Thiên Đồng

Mộc Tứ Xã, Ngõa Ba Làng

1 bài viết trong chủ đề này

Mộc Tứ Xã, Ngõa Ba Làng

Những năm đầu thế kỷ XX, vùng phía nam tỉnh Vĩnh Yên người ta thường nói đến “Mộc Tứ Xã – Ngõa Ba Làng”. Câu tục ngữ ấy nhằm đánh giá và khẳng định độ khéo tay của người nơi đây. Tứ Xã nay là các làng của Xã Thanh Lãng nổi tiếng về nghề chạm gỗ. Ba làng chính là Hương Canh- Ngọc Cah- Tiên Canh nổi tiếng về những người thợ xây, thợ đắp tượng .

Theo một số nghiên cứu, từ NGÕA chính là âm Hán Việt của NGÓI vì thế nghề ngõa cũng chính là nghề thợ xây hay thợ nề.

Posted Image
Cột trụ đình Hương Canh năm 1937 (Ảnh chụp lại)

Vào những năm khoảng 1920-1940 ở Hương Canh nổi danh một nhóm các cụ chuyên đắp cột trụ đình chùa, tranh trí bờ nóc, đầu hồi nhà rất tinh xảo. Trong ký ức của người Hương Canh ngày nay còn nhớ có các cụ . Trương Khoa thường gọi là cụ Mục Khoa, cụ Nguyên Văn Đăng thường gọi là cụ Mục Xuân và cụ Vịnh. Ngoài ra, dân làng còn luôn nhớ đến một nghệ nhân đắp tượng đất là cụ Nguyễn Đạm người làng Tiên Hường.

Những công trình các cụ để lại cho Hương Canh được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ trong đường nét và bố cục kiến trúc. Có thể kể đến như: trụ biểu đình Hương Canh, Tự Môn Sở, Tam Quan chùa Cả (chùa Kính Phúc), cổng chùa Ngọc Sơn, bờ nóc ba đình làng, bờ nóc và bình phong miếu Thượng….

Lần lại những ký ức về nghề ngõa Hương Canh chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Hợp 82 tuổi, thường gọi là ông Hợp Đợi, ông vốn là thợ cả trong nghề ngõa và là cháu cụ Mục Xuân. Từ khi ít tuổi ông đã được cùng theo các cụ làm nghề sau này khi nhiều tuổi, cũng chính ông được ủy nhiệm tu bổ những đầu đao, bờ nóc đình bị sạt bởi bởi thời gian.


Posted ImageCột trụ chùa Ma Hồng
Posted Image

Posted Image


Posted Image

Thượng các tiền tế đình Hương Canh trước khi trùng tu

Posted Image

Cột trụ chùa Ma Hồng

nguồn: tranngocdong84.wordpress

Share this post


Link to post
Share on other sites