Thiên Đồng

"bứng" Hết Sư Tử Đá Kiểu Trung Quốc

6 bài viết trong chủ đề này

"Bứng" hết sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi đình chùa

VOV.VN - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này
Trích

Như chúng tôi đã phản ánh, mấy năm gần đây, tại một số đình chùa, công sở Việt Nam xuất hiện cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc được đặt ở hai bên lối vào. Có người cho rằng những con sư tử đá này biểu trưng cho quyền lực, có người nói sư tử đá thể hiện sức mạnh của Phật giáo… Để tìm hiểu vấn đề này, phóng viên VOV đã ghi lại ý kiến của các chuyên gia.


Duy nhất đôi sư tử đá trước điện Thái Hòa là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa Minh – Thanh. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa.

Trong khi sư tử đá ở Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, nó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo. Sư tử đá của Việt Nam có tạo hình rất nuột nà, mềm mại, trang trí cực kỳ tinh mỹ, mang nhiều nét dân gian, có phần gần giống hổ hoặc lân, là những con sư tử dạng cách điệu.



Posted Image
Ảnh minh họa: Công an nhân dân


Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định trong văn hóa truyền thống của mình, người Việt không có lệ đặt sư tử đá trong chùa.

“Sư tử vào chùa thứ nhất là do sính ngoại nhưng mà không phải sính ngoại vô ý thức mà do các thí chủ mong điều tốt lành. Họ muốn đặt vào nơi linh thiêng để đạt được mong cầu của họ. Nhưng tại nơi linh thiêng như ở ngôi chùa thì các nhà sư cũng không ý thức được.

Họ nghĩ sư tử tạc bằng đá, thậm chí, bằng đá quý thì rất đẹp, nên chiều lòng thí chủ rồi cho đặt trong ngôi chùa mà không ý thức được tác hại phản cảm của nó.”- Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết.

Về một số ý kiến cho rằng cho sư tử đá kiểu Trung Quốc vào chùa là bởi vì sư tử có liên quan đến Phật giáo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định đây là một sự nhầm lẫn. Hòa thượng giải thích rằng, nơi các nhà sư thuyết pháp được gọi là tòa sư tử - một tên gọi chứ không hề có một con sư tử bằng đá cụ thể nào ở đó cả. Trong kinh Phật dạy rằng các vị sư thuyết pháp như tiếng rống sư tử. Tức là nói các điều mạnh để làm điều xấu bị át đi, mang những điều lành đến cho mọi người.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này. Ở đâu chùa nào có đặt tượng sư tử đá thì sẽ có ý kiến với các vị sư ở chùa đó. “Chùa triền là nơi thờ tự tôn nghiêm, ngoài bốn con vật linh là Long, Ly, Quy, Phượng thì không nên xuất hiện những linh vật khác không phù hợp với văn hóa truyền thống. Phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.” – Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói.

Trước vấn đề này, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Ủy ban sẽ có văn bản kiến nghị với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và khuyến nghị những cơ sở, đơn vị thờ tự hay chùa chiền… mà có những con sư tử đá ấy thì nên bỏ, thay vào đó là những linh vật Việt Nam.

“Những nghiên cứu của các nhà khoa học, phản ánh tử các cơ quan ngôn luận… sẽ là những kênh thông tin để Ủy ban xem xét. Nếu qua kiểm tra thấy đúng có hiện tượng này chúng tôi sẽ có văn bản kiến nghị. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để những cơ quan chịu sự kiểm soát của Ủy ban thực hiện.” - ông Lê Như Tiến khăng định.

Bên cạnh đó, ông Tiến cũng cho rằng cần có hướng dẫn, định hướng cụ thể cho các nghệ nhân, thợ thủ công, những người đang trực tiếp sản xuất những sản phẩm sư tử đá ngoại lai hiểu và phân biệt được đâu là sư tử đá Trung Quốc linh vật canh mộ và đâu là sư tử đá Việt Nam biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo.

Còn tại các công sở, khách sạn hay nhà dân việc sử dụng tượng sư tử đá trước một cách tùy tiện tưởng như không mấy ảnh hưởng nhưng đó lại tiềm tàng một nguy cơ xấu do sự thiếu kiến thức văn hóa.

Người Việt cần chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, văn hóa nước Việt. Trước khi sử dụng một biểu tượng gì, nên chăng hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh vừa mất tiền vừa nhận về những tác dụng không như ý lại ảnh hưởng không tốt đến văn hóa truyền thống dân tộc./.

Mỹ Trà - Ngọc Ngà/VOV-Trung tâm Tin

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bứng" hết sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi đình chùa

VOV.VN - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này

Mỹ Trà - Ngọc Ngà/VOV-Trung tâm Tin

Ngay trong phong thủy Lạc Việt cũng rất kiêng cữ sử dụng sư tử đá. Do thiếu hiểu biết về các vật trấn yểm trong phong thủy, nên người nọ cứ bắt chước người kia - Đại gia thì để sư tử đá cho nó "oai", vì cho rằng nó phù trợ tài lộc, hưng vượng. Nhưng thực ra với khí xung sát của sư tử đá, chỉ có thể đặt được ở những cơ quan có tính võ nghiệp mà phải là cấp cao. Còn bình thường, ngay cả cơ quan cấp cao , nhưng mang tính kinh tế, hành chính....vv...cũng không nên đặt sư tử đá. Huống chi đình chùa ,miếu mạo lại đặt sư tử đá thì thật không hiểu. Đã có nhiều doanh nghiệp đặt sư tử đá trước cửa hầu hết đều thất bại.

Nhà tôi trước cửa và cổng chỉ có 4 ông "Cóc".

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, cuối năm có sẽ du Nam một chuyến, Sư phụ cho con đến thăm Sư phụ và tham quan nhà của SP nhé. Con đang rất hào hứng chờ đợi đến ngày du Nam đây ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, cuối năm có sẽ du Nam một chuyến, Sư phụ cho con đến thăm Sư phụ và tham quan nhà của SP nhé. Con đang rất hào hứng chờ đợi đến ngày du Nam đây ạ.

Ở luôn trong nhà sư phụ cũng được mà. Dong chơi ngày tháng.Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư tử đá kiểu Trung Quốc "án ngữ" nhiều đền, chùa Việt Nam

VOV.VN - Không chỉ ở Chùa Một Cột, nhiều đền, chùa ở khắp cả nước đều có sự có mặt của những con sư tử đá này.

Trích

Posted Image

Sư tử ở Nghi môn Đền Và (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) – nơi thờ Đệ nhất Phúc thần Tản Viên Sơn Thánh. Những con sư tử như thế này bây giờ rất phổ biến ở các di tích quan trọng của Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Xuân Diện)

Không chỉ ở Chùa Diên Hựu, nhiều đền, chùa ở khắp cả nước đều có sự có mặt của những con sư tử đá này như chùa Bái Đính (Ninh Bình), Đền Đô (Bắc Ninh), Thiền Viện Giác Lâm Trúc Lâm (Quảng Ninh)…

Sư tử đá ở Trung Quốc được dùng để canh mộ

Posted Image

Sư tử đá đội bệ Tam thế ở chùa Bà Tấm (ảnh: Võ Văn Tường)

Lịch sử cho thấy, dù có bị áp đặt hay tự nguyện trong giao thoa văn hoá thì người Việt vẫn luôn chế tác ra những biểu tượng mang hồn cốt, tình cảm của dân tộc mình. Người Việt Nam cũng đã sẵn có hình tượng sư tử đá của riêng mình. Điển hình là sư tử đá ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội) rất đẹp. Vậy mà không hiểu sao, do theo phong trào và thiếu thông tin hay vì một nguyên do nào khác mà những con sư tử lạ lại có thể chiễm trệ ở những nơi chốn tôn nghiêm ở Việt Nam?./.

Sư tử đá nhập vào Việt Nam từ thời Lý, theo xu hướng của Ấn Độ với nghĩa đó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo Việt nam. Qua thời gian sử tử đá đã tồn tại phát triển theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Còn ở Trung Quốc, sư tử đá được dùng để canh gác Tử Cấm Thành Bắc Kinh và có mặt ở các mộ táng quan lại và những người giầu Trung Quốc.

Nếu Sư tử đá Trung Quốc có tư thế nổi bật là to lớn thể hiện sự dữ đội, đe dọa, với tạo hình sức mạnh gân guốc thì sư tử đá ở Việt Nam thể hiện cho sức mạnh tinh tế không có tính chất đe dọa với tạo hình rất nuột nà và tinh xảo.

Mỹ Trà-Ngọc Ngà/VOV
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra Sư Tử Đá - Kỳ Lân; Rồng: Phụng, và Rùa có nguồn gốc từ văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử. Đèn lồng đỏ cũng vậy. Trên luận điểm : Việt sử 5000 văn hiến một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương tôi phát biểu như vậy.

Nhưng sự cách biệt và Hán hóa một thời gian dài hơn 2000 năm, nên bị nhầm là của Trung Quốc. Tôi không cực đoan đến mức độ tống cổ tất cả sư tử đá được coi là của Trung Quốc ra khỏi cõi Việt Nam.

Nhưng vật nào có chỗ của nó. Tôi cũng không tán thành đặt sư tử đá trước đền chùa, đình miếu - trừ trường hợp nó phù hợp với nội dung.

================

PS: Với quan niệm "Thời Hùng Vương chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố" và chỉ ở "vỏn vẹn đồng bằng sông Hồng vào thế kỷ thứ VII BC" và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc thì cái gì cũng có vẻ như là của Trung Quốc cả.

Từ cực đoan này, sang cực đoan khác. Đấy không phải là một nhận thức nhân danh khoa học, khách quan.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay