ndmph

VẤN ĐỀ LỊCH SỬ

7 bài viết trong chủ đề này

Đột phá hay chạy tội

(Thứ ba , 16/12/2008, 10:50)

Sau cuộc Hội thảo “Chúa Nguyễn và triều Nguyễn” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức quy mô ở Thanh Hóa, dư luận xã hội quan tâm, vì có nhiều cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài) quảng bá rộng rãi cốt gây sự chú ý trong dân chúng. Vấn đề đã quá cũ, nay “hâm nóng” lại thì phải có “thủ pháp” làm sao cho nổi bật. Có tờ báo đưa tít giật gân: “Đột phá(?) trong nhận thức về Chúa Nguyễn, triều Nguyễn”. “Đột phá” kiểu gì trong khi vấn đề đã rõ gần hai trăm năm nay?

Posted Image(KT. st)

Ông Tương Lai đánh lừa dư luận trên Tuần Việt Nam Net 10-7-2008 như sau: “Một khi cái giả biến thành cái thật được đem rao giảng cho thế hệ trẻ thì khác nào axít gặåm nhấm tâm hồn họ, sự thật lịch sử bị vùi lấp, xuyên tạc bởi bất kỳ lý do nào cũng làm giảm sút, nao núng lòng tin, lòng tự hào về lịch sử dân tộc của lớp trẻ - chất xi măng kết dính những tâm hồn Việt Nam. Nhìn lại lịch sử triều Nguyễn chính là cách Việt Nam nâng cao bản lĩnh dân tộc (?) lựa chọn văn hóa, giải quyết bi kịch lịch sử”. Cái “bi kịch lịch sử” mà ông Tương Lai muốn nói là cái bi kịch nào? Phải chăng chính là cái “bi kịch” của ông GS NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - đã nêu rõ trong báo cáo đề dẫn cuộc hội thảo: “Sau Cách mạng Tháng 8 - 1945 cho đến năm 1975 trong thời kỳ chiến tranh, công việc nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số lượng các công trình nghiên cứu chuyên đề không nhiều. Nhưng chính trong bối cảnh này đã xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt các Chúa Nguyễn cũng như các Chúa Trịnh và đặc biệt là vương triều Nguyễn thế kỷ XIX. Khuynh hướng này phát triển ở miền Bắc trong thời gian từ năm 1954 phản ánh trên một số luận văn trên tạp chí Văn Sử Địa, Đại học Sư phạm, Nghiên cứu lịch sử và biểu thị tập trung trong những bộ lịch sử, lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng Việt Nam...

Thái độ phê phán gay gắt trên có nguyên do sâu xa trong bối cảnh chính trị của đất nước thời bấy giờ và trong cách vận dụng những phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu.

Quan điểm trên nảy sinh, xác lập trong những năm từ 1954 - 1956 và phát triển mạnh cho đến những năm 1970 của thế kỷ XX. Đó là thời kỳ cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ đó, độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia là mục tiêu cao cả, có ý nghĩa thiêng liêng của cuộc chiến đấu. Vì vậy khi nhìn lại lịch sử, bất cứ hành động nào xúc phạm hay đi ngược lại độc lập và thống nhất đều bị phê phán. Cuộc tranh luận về cuộc thống nhất đất nước thời Tây Sơn và nhà Nguyễn cũng tiến hành trong không khí chính trị đó và đã xuất hiện quan điểm cực đoan cho rằng Tây Sơn đã hoàn thành, thậm chí hoàn thành triệt để khôi phục quốc gia thống nhất. Bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh đã tác động đến thái độ của nhiều nhà sử học trong nhìn nhận và đánh giá về các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”.

Đặc biệt, đoạn văn sau này của ông Phan Huy Lê đã bộc lộ quan điểm của ông là: “Nguyên nhân về vận dụng phương pháp luận là thuộc về trách nhiệm của các nhà sử học. Đây là thời kỳ nền sử học hiện đại xây dựng trên hệ tư tưởng Mác-xít đang hình thành và trong vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức máy móc”.

Ở một đoạn khác ông viết: “Áp dụng hình thái kinh tế xã hội và đấu tranh giai cấp một cách giáo điều đã dẫn đến những hệ quả đưa ra những phân tích và đánh giá lịch sử thiếu khách quan, không phù hợp với thực tế lịch sử. Không riêng các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn mà những nhân vật lịch sử liên quan, và rộng ra khắp cả vương triều Mạc trước đó, đều bị đánh giá theo quan điểm chưa được khách quan công bằng như vậy”.

Sau khi cuộc hội thảo kết thúc, ông Phan Huy Lê còn tuyên bố với báo chí hết sức chủ quan: “...Cuộc hội thảo lần này đã nhận được hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giới khoa học mà còn của dư luận xã hội”. Vâng, sự hưởng ứng rộng rãi dư luận xã hội mà giáo sư Phan Huy Lê nói, đó là những bài báo của các tác giả như giáo sư Trần Thanh Đạm, nhà viết kịch Trường Sinh, nhà nghiên cứu Đặng Trần Nguyên đăng trên tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh (số 41, 42, 43, 44, 45 tháng 11-2008) phản bác lại những luận điểm của ông và ông Tương Lai, cũng như tham luận của một số người cùng quan điểm với ông trong hội thảo.

Không phải đợi đến cuộc hội thảo mà Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ở Thanh Hóa do GS Phan Huy Lê chủ trì mới đây đòi đánh giá và nhìn nhận lại lịch sử, mà hàng trăm năm qua từ lúc Gia Long lên ngôi (năm 1802) đến ông vua cuối cùng Bảo Đại trao ấn kiếm cho đại diện chính quyền cách mạng (tháng 8-1945) kết thúc vương triều Nguyễn, nhân dân ta ngay từ thời Gia Long, Tự Đức, đã nhìn nhận lịch sử một cách khách quan, công bằng. Bằng những lời buộc tội không thể chối cãi như “Gia Long rước voi về giày mả tổ”, “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà”, “Phan Lâm mãi quốc - Triều đình khí dân”, “Thà thua xuống láng xuống bưng réo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần”, “Thà đui mà giữ đạo nhà/Còn hơn có mắt ông cha không thờ”..., nhân dân ta thời ấy chỉ tập trung lên án Gia Long và Tự Đức chớ không một ai lên án cả vương triều Nguyễn. Trái lại, họ còn ca ngợi những ông vua yêu nước chống Pháp bị Pháp bắt bớ tù đày như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Vậy mà đến nay GS Phan Huy Lê - tờ Vietnamnet ngày 19-10-2008, báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 20-10-2008 đưa tin - trong ý kiến trả lời phỏng vấn, ông ta đã nói: “Việc Nguyễn Ánh đưa quân Xiêm vào trong cuộc chiến chống Tây Sơn, trước đây có người lên án là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, là “bán nước”. Đó là quan điểm cực đoan”. GS còn biện minh: “Việc cầu viện không phải là sai lầm. Việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử”. Ông muốn nói đến Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh kéo quân qua đánh Tây Sơn để bảo vệ cái ngai vàng nhà Lê chăng? Và kết quả cuộc cầu viện đó thế nào chắc ông biết rõ, cũng như ông biết rõ hơn ai hết năm vạn quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện đã bị Nguyễn Huệ tiêu diệt trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm 1785. Chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn đã có sự tham gia tích cực của nhân dân Nam Kỳ thời ấy nên không có tên giặc nào chạy thoát. Ông Lê còn cố nói thêm: “Đó chỉ là hành động không sáng, một tì vết trong sự nghiệp Gia Long”.

Đưa quân giặc về giày xéo đất nước, đốt nhà, cướp của, hãm hiếp dân thường mà cho là “hành động không sáng”, là “tì vết trong sự nghiệp Gia Long” thì quả là ngụy biện của một nhà sử học. Nếu Gia Long còn sống, hẳn ông Lê sẽ được trọng thưởng vì có công “chạy tội” bán nước cho ông ta.

(Còn tiếp)

Báo: Công An TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đột phá hay chạy tội

(Tiếp theo và hết)

(Thứ năm , 18/12/2008, 00:46)

Theo lập luận của GS Phan Huy Lê và những người theo quan điểm của ông thì sau Cách mạng tháng 8 “từ năm 1945 đến 1975 xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt các chúa Nguyễn cũng như các chúa Trịnh và đặc biệt là vương triều Nguyễn thế kỷ XIX. Khuynh hướng này phát triển ở miền Bắc trong thời gian từ năm 1954... (Bản đề dẫn trong cuộc hội thảo Thanh Hóa). Thật không thể hiểu nổi một ông Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lại có thể mạnh bạo kết luận như vậy. Lẽ nào ông không biết rằng trong lúc đi tìm đường cứu nước,

Posted Image

Nguyễn Ái Quốc ở Paris năm 1919 - đã công khai phê phán vương triều Nguyễn trên trận địa báo chí cách mạng (cần chú ý Nguyễn Ái Quốc chỉ phê phán gay gắt vương triều Nguyễn chứ không phê phán các chúa Nguyễn. Đó là thái độ công bằng với lịch sử). Sự phê phán đó đã được tiến hành một cách kiên định và liên tục kéo dài suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1922, Khải Định được thực dân Pháp đưa sang dự hội chợ ở Marseille nước Pháp, thì Nguyễn Ái Quốc viết vở kịch Con rồng tre đả kích tên vua bù nhìn này và chế độ cai trị của thực dân Pháp. Được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp và những người tiến bộ, vở kịch Con rồng tre được diễn ở Câu lạc bộ ngoại ô Paris (Club de Faubourg) gây được tiếng vang lớn trong dư luận Pháp lúc bấy giờ. Ngoài Con rồng tre, Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài báo khác đả kích mạnh mẽ vua quan bù nhìn Huế và chế độ thống trị hà khắc, mị dân của thực dân Pháp. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc viết quyển Bản án chế độ thực dân Pháp, một lần nữa được dư luận hết sức chú ý - nhất là các dân tộc bị thực dân đế quốc thống trị - và lúc ấy không ai nghĩ chỉ 31 năm sau (1923 - 1954) bản án đó được thi hành bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chôn vùi chủ nghĩa thực dân cũ, không riêng ở Việt Nam, mà trên quy mô toàn thế giới.

Trong báo cáo gởi Quốc tế Cộng sản ngày 21-9-1923, Nguyễn Ái Quốc viết: Triều đình và vua quan (nhà Nguyễn) lệ thuộc tuyệt đối vào chính quyền Pháp. Họ bị Pháp khinh bỉ và nhân dân oán ghét.

Sau này về nước hoạt động (tháng 2-1941) trong bài “Dân ta nên học sử ta”, Nguyễn Ái Quốc lúc này mang tên Hồ Chí Minh viết trên báo Việt Nam Độc lập ngày 1-12-1942: Trước khi vua Gia Long bán nước cho Tây, nước ta vẫn là một nước độc lập. Và vì muốn giành quyền làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang sơn gấm vóc tan tác tiêu điều, con cháu Lạc Hồng làm trâu ngựa.

Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử là rất sòng phẳng, phân minh. Người không hề công kích các chúa Nguyễn. Đối với vương triều Nguyễn, Người chỉ lên án Gia Long và Tự Đức. Còn đối với vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Người từng viết bài trên báo chí nước ngoài đề cao tinh thần yêu nước chống Pháp của ba vị vua đó. Trong báo cáo gởi Quốc tế Cộng sản ngày 22-7-1940, Người viết: Năm 1855, vua Hàm Nghi và năm 1916 vua Duy Tân đã đứng ra lãnh đạo nhân dân chống Pháp. Một sự kiện rất lý thú là ngày 24-2-1920, Nguyễn Ái Quốc ở Paris đã nhận được thư của hoàng thân Vĩnh San (vua Duy Tân) gởi cho chủ nhiệm báo “Nhân Đạo” (L’humanité) Đảng Cộng sản Pháp về việc đòi độc lập cho Việt Nam. Trung tuần tháng 3-1920, Nguyễn Ái Quốc đã gặp hai đồng chí Marcel Cachin, Jean Longuet và báo Nhân Đạo đã mời Nguyễn Ái Quốc đến trụ sở báo để bàn về vấn đề này. Như vậy là đã rõ: Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước sau như một: đối với lịch sử là rất công bằng, sòng phẳng, công tội phân minh, không vơ đũa cả nắm.

Quan điểm chính thống của Bác Hồ và của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn đã và đang bị một số người cố tình xuyên tạc, phản bác. Họ muốn gì? Phải chăng họ muốn lau sạch vết nhơ tội lỗi tày đình trên khuôn mặt những ông vua bán nước Gia Long, Tự Đức (thế kỷ 19), Khải Định, Bảo Đại (thế kỷ 20) mà lịch sử đã khắc sâu, tô đậm từ hai thế kỷ trước? Và trong việc phê phán những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, máy móc đối với lịch sử, họ nhằm vào mục đích gì? Phải chăng họ muốn phản bác, phủ nhận quan điểm chính thống của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đánh giá các nhân vật lịch sử vương triều Nguyễn, nhất là đối với Gia Long, Tự Đức? Họ đã lầm! Không ai bài bác, bôi nhọ thanh danh các chúa Nguyễn. Cũng chẳng có ai phủ nhận sự đóng góp của vương triều Nguyễn trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa và nghệ thuật... đã được nhân dân và lịch sử ghi nhận. Thành ngữ Pháp có câu: Đừng gõ vào cánh cửa đã mở toang rồi. Ông Tương Lai, với những luận điểm ngụy biện “chạy tội” kểí trên, không một công dân Việt Nam yêu nước nào - ở trong nước hay ở hải ngoại - chấp nhận được.

Báo: Công An TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoan nghênh bài viết của bạn ndmph!

Nhiều khi tôi thấy xấu hổ cho giới Sử học chính thống nước ta thời hiện tại!

Nhưng để trao đổi mà không đi đến chỗ cãi vã, chúng ta cần có tiêu chí chung, tổng quát. Tôi xin đưa một tiêu chí là: Cái gì làm lợi cho dân, cho nước, tạo nên tinh thần tự hào, tự chủ, quật cường, anh dũng, lao đông sáng tạo, đoàn kết dân tộc ... thì cần tôn vinh. Những cái gì đi ngược lại cần bị phê phán. Thái độ phải dứt khoát, rõ ràng, tránh mơ hồ lẫn lộn, gây chia rẽ, mất đoàn kết làm giảm sức mạnh của dân tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều nhà Nguyễn là một trong những triều đại nối tiếp và chính thống trong lịch sử Việt Nam - về nguyên tắc là hoàn toàn chính xác. Ít nhất chúng ta cũng thấy tổ của nhà Nguyễn là Nguyễn Kim phò Lê diệt Mạc là nhân danh tính chính thống. Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng chính là những lãnh tụ tiếp nối một cách thành công của việc "Mang gươm đi mở nước" thuận theo hoàn cảnh lịch sử của thời đại bấy giờ.

Việc không nhắc nhở gì đến - hoặc ít nhắc đến triều Nguyễn trong lịch sử là một thiếu sót.

Đây là quan điểm cá nhân tôi.

Nhưng việc tôn vinh Gia Long - cũng như Lê Chiêu Thống - một vị vua thuộc loại "cõng rắn cắn gà nhà", chính là một việc làm cực kỳ sai lầm. Điều này sẽ mở đường cho tính chính thống của các đội quân xâm lược vào đất nước Việt - nếu như đội quân đó - được một tổ chức nào đó mời tham gia can thiệp nội bộ quốc gia.

Đây là tính nguy hiểm của vấn đề này với vận mệnh dân tộc trong hiện tại và cả tương lai.

Bởi vậy, từ ngàn xưa - chí ít cũng từ khi hưng quốc. Ông cha ta luôn lên án những hành vi "cõng rắn cắn gà nhà" lên ngang với hành động bán nước. Đó chính là tiêu chí của lịch sử Việt. Chính vì hành động này mà Gia Long và Lê Chiêu Thống bị lên án trong lịch sử và làm lu mờ tính chính thống của hai triều đại này.

Việc Phan Huy Lê - với tư cách là hội trưởng hội sử học Việt Nam - có ý tưởng giảm tội cho Gia Long (Theo như bài báo viết) là một ý tưởng cực kỳ sai lầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều đáng nói là Nguyễn (Phúc) Ánh đã dựng nên một triều đại được xây bằng xương máu của chính đồng bào mình, kể cả những đòn trả thù tàn độc mà ngày nay khi nghĩ lại cũng thấy rùng mình và ngao ngán cho nhân tình thế thái. Giờ đây, thật đỏ mắt cũng khó mà tìm thấy được chứng tích còn nguyên vẹn của thành Hoàng Đế (nhà Tây Sơn) ở Bình Định, cá nhân tôi đã có dịp được nghe một số giai thoại và tận mắt chứng kiến (chứng tích) về thành Hoàng Đế, hiện nay người ta đã xác định được khoảng chu vi vòng thành, nhưng thật xót xa, những chứng tích ấy bị vùi lấp sâu trong đất đá mà ngày nay mọc ở trên nó là những bụi tre, những con đường làng ... Thật đúng là "Bình Định" (tên gọi Bình Định được có từ đó)

Trong dân gian cũng ví von về cái sự "chạy" của Nguyễn Ánh trong lúc bị Tây Sơn truy đuổi, có người còn so sánh cái sự "chạy" đó với cuộc Vạn Lý Trường Chinh ở Trung Quốc nhưng "ngoạn mục" hơn nhiều, từ Phú Xuân xuống Gia Định, rồi tiếp là An Giang, rồi tít xuống Phú Quốc, rồi sang tận Xiêm nhờ che chở và cầu viện, rồi lênh đênh ở Côn Đảo, rồi gởi cả hoàng tử Cảnh làm con tin ("Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay" - Miếu bà Phi Yến ở Côn Đảo) ... :(

Ngày nay, những ai đó "thanh minh" rằng việc "cõng rắn cắn gà nhà" của Nguyễn Ánh ngày xưa là "một việc bình thường" của thời cuộc, chỉ là "kêu gọi sự trợ giúp", ... thì quả thật là ngây thơ. Chẳng lẽ họ không biết là có một thỏa thuận về việc cắt vùng đất Hà Tiên giao cho vua Xiêm thời điểm đó à ? Chẳng ai giúp một việc gì không công cả, nhất là ngoại bang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong dân gian cũng ví von về cái sự "chạy" của Nguyễn Ánh trong lúc bị Tây Sơn truy đuổi, có người còn so sánh cái sự "chạy" đó với cuộc Vạn Lý Trường Chinh ở Trung Quốc nhưng "ngoạn mục" hơn nhiều, từ Phú Xuân xuống Gia Định, rồi tiếp là An Giang, rồi tít xuống Phú Quốc, rồi sang tận Xiêm nhờ che chở và cầu viện, rồi lênh đênh ở Côn Đảo, rồi gởi cả hoàng tử Cảnh làm con tin ("Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay" - Miếu bà Phi Yến ở Côn Đảo) ... :lol:

Câu này nói về Hoàng tử Cải và mẹ là Lê thị Răm (bà Phi Yến), chứ không phải hoàng thử Cảnh. Câu chuyện về hoàng tử Cải cũng nói lên cái tâm độc của vua Gia Long, mới ba tuổi hơn mà, việc khóc đòi mẹ là chuyện thường mẹ con, thế mà nỡ quăng xuống biển, hành động ấy mới thấy quyết tâm của Nguyễn Ánh như thế nào rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay