Posted 7 Tháng 8, 2013 Tư liệu tham khảo. =============== ĐỊA LÝ BIỆN CHÁNH (Tưởng Đại Hồng chú) TriTri dịch. Thanh Nang Kinh Quyễn thượng. Thiên tôn địa ty, dương kỳ âm ngẩu, 1, 6 cộng tông, 2, 7 đồng đạo, 3, 8 vi bằng, 4, 9 vi hửu, 5, 10 đồng đồ, hạp tịch kỳ ngẩu, ngũ triệu sinh thành, lưu hành chung thủy, bát thể hồng bố, tử mẩu phân thi thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, trung ngũ lập cục, chế lâm tứ phương, bối 1, diện 9, 3, 7 cư bàng, 2, 8, 4, 6, tung hoành kỷ cương, dương dĩ tướng âm, âm dĩ hàm dương, dương sinh ư âm, nhu sinh ư cương, âm đức hoằng tế, dương đức thuận xương, thị cố dương bổn âm, âm dục dương, thiên y hình, địa phụ khí, thử chi vị hoá thủy. Thiên nầy lấy khí vô hình làm đầu mối trời đất, mà suy nguyên đạo từ sở đến vậy, Vã dương khí thuộc trời mà thật điềm nơi trong đất. Thánh nhân làm dịch để rỏ đạo trời đất, đều nói âm dương hằng trợ nhau vì cội rể, trời cao mà tôn, địa thấp mà ti, nhưng kẻ tôn có đức hạ tế, kẻ ti có nghỉa thượng hành, 1 âm 1 dương, 1 kỳ 1 ngẩu, số ấy tham ngũ, cho nên tế 1, hình ấy đối đải, cho nên vảng lai, trời đất khuông khuếch do đó mà thành, bốn mùa thay đổi, do đó mà chuyển, vạn vật hóa dục do đó mà phôi. Vã đó đạo kỳ ngẫu của âm dương, tuỳ cử 1 vật không nào chẳng có, trời đất vô tâm thánh nhân vô ý, tự nhiên lưu lộ, mà tượng sáng rỏ nơi Hà Đồ, mới có 1, 6 cộng tông, 2, 7 đồng đạo, 3, 8 vi bằng, 4, 9 vi hửu, 5, 10, đồng đồ chi tượng. Thánh nhân do cái tượng mà cầu cái nghỉa, lấy kỳ thuộc dương nên có tên gọi trời 1, trời 3, trời 5, trời 7, trời 9, lấy ngẩu làm âm mà tên gọi đất 2, đất 4, đất 6, đất 8, đất 10, Hể có 1, tất có 2, có 3 tất có 4, có 5 tất có 6, có 7 tất có 8, có 9 tất có 10, nên nói số tham ngũ là vậy. Đây 1 đó 2, đây 3 đó 4, đây 5 đó 6, đây 7 đó 8, đây 9 đó 10, ấy gọi là hình đối đải vậy, thiên số địa số mổi thứ được 5, đó gọi là số 1 thành, mà vô cùng trăm ngàn vạn ức, do đó mà suy vậy, thiên số địa số mổi số được 5, hợp 2 x 5 thành 10, bởi có 5 tức có 10, cũng như có 1 tức có 2, là đạo tự nhiên của âm dương vậy. Thế nên có 1 của trời tức có 6 của đất, có đất 2 tức có trời 7, có trời 3 tức có đất 8, có đất 4 tức có trời 9, có trời 5 tức có đất 10, đó là số âm dương, để tham ngũ mà nhất loạt vậy, Dịch nói, 5 vị tương đắc là ví đó vậy, mà 1, 6, tại dưới tức 2, 7 tất ở trên, 3, 8 bên trái, tức 4, 9 tất tại bên phải, 5 ở giửa 10 cũng ở giửa đó là số âm dương đối đải mà qua lại vậy. Dịch nói, 5 vị tương đắc mà các có hợp là nói như thế vậy, đã lấy tham 5 mà tề 1, nên 1 kỳ 1 ngẩu, sáng nhiên không rối, để đối đải qua lại, nên giửa kỳ và ngẩu 1 đóng 1 mở, điềm nhiên mà tự ứng, đó là sinh thành phải theo vậy. Thiên 1 sanh thủy, mà địa 6 thành chi, Địa 2 sinh hỏa mà thiên 7 thành chi, thiên 3 sinh mộc, mà địa 8 thành chi, địa 4 sinh kim mà thiên 9 thành chi, thiên 5 sinh thổ mà địa 10 thành chi, 1 sinh 1 thành, đều là cái khéo của âm dương giao cấu, 2 khí tương giao, mà 5 hành triệu vậy, giáng ư trên 9 thiên, thăng ư dưới 9 địa, châu lưu 6 cỏi, không ngừng nghỉ, khởi đầu rồi hết, hết rồi lại bắt đầu, không 1 hơi thở lưu hành, tức không 1 hơi thở không giao cấu, đương nó không mà thể nó hồn nhiên đã thành, đương nó có mà thể nó trật nhiên có tượng. Thánh nhân nhơn tượng số của hà đồ, mà lập được thể quái, vã hà đồ chỉ có 4 tượng, mà trên quẻ thành 8 thể 10 sao vậy, bởi 1 gạch thành hào, hào là giao vậy, khí của Thái Thủy chỉ có 1 dương, tên là Thái Dương, thái dương 1 giao mà thành Thái Âm, gọi là lưỡng nghi, thái âm thái dương tái giao, mà thành thiếu âm thiếu dương, cùng với thái âm thái dương thì là 4 tượng, đó là hiện tượng của hà đồ vậy, là bởi hà đồ mổi phương 2 số, gộp lại tức có 8, đó là tượng của hà đồ ẩn mà hiện vậy. Cho nên 8 quẻ là do 4 tượng, hào có 3 là do 3 lần giao, kiền khôn 2 quẻ là mẹ, 6 quẻ là con, đó là mẹ con 8 quẻ vậy, các quẻ tự làm mẹ, 3 hào là con, đó là mẹ con 1 quẻ vậy. Lấy đó phân thi tạo hóa, bố khắp cả vũ trụ, rồi đó cử dương kiền là trời, đối với âm của khôn đất, gọi là thiên địa định vị, thiên phục nơi trên, địa tải nơi dưới, đó là âm dương 1 giao, mà thành thiên địa vậy. Cử dương như cấn là sơn, đối với âm đoài là trạch, gọi là sơn trạch thông khí, sơn tải ở dưới tức trạch thụ nơi trên, cử dương như chấn là lôi, đối vói âm tốn là phong, gọi là lôi phong tương bạc, lôi phát từ dưới, tức phong động nơi trên, cử dương như khảm là thủy, đối với âm ly là hỏa, gọi là thủy hỏa bất tương xạ, thủy hỏa bình hành, hình thường tương cách, mà tính thường tương thân vậy. Đó là 3 âm 3 dương các tự giao nhau, mà sinh vạn vật vậy, tiên hiền lấy đó mà làm quẻ tiên thiên, phục hy sở định, bổn nơi long mã phụ đồ mà tác, thực tức hổn độn sơ phân, là tượng khai tịch của thiên địa vậy. Tứ tượng trung hư thành ngũ vị, trong ngũ đó tức tứ tượng giao vị, chân dương của kiền, chân âm của khôn, đều không hình mà có thổ hình, mà dưới thổ đó là huỳnh tuyền, đều là khôn địa tích âm khí, trên thổ đó là thanh hư, đều là kiền địa tích dương khí, mà da thổ đó trải bằng như bàn tay, là chí âm chí dương nơi kiền khôn giao cấu, thủy hỏa lôi phong sơn trạch, phàm thiên địa chi các hóa cơ, đều lộ nơi ấy cho nên trung ngũ là bát quái thác thể trử tinh, thành hình mà nơi hiển dụng vậy. Nên hà đồ lạc thư, đồng ở trong ngũ mà lập cục vậy, hà đồ tuy có tứ tượng, mà tiên thiên dương thăng âm giáng, trên dưới sơ phân chưa thể gọi tứ phương, từ trung ngũ lập cục, rồi sau tứ cục hoạch nhiên, các chánh kỳ phương, có chánh vị của tứ phương mà tứ duy xen nơi giửa,do đó 8 phương đã thành, gồm trung ngũ hoàng cực mà làm 9, phân mà bố như, 1 khởi chánh bắc, 2 cư tây nam, 3 cư chánh đông, 4 cư đông nam, ngũ phục cư trung, 6 cư tây bắc, 7 cư hướng tây, 8 cư đông bắc, 9 cư chánh nam, vị chi 9 trù, đó tuy xuất từ lạc thư, mà thật với số của hà đồ phù hợp.Cái lý của thiên địa tự nhiên phát hiện không khác vậy, bố vị đó gọi, đái 9 lý 1, tả 3 hửu 7, 2, 4 vi kiên, 6, 8 vi túc, nơi của 8 phương, đúng với số 8 phương đồng đều. Thánh nhân bèn lấy bát quái lệ theo, mà thứ tự gọi khảm 1 khôn 2 chấn 3 tốn 4 trung 5 kiền 6 đoài 7 cấn 8 ly 9, đó là 4 chánh 4 duy định vị không thay đổi, số tuy khởi 1, mà thật dụng chấn là đầu, bởi sau khi thành vị thiếu dương dụng sự, tiên thiên chủ thiên mà hậu thiên chủ nhật, nguyên tử kế thể thế phụ vi chính vậy. Dịch nói, đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, trí dịch hồ khôn, thuyết ngôn hồ đoài, chiến hồ kiền, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, là, cổ kim thiền đời suy di, châu rồi phục thủy vậy, chấn tốn ly khôn đoài càn khảm cấn giả, mọc lặng của nhật nguyệt, khí cơ của tứ thời, vận hành dời chiếu, đảo vòng không bến vậy. Tiên hiền lấy đó làm quẻ hậu thiên, xưa kia đại vũ trị thủy, thần qui xuất lạc, văn vương nhân đó mà làm quẻ hậu thiên, há lúc phục hy họa quái chưa có lạc thư, mà đến lúc đại vũ trị thủy, chưa có quẻ vị hậu thiên à, trộm nghỉ đồ thư, tất ra cùng một lúc, mà tiên thiên hậu thiên quái vị cũng định trong một ngày, phục hy chỉ có quái hào, rồi văn vương mới ghép từ vào. Hà Đồ Lạc Thư không có 2 số,Tiên Thiên Hậu thiên không có 2 nghỉa, khác nơi quẻ tiên thiên dùng âm dương đối đải để nói, có đây đó mà không phương góc, quẻ của Hậu thiên lấy âm dương lưu hành mà nói, tức có phương góc ư, đến như mục đích làm quẻ, muốn tại nơi âm dương cùng đắp đổi gốc là 1, hởi đạo của dịch, quí dương tiện âm, tức dương đương là chủ, mà âm đương là phụ, mà rồi nói dương để tướng âm là gì vậy. Bởi cái xảo của dương không tại nơi dương, mà tại nơi âm, cái dương trong âm mới là chân dương, cố âm có cảm thì dương lại ứng, tựa hồ âm phản làm quân, mà dương phản vi tướng, đó là kinh nói tôn chỉ của thần minh vậy, nhưng dương sở dỉ đến ứng với âm đó là trong âm bổn tự có vậy, dĩ loại mà theo nên đến mà ứng, không phải là âm chứa dương sao, âm chứa dương tức năng sinh dương, nhất thiết khí phát sinh, đều do dương nắm giử, tức đều do âm mà ra tất cả, cương nhu tức âm dương, âm dương do khí mà nói, cương nhu do chất mà nói.Dịch nói Càn cương khôn nhu, lại nói cương nhu xoa nhau, bát quái đu đưa nhau, trong bát quái đều có âm dương, tức đều có cương nhu, bằng lấy dương làm cương, lấy nhu làm âm, tức nên là cương do nhu sinh vậy. Mà rồi nói nhu sinh nơi cương là gì vậy, khí là vô hình, dương cương mà âm nhu, chất đã có hình âm cương mà dương nhu, nơi có hình của cương chất, lại sinh vô hình của nhu khí, chất sinh khí, khí hoàn sinh chất, nên nói nhu sinh nơi cương vậy, phàm kỳ sở dĩ năng tương trợ năng vi bao hàm sinh sinh bất tức, như vậy là tức lấy âm làm dương. Bởi tự có kỳ đức, duy đức của âm, năng hoằng đại ư dương, để tế dương mà thí, nên đức của dương, năng thân thuận ư âm, để xương cái hóa của âm, đó là cái xảo của âm dương, để khí mục cảm thấy nơi hà đồ lạc thư, quái tượng của tiên hậu thiên là vậy, do đó tức có thể biết đạo của trời đất vậy, đạo của trời đất, dương thường bổn nơi âm mà âm thường dục nơi dương, nên trời không khuếch nhiên không hư mà vì trời vậy, cái khí thường y nơi hửu hình, mà không lúc nào không hạ tế, đất không khối nhiên bất động mà là đất vậy, cái hình thường phụ nơi nguyên khí, mà vô thời không thượng thăng, nhưng mà khí của trời, thường tại lòng đất, mà khí của đất, đều là khí của trời, âm dương tuy 2 khí, mà chỉ 1 khí à, bởi sinh trời đất là khí đó, mà sở sinh vạn vật cũng là khí đó, nên gọi hóa thủy vậy.(hết quyển thượng). Nguồn: vietnambuysell.com Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 8, 2013 THANH NANG KINH Quyển Trung (Hóa Cơ) Kinh Viết: Thiên hữu ngũ tinh, Địa hữu ngũ hành, thiên phân tinh tú, địa liệt sơn xuyên, khí hành ư địa, hình lệ ư thiên, nhân hình sát khí dĩ lập nhân kỷ, Tử Vi tây cực, Thái Ất chi ngự, quân lâm tứ chánh, nam diện nhi trị, Thiên Thị đông cung, Thiếu Vi tây vực, Thái Vi nam viên, bàng chiếu tứ cục, tứ thất vi kinh, ngũ đức vi Vĩ, vận cán khôn dự, thùy quang kiền kỷ, thất chánh xu cơ lưu thông chung thủy, địa đức thượng tái, thiên quang hạ lâm, âm dụng dương triều, dương dụng âm ứng, Âm Dương tương kiến phúc lưu thông chung thủy, địa đức thượng tái, thiên quang hạ lâm, âm sở lâm, địa chi sở cảm, hình chỉ khí súc, vạn vật hóa sinh, khí cảm nhi ứng, quỉ phúc cập nhân, thị cố thiên hửu tượng, địa hủu hình, thượng hạ tương tu, nhi thành nhất thể, thử chi vị Hóa Cơ. Tiên nầy nói hình của tượng, là hóa cơ của trời đất, mà chỉ thị khí theo chịu vậy, văn trên đã rỏ hà đồ lạc thư, và lý của tiên thiên hậu thiên bát quái, Thánh nhân làm Dịch chỉ tận nơi đây, thiên địa âm dương chi đạo cũng tận nơi đây, nhưng thánh nhân không tự làm dịch, cái tứ tượng bát quái, đều ngưỡng pháp nơi trời, cho nên thiên nầy chuyên chỉ thiên tượng mà nói. Ôi, dịch của bát quái, lấy tượng ngũ hành nơi đất, thật nhân trời có ngũ diệu, ngũ diệu ngưng đọng ở trên, mà ngũ hành lưu khí nơi dưới, tinh tú của trời, ngũ diệu làm phân quang liệt tượng vậy, núi sông của đất, ngũ hành làm thành thể kết soạn vậy, nên núi sông không liệt tú mà thường đủ hình liệt tú, xem hình trình ra của nó, tức đã biết khí lẫm của nó. Ôi, có hình đó lẫm khí đó, vật hóa tự nhiên, ban sơ chưa cập đến nhân sự, mà thánh nhân ngửa xem cúi xét, nhân kỷ từ đó lập vậy, Mộc là tuế tinh, phương vị tại đông, kỳ lệnh là xuân, kỳ đức là lễ, Hỏa vi Huỳnh hoặc kỳ vị tại nam, kỳ lệnh là hạ, kỳ đức là nhân, Thổ vi trấn tinh, kỳ phương vi trung ương, kỳ lệnh vi quí hạ, kỳ đức vi tín, Kim vi Thái Bạch, kỳ phương vi tây, kỳ lệnh vi thu, kỳ đức vi nghiả, Thủy vi Thần Tinh, kỳ phương vi bắc, kỳ lệnh vi đông, kỳ đức vi trí, hồng ngự thế tể vật, đạo của 1 trời đất vậy, bởi nói thiên thể, tức có thất chính để tư nguyên hóa, nhật nguyệt ngũ tinh đó vậy, có tứ viên để trấn bốn phương, Tử Vi, Thiên Thị, Thái Vi, Thiếu Vi đó vậy. Có 28 tú để phân bố chu thiên, thương long 7 tú giác cang đê phòng tâm vỹ cơ, chu điểu 7 tú tỉnh quỉ liểu tinh trương dực chẩn, bạch hổ 7 tú khuê lâu vị mão tất chủy sâm, huyền vũ 7 tú đẩu ngưu nử hư nguy thất bích đó vậy, 4 viên tức 4 tượng, 7 chính tức âm dương ngũ tú chi căn bản, cái then do nơi bắc đẩu, phân làm 4 phương mà là 28 tú, nên phò hư mão tinh ứng nhật, tâm nguy tất trương ứng nguyệt, giác đẩu khuê tỉnh ứng tuế tinh, vỹ thất chủy dực ứng doanh cảm, cang ngưu lâu quỉ ứng thái bạch, cơ bích sâm chẩn ứng thần tinh, đê nử vị liểu ứng trấn tinh, lâm chế phương ấy các 1, 7 chính vậy. Hổn thiên đủ vòng tuy nói 4 phương, mà đã có bát quái 24 hào tượng rồi, không kinh thì không thể lập cục, không vĩ thì không thể mà thay đổi, 1 kinh 1 vĩ chân âm chân dương giao đạo vậy. Giao đạo duy lạc mà là thể của hậu thiên, vòng chu mà cố ư ngoại, thể của địa, kết thúc mà an nơi trong, đó là lưu hành của nguyên khí, tự nhiên mà thành khí, kỳ thủy vô thủy, kỳ chung vô chung, bao la lục hợp, nhập nơi vô gian, tuy danh âm dương, 1 khí mà thôi, người có thể được 1 khí đó tức kẻ sinh thì có thể được kỳ sinh, mà kẻ tử cũng đặng kỳ tử, cái đạo địa lý gồm 1 mối của nhân kỷ, mối đó đả lập, tức các chính y thứ mà ứng vậy. Nên thánh nhân trọng kỳ sự, dùng tại đất mà tất cầu mối nơi trời, bởi bổn khí đó tự đến vậy, nhưng khí không thấy được mà hình thấy được, cái khí không thấy được tức gởi nơi hình có thể thấy được, hình là khí sở thành, mà tức là đội khí, khí phát ở trời, mà kẻ đội là đất, khí bổn là dương mà kẻ đội là âm, nên có âm tức có dương địa đắc kỳ sở mà thiên khí qui vậy, thiên địa vô thời bất giao hội, âm dương vô thời bất tương kiến, tương kiến mà được chánh xung hòa, tức là cửa phúc đức, tương kiến mà không được chánh xung hòa, tức là trái nhau mà là họa căn, họa phúc khác lối chỉ tranh 1 khoản, thật đáng sợ vậy Vả cũng biết tinh tú đẹp nơi trời, núi sông mà có thể liệt nơi đất vậy, khí của trời, lúc nào chẳng có, mà mặt nhật được dương tinh của trời, mà hằng là nhật,mặt trăng được âm tinh của trời, mà hằng là trăng, ngũ diệu được ngũ tinh khí của trời, mà hằng là vỹ, chí ư 4 viên 28 tú,chúng tinh hoàn liệt lại được tinh của nhật nguyệt ngũ tinh, mà hằng là kinh, đó tức là tại trời mà có hình vậy, lại có cái khí đội trời, khí của đất không lúc nào chẳng có, sơn được khí của nhật nguyệt ngũ tinh mà hằng là sơn, xuyên đắc khí của nhật nguyệt ngũ tinh mà hang vi xuyên đó tức là có hình tại địa để đội khí của địa vậy. Liệt tú được khí của trời mà sinh nơi trời, liệt tú với trời một thể vậy, sơn xuyên đắc khí của địa mà sinh nơi địa, sơn xuyên với địa một thể vậy, vạn vật sinh nơi trời đất cái nào chẳng vậy,Vả vạn vật không thể tự sinh mà mượn khí của trời đất để sinh, nhưng thiên địa không có ý sinh vạn vật, mà vạn vật các tự có đất đất vậy, vừa với khí của trời đất gặp nhau trong nơi bí ẩn hoảng hốt, mà có được thấm nhuần lại có đuợc lo liệu vậy. Vả mà có nụ thai, thì khiến khí thiên địa ngưng mà không đi, tích mà lũy rồi với 1 vật bột nhiên sanh ra vậy, đạo của địa lý, tức khiến ta muốn lấy hình đủ để nạp khí, mà khí không nơi ta, đi tức hình với khí giao mà thành 1, tức khiến nơi đất ta chiếm đủ để nối trời, mà trời không cách ta, tức đất với trời giao mà thành 1, bởi hình khí thiên địa đả hợp thành 1, tức hài cốt đã táng cũng với khí của thiên địa là 1, mà tử phách sinh nhân khí mạch đưa đẩy thì cũng là 1. Phúc ứng mà đến bằng trương cơ thẩm quát, đó là hóa cơ vậy, nếu không chứa thì không cửa, ngưng cũng không cách, tuy liệt tú đầy trời chiếu rạng trung thiên, mà ta không mong chiếu đến, tuy đại địa dương hòa, tràn lưu 8 hướng mà ta không được thấm ướt, trời là khuông khuếch, đất là ruộng lúa, xương thì mau mục, con cháu thì bám sinh, tôi chưa từng thấy phước vậy, không thể bất thận trọng không thể bất thận trong vậy. (còn tiếp quyễn hạ) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 8, 2013 THANH NANG KINH QUYỄN HẠ (HÓA THẰNH) Vô cực nhi Thái cực dã, lý ngụ ư khí, khí hữu ư địa, nhật nnguyệt tinh tú, cương khí thượng đằng, sơn xuyên thảo mộc, nhu khí hạ ngưng, tư dương dĩ xương, dụng âm dĩ thành, dương đức hửu tượng, âm đức hữu vị, địa hửu tứ thế, khí tòng bát phương, ngoại khí hành hình, nội khí chỉ sinh, thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, thị cố thuận ngũ triệu, dụng bát quái bài lục giáp, bố bát môn, thôi ngũ vận định lực khí, bài lục giáp bố bát môn, thôi ngũ vận định lục khí, minh địa đức, lập nhân đạo, nhân biến hóa, nguyên chung thủy, thử vị chi hoá thành. Thiên nầy nói lên hình khí tuy khác, mà lý lẽ thì một, cho người thấy rằng do hình cầu khí, là chuẩn mực nhập dụng của địa lý, dịch rằng dịch có thái cực mà sinh lưỡng nghi, Thái Cực là, nói tượng vua trước tiên, trước thiên địa sinh, năng sinh thiên địa là tổ căn của vạn tha, vốn không vật không tượng không số, không phương gốc, không nào chẳng có, nói Thái cực, mà không Thái cực có biết, hậu hiền lập thuyết, lo học giả 1 Thái cực vì có vật, cố nói lên để rỏ mà rằng, vô cực là Thái cực vậy. Lớn là trời đất, nhỏ là vạn vật, vả chăng là các có Thái Cực, vật vật 1 thái cực, các 1 vật toàn đủ cái lý của 1 thiên địa, người biết thái cực vật vật gồm đủ, tức đạo của địa lý, nghỉ đến quá nửa vậy. Lý ngộ nơi khí, khí 1 thái cực vậy, khí gom nơi hình, hình 1 thái cực vậy, dĩ chí trong có thái cực, nên có thể đóng xuống, trợ dương tốt đẹp, trợ cho 1 thái cực vậy, dùng âm để thành, dùng cho 1 thái cực vậy. Thái cực mà để hiển lộ thì gọi là tượng, mà đã tuyên bố thì gọi là vị, đất không 4 thế, 1 thái cực thừa vậy, mà mệnh làm 4 thế khí vô 8 phương, 1 thái cực ngự chi, mà mệnh làm 8 phương thế với phương vậy, tượng đó khí đó, mà mệnh làm thế làm phương đó, cái cực mà cục đâu có định, tức thế với phương, cũng có định đâu trong 4 thế các tự có tượng, tức trong 8 phương các tự có khí, nhưng khí của các phương đó đều là khí lưu hành, do phương thành hình, chỉ gọi ngoại khí, nếu buông thả lưu hành mà không ngưng tụ, tức từ 8 phương đến rồi cũng từ 8 phương mà đi, thiên sơn vạn thủy chỉ để tai mắt xem chơi, như truyền xá như quá khách, cũng không đủ để tuấn phát linh cơ, vun thêm nguyên hóa, tất có vì nội khí mà vậy. Cái gọi nội khí không phải có từ trong tức khí lưu hành từ ngoại lai, ngưng tại đó, có đó 1 ngừng, thì khí hành hình của 8 phương, đều bị thu hút họp tụ nơi đó, là 1 ngưng tất cả đều ngừng, do đó mà nói Thái Cực, là chân thái cực vậy, không đâu không ngưng tức dương không nơi chẳng trợ, âm không nơi vô dụng, mà sinh sinh bất dừng đạo tại nơi trong. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh 4 tượng, 4 tượng sinh bát quái, vạn sự vạn vật, đều nụ thai nơi đó, thiên trước nói hình chỉ khí súc vạn vật hóa sinh là gồm nói đó vậy, nhưng chỉ nói ngưng, mà không đề rỏ nghĩa tại sao ngưng, e thẩm khí của thế gian, man nhiên mà rút tay, nên cử khí lớn nhất lưu hành nơi khoảng không, gọi là phong, gọi là thủy, vã phong có khí mà vô hình lẫm nơi dương vậy, thủy có hình mà kiêm có khí, 2 đó đều là vật hành khí, cái khí dương theo gió mà đi, cái khí âm theo nước mà hành, mà dương khí hành trở lại tán dương, bởi trong dương có âm vậy, hành âm khí thì trở lại ngưng dương, bởi trong âm có dương vậy. Đất rộng thế gian ở đâu mà chẳng có gió, ở đâu mà chẳng có nước, gió vốn không thể tán nước, nên hà hơi ra cho tán, bệnh thừa nơi trong, thủy vốn không thể ngưng khí, nên hút vào cho ngưng, xảo tại nơi giới, giá mà rỏ được nghỉa thừa với giới, xét khí mà suy pháp thái cực, thì hiểu vậy, văn trên phản phúc suy tường, đều là nói phiếm cái lý của hình khí, chí như chỉ thật cái dụng của địa lý, như vậy tổng quát đầy đủ rồi. Thuận 5 triệu, lấy 5 tinh chánh biến mà thẩm tượng, dùng bát quái lấy 8 phương suy vượng ma thẩm vị, bài 6 giáp lấy 6 giáp kỷ niên mà thẩm vận, bố 8 môn, lấy 8 phong khai hạp mà thẩm khí, khuông khổ của địa lý đều tận nơi đây, suy 5 vận, lấy 5 kỷ doanh hư mà thẩm tuế, định 6 khí, lấy 6 khí lui thay mà thẩm lệnh, cẩn tuế thời để phò then chốt của điạ lý, tận nơi đó vậy. Như vậy thái cực không mất cái chánh, mà địa đức khả minh, tuy nhiên cái minh của thánh nhân là địa đức vậy, không đồ được đức mà thôi, bởi địa có 5 hành, đắc kỳ thuận tức nhân sinh vậy, 5 đức bị kỳ toàn, mà 5 đức thường như kỳ tính, thánh hiền hào kiệt, tiếp nối mà ra, mà lễ nhạc chính hình, không có chẳng theo pháp, không phải nhân đạo từ đó mà lập sao, dù vậy cũng là biến hóa của âm dương, cái xảo tự nhiên, tuy có kẻ trí, không thể lấy ý riêng mà làm xằng, cũng vẩn biết đó là như vậy, nên thôi đi, vả bốc địa táng người thân, là lo đầy đủ việc tang, mà con cháu thế trạch đều ra trong đó, tức nhân đạo đã hết, mà là nhân đạo đã bắt đầu, vả chăng đạo lý là vậy, thánh nhân khai vật thành vụ, không thứ nào lớn hơn được, nên gọi hóa thành đó vậy. (hết) Nguồn: vietnambuysell.com Share this post Link to post Share on other sites