VinhL

Phương Pháp Dùng Bài Cào Lấy Quẻ Dịch

26 bài viết trong chủ đề này

PHƯƠNG PHÁP DÙNG BÀI CÀO LẤY QUẺ DỊCH

Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ xác suất của các hào --- (dương), - - (âm), -o- (dương biến), và -x- (âm biến) phải giống như độ xác suất của cách bói quẻ cỏ thi.

Sau đây là bản xác suất của các hào trong các phương pháp

..............Cỏ Thi,...........3 Đồng Tiền (Đầu = 3, Đuôi = 2, cộng lại)

6 -x- : ... 1/16,................. 2/16

7 --- : ... 5/16,................. 6/16

8 - - : ... 7/16,................. 6/16

9 -o- : ... 3/16,................. 2/16

Cho nên theo bản trên, nếu bạn muốn có xác suất giống như phương pháp cỏ thi bằng cách dùng bộ bài cào, thì theo cách sau đây:

Cơ đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, lấy 3 lá

Rô đỏ = 7 --- : là hào dương, lấy 5 lá

Chuồn đen = 8 - - : là hào âm, lấy 7 lá

Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến lấy 1 lá

Đỏ là dương, Cơ là lão dương vì cực mà động rồi biến, Rô thì thiếu dương cho nên không biến.

Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.

Tóm lại là 3 lá cơ, 5 lá ro, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là lão dương -o-, được ro là thiếu dương ---, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

Các bạn thử xem sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến.

Tôi nhận thấy phương pháp của VinhL rất khả thì. Có thể ứng dụng trong Bốc Dịch mà đơn giản hơn nhiều. Mong VinhL nói rõ hơn đoạn sau đây:

..............Cỏ Thi,...........3 Đồng Tiền (Đầu = 3, Đuôi = 2, cộng lại)

6 -x- : ... 1/16,................. 2/16

7 --- : ... 5/16,................. 6/16

8 - - : ... 7/16,................. 6/16

9 -o- : ... 3/16,................. 2/16

Chúng tôi sẽ rất hân hạnh được đưa phương pháp này vào trang chủ của web.

Trân trọng cảm ơn VinhL.

Thiên Sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

Cháu xin giải thích tường tận như sau.

Dưới đây là bản xác suất của các hào động và hào tỉnh trong hai phương pháp lấy quẻ bằng cỏ thi, và lấy quẻ bằng 3 đồng tiền.

..............Cỏ Thi,...........3 Đồng Tiền (Đầu = 3, Đuôi = 2, cộng lại)

6 -x- : ... 1/16,................. 2/16

7 --- : ... 5/16,................. 6/16

8 - - : ... 7/16,................. 6/16

9 -o- : ... 3/16,................. 2/16

Hào -x-, là hào lão âm, vì cực nên mới biến mà thành hào âm động có biệt số là 6, trong kinh dịch gọi hào âm động là Sơ lục, lục nhị, lục tam, ...., hoặc thượng lục.

Hào -o-, là hào lão dương, vì cực nên mới biến mà thành hào dương động có biệt số là 9, trong kinh dịch gọi hào dương động này là Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam,..., hoặc thượng cửu.

Hào ---, là hào thiếu dương chưa cực nên không biến, có biệt số là 7, trong kinh dịch thì không bàn đến các hào dương tỉnh.

Hào - -, là hào thiếu âm chưa cực nên không biến, có biệt số là 8, trong kinh dịch củng không bàn đến các hào âm tỉnh.

Theo cách lấy quẻ bằng 3 đồng tiền thì ta đặt cho mặt ngửa (hay đầu) trị số là 3, mặt úp (hay đuôi) trị số là 2.

Khi ta thẩy ba đồng tiền lên thì ta có một trong các kết quả sau đây:

H: đầu (head); T: đuôi (tail)

H + H + H = 3 + 3 + 3 = 9 => -o-, 9 là lão dương tức là hào dương động

H + H + T = 3 + 3 + 2 = 8 => - -, 8 là thiếu âm

H + T + H = 3 + 2 + 3 = 8 => - -

H + T + T = 3 + 2 + 2 = 7 => ---, 7 là hào thiếu dương, không động

T + H + H = 2 + 3 + 3 = 8 => - -,

T + H + T = 2 + 3 + 2 = 7 => ---,

T + T + H = 2 + 2 + 3 = 7 => ---,

T + T + T = 2 + 2 + 2 = 6 => -x-, 6 là hào lão âm tức là hào âm động

Đó là tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi ta gieo 3 đồng tiền. Tất cả có 8 cách, trong đó

Hào -x-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Hào ---, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào - -, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào -o-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Ta dùng 2/16 mà không dùng 1/8 là gì muốn so sánh xác suất của các hào giửa hai phương pháp gieo đồng tiền và phương pháp cỏ thi.

Trong phương pháp dùng cỏ thi, ta dùng 50 cọng để ra ngoài 1 cọng, mà còn 49. 49 cọng này được chia làm 2 nhóm, mà lần lượt đếm và lấy các cọng cỏ thừa lại mà kẹp vào các ngón tay. Sau qua ba lần chia thì được một hào, sáu hào là 18 lần. Phân tích các trường hợp có thể xảy ra cho một hào để tính xác suất thì ta có

Hào -x-, có xác suất là 1/16, tức có 1 trong 16 cách

Hào ---, có xác suất là 5/16, tức có 5 trong 16 cách

Hào - -, có xác suất là 7/16, tức có 7 lần trong 16 cách

Hào -o-, có xác suất là 3/16, tức có 3 lần trong 16 cách

Cho nên muốn có được các xác suất của các hào giống như trong cách gieo quẻ bằng cỏ thi, ta phải lấy

1 lá bích đại diện cho hào -x-, bích đen là âm động

5 lá rô đại diện cho hào ---, rô đỏ là dương tỉnh

7 lá chuồn đại diện cho hào - -, chuồn đen là âm tỉnh

3 lá cơ đại diện cho hào -o-, cơ đỏ là dương động

Tóm lại, đen là âm, đỏ là dương, cơ và bích là động, rô chuồn là tỉnh.

Tổng cộng lại ta có tất cả là 16 lá bài thì xác suất của

-x-, là 1/16, (1 lá bích trong 16 lá bài)

---, là 5/16, (5 lá rô trong 16 lá bài)

- -, là 7/16, (7 lá chuồn trong 16 lá bài)

-o-, là 3/16, (3 lá cơ trong 16 lá bài)

Vì vậy mà xác suất giống như trong cách dùng cỏ thi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương pháp dùng bài cào thay cỏ thi để lập quẻ giải quyết được khía cạnh xác suất thống kê toán học của các hào khi lập quẻ. Nhưng đây chỉ là một trong số các yếu tố cấu thành. Về mặt lý thuyết có thể lập chương trình máy tính để sinh quẻ đảm bảo xác suất các hào như ý muốn (trùng với xác suất khi bói quẻ thi) và nhanh hơn rất nhiều so với dùng bài cào. Nhưng điều quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp bói là khả năng cảm ứng, nghĩa là khả năng dùng cơ thể của người bói để cảm nhận thông tin và chuyển tải thông tin đó vào trong các thao tác để lập thành quẻ. Do vậy phương pháp càng đơn giản, thực hiện càng nhanh, tương tác giữa người bói và đạo cụ dùng để bói càng ít thì khả năng ứng nghiệm chính xác của quẻ bói càng thấp.

Bói quẻ thi thường ứng nghiệm hơn các phương pháp lập quẻ khác, theo cá nhân tôi, vì một số lý do sau:

- Mọi người đều tin vào điều này, chính niềm tin đó đã là một tiền đề tốt để người bói cảm ứng thuận lợi hơn

- Quy trình chuẩn bị bói phức tạp, kéo dài, thành tâm là điều kiện để đưa cơ thể người bói tới trạng thái dễ tiếp nhận thông tin cảm ứng hơn

- Cỏ khi có cấu tạo đặc biệt thân tròn nhưng ruột lại rỗng hình vuông, mặt cắt ngang giống như đồng tiền cổ, có âm có dương, thuận lợi cho cảm ứng

- Quy trình bói phức tạp, đòi hỏi nhiều thao tác, dùng cả 2 tay và người bói phải tập trung để tránh nhầm lẫn, là cơ sở để người bói cảm ứng tốt hơn và có nhiều cơ hội để truyền tải thông tin cảm ứng vào vật bói (cỏ thi) để lập quẻ.

- Do quy trình phức tạp nên người bói thường phải nghiên cứu kỹ và tập nhuần nhuyễn cách lấy quẻ, đó cũng là yếu tố hỗ trợ cho khả năng cảm ứng.

Như vậy bất kỳ phương pháp lập quẻ nào, thậm chí không cần lập, quẻ nhưng hội đủ càng nhiều yếu tố hỗ trợ cảm ứng chính xác thì bói vẫn chính xác như thường. Và đó theo tôi cũng là lý do mà mỗi "thầy" chỉ bói chính xác với một hai cách bói quen thuộc của mình mà thôi. Tôi tin rằng nếu VinhL đặt niềm tin vào phương pháp lập quẻ bằng bài cào và tập luyện phương pháp này thì kết quả bói cũng sẽ khá khả quan nhưng khó có thể đạt tới cấp độ như bói cỏ thi.

Vài dòng lạm bàn,

Hà Hùng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn VinhL đã lý giải tường tận.

Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ để hiểu được và đưa vào trang chủ.

Ý kiến của Hahùng cũng rất đáng lưu ý. Nhưng tôi nghĩ phương pháp của VinhL rất hữu ích trong thực trạng hiện nay, vì cỏ thi đã tuyệt chủng. Bởi vậy, việc dùng bài cào thay thế cho cỏ thi rất khả thi. Hiện ở Sài Gòn cũng có một nhà nghiên cứu dịch lý ở đường Cống Quỳnh, liên hệ bài cào với quẻ Dịch. Vấn đề liên hệ giữa bài cào và quẻ Dịch tôi cũng đã nói đến trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" khi liên hệ 4 chất của bài cào với Hà Đồ và phương pháp dự báo dùng bài cào 32 lá so sánh với 32 cặp quẻ Dịch.

Hy vọng rằng phương pháp của VinhL sẽ được phổ biến trong giới Bốc Địch.

Cảm ơn VinhL.

Thiên Sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Hùng ủng hộ phương pháp lấy quẻ bằng bài cào. Lối mòn đi nhiều sẽ thành đường, cái gì dùng mãi rồi cũng quen, mà như HH đã trình bày ở trên thì trăm hay không bằng tay quen, chúng ta cứ luyện tập thành thục thì sẽ có kết quả tốt thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ, và bạn Hà Hùng,

Vì không biết tuổi tác của bạn Hà Hùng, xin mạng phép gọi là bạn nhé. Lấy quẻ dịch bằng bài cào chỉ là một phương pháp trong rất nhiều phương pháp, VinhL không nói đây là phương pháp tốt nhất mà chỉ nêu ra là phương pháp này có xác suất giống như xác suất của cách lấy quẻ bằng cỏ thi. Đăng lên không ngoài ý là chia sẻ tin tức để cùng nghiên cứu. VinhL đồng ý với bạn Hà Hùng về vấn đề khả năng cảm ứng, nhưng trong một xã hội 8 tiếng đi làm mỗi ngày thì có bao nhiều người có được dư thời gian để mà lập một quẻ dịch theo đúng phương pháp cổ truyễn bằng cỏ thi. Bộ bài là vật để giải trí rất thông dụng mà hầu như mọi nhà đều có, cho nên ai củng có thể học mà sử dụng để lập quẻ. Giả lại sự chuyển tải thông tin rất cao bằng chứng là sự thông dụng của bài tarot trong thuật bói toán của tây phương. Ngoài 4 chất cơ rô chuồn bích, và màu đỏ đen, trong 16 lá bài ta còn có thể chọn số 1 đến 10, và 3 lá tây để đại diện cho các thông tin khác, vần đề các thông tin khác cần phải nghiên cứu thêm. Thật ra VinhL củng ít dùng quẻ dịch, cần phải học hỏi nhiều nơi chú Thiên Sứ và bạn Hà Hùng. Thành tâm mong được chỉ giáo thêm.

Cám ơn chú Thiên Sứ đã khuyến khích.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ, và bạn Hà Hùng,

Giả lại sự chuyển tải thông tin rất cao bằng chứng là sự thông dụng của bài tarot trong thuật bói toán của tây phương. Ngoài 4 chất cơ rô chuồn bích, và màu đỏ đen, trong 16 lá bài ta còn có thể chọn số 1 đến 10, và 3 lá tây để đại diện cho các thông tin khác, vần đề các thông tin khác cần phải nghiên cứu thêm. Thật ra VinhL củng ít dùng quẻ dịch, cần phải học hỏi nhiều nơi chú Thiên Sứ và bạn Hà Hùng. Thành tâm mong được chỉ giáo thêm.

Cám ơn chú Thiên Sứ đã khuyến khích.

VinhL thân mến !

bạn có tư liệu gì về việc bói bài Tarot không ? Đưa lên đây cho anh em tham khảo với !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn wildlavender,

Sách về tarot thì VinhL có khoảng 10 cuốn nhưng toàn anh ngữ. Nếu bạn thích bói bài tarot, thì bạn có thể viếng http://www.sacred-texts.com/tarot/ , họ có nhiều cuốn sách rất nổi tiếng trong học thuật này, ngoài ra còn rất nhiều những sách về huyền học thế giới đông lẩn tây (nhưng toàn viết bằng tiếng anh).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn VinhL,

Hà Hùng vừa tranh thủ kiểm chứng lại đề xuất của bạn. Có điều xác suất HH tính ra không giống như bạn tính.

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3i_b%E1..._c%E1%BB%8F_thi

Trước hết để đơn giản ta chấp nhận bỏ qua yếu tố tâm lý (mặc dù là yếu tố quan trọng) khi tách cỏ (tạm dùng phân bố đều thay cho phân bố chuẩn). Khi lập hào ta tách cỏ 3 lần, mỗi lần chia làm 2 bó rồi rút gọn mỗi bó về còn không quá 4 cọng (1,2,3,4). Áp dụng phân bố đều thì xác suất còn 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 cọng cỏ trên mỗi bó là như nhau. Vì phương pháp bốc luôn tập hợp số cọng cỏ chia hết cho 4 trước khi tách bó nên tổng số cọng cỏ còn lại của hai bó cũng luôn chia hết cho 4, nghĩa là nếu bó này còn 1 thì bó kia còn 3 cọng..., do vậy thực chất ta chỉ cần xét xác suất trên 1 bó là đủ. Nếu tổng còn lại là 4 ta được số 3, là 8 ta được số 2, và tính ra xác suất của số 2 là 1/4, của số 3 là 3/4.

Xác suất để có các hào tính ra như sau:

Lão âm số 6 (222) có xác suất 1/4 * 1/4 * 1/4 = 1/64

Thiếu dương số 7 (223/232/322) có xác suất 3 * (3/4 * 1/4 * 1/4) = 9/64

Thiếu âm số 8 (332/233/323) có xác suất 3 * (3/4 * 3/4 * 1/4) = 27/64

Lão dương số 9 (333) có xác suất 3/4 * 3/4 * 3/4 = 27/64

Vì con số sai lệch khá lớn VinhL có thể giải thích kỹ hơn về cách tính xác suất không?

Một góp ý nữa là nếu dùng lá bài để thay thế thì nên gán Cơ cho Thiếu dương và Rô cho Lão dương bởi vì

Lão âm độ số 6 ứng với hành Thủy -> con bài Bích

Thiếu dương độ số 7 ứng với hành Hỏa -> con bài Cơ

Thiếu âm độ số 8 ứng với hành Mộc -> con bài Chuồn

Lão dương độ số 9 ứng với hành Kim -> con bài Rô

Mong VinhL tiếp tục chia sẻ,

Hà Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Hà Hùng,

VinhL không ngờ bạn củng có sự hứng thú với cách tính toán xác suất cho phương pháp lấy quẻ dịch bằng cỏ thi thế nhỉ:-)

Thật ra phưong pháp bạn chỉ đúng có 1/3 thôi, tức chỉ đúng cho lần thứ nhất. Lần thứ hai và lần thứ ba đều sai cả.

Sau đây làm cách tính xác suất của cách lấy quẻ dịch bằng cỏ thi:

Có 50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng

1) Lần thứ nhất (49 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 48 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa này vào trong các ngón tay trái.

Trong nhóm B, cũng lấy đi 4 cọng mổi lần cho tới khi nào còn lại 4 hoặc là ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa lại này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ nhất như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 3 = 5

1 + 2 + 2 = 5

1 + 3 + 1 = 5

1 + 4 + 4 = 9

Cho nên xác suất của 5, P(5) = 3 / 4, xác suất của 9, P(9) = 1 / 4.

2) Lần thứ nhì (còn lại 44, hoặc 40 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 43 hoặc 39 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Củng như lần 1, kẹp các cọng thừa này vào các ngón tay trái.

Trong nhóm B, mỗi lần cũng lấy 4 cọng cho đến khi nào còn thừa lại 4 hoặc ít hợn. Kẹp mấy cọng thừa này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ hai như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên xác suất của 4, P(4) = 1 / 2, xác suất của 8, P(8) = 1 / 2

3) Lần thứ ba (còn lại 40, 36, hoặc 32 cọng)

Lập lại y như lần thứ hai.

Xác suất của lần thứ ba như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên các sác xuất giống như lần thứ hai. P(4) = 1 / 2, P(8) = 1 / 2

Sau 3 lần như thế ta có thể có những trường hợp như sau:

5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2

5, 4, 4 = 3 + 3 + 3 = 9, P(5,4,4) = P(5) * P(4) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 4, 8 = 3 + 3 + 2 = 8, P(5,4,8) = P(5) * P(4) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 4 = 3 + 2 + 3 = 8, P(5,8,4) = P(5) * P(8) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 8 = 3 + 2 + 2 = 7, P(5,8,8) = P(5) * P(8) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

9, 4, 4 = 2 + 3 + 3 = 8, P(9,4,4) = P(9) * P(4) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 4, 8 = 2 + 3 + 2 = 7, P(9,4,8) = P(9) * P(4) * P(8) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 4 = 2 + 2 + 3 = 7, P(9,8,4) = P(9) * P(8) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 8 = 2 + 2 + 2 = 6, P(9,8,8) = P(9) * P(9) * P(9) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

Cho nên xác suất của các hào như sau

Hào 9, -o-, P(9) = P(5,4,4) = 3/16

Hào 8, - -, P(8) = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16

Hào 7, ---, P(7) = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16

Hào 6, -x-, P(6) = P(9,8,8) = 1/16

Cho là Cơ và Bích là động tại gì nó dể nhớ vì là Cơ, Rô, Chuồn, Bích, tức là đầu và đuôi là động. Nhưng bạn kết nạp cả 4 hành của ngủ hành vào thì càng haỵ

Vậy là Cơ, Rô là dương, Cơ là dương tỉnh, Rô là dương động, Cơ là Hỏa, Rô là Kim.

Chuồn, và Bích là âm, Chuồn là âm tỉnh, Bích âm động, Chuồn là Mộc, Bích là Thủy.

Không biết hành thổ sẻ đại diện như thế nào nhỉ???

Dưới đây là một số trang có bàn đến cách tính xác suất của cách lấy quẻ dịch bằng cỏ thi.

http://wu_wei2.tripod.com/thesis_html_11-98.html#AppendixA

http://fortune.bedope.com/iching.php?x=txt

http://www.qi-ching.com/eDocs_divine.html

http://www.luckymojo.com/iching/methods.html

http://myweb.usf.edu/~pkho/yijing/a_yijing.htm

http://thekimerers.com/brian/iching/stalk.html

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bạn VinhL. Tôi không để ý rằng các lần 2,3 cũng phải tách 1 cọng trước khi lấy phần dư. Như vậy xác suất bạn trình bày là chính xác rồi.

Về liên hệ bốn chất trong bộ bài với ngũ hành thì là chú Thiên Sứ đã trình bày trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch".

Hà Hùng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến.

Mong bạn bớt chút thì giờ tổng hợp lại bài viết (Trong đó có đoạn bổ sung theo đề nghị của tôi) và thêm đoạn giới thiệu phương pháp bói cỏ thi của tiền nhân - nếu có thể so sánh với bài cào. Chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu phương pháp của bạn lên trang chủ của website và xếp vào loạt bài đáng chú ý. Bạn có thể gửi email cho chúng tôi tên thật của bạn để giới thiệu tác giả.

Chân thành cảm ơn sự đóng góp của bạn.

Thiên Sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

VinhL đã tổng hợp, và sửa lại bài viết, nhưng không biết phải gửi đến email nào, mong chú cho biết.

Cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến.

VinhL cứ việc đưa tiếp vào topic này. Chúng tôi sẽ đưa ra trang Chủ.

Cảm ơn VinhL rất nhiều. Nếu có thể VinhL cho tên thật hoặc bút danh khi viết sách (Nếu có).

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG PHÁP LẤY QUẺ DỊCH BẰNG BÀI CÀO

VinhL

Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và củng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ xác suất của các hào --- (dương), - - (âm), -o- (dương biến), và -x- (âm biến) phải giống như độ xác suất của cách bói quẻ cỏ thi.

Ký hiệu

Hào -x-: là hào lão âm, vì cực nên mới biến mà thành hào âm động có biệt số là 6, trong kinh dịch gọi hào âm

động là Sơ lục, lục nhị, lục tam, ...., hoặc thượng lục.

Hào -o-: là hào lão dương, vì cực nên mới biến mà thành hào dương động có biệt số là 9, trong kinh dịch gọi

hào dương động này là Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam,..., hoặc thượng cửu.

Hào ---: là hào thiếu dương chưa cực nên không biến, có biệt số là 7, trong kinh dịch thì không bàn đến các hào

dương tỉnh.

Hào - -: là hào thiếu âm chưa cực nên không biến, có biệt số là 8, trong kinh dịch củng không bàn đến các hào

âm tỉnh.

A) Phương Pháp Dùng 3 Đồng Tiền

Theo cách lấy quẻ bằng 3 đồng tiền thì người lấy quẻ thảy 3 đồng tiền, sau đó tùy theo kết quả có bao nhiêu mặt ngửa hoặc mặt úp để định quẻ. Đặt mặt ngửa, hay đầu là H, trị số là 3, mặt úp, hay đuôi là T, trị số là 2.

Khi ta thẩy ba đồng tiền lên thì ta có một trong các kết quả sau đây:

H: đầu (head); T: đuôi (tail)

H + H + H = 3 + 3 + 3 = 9 => -o-, 9 là lão dương tức là hào dương động

H + H + T = 3 + 3 + 2 = 8 => - -, 8 là thiếu âm

H + T + H = 3 + 2 + 3 = 8 => - -

H + T + T = 3 + 2 + 2 = 7 => ---, 7 là hào thiếu dương, không động

T + H + H = 2 + 3 + 3 = 8 => - -,

T + H + T = 2 + 3 + 2 = 7 => ---,

T + T + H = 2 + 2 + 3 = 7 => ---,

T + T + T = 2 + 2 + 2 = 6 => -x-, 6 là hào lão âm tức là hào âm động

Đó là tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi ta gieo 3 đồng tiền. Tất cả có 8 cách, trong đó

Hào -x-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Hào ---, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào - -, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào -o-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Ta dùng 2/16 mà không dùng 1/8 là gì muốn so sánh xác suất của các hào giửa hai phương pháp gieo đồng tiền và phương pháp cỏ thi.

B) Phương Pháp Dùng Cỏ Thi

Có 50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng

1) Lần thứ nhất (49 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 48 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa này vào trong các ngón tay trái.

Trong nhóm B, cũng lấy đi 4 cọng mổi lần cho tới khi nào còn lại 4 hoặc là ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa lại này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ nhất như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 3 = 5

1 + 2 + 2 = 5

1 + 3 + 1 = 5

1 + 4 + 4 = 9

Cho nên xác suất của 5, P(5) = 3 / 4, xác suất của 9, P(9) = 1 / 4.

2) Lần thứ nhì (còn lại 44, hoặc 40 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 43 hoặc 39 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Củng như lần 1, kẹp các cọng thừa này vào các ngón tay trái.

Trong nhóm B, mỗi lần cũng lấy 4 cọng cho đến khi nào còn thừa lại 4 hoặc ít hợn. Kẹp mấy cọng thừa này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ hai như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên xác suất của 4, P(4) = 1 / 2, xác suất của 8, P(8) = 1 / 2

3) Lần thứ ba (còn lại 40, 36, hoặc 32 cọng)

Lập lại y như lần thứ hai.

Xác suất của lần thứ ba như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên các sác xuất giống như lần thứ hai. P(4) = 1 / 2, P(8) = 1 / 2

Sau 3 lần như thế ta có thể có những trường hợp như sau:

5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2

5, 4, 4 = 3 + 3 + 3 = 9, P(5,4,4) = P(5) * P(4) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 4, 8 = 3 + 3 + 2 = 8, P(5,4,8) = P(5) * P(4) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 4 = 3 + 2 + 3 = 8, P(5,8,4) = P(5) * P(8) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 8 = 3 + 2 + 2 = 7, P(5,8,8) = P(5) * P(8) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

9, 4, 4 = 2 + 3 + 3 = 8, P(9,4,4) = P(9) * P(4) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 4, 8 = 2 + 3 + 2 = 7, P(9,4,8) = P(9) * P(4) * P(8) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 4 = 2 + 2 + 3 = 7, P(9,8,4) = P(9) * P(8) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 8 = 2 + 2 + 2 = 6, P(9,8,8) = P(9) * P(9) * P(9) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

Tóm lại, theo phương pháp Cỏ Thi, xác suất của các hào như sau

Hào 9, -o-, P(9) = P(5,4,4) = 3/16

Hào 8, - -, P(8) = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16

Hào 7, ---, P(7) = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16

Hào 6, -x-, P(6) = P(9,8,8) = 1/16

Sau đây là bản xác suất của các hào trong của 2 phương pháp, Đồng Tiền và Cỏ Thi

...............3 Đồng Tiền.........Cỏ Thi

6 -x- : .........2/16,.................1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16

C) Phương Pháp Dùng Bài Cào

Theo bản xác suất trên, nếu bạn muốn có xác suất giống như phương pháp cỏ thi bằng cách dùng bộ bài cào, thì theo cách sau đây:

Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá

Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá

Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá

Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá

Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.

Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.

Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được ro là lảo dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

Xác suất của hào theo phương pháp Bài Cào như sau:

Cơ, 7: --- : 5/16

Rô, 9: -o- : 3/16

Chuồn, 8: - - : 7/16

Bích, 6: -x- : 1/16

So sánh xác suất của các hào theo 3 phương pháp Đồng Tiền, Cỏ Thi và Bài Cào

...............3 Đồng Tiền..........Cỏ Thi............Bài Cào

6 -x- : .........2/16,.................1/16,.............Bích:.......1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16,.............Cơ:..........5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16,..............Chuồn:....7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16,..............Rô:..........3/16

Phương pháp lấy quẻ Dịch dùng bài cào có các xác suất của hào giống y như của phép lấy bằng cỏ thi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG PHÁP LẤY QUẺ DỊCH BẰNG BÀI CÀO

VinhL

Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và củng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ xác suất của các hào --- (dương), - - (âm), -o- (dương biến), và -x- (âm biến) phải giống như độ xác suất của cách bói quẻ cỏ thi.

Ký hiệu

Hào -x-: là hào lão âm, vì cực nên mới biến mà thành hào âm động có biệt số là 6, trong kinh dịch gọi hào âm

động là Sơ lục, lục nhị, lục tam, ...., hoặc thượng lục.

Hào -o-: là hào lão dương, vì cực nên mới biến mà thành hào dương động có biệt số là 9, trong kinh dịch gọi

hào dương động này là Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam,..., hoặc thượng cửu.

Hào ---: là hào thiếu dương chưa cực nên không biến, có biệt số là 7, trong kinh dịch thì không bàn đến các hào

dương tỉnh.

Hào - -: là hào thiếu âm chưa cực nên không biến, có biệt số là 8, trong kinh dịch củng không bàn đến các hào

âm tỉnh.

A) Phương Pháp Dùng 3 Đồng Tiền

Theo cách lấy quẻ bằng 3 đồng tiền thì người lấy quẻ thảy 3 đồng tiền, sau đó tùy theo kết quả có bao nhiêu mặt ngửa hoặc mặt úp để định quẻ. Đặt mặt ngửa, hay đầu là H, trị số là 3, mặt úp, hay đuôi là T, trị số là 2.

Khi ta thẩy ba đồng tiền lên thì ta có một trong các kết quả sau đây:

H: đầu (head); T: đuôi (tail)

H + H + H = 3 + 3 + 3 = 9 => -o-, 9 là lão dương tức là hào dương động

H + H + T = 3 + 3 + 2 = 8 => - -, 8 là thiếu âm

H + T + H = 3 + 2 + 3 = 8 => - -

H + T + T = 3 + 2 + 2 = 7 => ---, 7 là hào thiếu dương, không động

T + H + H = 2 + 3 + 3 = 8 => - -,

T + H + T = 2 + 3 + 2 = 7 => ---,

T + T + H = 2 + 2 + 3 = 7 => ---,

T + T + T = 2 + 2 + 2 = 6 => -x-, 6 là hào lão âm tức là hào âm động

Đó là tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi ta gieo 3 đồng tiền. Tất cả có 8 cách, trong đó

Hào -x-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Hào ---, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào - -, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào -o-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Ta dùng 2/16 mà không dùng 1/8 là gì muốn so sánh xác suất của các hào giửa hai phương pháp gieo đồng tiền và phương pháp cỏ thi.

:lol: Phương Pháp Dùng Cỏ Thi

Có 50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng

1) Lần thứ nhất (49 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 48 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa này vào trong các ngón tay trái.

Trong nhóm B, cũng lấy đi 4 cọng mổi lần cho tới khi nào còn lại 4 hoặc là ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa lại này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ nhất như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 3 = 5

1 + 2 + 2 = 5

1 + 3 + 1 = 5

1 + 4 + 4 = 9

Cho nên xác suất của 5, P(5) = 3 / 4, xác suất của 9, P(9) = 1 / 4.

2) Lần thứ nhì (còn lại 44, hoặc 40 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 43 hoặc 39 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Củng như lần 1, kẹp các cọng thừa này vào các ngón tay trái.

Trong nhóm B, mỗi lần cũng lấy 4 cọng cho đến khi nào còn thừa lại 4 hoặc ít hợn. Kẹp mấy cọng thừa này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ hai như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên xác suất của 4, P(4) = 1 / 2, xác suất của 8, P(8) = 1 / 2

3) Lần thứ ba (còn lại 40, 36, hoặc 32 cọng)

Lập lại y như lần thứ hai.

Xác suất của lần thứ ba như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẻ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên các sác xuất giống như lần thứ hai. P(4) = 1 / 2, P(8) = 1 / 2

Sau 3 lần như thế ta có thể có những trường hợp như sau:

5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2

5, 4, 4 = 3 + 3 + 3 = 9, P(5,4,4) = P(5) * P(4) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 4, 8 = 3 + 3 + 2 = 8, P(5,4,8) = P(5) * P(4) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 4 = 3 + 2 + 3 = 8, P(5,8,4) = P(5) * P(8) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 8 = 3 + 2 + 2 = 7, P(5,8,8) = P(5) * P(8) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

9, 4, 4 = 2 + 3 + 3 = 8, P(9,4,4) = P(9) * P(4) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 4, 8 = 2 + 3 + 2 = 7, P(9,4,8) = P(9) * P(4) * P(8) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 4 = 2 + 2 + 3 = 7, P(9,8,4) = P(9) * P(8) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 8 = 2 + 2 + 2 = 6, P(9,8,8) = P(9) * P(9) * P(9) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

Tóm lại, theo phương pháp Cỏ Thi, xác suất của các hào như sau

Hào 9, -o-, P(9) = P(5,4,4) = 3/16

Hào 8, - -, P(8) = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16

Hào 7, ---, P(7) = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16

Hào 6, -x-, P(6) = P(9,8,8) = 1/16

Sau đây là bản xác suất của các hào trong của 2 phương pháp, Đồng Tiền và Cỏ Thi

...............3 Đồng Tiền.........Cỏ Thi

6 -x- : .........2/16,.................1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16

C) Phương Pháp Dùng Bài Cào

Theo bản xác suất trên, nếu bạn muốn có xác suất giống như phương pháp cỏ thi bằng cách dùng bộ bài cào, thì theo cách sau đây:

Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá

Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá

Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá

Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá

Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.

Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.

Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được ro là lảo dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

Xác suất của hào theo phương pháp Bài Cào như sau:

Cơ, 7: --- : 5/16

Rô, 9: -o- : 3/16

Chuồn, 8: - - : 7/16

Bích, 6: -x- : 1/16

So sánh xác suất của các hào theo 3 phương pháp Đồng Tiền, Cỏ Thi và Bài Cào

...............3 Đồng Tiền..........Cỏ Thi............Bài Cào

6 -x- : .........2/16,.................1/16,.............Bích:.......1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16,.............Cơ:..........5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16,..............Chuồn:....7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16,..............Rô:..........3/16

Phương pháp lấy quẻ Dịch dùng bài cào có các xác suất của hào giống y như của phép lấy bằng cỏ thi.

Chào VinhL .

Tôi thấy bạn có nhiều ý tưởng hay và cách luận quẻ cũng hay chính vì vậy mà cũng muốn đôi lời tâm sự với bạn . Thường thì khi gieo quẻ không nên lạm dụng bởi vì lạm dụng khi gieo quẻ thường hay mất chính sác . Khi mới nghiên cứu về gieo quẻ tôi thường hay bạ đâu gieo đấy thậm chí còn dùng nó để đánh đề lúc đầu còn lúc được lúc không về sau thì trật giáo . Sau đó thì mới thấy rằng gieo quẻ chỉ nghiệm khi những việc thực sự cần mà hỏi thì mới nghiệm . Trong vấn đề này nó còn tồn tại vấn đề tâm linh (sau này tôi sẽ giải thích vấn đề tâm linh qua cách nhìn của đông y sau ) . Về sau khi gieo quẻ cho một số quan chức tôi mới thấy được điều này ,khi họ hỏi mình thì đều ở lúc họ đang bí và khi họ hỏi thì vấn đề nó hiện nên ngay trong quẻ ,có quẻ đúng đến mấy năm , đã có lúc họ không làm theo quẻ mách và đã mang thất bại . Khi gieo quẻ tâm biến động thì sẽ ứng nghiệm . Bởi vậy trong quẻ mới có hào động đó là dương cực biến âm ,âm cực biến dương , sáu hào loạn động thì xem rất khó vì trong tâm của người xem nhiều luồng tư tưởng ,muốn hỏi nhiều việc . Muốn nói chữ tâm ở đây vì tôi có gặp một số nhà sư họ chẳng cần gieo quẻ mà họ nói như ma xó . Con người là vũ trụ thu nhỏ cho nên có những thiền sư ngồi thiền để tìm hiểu cơ thể của mình lại thấu hiểu cả truyện thiên cơ ,một cái rung động trong họ cũng có thể đoán ra các hiện tượng sắp xẩy ra . Thôi tôi lại bận mất rồi ,khi nào rỗi rất muốn học hỏi cùng bạn .

Thân mến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau đó thì mới thấy rằng gieo quẻ chỉ nghiệm khi những việc thực sự cần mà hỏi thì mới nghiệm . Trong vấn đề này nó còn tồn tại vấn đề tâm linh (sau này tôi sẽ giải thích vấn đề tâm linh qua cách nhìn của đông y sau ) . Về sau khi gieo quẻ cho một số quan chức tôi mới thấy được điều này ,khi họ hỏi mình thì đều ở lúc họ đang bí và khi họ hỏi thì vấn đề nó hiện nên ngay trong quẻ ,có quẻ đúng đến mấy năm , đã có lúc họ không làm theo quẻ mách và đã mang thất bại . Khi gieo quẻ tâm biến động thì sẽ ứng nghiệm . Bởi vậy trong quẻ mới có hào động đó là dương cực biến âm ,âm cực biến dương , sáu hào loạn động thì xem rất khó vì trong tâm của người xem nhiều luồng tư tưởng ,muốn hỏi nhiều việc . Muốn nói chữ tâm ở đây vì tôi có gặp một số nhà sư họ chẳng cần gieo quẻ mà họ nói như ma xó . Con người là vũ trụ thu nhỏ cho nên có những thiền sư ngồi thiền để tìm hiểu cơ thể của mình lại thấu hiểu cả truyện thiên cơ ,một cái rung động trong họ cũng có thể đoán ra các hiện tượng sắp xẩy ra .

Anh Long Tuấn ạ anh luận rất hay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL .

Tôi thấy bạn có nhiều ý tưởng hay và cách luận quẻ cũng hay chính vì vậy mà cũng muốn đôi lời tâm sự với bạn . Thường thì khi gieo quẻ không nên lạm dụng bởi vì lạm dụng khi gieo quẻ thường hay mất chính sác . Khi mới nghiên cứu về gieo quẻ tôi thường hay bạ đâu gieo đấy thậm chí còn dùng nó để đánh đề lúc đầu còn lúc được lúc không về sau thì trật giáo . Sau đó thì mới thấy rằng gieo quẻ chỉ nghiệm khi những việc thực sự cần mà hỏi thì mới nghiệm . Trong vấn đề này nó còn tồn tại vấn đề tâm linh (sau này tôi sẽ giải thích vấn đề tâm linh qua cách nhìn của đông y sau ) . Về sau khi gieo quẻ cho một số quan chức tôi mới thấy được điều này ,khi họ hỏi mình thì đều ở lúc họ đang bí và khi họ hỏi thì vấn đề nó hiện nên ngay trong quẻ ,có quẻ đúng đến mấy năm , đã có lúc họ không làm theo quẻ mách và đã mang thất bại . Khi gieo quẻ tâm biến động thì sẽ ứng nghiệm . Bởi vậy trong quẻ mới có hào động đó là dương cực biến âm ,âm cực biến dương , sáu hào loạn động thì xem rất khó vì trong tâm của người xem nhiều luồng tư tưởng ,muốn hỏi nhiều việc . Muốn nói chữ tâm ở đây vì tôi có gặp một số nhà sư họ chẳng cần gieo quẻ mà họ nói như ma xó . Con người là vũ trụ thu nhỏ cho nên có những thiền sư ngồi thiền để tìm hiểu cơ thể của mình lại thấu hiểu cả truyện thiên cơ ,một cái rung động trong họ cũng có thể đoán ra các hiện tượng sắp xẩy ra . Thôi tôi lại bận mất rồi ,khi nào rỗi rất muốn học hỏi cùng bạn .

Thân mến .

Bác đúng là chuyên gia ứng dụng dịch học, Tôi thấy những điều bác nói rất đúng trong thực tế " Tâm động quỷ thần tri", Gieo quẻ chính xác nhất là dùng đồng tiền, Còn cỏ thi chỉ có bên trung quốc và chỉ mọc một đám bằng cái chiếu là ở gần mộ của vua gì đấy tôi quên mất thì gieo quẻ linh nghiệm thôi nên ở việt nam thì đừng nói chuyện gieo quẻ bằng cỏ thi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn,

Ý kiến riêng của VinhL như sau:

Lấy quẻ bằng Bài có 3 lợi điểm:

1 – Không ồn ào

2 – Xào bài làm cho mình tịnh tâm thông thần, tâm hoà cùng cái nghi vấn.

Sự linh ứng của Bài Tarot Tây Phương là một chứng minh.

3 – Xác suất của hào phù hợp với phương pháp lấy quẻ nguyên thủy (Cỏ Thi)

Tuy vậy so sánh các sác xuất thì ta thấy

Gieo quẻ bằng tiền thì sác xuất của các hào Âm và hào Dương, hào Âm động và hào Dương động cân bằng.

Còn phương pháp cỏ thi và bài cào thì Âm tịnh nhiều hơn Dương Tịnh, nhưng Dương động nhiều hơn Âm động.

Đây không phải là bản tính tương tác tiên thiên của Âm Dương sao?

Lấy quẻ bằng tiền được thay thế cỏ thi vì sự tiện lợi, nhưng không phản ảnh được thuộc tính của Âm Dương. Âm Dương cân bằng thì đắc trung, đắc trung tức bất Dịch, nhưng cốt lủy của Dịch là Biến, vì Biến nên có Sinh, Lão Bệnh Tử, vv.... và có Vạn Vật!!!

Đây chỉ là suy luận của VinhL, dĩ nhiên muốn dùng hay không là tùy bạn.

Bạn LongTuan nói đúng lắm, tâm tịnh như gương thì cần gì lấy quẻ bằng vật thể, nhưng tiếc thay tâm mình chưa tịnh như các nhà sư, vì vậy đâu phải lúc nào củng thông thần với trời đất, nên phải dùng phương pháp mượn vật mà cầu quẻ thôi.

Vài lời suy luận có gì sai sót xin bỏ qua.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh vinh cho em hỏi cỏ thi là loại cỏ trông thế nào ạ, loại này kiếm có khó ko :)

em đang học lvdt nhưng cũng rất hứng thú với dịch mong anh chỉ bảo :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh vinh cho em hỏi cỏ thi là loại cỏ trông thế nào ạ, loại này kiếm có khó ko :)

em đang học lvdt nhưng cũng rất hứng thú với dịch mong anh chỉ bảo :D

Chào bạn Tuấn Dương,

Cỏ thi tên khoa học là Achillea, thuộc họ Cúc.

Posted Image

Posted Image

Gói cỏ thi để bói (Yarrow Sticks):

Posted Image

Thật ra thì VinhL củng chưa bao giờ dùng qua cỏ thi, nhưng bạn muốn có thể Bói Đủa, tức là dùng đủa thay thế cỏ thi củng được mà:-))

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

thì ra là vậy :D , người ta bói = cỏ thi giống như ở trên phim phải ko anh . yêu...ko yêu..yêu :P ngắt khi nào hết cánh hoa thì thôi

em thấy anh vinhl môn thuật số nào cũng am tường , tây tàu âu a' đều thấy mặt anh ở đó ,kiến thức của anh thật đáng nể có lẽ phải trên 10 năm công lực chứ ko ít :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

thì ra là vậy :lol: , người ta bói = cỏ thi giống như ở trên phim phải ko anh . yêu...ko yêu..yêu :P ngắt khi nào hết cánh hoa thì thôi

em thấy anh vinhl môn thuật số nào cũng am tường , tây tàu âu a' đều thấy mặt anh ở đó ,kiến thức của anh thật đáng nể có lẽ phải trên 10 năm công lực chứ ko ít :lol:

Chào bạn Tuấn Dương,

VinhL từ nhỏ đã thích sưu tầm sách vỡ về Khoa Học Huyền Bí.

Rảnh rồi hứng môn nào thì nghiên cứu môn đó.

Huyền bí thì xứ nào củng có cả. Đạo Thiên Chúa củng có huyền thuật như thuật kêu gọi Angels, do ông John Dee ở Anh lúc lên điển viết lại. Theo truyền thuyết thì quyển sách thứ 6 và 7 của ông Moses (Sixth and Seventh Books of Moses) là hai quyển huyền thuật của đạo Thiên Chúa. Họ củng dùng chú, ấn, bày trận, lập đàn vv....

Nhưng nghiên cứu Lý Học Đông Phương vẫn là thích thú hơn hết:-))

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL:

tâm tịnh như gương thì cần gì lấy quẻ bằng vật thể, nhưng tiếc thay tâm mình chưa tịnh như các nhà sư, vì vậy đâu phải lúc nào củng thông thần với trời đất, nên phải dùng phương pháp mượn vật mà cầu quẻ thôi.

Thật là một bình luận xuất sắc! Mình tự hiểu mình mới viết được những câu như vậy.

Tuấn Dương muốn biết về cỏ thi xem cuốn Kinh Dịch Phục Hy của giáo sư Bùi Văn Nguyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites