Lê Bá Trung

TRẬN BÁT QUÁI ĐỒ Ở KHÁM CHÍ HÒA.

18 bài viết trong chủ đề này

Nhắc đến Khám Chí Hòa chắc hẳng ai ai cũng biết đến , nói thông thường thì có từ thời Pháp. Tuy nhiên Khám Chí Hòa không chỉ thông thường là một trai giam mà mọi người từng nghĩ mà nó là một Trận đồ triệt để về Âm Dương, Ngũ Hành và theo Kỳ Môn Trận Pháp. Nếu ai đã tìm hiểu về dịch lý, dịch thuật, Tam thức, nếu có cơ hội chứng kiến tận cảnh xây cất, sắp đặt của Khám Chí Hòa, nó là một trận đồ vô cùng màu nhiệm.

Kỳ môn Độn Giáp nếu muốn đi đến tuyệt đỉnh của môn học này thì phải có thiên, địa giao lưu. Phải có cái lực trong cõi giới vô hình thì trận đồ mới hoàn toàn phát được cái lực uy vũ, vô cùng tận của nó. trận đồ này được bày ra do một vị thầy rất là cao tay ấn. Những vị thầy như thế này, thật sự không phải lúc nào cũng có thể gặp. Trong trận đồ này đã được 8 cô gái đồng trinh trấn giữ , cho nên, trong Khám Chí Hoà, trên nguyên tắc là những ai mà bị vô “sỗ bì đen” rồi, thì đừng bao giờ mà mong có thể thoát khỏi Khám Chí Hoá.

Tuy nhiên, nếu nói theo ngôn ngữ của bên Tiên Gia thì vì ông trời có luôn có đức hiều sanh, cho nên trận đồ Kỳ Môn phải có cửa “Sanh”. Vị thầy này khi sắp đặt trần đồ này, vì phải làm theo tụi sự yêu cầu của Thực Dân Pháp, có thể ông ta biết, mà cũng có thể ông ta không biết cho nên trong 8 vị đồng trinh này, có một vị không còn là gái đồng trinh nửa. Khi trận pháp đã được dàn ra, trên nguyên lý là không có gì có thể thoát ra được trần đồ này, nhưng cũng vì có một ngưới con gái không còn là động trinh nửa, cho nên, Khám Chí Hoá, tuy bị giam nhưng cũng có người có thể thoát ngục được. Nếu có thoát đi chăng nửa, trước sau cũng bị bắt trở về.

Trận Bát Quái đồ này rất sát, nếu như có một tù nhân nào chết trong đó thì linh hồn cũng không được siêu thoátlinh hồn của họ phần cũng bị giữ lại, không thể nào thoát được. Vị vậy ở đây, âm khí, lẫn oán khí rất là nặng, và cũng vì lý do này mà Khám Chí Hoà thường hay có Lôi Công, Lôi Mẫu đến thăm viếng luôn.

Vì có duyên nên được vào tham quan trong trại vì nhà Trung cũng có người Bác làm trong trại giam ăn ở sinh hoạt ngay trong trại. Trại giam khi đi vào thì rất ngộp ngạt âm khí rất nhiều bao trùm xung quanh trại giam này. Khi vào nhà giam còn thấy một thanh kiếm rất to nghe nói là "Tru Tiên Kiếm" trấn hình như là ngay giữa Trại Giam này, nghe kể lại thanh kiếm này là toàn bộ kiến trúc trong trại này ,mà khi nghe kể lại thì tác dụng của thanh kiếm này dùng để trấn yếm những kẻ cao tay ấn khi bị bắt vào trong trai này, khi bị bắt vào đây mọi công lực sẽ bị mất hết không làm bất cứ thủ đoạn gì trong trại này được, nếu nhìn từ trên vệ tinh chụp hình lại thì quả thật đúng là một trận đồ khổng lồ ngay thành phố.

Hình này chụp được từ vệ tinh google map.

Posted Image

Lê Bá Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung đưa hình lên lại đi, không thấy hình đâu hết. Cảm ơn nhiều.

vvnv.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Đỗ Hải đã giúp 1 tay. Đó là chính xác hình ảnh toàn diện chụp từ trên xuống của Khám Chí Hòa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Đỗ Hải đã giúp 1 tay. Đó là chính xác hình ảnh toàn diện chụp từ trên xuống của Khám Chí Hòa.

Bạn Trung ơi ! minh cũng có nghe qua về Khám Chí Hòa, xây dựng theo Bát Quái, Có phải cửa vào là ngay Quái Càn và cửa ra là ngay quái Khôn không bạn?

Chau

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Trung ơi ! minh cũng có nghe qua về Khám Chí Hòa, xây dựng theo Bát Quái, Có phải cửa vào là ngay Quái Càn và cửa ra là ngay quái Khôn không bạn?

Chau

Cám ơn bạn Châu đã quan tâm đến topic này. :( Trung có tham quan qua chỗ này rồi nhưng không để ý dến cửa vào và cửa ra ngay hướng nào? :( Vì trong đó rất nghiêm ngặc canh gác rất cẩn mật nên không có đi lại lung tung được mong bạn thông cảm. Chỗ Khám này là chỗ có lối vào mà không có lổi ra. Nghe nói từ trước đến giờ chỉ có 2 người thoát được ra khỏi chổ này 1 là Tướng Cướp Bạch Hải Đường, 2 là Phước Tám Ngón. Phước tám ngón nhờ có quen biết một thầy phong thủy loại cao tay nên đã tìm ra dược cửa Sanh và Phước Tám ngón đã thoát ra được bằng cửa này. Thầy phong thủy này theo phái Huyền Không Phi tinh. :(

Thân.

Lê Bá Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bạn Châu đã quan tâm đến topic này. :( Trung có tham quan qua chỗ này rồi nhưng không để ý dến cửa vào và cửa ra ngay hướng nào? :( Vì trong đó rất nghiêm ngặc canh gác rất cẩn mật nên không có đi lại lung tung được mong bạn thông cảm. Chỗ Khám này là chỗ có lối vào mà không có lổi ra. Nghe nói từ trước đến giờ chỉ có 2 người thoát được ra khỏi chổ này 1 là Tướng Cướp Bạch Hải Đường, 2 là Phước Tám Ngón. Phước tám ngón nhờ có quen biết một thầy phong thủy loại cao tay nên đã tìm ra dược cửa Sanh và Phước Tám ngón đã thoát ra được bằng cửa này. Thầy phong thủy này theo phái Huyền Không Phi tinh. :(

Thân.

Lê Bá Trung

Chào Bạn Trung!

Mình cũng chỉ nghe lại thôi chứ không biết nhiều đến Chí Hòa. Mình có hỏi về việc 8 cô gái đồng trinh thì họ nói không biết vần đề này. Nhưng có 1 ý là có 1 nóc ngay cung Đoài lúc xây dựng đã bị sét đánh, và hiện tại cũng không có nóc. Vi nghe nói là cửa vào là ngay cung Càn và cửa ra là cung Khôn, nhưng khi xây chưa xây cung Khôn mà lại xây cung Đoài trước, do vậy khi xây cung Đoài đã bị sét đánh sập.

Thân

Châu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn về lời gợi ý của Châu, cũng có thể là cửa vào là cung Càn và cửa ra là cung Khôn như Châu đã nói. Không biết lý do gì mà nơi này thường là nơi mà sét đánh nhiều nhất trong khu vực, ngay chỗ đó cũng có một người bị sét đánh trúng chết ngay tại chỗ mà xác lại không di chuyển được nên người ta lập mộ ngay đó để thờ luôn, Nơi mà sét đánh nhiều nhất là nơi trấn Tru Thiên Kiếm. Còn nhiều bí ẩn khác nữa mà mình không biết được vẫn còn là một tìm ẩn mà chưa có ai giải thích được việc này.

Thân.

Lê Bá Trung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết độ bền của nhà tù này thế nào nhỉ ? Từ trước tới giờ chẳng thấy nó được sửa chữa gì hết. Tui có quen ông anh làm ở sở địa chính nói khu đó có quy hoạch, sẽ có một con đường mới đi ngang trại từ đường Hòa Hưng (đường vào trại Chí Hòa) thông sang đường Lê Hồng Phong nối dài và trại sẽ bị đập đi để làm ...công viên. Không biết nếu phá bỏ nó có gì nguy hiểm không? Chắc phải kiếm thầy nào cao tay ấn mới gỡ được chăng ? Và trước giờ thông tin xây dựng trại tạm giam Chí Hòa theo phong thủy chỉ là theo truyền miệng. Các bạn có tài liệu nào chi tiết không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trại Giam Chí Hòa này là do một thầy rất cao tay ấn trấn yếm nội lực rất cao. Hình như thầy này theo phái Huyền Không Phi Tinh trấn rất giỏi không phải ai cũng có thể hóa giải trận đồ này nếu không sẽ chuốc lấy họa vào thân chứ không phải chuyện đùa. Trận đồ này có thể nói là giống như trận đồ ở Sông Tô Lịch và cách Trấn cũng giống tương tự như vậy, nếu phá trận đồ này thì âm khí sẽ thoát lên làm tổn hại đến người sống và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. Giống như Tru Tiên Kiếm nếu mà nhổ lên khỏi mặt đất thì toàn bộ kiến trúc của trận đồ này sẽ bị phá . Nên nếu mà giải tỏa chỗ này cũng là một việc rất cẩn trọng.

Thân.

Lê Bá Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trại Giam Chí Hòa này là do một thầy rất cao tay ấn trấn yếm nội lực rất cao. Hình như thầy này theo phái Huyền Không Phi Tinh trấn rất giỏi không phải ai cũng có thể hóa giải trận đồ này nếu không sẽ chuốc lấy họa vào thân chứ không phải chuyện đùa. Trận đồ này có thể nói là giống như trận đồ ở Sông Tô Lịch và cách Trấn cũng giống tương tự như vậy, nếu phá trận đồ này thì âm khí sẽ thoát lên làm tổn hại đến người sống và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. Giống như Tru Tiên Kiếm nếu mà nhổ lên khỏi mặt đất thì toàn bộ kiến trúc của trận đồ này sẽ bị phá . Nên nếu mà giải tỏa chỗ này cũng là một việc rất cẩn trọng.

Thân.

Lê Bá Trung

Hông biết Nhà nước ta có quan tâm vấn đề này không nhỉ ? VN mình giờ ai là cao thủ môn này nhỉ ? Các Thầy tính ưa thanh tịnh không thích danh vọng nên tên tuổi ít ai biết, sao mà mời bi giờ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lo gì việc này , xây hay phá đều do Thiên ý ! Tùy vận Hưng Vong !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhắc tới nhắc lui 2 chữ 'cao thủ', trên đây có ai dám nhận cao tay hơn thầy Thiên Sứ nữa... vụ này chắc chắn anh chị em kg phải lo rồi hahaha

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Lò bát quái” Chí Hòa - Những chuyện sau cửa ngục25/06/2009 11:35 (GMT +7)Những người đã bị giam ở Chí Hòa trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều nói, Chí Hòa có một cửa ra là cửa Tử, còn cửa Sinh là cửa nào thì không biết.

Tù nhân bị giam ở đây bảo rằng, người chết linh hồn không siêu thoát được vì bị bát quái cầm giữ, nên “âm khí” ở Chí Hòa thường rất nặng nề. Để giải thoát “âm khí”, năm 1954, cai ngục Khám Chí Hòa cho xây bên ngoài “lò bát quái” một ngôi chùa và có tượng Phật...

Tại miền Nam, từ trước năm 1975, khám Chí Hòa, cùng với hệ thống nhà tù ở Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Lợi, Đề lao Gia Định... là nơi giam cầm, hành hạ với đủ các hình thức dã man nhất đối với những người cách mạng. Nhưng chính những nơi này đã hun đúc ý chí chiến đấu, thử thách lòng kiên trung của các chiến sĩ Cộng sản...

Thời gian đi như chớp mắt và khép lại nhiều quá khứ đau thương... Nhưng với những ai đã và từng bị giam ở Chí Hòa thì họ không bao giờ có thể quên được những chuyện xảy ra sau cửa ngục ấy.

Ban Biên tập Chuyên đề ANTG cùng tác giả chân thành cảm ơn bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; ông Lê Hồng Tư; Vũ Quang Hùng, cựu tù chính trị Trại giam Chí Hòa; nhà báo Phan Kim Thịnh (tức Lý Nhân), Ban Giám đốc Công an TP HCM; Ban Giám thị Trại giam Chí Hòa... đã giúp hoàn thành tư liệu này.

Phần I - “Lò bát quái” Chí Hòa

Tôi vào Trại giam Chí Hòa vào một ngày đầu tháng 6.

Nếu như trại giam của Công an Hà Nội nằm giữa cánh đồng rộng mênh mông của xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm thì Trại giam Chí Hòa lại nằm gần trung tâm TP HCM, và con đường Hòa Hưng đi qua cổng trại lúc nào cũng nườm nượp người xe. Con đường vốn đã chật hẹp nay lại như bị nút lại bởi những “lô cốt” của hệ thống thoát nước đang được thi công bằng tốc độ của rùa... Và với những anh em lái xe của trại giam thường ngày phải đưa bị cáo ra xét xử thì quãng đường chỉ hơn 4 cây số từ trại đến Tòa án thành phố là dài... miên man bởi nạn tắc đường. Gặp những lúc như vậy, dù có dùng còi ưu tiên cũng vô ích bởi cả một biển người như đặc lại, chèn trước mũi xe.

Posted Image

Mô hình “lò bát quái” Chí Hòa

Các đồng chí trong Ban Giám thị Trại giam Chí Hòa đưa tôi đến thẳng buồng giam cấm cố mang số 2F, nơi ngày xưa từng giam người Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Từ ngoài cổng trại đi vào, tới được buồng giam 2F, tôi đếm được đúng 9 lần cửa sắt và nếu thêm cánh cửa buồng cấm cố được làm bằng gỗ có nẹp sắt, thì người tù, khi vào buồng này, phải qua 10 lần cửa... Nếu như ở một số trại giam khác do thực dân Pháp xây dựng, các buồng giam cấm cố được đặt khá biệt lập thì tại Chí Hòa, các buồng cấm cố lại được để ngay góc của hai khu. Mỗi góc có 3 buồng giam cấm cố và sát hành lang.

Căn buồng cấm cố nơi anh Nguyễn Văn Trỗi đã bị giam cho đến khi ra pháp trường chỉ rộng khoảng hơn 4m2 và được dùng làm “kho” chứa quần áo có lẽ đã lâu lắm rồi. Trên trần, có một bóng đèn điện tỏa thứ ánh sáng vàng đục, và không gian ngột ngạt bởi sự tù túng, bốc mùi ẩm mốc... Tôi đứng vào trong buồng cấm cố, và khi cánh cửa buồng đóng lại thì bỗng dưng thấy mất hẳn cảm giác ngày hay đêm, không còn biết phương hướng, và một sự im lặng nặng nề đến nghẹt thở ập đến làm tôi lạnh cả người...

Tôi đã đến nhiều trại giam, trong đó có những trại được xây từ thời Pháp như Trại Hỏa Lò ở Hà Nội, Trại giam Hải Phòng... Nhưng quả thật, không đâu có thể so sánh được với Trại giam Chí Hòa bởi lối kiến trúc độc đáo: vừa mang những đặc trưng cơ bản của một nhà tù là kiên cố, kín đáo, bí hiểm, nhưng dễ kiểm soát, lại vừa mang nét thần bí của phương Đông.

Để lần tìm lại lịch sử khám Chí Hòa từ thời Pháp cũng như lịch sử của trại suốt từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước cho đến ngày miền Nam hoàn hoàn giải phóng vào tháng 4/1975 là một điều cực kỳ khó khăn. Hồ sơ, tài liệu về khám Chí Hòa đã mất hết sạch. Các đồng chí trong Ban Giám thị hiện nay thì đa phần là người mới đến, và cũng chẳng được bàn giao lại những gì gọi là tài liệu cũ, cho nên hầu như không hiểu về lịch sử khám Chí Hòa qua các thời kỳ Pháp - Mỹ.

Theo hượng tá Hồi, Phó trưởng Phòng 5 của Cục Hồ sơ cảnh sát thì từ hơn 30 năm trước, anh đã nhiều lần vào Trại giam Chí Hòa làm công tác hướng dẫn cán bộ quản giáo của trại lập hồ sơ theo dõi phạm nhân. Và anh thấy rất nhiều tài liệu của Trại giam Chí Hòa từ thời kỳ trước để lại. Anh khẳng định rằng ngày trước, công tác quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước của cảnh sát chế độ Sài Gòn đã được làm khá chặt chẽ và rất tỉ mỉ. Tuy nhiên, sau này, một phần hồ sơ của trại được chuyển về các trung tâm lưu giữ, nhưng chủ yếu là lý lịch phạm nhân, còn những thứ khác dần dà biến mất!

Posted Image

Cổng Trại giam Chí Hòa hôm nay

Bây giờ, muốn tìm hiểu về lịch sử xây dựng khám Chí Hòa như thế nào, có lẽ phải sang... Pháp. Mà ở đó, chắc chắn người ta lưu giữ vô cùng cẩn thận. Có câu chuyện nhỏ thế này: Vào năm 1996, khi tiến hành sửa chữa, trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội để chuẩn bị cho Hội nghị Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp, thì các nhà kiến trúc Việt Nam lo lắng vì kiếm đâu ra cái thứ ngói đen lợp mái? Trong lúc đang còn bàn là tìm ở đâu thì phía Pháp thông báo cho biết, loại ngói lợp trên nóc nhà là được làm từ một loại đá ở tỉnh Lai Châu, mà thứ đá đó, có đầy tại các mỏ đá thuộc thị xã Lai Châu (cũ)...

Khám Chí Hòa được thực dân Pháp xây từ năm 1943 (cũng có tài liệu nói là từ năm 1939) nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn.

Cũng phải nói thêm chút ít về Khám Lớn Sài Gòn.

Bây giờ, mỗi khi đi trên đường Lý Tự Trọng và đến gần ngã tư nối với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ai cũng thấy một tòa nhà bề thế ba tầng mang lối kiến trúc phương Tây - đó là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia khu vực II. Nhưng không phải nhiều người đã biết nơi đây, hơn 60 năm trước, khu đất này là nơi đặt nhà tù khét tiếng của thực dân Pháp có tên: Khám Lớn Sài Gòn.

Khám Lớn Sài Gòn được xây dựng trên khu đất của chợ Cây Đa Còm và xung quanh có 4 con đường là Lagran Diere (nay là đường Lý Tự Trọng); Mac Mahon (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa); đường Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn) và đường Filippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực). Từ Khám Lớn Sài Gòn đi sang Tòa án Sài Gòn chỉ không đầy trăm mét và dưới thời Pháp, hai nơi này cùng với Dinh Thống đốc Nam Kỳ tạo thành một “tam giác quỷ”. Vào ngày 8/3/1953, sau khi Khám Chí Hòa đã xây dựng hoàn chỉnh thì Bảo Đại cho phá Khám Lớn Sài Gòn và xây Trường đại học Văn khoa.

Khám Lớn Sài Gòn (Maison Centrale de Saigon) được xây từ năm 1886 và sau hơn 4 năm thì xong. Khởi đầu, khám chỉ dài hơn 30 mét và rộng 15 mét, có lối đi hẹp ở giữa. Hai bên là hai gian nhà giam, có hai bệ xi măng được tráng một thứ nhựa giống như nhựa đường màu đen, trên cùng trổ một cửa sổ nhỏ, nhỏ đến mức không đủ cho ánh sáng mặt trời lọt vào.

Vào những năm đầu thập niên 30, do số tù nhân tăng cho nên thực dân Pháp cho xây thêm nhiều buồng giam và phân chia thành nhiều khu vực để giam cầm nhiều loại tù nhân khác nhau. Khám Lớn Sài Gòn là nhà giam lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ. Nhiều nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam từng bị giam ở đây như Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long, Tạ Thu Thâu, Trần Phú, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Mai Chí Thọ, Lý Tự Trọng...

Trong khám này có khu biệt giam tù chính trị, có nơi giam người bị kết án tử hình, gọi là “xà lim án chém”; có phòng để máy chém... Chiếc máy chém đặt tại Khám Lớn Sài Gòn là được đưa từ Pháp sang. Máy chém cao 4,5 mét và có lưỡi dao vát cạnh nặng 50kg. Đêm ngày 20 rạng sáng ngày 21/11/1931, Lý Tự Trọng đã bị xử tử hình bằng chiếc máy chém này. Sự hy sinh của anh đã làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn Sài Gòn, và cũng từ đấy, bọn cai ngục ở đấy luôn gọi Lý Tự Trọng là Ông Nhỏ.

Còn xà lim án chém, là một gian buồng hẹp, chiều dài khoảng 30 mét, chiều ngang 5 mét... thì đã được ông Phạm Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng viết trong hồi ký “Trong xà lim án chém” như sau: “Một miếng sắt đục lỗ li ti không đút lọt điếu thuốc lá. Xà lim tối như bưng, suốt ngày thắp một ngọn đèn đỏ đòng đọc. Lại nóng vô chừng; phải ở trần truồng mới chịu được. Nằm ngay xuống sàn xi măng, một chân đút vào cái cùm dài suốt chiều dài xà lim. Vài ba tháng, bọn mã tà mở cùm cho đổi chân một lần. Mỗi lần tôi đổi chân thì chúng phải đóng kín tất cả các khám khác, tập trung lính tráng, mã tà, gác dan rầm rập đến y như là tập trận rồi mới dám vào mở khóa còng. Trong xà lim, không có một tý gì bằng kim khí. Bát gáo dừa, thùng gỗ đai bằng mây. Chỉ có cái bô ỉa đái là bằng tôn...”.

Về thiết kế và cấu trúc của Khám Chí Hòa có một điều lạ là không hiểu tại sao người Pháp lại lấy thiết kế của một nhóm kiến trúc sư người Nhật. Chắc hẳn người kỹ sư trưởng thiết kế công trình này phải là người am hiểu Kinh Dịch và có lẽ cũng là người “mê Tam quốc Diễn nghĩa” vì thế họ mới thiết kế Khám Chí Hòa là một hình bát giác, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh Dịch là: Càn - Đoài - Ly - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn - Khôn. Và nếu như theo trận đồ bát quái của Khổng Minh thì 8 quẻ này tương ứng với 8 cửa trận là: Hưu - Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai.

Nhưng cũng không hiểu rằng Trại giam Chí Hòa có 8 cạnh như vậy thì cửa ra vào tương ứng với quẻ nào, có người nói tương ứng với quẻ Càn và trong trận đồ bát quái là cửa Sinh. Do cổng trại ứng với quẻ Càn cho nên thường có hai vị thần là Lôi Công và Lôi Mẫu đến “viếng thăm”. Mà Lôi Công, Lôi Mẫu là “sét ông, sét bà” vì vậy đã có mấy lần sét đánh trúng cổng trại vào những năm 1956; 1964; 1965? Nhưng những người nào đã bị giam ở Chí Hòa trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì đều nói, Chí Hòa có một cửa ra là cửa Tử, còn cửa Sinh là cửa nào thì không biết. Do được xây dựng theo bát quái cho nên Khám Chí Hòa rất “sát”, tù nhân bị giam ở đây bảo rằng, người chết linh hồn không siêu thoát được vì bị bát quái cầm giữ, nên “âm khí” ở Chí Hòa thường rất nặng nề.

Để giải thoát “âm khí”, năm 1954, cai ngục Khám Chí Hòa cho xây bên ngoài “lò bát quái” (nhưng vẫn nằm trong khuôn viên khám) một ngôi chùa và có tượng Phật... Sau này ngôi chùa đã bị phá và hiện nay chỉ còn một tượng Phật nằm trơ trọi trên một cái hồ nước nhỏ và cách pháp trường đã xử bắn Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi chỉ hơn 200 mét.

Khám Chí Hòa được xây dựng từ năm 1943 nhưng sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương thì bị đình chỉ và mãi đến năm 1950 việc xây dựng mới được tiếp tục và hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang.

Posted Image

Đường hầm dẫn vào một khu giam

Khám Chí Hòa có 3 lầu. Tầng trệt là nơi làm việc của giám thị và các lực lượng bảo vệ, các khu dịch vụ. Đồng thời có 2 khu giam phạm nhân nữ. Lầu 1 (người ngoài Bắc thường gọi là tầng 2) là nơi để giam giữ tù chính trị, lầu 2 và lầu 3 là nơi giam giữ thường phạm. Khám Chí Hòa có 8 khu tất cả và đặt từ A đến H. Ví dụ, tầng trệt được gọi là O, phòng số 1 khu F, dưới tầng trệt sẽ được đặt số hiệu là OF1, nếu là trên tầng 2 thì sẽ đặt là 2F...

Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có 4 buồng giam. Ở giữa bát quái Chí Hòa là một vọng gác cao hơn 20 mét, trên đó có bể chứa nước và có chòi canh. Đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát tất cả các phòng giam.

Có thể nói với cách kiến trúc như của Chí Hòa, phạm nhân khi đã vào đây thì không thể trông mong gì việc tìm đường vượt ngục. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những chiến sĩ Cộng sản bị giam ở đây cũng đã nhiều lần bàn mưu tính kế tìm cách vượt ngục, nhưng đều không thành. Lịch sử Khám Chí Hòa cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công.

Lần thứ nhất là vào đêm ngày 9/3/1945, lợi dụng lúc Nhật đảo chính Pháp, những người tù Cộng sản đã tổ chức cướp trại và giải thoát hết số tù chính trị giam tại đây. Còn lần thứ hai là vào năm 1995, tên tử tù Nguyễn Hữu Thành đã cưa còng, khoét tường rồi xé quần áo bện làm dây, tụt xuống... và trốn thoát.

Theo Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân chào mọi người.

Ai có sơ đồ chi tiết hơn vè cái Khám này không, pót lên cho mọi người xem với? Nhìn quả là TRẬN ĐỒ thật, khiếp quá. Áp dụng kiến thức quả là ... siêu đẳng.

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài nét về khám Chí Hòa

Posted Image

Toàn bộ khu nhà giam rộng bảy hécta.

Posted Image

Khu khám lớn gồm một tầng trệt và ba tầng lầu, xây theo hình tám cạnh, mỗi cạnh là một ô. Gồm các ô : A, B, C, D, E, F, G, H và chia thành sáu khu : AB, BC, ED, FG, AH, ID, (có lúc chia thành tám khu); có chấn song sắt kiên cố. Ở mỗi khu được sơn màu sơn khác nhau và can phạm nào ở khu nào cũng đều có mang biển số trên người cùng màu với khu giam của mình. Sự phân biệt này nhằm tạo thuận lợi dễ dàng cho việc kiểm soát của lực lượng canh giữ trại. Một phạm nhân ở khu này tự ý đi vào khu khác đều có thể bị phát hiện được ngay.

Posted Image

Ngoài ra còn có ba khu nằm nối lưng với khu bát giác, mà bọn cai ngục gọi là khu hỏa thực, khu bệnh xá, khu kỷ luật. Tại khu kỷ luật có phòng "điện ảnh" và phòng "truyền hình". Tên gọi đẹp đẽ là thế, nhưng mỉa mai thay, đây lại là nơi tra tấn người nghiệt ngã nhất.

Năm 1972, do yêu cầu của Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia Sài Gòn, mặc dù có giám thị chịu trách nhiệm phòng an ninh của nhà lao, nhưng vẫn được tăng cường thêm một toán cảnh sát để theo dõi tình hình phạm nhân, nhân viên giám thị và phát hiện những điều đáng nghi qua việc thăm nuôi. Cũng từ đó, quyền hành dần dần lọt vào tay bọn cảnh sát chìm.

Khám Chí Hòa tổng cộng có 238 phòng giam, gồm :

Khu AB có : 52 phòng

Khu ID có : 17 phòng

Phòng an ninh : 3 phòng (biệt giam)

Khu D có : 65 phòng (diện tích hẹp).

Số 101 phòng còn lại đều có diện tích giống nhau.

Khu trung tâm lô cốt có dựng một thanh gươm lớn với các hình dấu âm dương, càn khôn, vũ trụ mang ý nghĩa rằng, đây là một thế giới riêng biệt mà những kẻ trót vào đây là không thể nào lọt ra được.

Đã từ lâu, có lắm huyền thoại về khu đất "linh thiêng" này. Nhiều người cho rằng, do sự chuyển động của âm dương ở đây như thế nào đó đã gây ra xung khí mạnh. Vì thế ở khu này thường bị sét đánh. Thực tế, sét đã đánh ở khu này nhiều lần. Xây đi, xây lại mấy lượt vẫn bị "đánh". Ngày nay, vào Chí Hòa, các mái ngói của khu bát giác đều đều nhau, nhưng khu FG bị khuyết thấp xuống. Đó là dấu vết còn lại của một ngàn lẻ một câu chuyện ở khám Chí Hòa ngày trước.

Ngoài công trình chính của nhà giam, còn có ngôi nhà hai tầng làm văn phòng ban quản đốc và một phòng tuyên úy cạnh lối vào khu AB. Một niệm Phật đài, một ngôi chùa và một nhà thờ được xây dựng trong khu vực khám Chí Hòa.

Ở chính giữa nhà tù, một tháp nước có trổ lỗ châu mai, với bốn loa phóng thanh và một cột cờ trên đỉnh. Mùa mưa, sân nhà tù ngập nước, có khi tràn cả vào xà lim ở tầng dưới.

Ở khám Chí Hòa có một chiếc máy chém. Chiếc máy chém này có từ thời Pháp được chuyển từ khám Catina sang, do tên đội Phước phụ trách. Theo tài liệu cũ để lại, người cuối cùng chết với chiếc máy chém này là Ba Cụt, tức Nguyễn Văn Vinh, tướng Cao Đài, bị Ngô Đình Diệm giết. Ngày trước, hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, bọn quản đốc nhà giam tổ chức cúng chiếc máy chém này. Nhiều tù nhân cũng đến thắp hương, lễ bái.

Theo nhiều tài liệu để lại, thời Mỹ - ngụy, số lượng tù nhân ở nhà lao Chí Hòa trung bình là 6.000 người, có lúc lên tới 7.000 người. Cũng có tài liệu nói, cá biệt có đợt vọt lên ngót một vạn !

Trong số những phạm nhân vào Chí Hòa có những nhân vật cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, như Ngô Đình Cẩn (đã bị bắn chết ngay tại Chí Hòa), Phan Khắc Sửu, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, tướng Vũ Vũ Gia, tướng Lam Sơn... Nghị sĩ Trương Đình Dzu, dân biểu Trần Ngọc Châu..., cũng bị vào Chí Hòa.

Cũng như Côn Đảo, Phú Quốc và nhiều nhà tù khác ở miền Nam, bọn địch đã huấn luyện cho nhân viên phụ trách các nhà lao hết sức cẩn mật. Dưới đây là vài điều chúng đã quy định tại những nơi giam cầm tù chính trị, và chưa phải là tài liệu cuối cùng quy định về việc này.

Phải có một kho vũ khí, đạn dược chắc chắn, riêng biệt. Nơi đây cấm ngặt sự lai vãng của bất cứ nhân viên nào không phận sự giữ kho.

Posted Image

Cũng như hệ thống phòng thủ đồn bót, phải có một sơ đồ hỏa lực để cho mỗi tháp canh có thể khai thác hết khả năng của những vũ khí tự động một cách kiến hiệu.

Posted Image

Khám chí Hòa khu đất xưa

Nếu được, song song với sơ đồ hỏa lực, mỗi tháp canh phải có đèn rọi mạnh để kiểm soát các rào kẽm gai.

Đặt một hệ thống liên lạc giữa các tháp canh với điểm gác cổng chính bằng điện thoại.

Tại điểm canh, lúc nào cũng phải có mặt ít nhất hai phần ba quân số và số tối thiểu quân số có mặt bao giờ cũng không thể dưới một tiểu đội.

Chặn bắt mọi kẻ khả nghi.

Cho phạm nhân ăn cơm sớm, để có đủ thời giờ kiểm điểm lại nhân số trước khi họ vào nhà giam... (Kho Lưu trữ Trung ương 2, hồ sơ mang ký hiệu SC.02, H.184, HS.3512).

Nguồn:ChuDu24.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Laido có gặp một ông đã vào Khám này. Ông cho biết cửa vào vị trí đúng Cửa Khai - ĐÔng bắc, khu nhà ở của "Quản Khám" ẩn tại phía của Đỗ - Nếu vậy thì quả là Cao tay thật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thực sự bức xúc khi đọc bài viết của bạn Lê Bá Trung. Bạn nói nhiều cái ko đúng vơí thực tế. Tôi hỏi bạn nhé, bạn vô Trạitham quan khi nào, tôi đố bạn vô đấy, cho dù bác của bạn có là trưởng một khu nhé, chứ đừng nói là một cán bộ quản giáo bình thường . Muốn vô được cổng số 2 tức là cổng kiểm soát vào khu giam giữ bạn bắt buộc phải có giấy của giám thị tức là người đứng đầu của trại, sau khi trình giấy bạn phải được người đại diện của khu ra tận cổng đón vào để đưa vào nơi bạn cần đến. Đó là một quy trình nghiêm ngặt, kể cả các điều tra viên của PC16 ( phòng cảnh sát điều tra nằm trong khuôn viên của trại luôn) hay là các đại diện của tòa án vô làm việc với can phạm. Một thường dân như bạn vô được là điều ko thể. Với lại vô đó bạn biết được đường ra tui chết liền.Tui vô trại công tác gần một tháng trời mới nhớ hết được đường đi nướcbước trong trại, có lần liều mạng xuống khu làm việc tui đã đi mỏi rã cả chân mà ko thấy khu đâu,nếu ko có người hướng dẫn chắc ko biết đường về thật. Trại được Nhật xây lên nhưng khi thi công thì bị Pháp đảo chính tuy nhiên bản thiết kế thì vẫn được giữ nguyên, hiện nay bản thiết kế trại vẫn còn năm ở Pháp. Còn người chủ ý xây trại theo bát quái là một người thầy ở Hàn Quốc rất giỏi được Nhật mời sang chỉ đạo. Việc có 8 cô gái đồng trinh bị chôn ở 8 góc là cái chuyện nhảm nhí nhất mà tôi được biết.Ở giữa trại có một cái trụ hình thanh kiếm cắm ngược trở xuống mà chuôi kiếm là cái bồn chứa nước rất lớn dùng cung cấp nước đều cho các khu. Sau này mỗi khu mới được trang bị thêm máy bơm để giảm tải và cung cấp đủ nước cho phạm tăm rửa để đề phòng bệnh da liễu. Bạn nào muốnbiết thêm về trại thì qua trang 5giay.com ây. tui post bài bên ấy rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites