Thiên Việt

Trị Hơi Thở Có Mùi Bằng Lá Ngò Gai, Húng Chanh

1 bài viết trong chủ đề này

Tài liệu tham khảo

==============

Trị hơi thở có mùi bằng lá ngò gai, húng chanh

Hơi thở có mùi khiến bạn không tự tin trong giao tiếp. Hãy dùng lá ngò gai, hương nhu, húng chanh sắc nước ngậm, súc miệng hàng ngày để trị hôi miệng.

Khoảng 90% trường hợp hôi miệng do nguyên nhân nằm ngay trong miệng. Hôi miệng là do các vi khuẩn phân hủy protein bên trong hốc miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

Vi khuẩn gây hôi miệng là vi khuẩn kỵ khí, thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khe nướu, trong túi nha chu và giữa những khe hở của niêm mạc lưng lưỡi. Nguồn protein đến từ mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn và tế bào mô chết tróc từ niêm mạc miệng.

Posted Image

Lá húng chanh trị hôi miệng rất hiệu quả.

Bất cứ bệnh lý nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và thức ăn hoặc tế bào chết tích tụ, nơi đó quá trình phân hủy xảy ra và mùi hôi hình thành. Thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng. Còn lại, 10% trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng. Các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm cuống họng, cuống phổi hay sinh mù trong phổi đều có thể làm hôi miệng.

Các bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh tiểu đường (mùi Aceton), bệnh suy thận (mùi cá ươn), bệnh gan (mùi trứng ung pha với tỏi)… Một người tự nhiên sinh chứng hôi miệng nặng thì phải nghĩ một bệnh lý toàn thân nào đó.

Nhiều người cho rằng bệnh dạ dày (bao tử) gây hôi miệng nhưng thực sự bệnh này không ảnh hưởng đến tình trạng này, vì thực quản thường thì ép chặt lại, hơi không xông ngược lên được.

Một số thức ăn gây hôi miệng như hành, tỏi, trứng, cá… Do trong quá trình tiêu hóa các hợp chất sulfur được tạo ra và ngấm vào máu, đưa đến phổi và phóng thích ra hơi thở gây hôi miệng tạm thời trong nhiều giờ hoặc vài ngày.

Một số loại thuốc uống cũng tẩy hôi miệng như thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc cao huyết ấp, thuốc chống trầm cảm…

Ở phái nữ thì các thay đổi về chất nội tiết vào thời gian trứng rụng như thời gian có kinh nguyệt có thể làm cho hơi thở có mùi đặc biệt.

Những liệu pháp trị hôi miệng

Để chữa trị hôi miệng, sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ cần làm 3 việc sau đây:

1. Chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là chải sạch khe nướu.

2. Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa. Nếu sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lệch… thì phải đi bác sĩ chữa trị và sửa chữa những bệnh lý, khiếm khuyết này. Khi bệnh nhân và bác sĩ làm tốt phần việc của mình thì có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

Một số trường hợp dù vệ sinh răng miệng rất sạch, và trong miệng cũng không còn một bệnh lý, khiếm khuyết nào gây tích tụ vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết nhưng miệng vẫn có mùi. Những nghiên cứu gần đây cho rằng lưng lưỡi (phần sau) là nguyên nhân gây ra hôi miệng trong những trường hợp này. Khi ấy, bệnh nhân cần:

1. Cải thiện vệ sinh lưỡi ở phần sau lưng lưỡi: Phần sau lưng lưỡi là nơi nhạy cảm, khó làm vệ sinh triệt để. Một mẹo để tránh phản xạ nôn ọe khi vệ sinh lưỡi, bạn hãy cố gắng lè lưỡi ra càng nhiều càng tốt và ngừng thở trong chốc lát khi chải sạch phần sau của lưỡi.

2. Sử dụng các loại thuốc súc miệng đặc trị hôi miệng: Không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa chlorine clioxide (CIO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng. CIO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn.

3. Tăng cường lưu lượng nước bọt: Bằng cách uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày ) kiêng cữ rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng… và sống một cuộc sống vui tươi thư thái.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên như:

1. Hương nhu

Hương nhu vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng. Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.

2. Húng chanh

Húng chanh chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà… chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.

Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.

3. Lá ngò gai

Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu… Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.

Theo Webphunu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay