua trò chuyện được biết, ông Lê được truyền nghề từ bà nội là Bùi Thị Thau, người dân tộc Mường vùng Kim Bôi, Hòa Bình. Từ khi còn là con gái, bà đã biết lấy cây thuốc chữa bệnh cho mọi người. Khi lấy chồng về vùng núi Tản Lĩnh, thấy trên núi Tản có nhiều cây thuốc quý nên bà vẫn theo nghiệp bốc thuốc Nam chữa bệnh cho mọi người. Sau ngày bà mất, nghề thuốc Nam được truyền lại cho bố của ông Lê, rồi khi người bố qua đời thì nghề được truyền lại cho ông. “Thực ra, bà và bố tôi không chữa được tất cả các loại bệnh mà chỉ tập trung vào 4 loại bệnh chính là bệnh gan, thận, thấp khớp, và công hiệu nhất vẫn là bệnh dạ dày”, ông Lê tự hào khi nói về bài thuốc gia truyền của gia đình mình.

Phương thuốc đặc trị bệnh dạ dày

Theo ông Lê, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam không giống như bốc thuốc Bắc hay thuốc tân dược. Người chữa bệnh thuốc Nam thường chữa cả bằng tâm linh và bằng cây thuốc. Theo cách ông giải thích tôi mới hiểu được thời gian trước đây khi tìm hiểu về các bài thuốc quý dân gian của đồng bào vùng cao, các thầy lang thường thờ thần rừng, thần cây, thần núi... để người bốc thuốc lấy được đúng cây thuốc chữa cho khỏi cái bệnh. Theo cách gọi của y học hiện đại thì đây chính là “liệu pháp tâm lý” giúp cho bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc và phương pháp trị bệnh. Người bệnh cảm thấy an tâm là bệnh tật tự nhiên sẽ được đẩy lui một phần.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày của ông Lê có tới trên 10 vị thuốc như nghệ đen, lá côi... nhưng không thể thiếu cây dạ cẩm. Cây này có lá to và dày như lá đa nhưng mềm như nhung và có 2 mặt xanh, tím. Ông Lê cho biết, cây dạ cẩm này với 2 mặt khác nhau, dẻo, mềm giống như cấu tạo của dạ dày con người. Trong thang thuốc, cây dạ cẩm giữ vai trò chính trong việc chữa bệnh. Cho dù là bệnh mới phát hiện, cho tới những người bệnh đã nặng chuyển sang viêm loét cũng chỉ uống thuốc theo chỉ dẫn của ông trong khoảng 2 tháng là sẽ khỏi bệnh. Mỗi thang thuốc uống trong 3 ngày, mỗi ngày 3 lần sắc uống. Sáng, trưa, tối trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Mỗi lần sắc uống đổ 3 bát nước đun cạn còn chừng 1 bát.

Không chỉ dựa vào bài thuốc Nam gia truyền 3 đời, ông Lê còn mua nhiều sách vở về nghiên cứu thêm. Trong tủ của ông có đầy đủ các bộ sách thuốc của danh y Hải Thượng Lãn Ông hay bộ sách của thầy thuốc Đỗ Tất Lê. Điều đáng ngạc nghiên là sau khi nghiên cứu, ông thấy những vị thuốc trong bài thuốc của gia đình ông có rất nhiều điểm tương đồng với các bậc danh y trước đây. Cũng từ đây, ông bổ sung thêm những khiếm khuyết trong bài thuốc của mình. Sau hơn 50 năm làm nghề bốc thuốc Nam, đến nay có thể khẳng định bài thuốc của ông Lê hoàn toàn dùng các loại thảo dược trên vùng núi Tản Viên, Ba Vì. Một số cây quý hiếm như lá côi, dạ cẩm đã được ông đưa về nhà trồng, lưu giữ. Đến nhà ông thấy trong vường rặt những cây thuốc rồi hàng chục loài chim hót líu lo cùng với cuộc sống thư thái, tự tại của vị danh y cũng đủ làm cho bệnh nhân thấy người khỏe ra và như đang được “tiên ông” trên núi Tản Viên ra tay cứu giúp vậy.

Ông bảo cuộc đời ông đã chữa nhiều người khỏi bệnh nên không nhớ hết. Bệnh nặng nhất mà ông nhớ được là anh Triệu Văn Bảng, người cùng xã bị bệnh viêm loét dạ dày, đã phải phẫu thuật cắt 2/3. Trở về, mỗi bữa ăn chỉ ăn được nắm cơm bằng quả cau, nhưng rồi không kiêng cữ được nên bệnh tái phát, đưa ra bệnh viện các bác sỹ cho về vì lý do… chẳng còn để mà cắt nữa. Lúc này gia đình anh Bảng mới “còn nước còn tát” đến nhờ ông cắt thuốc, sau 2 tháng miệt mài uống thuốc, sức khỏe anh Bảng dần ổn định, những cơn đau dạ dày cũng tan biến, đi kiểm tra lại ở bệnh viện thì bệnh đã khỏi hẳn. Đến nay mỗi dịp nhà ông Lê có công có việc gì là cả gia đình anh Bảng lên phụ giúp như con cháu trong nhà.

Do tuổi cao nên ông Lê cũng đang truyền lại nghề lại cho người con trai cả là anh Nguyễn Văn Tường, sinh năm 1960. “Dù tôi vẫn còn đủ sức khỏe, minh mẫn để bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người nhưng cũng chẳng biết sống chết khi nào nên cũng phải truyền lại cho các con. Tôi vẫn luôn dặn dò các con, nghề bốc thuốc là giúp đời, cứu người, phải lấy cái tâm, cái đức để chữa bệnh, không được vụ lợi vật chất, tiền bạc”, ông Lê bảo.

Ông Lý Văn Nguyên – Trạm trưởng Trạm y tế xã Tản Lĩnh cho biết: “Ông Nguyễn Văn Lê là một trong những người tiên phong trong phong trào dùng cây thuốc Nam để chữa bệnh ở địa phương. Ông từng 10 năm làm Hội trưởng Hội Đông y của xã và với bài thuốc gia truyền 3 đời, nhất là bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày đã giúp cho nhiều bệnh nhân khỏi bệnh. Có thể khẳng định bài thuốc Nam của gia đình ông Lê là một trong những bài thuốc quý dân gian cần được giới thiệu để nhiều người có cơ hội được chữa bệnh, nhất là với người dân nghèo”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết với đinh hương

Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận.

Đinh hương còn có tên khác là cống đinh hương, đinh tử. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương.

Hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi nở thì rụng sớm, rất nhiều nhị. Quả mọng dài, quanh có các lá đài, thường chỉ chứa một hạt.

Posted ImageCây nụ đinh.Cây mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để thu hoạch hoa làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là nụ hoa, nụ thơm chứa nhiều tinh dầu có màu hơi vàng nâu, có độ rắn là tốt. Đinh hương được sử dụng làm gia vị trong chế biến thức ăn trong nhiều nền văn hóa ẩm thực. Trong nấu ăn đinh hương được dùng ở dạng nguyên vẹn hay nghiền thành bột và tạo mùi rất mạnh nên chỉ sử dụng ít cho mỗi lần chế biến các món ăn.

Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.

Một số bài thuốc từ đinh hương:

Bài 1: Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết: Đinh hương 20g, long não 12g, rượu trắng loại cao độ 250ml, hàng ngày lắc cho đều thuốc, ngâm trong 7 ngày liền. Lấy thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần.

Posted ImageDược liệu đã sơ chế.

Bài 2: Sát khuẩn chân răng, chữa sưng đau răng do viêm: Đinh hương, xuyên tiêu mỗi vị 20g, tán bột mịn, bôi hàng ngày nơi đau.

Bài 3: Trị chứng viêm loét miệng: Đinh hương 5g, tán bột mịn, cho ít nước sôi để nguội cho ngấm đều thành nước sền sệt (sau 3 giờ). Dùng tăm bông chấm vào nước thuốc này bôi vào nơi viêm. Hàng ngày cần súc miệng nước muối loãng nhiều lần, chữa liền 5 ngày.

Lưu ý: Phân biệt nụ đinh hương với hoa cây nụ đinh là loại bé hơn, không thơm, khi khô đầu nụ teo lại. Những người hư hàn thì không nên dùng.

BS Nguyễn Hữu Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ diệu tài chữa vô sinh của lương y giúp hơn 200 gia đình có con

theo Đất Việt | 16/05/2014

Đó là bác sĩ Nguyễn Phú Lâm (SN 1969), ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Posted Image

Trăn trở với nỗi buồn của những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Năm 2005, thầy thuốc Nguyễn Phú Lâm, đã nghiên cứu và điều trị thành công ca bệnh đầu tiên. Tính từ đó đến nay, thầy Lâm là cứu cánh cho gần 200 cặp vợ chồng, vô sinh, hiếm muộn…giúp họ tìm được hạnh phúc làm cha, làm mẹ.

Cứu tinh cho nỗi lo “tuyệt tự” của gia đình hai anh em trai vô sinh gần một thập kỷ

Cả 2 anh em trai trong một gia đình cưới vợ đã nhiều năm mà không sinh được con. Suốt gần 1 thập kỷ chạy chữa hao tiền tốn của mà biết bao lần vẫn thất vọng. Vậy nhưng, nhờ thầy lang “mát tay” Nguyễn Phú Lâm với những bài thuốc “thần diệu” đã giúp họ thỏa mong ước làm cha.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thái (39 tuổi), ấp Phú Thuận A, xã Nhơn Phú (Mang Thít, Vĩnh Long) vui ra mặt khi kể về chặng đường gian nan chạy chữa căn bệnh “vô sinh, hiếm muộn”.

Theo lời kể, vợ chồng anh Thái cưới nhau được 12 năm vẫn không sinh nổi một mụn con. Nhiều năm chạy chữa khắp nơi, kể cả ở những bệnh viện phụ sản nổi tiếng, thế nhưng vẫn vô vọng. Đã có lúc, chán nản, người chồng làm được đồng nào là tung tẩy chơi bời, bỏ bê người vợ. Năm 2007, trong lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, nghe người mách nước, vợ chồng anh Thái tìm đến bác sĩ Lâm nhờ chữa trị.

Anh Thái kể: “Khi đó, vợ chồng tôi mang hồ sơ bệnh tình qua cho bác Lâm xem, bắt mạch rồi mua thang thuốc về ngâm gần cả năm nhưng không uống vì không tin lắm. Bệnh viện nổi tiếng còn bó tay thì kiểu điều trị uống thuốc bắc như bác Lâm thì làm sao có kết quả. Thế là thời gian dần trôi khi đó người thân cũng rơi vào hoàn cảnh hiếm muộn đến bác Lâm cho uống thuốc đạt kết quả.

Thế là lúc ấy mới tôi bắt đầu uống, khi uống được 2/3 bình rượu thì có tin vui, sinh được đứa con trai kháu khỉnh”.

Posted Image

Anh Nguyễn Văn Thái kể về câu chuyện của mình

Kỳ diệu hơn, một nửa bình thuốc còn lại, anh Thái mang cho người em trai đã cưới vợ 4 năm mà vô sinh, người này uống hết thuốc thì vợ có mang, sinh được một con gái. “Đến nay, trong họ tôi có 5 người bị vô sinh, hiếm muộn được bác sĩ Lâm chữa khỏi. Có người đã có được hai mặt con nhơ vợ chồng anh Nguyễn Hồng Kỳ (vợ là Nguyễn Hồng Thụy, ở ấp Phước Thới C (Bình Phước, Mang Thít, Vĩnh Long)”.

BÀI LIÊN QUAN

Theo tìm hiểu, bởi căn bệnh “hiếm muộn”, vì muốn có con vợ chồng anh Kỳ đã phải cầm cố gần 2 ha đất lên mướn mặt bằng gần một bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở TP.HCM để điều trị. Kết cục tiêu tốn tiền của nhưng không có kết quả. Trở về quê trong nỗi thất vọng, vợ chồng anh Kỳ tìm đến bác sĩ Lâm khi này đang nổi tiếng trong vùng nhờ chữa trị. Nhờ đó, không những sinh được con trai kháu khỉnh, đến nay vợ chồng anh Kỳ hạnh phúc vì lại sinh được một “quý tử” nữa.

Nghiên cứu thuốc từ “đơn đặt hàng” của người hàng xóm

Xuất phát từ niềm đam mê Đông y, từ năm 1991 – 1994, chàng trai trẻ Nguyễn Phú Lâm (SN 1970) khăn gói lên TP.HCM học Trung học Y học dân tộc.

Ra trường, anh làm việc tại Trạm Y tế phường 3, quận Tân Bình. Sau 4 năm công tác, anh quyết định trở về quê hương Mang Thít mở phòng chuẩn trị Đông y tư nhân.

Đến năm 2004, lương y trẻ được mời về công tác tại Phòng Chuẩn trị Hội Đông y huyện Mang Thít. Tại đây, với sự tận tâm với nghề, thương cảm bà con nghèo, anh thường xuyên tổ chức những buổi khám, chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo tại địa phương. Nỗ lực không ngừng học hỏi, trau dồi nghiệp vụ và Y đức, đến năm 2006, Nguyễn Phú Lâm được Huyện ủy, UBND huyện Mang Thít tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Đông y của Huyện.

Điều đó là động lực thôi thúc anh không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn. Ở cương vị công tác mới, vừa công tác lương y Lâm vừa theo học Khóa đào tạo bác sĩ của ĐH Y Dược TP. HCM. 43 tuổi, Nguyễn Phú Lâm mới tốt nghiệp Đại học, nhưng những điều anh làm được thì thật “kỳ diệu” bởi biệt tài chữa vô sinh, hiếm muộn thần diệu.

Posted Image

Lương y – Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm đang bốc thuốc chữa trị vô sinh

Gần 9 năm qua, sự “mát tay của anh” đã giúp gần 200 gia đình “chào đón tiếng khóc trẻ thơ”. Trò chuyện, vị bác sĩ có gương mặt phúc hậu chia sẻ: “Suốt đời tôi mang ơn bà Hai Thành, nhờ có cái “đơn đặt hàng” của bà ấy mà tôi tìm tòi, sáng tạo ra bài thuốc trị vô sinh, hiếm muộn kỳ diệu”.

Bác sĩ trẻ kể, năm 2004, bà Hai Thành, 60 tuổi (ngụ khóm 2, thị trấn Cái Nhum) là hàng xóm thường sang nhà anh chơi. Người này có người con gái trạc tuổi vợ anh Lâm, lấy chồng về TP. Cà Mau (Cà Mau). Cưới nhau 10 năm, nhưng vợ chồng con gái bà vẫn không sinh nổi một mụn con. Nguyên nhân do tinh trùng của người chồng yếu.

Thụ tinh nhân tạo 6 lần vẫn không có kết quả. Những lần sang chơi, bà Hai Thành chứng kiến lương y Lâm cả ngày quấn quýt bên những vị thuốc bắc. Nặng lòng với nỗi đau của vợ chồng người con gái, bà Hai Thành đánh liều gợi ý lương y Lâm tìm cách chữa trị căn bệnh vô sinh.

Vậy là, trăn trở với “đơn đặt hàng” của người hàng xóm. Ngày, đêm lương y Lâm đem các sách Đông y ra tìm tòi, nghiền ngẫm để tìm cách chữa trị bệnh vô sinh. Sau một thời gian dài “nghiên cứu”, một ngày, lương y Lâm vui mừng thông báo cho bà Hai Thành đã tìm ra cách chữa trị vô sinh. Vậy là, một cuộc “thử nghiệm” được bắt đầu.

Dịp Tết nguyên đán năm đó, vợ chồng chị Phượng (con gái bà Hai Thành) mang theo hồ sơ xét nghiệm Tây y liên quan đến khả năng sinh sản, lên gặp lương y Lâm. Sau đó, lương y Lâm bắt mạch và căn cứ vào các kết quả xét nghiệm tây y, bốc cho chồng chị Phượng một thang thuốc có tên: “Nhất dạ ngũ giao gia giảm”.

Thuốc được dặn ngâm trong 7 lít rượu cùng 1 cặp “ngọc dương”. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ 20 – 25ml. Sau 2 tháng làm theo lời thầy Lâm, anh Dũng – chồng chị Phượng uống hết nửa bình rượu thì vợ anh có mang. Tháng 7/2006, vợ chồng anh Dũng sung sướng đón con trai kháu khỉnh chào đời. Ngày bế con lên thăm “ân nhân”, cả bệnh nhân và thầy thuốc đã sung sướng ôm nhau khóc.

Từ đó đến nay, lương y – bác sĩ trẻ trở nên nổi tiếng, được coi như “cứu tinh” của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Để chữa trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ Lâm thường yêu cầu vợ chồng bệnh nhân mang hồ sơ, kết quả các xét nghiệm tây y trước đó để biết chắc chắn nguyên nhân. “Với đàn ông thì phải có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồng (tinh trùng); phụ nữ thì phải có kết quả siêu âm màu cổ tử cung, buồng trứng, chụp vòi trứng (HSG).

Xem hồ sơ, bắt mạch, đo huyết áp xong khả năng trị được bác Lâm mới bốc thuốc, còn ngược lại thì từ chối hẳn. Bác Lâm cho biết: Trong 8 năm qua đã từ chối rất nhiều cặp vợ chồng đến khám bệnh hiếm muộn nhưng không có khả năng trị được. Đó là những trường hợp bệnh quá nặng, vô phương cứu chữa, người bác sĩ từ chối bởi không muốn lợi dụng bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm tâm sự: “Nhiều cặp vợ chồng từng nạo phá thai nhiều lần, trong tử cung hình thành vết sẹo, trứng và tinh trùng không thể làm tổ. Những ca như thế thường không thể điều trị, tôi sẽ từ chối ngay. Bởi họ đã quá khổ, tôi không cho phép mình lợi dụng, làm giàu trên nỗi đau người bệnh”.

Được biết, từ khi chữa trị thành công cho vợ chồng con gái người hàng xóm, bác sĩ Lâm chú trọng nghiên cứu, mở rộng cách chữa trị sang nhiều trường hợp khác và và tất cả đều dựa vào cận lâm sàng của tây y mới bốc thuốc. Những trường hợp tinh trùng yếu thì uống bình thuốc rượu tồn khoảng 5 triệu đồng là thành công, còn nhẹ hơn thì chi phí thấp hơn. Đối với u sơ, u nang, đa nang buồng trứng…thì có một bài thuốc riêng điều trị hiệu quả.

Lương y chữa khỏi 200 ca vô sinh (kỳ 2): Hơn cả thụ tinh nhân tạo

Vợ chồng mắc bệnh vô sinh 3 lần thụ tinh ống nghiệm không thành công, nhờ sự “mát tay” của “thầy lang quê” đã thỏa lòng.

Bi kịch đau lòng nhất là của các cặp vợ chồng có lẽ là “vô sinh”. Hành trình đi “kiếm tìm” một mụn con vô cùng gian nan, vất vả, nhiều người “chết mòn” trong nỗi tuyệt vọng. Những năm gần đây, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum (Mang Thít, Vĩnh Long) đã giúp hàng trăm cặp vợ chồng trên cả nước sinh được con.

Trong đó, “kỳ diệu” như cặp vợ chồng 3 lần thụ tinh ống nghiệm không thành công, nhờ sự “mát tay” của “thầy lang quê” đã thỏa lòng mong ước.

Hạnh phúc của cặp vợ chồng 3 lần thụ tinh ống nghiệm bất thành

Câu chuyện hạnh phúc đó là trường hợp gia đình chị Phạm Thanh Quyên, khu dân cư vượt lũ, phường 8, TP Vĩnh Long (xin không nêu tên người chồng vì lý do nhạy cảm) cũng bị áp lực nối dõi tông đường rất nặng khi chồng chị là con trai duy nhất.

Chị Quyên chia sẻ: “Tôi lập gia đình năm 24 tuổi, suốt 8 năm chung sống vợ chồng không sinh nổi một mụn con. Những năm đầu mới cưới mỗi khi về nhà thăm ba mẹ chồng thì áp lực con cái đối với bên chồng rất nặng nề.

Lúc đầu có thai là hư không giữ được. Sau mấy lần hư thì vợ chồng đã đi lên Bệnh viện phụ sản lớn ở TP.HCM nhờ bác sĩ can thiệp, khi đó xét nghiệm tinh dịch đồ ông xã bị “tinh trùng yếu”. Khi đó bác sĩ mới can thiệp bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm nhưng vẫn không thành công. Sau đó, tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm 2 lần nữa tốn hơn 200 triệu đồng vẫn không thành công.

BÀI LIÊN QUAN

Kỳ diệu tài chữa vô sinh của lương y giúp hơn 200 gia đình có con

Bà lão giữ bí mật "thần dược" chữa bệnh vô sinh

Khi đó, bản thân không còn hy vọng gì đến chuyện sinh con. Rồi bẵng đi một thời gian thì nghe bà con bàn tán xôn xao về tài chữa vô sinh của bác sĩ Lâm. Hy vọng của chúng tôi lại lóe lên”.

Theo đó, vợ chồng chị Quyên tìm đến nhờ bác sĩ Lâm chữa trị. Sau khi xem hồ sơ, kết quả xét nghiệm, bác sĩ Lâm bốc thuốc, hướng dẫn vợ chồng chị Quyên ngâm rượu thuốc để uống. Thang thuốc này có tác dụng “bổ thận tráng dương, sinh tinh khí”.

“Khi đó hai vợ chồng cùng uống, chồng thì uống không sao, còn em thì uống vào là là đà do nồng độ rượu quá mạnh. Tôi nói với ông xã kiểu này thì làm sao có con trong khi đó chồng không ở nhà thường xuyên, vậy mà uống được một tháng, thì phát hiện có tin vui, khiến cả gia đình ngỡ ngàng sung sướng, cứ nghĩ là nằm mơ”, chị nói.

Posted Image

Sau này, khi sinh con, vợ chồng chị Quyên đặt tên con là Ngọt, với ý nghĩa là sự ngọt ngào sau 8 năm vợ chồng chị chạy chữa khắp nơi “tìm con”. Hiện tại, Bé Ngọt được gần 2 năm tuổi, rất kháu khỉnh, dễ thương. Mang ơn “thầy lang mát tay” Nguyễn Phú Lâm, những ngày lễ, tết vợ chồng chị Quyên lại đưa con về thăm ân nhân của mình.

“Tài sản vô giá”

Trong hành trình chạy chữa vô sinh, hiếm muộn, vợ chồng anh Nguyễn Hồng Kỳ (vợ là Nguyễn Hồng Thụy), ngụ ấp Phước Thới C, xã Bình Phước (Mang Thít, Vĩnh Long) phải cho thuê 2ha đất lấy tiền dắt díu nhau đi chữa bệnh. Suốt 1 năm lăn lộn kiếm sống ở “Sài thành” và điều trị ở bệnh viện phụ sản lớn, nhưng thất vọng vẫn hoàn thất vọng.

“Lập gia đình năm 2001 nhưng mãi đến năm 2004, vợ chồng tôi vẫn không thấy có tin vui nên mới dắt nhau đi lên Sài Gòn khám bệnh. Khi đó bệnh viện khám và làm mọi xét nghiệm “tinh dịch đồ”, kết quả bác sĩ cho biết tinh trùng của tôi rất yếu, rất khó có khả năng sinh được con nếu không có sự can thiệp của y học. Bởi không có nhiều tiền chạy chữa, vợ chồng lại về quê làm mướn, hai năm sau có được một khoản kha khá, với cho thuê 2ha đất ruộng thế là đi chữa trị”, anh kể.

Ngày đó, vợ chồng anh Kỳ vừa mần mướn, vừa chạy chữa suốt 1 năm ở TP.HCM nhưng vô vọng. Trở về, được một người bà con chỉ dẫn, anh Kỳ nhờ người này đến gặp bác sĩ Lâm hốt giùm 2 thang thuốc. Kỳ diệu, sau khi ngâm rượu theo lời dặn của bác sĩ, uống được 3 tháng, anh Kỳ đi tái khám, kết quả tinh trùng đạt mức trung bình, tỷ lệ tiến tới, nhanh tăng được 7%. Vậy nhưng, lúc này, không may vợ anh Kỳ lại bị khối u ở tuyến yên.

Vẫn lời anh Kỳ, khi này, vợ chồng anh quyết định theo trị khối u tuyết yên và chuẩn bị 30 triệu đồng để làm thụ tinh nhân tạo dù Bệnh viện cam kết kết quả thụ tinh nhân tạo chỉ đạt 30%.

“Vợ chồng mà không có con thì bị rất nhiều áp lực tiếng đời dị nghị đau đầu lắm. Có tiền đi trị bệnh thì không nói gì, không có tiền đi trị nữa chừng hết tiền thì lại càng bất mãn, đau khổ hơn. Khổ hơn là nhà chỉ có 2 anh em trai, người anh chưa vợ, tôi thì có vợ mà không con người ta càng nói này nói nọ. Khi bệnh viện nói giá 30 triệu đồng thì hai vợ chồng tui hụt hẫng vì vào thời điểm đó số tiền trên trị giá gần 3 cây vàng”.

Bởi chưa có nhiều tiền ngay, hai vợ chồng về quê tìm cách vay mượn anh em, họ hàng. May mắn, trong thời gian 2 tháng ở quê gom tiền, anh Kỳ vẫn uống “rượu thuốc” đã mua của bác sĩ Lâm, một ngày, vợ anh thấy trong người khác lạ, đi kiểm tra mới sung sướng biết tin vui đã có thai.

Posted Image

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng anh Nguyễn Hồng Kỳ.

“Lúc này, vợ chồng tui chưa làm thụ tinh nhân tạo, chỉ mới lấy thuốc điều trị khối u tuyến yên (điều trị nội tiết). Vừa mừng, vừa lo, vợ chồng anh Kỳ đưa nhau lên TP.HCM khám thai. Sau khi khám, bác sĩ nói: “Chị bị u tuyến yên có thai, nếu khối u lớn theo bào thai thì sẽ khó giữ được em bé”.

Câu nói đó, khiến vợ chồng anh Kỳ lo lắng mất ăn, mất ngủ. Tuy nhiên, vì hiếm muộn nhiều năm, dù vợ mang bệnh trọng, nhưng có thai là niềm vui khôn tả lúc bấy giờ, vợ chồng anh Kỳ quyết giữ thai nhi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Thế là, may mắn lại mỉm cười, đến kỳ sinh nở, người vợ sinh cho anh Kỳ một bé trai kháu khỉnh trong niềm vui mừng khôn xiết. Lại nói, sau khi sinh con được 1 năm, vợ chồng anh Kỳ đi khám lại, khối u trong người vợ anh vẫn không phát triển. “Cứ tưởng mình bị hiếm muôn rất khó sinh được lần nữa nên không kế hoạch thế là lại sinh thêm được đứa nữa”, chị Thụy phấn khởi chia sẻ.

Bây giờ hai con trai (Trí Thông, Thiên Phúc) là tài sản vô giá mà hai vợ chồng anh Kỳ nâng niu, chăm sóc. Sau hơn 6 năm gian nan chạy chữa, may nhờ “gặp thầy gặp thuốc”, vợ chồng anh tìm được hạnh phúc “làm cha làm mẹ”.

Trở lại với tâm sự của bác sĩ Lâm, trong gần chục năm chữa trị vô sinh, có biết bao vui buồn, trăn trở và những kỷ niệm không bao giờ quên như vợ chồng anh Nguyễn Văn Quang (số 14, đường Bàu Bàng, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM). Trước khi nhờ bác sĩ Lâm chữa trị, cả hai vợ chồng anh Quang đều mắc bệnh. Người chồng thì tinh trùng yếu, thiếu, dị dạng và di chuyển kém; người vợ bị “chu kỳ” không đều (40 – 45 ngày mới có) nên hiếm muộn.

Vợ chồng anh Quang đã thụ tinh ống nghiệm 4 lần mà không đem lại kết quả. Gặp bác sĩ Lâm, anh Quang buông lời “thách đố”: “Thầy chữa cho vợ chồng tôi có con, tôi sẽ cõng thầy qua cầu Mỹ Thuận (dài 1.500m – PV) để tạ ơn”.

Đến nay, anh Quang mới sung sướng chào đón sự ra đời của cậu “quý tử”. Sắp tới, anh này chuẩn bị thực hiện lời hứa “cõng ân nhân qua cầu Mỹ Thuận” để cảm tạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trị sỏi thận bằng nắm lá tươi: Sáng uống, chiều có thể ra sỏi

Bằng phương thuốc bí truyền, ông Nguyễn Minh Chu, thôn Tiền Đình, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, 60 năm qua đã chữa trị cho rất nhiều người khỏi bệnh sỏi thận.

Posted Image

Dũng sĩ diệt Mỹ diệt sỏi thận

Ông Nguyễn Minh Chu có vẻ ngoài hiền lành, chân chất, chân đi đất, quần xắn ống cao ống thấp. Trong ngôi nhà ba gian thấp lè tè đã có những vị khách tứ phương đến xin thuốc. Chưa kịp để khách nói gì, ông cười nói: “Các chị trẻ thế này chưa mắc bệnh sỏi thận được. Các chị đến đây có việc gì? Đến hỏi thuốc cho người thân hả?”.

Ông Nguyễn Minh Chu sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em (3 trai, 2 gái). Tuy nhiên, ông lại là người duy nhất được bố truyền lại cho bài thuốc nam chữa sỏi thận gia truyền. Ông nói về bài thuốc gia truyền của gia đình với giọng đầy tự hào: “Từ đời ông nội, đời bố, rồi bây giờ tới lượt tôi là đã trải qua 3 đời làm nghề thuốc Nam, nhưng tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân, tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”.

BÀI LIÊN QUAN

Nơi ông Chu ở là một căn nhà ngói ba gian cũ kỹ, đồ đạc sơ sài. Tài sản trong nhà chỉ có chiếc tivi cũ là có chút giá trị. Nhưng với ông, quý giá nhất là những tấm bằng khen của Đảng, Nhà nước trao tặng, được ông treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà: Huân chương Kháng Chiến hạng Nhì, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Đoàn 559...

Trong nhiều trận đấu, ông đạt được nhiều thành tích, nhất là trong trận đánh cao điểm 62 ở Quảng Ngãi. Sau hai ngày chiến đấu giằng co ở cao điểm 62, ông đã liều mình chuyển khẩu đại liên từ cao điểm về làng Hòa Vinh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) và tiêu diệt được 47 lĩnh Mỹ. Ông vinh dự được nhận bằng khen Dũng sĩ diệt Mỹ.

Hơn 60 năm làm thuốc, chữa bệnh, ông không thể nhớ hết được có bao nhiêu bệnh nhân ở mọi miền đất nước nhờ ông chữa. Cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Có người điện thoại tới nói đang trên đường đến lấy thuốc như đã hẹn, có người ở tận Nha Trang - Khánh Hòa, thậm chí có cả bệnh nhân ở TPHCM cũng điện thoại cho ông để nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Chu còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện ra lấy thuốc. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Chu ngày càng nhiều.

Ông kể: “Tôi nhớ ngày bố tôi còn sống, khi ấy tôi mới lên mười, ông cụ đã cho đi rừng cùng. Tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa sỏi thận từ ngày đó. Lớn lên, tôi chỉ được giao làm các công việc hái lá, rửa lá và giã. Mãi tới sau này, khi sắp mất, cụ mới truyền lại nghề cho tôi. Cụ không chữa được nhiều bệnh, nhưng riêng với sỏi thận thì chưa đầu hàng trường hợp nào”, ông Chu tự hào khi nói về bài thuốc gia truyền của gia đình mình.

Posted Image

Ông Nguyễn Minh Chu giới thiệu lá thuốc trong bài thuốc trị sỏi thận

Phương thuốc đặc trị bệnh sỏi thận

Theo ông Chu, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam, không giống như thuốc Bắc hay thuốc tân dược, mà phải chữa bằng cả tâm linh và cây thuốc. Qua cách lý giải của ông, chúng tôi mới hiểu tại sao các thầy lang thường thờ thần rừng, thần núi, thần cây để lấy được đúng cây thuốc chữa cho người bệnh.

Ông cho biết: “Tôi lấy lá thuốc ở núi Ao Giời, núi Hóp. Trước khi đi hái thuốc, ra khỏi cổng, nếu gặp người là tôi lại phải quay về rồi đi lại. Có cây tôi cắt ngọn, có cây cắt cả gốc. Có loại lá tôi chỉ được lấy vào lúc 5h sáng, có loại lấy vào lúc chiều tối khoảng 17h. Ông Chu cũng cho biết thêm, lấy lá thuốc cũng cần “hợp tay”, trước kia anh trai ông cũng thử theo ông lên rừng hái lá thuốc nhưng không lấy được, trong khi ông hái rất nhiều lá.

Bài thuốc chữa bệnh của ông Chu có gần 20 vị như: Cây bông lá đề, lá cau, chắt chuyền, cỏ xước, nha đam… Bí quyết trong phương pháp bốc thuốc của ông là sử dụng trực tiếp lá tươi kết hợp với vài loại lá phơi khô chứ không sao vàng hạ thổ như những thầy thuốc khác. Các loại lá thuốc đem về, ông rửa thật sạch, để ráo nước rồi đem vào giã cối.

Ông cho biết phải giã bằng tay thì lá mới tạo được bột và nhuyễn, chứ xay bằng máy thì không hiệu quả. Mỗi mẻ, ông giã tán trong khoảng 15 phút, lọc rồi pha chế với 1,5 lít nước sôi để nguội. Thuốc này uống trong ngày, thay cho nước lọc. Để dễ uống và bảo quản được lâu, người bệnh có thể cho vào tủ lạnh. Thấy chúng tôi tò mò về gần 20 vị thuốc, ông cười dí dỏm: “Tôi có nói hết 20 vị thì mọi người cũng không biết được đâu. Vả lại đây cũng là bí mật gia truyền, tôi xin phép không chia sẻ”.

Bài thuốc chữa sỏi thận của ông rất hiệu quả. Có những bệnh nhân sáng uống thuốc, chiều ra sỏi - đó là những trường hợp bị nhẹ. Có trường hợp sốt ruột muốn sỏi ra ngay, ông cho biết có thể làm được nhưng như vậy sẽ rất nguy hiểm, cần phải uống thuốc để sỏi mòn, ra từ từ. Với sỏi kích thước khoảng 1 - 2 ly, ông khẳng định chỉ uống thuốc nửa tháng là khỏi. Loại sỏi nặng 4 - 5 ly, chỉ cần uống hết 10 chai thuốc nước của ông là khỏi (mỗi chai 1,5 lít).

Tại nhà ông Chu, chị Nguyễn Thị Đào (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ: “Tôi đã uống hết 10 lít nước thuốc của thầy và khỏi bệnh. Thuốc dễ uống vì mùi thơm, mát của cây cỏ. Nay tôi lại lên đây, đặt thầy làm thuốc cho đứa em gái. Em gái tôi cũng bị sỏi thận, đi chữa ở bệnh viện mà chưa có dấu hiệu thuyên chuyển gì”.

Ông Nguyễn Văn Thành, Hội Người cao tuổi thôn Tiền Đình cho biết: “Tôi bị sỏi thận hành hạ nhưng khi uống thuốc của ông Chu, được mấy hôm bệnh tình đã chuyển biến, đi tiểu đỡ buốt, tôi đặt uống thêm mấy chai cho dứt điểm”. Ông Thành cười sảng khoái.

Không chỉ có tài chữa sỏi thận, ông Chu còn chữa được rắn cắn. Người đi rừng, nếu bị rắn cắn, lấy lá bòn bọt chữa là hết độc. Trước hết băng chặt phần trên vết thương lại cho máu độc không lan rộng, sau đó đem thái hoặc giã lá bòn bọt, lọc lấy nước, cậy mồm bệnh nhân, đổ từ từ nước xuống cổ. “Đặc biệt, có cách chữa mẹo mà bố ông truyền lại, lấy vài sợi tóc, vò rối lại và đánh trực tiếp vào vết thương bị rắn cắn. Cách này có tác dụng loại bỏ nọc độc của rắn”, ông Chu cho hay.

http://soha.vn/song-...11111302142.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bệnh nhân từ cõi chết trở về nhờ bài thuốc gia truyền của người Thái đen
Lao Động - 07/09/2014 19:17
 

Từ bao đời nay, cộng đồng người Thái đen ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) thường rỉ tai nhau về bài thuốc bí truyền của một bà lang có khả năng "hoàn sinh" cho những người nghèo mắc chứng nan y: Từ ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư dạ dày, tá tràng, cho đến ung thư vòm miệng. Chủ nhân của bài thuốc bí truyền đó là bà lang Lang Thị Quynh (60 tuổi).

 

bai-thuoc-cua-nguoi-thai-575_KSOQ.jpg
Bà lang Lang Thị Quynh (60 tuổi) đang bốc thuốc cho người bệnh.
 
Bà mế vùng cao

Tháng 8 ở huyện vùng cao Thường Xuân (Thanh Hóa) mưa trút xuống từng cơn xối xả. Gọi là thị trấn nhưng đường sá ở đây vẫn sình lầy, khó đi. Những con đường bêtông dẫn vào thị trấn bỗng chốc bùn lầy do trận mưa đêm cuốn theo đất, đá từ hai bên đường dội xuống. Nhưng tất cả những điều ấy cũng không ngăn nổi những bàn chân lội bùn trong rừng sâu để tìm về thị trấn. Gần hai tiếng đồng hồ băng rừng vượt dốc, chúng tôi mới đặt chân đến nhà bà lang Quynh. Một người đi rừng bảo: "Già Quynh nổi tiếng bốc thuốc chữa bệnh ở vùng này. Hàng ngày, người đến xin thuốc khá đông, trong nhà lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào".

Căn nhà sàn của bà Quynh nằm giấu mình trong con ngõ nhỏ ở khu 2, thuộc thị trấn Thường Xuân. Ngày mưa gió nhưng lượng người tới khám bệnh đông đúc chẳng kém ngày thường. Trong nhà bà, người bệnh ngồi tụm năm, tụm bảy ở gian giữa chờ bốc thuốc. Tranh thủ bốc thuốc cho bệnh nhân xong, bà Quynh trở lại gian chính tiếp chuyện cùng chúng tôi. Bà Quynh điềm đạm: "Mấy hôm nay trời đổ mưa, không phơi được thuốc. Nhiều người từ xa tới đây rồi về tay không, thấy mà tội nghiệp".

Những trận mưa rừng càng dữ dội, trong căn nhà sàn nhỏ, bà Quynh lần dở câu chuyện về nghề lang. Vùng này có nhiều ông lang, bà mế nhưng ít người bám trụ lâu dài với nghề thuốc và gia đình bà Quynh thuộc số ít đó. Bà Quynh sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, cả cha và mẹ đều là người dân tộc Thái đen. Quê gốc của bà ở xã Yên Nhân, một xã vùng cao, hẻo lánh nhất của huyện Thường Xuân. Đây là nơi cư trú của cộng đồng người Thái đen. Gia đình bà Quynh từng trải qua 3 đời làm thuốc gia truyền chữa bệnh cho dân bản. Vì vậy, ngay từ nhỏ, bà Quynh đã sớm theo cha mẹ lên núi hái thuốc.

Theo lời bà Quynh, ở xứ này, nghề thầy lang được nhiều người kính trọng, mỗi khi ra đường mọi người đều kính cẩn chào hỏi. Nghề thầy lang thường đề cao danh dự nên từ nhiều đời nay, gia đình bà Quynh có một nguyên tắc chọn người kế nghiệp rất khắt khe. Dù là gia đình đông con, có cả trai, lẫn gái, nhưng người cha quá cố của bà Quynh rất công bằng khi chọn người kế nghiệp. Trước khi từ giã nghề thuốc, ông đã chọn ra một người duy nhất kế nghiệp mình. Người được chọn phải tự lên rừng lùng tìm cây thuốc đã được dạy, đồng thời phải chỉ rõ được công dụng, cách chữa bệnh của mỗi vị thuốc. Ngoài trí nhớ tốt, người kế nghiệp làm thầy lang còn phải có tâm, có đức.

Vốn theo cha lên rừng hái thuốc từ khi 10 tuổi, nên bà Quynh thông thạo các cây thuốc hơn so với các anh chị của mình. Vì thế, bà đã trở thành người kế nghiệp duy nhất của dòng họ. Sau 10 năm học bốc thuốc, bà có thể nhớ tên và công dụng của hàng trăm bài thuốc. Thậm chí, bà còn điều chế ra các bài thuốc quý với những công dụng khác nhau.

Những cây thuốc, thảo dược chủ yếu được hái trong rừng sâu, đem về rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Mỗi một loại bệnh sử dụng một bài thuốc khác nhau. Bài thuốc chữa ung thư gồm nhiều vị, ví như chữa ung thư gan có tất cả 7 vị (được gọi tên theo tiếng Thái) gồm: Chưa pót pao, chưa xán khéo, có mư phí, có pha khờ, có lếp meo, có khăm bắc, có lứa khóa.

Bài thuốc gia truyền của bà Quynh chủ yếu chữa các bệnh về xương khớp, dạ dày, xơ gan cổ chướng, viêm cầu thận... và cả ung thư. Thấy chúng tôi tỏ vẻ hoài nghi, bà Quynh lấy từ trong rương một cuốn sổ nhỏ ghi chép cẩn thận tên những bệnh nhân đến chữa bệnh, lấy thuốc. Trong số những bệnh nhân tới đây chữa, bà Quynh nhớ nhất là trường hợp của ông Hà Trung Ấn, người ở vùng Quan Hóa. Đây là bệnh nhân bị ung thư đầu tiên được bà Quynh cứu sống nhờ bài thuốc gia truyền.

 

bai-thuoc-cua-nguoi-thai--5772_UZHP.jpg

  Ông Hà Trung Ấn khỏe mạnh sau những ngày điều trị bằng thuốc lá nam của bà Quynh.

 

"Thoát chết" án tử

Lần theo cuốn sổ khám bệnh của bà Quynh chúng tôi ngược dốc về chân cầu Phú Lệ, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tìm gặp nhân vật Hà Trung Ấn - người đã hồi sinh nhờ bài thuốc gia truyền chữa ung thư của bà Quynh. Khi gặp chúng tôi, ông Ấn rất khỏe mạnh, ít ai có thể tin được trước đó ông vừa "thoát " khỏi án tử của căn bệnh ung thư. Ông Ấn lạc quan khi bắt đầu câu chuyện: "Tôi bị ung thư phổi lâu rồi nhưng cao số chưa chết được. Nếu chết thì đã lìa đời cách đây vài chục năm rồi"... Theo lời ông Ấn kể lại, trước kia ông là một thanh niên lực điền. Năm 20 tuổi, trong một lần đi rừng, ông bị một cây gỗ lớn đè sấn lên người, rơi xuống dòng sông Mã chảy xiết. Mấy ngày sau, ông Ấn tỉnh dậy và vẫn đi làm như thường. Sau lần tai nạn đó, ông Ấn trở nên chủ quan với sức khỏe của mình.

Do làm việc lao lực vì mưu sinh cơm áo, gạo, tiền, năm 2012, sức khỏe của ông Ấn có dấu hiệu suy kiệt: Da dẻ vàng vọt, toàn thân rệu rã, hay lên cơn ho hen, khó thở khi về đêm. Để đối phó với cơn bạo bệnh, ông Ấn thường sử dụng thuốc giảm đau liên tục, cứ 5 tiếng một liều. Thấy bất an, hai cha con ông Ấn khăn gói xuống Bệnh viện Lao phổi Thanh Hóa xét nghiệm. Bác sĩ ở đây kết luận, ông Ấn bị ung thư phổi, lá phổi bên trái mất đi hoàn toàn, còn lá phổi bên phải đang có dấu hiệu tổn thương. Tin dữ như sét đánh ngang tai, hai cha con ông Ấn tự chấn an rằng kết quả chẩn đoán nhầm. Ông lấy lại tinh thần tiếp tục ra Hà Nội khám lại và kết quả trùng khớp với lần đầu. Hai cha con "chết điếng" người khi cầm phiếu xét nghiệm. Để duy trì sự sống, ông Ấn phải điều trị bằng hóa chất suốt 3 tháng. Số tiền điều trị lên đến con số hàng trăm triệu đồng. Thời gian chữa trị ở Hà Nội đã bòn rút sức lực của người đàn ông "lực điền" ấy, chân tay mềm nhũn, râu, tóc lông tay, lông chân đều rụng sạch, ông gầy sọp chỉ còn da bọc xương.

 

 

 

bai-thuoc-cua-nguoi-thai--5770_DGQR.jpg
Kết quả xét nghiệm trước đó của ông Hà Trung Ấn.
 

bai-thuoc-cua-nguoi-thai--5769_NFPA.jpg

Kết quả xét nghiệm trước đó của ông Hà Trung Ấn.

 

Trong lúc tuyệt vọng nhất, gia đình chị Hương được một người trong làng mách đến tìm bà Quynh để bốc thuốc. Dù biết lúc này, bệnh tình của ông Ấn nguy kịch, sự sống chỉ trong gang tấc. Gia đình cũng đã chuẩn bị hậu sự cho ông, thầy mo cũng được triệu tập đến nhà để tính “ngày, giờ đi” của ông Ấn. Thế nhưng, sau gần 2 tháng uống thuốc của bà Quynh, sức khỏe của ông Ấn đã hồi phục, những cơn ho, hen, tức ngực cũng giảm dần.

Sau 3 tháng dùng thuốc, ông có thể đi lại bình thường, ăn uống điều độ hơn. Uống hết 6 thang thuốc của bà Quynh, ông khỏe mạnh hoàn toàn. Ông Ấn và con gái xuống bệnh viện tỉnh khám lại, các bác sĩ kết luận ông có nhiều chuyển biến tích cực, khó ngờ. Mặc dù còn một lá phổi nhưng sức khỏe hiện tại của ông vẫn bình thường. Ông Ấn cười khà khà nói: "Nhờ bài thuốc lá rừng của bà Quynh mà tôi kéo dài được tuổi thọ. Cả nhà ai cũng phấn khởi. Sau khi bệnh tình hồi phục, tôi và con gái đã lên Thường Xuân để cảm ơn bà Quynh".

Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bà lang Lang Thị Quynh, SĐT: 0946.217.111

Bài tiếp: Chữa khỏi ung thư cổ tử cung nhờ 10 thang thuốc của bà lang Quynh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện khó tin ung thư giai đoạn cuối bỗng nhiên thoát "án tử"

Đời sống và Pháp luật

9/24/2014 2:47:57 AM - Lượt xem: 76683
(Trái tim công lý - Ấn phẩm của báo Đời sống và Pháp luật - Số 39 ngày 23-29/09/2014)
 

Đã từng phải vật vã với những cơn đau liên miên của phẫu thuật, truyền hóa chất, từ căn bệnh ung thư quái ác. Ai cũng tin rằng, căn bệnh của ông Đào Văn Thiện (75 tuổi, trú tại số nhà 18, ngõ 462/10, đường Bưởi, TP. Hà Nội) chỉ còn là chuỗi thời gian đếm ngược. Vậy mà ông đã thoát án tử kỳ diệu, khi số phận run rủi đưa ông đến với một phương pháp chữa bệnh thuần Việt bằng những vị thuốc Nam...

 

bao-phap-luat%281%29.jpg

Cuộc chiến giành giật sự sống
Trò chuyện với ông Thiện, chúng tôi không thể tin rằng, ông chính là người vừa thoát khỏi căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhìn ông tươi vui, hồng hào với nụ cười luôn thường trực trên môi, không ai nghĩ rằng mới chỉ cách đây hơn một năm, ông còn là một bệnh nhân suy sụp và tuyệt vọng.
Ông Thiện vốn là một cán bộ công tác ở Cục Thủy Sản, về hưu năm 2000. Sau khi về hưu, ông cũng chỉ quanh quẩn điền viên, vui vầy với con cháu. Những tưởng ông Thiện sẽ được hưởng cuộc sống an nhàn cuối đời, nhưng thật không ngờ, đến 12/2012, ông bị phát hiện mắc bệnh ung thư. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, kết quả nội soi và chụp cắt lớp cho thấy ở trực tràng, vị trí cách lỗ hậu môn khoảng 14cm có khối u kích thước khoảng 3,1cm, đã có dấu hiệu viêm nhiễm qua lớp thanh mạc ra tổ chức mỡ.
Các bác sĩ đã tiến hành sinh thiết, chẩn đoán đây là khối u ác tính, nên đã đề nghị bệnh nhân mổ cắt khối u và điều trị truyền hóa chất. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, ông Thiện được điều trị hóa chất với liệu trình gồm 4 đợt, trong thời gian ngắn thì khối u có hiện tượng di căn sang phổi(tổn thương di căn hạch trung thất và thùy trên phổi phải, hạch lớn xấp xỉ 10x17mm, nốt mờ thùy trên phổi phải xấp xỉ 10mm).
Ông Thiện kể “Là người bị bệnh thì phương pháp điều trị thế nào cũng phải chấp nhận, nhưng tôi sợ nhất là truyền hóa chất. Cứ truyền 2 tuần lại nghỉ 2 tuần, mỗi lần truyền liên tục trong 54 giờ. Cứ liên miên trong bệnh viện truyền hóa chất tới 12 tháng, tôi đã vô cùng suy sụp và rất mệt mỏi.”
Sau đợt điều trị 12 tháng, xét nghiệm lại thì thấy diễn biến bệnh ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, do tuổi cao, truyền hóa chất nhiều, các ven tay, chân của ông Thiện đã bị vỡ hết, không thể truyền hóa chất vào thời điểm đó. Con trai ông đã đưa ông xuống Viện Quân y 103 xin chỉ định phương pháp điều trị khác. Ông Thiện được chấp nhận điều trị Xeloda dạng uống. Tiền uống hóa chất mỗi tháng mất khoảng 10 triệu đồng.
Thấy tốn kém, gia đình ông Thiện đã chủ động xin tạm dừng điều trị thuốc uống, nhưng vẫn điều trị hóa trị cách quãng. Điều trị hóa trị thêm khoảng 1 năm, ông Thiện đi kiểm tra lại ở Bệnh viện Bạch Mai, kết quả chụp hình PET/CT hạch trung thất vẫn có kích thước 1,2cm.
Thời điểm đó, trong phác đồ điều trị của ông Thiện được kê thêm thuốc uống điều trị tế bào di căn ở phổi. Vốn có tiền sử bệnh tim mạch (hở van 3 lá và van 2 lá), huyết áp cao nên sau khi uống thuốc điều trị tế bào chừng 2 tuần, ông thấy trong người yếu đi nhiều, da tái sạm, mệt mỏi, mất ngủ, sụt tới 3kg, tim đập nhanh, chân tay run. Ông Thiện và gia đình quyết định dừng điều trị Tây y.
Bỏ Tây y, gia đình ông Thiện nghe ngóng đủ mọi cách chữa trị bệnh ung thư. Con trai ông còn cất công gửi mua nọc bọ cạp xanh, dạng đóng chai, uống 10-15 giọt mỗi ngày, ở tận Cuba. Đồng thời, ông được bạn bè giới thiệu sang một thầy lang ở Gia Lâm (Hà Nội), nhưng theo chữa trị được khoảng 2 tuần, ông cũng bỏ vì không phù hợp.


Thoát chết kỳ diệu bằng những bài thuốc Nam
Dù đã cố gắng chạy chữa, tìm thầy, tìm thuốc, nhưng kết quả đem lại không như mong muốn, nên tinh thần ông Thiện càng suy sụp, tuyệt vọng. Ông và gia đình đã nghĩ bệnh tình của ông “thập phần không cứu được”.
Nhưng tình cờ một hôm, có người bạn của ông Thiện là ông Hà Phạm Á đến chơi. Ông Á giới thiệu cho ông Thiện về phòng khám điều trị các loại bệnh bằng thuốc Nam, mà chính ông Á đã từng điều trị có hiệu quả. Dù không hy vọng nhiều, nhưng gia đình ông Thiện vẫn đưa ông đến nhà thuốc Đông y tại Thanh Xuân do lương y Phùng Tuấn Giang đảm nhiệm việc khám chữa bệnh.
Lương y Phùng Tuấn Giang đã trực tiếp bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc trên cơ sở kết quả thăm khám của bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Xô. Lương y Giang đã đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho ông Thiện là nâng cao thể trạng, ổn định tim mạch, huyết áp, đồng thời phối hợp với thuốc tiêu u hạch, điều trị K phổi di căn. Ông Thiện được hướng dẫn dùng kết hợp thuốc sắc với thuốc viên và chế độ dinh dưỡng kiêng khem hợp lý.
Một tháng sau điều trị, ông Thiện cảm thấy người khỏe hơn, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Ông miệt mài uống thuốc và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị bệnh của lương y Phùng Tuấn Giang.
Sau 3 tháng điều trị, tình trạng bệnh tình của ông Thiện được cải thiện nhiều, ông tăng được 2 kg, nhịp tim ổn định, không còn run chân tay, đi ngoài đều đặn 1 lần/ngày. Lần gần đây nhất, khoảng tháng 2/2014, đến tái khám tại Bệnh viện Việt Xô, kết quả chụp cắt lớp vi tính khiến cả gia đình ông Thiện và các bác sĩ đều bất ngờ. Kết quả xét nghiệm ghi rõ: Không thấy di căn ở phổi và trung thất, thành ngực. Không thấy u phổi. Thùy trên phổi phải có nốt xơ hóa nhỏ do di chứng tổn thương cũ.
Ông Thiện vui vẻ nói: “Bây giờ, tôi có thể đi tập thể dục với mọi người. Gia đình và bạn bè, ai cũng mừng cho tôi. Ai cũng bảo trông thần sắc của tôi còn khá hơn cả lúc trước khi bị bệnh. Nói cho công bằng thì tôi là người may mắn, vì đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Ngoài sự tận tâm, hết mình của các bác sĩ, lương y, tôi cũng phải cảm ơn đến chính những người trong gia đình đã không ngừng hy vọng, tận tâm chạy chữa cho tôi.
Cho dù không biết bệnh tình của tôi chuyển biến do Đông y hay Tây y. Nhưng có một điều, trước khi đến với lương y Phùng Tuấn Giang, sức khỏe của tôi đã xuống đến đáy cho dù có điều trị hết bệnh này thì cũng phát sinh bệnh khác. Nhờ những vị thuốc quý nước Nam, tôi có thể thoát được lưỡi hái của tử thần, âu cũng là một điều kỳ diệu, mà thực sự trước kia tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới.

 

Được biết, ngoài bệnh nhân Thiện, đã có hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh nan y được lương y Giang chữa khỏi bằng thuốc Nam. “Bệnh nhân Đào Văn Thiện là một trong hàng ngàn bệnh nhân ung thư được chữa thành công bằng phương pháp điều trị của nền y học dân tộc thuần Việt (được gọi là Nam y). Một bệnh nhân đã được tôi chữa khỏi bệnh hen phế quản đã giới thiệu ông Thiện tới khám. Khi thăm khám, tôi thấy sức khỏe của bệnh nhân Thiện đã hoàn toàn suy kiệt do điều trị hóa trị trong một thời gian dài, K trực tràng đã phẫu thuật, di căn hạch trung thất và thùy trên phổi phải. Hóa trị đã làm hỏng toàn bộ môi trường bên trong cơ thể, khó có thể kéo dài sự sống. Với suy nghĩ “còn nước còn tát”, tôi đặt ra mục tiêu trước mắt cho bệnh nhân Thiện là phải tăng sức khỏe, giảm đau và kiểm soát khối ung thư và hạch di căn”, ông Giang nói.

Ông Giang cho biết thêm: Phương pháp điều trị cho ông Thiện là chúng tôi dùng Kỳ Môn Y Pháp (bài thuốc đặc biệt của Nam y được xếp theo trận thế cờ tướng) kết hợp với các loại thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tiêu ung nham, xả độc khí huyết phủ tạng cơ nhục tế bào. Sau 3 tháng uống thuốc, ông Thiện đã khỏe lại và mất hoàn toàn di căn hạch trung thất và khối bất thường thùy trên phổi phải.

 

dang-bao-chua-ung-thu-dao-van-thien.jpg

Doãn Kiên

Xem thêm về các bệnh nhân khác đã chữa khỏi Ung thư tại Thọ Xuân Đường:

 http://www.chuaungthu.net/tintuc/cam-tuong-benh-nhan/vi-VN-10494-278.aspx

 

Đào Thanh Vân9/24/2014 10:13:04 PM

vandao311288@gmail.com

Báo có thể cung cấp giúp mình số điện thoại hoặc địa chỉ của lương y Giang được không ? Cám ơn báo nhiều.

Đông y Thọ Xuân Đường10/29/2014 3:55:34 AM

dongythoxuanduong@gmail.com

Địa chỉ lương y Giang: Phòng khám Đông y Thọ Xuân Đường Số 7 Khu Thủy Sản - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội (Số 46 Lê Văn Thiêm rẽ vào) Điện Thoại: 04.8587.4711 - Hotline 0943.986.986 - 0943.968.968

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites