Thiên Đồng

Những Ý Kiến Trái Chiều Về Định Tâm Trong Phong Thủy

18 bài viết trong chủ đề này

Những Ý Kiến Trái Chiều Về
Định Tâm Trong Phong Thủy


Quý thành viên và quý đọc giả thân mến,

Hiện nay, khi bàn về vấn đề định tâm trong phong thủy, một yếu tố quan yếu trong học thuật địa lý đông phương, thì, có rất nhiều quan niệm hoặc ý kiến khác nhau và trái chiều đối với vấn đề này.

Để có một cái nhìn đúng đắn về vấn đề nêu trên theo tinh thần học thuật nghiêm túc và theo tiêu chí khoa học, chúng sẽ tôi lần lượt đưa vào đây những ý kiến khác nhau từ các nguồn khác nhau để quý thành viên và quý vị đọc giả rộng đường suy xét và tham khảo.

Trước nhất chúng tôi xin trích dẫn bài viết tham luận về "Vấn đề điịnh tâm nhà đất trong Phong thủy", được đọc trong cuộc hội thảo về phong thủy tại Hà Nội, ngày 15/9/2009/, với chủ đề hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy trong kiến trúc và xây dựng", do thành viên ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Châu Thế Vinh, soạn thảo với sự hướng dẫn của Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ -.

Thay mặt ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt,
chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý thành viên và quý đọc giả.

Thiên Đồng
26/7/2013
================================

VẤN ĐỀ ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY

Châu Thế Vinh
Thành viên Ban nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt
Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương



I – MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ - ĐẤT
TRONG PHONG THỦY.

I - 1. Tầm quan trọng của việc định tâm đất trong phong thủy.


Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định yếu tố thực tiễn và khách quan của phương pháp ứng dụng trong phong thủy chính là sự tương tác. Sự nắm bắt qui luật tương tác của vũ trụ, thiên nhiên, môi trường và cụ thể của những cấu trúc vật chất trong ngôi gia đã làm nên tính ứng dụng của phong thủy. Nhận xét này của chúng tôi, bước đầu đã xóa bỏ bức màn huyền bí của môn phong thủy Đông phương và đưa phong thủy vào đối tượng nghiên cứu khoa học một cách có căn cứ khoa học.
Lý thuyết khoa học hiện đại đã xác định rằng:
Bản chất sự hình thành và phát triển trong vũ trụ chính là sự tương tác. Tính chất tương tác như thế nào thì sự vật, sự việc thể hiện như thế đó.
Luận điểm này của chúng tôi được hầu hết những nhà nghiên cứu Lý số về bản chất của Phong Thủy thừa nhận.
Trên cơ sở nhất quán của luận điểm này, chúng tôi xét trong mối tương tác của thế giới vật chất nói chung thì việc định tâm nhà đất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì từ đó chúng ta mới có thể phân cung điểm hướng là những thành tố mang tính dự kiện ban đầu chi phối hấu hết những phương pháp ứng dụng trong phong thủy.
Trong ứng dụng phong thủy lưu truyền câu: “Nhất vị, nhị hướng” – vị ở đây quan trọng nhất chính là tâm. Tâm nhà đất là nơi chịu tác động mạnh nhất và là nới tập trung các yếu tố tương tác.
Có thể khẳng định rằng: Định tâm nhà đất sai thì các phương pháp ứng dụng Phong Thủy cũng sai lệch. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia chủ.
Nhưng chính sự mơ hồ do thất truyền trong nguyên tắc định tâm đất trong phong thủy từ hàng ngàn năm qua lại là một trong những yếu tố quan trong góp phần làm nên sự mơ hồ và huyền bí của Phong Thủy. Do việc định tâm sai, sẽ dẫn đến phương pháp ứng dụng sai ở các phương vị cần phát huy , hoặc hạn chế các quy luật tương tác tốt, hay xấu.

Từ mục đích làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đưa ra một phương pháp định tâm nhà đất chính xác và hợp lý trong Phong thủy - mang tính nguyên lý, từ đó có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng liên quan cũng như phát huy được tính ứng dụng hiệu quả và thống nhất của các phương pháp ứng dụng Phong Thủy như Bát Trạch, Huyển Không, Loan đầu hình lý khí… nhân danh Phong Thủy Lạc Việt.

II - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY CỔ.

1. Định tâm đất - Sự thất truyền của lý thuyết căn bản trong phong thủy cổ.

Một điểu dể dàng nhận thấy rằng: trong tất cả các sách vở cổ về Phong Thuỷ lưu truyền đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những nguyên lý thuyết căn bản của Phong thuỷ và một phần nữa có thể hiểu rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối như hình vuông hay chử nhật. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định.
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại, các đô thị, cao ốc, căn hộ dân cư phát triển rất nhiều so với trước kia và các công trình kiến trúc đó lại mang nhiều hình thế phức tạp. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấu trúc cổ, các phong thuỷ gia trở nên lúng túng về phương pháp ứng dụng Phong Thủy. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại thường thấy chính là vấn đề định tâm nhà đất và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).

II - 2. Sai lệch và khiếm khuyết của phương pháp định tâm nhà trong phong thủy từ trước đến nay.
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phong thuỷ gia mặc dù hiểu được tẩm quan trong của việc định tâm nhà đất nhưng không thể đưa ra được phương pháp định tâm chính xác, hợp lý và lẽ dĩ nhiên là không thể định tâm được những căn nhà hoặc miếng đất mang hình thể phức tạp.
Sau đây là những phương pháp địng tâm nhà đất thường thấy trong các sách dạy ứng dụng Phong Thủy đang bày bán tại các nhà sách trong cả nước, cụ thể:

a/ Nguồn tham khảo 1:
Trích: Thao tác và ứng dụng về Phong Thủy – tác giả Tống Thiệu Quang – NXB Hải Phòng
"Lập cực là một danh từ chuyên dùng để chỉ phương pháp xác định tâm của ngôi nhà. Muốn xem Phong Thủy Dương Trạch cần phải tìm ra được điểm trung tâm. Một khi đã tìm ra được điểm trung tâm thỉ có thể đoán được hung cát của nó từ tám hướng. Và có một số phương pháp tìm ra vị trí trung tâm của ngôi nhà là:
- Lấy trọng tâm trong lực học vật lý làm trung tâm
- Loại bỏ những phần lồi ra và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Bổ sung thêm vào phần lõm và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Lấy bình quân của 2 phần lồi lõm, sau đó mới tìm được điểm trung tâm



Posted Image

Hinh1. Lấy bình quân của 2 phần lồi và lõm, lúc này nó sẽ giống như là diện tích của hình vuông, sau đó ta lấy điểm giao nhau thì đây chính là điểm lập cực
Hinh2. Mặt bằng có 2 vị trí đểu lõm vào, ta tiến hành làm đầy hai phẩn này rổi dựa vào điểm giao nhau của 4 góc rổi tÌm ra điểm lập cực.
Hinh3. Mặt bằng có 1 vị trí lồi ra, ta tiến hành loại bỏ phẩn này rổi tìm ra điểm lập cực từ điểm giao nhau của 4 góc.
Hinh4. Mặt bằng có hình chữ L thì ta lấy một đường thẳng song song ở giữa của 2 đẩu, điểm giao nhau trên đường thẳng chính là điểm lập cực"


b/ Nguồn tham khảo 2:
Trích: Cách sử dụng La Bàn trong Phong Thủy – Tác giả Tuệ Duyên – NXB Thanh Hóa
"Đối với các mặt bằng không theo hình thù nào cả thì có nhiều cách để tìm ra điểm trung tâm:
a) Phương pháp hình học: Đối với kiến trúc mà nói, đường mặt bằng cơ bản thường là hình chữ nhất hợp thành, thường do một hình chữ nhật chủ yếu là chính, có chổ nào đó lồi lõm, như vậy phải dùng cách kê bằng để biến chúng thành hình chữ nhật đúng quy cách thì sẻ tìm ra trung tâm mặt bằng (Hỉnh 5)
b ) Phương pháp trọng tâm: Đem một mặt bằng phức tạp cắt ra, đặt lên đầu cái Kim đài thì sẽ đo ra trọng tâm của mặt bằng kiến trúc. Trọng tâm của mặt bằng có lúc không hoàn toàn trùng khớp với trung tâm nhưng thông thường rất gần trùng hợp (hình 6)


Posted Image"

c/ Nguồn tham khảo 3:
Các cách tính tâm thông thường hay gặp ở các tài liệu khác:
Dùng đường bao chung quanh hình biểu kiến mặt bằng nhà đất để xác định hình cơ bản, sau đó định tâm nhà bằng cách xác định trọng tâm hình cơ bản đó. Tham khảo các trường hợp sau (Nét màu đen là đồ hình mặt bằng nhà. Nét màu hồng / đỏ là hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định tâm):


Posted Image
Hình. 7


Posted Image
Hình.8

Posted Image
Hình 9



II - 3. Nhận xét về các phương pháp định tâm nhà đất nêu trên:

a/ Nguồn tham khảo 1.

- Chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng tâm nhà đất và cho đó là điểm lập cực.

- Phương pháp định tâm rất mơ hồ không có nguyên lý, thậm chí mâu thuẫn với cả tiêu chí ban đầu đưa ra là lấy trọng trâm trong lực học vật lý làm trung tâm.

- Định tâm theo phương pháp ở Hình 3, Hình 4 dẫn đến sai lệch rất nhiều (sẽ có dẫn chứng cụ thể khi so sánh với phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương)

b/ Nguồn tham khảo 2.
- Cả 2 phương pháp đều không nêu được nguyên lý để định tâm trong các trường hợp mặt bằng phức tạp: - Phương pháp hình học: cách định tâm rất cảm tính và mơ hồ, nếu xem tâm trọng tâm vật lý của mặt bằng biểu kiến thì cách định tâm này cũng không chính xác.
- Phương pháp trọng tâm: trực tiếp thừa nhận không thể định tâm chính xác. Đồng thời phương pháp này rất mất thời gian, không thực tế và mang sai số nhất định do đo bằng Kim đài.

c/ Nguồn tham khảo 3.
- Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 7), nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 8 và hình 9).

II - 4. Nhận xét chung:
Tính đến thời điểm hiện tại
Chính do tính thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết, nên các phương pháp ứng dụng của phong thủy hiện nay chưa có một định nghĩa hợp lý và phương pháp, có nguyên lý cụ thể cho việc định tâm nhà đất một cách chính xác.
Các phương pháp định tâm nhà đất của các Phong thủy gia hiện tại tùy tiện, mơ hồ và chứa nhiều sai lệch. Diện tích nhà đất càng lớn, càng phức tạp thì sự sai lệch càng lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm trong Phong thủy, nhất là khi có liên quan đến sự trấn yểm.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
DO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (TTNCLHDP) PHỤC HỒI.

III - 1. Định nghĩa tâm nhà đất.


Phong thuỷ phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây là một nguyên lý được xác nhận của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh sự tương tác đó lên nơi ở ảnh hướng tới con ngưởi. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn bản chịu tương tác mạnh nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác.
Do đó, phương pháp tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước đầu tiên quan trọng trong việc phân cung, điểm hướng - là một thành tố quan trọng trong ứng dụng Phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât theo Phong thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương là:

Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong Phong thủy chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đó trong không gian.


Posted Image
Hình minh họa

Hay nói một cách khác:
Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.

Trên cơ sở xác định tính khoa học bản chất của phong thủy là tính tương tác và sự ứng dụng quy luật của sự tương tác, chúng tôi nhận thấy rằng:
Sự tương tác cân bằng chính là sự tương tác với trọng tâm biểu kiến của vật thể đó.


Đây chính là nguyên lý khoa học của việc định tâm nhà đất theo phong thủy Lạc Việt của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Từ đó xác định mọi phương pháp định tâm trong Phong thủy Lạc Việt, mà chúng tôi tiếp tục trình bày dưới đây.
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỌNG TÂM HÌNH THỂ NHÀ ĐẤT.
2-1. Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:

Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.

2-2. Phương pháp căn bản trong tính trọng tâm:

2-2-1. Nhà đất có hình thể đơn giản:
Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà mà tự nó đã mang tính cân đối hình học như: Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là giao điểm hai đường chéo. Trong trường hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác chính là giao điểm của ba đường trung tuyến.

Posted Image
Posted Image
Posted Image


2-2-2. Nhà đất có hình thể phức tạp:
A - Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c / Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.




B - Minh họa phương pháp tính tâm nhà đất:
Chúng sẽ tiến hành lấy một hình thể nhà đất phức tạp để làm ví dụ minh họa. Miếng đất hoặc căn nhà hình chữ “L” thuộc hình thể nhà đất phức tạp, nhưng cũng rất thường gặp trong thực tế.
Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ thao tác định tâm hết sức cơ bản và chính xác để xác định tâm của loại cuộc nhà đất này: Hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình “L” dưới đây:
Tiến hành từng bước theo a/ b/ c ở trên, ta lần lượt có:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình.

Posted Image

Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình:
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40.

b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
Posted Image

c/ Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:
40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này

Posted Image

Hình 13. Bước c/ xác định chính xác trọng tâm của hình thể

Như vậy trọng tâm của hình thể này chính là tâm của cuộc nhà đất nói trên

2-2-3. So sánh với các phương pháp định tâm ở mục II - a/.

Posted Image
H.14

Posted Image

Ta dễ dàng nhận thấy có một sai lệch rất lớn ở phương pháp định tâm của hiện tại của các Phong Thủy gia so với phương pháp định tâm chính xác, mang tính nguyên lý của Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông Phương.

2 - 2 - 4. Phương pháp tính trọng tâm có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài phương pháp định tâm nhà đất cơ bản trên, chúng tôi còn đưa ra thêm 3 phương pháp với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính như Auto Cad, Excel, phần mềm Phong Thủy chuyên dụng riêng của Nguyễn Như Kiên, kỹ sư thủy lợi, email: kimkien@gmail.com. thành viên nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.
Phương pháp này được mô tả như sau:

a/ Định tâm nhà đất bằng phần mềm AutoCAD:


- Vẽ hình tỉ lệ biểu kiến của nền nhà hay cuộc đất trong AutoCAD
- Tạo 1 region từ hình vừa tạo bằng lệnh Boundary.
- Xác định tâm của hình (centroid) qua lệnh massprop.

trong hình vẽ minh họa dưới tọa đây tâm hình có tọa độ X = 4.444; Y = 7.7778
Posted Image
Hình 16

Posted Image Định tâm nhà đất bằng phần mềm Excel:
Vẽ hình trên 1 trục xOy bất kỳ.
- Gán tọa độ cho các điểm (Ví dụ hình trên điểm A có tọa độ (0, 0); điểm B(0, 15); điểm C(10, 10); điểm D(0, 10)
- Tính tọa độ trọng tâm hình (trong hình là Xc và Yc) qua công thức:
Posted Image
(Công thức này tính bằng excel hoặc MathCAD thì rất nhanh & có thể lập công thức 1 lần dùng nhiều lần)

c) Định tâm nhà đất bằng phần mềm Phong thủy chuyên dụng:
Tham khảo phần bài viết và trình bày của Nguyễn Kim Sơn – Thành viên Ban Nghiên cứu Phong Thủy – TT Nghiên cứu lý học Đông Phương(*)

IV. TÍNH NGUYÊN LÝ VÀ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT
TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.

IV - 1. Định tâm chính xác
Phát huy hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trong Phong Thủy.


Có thể nói, phương pháp định tâm nhà đất trên của Phong thủy Lạc Việt là một phương pháp hoàn chỉnh và có tính nguyên lý. Từ việc định tâm nhà đất chính xác dẫn dến việc định phương vị sơn hướng chính xác, các phương pháp ứng dụng Phong thủy sẽ phát huy tính hiệu quả của nó. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này qua hình minh họa dưới đây:
Hình a.
Kết quả định tâm theo Phong thủy Lạc Việt cho việc định vị các hướng như sau trên diện tích nhà.
Giả định nhà hướng Càn Tây Bắc và các phần màu vàng thể hiện các phương vị tốt trên mặt bằng nhà.

Posted Image

Hình b:
Kết quả định tâm trong phong thủy phổ biến hiện nay cho việc định phương vị tốt xấu khác hẳn.


Posted Image

Như vậy, nếu chúng ta giả định rằng:
Không có sự đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt trong Phong thủy Lạc Việt thì việc định tâm trên của phương pháp phổ biến hiện nay trong phong thủy, cũng tạo ra sự khác biệt lớn về phương vị tốt xấu trên mặt bằng nhà so với phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt. Điều này sẽ quyết định tính hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp phong thủy.

IV - 2. Tính hợp lý trong định tâm nhà theo Phong Thủy Lạc Việt và các vấn đề liên quan.

Qua hai đồ hình so sánh phương pháp định tâm trình bày ờ phần IV - 1, chúng ta thấy rằng:
Sự định tâm phổ biến hiện nay có một sai số rất lớn so với phương pháp định tâm được phục hồi từ Phong thủy Lạc Việt. Sự định tâm đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng đúng. Trên cơ sở đó, các phương pháp ứng dụng của phong thủy như bố trí phòng ốc, công trình phụ, cầu thang, bếp sẽ hoàn toàn chính xác.
Ngược lại, với phương pháp định tâm phổ biến hiện nay trong phong thủy phi Lạc Việt rõ ràng có sai số rất lớn. Từ đó các qui ước trong phương pháp ứng dụng nhưng tiêu chí của phong thủy sẽ bị sai.

V. KẾT LUẬN:
Như vậy, xuất phát từ một nguyên lý nhất quán và hoàn toàn khoa học là nguyên lý tương tác, đã xác định tính cân bằng tương tác đối với một hình thể đơn vị diện tích, để xác định trọng tâm nhà đất trong phong thủy Lạc Việt. Phương pháp định tâm chính xác này là tiền đề nòng cốt cho việc ứng dụng hiệu quả và chính xác của các hàng loạt phương pháp khác như Bát trạch, Loan đầu, Dương trạch tam yếu, Huyền không phi tinh… Và từ đó Phong Thủy Lạc Việt tiến tới làm sáng tỏ hoàn toàn những bí ẩn trài hàng thiên niên ký trong phong thủy của nền văn hóa Đông phương. Đó là tính nhất quán, tính hệ thống, tính quy luật, khách quan và tăng thêm khả năng dự báo của Phong thủy Lạc Việt phủ hợp với tiêu chí khoa học.
Kết quả của phương pháp định tâm trong phong thủy Lạc Việt xuất phát từ một thực tại khách quan và được khoa học thừa nhận. Đó chính là nguyên lý tương tác trong vũ trụ và minh định tính khoa học đích thực của khoa phong thủy vốn thất truyền những nguyên lý lý thuyết của nó thể hiện trong các cổ thư còn lại.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
--------------------------------------
* Chú thích: CD phần mềm định tâm nhà theo Phong Thủy Lạc Việt là quà tặng cho các quí vị đại biểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

Posted Image 07-07-13, 17:03 Posted Imagekolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 360

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Chào bạn, Theo những gì bạn viết thì tôi hiểu phương pháp định tâm này là chia một hình lớn ra thành nhiều hình nhỏ có thể tính được diện tích theo các công thức toán học thông thường. Sau khi tìm thấy tâm của các hình nhỏ rồi thì nối các tâm điểm của các hình nhỏ đó với nhau. Tùy theo tỉ lệ diện tích của các hình so với nhau như thế nào sẽ lấy tâm của một hình lớn theo đường nối các tâm với nhau.

Cụ thể, như trong trường hợp này thì hình chữ nhật lớn có diện tích bằng 4 lần diện tích hình nhỏ. bạn tính tâm của từng hình sau đó nối 2 tâm đó với nhau được một đường thẳng rồi chia làm 4 phần bằng nhau. Lấy tâm của toàn bộ hai hình chữ nhật đó về phía hình lớn. Riêng trường hợp này thì tôi thấy hợp lý. OK, pass

Nhưng có một số trường hợp đặc biệt.

Câu hỏi đặt ra là:

Nếu như đường nối các tâm với nhau không phải là đường thẳng thì sao?

Khi chia thành các hình nhỏ mà diện tích của chúng không tỷ lệ được với nhau thì sẽ tính tâm thế nào?

Tôi xin hỏi bạn. và đã đọc cẩn thận,

Posted Image

Trong thực tế dạng nhà có hình như dưới đây rất nhiều vậy cách định tâm ra sao

Posted Image

Chúng ta cứ bình tĩnh làm rõ từng vấn đề một, chưa nói đến chuyện đúng sai vội.

Trích: Nguyên văn bởi hoangtrieuhai Posted Image Người thầy đầu tiên của hth là một thầy HK theo HK truyền thống, là người khai sáng cho HTH về Huyền Không học. Cụ T đã gần 80 tuổi và tất nhiên, Cụ luôn đề cao HK như một lý thuyết bao trùm bộ môn Địa lý Phong Thủy, bác bỏ lý thuyết của Bát trạch và Dương trạch. Sau thời gian khá dài theo học Cụ, hth bất đầu tư vấn và qua trải nghiệm mới bắt đầu tìm thấy nhiều câu hỏi mà ko thể hỏi Cụ. Cơ duyên với PTLV bắt đầu từ đó….

HTH bắt đầu đưa ra sự hiệu chỉnh của HKLV so với HK truyền thống, toàn kiến thức sơ đẳng của những người mới nghiên cứu. Chúng ta bắt đầu xem xét từ kiến thức ABC vì nếu gốc rễ không đồng thuận thì kiến thức cao xa uyên thâm đem ra mổ xẻ liệu có ích gì ?

HTH sẽ sử dụng tài liệu : Thẩm thị Huyền Không học và Trạch vân tân án của Thẩm Trúc nhưng làm cơ sở tham vấn. Có thể nó chưa thực sự được coi là đại diện cho Huyền Không nhưng tôi cho rằng ai nghiên cứu HK đều có cuốn sách này.

1. Điểm lập cực

a. của HK truyền thống

Trong sách có nói “ Tìm ra trung cung là việc đầu tiên phải làm khi muốn xem phong thủy, bất kể người ta theo học thuyết của phái nào”. (trang 116).

Tại các hình số H178 là mảnh đất hình L, : giả quyết bằng cách thì chia thành hai hình chữ nhật để tim trung cung,

H179 +180 : thì khuyết góc hình vuông, chữ nhât: cách xử lý là vẽ thêm góc cho đủ rồi tìm trung điểm hai đường chéo.

H181 thì nối cạnh của các đỉnh lại với nhau

Trong cuốn Trạch vận tân án, trang 24 thì cách định tâm như sau:

- Lấy trọng tâm lực học trong vật lý làm trung tâm

- Bỏ phần lồi đi, rồi sau tìm trung tâm điểm

- Thêm phần lõm cho đầy, rồi sau hãy tìm trung tâm điểm

- Cân bằng những vị trí lồi lõm, thừa thiếu, rồi sau hãy tìm trung điểm.

- Phức tạp hơn là không có hình dạng nhất định, mỗi vật một thái cực, thì nên chia thành vài hình khối nhỏ rồi đi tìm tâm điểm của mỗi vị trí đó.

Cho đỡ mất thời gian, hth ko vẽ lại các hình này từ sách. Khi học HK của Cụ T, cụ có nói rằng với đất có hình thể phức tạp thì vẽ lại cuộc đất đó lên bìa rồi cắt, sau đó dùng kim để tìm tâm điểm sao cho miếng bìa đó cân bằng trên cây kim. Tuy nhiên, sau đó cũng ít gặp trường hợp này vì thông thường đất có hình dạng chữ L, Vuông, Chữ nhật, hình thang, vv và cụ áp dụng theo phương pháp như trong đã đề cập ở trên.

b. Điểm lập cực của PTLV

Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong HKLV chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đồng dạng của nó trong không gian.

PTLV hiệu chỉnh lại cách định tâm hay điểm lập cực bằng các phương pháp toán học hoặc đồ họa.

Đây chính là phương pháp tìm điểm lập cực chính thức của HKLV.

Ví dụ: nếu so sánh tâm của đất hình chữ L (H178), thì tâm của HKLV như hình vẽ

Posted Image

Kết luận: Vậy sự hiệu chình của HKLV trong phần định tâm so với HK truyền thông , ĐÚNG hay SAI ?

(phần tiếp theo là định hướng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

kolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực Huyenkhonglysu.com

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 360

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Trích: Nguyên văn bởi Thaison Posted Image Mình đồng tình với câu hỏi của Kolame, nếu Kolame không hỏi thì chắc người khác cũng sẽ hỏi những câu như vậy.

Định tâm, điểm hướng, phân cung...là trình tự mà trường phái nào cũng phải kinh qua cho cuộc đất nhà ở, trong đó định Tâm là bước đầu tiên nhưng cũng là bước quan trọng nhất, vì nếu định tâm sai thì những bước sau thiết nghĩ chẳng cần bàn làm gì.

- PTLV để xây dựng học thuyết mới của mình chắc chắn sẽ phải có những lập luận và phương pháp chuẩn cho phần định Tâm, nếu ngay phần sơ đẳng ban đầu này mà đã sai thì PTLV không thể tồn tại.

Phần trên HTH tiên sinh đã đưa ra 2 phương pháp đinh tâm là dựa trên:

- Toán học

- Đồ họa

Ví dụ hình nhà chữ L trên chỉ mới là ví dụ đầu tiên.

Để thỏa mãn sự háo hức của các ACE chắc chắn HTH tiên sinh sẽ đưa ra nhiều ví dụ cho phần này để phân tích-giải thích-chứng minh phương pháp định tâm của PTLV, chúng ta cứ từ từ chờ các bài viết tiếp theo cua tiên sinh.

Posted Image

Hôm nay có thời gian xem kỹ lại phương pháp định tâm này tôi nhận thấy là khá hợp lý cũng là tự mò ra ( Đúng thì nói đúng, sai nói sai)

Đó là tính tâm và diện tích hai hình một sau đó cộng tổng diện tích và tâm chung của chúng lại rồi đem xét với hình thứ 3 và cứ thế xét bao nhiêu hình cũng được

.

Tôi đã thử vài trường hợp và nhận thấy là hợp lý. Tuy nhiên sẽ có trường hợp xảy ra là tâm nhà sẽ nằm vào tường nhà hoặc bên ngoài nhà. Không biết điều này có ảnh hưởng đến việc phân cung điểm hướng như thế nào?

Posted Imagekolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 360

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Chào bạn Thaison, Không những bạn không cần phải nói lời xin lỗi mà tôi cần phải cảm ơn bạn mới đúng. Tôi là người có tư duy mở có tính module ( Có lẽ do đặc thù công việc của tôi nó vậy) chính vì thế mà tôi đã từng nhận định rằng PTLV có tính hệ thống tổng quát cao và tôi không bao giờ phủ nhận điều đó.

Tuy nhiên, nếu đảm bảo được tính hệ thống đó ở đây thì tôi, bạn và tất cả mọi người hãy chờ đợi điều gì sẽ xảy ra.

Cảm ơn bạn.

Posted Imagekolname Posted Image Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 360

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Thú thực, tôi chưa hề đọc tài liệu này của PTLV chẳng qua là tôi tập trung đọc cẩn thận bài viết của bạn hth (Quả thật bạn hth trình bày hơi khó hiểu) và để ý đến con số 1/4 nên tôi suy ra phương pháp này. Có một điều thú vị là sau khi hiểu được phương pháp này lập tức tôi liên tưởng đến một chuyện hay hơn nữa

( Nếu mà SP của bạn hth biết được chắc chắn sẽ nói: Mình dạy con mình mà để con nhà hàng xóm thuộc bài hi..hi..)

Theo tôi, phương pháp định tâm như vậy là hợp lý ở mức chấp nhận được.

Mời bạn hth tiếp tục công việc của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

Posted Imagenamphong Posted Image

Hội Viên Đặc Biệt của huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Aug 2009

Bài gửi: 866

Hội Viên thứ: 159

Đã cảm ơn: 87

Được cảm ơn: 3,511 lần

trong 708 bài viết Posted ImagePosted Image

Huyền không xưa khi định điểm lập cực cho một cục không hề đơn giản là chỉ lấy trọng tâm hay tính toán bằng phương pháp toán học để tìm trung tâm điểm hoặc các phép tính toán bù trừ bằng toán học. Thẩm Trúc Nhưng, Hồ Kinh Quốc, Bạch Hạc Minh đều hiểu chưa đúng về lập cực điểm do đó dạy người phép lập cực chưa đúng.

Cục dù lớn như đại địa, dù nhỏ như một cái nhà đều có âm dương bên trong nó, có vậy mới hình thành nên sinh khí sự sống, lấy một nhà để minh họa thì nơi dương khí đi vào(tạm xem là cửa chính của nhà) và đối diện với nó là nơi âm khí tàng chứa(tọa sau của nhà). Cái nơi giao hòa âm dương chính là điểm lập cực của nhà. Nói cô âm chính là nói 4 bề vách dựng, không có đường cho dương khí đi vào, đó chỉ có thể là chốn ngục tù mà thôi. Nói độc dương chính là nói cái dù lớn dựng ngoài trời, 4 bề gió lộng, chỉ có thể là chổ trú tránh tạm thời mà thôi. Cô âm độc dương vì thế chẳng phải nơi ở của con người được. Tự ngàn xưa khi khoét vách đá làm hang động để ở, con người đã ý thức che chắn phía sau và mở rộng phía trước, đó chẳng phải là đã hiểu dịch lý âm dương mà đó là sinh tồn theo lý tự nhiên, dịch lý âm dương do đó xuất từ lý của tự nhiên.

Huyền không xưa viết: thế nhân chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm.

Sau này Tằng Hoài Ngọc khi viết Nguyên Không Pháp Giám cũng mượn lời này mà nói: người đời chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái.

Hai câu này ý cao thâm như nhau nhưng để dùng trong 2 việc khác nhau.

Huyền không xưa viết như thế để khuyên người học không nên cứng nhắc khi tính tâm điểm một nhà, mà phải biết xét hai khí âm dương để định mới không sai nhầm. Biết được nơi thụ khí vào nhà(dương, thường là cửa chính) và nơi đón lấy khí(âm, thường là đối diện với cửa chính) mới có thể định được điểm lập cực của nhà. Tuy nhiên trong trường hợp nhà hình vuông, chữ nhật ngay ngắn thì việc định tâm nhà theo phép lấy trọng tâm hay cách tính toán học vô hình chung trùng với phép xét âm dương nên thời nhà Thanh các học giả Phong thủy mới dạy người phép lấy điểm lập cực bằng cách tính toán trọng tâm như vậy.

Tuy nhiên đối với những nhà có diện tích không cân đối thì việc tìm điểm lập cực theo cách trên có thể đúng và có thể sai lầm. Đơn cử như các hình bên dưới:

(Không thấy hình minh họa)

Huyền không xưa viết phân cung định trạch là để định tâm điểm chính là như trên, hình H1 là hình thể một nhà không vuông vắn; Hình H2 là khi cửa thụ dương khí và bc có nhà khác che kín thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H3 là khi cửa thụ dương khí và bc trống thóang và nhà có cửa phụ mở ra ở đó thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H4, H5 và H6 là khi nơi thụ dương khí mở về phía khác, các bên trống thóang thì điểm lập cực sẽ như vậy.

Trên là tạm xem cửa chính như nơi thụ khí, trong thực tế có những trường hợp thụ khí không phải là cửa chính và hình thể nhà còn phức tạp hơn, Thanh nang quyết viết: “Lập huyệt động tĩnh trung gian cầu” là đầy đủ bí quyết này.

Dương trạch nhà cửa là vậy, âm trạch thì xem thành môn(nơi thụ dương khí) để mà định. Hai chữ Thành môn đến nay nhiều người còn hiểu sai thì làm sao định được tâm điểm của âm trạch? đành rằng có thể dùng thập đạo tầm Thiên tâm nhưng có những cục chỉ có thể xác quyết bằng Thành môn.

"chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm"

"chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái"

Viết lại hai câu này lần nửa để người hữu duyên có thể hiểu được ẩn ý bên trong nó.

Hai khí âm dương giao hòa. Điểm lập cực là nơi dương tìm đến âm, âm đón nhận dương. Nhìn hình định điểm lập cực mà không đến cục xét khí âm dương thì khiên cưỡng và chỉ đúng khi hình thể nhà vuông vắn, không đúng khi hình thể nhà khác lạ và hoàn toàn sai đối với âm trạch. Xét khí âm dương để lập cực thì cùng một hình thể nhà nhưng vị trí khí xuất nhập khác nhau thì điểm lập cực sẽ khác nhau, âm trạch thì chỉ một quyết thành môn. Ngàn vạn cục thế dương trạch và âm trạch chỉ một lý này mà thôi.

P/S:

Nam Phong không tham gia thảo luận các vấn đề, viết bài này chỉ vì vài bạn có tham gia trong này: nên lưu tâm âm dương, không nên chú ý toán học nhiều vì toán học giả định âm dương bằng nhau hoặc triệt bỏ khí âm dương khi tính toán, thực tế âm dương không phải bằng nhau trong cục, đó chỉ là trường hợp lý tưởng mới có chuyện âm dương bằng nhau.

Thaison Posted Image

Hội Viên của huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: May 2013

Bài gửi: 61

Hội Viên thứ: 4372 Đã cảm ơn: 0

Được cảm ơn: 39 lần

trong 16 bài viết Posted ImagePosted Image"chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm"

"chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái"

Cảm ơn bài viết sâu sắc của tiền bối Nam Phong - Bài viết như một lời cảnh tỉnh cho hàng hậu học, cũng như lời khuyên của cụ ASVN là thận trọng, cẩn thận và thận trọng.

- Phéo định Tâm đâu phải giản đơn - chỉ hai câu nói trên của tiền bối cũng đủ minh chứng điều này.

- Hậu bối với hiểu biết nông cạn của mình hiểu rằng:

Phép lập cực định tâm muốn chính xác phải cần và đủ cho cả 2 yếu tố (Theo ngôn ngữ hiện đại) là:

1- Định Lượng (Định tâm theo phương pháp toán học, đồ hình, điểm phân, trọng lực...)

1- Định Tính (Xuy xét động tĩnh, âm dương, thành môn, cửa thu khí...)

- Nếu thiếu một trong 2 yếu tố trên phép định Tâm chưa chuẩn.

Bài viết của Nam Phong tiền bối cũng gợi mở rất nhiều cho người nghiên cứu phong thủy, tuy nhiên đến thời điểm này Hậu bối vẫn chưa dám có nhận xét gì về phép định tâm của PTLV vì còn phải chờ những bài tiếp theo về định Tâm của HTH tiên sinh.

Posted Imagelongtuan Posted Image Hội Viên của huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Jul 2009

Bài gửi: 141

Hội Viên thứ: 85

Đã cảm ơn: 60

Được cảm ơn: 155 lần

trong 88 bài viết Posted ImagePosted Image

Phép định tâm theo toán học có lẽ dành cho kiến trúc sư .

Trong một một khu chung cư mà dùng phép này sẽ gặp nhiều vướng mắc , bởi mỗi phòng mỗi buồng phải theo tâm nào đây .

Theo Namphong Dùng âm dương giao thái , hay thủy hỏa ký tế mà định tâm thì có chung mà lại có riêng .

Con người sống trên quả đất này chịu tác động của Thái âm ( mặt trăng ) Thái dương ( mặt trời ) nhiều nhất , ngoài ra còn , Sao kim , mộc , thủy , hỏa , thổ ...vv... . Thử hỏi rằng nếu mặt trăng , mặt trời không có thì quả đất sẽ ra sao ???

Một trong nhiều cách đinh tâm hay xác định sơn hướng một buồng phòng lấy sự thông thoáng của ánh nắng mặt trời làm hướng , Sơn mà định tâm , lúc này đây cổng , cửa nhà chung cư chỉ là thủy khẩu , thành môn mà thôi . Có như vậy mới giải thích được sự khác biệt của từng hộ gia đình ở chung cư .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

Posted Imagekolname Posted Image Hội Viên Tích Cực của huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 360

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết Posted ImagePosted Image

Chào các bạn, Về việc định tâm nhà trong phong thủy kolname xin có mấy ý kiến để mọi người định hướng cho việc nghiên cứu của mình.

- Định tâm nhà nên hiểu theo cách là điều chỉnh chứ không phải là cố định tâm nhà.

- Phương pháp toán học mà bạn hoangtrieuhai đưa ra là một trong những phương pháp định tâm hợp lý ở mức độ chấp nhận được (chỉ là chấp nhận được chứ không phải là đúng) và là phương pháp đóng (thụ động)

- Phương pháp định tâm của anh Namphong đưa ra là phương pháp mở ( Chủ động)

-Những gì mà chúng ta không thể điều chỉnh được thì coi là đóng, những gì mà chúng ta có thể điều chỉnh được thì coi là mở.

- Khi định tâm nhà cần phải kết hợp cả phương pháp mở và phương pháp đóng thì mới đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.

Posted Imagelongtuan Posted Image Hội Viên của huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Jul 2009

Bài gửi: 141

Hội Viên thứ: 85

Đã cảm ơn: 60

Được cảm ơn: 155 lần

trong 88 bài viết Posted ImagePosted Image

Trích: Nguyên văn bởi hoangtrieuhai Posted Image Mong bác longtuan chỉ giáo thêm:

- Trong khu chung cư cao tâng, ví dụ Kangnam 44 tầng, các số nhà từ tầng 5-42 theo trục sẽ có thiết kế, sự thông thoáng, thủy khẩu, thành môn là như nhau (ví dụ phòng 4310 giống 4210, 4110,4010....) Vậy thì phải chăng P.4310 sẽ chỉ khác các phòng cùng tầng khác, còn cùng trục đứng sẽ giống nhau (các căn hộ chung cư cao câp ko được phép sửa) ? Vậy cách giải thích sự khác nhau ở đây sẽ là thế nào ?

Kinh dịch lấy sự thay đổi dịch chuyển là vấn đề trọng tâm cho nên mọi cái sẽ không cố định , cái đúng ngày hôm nay chưa chắc là cái đúng ngày mai . Tôi không phủ nhận điều bạn nói nhưng nó không phải là tất cả , cũng như khi ta nghiên cứu về triết học đông phương sẽ có nhiều cái làm ta rối bời nhưng nếu ta quy về âm dương thì lúc này ta nhìn sư vật sẽ rõ ràng hơn . Đó là kinh nghiệm của tôi khi nghiên cứu một bệnh lý mà âm , dương , biểu , lý , hư , thực , hàn , nhiệt , đang pha trộn lẫn nhau tạo nên một mớ bùng nhùng và lúc này nhật , nguyệt sẽ soi sáng cho chúng ta .

Một người bị nhốt trong căn nhà tối và có một điểm ánh sáng thì theo phản xạ tự nhiên họ sẽ bị hút về điểm ánh sáng đó , lúc này điểm ánh sáng đó sẽ là hướng họ quan sát , và sau lưng họ sẽ là sơn .

Có xác đinh được sơn , hướng thì mới có tâm .

Lúc này đây trên cùng một trục thẳng đứng sẽ có cách hiệu chỉnh khác nhau trong căn phòng của họ phù hợp với mệnh lý của họ , với lại càng nên cao không khí càng loãng vậy âm dương cũng sẽ khác nhau .

Không những thế phong thủy không phải là tất cả , thiên thời ,địa lợi , nhân hòa , trong quả đất này con người đứng giữa trời và đất là một iếu tố quan trọng không ai phủ nhận được điều này .

Chính vì thế mà mà ta sẽ thấy sự khác biệt ở từng căn hộ .

kolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực của huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 360

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết Posted ImagePosted Image

Trích: Nguyên văn bởi hoangtrieuhai

3. Có nhiều cao thủ đã dùng Huyền KHông để dự đoán tình hình thế giới. Vậy cách chúng ta định tâm thế giới như thế nào ?

Posted Image

Nếu năm nay dự đoán đúng ======> Định tâm thế giới đúng

Sang năm dự đoán sai =========> Định tâm thế giới sai

Nếu dự đoán đúng 50, sai 50 =======> Tâm thế giới bị lệch đi so với hiện nay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ cũng chỉ là những kẻ đứng bên ngoài, đọc được 1 số kiến thức bề nổi của PTLV cộng thêm sự kích động của 1 số kẻ lợi dụng, rồi đem ra phán xét như như họ là Thánh và nắm được tất cả mọi thứ vậy. Chúng ta biết việc chúng ta làm là được rồi. Kệ họ đi sư huynh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ cũng chỉ là những kẻ đứng bên ngoài, đọc được 1 số kiến thức bề nổi của PTLV cộng thêm sự kích động của 1 số kẻ lợi dụng, rồi đem ra phán xét như như họ là Thánh và nắm được tất cả mọi thứ vậy. Chúng ta biết việc chúng ta làm là được rồi. Kệ họ đi sư huynh!

Thì cũng kệ họ thôi.

Nhưng chỉ nội cách diễn giải phương pháp định tâm của họ, mỗi người một phách, cũng đủ chứng tỏ phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán không có một chuẩn mực cho phương pháp định tâm.

Còn của Phong thủy Lạc Việt, đúng hay sai - cá nhân tôi cũng nản và không muốn thuyết phục họ.

Chúng ta hãy xem phản biện của họ:

Nếu năm nay dự đoán đúng ======> Định tâm thế giới đúng

Sang năm dự đoán sai =========> Định tâm thế giới sai

Nếu dự đoán đúng 50, sai 50 =======> Tâm thế giới bị lệch đi so với hiện nay

Đây là một lập luận chứng tỏ sự nhầm lẫn giữa khả năng của người ứng dụng với phương pháp ứng dung.

Kệ họ thôi.Nhưng Thiền Đồng rảnh thì cứ sưu tầm tất cả những "phương pháp" và "luận điểm" của họ về cách định tâm trong phong thủy, rồi đưa lên đây.Ít nhất qua đó người đọc biết rõ hơn về cách định tâm theo Phong thủy Tàu nó "phong phú" như thế nào. Không định tâm được thì làm sao phân cung điểm hướng những hình thể phức tạp?

Còn chúng ta, định tâm tất cả các lục địa trên Địa cầu này. Nếu có thể chúng ta định tâm ngay cả toàn thể giải Ngân hà, nếu khoa học hiện đại cung cấp cho chúng ta một bản đồ Ngân hà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

Posted ImageThaison

Hội Viên Huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: May 2013

Bài gửi: 62

Hội Viên thứ: 4372

Đã cảm ơn: 0

Được cảm ơn: 40 lần

trong 17 bài viết

"chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm"

"chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái"

Cảm ơn bài viết sâu sắc của tiền bối Nam Phong - Bài viết như một lời cảnh tỉnh cho hàng hậu học, cũng như lời khuyên của cụ ASVN là thận trọng, cẩn thận và thận trọng.

- Phéo định Tâm đâu phải giản đơn - chỉ hai câu nói trên của tiền bối cũng đủ minh chứng điều này.

- Hậu bối với hiểu biết nông cạn của mình hiểu rằng:

Phép lập cực định tâm muốn chính xác phải cần và đủ cho cả 2 yếu tố (Theo ngôn ngữ hiện đại) là:

1- Định Lượng (Định tâm theo phương pháp toán học, đồ hình, điểm phân, trọng lực...)

1- Định Tính (Xuy xét động tĩnh, âm dương, thành môn, cửa thu khí...)

- Nếu thiếu một trong 2 yếu tố trên phép định Tâm chưa chuẩn.

Bài viết của Nam Phong tiền bối cũng gợi mở rất nhiều cho người nghiên cứu phong thủy, tuy nhiên đến thời điểm này Hậu bối vẫn chưa dám có nhận xét gì về phép định tâm của PTLV vì còn phải chờ những bài tiếp theo về định Tâm của HTH tiên sinh.

longtuan

Hội Viên Huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Jul 2009

Bài gửi: 145

Hội Viên thứ: 85

Đã cảm ơn: 61

Được cảm ơn: 157 lần

trong 90 bài viết

Phép định tâm theo toán học có lẽ dành cho kiến trúc sư .

Trong một một khu chung cư mà dùng phép này sẽ gặp nhiều vướng mắc , bởi mỗi phòng mỗi buồng phải theo tâm nào đây .

Theo Namphong Dùng âm dương giao thái , hay thủy hỏa ký tế mà định tâm thì có chung mà lại có riêng .

Con người sống trên quả đất này chịu tác động của Thái âm ( mặt trăng ) Thái dương ( mặt trời ) nhiều nhất , ngoài ra còn , Sao kim , mộc , thủy , hỏa , thổ ...vv... . Thử hỏi rằng nếu mặt trăng , mặt trời không có thì quả đất sẽ ra sao ???

Một trong nhiều cách đinh tâm hay xác định sơn hướng một buồng phòng lấy sự thông thoáng của ánh nắng mặt trời làm hướng , Sơn mà định tâm , lúc này đây cổng , cửa nhà chung cư chỉ là thủy khẩu , thành môn mà thôi . Có như vậy mới giải thích được sự khác biệt của từng hộ gia đình ở chung cư .

Posted Imagehoangtrieuhai Posted Image

Hội Viên Huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Oct 2009

Bài gửi: 72

Hội Viên thứ: 394

Đã cảm ơn: 32

Được cảm ơn: 9 lần

trong 8 bài viết

HTH chưa viết tiếp, phần vì công việc lu bu, phần thì chuẩn bị đi công tác dài ngày, không thể tập trung viết bài.

HTH rất cảm ơn các bài viết phản biện của các bạn, các cao thủ. HTH muốn đặt thêm câu hỏi sau khi đọc bài viết của Anh Nam Phong. Mong Anh ko hiếu sai vấn đề thành câu hỏi để tranh luận bởi Anh đã nói Anh viết bài là không tham gia vào topic này. Hệ thống lý thuyết cần ứng dụng mang tính hệ thống và như vậy thì HK mới có được sự tiên tri mang tính chính xác cao. HTH chỉ muốn hiểu thêm, mong các cao nhân chỉ giáo :

1. Với một mảnh đất chuẩn bị xây, chúng ta không có cơ sở để nhận biết đâu là cửa (tiếp khí), cũng không có âm khí để xác định được điểm âm dương giao hòa - yếu tố định tâm. Vậy cách định tâm là như thế nào ?

2. Định tâm trong HK khó như vậy, tức là đòi hỏi phải là một cao thủ nghiên cứu lâu năm , người có đủ khả năng nhận biết nơi giao hòa khí âm dương. Như thế, mỗi người sẽ "cảm" sự giao hòa ấy một cách khác nhau và định cực sẽ khác nhau, và như thế hoàn toàn phụ thuộc vào sự "cảm " và "trình" của thầy phong thủy. HTH cho như vậy không được xem là một hệ lý thuyết chuẩn bởi ko mang tính hệ thống.

3. Có nhiều cao thủ đã dùng Huyền KHông để dự đoán tình hình thế giới. Vậy cách chúng ta định tâm thế giới như thế nào ?

Đây là hình thể một ngôi nhà trong phố cổ, HTH đưa lên để các bạn tham khảo. HTH sẽ đưa hình có định tâm theo PTLV sau hai ngày nữa để tiện phân tích.

HTH ko thể đưa ra chi tiết hướng dẫn định tâm của PTLV, chỉ có thể là định nghĩa, mong các bạn thông cảm.

Posted Image

Thân ái

hth

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

xích_quỷ_nhân Posted Image

Hội Viên huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Jun 2013

Bài gửi: 15

Hội Viên thứ: 4444 Đã cảm ơn: 17

Được cảm ơn: 6 lần

trong 6 bài viết

-cách định tâm của anh Nam Phong ko mang tính kế thừa ,phần lớn dựa vào năng lực cá nhân

+những kẻ hậu học sau này nếu đem nó vào ứng dụng chỉ sợ là tam sao thất bản ,loạn xà ngầu ==>phương pháp thất truyền

-phép định tâm theo toán học xét cho cùng cũng có nhiều điểm lợi , nó giống như cái vòi nước nóng lạnh được định tâm ở giữa . tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà ta tăng ,hoặc giảm âm dương khí cho phù hợp với thể trạng Posted Image

-thấy anh Nam Phong quan tâm đến âm dương giao thái ,sự cân bằng khí trong mỗi cuộc đất ...xích quỷ muốn hỏi

+phải chăng âm dương giao hòa sẽ tốt cho mọi cuộc đất ?

+phải chăng sự mất cân bằng âm dương sẽ xấu trong mọi trường hợp ?

xích quỷ xin lỗi anh Hoàng Triệu Hải vì đã xen ngang , hy vọng ko làm mất mạch viết của anh

Posted Imagekolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực huyenkhonglysu.com

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 365

Hội Viên thứ: 1588 Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Chào các bạn, Về việc định tâm nhà trong phong thủy kolname xin có mấy ý kiến để mọi người định hướng cho việc nghiên cứu của mình.

- Định tâm nhà nên hiểu theo cách là điều chỉnh chứ không phải là cố định tâm nhà.

- Phương pháp toán học mà bạn hoangtrieuhai đưa ra là một trong những phương pháp định tâm hợp lý ở mức độ chấp nhận được (chỉ là chấp nhận được chứ không phải là đúng) và là phương pháp đóng (thụ động)

- Phương pháp định tâm của anh Namphong đưa ra là phương pháp mở ( Chủ động)

-Những gì mà chúng ta không thể điều chỉnh được thì coi là đóng, những gì mà chúng ta có thể điều chỉnh được thì coi là mở.

- Khi định tâm nhà cần phải kết hợp cả phương pháp mở và phương pháp đóng thì mới đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageBài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

de vuong Posted Image

Hội Viên

Tham gia ngày: Aug 2009

Bài gửi: 132

Hội Viên thứ: 157

Đã cảm ơn: 74

Được cảm ơn: 98 lần

trong 48 bài viết

KÍnh các bác, tôi có vài lời sau:

Tôi đồng ý với ý kiến của bác namphong.

Do vậy mới có chuyện có thầy phong thủy giỏi và "thầy" dởm.

Thầy phong thủy giỏi là người phải nắm được cả lý thuyết với thực tế thực hành, ở họ có sự cảm nhận về cuộc đất tốt. Tại mỗi cuộc đất người ta sẽ đưa ra những phương án được coi là tối ưu phù hợp với gia chủ.

Trong trường hợp như bác HTH viết tại những cuộc đất mà người ta chưa xây dựng, thì việc xác định tâm như thế nào? Người thầy phong thủy giỏi là người nhìn cuộc đất mà sẽ tư vấn cho gia chủ sao cho phù hợp, đó chính là thiết kế, và cũng sẽ xác định được tâm nhà.

Vài lời thô thiển, các bác cho ý kiến thêm.

Thân.

longtuan Posted Image Hội Viên

Tham gia ngày: Jul 2009

Bài gửi: 145

Hội Viên thứ: 85

Đã cảm ơn: 61

Được cảm ơn: 157 lần

trong 90 bài viết

Trích: Nguyên văn bởi hoangtrieuhai Posted Image Mong bác longtuan chỉ giáo thêm:

- Trong khu chung cư cao tâng, ví dụ Kangnam 44 tầng, các số nhà từ tầng 5-42 theo trục sẽ có thiết kế, sự thông thoáng, thủy khẩu, thành môn là như nhau (ví dụ phòng 4310 giống 4210, 4110,4010....) Vậy thì phải chăng P.4310 sẽ chỉ khác các phòng cùng tầng khác, còn cùng trục đứng sẽ giống nhau (các căn hộ chung cư cao câp ko được phép sửa) ? Vậy cách giải thích sự khác nhau ở đây sẽ là thế nào ?

Kinh dịch lấy sự thay đổi dịch chuyển là vấn đề trọng tâm cho nên mọi cái sẽ không cố định , cái đúng ngày hôm nay chưa chắc là cái đúng ngày mai . Tôi không phủ nhận điều bạn nói nhưng nó không phải là tất cả , cũng như khi ta nghiên cứu về triết học đông phương sẽ có nhiều cái làm ta rối bời nhưng nếu ta quy về âm dương thì lúc này ta nhìn sư vật sẽ rõ ràng hơn . Đó là kinh nghiệm của tôi khi nghiên cứu một bệnh lý mà âm , dương , biểu , lý , hư , thực , hàn , nhiệt , đang pha trộn lẫn nhau tạo nên một mớ bùng nhùng và lúc này nhật , nguyệt sẽ soi sáng cho chúng ta .

Một người bị nhốt trong căn nhà tối và có một điểm ánh sáng thì theo phản xạ tự nhiên họ sẽ bị hút về điểm ánh sáng đó , lúc này điểm ánh sáng đó sẽ là hướng họ quan sát , và sau lưng họ sẽ là sơn .

Có xác đinh được sơn , hướng thì mới có tâm .

Lúc này đây trên cùng một trục thẳng đứng sẽ có cách hiệu chỉnh khác nhau trong căn phòng của họ phù hợp với mệnh lý của họ , với lại càng nên cao không khí càng loãng vậy âm dương cũng sẽ khác nhau .

Không những thế phong thủy không phải là tất cả , thiên thời ,địa lợi , nhân hòa , trong quả đất này con người đứng giữa trời và đất là một iếu tố quan trọng không ai phủ nhận được điều này .

Chính vì thế mà mà ta sẽ thấy sự khác biệt ở từng căn hộ .

hoangtrieuhai Posted Image

Hội Viên

Tham gia ngày: Oct 2009

Bài gửi: 72

Hội Viên thứ: 394

Đã cảm ơn: 32

Được cảm ơn: 9 lần

trong 8 bài viết

Cảm ơn bác longtuan chỉ giáo.

Thầy HK của HTH day, chỉ khi định được tâm mới có sơn-hướng-tọa. Tâm cố định thì muốn làm gì hãy làm. Vậy khi không định cực ( tâm nhà ) thì làm sao định sơn hướng ? (hướng trong HK mà HTH được học từ thầy HK - cụ T là từ tâm nhà mới xác định sơn và hướng).

Nếu theo quan điểm lấy dịch chuyển làm vấn đề trọng tâm thì HTH e là hơi bất ổn. Kinh dịch là mô tả sự vận động, qui luật của thiên nhiên nhưng nó dựa trên nền tảng cố định đấy chứ. Nếu không, làm sao sử dụng Kinh Dịch để tiên tri, bói toán ? hôm nay quẻ Khốn coi là xấu vậy ngày mai, nó có thể thành tốt chăng ? nếu HTH hiểu sai mong bác longtuan bỏ qua và chỉ giáo thêm.

Nếu như định tâm phụ thuộc sự dịch chuyển thì trong cùng một ngôi nhà, chúng ta không thể dùng tâm của tầng 1(tầng trệt) cho các tầng còn lại, và mỗi tầng sẽ có một tâm khác nhau bởi sự loãng đặc của âm dương, bởi cửa tiếp khí và nơi thông thoáng cũng sẽ khác nhau ?

Đây là thực tế HTH gặp phải, khi tư vấn PT trong chung cư cao cấp, nơi bạn ko thể sửa kiến trúc hay kết cấu, thâm trí màu sắc cửa ra vào.

Với các căn hộ cách nhau 2-3 tầng, sự loãng hay đặc của không khí và âm dương của các tầng gần nhau không có quá nhiều sự khác biệt. Nếu chỉ dùng HK thôi, e khó lý giải được sự khác nhau.

Hoàn toàn đồng ý với bác, Trích: phong thủy không phải là tất cả , thiên thời ,địa lợi , nhân hòa , trong quả đất này con người đứng giữa trời và đất là một iếu tố quan trọng .

Phong thủy có thể thay đổi định lượng nhưng không thể thay đổi được định tính của số mênh.

thân ái

hth

chimcong Posted Image

Hội Viên

Tham gia ngày: Jul 2013

Bài gửi: 73

Hội Viên thứ: 4476 Đã cảm ơn: 18

Được cảm ơn: 16 lần

trong 12 bài viết

Rất hoan nghênh khi hoangtrieuhai hứa sẽ giúp phân cung hai bản vẽ đã nêu theo tiêu chí của PTLV .

Trong thời gian chờ đợi ,tôi xin trích dẫn một đoạn quan điểm về xác định tâm của một ngôi nhà hay cuộc đất mà nhà nghiên cứu Bùi Quốc Hùng(dienban.tn) để hoangtrieuhai và anh chị em tham khảo .

Mời mọi người cùng xem :

" Khi làm Phong thủy cho bất kỳ cuộc đất nào dù là âm hay dương trạch, chúng ta cần phải nắm rõ đâu là Thiên môn, đâu là Địa hộ của cuộc đất. Biết được hai cái cổng đó ( nạp và xả Khí ) , chúng ta mới có thể tính đến mọi chuyện khác. Bạn cứ hình dung : Thiên môn là cái miệng, Địa hộ là cái hậu môn, dường dẫn Khí là bộ đồ lòng. Khi mà ăn không được ( Khí bị bế ) thì giống như không được nạp khí vào cuộc đất - Toi. Khi mà ăn vào mà đau bụng tiêu chẩy, giống như bị thoát Khí cũng toi.Con người phải điều hòa được hai vấn đề : Ăn và thải. Không điều hòa hai cái đó chắc chắn sức khỏa sút kém. Cuộc đất cũng vậy, Khí vào Thiên môn và ra Địa hộ cũng phải cân bằng. Cái sự cân bằng đó trong Địa lý gọi là " Điểm âm - dương giao hòa ".

Định tâm nhà chính là xác định được vạch ranh giời giữa hai Khí Âm và Dương của căn nhà.

Có nhiều cách xác định tùy theo trình độ của người thực hiện, nhưng dù là cách nào đi chăng nữa, kết quả phải đảm bảo giống nhau từ 80% trở lên. dienbatn thử nêu ra những cách sau để xác định tâm nhà.

1/ HẠ CÁCH : Dùng thuật toán và vẽ kỹ thuật, xác định trọng tâm hình học của một hình bất kỳ. Cái này thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên độ chính xác không cao vì trọng tâm hình học chưa chắc đã trùng với trọng tâm lực trên cuộc đất, giống như cùng một khúc gỗ hình trụ, phía đầu bao giờ cũng nhẹ hơn phía gốc.

2/ TRUNG CÁCH : Dùng con lặc cảm xạ xác định - Cái này bạn tham khảo tài liệu của Dư Quang Châu. Cách này độ chính xác cũng không cao vì phụ thuộc nhiều vào khả năng rung động thư giãn, gọi màu, nâng khí của người sử dụng. Tuy nhiên thông thường độ chính xác cũng đạt 80%.

3/ THƯỢNG CÁCH : Những người tu tập Mật tông, Thiền tông, yoga khi đạt được một mức độ nào đó, có thể " Quán Khí' và nhận ra rất rõ đường đi, sắc màu , tốc độ của dòng Khí.Cách này đòi hỏi phải có quá trình tu luyện lâu năm, bền bỉ. Độ chính xác gần như tuyệt đối.

4/ TỐI THƯỢNG CÁCH : Là phương pháp tổng hợp của cả 3 phương pháp trên, kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức Phong thủy bao gồm các vấn đề : Hợp hình, hợp mệnh, hợp môn, hợp vị, hợp hướng , hợp thủy, hợp hỏa, hợp vận ( gọi chung bà bát hợp ). Ngoài ra phải tinh thông các thuật của Huyền môn như triệu Thần linh, Thổ địa...Ngày xưa các cụ nói : Thày Địa lý là phải : " Trên thông Thiên văn - Dưới tường Địa lý - Giữa thông muôn loài " là vậy. Khi nắm được cái chìa khóa vạn năng rồi thì cái cửa nào mở chẳng được phải không bạn.Bởi vì : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bản ".

Thân ái. dienbatn.

Trân trọng giới thiệu !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageBài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

kolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 365

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Hỏi tiếp bạn: Có ai gọi là tâm thế giới không hay chỉ gọi là tâm quả đất hoặc tâm địa cầu?

Bản đồ hành chính khác với bản đồ địa lý ở chỗ nào?

hoangtrieuhai Posted Image

Hội Viên

ham gia ngày: Oct 2009

Bài gửi: 72

Hội Viên thứ: 394 Đã cảm ơn: 32

Được cảm ơn: 9 lần

trong 8 bài viết

Trong HK, định cực không thể đưng trong tâm địa cầu để xác định tương tác của thái dương hệ. Tôi hiểu ý bạn, và hth cũng ko nói bản đồ phân cung của HKLV bạn đưa lên đã là chuẩn. Chính vì thế không tự cho việc định tâm của HKLV trên bản đồ thế giới là đúng.

Có khá nhiều mâu thuẫn ở đây: Một quốc gia, định cực sẽ là ở Thủ đô của nước đó hay tâm bản đồ địa lý. Vậy định cực của thế giới này, theo tiêu chí nào ?

hoangtrieuhai Posted Image

Hội Viên

Tham gia ngày: Oct 2009

Bài gửi: 72

Hội Viên thứ: 394

Đã cảm ơn: 32

Được cảm ơn: 9 lần

trong 8 bài viết

Cảm ơn bạn, hth đang nghĩ mồm là thiên môn, hậu môn là địa hộ, bộ lòng dẫn khí vậy định cực, định tâm thì là đầu hay là tim nhỉ ?

HTH cho là trọng tâm lực cuộc đất không liên quan tới vị trí của Cửu Tinh tương tác lên cuộc đất đó.

vài lời vui vẻ, mong bác dienbantn có ghé qua cũng không giận !

kolname Posted Image Hội Viên Tích Cực

Posted Image Cảm ơn bạn đã hiểu ý của tôi và tôi cũng mong rằng bạn sớm giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn đó.

hieuminh Posted Image

Hội Viên

Tham gia ngày: Jun 2009

Bài gửi: 27

Hội Viên thứ: 58

Đã cảm ơn: 4

Được cảm ơn: 4 lần

trong 4 bài viết

Trích: Nguyên văn bởi kolname Posted Image

Posted Image

Nếu năm nay dự đoán đúng ======> Định tâm thế giới đúng

Sang năm dự đoán sai =========> Định tâm thế giới sai

Nếu dự đoán đúng 50, sai 50 =======> Tâm thế giới bị lệch đi so với hiện nay

Bạn lý giải vấn đề này thế nào rồi chúng ta bàn tiếp.

Theo như sơ đồ này thì:

- Anh bạn Mỹ của ta chết chắc (thực tế Nước mỹ đang phục hồi sau gói kích cầu)

- Châu Á (tàu, ta, nhật,...)thịnh vượng,.. (thực tế quá bi đát)

Thôi không bàn nữa...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đề nghị HTH hãy để họ phân cung điểm hướng trước. Vì PTLV đã trình bày về phương pháp của mình công khai,minh bạch và xác định sách Tàu không có định tâm trong phong thủy.

Nhưng phương pháp phân cung điểm hướng sau định tâm của họ là theo sách nào vậy?Hay họ tự nghĩ ra? Nếu theo sách thì cần chỉ rõ sách nào của Tàu!

Họ đã chỉ trích chúng ta và cho là họ đúng thì họ hãy thể hiện trên thực tế trên hình mà Hải đưa ra.

Và Hải cần hỏi rõ họ rằng:

Trong ví dụ trên. Hải có thể vẽ luôn con đường vào cuộc đất trên và định hướng cho họ, để ai đó đi tìm "thiên môn, địa hô" và định tâm rồi phân cung điểm hướng. Hãy để họ làm. Còn nếu Hải làm trước thì họ lại tiếp tục chỉ trích,người không biết hoang mang không thẩm định được.

Hải nên nghe tôi.

=====================

PS: Tôi vẫn không tán thành Hải tham gia tranh luận với họ.

Họ hay thì họ hãy thể hiện họ sẽ định tâm và phân cung điểm hướng theo cách họ đi.Thí dụ bản đồ thế giới, theo họ thì họ sẽ định tâm thế nào để phân cung điểm hướng và phân tích khả năng sẽ xảy ra? Họ đã thể hiện đâu mà tranh luận?

Ở đấy không có tinh thần trao đổi học thuật nghiêm túc. Nếu nghiêm túc thì họ phải trình bày các định tâm theo ý họ, rồi phân cung điểm hướng và chứng minh họ đúng. Ở đấy tôi chỉ thấy toàn chê bai chỉ trích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quý vị đọc giả và thành viên thân mến,

Thiên Đồng tôi xin trích lại đây bài viết tiên tri năm Quý Tỵ 2013 của Sư Phụ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, để cùng quý vị rộng đường tham khảo.

Rõ ràng ai cũng thấy được việc phân tích về Huyền Không Lạc Việt và những dự đoán của năm 2013 được trình bày một cách công khai và minh bạch. Do vậy, nếu trên phương diện học thuật cầu tìm chân lý hay ít ra là sự phản biện về việc suy xét đúng - sai đối với một phương pháp ứng dụng học thuật cổ thì, ít ra, người thật sự có tinh thần khoa học thì phải trích nguyên tác bài viết dưới đây để chỉ ra sự sai - đúng trong phương pháp ứng dụng - cụ thể là Huyện Không Lạc Việt- và trong những lời tiên đoán, tức hệ quả của phương pháp.

Tuy nhiên qua các bài trích dẫn, quý vị cũng thấy được rằng không hề có một ít nào phân tích mang tính học thuật, chuyên môn mà hoàn toàn là những ý kiến chủ quan võ đóan và những sự chỉ trích tùy tiện.

Hơn nữa, ngay cả vấn đề định tâm trong phong thủy, quý vị sẽ thấy 'đa dạng" đến phức tạp về ý tưởng định tâm mà không có một phương pháp định tâm nhất quán hay thống nhất.

Tôi sẽ lần lượt trích những bài viết liên quan để mọi người và quý vị cùng tham khảo.
Thiên Đồng

=====================================


DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Ngày 11 tháng 12 năm 2012

Năm 2013 cho thấy nhiều dấu hiệu sôi động của thế giới.Bởi vậy có lẽ đây là năm đầu tiên chúng tôi có lời dự báo trước cho năm 2013 vào thời điểm này thay vì đầu năm âm lịch Quý Tỵ như thường lệ.

Posted Image


Posted Image

Năm Quý Tỵ 2013 nhìn trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt, chúng ta thấy Thái Tuế động 2 cung Khôn, Tỵ; đối xung Thái Tuế là Càn, Hợi. Tuế phá năm ở 2 sơn Thân- Canh. Như vậy là Thái Tuế tác động cả hai cung Thiên môn và Địa hộ là Càn Khôn - theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Theo Huyền Không Lạc Việt thì Thái Tuế chính là sao Bát Bạch - là sao quản vận 8 hiện nay (2004 - 2023), gặp Thái Tuế xung chiếu ở Thiên môn, Địa hộ thì năm nay sẽ có rất nhiều biến động về thiên tai. Sao quản trung cung năm nay theo Huyền Không Lạc Việt là sao Nhất Bạch và Ngũ hoàng. Xét về ngũ hành thì sao Nhất Bạch thuộc hành thủy sinh xuất ra sao Bát Bạch thuộc mộc, nhưng bị Ngũ Hoàng thổ khắc. Đấy là nhận xét tổng quát.
Về chi tiết chúng tôi diễn giải như sau:

Kinh tế toàn cầu

Do sao Nhất Bạch quản trung cung cho nên vào nửa đầu năm nhìn chung kinh tế thế giới có khởi sắc.
Từ tháng Giêng đến tháng 3 Việt lịch có những dấu hiệu tốt. Do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu
Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 có nhiều quốc gia chủchốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển. Tuy nhiên đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài. Bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị Ngũ Hoàng khắc.
Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầunăm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục thì trở nêntrầm trọng hơn do số lượng thất nghiệp tăng cao. Sự lạm phát bắt đầu trở nên trầmtrọng. Có thể nói nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm chết hẳn. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phở vài quốc gia bị sụp đổ.

Thiên tai
Có thể nói năm 2011, 2012 thiên tai nặng nề thì năm 2013 là đỉnh cao của thiên tai từ trước đến nay. Tất cả các quốc gia thuộc trục Tây Bắc Đông Nam theo hình vẽ trên đều bị thiên tai nặng nề. Càng về cuối năm thì thiên tai càng tăng mạnh vàcó tính cực đoan. Động đất cũng tăng nặng, khả năng xuất hiện trận động đất sẽ sánh ngang với các trận động đất ở Indonesia năm 2004 và Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011. Những siêu bão sẽ xảy ra nhiều hơn, hạn hán cũng nặng hơn ở những quốc gia thường có hạn hán.

Dịch bệnh
Dịch bệnh không có gì thay đổi so với năm 2012 nhưng đề phòng các bệnh liên quan đến thú 4 chân gây ảnh hưởng đến người như chuột, lợn(heo).

Chiến tranh
Năm 2012 chúng tôi đã xác định rằng sẽ có chiến tranh cấp quốc gia trên thế giới tuy nhiên cho đến giờ này 11.12.2012 (20.10 Nhâm Thìn -Việt lịch) vẫn chưa xảy ra. Trong lúc viết đến lời dự báo này thì chúng tôi cho rằng sẽ có thể xảy ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Ngoài trận chiến theo như dự báo của chúng tôi thì những cuộc đối đầu vẫn rất căng thẳng. Biển Đông vẫn căng thẳng, nhưng khả năng đối đầu quân sự rất thấp, vì sao Thái Tuế đã chuyển sang hướng khác (xin xem bản đồ bên trên). Bất ổn ở vùng trung tâm địa cầu vẫn xảy ra vào nửa đầu năm nhưng căng thẳng sẽ giảm đi vào nửa cuối năm.
Những điểm nóng trên thế giới như Đông Bắc Á, Biển Đông, Trung Đông và Bắc Phi, sẽ ngày một nóng lên. Nhưng chưa xảy ra một cuộc đối đầu quân sự lớn ở đây.

Khủng bố
Nguy cơ khủng bố ngày càng giảm so với năm trước.Nhưng hoạt động của họ sẽ táo bạo hơn và mang sự liều lĩnh.

Các vấn đề tệ nạn xã hội
Các vấn đề tệ nạn xã hội gần như không có gì thay đổi so với năm 2012, tức là khủng hoảng xã hội sẽ xuất hiện và bạo động ở một số quốc gia. Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều hơn và rất táo bạo.
Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như: ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung có thể nói thế giới sẽ mệt mỏi trong năm 2013.
Ở những vùng bất ổn định hiện nay như: Ai Cập vẫn tiếp tục kéo dài bất ổn định; Khủng hoảng ở Xyri sẽ kết thúc không hoàn mỹ; Khủng hoảng ở Iran sẽ được giải quyết bởi sự biết điều của hai bên và chiến tranh không xảy ra ở đây.

An toàn vệ sinh thực phẩm
Mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm trọng khiến cho trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế

Khoa học kỹ thuật

Quân sự
Những siêu vũ khí sẽ ngày càng hoàn thiện và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng….
Sẽ xuất hiện - hoặc ở trang thái thí nghiệm hoàn hảo - một loại vũ khí, mà tôi không biết gọi là gì - tạm đặt tên là: "Vũ khí định hướng năng lượng". Nhưng trong năm 2013 và sau đó nhiều thập niên, các loại vũ khí sử dụng sóng, hoặc tác động đến các dạng sóng được coi là phát minh vượt trội và là loại vũ khí nguy hiểm nhất.

Cũng trong năm 2013, những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia.

Dân sự

Xu hướng tự động hóa và robot hóa rất phát triển. Nếu như trong năm 2012 chúng tôi đã dự báo rằng: Những robot phỏng sinh học sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong các phát minh của tương lai- năm 2013 sẽ là sự hoàn thiện của những phát minh loại này. Có thể nói năm 2013 là năm lên ngôi của công nghệ điện tử, vi tính và mạng toàn cầu với những phát minh có tính ứng dụng của loạinày.

Y học
Năm 2013 tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Có thể nói những phương pháp chữa bệnh của Tây y sẽ có những thay đổi căn bản về phương pháp chữa bệnh với các phát minh mới và ngày càng gần gũi với nền Đông Y Đông phương.



HOA KỲ NĂM 2013


Nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 cũng theo xu hướng chung của thế giới là có sự khởi sắc vào 6 tháng đầu năm. Nhưng cả Hoa Kỳ và thế giới, sự khởi sắc này chỉ ở một số ngành nhất định chứ không phải là sự khởi sắc toàn diện và sẽ có một số ngành nghề mới xuất hiện, thu hút nhân lực lao động. Đây là nguyên nhân của sự khởi sắc đầu năm 2013 nói chung của toàn thế giới.Tuy nhiên sự phát triển này có thể ví như một người đang có công việc ổn định nay bị thất nghiệp. Nhưng họ có được một công việc bán thời gian không ổn định.Thì có thể coi công việc bán thời gian không ổn định, như là sự phát triển so với thất nghiệp hoàn toàn. Có thể nói rằng việc phục hồi kinh tế vào nửa đầu năm, chủ yếu là vào từ tháng 2 đến tháng 4 Việt lịch, nhưng về bản chất thì những nguyên nhân gây ra khủng hoảng của toàn cầu vẫn chưa khắc phục được. Do đó nửa cuối năm 2013, bắt đầu từ tháng 7 Việt lịch nền kinh tế thế giới lại xuống dốc trầm trọng, trong đó có nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên so với thế giới, nước Mỹ vẫn có một nền kinh tế ổn định hơn cả.


CÁC DỰ ĐOÁN KHÁC TRONG NĂM 2013

Những dự đoán kinh tế sau đây căn cứ vào bài “Dự đoán kinh tế thế giới năm 2013” của Thùy Linh - VnExpress (cũng đã đăng trong topic này). Chúng tôi sẽ dự báo theo những dự đoán mà bài viết trên đã đề cập đến.

1. Nhiều công ty Ấn Độ vỡ nợ hàng loạt?
Theo như chúng tôi thì không phải bi đát như vậy với nền kinh tế Ấn Độ bởi vì không chỉ riêng đồng xu rupee suy yếu mà nhiều đồng tiền lớn trên thế giới cũng suy yếu theo cho nên nó mang lại một sự cân bằng nhất định khiến cho chỉ có một số công ty bị phá sản và Ấn Độ sẽ không bị tụt hạng tín nhiệm, ngược lại nền kinh tế Ấn Độ lại có dấu hiệu phát triển trong năm tới bởi những kế hoạch của chính phủ.

2. Bill Gates quay lại Microsoft?

Theo như dự đoán trong bài viết trên thì Ông Bill Gates có thể sẽ quay về làm CEO tạm thời để tái cấu trúc và đưa Microsoft về thời hoàng kim trước kia. Nhưng chuyện này hoàn toàn không xảy ra, mặc dù Giám đốc hiện thời của Microsoft có thể được thay thế bởi một người khác.

3. Thuế cải tổ y tế của Tổng thống Obama bị hoãn?
Mặc dù có những khó khăn như bài phân tích ở trên về vấn đề này. Nhưng thuế cải tổ y tế của Obama chỉ bị lùi lại thời gian thực hiện chứ không bị hoãn do những biến động giá trị đồng USD trong mối tương quan tiền tệ quốc tế có thay đổi.

4. Volkswagen và Toyota vượt GM?
Thực ra cả hai hãng này cũng không vượt được GM của Hoa Kỳ chính bởi sự ảm đạm kinh tế thế giới đã kéo lùi doanh thu của hai hãng này.

5. Giá dầu tại Mỹ không tăng cao?
Đồng ý gía dầu sẽ không tăng cao nhưng nói chính xác là tăng không đáng kể chứ không phải là không tăng. Tuy nhiên, không phải nguyên nhân do nước Mỹ khai thác các mỏ dầu của mình mà là do sự ổn định thị trường dầu thế giới bởi thị trường dầu ở Trung Đông ổn định hơn.

6. Buffett tăng cường hoạt động thâu tóm?
Có thể nói nhà tỷ phú thần thoại Hoa Kỳ Warren Buffett lần đầu tiên nếm mùi thất bại bởi những tác động nằm ngoài dự kiến trong kế hoạch thâu tóm của ông ta.

7. CEO JPMorgan nghỉ hưu
Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này

8. Hewlett-Packard sẽ phải tách công ty
Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này

9. UnderArmour uy hiếp thị phần của Nike
Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này

Trên đây là những dự báo của chúng tôi trong năm Quý Tỵ 2013 với hy vọng xác định khả năng xảy ra trong tương lai, để giúp con người gần lành tránh dữ và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.



Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageBài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

lypm

Hội Viên Đặc Biệt huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Aug 2009

Bài gửi: 635

Hội Viên thứ: 149 Đã cảm ơn: 37

Được cảm ơn: 313 lần

trong 233 bài viết

Trích: Nguyên văn bởi AnhVu

Gửi Anh HTH và các anh em HKLS.

Mình lang thang trên mạng, tìm được bài viết định tâm nhà theo PTLV, Anh/Chị cùng tham khảo.

[Chỉ có Hội Viên mới xem được nội dung này.]

Phương pháp tính tâm (trọng tâm) theo hình học của hình chử L của PTLV sai bét rồi. Cách chỉ dẩn trong bài chỉ có đi nữa đường thôi.

Thật sự namphong nói hong có sai, cách định tâm trong dương trạch nó giống như định tâm trong âm trạch, nhưng lại khó hơn gấp 10 lần vì nó thiên biến vạn hóa, không những phụ thuộc vào cữa chánh mà còn phụ thuộc vào các vật thể bài trí trong nhà . Rất khó rất khó định tâm cho nên dùng cách định tâm theo hinh học chỉ là đại khái .

TuHepLuong

Hội Viên Đặc Biệt huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Mar 2010

Bài gửi: 801

Hội Viên thứ: 1043

Đã cảm ơn: 589

Được cảm ơn: 515 lần

trong 331 bài viết

Đúng vậy. Cái nhà tróng trơn, dựa theo bản vẻ mà định tâm = hình học chỉ đúng đươc bước đầu, khi thêm 1 cái tủ, cái giưởng... thì tâm nhà sẻ bi thay đổi theo công thức "center of mass" (trọng tâm). Xin lưu ý rằng công thức center of mass dựa trên giả sử là những hợp chất tạo thành vật thể đó có tỷ trọng giống nhau.

Posted Image

digifellow

Hội Viên huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Feb 2013

Bài gửi: 6

Hội Viên thứ: 4089

Đã cảm ơn: 8

Được cảm ơn: 1 lần

trong 1 bài viết

Tiểu đệ mới chỉ là nhập môn, đọc các ý kiến trong thread này, có một số thắc mắc muốn hỏi:

Nếu định tâm nhà cho phân cung mà dựa trên nguyên tắc center of mass thì đối với các trường hợp sau cho 1 nhà: (1) nhà trống trơn (chưa có đồ đạc), (2) nhà đã kê đồ đạc và (3) khi mua thêm đồ đạc trong nhà hoặc di chuyển vị trí để đồ đạc trong nhà thì tâm nhà của 3 trường hợp trên sẽ khác nhau.

Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc phân cung và như vậy, mỗi lần thay đổi hoặc sắp xếp lại đồ đạc trong nhà thì lại phải phân cung và bố trí phong thuỷ lại?. Như vậy có đúng không?

kolname

Hội Viên Tích Cực huyenkhonglyso.com

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 365

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 577

Được cảm ơn: 153 lần

trong 106 bài viết

Có lẽ chủ đề về định tâm nhà trong phong thủy do bạn hoangtrieuhai đưa ra mọi người cũng đã bàn nhiều và chưa đến hồi ngã ngũ. Kolname xin phép các bậc Tiền bối tóm tắt nội dung của bài trao đổi học thuật đầu tiên của đại diện PTLV. ( Đúng sai ra sao có lẽ các bậc Tiền bối đều đã biết cả rồi) Xin tóm tắt lại để mọi người cùng có một cái nhìn tổng quan hơn nữa về PTLV.

TRƯỚC TIÊN, BẠN HOANGTRIEUHAI ĐẠI DIỆN CỦA PTLV VIẾT:

Người thầy đầu tiên của hth là một thầy HK theo HK truyền thống, là người khai sáng cho HTH về Huyền Không học. Cụ T đã gần 80 tuổi và tất nhiên, Cụ luôn đề cao HK như một lý thuyết bao trùm bộ môn Địa lý Phong Thủy, bác bỏ lý thuyết của Bát trạch và Dương trạch. Sau thời gian khá dài theo học Cụ, hth bất đầu tư vấn và qua trải nghiệm mới bắt đầu tìm thấy nhiều câu hỏi mà ko thể hỏi Cụ. Cơ duyên với PTLV bắt đầu từ đó….

HTH bắt đầu đưa ra sự hiệu chỉnh của HKLV so với HK truyền thống, toàn kiến thức sơ đẳng của những người mới nghiên cứu. Chúng ta bắt đầu xem xét từ kiến thức ABC vì nếu gốc rễ không đồng thuận thì kiến thức cao xa uyên thâm đem ra mổ xẻ liệu có ích gì ?

HTH sẽ sử dụng tài liệu : Thẩm thị Huyền Không học và Trạch vân tân án của Thẩm Trúc nhưng làm cơ sở tham vấn. Có thể nó chưa thực sự được coi là đại diện cho Huyền Không nhưng tôi cho rằng ai nghiên cứu HK đều có cuốn sách này.

1. Điểm lập cực

a. của HK truyền thống

Trong sách có nói “ Tìm ra trung cung là việc đầu tiên phải làm khi muốn xem phong thủy, bất kể người ta theo học thuyết của phái nào”. (trang 116).

Tại các hình số H178 là mảnh đất hình L, : giả quyết bằng cách thì chia thành hai hình chữ nhật để tim trung cung,

H179 +180 : thì khuyết góc hình vuông, chữ nhât: cách xử lý là vẽ thêm góc cho đủ rồi tìm trung điểm hai đường chéo.

H181 thì nối cạnh của các đỉnh lại với nhau

Trong cuốn Trạch vận tân án, trang 24 thì cách định tâm như sau:

- Lấy trọng tâm lực học trong vật lý làm trung tâm

- Bỏ phần lồi đi, rồi sau tìm trung tâm điểm

- Thêm phần lõm cho đầy, rồi sau hãy tìm trung tâm điểm

- Cân bằng những vị trí lồi lõm, thừa thiếu, rồi sau hãy tìm trung điểm.

- Phức tạp hơn là không có hình dạng nhất định, mỗi vật một thái cực, thì nên chia thành vài hình khối nhỏ rồi đi tìm tâm điểm của mỗi vị trí đó.

Cho đỡ mất thời gian, hth ko vẽ lại các hình này từ sách. Khi học HK của Cụ T, cụ có nói rằng với đất có hình thể phức tạp thì vẽ lại cuộc đất đó lên bìa rồi cắt, sau đó dùng kim để tìm tâm điểm sao cho miếng bìa đó cân bằng trên cây kim. Tuy nhiên, sau đó cũng ít gặp trường hợp này vì thông thường đất có hình dạng chữ L, Vuông, Chữ nhật, hình thang, vv và cụ áp dụng theo phương pháp như trong đã đề cập ở trên.

b. Điểm lập cực của PTLV

Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong HKLV chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đồng dạng của nó trong không gian.

PTLV hiệu chỉnh lại cách định tâm hay điểm lập cực bằng các phương pháp toán học hoặc đồ họa.

Đây chính là phương pháp tìm điểm lập cực chính thức của HKLV.

Ví dụ: nếu so sánh tâm của đất hình chữ L (H178), thì tâm của HKLV như hình vẽ

Posted Image

Kết luận: Vậy sự hiệu chình của HKLV trong phần định tâm so với HK truyền thông , ĐÚNG hay SAI ?

(phần tiếp theo là định hướng)

-----------------------------------------------------------

ANH NAM PHONG ĐƯA RA QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH

Huyền không xưa khi định điểm lập cực cho một cục không hề đơn giản là chỉ lấy trọng tâm hay tính toán bằng phương pháp toán học để tìm trung tâm điểm hoặc các phép tính toán bù trừ bằng toán học. Thẩm Trúc Nhưng, Hồ Kinh Quốc, Bạch Hạc Minh đều hiểu chưa đúng về lập cực điểm do đó dạy người phép lập cực chưa đúng.

Cục dù lớn như đại địa, dù nhỏ như một cái nhà đều có âm dương bên trong nó, có vậy mới hình thành nên sinh khí sự sống, lấy một nhà để minh họa thì nơi dương khí đi vào(tạm xem là cửa chính của nhà) và đối diện với nó là nơi âm khí tàng chứa(tọa sau của nhà). Cái nơi giao hòa âm dương chính là điểm lập cực của nhà. Nói cô âm chính là nói 4 bề vách dựng, không có đường cho dương khí đi vào, đó chỉ có thể là chốn ngục tù mà thôi. Nói độc dương chính là nói cái dù lớn dựng ngoài trời, 4 bề gió lộng, chỉ có thể là chổ trú tránh tạm thời mà thôi. Cô âm độc dương vì thế chẳng phải nơi ở của con người được. Tự ngàn xưa khi khoét vách đá làm hang động để ở, con người đã ý thức che chắn phía sau và mở rộng phía trước, đó chẳng phải là đã hiểu dịch lý âm dương mà đó là sinh tồn theo lý tự nhiên, dịch lý âm dương do đó xuất từ lý của tự nhiên.

Huyền không xưa viết: thế nhân chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm.

Sau này Tằng Hoài Ngọc khi viết Nguyên Không Pháp Giám cũng mượn lời này mà nói: người đời chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái.

Hai câu này ý cao thâm như nhau nhưng để dùng trong 2 việc khác nhau.

Huyền không xưa viết như thế để khuyên người học không nên cứng nhắc khi tính tâm điểm một nhà, mà phải biết xét hai khí âm dương để định mới không sai nhầm. Biết được nơi thụ khí vào nhà(dương, thường là cửa chính) và nơi đón lấy khí(âm, thường là đối diện với cửa chính) mới có thể định được điểm lập cực của nhà. Tuy nhiên trong trường hợp nhà hình vuông, chữ nhật ngay ngắn thì việc định tâm nhà theo phép lấy trọng tâm hay cách tính toán học vô hình chung trùng với phép xét âm dương nên thời nhà Thanh các học giả Phong thủy mới dạy người phép lấy điểm lập cực bằng cách tính toán trọng tâm như vậy.

Tuy nhiên đối với những nhà có diện tích không cân đối thì việc tìm điểm lập cực theo cách trên có thể đúng và có thể sai lầm. Đơn cử như các hình bên dưới:

[Chỉ có Hội Viên mới xem được nội dung này.

Huyền không xưa viết phân cung định trạch là để định tâm điểm chính là như trên, hình H1 là hình thể một nhà không vuông vắn; Hình H2 là khi cửa thụ dương khí và bc có nhà khác che kín thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H3 là khi cửa thụ dương khí và bc trống thóang và nhà có cửa phụ mở ra ở đó thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H4, H5 và H6 là khi nơi thụ dương khí mở về phía khác, các bên trống thóang thì điểm lập cực sẽ như vậy.

Trên là tạm xem cửa chính như nơi thụ khí, trong thực tế có những trường hợp thụ khí không phải là cửa chính và hình thể nhà còn phức tạp hơn, Thanh nang quyết viết: “Lập huyệt động tĩnh trung gian cầu” là đầy đủ bí quyết này.

Dương trạch nhà cửa là vậy, âm trạch thì xem thành môn(nơi thụ dương khí) để mà định. Hai chữ Thành môn đến nay nhiều người còn hiểu sai thì làm sao định được tâm điểm của âm trạch? đành rằng có thể dùng thập đạo tầm Thiên tâm nhưng có những cục chỉ có thể xác quyết bằng Thành môn.

"chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm"

"chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái"

Viết lại hai câu này lần nửa để người hữu duyên có thể hiểu được ẩn ý bên trong nó.

Hai khí âm dương giao hòa. Điểm lập cực là nơi dương tìm đến âm, âm đón nhận dương. Nhìn hình định điểm lập cực mà không đến cục xét khí âm dương thì khiên cưỡng và chỉ đúng khi hình thể nhà vuông vắn, không đúng khi hình thể nhà khác lạ và hoàn toàn sai đối với âm trạch. Xét khí âm dương để lập cực thì cùng một hình thể nhà nhưng vị trí khí xuất nhập khác nhau thì điểm lập cực sẽ khác nhau, âm trạch thì chỉ một quyết thành môn. Ngàn vạn cục thế dương trạch và âm trạch chỉ một lý này mà thôi.

P/S:

Nam Phong không tham gia thảo luận các vấn đề, viết bài này chỉ vì vài bạn có tham gia trong này: nên lưu tâm âm dương, không nên chú ý toán học nhiều vì toán học giả định âm dương bằng nhau hoặc triệt bỏ khí âm dương khi tính toán, thực tế âm dương không phải bằng nhau trong cục, đó chỉ là trường hợp lý tưởng mới có chuyện âm dương bằng nhau. ___

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageBài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

kolname

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 586

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết

BẠN CHIMCONG TRÍCH DẪN PHƯƠNG PHÁP CỦA PHÁP SƯ BÙI QUỐC HÙNG:

" Khi làm Phong thủy cho bất kỳ cuộc đất nào dù là âm hay dương trạch, chúng ta cần phải nắm rõ đâu là Thiên môn, đâu là Địa hộ của cuộc đất. Biết được hai cái cổng đó ( nạp và xả Khí ) , chúng ta mới có thể tính đến mọi chuyện khác. Bạn cứ hình dung : Thiên môn là cái miệng, Địa hộ là cái hậu môn, dường dẫn Khí là bộ đồ lòng. Khi mà ăn không được ( Khí bị bế ) thì giống như không được nạp khí vào cuộc đất - Toi. Khi mà ăn vào mà đau bụng tiêu chẩy, giống như bị thoát Khí cũng toi.Con người phải điều hòa được hai vấn đề : Ăn và thải. Không điều hòa hai cái đó chắc chắn sức khỏa sút kém. Cuộc đất cũng vậy, Khí vào Thiên môn và ra Địa hộ cũng phải cân bằng. Cái sự cân bằng đó trong Địa lý gọi là " Điểm âm - dương giao hòa ".

Định tâm nhà chính là xác định được vạch ranh giời giữa hai Khí Âm và Dương của căn nhà.

Có nhiều cách xác định tùy theo trình độ của người thực hiện, nhưng dù là cách nào đi chăng nữa, kết quả phải đảm bảo giống nhau từ 80% trở lên. dienbatn thử nêu ra những cách sau để xác định tâm nhà.

1/ HẠ CÁCH : Dùng thuật toán và vẽ kỹ thuật, xác định trọng tâm hình học của một hình bất kỳ. Cái này thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên độ chính xác không cao vì trọng tâm hình học chưa chắc đã trùng với trọng tâm lực trên cuộc đất, giống như cùng một khúc gỗ hình trụ, phía đầu bao giờ cũng nhẹ hơn phía gốc.

2/ TRUNG CÁCH : Dùng con lặc cảm xạ xác định - Cái này bạn tham khảo tài liệu của Dư Quang Châu. Cách này độ chính xác cũng không cao vì phụ thuộc nhiều vào khả năng rung động thư giãn, gọi màu, nâng khí của người sử dụng. Tuy nhiên thông thường độ chính xác cũng đạt 80%.

3/ THƯỢNG CÁCH : Những người tu tập Mật tông, Thiền tông, yoga khi đạt được một mức độ nào đó, có thể " Quán Khí' và nhận ra rất rõ đường đi, sắc màu , tốc độ của dòng Khí.Cách này đòi hỏi phải có quá trình tu luyện lâu năm, bền bỉ. Độ chính xác gần như tuyệt đối.

4/ TỐI THƯỢNG CÁCH : Là phương pháp tổng hợp của cả 3 phương pháp trên, kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức Phong thủy bao gồm các vấn đề : Hợp hình, hợp mệnh, hợp môn, hợp vị, hợp hướng , hợp thủy, hợp hỏa, hợp vận ( gọi chung bà bát hợp ). Ngoài ra phải tinh thông các thuật của Huyền môn như triệu Thần linh, Thổ địa...Ngày xưa các cụ nói : Thày Địa lý là phải : " Trên thông Thiên văn - Dưới tường Địa lý - Giữa thông muôn loài " là vậy. Khi nắm được cái chìa khóa vạn năng rồi thì cái cửa nào mở chẳng được phải không bạn.Bởi vì : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bản ".

Thân ái. dienbatn.

--------------------------------------------------------------

CHỐT LẠI VẤN ĐỀ ĐỊNH TÂM BẠN HOANGTRIEUHAI CHO RẰNG

HTH cho rằng, phương pháp của bác dienbantn hay như bác NP viết, đó là phương pháp tìm Huyệt Khí, hay tìm nơi tụ khí của một cuộc đất. HTh cho là hai khái niệm này hoàn toàn

khác hẳn nhau.

kolname

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 586

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết Posted ImagePosted Image Xin phép các bậc Tiền bối. Kolname đặt vấn đề với một số bạn có mong muốn anh Nam Phong viết một bài về định tâm. Nếu các bạn hiểu được điều này thì coi như kiến thức về định tâm nhà đã OK.

Thứ nhất: Tại sao PTLV không thừa nhận các phương pháp định tâm khác?

Thứ hai: Điều đó nói nên sở trường và sở đoản của PTLV là gì?

Mong mọi người dành chút thời gian cuối tuần ngâm cứu vấn đề này.

namphong

Hội Viên Đặc Biệt

Tham gia ngày: Aug 2009

Bài gửi: 874

Hội Viên thứ: 159

Đã cảm ơn: 87

Được cảm ơn: 3,568 lần

trong 717 bài viết

Nguyên văn bởi lypm Posted Image

NP hong đúng cũng hong sai. Bạn xem lại thử coi NP muốn nói cái gì trong 5 hình định tâm đó.

Có câu chuyện mới kể bạn nghe, hôm qua thằng nhóc nhà tui nó đi học võ lần đầu, cà rá tề. học xong một buổi nó về bảo với tôi là nó biết cách tránh gạt bỏ tay người lạ đang cầm tay nó . Nó bảo tôi cầm tay nó rồi nó làm cho tôi coi, tôi cầm tay nó, nó gạt hoài hong ra. Tôi mới nói người lạ cầm tay con thì họ cầm chắc chớ đâu có cầm lỏng như ông thầy dạy võ. Hong biết bạn có hiểu tôi nói gì hong nữa.

Ông anh khá là tỉnh táo khi nhận định NP không đúng cũng không sai. Thực vậy, 5 cái hình đó chỉ đúng khi địa thế đất bằng phẳng.

Khí tụ ở trước lại điểm nhầm ở giữa, khí tụ ở giữa lại điểm nhầm ở trước, khí đến ở trái lại đón nó nhầm ở trái, đến ở phải lại đón nó nhầm ở phải, âm trạch thì hài cốt mục nát, dương trạch thì sao?. Câu này cộng với 5 cái hình đó đủ hết chân quyết định tâm dương trạch.

dinhquy

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Jan 2010

Bài gửi: 422

Hội Viên thứ: 832 Đã cảm ơn: 4

Được cảm ơn: 240 lần

trong 173 bài viết

c

chào hungphuong đây là khái niệm cơ bản về khí em có thể tham khảo!

KHÍ

Cái mà chúng ta gọi là sức mạnh của tự nhiên - là khí. Khí có nhiều nghĩa. Nó là không khí mà chúng ta thở. Nó là từ trường trái đất, là bức xạ vũ trụ và ánh sáng mặt trời. Khí là linh hồn của chúng ta. Khí là vận may rủi. Khí làm nền tảng cho vạn vật và còn hơn thế. Nền văn hóa phương Đông cho rằng sức mạnh tổng thể này chi phối sức khỏe, của cải và hạnh phúc của chúng ta. Mục đích của phong thủy là làm chủ các mặt tích cực của khí để giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.

Ngày nay, rõ ràng sự tồn tại của khí không thể được chứng minh đầy đủ về mặt khoa học. Thậm chí một số khía cạnh bí ẩn hơn của khí không bao giờ có thể được chứng minh bằng các phép đo định lượng. Ví dụ, ai có thể chứng minh sự tồn tại của giác quan thứ sáu? Có chứng minh vận mệnh hay số phận không? Có chứng minh được trực giác không? Chắn chắn là không. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều tin những điều này tồn tại. Nói cách khác, các đặc tính siêu hình hay siêu nhiên của khí bất chấp các phép đo.

Vậy khí là gì?

Đơn giản, khí là tinh túy, linh hồn và phần quan trọng nhất của vạn vật. Đó là năng lượng hợp nhất, bao gồm toàn bộ, lan tỏa và là phần cốt yếu của thiên, địa và nhân. Vừa mang tính vật chất, vừa mang tính siêu hình, khí là nguồn lực cơ bản, tối quan trọng, bồi bổ và đưa cuộc sống đi lên. Khí là trường thông tin kết nối tất cả chúng ta. Khí là “hơi thở của cuộc sống”.

Định nghĩa này có thể khá mơ hồ và thậm chí là trừu tượng. Nhưng trên thực tế, khái niệm khí rất giống với trường lượng tử trong vật lý hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm khoa học hiện đại vẫn chưa có khái niệm nào diễn đạt được chính xác nội hàm của nó.

Định nghĩa một cách đơn giản hơn, khí là chất liệu của vạn vật và là cái ẩn giấu sau vạn vật. Chất liệu đó thổi sức sống cho thực vật, động vật, núi non, sông nước và con người chúng ta. Đó là chất liệu của ước mơ, trực giác, số phận và vận mệnh. Đó là chất liệu cốt lõi của những vật vô hồn như máy bay, nhà cửa và chiếc ghế chúng ta đang ngồi. Đó là chất liệu các võ sư sử dụng để đập vỡ các vật cứng. Và, đó là thứ mà những người thực hành phong thủy khai thác để cải thiện sức khỏe, của cải và các mối quan hệ của con người.

Khí luôn vận động

Khí luôn luôn vận động. Khí biến chuyển không ngừng. Khi tích tụ, phân tán, nở ra và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm, vào, ra, lên và xuống. Khi di chuyển theo đường ngoằn ngoèo và theo đường xoắn ốc. Khí đi theo đường thẳng, góc cạnh và cong. Khí nương theo gió (phong) và tụ ở nước (thủy). Không có gì thoát khỏi sự ảnh hưởng của khí. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm và lệ thuộc vào sức mạnh to lớn của khí./.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BA NGUỒN KHÍ

Theo quan điểm của người xưa để lại thì khí có 3 nguồn chính, là “thiên khí”, “địa khí” và “nhân khí” duy trì tất cả mọi vật đang tồn tại. Trong 3 nguồn khí này, có rất nhiều “luồng khí” khác nhau tác động đến mỗi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta.

Thiên khí

Những gì đến từ trên trời được gọi là thiên khí. Đó là nguồn năng lượng đầu tiên của tự nhiên. Thiên khí di chuyển theo đường xoắn ốc từ các thiên thể - mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các vì sao. Nếu có ai nghi ngờ về việc thiên khí có thể ảnh hưởng đến chúng ta, thì hãy xem xét mặt trời – ngôi sao trung tâm trong hệ mặt trời. Không có năng lượng mặt trời, cuộc sống sẽ không tồn tại, còn coi thường năng lượng của nó, người ta có thể bị cháy nắng, say nắng, ung thư da và thậm chí là chết.

Thời tiết cũng là một thành phần của thiên khí. Không có gì nghi ngờ về việc các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Cái rét cực độ “khiến chúng ta lạnh thấu xương”, còn cơn nóng cực độ tạo ra “những buổi chiều oi ả” và kích thích trạng thái giận dữ. Một số người còn bị trầm cảm, thậm chí tự tử do thiếu ánh áng và những đợt mưa kéo dài.

Có những thành phần khác của thiên khí liên quan đến thời gian – yếu tố gắn với sự thay đổi và biến chuyển. Ngày và mùa thay đổi là do sự vận hành của mặt trời. Thời điểm xây nhà là thông tin quan trọng, bởi vì điều đó phần nào quyết định đặc tính thiên bẩm của ngôi nhà.

Cuối cùng, thiên khí với mệnh (số phận) và vận (may rủi). Với những người có khả năng nghiên cứu sẽ biết cách đoán định thiên khí của mình hoặc cho những người xung quanh. Khi đó, sẽ biết cách tránh điều dữ, điều chỉnh hành vi để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Dựa vào thiên khí để thực hiện việc dự đoán mệnh vận có các môn Tử vi, Tứ trụ vận dụng./.

Địa khí

Núi, sông, sa mạc, thung lũng và đồng bằng – tất cả đều có luồng khí địa khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khí chất và khả năng hòa hợp của con người. Các dãy núi bảo vệ chúng ta trước những yếu tố độc hại, cho chúng ta chỗ dựa tâm lý. Chúng ta thường cảm thấy vững vàng hơn nếu có một chỗ dựa ở sau lưng.

Trong phong thủy truyền thống, núi đồng nghĩa với âm hay nguồn năng lượng nữ tính của tự nhiên, giống như một bà mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh tật do gió lạnh và mưa to gây ra. Núi chi phối sức khỏe và các mối quan hệ của chúng ta.

Mục đích của những người thực hành phong thủy là nghiên cứu và điều hòa khí gần với núi tự nhiên (hoặc núi nhân tạo, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng và hàng rào cao) ở ngoài nhà ở, và núi bên trong nhà thể hiện bằng các bức tường và đồ đạc lớn, sao cho chúng mang lại sức khỏe và các mối quan hệ tốt đẹp.

Ngược lại, nước tương ứng với dương hay nguồn năng lượng nam tính. Theo truyền thống, đàn ông có trách nhiệm tạo ra của cải. Giống như dòng nước, luồng khí sinh ra của cải (tài khí) tụ lại ở hồ và đại dương. Nó được cuốn đi dọc theo sông, đường phố và hành lang. Nó lưu thông qua cửa sổ và cửa ra vào. Phải xem xét tất cả những thứ này khi quyết định không gian sống hoặc làm việc của con người.

Nhân khí

Bản thân mỗi người đều có khí. Khí của mỗi người được đánh dấu vào lúc người đó vừa mới sinh ra – thời điểm thở hơi thở đầu tiên. Cũng giống như dấu vận tay, khí của mỗi người chỉ có một và duy nhất. Trong phong thủy, thời gian sinh của mỗi người là nguồn thông tin tối quan trọng. Thời gian sinh quyết định nguồn năng lượng sống của mỗi người có phù hợp với người khác hay không và với khí trong nhà ở như thế nào. Hoặc từ các thông tin về thời gian sinh mà người ta có thể xác định được màu sắc, môi trường và nghề nghiệp phù hợp với mình nhất./.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

SINH KHÍ - SÁT KHÍ

A. SINH KHÍ

Sinh khí là khí tích cực, có chứa các luồng khí lành, bồi bổ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra một số khía cạnh của sinh khí bằng 5 giác quan:

1. Sinh khí thị giác: Về cơ bản, sinh khí thị giác là bất cứ thứ gì người ta cảm thấy vừa mắt, như: Khu vườn đẹp, nhà cửa sạch sẽ, bạn bè vui vẻ…

2. Sinh khí thính giác: Là những gì mà tai chúng ta nghe thấy dễ chịu, thích thú, như: Bản nhạc hợp với ta, tiếng chim hót, những lời thì thầm ngọt ngào…

3. Sinh khí xúc giác: Là những gì mà ta cảm thấy thích thú khi tiếp xúc, như: Tắm nước ấm, massage, nụ hôn, sa tanh, lụa…

4. Sinh khí khứu giác: Là những mùi mà mũi ta hít phải thấy dễ chịu, như: Nước hoa, hoa thơm, mùi thức ăn…

5. Sinh khí vị giác: Là những vị mà khi ta nếm thấy thú vị, như: Thức ăn ngon, rượu vang, sôcôla…

Còn có loại sinh khí thứ sáu, là một cái gì đó huyền bí và trừu tượng, có thể so sánh với giác quan thứ sáu của mỗi người. Đó là rung cảm khi sắp được tăng lương hay thăng chức; là cảm giác khi có ai đó yêu thích, quý mến mình; là “sự cộng hưởng” của những người hay giúp đỡ người khác và tốt bụng.

B. SÁT KHÍ

Sát khí là khí tiêu cực, có chứa luồng khí dữ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể mỗi người. Sát khí là bất cứ thứ gì đối lập với năm giác quan của con người.

1. Sát khí thị giác: Ánh sáng chói chang, chỗ tối om, các môn nghệ thuật gây khó chịu và ồn ào; sự hỗn loạn, rác rưởi, những vật chết hoặc tàn tạ…Sát khí thị giác bao gồm cả các hành động bạo lực, thành kiến, sự thiếu khoan dung.

2. Sát khí thính giác: Tiếng ồn xe cộ đi lại, tiếng còi, công trình xây dựng, tranh cãi, trẻ em gào thét và một số loại nhạc mạnh…

3. Sát khí xúc giác: Bụi bẩn, rác rưởi, mảnh vụn, vết nứt, cầu thang ọp ẹp, sự quấy rối tình dục và xâm phạm thân thể…

4. Sát khí khứu giác: Ô nhiễm, khói thải, ẩm mốc, mục nát, phấn hoa và độc tố…

5. Sát khí vị giác: Thức ăn đắng, chua hay ôi thiu, cay, mặn,…

Ngoài ra còn có sát khí thứ 6. Đó là rung cảm khi ta thấy “có cái gì đó rờn rợn trong không khí” hoặc cảm giác nôn nao khi “có cái gì đó nhầm lẫn” hoặc khi ta cảm thấy có ai đang nhòm ngó, theo dõi. Sát khí thứ 6 còn tồn tại dưới dạng tức giận, căm ghét và ghen tỵ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồi rút cục chẳng biết định tâm thế nào là đúng trong nội dung topic này của web huyenkhong.

Bởi vậy, chỉ trích thì đầy. Tinh thần học thuật thì không có. Bị chấp vào định kiến, nên không thể tiếp nhận cái mới.

Nhớ thời tôi xác định trước hai tháng, sẽ không có mưa trong Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Thiên hạ nhao nhao lên án là lừa bịp, là đánh bóng tên tuổi...vv....Và cho đến nay, chưa ai đủ can đảm để chấp nhận một sự thật là: Tất cả các chương trình Đại Lễ chưa phải sử dụng phương án II (Tức nếu có mưa thì chương trình sẽ tiến hành trong nhà). Lai rai vẫn tiếp tục có những lời chỉ trích. Tôi còn bị phiền phức vì chính sự xác định một thời tiết tốt đẹp cho Đại Lễ nữa chứ.

Nhưng cũng không thiếu những người "chém gió. đập ruồi" nói sau lưng, tự nhận là đã đuổi mưa bão khỏi Đại Lễ.

Đời nó thế! Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên tôi than rằng: "Từ nay mọi việc sẽ diễn biến theo tự nhiên của nó".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageBài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

diennien

Hội Viên

Tham gia ngày: Nov 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 138

Hội Viên thứ: 1646

Đã cảm ơn: 1

Được cảm ơn: 62 lần

trong 30 bài viết

Dương trạch vẫn dựa theo đường đi lối lại xung quanh nhà để định tâm, dựa vào đó chính là ta đã biết được hướng nước chảy, long hổ ,tả toàn hay hữu toàn, nếu chịu khó tưởng tượng một chút thôi thì nó cũng không khác gì mấy đồ hình của huyệt âm trạch mà trong sách cổ đã vẽ. Điều cốt yếu phải dựa vào CỤC để lập hướng và xắp đặt nội thất lối cửa ra vào ,cục chính là một khu vực nhỏ, khu dân cư khoảng vài chục căn hộ có thể là vài trăm căn hộ hoặc nhiều hơn nữa, để ý xem dòng nước ( đường , ngõ ) nó thuận ra ngoài đường lớn theo trái hay phải( tính từ nhà mình ) ta dựa vào đó để lập hướng thì ít nhất cũng phải được 70 phần trăm tốt.

không được lập hướng khiên cưỡng theo huyền không vận pháp, hay đại quái , phi tinh , mấy thứ này tuy rất rắc rối nhưng nó chỉ là yếu tố rất nhỏ ảnh hưởng đến trạch pháp, nó chỉ đúng khi phù hợp với cục diện khu vực sinh sống và cho ta biết được thời gian phát sinh cát hung mà thôi.

Phần này là bí quyết .

lypm

Hội Viên Đặc Biệt

Tham gia ngày: Aug 2009

Bài gửi: 630

Hội Viên thứ: 149

Đã cảm ơn: 37

Được cảm ơn: 315 lần

trong 233 bài viết

Ớ cái bác này, nói thì hay tới khi bác làm rồi thì mới thấy nó khó . Nước của âm trạch nó hong có giống nước của dương trạch bác ơi . Bác điểm thử một cái huyệt dương trạch xem. Tôi tới đó cấm một cây xào gần đó xem huyệt của bác có còn hay không

diennien

Hội Viên

Tham gia ngày: Nov 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 138

Hội Viên thứ: 1646 Đã cảm ơn: 1

Được cảm ơn: 62 lần

trong 30 bài viết Bác Lymp à

Tôi vẫn thấy nhiều thầy dựa vào nước ( ở thành phố chính là đường đi lối lại ) và bình dương lấy nước làm thầy , chứ bác bảo lấy cái gì làm bằng chứng tốt hơn là dựa vào thủy

Còn huyệt của dương trạch chính là cái nhà mình, cửa ra , chính là nơi xuất nội thủy , dựa vào đó để phóng thủy bác à.

Lại nói dựa vào huyền không để lập hướng tôi thấy đơn giản là dựa vào thủy để xác định long , chính là giang đông giang tây...., rồi cứ căn cứ vào phép 4 cung, 15 cung( gọi là kinh tứ vị , 15 cung gọi là kinh ngũ vị để lập hướng tọa )

Tôi khó giải thích bằng lời , chỉ thực tế nói chuyện thì mới sáng tỏ được nhiều điều bác à

Âm dương trạch tuy khác về hình thể nhưng nguyên lý thì giống nhau thôi.

lypm Posted Image

Hội Viên Đặc Biệt

Tham gia ngày: Aug 2009

Bài gửi: 630

Hội Viên thứ: 149 Đã cảm ơn: 37

Được cảm ơn: 315 lần

trong 233 bài viết

Huyệt ở âm trạch là nó cố định, nói huyệt ở âm trạch nghĩa là địa huyệt tức là gồm chung huyệt do hình thể tạo nên tự nhiên. Dùng lập mộ hoặc cất nhà . Cái này mạch khí đã cố định . Còn huyệt tôi nói tới và bác đang đề câ.p tới lấy thiên khí làm mạch cho nên nó không có định được. Ví như bác lấy đường lộ làm thủy vậy cái thủy này có lúc chảy mạnh có lúc chảy yếu, có lúc nhiều có lúc ít vậy cái vị trí tụ của nó sẽ bị lệch, huống hồ chi nó lại có hai chiều. Còn cái bác nói lấy huyền không để định hướng gì đó là do họ chưa hiểu hết rồi truyền bá bâ.y bạ __________________

GIAPPX123

Hội Viên

Tham gia ngày: Jun 2013

Bài gửi: 26

Hội Viên thứ: 4388 Đã cảm ơn: 1 Được cảm ơn: 3 lần

trong 3 bài viết Xác định tâm ......... Trích:

Nguyên văn bởi namphong Đọc bài thơ mỗi người một cảm xúc khác nhau.

Xem bức tranh vẽ mỗi người một cảm thụ khác nhau.

Nghe một bản nhạc mỗi người một cảm nhận khác nhau.

Nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu tranh picasso, hiểu nhạc giao hưởng betthoven?

Người nhận được khí chính là người hiểu khí ở mức cao.

Phương pháp nào cũng vậy, đúng rất ít, đúng ít, đúng khá, đúng nhiều và đúng rất nhiều, hoàn toàn đúng thì ít lắm nhưng ai cũng thích nhận mình hoàn toàn đúng nên mới có chuyện hài: đứng trước tranh vẽ của picasso ai cũng gật gù nhưng vài người trong đó gật gù vì... buồn ngủ, vài người gật gù vì... không biết phải làm gì, vài người gật gù vì... thấy ai cũng gật gù.

Thôi thì tự nói mình chẳng biết gì cho xong chuyện.

Thưa anh " NAM PHONG ".

Đúng là mỗi người hiểu một cách khác nhau, cảm nhận một cách khác nhau...

= để làm bài thơ cũng tuân theo một quy tắc nhất định.

= Một bức tranh vẽ cũng theo bố cục nhất định.

= Một bản nhạc cũng tuân theo quy tắc của nó.

Vậy như bản nhạc hiểu được nguyên lý tạo ra âm thanh, là tiền đề để thiết kế những cây đàn và những bản nhạc hay, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

+ Có lẽ định tâm nhà cũng tuân theo quy luật nào đó, là tiền đề cho nền tảng sau này như: sơn, hướng....

+ Định tâm là những nốt nhạc đầu tiên kết hợp các nốt tiếp theo tạo thành bản nhạc âm thanh trầm bổng.

==> Chính vì thế nên em rất mong anh chia sẻ để mọi người hiểu và vận dụng luu chuyền lại cho thế hệ mai sau....

==> Vì thấy xác định tâm rất khó, nên em thấy nhiều chỗ thấy khó khi xác định tâm. Nên nêu lên để mọi người cùng thảo luận, chứ không có ý gì cả mong anh thông cảm và chia sẻ thêm về phương pháp xác định tâm trên.

==> Trong sách có ghi: " khí âm trong và nhẹ bay lên thành trời, khí dương nặng đục giơi xuống thành đất ". Trong trường hợp xác định tâm dựa vào khí âm dương thì khi làm nhà ở vùng ven biển thì xác định tâm ra sao?....

Vậy : "khí gặp gió thì tán" tâm sẽ thế nào thưa anh?.

khi xác định tâm mà có tâm trạng không tốt thì sao...?

Em chăn chở không biết phải làm thế nào khí vào những tình huống như trên .

kolname Posted Image

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 592

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết

Tôi và bạn trao đổi với nhau như vậy đến người đọc cũng hiểu được mà bạn lại bảo tôi đưa ra quan điểm đi. Những câu hỏi là quan điểm của tôi đó.

Quan điểm của tôi: Định tâm nhà mang tính tùy biến chứ không phải là định vị, ấn định, cố định. phương pháp dùng các công thức toán học áp dụng cho hình học phẳng chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ.

Phương pháp toán học của PTLV áp dụng cho hình học phẳng. nhưng trong thực tế chúng ta lại đang ở trên bề mặt một cung tròn của trái đất. Vậy tập thể cán bộ nghiên cứu của PTLV đánh giá vấn đề này ra sao?

Mượn hình của anh Hoachithanh để minh họa cho vấn đề này.

Posted Image

Định tâm nhà - phong thủy truyền thống dùng từ nhất vật nhất thái cực là đủ nghĩa.

VinhL Posted Image

Hội Viên Đặc Biệt

Tham gia ngày: Nov 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 1,319

Hội Viên thứ: 1619 Đã cảm ơn: 70

Được cảm ơn: 1,966 lần

trong 745 bài viết

Lão Hoa,

Xem anh GPS thì biết liền. Lão Hoa ở đâu mà nó tìm không ra, nếu tâm không định được thì làm gì tìm được một chiếc xe đang chạy hở????

Phóng một chiếc phi thuyền lên cung trăng chỉ sai một vài ly thôi thì cái quỷ đạo nó đi vào không gian à. Hihihihihihihihihihi

Ở đây ai củng cho là phương pháp mình đúng, vậy phương pháp của khoa học ngày nay chắc thua thuật phong thủy mấy ngàn năm trước à???

Nhà thì hình khối, Sơn thủy đều là 3D, vậy hỏi lấy hình học thì chỉ để định tâm thì chỉ làm cái việc gần đúng thôi.

Gặp cái building này thì định tâm sao đây???

Posted Image

Hihihihihihihihihi

Chỉ nói đến thiên văn học đời Hán thôi, tính lịch nhiều lúc ngày sóc đã lệnh gần vài ngày. Mà trong mấy cái La Kinh, có cái nào hông có vòng tú độ nhỉ???

Địa Lý, nguồn gốc từ Thiên Văn!, mà Thiên Văn không chính xác, thì cở 70 năm là biết liền.

Cho nên biết Địa Lý, không thông Thiên Văn trước sau củng gặp chuyện không hay. Hihihihihihihihihihi

kolname

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 592

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết Tư liệu tham khảo, giải thích cho cái sự cong cong, thẳng thẳng đây, mời cả nhà:

NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA TRẤN YẾM.

Mối liên hệ tương tác vũ trụ và hình tượng trấn yểm.

Chúng ta đều biết rằng: Nếu so Trái đất với mặt trời thì chỉ là hòn bi đối với quả bóng đá, Nếu so mặt trời với không gian Thái Dương hệ thì Mặt trời cũng chỉ là hòn bi so với cái lồng bàn đậy mâm cơm. Cả cái Thái Dương hệ này so với Ngân Hà lại là một hạt cát so với một rổ cát. Cả cái Ngân Hà này so với toàn bộ vũ trụ lại như một hạt cát so với sa mạc rộng lớn. Tôi nói những điều này thì anh chị em thấy rằng: Con người chúng ta trên trái Đất này - so về tỷ lệ với vũ trụ - thì nhỏ hơn con vi trùng bám vào hòn bi trong nhận thức của tha nhân.

Tương tự sự so sánh như vậy, chúng ta so sánh hòn non bộ dùng trấn yểm trong phong thủy với dãy Hymalaya cũng chỉ là một tỷ lệ chênh lệch không đáng kể so với đại vũ trụ. Với đại vũ trụ thì hòn non bộ và dãy Hymalaya cùng khí chất và cùng là núi cả. Tất nhiên sự tương tác của Đại vũ trụ với hòn non bộ của chúng ta dùng trấn yểm với khí chất của dãy Hymalaya là như nhau. Đây chính là nguyên lý "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" dùng để trấn yểm được giải thích trong Phong Thủy Lạc Việt và của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt nói chung. Bởi vậy - từ nguyên lý này - chúng ta sẽ nhận thức được rằng:

Bất cứ một vật thể nào - dù gọi là to hay nhỏ với chúng ta - thì chúng đều có tính chất của vật tương ứng về hình tượng với nó trong tương tác của Đại vũ trụ.

Đây chính là nguyên lý dùng hình tượng để trấn yểm trong Phong thủy Lạc Việt.

-------------------------------------------------------------------------------------------------

TÍNH CHẤT NHỮNG VẬT LIỆU TRẤN YỂM TRONG PHONG THỦY

1 - Vật thể xốp

Khoa học đã chứng minh rằng: Tất cả những vật thể xốp đều có tác dụng hấp thụ các bức xạ. Chúng ta đôi khi bước vào một căn nhà cổ thấy treo trên đòn dong (Xà cái) của ngôi nhà một cuốn sách. Hoặc đặt dưới tượng Ông Khiết của tôi là một cuốn sách.

Khái niệm "xốp" theo trực quan của con người chúng ta với sự tưởng tượng gần gũi là: mút xốp, cuốn sách, bó rơm, đụn rơm...vv....

Nhưng đấy là sự tưởng tượng gần gũi. Thực chất khái niệm "xốp" rất phong phú. Lá gan của chúng ta là đặc, nhưng đối với con giun (Lãi) thì nó xốp. Đối với chúng ta, đụn rơm là xốp, nhưng với con kiến thì hoàn toàn rỗng. Tổ mối với chúng ta là xốp, nhưng với con mối thì chúng lại coi là những căn nhà rộng mênh mông.

[Chỉ có Hội Viên mới xem được nội dung này.]

CHÚ Ý: TƯ LIỆU TRONG ĐƯỜNG LINK TRÊN CHỈ CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO. ĐÓ LÀ PHẦN NỔI CỦA TẢNG BĂNG CHÌM - HÃY CẨN THẬN KHI ỨNG DỤNG NẾU CHƯA HIỂU ĐẦY ĐỦ VỀ KHÍ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageBài trích dẫn sau đây là những những ý kiến trái chiều, khác nhau của các diễn đàn khác, chúng tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo và nhận định.

==========================

hieuminh

Hội Viên

Tham gia ngày: Jun 2009

Bài gửi: 36

Hội Viên thứ: 58 Đã cảm ơn: 4

Được cảm ơn: 4 lần

trong 4 bài viết

Trích:

Nguyên văn bởi dinhquy xuyenputin và hth cùng thiensu dinhquy đã nói rồi ... PTLV chỉ tốt ở từ:LẠC VIỆT

còn lại là gây họa cho người (khoadautu) cả sư phụ ,HTH tốn 100triệu sau đó thiếu nợ 2 tỷ hỏi? PTLV ứng dụng thực tế ra sao rồi??? bó tay bó tay ? huên hoan khoắc lác.được cái gì ở đây!biến biến dùm cho mọi người còn dớt dát chứ càng nói thì càng sai... Chào anh dinhqui

Tôi theo dõi nhiều bài viết của anh cũng thấy anh huyênh hoang khoác lác có thua gì họ đâu (Anh nói trong 2 năm anh tư vấn trên 2000 cuộc nhà), chưa có bài viết nào gọi là chất lượng, cũng dấu dấu diếm diếm như "mèo dấu..."

Anh cũng đi tư vấn lấy tiền vậy. Chưa nói là dùng HKLS để PA cho mình.

Bao nhiêu cục thất bại chắc anh nắm rõ hoặc làm ngơ không biết. những bài viết của maikiendongthap còn đó. Đến như đo độ hướng còn làm cẩu thả chưa ra hồn(nhà cô DieuHanh). Đó là những bằng chứng không thể chối cãi.

Hy vọng anh bình tâm suy nghĩ lại đừng vội "té nước theo mưa" nữa.

Thân

kolname

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 592

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết

Trích: Nguyên văn bởi trucgiac @Chimcong, Kolname, XuyenPutin,...!

Cho con biết khiêm hạ

Biết tôn trọng mọi người

Dù có giỏi tới đâu

Cũng tìm ra chỗ dở

=> Còn lâu chúng ta mới hòa mình được cùng thiên nhiên (Đó là điểm chung của Lý học và Đạo Phật), bởi đơn giản chúng ta với cái TÔI lớn như NÚI.

Chúc các bác tranh luận với tinh thần phấn khởi và vì học thuật!

Nói tóm lại:

Trong trường hợp mà khoadautu đưa nên thì Phong thủy lạc việt ( hoangtrieuhai + thiên sứ) thất bại thảm hại sau 100 ngày (Tốn rất nhiều tiền),

Còn huyền không đã thành công khi chưa đến 100 ngày(không mất xu nào)

Phong thủy lạc việt đè ngửa nhà người ta ra định tâm nguyên cả khối, còn huyền không biết tách ra làm 2 khối riêng biệt nên đã luận đoán và đưa ra giải pháp đúng.

Có bác nào bổ xung không?

Posted Image

Còn nói về cái TÔI đó thì trucgiac nên xem lại mấy người luôn miệng phủ nhận văn hóa Hoa hạ nhưng lại rất sính dùng từ Hán Việt cho nó trang trọng. Ít khi thấy dùng từ thuần Việt.

Ví dụ:

Cái tôi ======> Bản ngã

Thày =======>Sư phụ

U ========> Sư mẫu

...

Chẳng may mà PTLV được khoa học công nhận có lẽ họ làm Mẫu nghi thiên hạ mất, hic

hoabinh

Hội Viên

Tham gia ngày: Jul 2009

Bài gửi: 79

Hội Viên thứ: 96

Đã cảm ơn: 90

Được cảm ơn: 16 lần

trong 14 bài viết

nguyên văn bởi Kolname: Nói tóm lại:

Trong trường hợp mà khoadautu đưa nên thì Phong thủy lạc việt ( hoangtrieuhai + thiên sứ) thất bại thảm hại sau 100 ngày (Tốn rất nhiều tiền),

Còn huyền không đã thành công khi chưa đến 100 ngày(không mất xu nào)

Phong thủy lạc việt đè ngửa nhà người ta ra định tâm nguyên cả khối, còn huyền không biết tách ra làm 2 khối riêng biệt nên đã luận đoán và đưa ra giải pháp đúng.

Có bác nào bổ xung không?

Em xin hỏi bác Kolname một chút ạ: Trường hợp định tâm riêng từng khối thì khi lập sơ đồ phân phi tinh khối BẾP và WC sẽ lấy theo hướng nào ạ? Đông hay Nam? Xin bác giải thích sơ sơ để em hiểu bác nhé, cảm ơn bác!

kolname

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 592

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết

Trích: Nguyên văn bởi hoabinh nguyên văn bởi Kolname: Nói tóm lại:

Trong trường hợp mà khoadautu đưa nên thì Phong thủy lạc việt ( hoangtrieuhai + thiên sứ) thất bại thảm hại sau 100 ngày (Tốn rất nhiều tiền),

Còn huyền không đã thành công khi chưa đến 100 ngày(không mất xu nào)

Phong thủy lạc việt đè ngửa nhà người ta ra định tâm nguyên cả khối, còn huyền không biết tách ra làm 2 khối riêng biệt nên đã luận đoán và đưa ra giải pháp đúng.

Có bác nào bổ xung không?

Em xin hỏi bác Kolname một chút ạ: Trường hợp định tâm riêng từng khối thì khi lập sơ đồ phân phi tinh khối BẾP và WC sẽ lấy theo hướng nào ạ? Đông hay Nam? Xin bác giải thích sơ sơ để em hiểu bác nhé, cảm ơn bác!

Chào bác hoabinh, trong trường hợp này toàn bộ khu vực BẾP và WC sẽ lấy theo hướng khi đo la kinh tại vị trí cửa bếp. Còn hướng Đông hay Đông nam thì phải thực hiện thao tác đo tại thực địa mới biết được bác ạ.

Cũng như một khu nhà trung cư, tuy được nạp từ cùng một nguồn khí. Nhưng mỗi căn hộ lại phải lấy hướng khác nhau.

hoangtrieuhai

Hội Viên

Tham gia ngày: Oct 2009

Bài gửi: 80

Hội Viên thứ: 394 Đã cảm ơn: 35

Được cảm ơn: 9 lần

trong 8 bài viết

Chưa hiểu 100% câu hỏi của bạn,bạn có thể nói rõ hình kỷ hà mà bạn định nói tới. Tuy nhiên, tâm nằm phía ngoài là trường hợp đặc biệt và ko có gì bất thường cả.

Trích:

Nguyên văn bởi kolname hoangtrieuhai này, kolname cũng không có ý định tiếp tục tham gia phần định tâm. tuy nhiên có một thắc mắc rất nghiêm túc muốn hỏi

trong tất cả các hình kỷ hà thì tâm đều nằm bên trong vậy tại sao hình tổng hợp của chúng lại có trường hợp tâm nằm bên ngoài. điều này có gì bất thường không?

ví dụ bạn đưa ra về bệnh nhân và bác sỹ khác với việc tư vấn phong thủy thất bại

hoangtrieuhai

Hội Viên

Tham gia ngày: Oct 2009

Bài gửi: 80

Hội Viên thứ: 394

Đã cảm ơn: 35

Được cảm ơn: 9 lần

trong 8 bài viết

Chưa rõ hình tổng hợp tâm là hình nào ?

T

rích: Nguyên văn bởi kolname muốn hỏi hoangtrieuhai là: đối với tất cả các hình kỷ hà ( vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình thang...) tâm đều nằm bên trong. vậy tại sao hình tổng hợp tâm lại nằm bên ngoài?

kolname

Hội Viên Tích Cực

Tham gia ngày: Oct 2010

Đến từ: Việt Nam

Bài gửi: 386

Hội Viên thứ: 1588

Đã cảm ơn: 592

Được cảm ơn: 157 lần

trong 110 bài viết

Cuối tuần nhàn rỗi lang thang trên mạng thấy cái này, đưa nên đây cho mọi người coi.

Trích: Nguyên văn bởi lamchame.com

Hi all :

Một anh Chồng ngoan mà ít nhất có 2 mẹ nêu 2 thông tin trái ngược nhau ??

Vậy đâu là thật nhỉ ?

:)

Hướng nhà vợ chồng mình cũng giống nhà mẹ hiển. Mẹ muihech đã tư vấn cho mình như thế này bạn tham khảo nhé:

Tớ nói trước là tớ không ném đá ai nhé, nhưng tớ thấy các bạn khuyên bạn ấy bán nhà thì e rằng phương án ấy hơi bị mệt. Bán một mảnh đất rồi mua lại một mảnh khác cho hợp tuổi, vừa túi tiền thì e rằng hơi bị khó và hao tổn tâm sức (chồng tớ làm ngạch BĐS nên tớ cũng hơi thấm thấm cái vấn đề bán rồi mua một mảnh đất hay một cái nhà nó cực nhọc thế nào).

Nên theo tớ, bạn chủ topic yên tâm mà xây nhà ở. NHiều người đang thèm thuồng cái hướng nhà của bạn đấy (trong đó có vợ chồng Tây tứ trạch nhà tớ he he). Nếu thực sự tin phong thuỷ thì bạn có thể sang topic Phong thuỷ Lạc Việt hỏi anh chồng ngoan (trường phái Phong thuỷ Lạc Việt) hoặc Mr Phạm Cương (Phong thuỷ Hán) số đây 0988080365, bạn có thể mời một trong hai “thầy” này về nhà giúp bạn phương án cụ thể. Cả hai thầy theo tớ đều uy tín và đáng tin cậy (xét về mặt công việc thôi nhé, vấn đề khác tớ không biết he he).

À, tớ cũng phải nói rõ hơn là tớ làm nhà mời thầy phong thuỷ về xem từ trước khi nhà lên khung cơ nhé (tớ mời Mr Phạm Cương xem giúp). Nhưng đến khi xây dựng thì phát hiện ra một số hạng mục nếu theo phong thuỷ thì kiến trúc và công năng sử dụng của cái nhà …nát bét, nên lại “cãi thầy” để chọn công năng và thẩm mĩ. Túm lại là tớ rất tin phong thuỷ, nhưng cũng tin vào mưu cầu tiện nghi và thẩm mĩ của bản thân, không kém tí nào.

Mời thày nào thì mời những các mẹ nên chừa lão chồng ngoan Phong thủy LV bên WTT ra nhé, hàng lởm khởm đó. vừa mất xiền mà mua thêm cái bực mình. Khoa học gì toàn thấy úm úm ba la, bùa chú thập cẩm cả... Ko tiện nói ở đây, ai muốn hóng thì PM cho tớ.

[Chỉ có Hội Viên mới xem được nội dung này.]

Không biết chồng ngoan là ai nên google search thử

[Chỉ có Hội Viên mới xem được nội dung này.]

Thì ra chồng ngoan chính là Hoàng Triệu Hải.

Ôi Trời Đất ơi, Cán bộ nghiên cứu phong thủy sao lại toàn chơi với đàn bà, con nít thế này.

Thảo nào, được sư phụ thiên sứ ca ngợi hết lời " Riêng cái khoản tiếp thị Hải là số 1"

Giờ mới biết người ta mang phong thủy lạc việt đi tiếp thị với cái đám "sồn sồn" kìa.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.