Thiên Sứ

Đầu Xuân Đọc Kinh Dịch

4 bài viết trong chủ đề này

Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Bài viết dưới đây trên Blog của giáo sư Nguyễn Lân Dũng từ đầu năm 2012. Nhưng mãi đến hôm nay - 20.7. năm 2013, tôi mới có duyên được đọc bài này.

Vì có liên quan đến một số vấn đề về Kinh Dịch và có bàn đến luận điểm của tôi trong bài viết này, nên tôi đưa vào diễn đàn để tiện tham khảo và trao đổi.

Do một số hình minh họa trong bài viết của giáo sư không tương thích với cấu trúc của diễn đàn, nên tôi không thể hiện được trong bài viết này.Nhưng phần bản văn hoàn toàn đầy đủ. Bạn đọc có thể đối chiếu nguyên bản theo đường link dưới đây.

http://blogtiengviet...r_c_kinh_dar_ch

Trước khi có ý kiến về bài viết này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Phamhung, đã sưu tầm được bài viết này và giới thiệu với tôi.

===================================

ĐẦU XUÂN ĐỌC KINH DỊCH

25/01/2012@19h24,

9229 lượt xem,

Tác giả: nguyenlandung

Chuyên mục: Nhật ký

Posted Image

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Hiện nay có rất nhiều sách viết và dịch về Kinh Dịch. Các bạn trẻ lật vài trang xem qua thấy chưa hiểu gì cả, vì vậy, ít bạn chịu khó đọc kinh Dịch. Ngược lại, có bạn đọc ít nhiều sách về Kinh Dịch lại chuyên đem chuyện này ra để loè bè bạn và dự đoán lung tung về số phận từng con người.

Thật ra Kinh Dịch là cái gì vậy?

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay, bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch rồi, mà ông vua huyền thoại này xuất hiện cách đây hàng nghìn năm hay hàng vạn năm thì hiện vẫn chưa có gì chứng minh được. Trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, đã lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm vừa lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, bởi vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý rồi. Đời nhà Tống, khi viết về Kinh Dịch học giả Trình Di đã phải thốt lên: “ Thánh nhân lo đời sau như thế có thể gọi là tột bậc”. Gần đây lại có một số tác giả lại cho rằng Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng kết luận đanh thép: Chúng ta còn nhiều chứng lý từ vật thể đến phi vật thể, từ ngôn ngữ đến văn bản, nhưng mấu chốt hơn hết để chứng minh Kinh Dịch do Tổ tiên người Việt Nam sáng tạo vẫn là vai trò của Trung Thiên Đồ. Khi một người muốn chứng minh một vật là sản phẩm do chính mình đúc ra thì người đó phải trưng ra khuôn đúc, ở đây cũng vậy Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ giống như không có khuôn đúc thì làm sao bảo rằng Trung Quốc đã sáng chế ra Kinh Dịch. Thật ra Trung Quốc chỉ có công phát huy Kinh Dịch nhờ đó Kinh Dịch mới có bộ mặt vĩ đại như ngày nay, cũng như họ đã làm rạng rỡ cho Thiền nhưng không ai có thể quên Thiền có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Đã đến lúc cái gì của César phải trả lại cho César.

Posted Image

Posted Image

Tác giả Phục Hy

Khi chúng ta nhận ra rằng Kinh Dịch là di sản của Tổ tiên ta sáng tạo, ta sẽ hiểu được do đâu ta cũng cùng giải đất với các dân tộc vùng Hoa Nam, núi liền núi, sông liền sông mà họ bị đồng hoá còn chúng ta thì không. Kinh Dịch chính là cuốn Cổ văn hoá sử của Việt Nam mà Tổ tiên chúng ta còn lưu lại ngày nay, tuy có bị sửa đổi nhuận sắc nhiều lần nhưng những vết tích của nền văn minh thời các vua Hùng dựng nước vẫn còn đậm nét trong nhiều quẻ Dịch.Người sáng tạo Kinh Dịch đã dựa vào Trung Thiên Đồ để bố cục vị trí các quẻ đúng như bản thông hành hiện đang phổ biến. Các Dịch học gia Trung Quốc căn cứ vào vị trí các quẻ theo Hậu Thiên Đồ nên có nhiều câu trong Kinh văn bị họ giảng sai với ý nguyên tác, muốn giảng cho đúng phải dựa vào Trung Thiên Đồ, không thể làm khác được. (Việt báo, Thanhnienonline). Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng: Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như một nền văn minh mà tự nó phát minh ra hệ thống lý thuyết đó, thì tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội.Thế là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này.Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này . Đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận còn lại đã lưu truyền những giá trị. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót , phát triển nền văn minh đó. Trung Thiên Đồ giữ một vị trí quan trọng và quyết định như vậy đã được Tổ tiên Việt Nam cất giấu rất kĩ trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ.

Posted Image

Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Không phải không có lý khi cụ Phan Bội Châu coi Kinh Dịch “Là nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại”. Cụ Phan cho rằng đúng như tinh thần Kinh Dịch: “Bình đẳng, đại đồng là chân tính, là hạnh phúc của nhân sinh”, “Tinh thần có quy củ trật tự đạo đức là lẽ công bình của mỗi người”.

Những tư duy Khổng học như “Không sợ dân nghèo mà chỉ sợ phân chia không đều” (sách Luận ngữ), “Tính kế trăm năm không gì bằng trồng người” (sách Hán thư) …

Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng nhiều là ít, chẳng khen là chê, chẳng tiến là lùi, chẳng mặn là nhạt, chẳng nhanh là chậm, chẳng xấu là tốt, chẳng to là nhỏ, chẳng trước là sau, chẳng rủi là may.

Hoá ra lâu nay ta quá say sưa với triết học Tây phương mà ít chú ý đến triết học Đông phương, trong khi đó thì người dân thường tuy ít học nhưng lại thường tin tưởng và làm theo vô số những lời dạy của thánh hiền. Sự biến động ghê gớm của các nước phương Tây với đầy những mâu thuẫn nội sinh đồng thời với sự hưng thịnh đột xuất của không ít quốc gia châu Á, kể cả sự phục hồi nhanh chóng sau khi xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, kinh tế…đã làm cho cả nhân loại không thể không chú ý nhiều hơn đến triết học Đông phương. Văn minh châu Á trở nên hấp dẫn đối với hàng tỉ người dân bình thường ở phương Tây. Kinh Dịch là một trong những thần kỳ của triết học và văn minh Đông phương.

Trong hoạt động của con người rõ ràng là âm dương luôn luôn biến động, song thường vẫn giữ được những sự tự điều chỉnh của cơ thể, nếu không ắt hẳn sẽ sinh ra ốm đau, bệnh tật.

Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là Dịch, cái lý của nó là Đạo, cái dụng của nó là Thần, âm dương khép ngỏ là Dịch, một khép một ngỏ là Biến. Ở đời, dương thường thừa, âm thường thiếu, chính vì không bằng nhau nên đã sinh và sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là Thiện-ác, nhưng cái thời, cái cơ bản của mỗi lúc một khác, không phải lúc nào cũng giống nhau. Phải hiểu rõ ràng các phép tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội.

Cổ nhân dạy rằng: “Bất học Dịch khả dĩ thức tạo hoá chi đoạn” (Không học Dịch làm gì rõ được đầu mối của tạo hoá). Ngược lại: “Dịch thông tắc vật lý tự thông” (Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật khắc thông).

Ngũ hành có Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ.

Bát quái có Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.

Thiên can có Giáp, ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Địa chi có Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dởu, Tuất, Hợi.

Chu kỳ của cửu cung là 1 (Khảm) > 2 (Khôn) > 3 (Chấn) > 4 (Tốn) > 5 (Cấn) > 6 (Càn) > 7 (Đoài) > 8 (Cấn) > 9 (Ly) > 10 (Khảm).

Ngày xưa, cổ nhân ngẩng đầu lên quan sát bầu trời, quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, cúi đầu xuống xem phép tắc dưới đất, xem những sự thích nghi của muôn loài, ngẫm nghĩ ngay về cơ thể mình và nhìn ra xa, gần từ đó làm ra các quẻ để thông suốt đức thần minh, để điều hoà cái tình của muôn vật.

Dịch bắt nguồn bằng các hình ảnh, nói đúng hơn là các phù hiệu, mỗi quẻ có ba hào gồm hào âm, hào dương, ba hào xếp thành ngôi dưới, ngôi giữa, ngôi trên (đối xứng với đất, người và trời), quẻ đơn gọi là kinh quái, quẻ kép gọi là biệt quái. Vì sao như vậy, thì thượng cổ đã làm gì có văn tự. Bát quái, thái cực, hà đồ, lạc thư… đều là hình ảnh.

Người xưa nói: “Đông tình vô đoan, âm dương vô thủy”, còn nói: “Vật phương sinh phương tử”. Có nghĩa là âm dương không có cái trước cái sau, không có cái này sinh ra cái kia, mọi vật đều vừa sinh vừa tử. Thực ra thì cũng không thể phân biệt rạch ròi âm dương, sinh tử. Gọi là dương khi phần dương lấn át phần âm và ngược lai, gọi là âm khi phần âm lấn át phần dương. Âm dương xen kẽ nhau và hàm chứa lẫn nhau. Âm dương lúc dày (thái), lúc mỏng (thiếu) cho nên mới có thiếu dương, thái dương, thiếu âm, thái âm. Âm là bề trái, dương là bề phải, âm là bề lưng, dương là bề bụng, âm là vật chất bên ngoài, dương là tinh thần bên trong, âm thuộc về đất, dương thuộc về trời, âm nặng nên xuống đất, dương nhẹ nên lên cao. Gọi là âm dương (chứ không gọi là dương âm) có cái lý của nó. Cái gì cũng từ dưới đi lên, từ ngoài vào trong, có phần tối mới nổi được phần sáng.

Kinh dịch thật là thú vị nhưng cũng thật là khó. Đọc mãi không hiểu đừng vội lấy làm lạ. Đọc lại chỉ hiểu thêm một ít. Đọc thêm nữa lại hiểu nhiều hơn. Có nhiều sách kinh dịch, nhưng theo thiển ý của tôi thì chỉ nên đọc nguyên bản Kinh dịch qua bản dịch của học giả cừ khôi Ngô Tất Tố. Đọc Kinh dịch qua sự giải thích của người khác mất hết cả sự thiêng liêng, huyền bí, vả lại đã chắc gì hiểu được đúng để giải thích cho người khác.

Chính vì vậy, các bạn trẻ đừng đọc Kinh Dịch như đọc tiểu thuyết mà nên đọc dẫn từng đoạn, đọc vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn êm, thanh thoát. Chỉ đọc như vậy mới mong đạo lý lưu thông, nghĩa tình bao quát. Khổng Tử đã bảo là phải “ học Dịch” ( chứ không phải là đọc Dịch), thật là chí lý!

Bạn đọc cứ đọc đi và thấy hiện dần vô số điều tâm đắc.

Hãy xem vài ví dụ:

Trong quẻ Kiều có lời Kinh: “ Thượng hạ vô thường, phi vi tà dã, tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã... ” (Lên xuống bất thường, không làm điều xấu, tiến lui không nhất định, đừng xa rời quần chúng ... ).

Trong quẻ truân có lời Kinh: “ Tuy bàn hoàn chỉ hành chính dã. Di quí hạ tiện, đại đắc dân dã ... ” (Tuy gian truân có chí sẽ làm nên, là người hiền chịu dưới kẻ hèn, nhưng rồi sẽ được dân tin...) .

Trong quẻ Mông có lời Kinh: “ Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã...” ( dung quẻ phạt người để giữ nghiêm pháp luật).

Quẻ Nhu có lời Kinh: “ Nhu, hữu phu, quang ranh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên...” (Mềm mỏng nếu có lòng tin sẽ sáng láng, hanh thông, chính bền là tốt, có lợi cho việc vượt sông lớn...).

Quẻ Tụng có lời Kinh: “Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã...” (Trong thì nghe không lệch, chính thì xét xử hợp tình...).

Nếu vừa “học Dịch” vừa học thêm chữ Hán trong lời Kinh thì càng ích lợi và thú vị thêm biết bao. Đừng quên rằng trong ngôn ngữ của nhân dân ta hiện nay có tới trên 60% số từ có nguồn gốc từ âm Hán. Nếu tính cũng đừng quên rằng trên thế giới cứ 6 người thì có tới gần hai người biết chữ Hán.

Thiết nghĩ, trong thời buổi cái đúng, cái sai còn lẫn lộn; người tốt, người xấu chưa tường minh; khó chung, khó riêng còn đầy rẫy; nên nhớ rằng cái gốc của dân ta thì mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở. Trong điều kiện như vậy mong sao mỗi bạn trẻ mỗi tuần có xếp chút thời gian để bình tâm đọc (đúng hơn phải nói là học) Kinh Dịch. Nghe lời người xưa mà ngẫm đến chuyện ngày nay, nghe lời thiện mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa...

Cuộc đời sẽ đẹp thêm biết bao, tâm hồn mỗi người sẽ rộng mở và sáng láng thêm biết bao, quan hệ giữa người với người sẽ tốt lành hơn biết bao- bạn cứ kiên nhẫn đọc đi, sẽ thấy đúng là như vậy đấy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị.

Dưới đây là phân trích dẫn trong bài viết của giáo sư Nguyễn Lân Dũng liên quan đến luận điểm của tôi, được trích lại để tiện quý vị tiện quán xét:

Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng: Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như một nền văn minh mà tự nó phát minh ra hệ thống lý thuyết đó, thì tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội.Thế là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này.Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này . Đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận còn lại đã lưu truyền những giá trị. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót , phát triển nền văn minh đó.

Trung Thiên Đồ giữ một vị trí quan trọng và quyết định như vậy đã được Tổ tiên Việt Nam cất giấu rất kĩ trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ.

Qua phần trích dẫn này, cho thấy giáo sư đã tóm lược những luận điểm của tôi. Nhưng riêng có đoạn in đâm và đặt trong khung thì lại không phải luận điểm của tôi. Mà là của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng. Tôi chưa bao giờ để cập đến Trung thiên Đồ, như là một bằng chứng chứng minh Dịch học là của Việt Nam, trong tất cả các bài viết và các sách đã xuất bản.

Trong bài viết của mình, giao sư không bày tỏ ý kiến của mình về luận điểm của tôi, cũng như của ông Nguyễn Thiếu Dũng. Tuy nhiên, trong phần trao đổi,có những người đã bày tỏ cảm tưởng và giáo sư có trả lời như sau:

8. Cảm nhận từ: NGỌC HẢI

[bạn đọc] · http://phanngochai.blogtiengviet.net/ 26.01.12@08:38

Thầy kính,

Từ trước giờ, thiển ý của em – KINH DỊCH là những gì mênh mông, sâu thẳm, để hiểu tường tận ý nghĩa Kinh dịch có lẽ cần phải có những bộ não của Khổng Tử, Trình Di hay chí ít cũng phải như Ngô Tất Tố... Bản thân em , sự hiểu biết chưa đủ để lạm bàn, mà cần học hỏi rất nhiều.

Qua bài viết của Thầy đã giúp người đọc khái quát được một phần Kinh Dịch – hướng con người tu thân, làm điều phải, hiểu Âm Dương… Cảm ơn bài viết rất hữu ích của Thầy và em sẽ tìm đọc thêm một cách cẩn thận. Tuy nhiên:

“…… đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này . Đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận còn lại đã lưu truyền những giá trị. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót, phát triển nền văn minh đó. Trung Thiên Đồ giữ một vị trí quan trọng và quyết định như vậy đã được Tổ tiên Việt Nam cất giấu rất kĩ trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ.”

Thầy ơi,

Qua những tài liệu trên, em được biết thêm - những tư tưởng được viết trong Kinh dịch là do một dân tộc Việt nào đó ở phía nam sông Dương Tử còn sống sót và lưu giữ nó cho hậu thế. Và theo sự tìm hiểu của em, thì vào năm 1970 ở Mã Vương Đôi, Hồ Nam, Trung Quốc cũng tìm được những bản Kinh dịch trong các ngôi mộ cổ thuộc thế kỉ thứ 2 TCN, và nó được gán cho tác giả là Khổng Tử. Như thế thì Kinh dịch có liên quan gì với tổ tiên ta phát triển cùng với nền văn minh sông Hồng? Chúng ta vẫn có các cuộc khai quật mộ cổ của tổ tiên mình với niên đại hơn 2000 năm nhưng chẳng thấy một bản Kinh dịch nào cả?

Em nghĩ các vị như Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng,… có tinh thần chủ nghĩa dân tộc quá “cuồng nhiệt”. Còn nếu may mắn chứng minh được chúng ta hiện nay là con cháu của dân tộc Việt ở phía Nam Dương Tử thì lá cờ Trung Quốc hiện nay có 6 ngôi sao – sẽ không có gì lạ nữa…….

Em kính chúc Thầy: Sức khỏe, niềm vui và trang viết ạ!.

8-1. Phản hồi từ: sơn

[bạn đọc] 29.06.13@22:57

Bạn học lại sử cấp 1 đi! VN xưa rộng đến tận sông Dương tử. Bao Văn Minh VN bị bọn du mục cướp phá xuống vùng nam sông Dương tử và chỉ có những người gan dạ nhất đến nay còn trụ được là người VN. ok?

9. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 26.01.12@09:53

Ngọc Hải viết có lý lắm. Tôi không tin ý kiến của hai tác giả người Việt được dẫn ra trong bài ! Chờ cảm nhận của các bạn khác!

16. Cảm nhận từ: trantam

[bạn đọc] · http://trantam51.

BLOGTIENGVIET.NET 28.01.12@06:18

Kính thưa giáo sư Nguyễn Lân Dũng! Em đã đọc Kinh Dịch nhiều lần nhưng chả hiểu gì. Đôi trang đầu thấy lơ mơ. Càng vào sâu càng rối rắm rồi mù mịt. Thông tin "...Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam..." thì hôm nay mới được nghe và lấy làm tự hào. Điều đó rất quan trọng. Chắc chắn những người đưa ra quan điểm đó có những luận cứ xác đáng. Chính xác đến đâu phải chờ những hội thảo khoa học tầm cỡ quốc tế. Nhân loại đã có Kinh Dịch, giữ được Kinh Dịch đến nay là tốt lắm rồi. Xin chân thành cảm ơn giáo sư.

18. Cảm nhận từ: tinnhiem

[bạn đọc] http://tinnhiem.blogtiengviet.net 28.01.12@09:46

Kính chào anh Dũng

Từ Đà Lạt trở về, đọc kinh dịch cùng anh thật thú vị.

Thường ai có chút học hành đều mong được đọc kinh dịch để thêm hiểu biết. Nhưng do muốn hiểu kinh dịch theo nghĩa bói toán nên ít người thành công, nếu đọc theo nghĩa triết học với nguyên lý âm dương, có thể tiếp thu dễ dàng hơn. Và thực tế kinh dịch tức bàn về sự chuyển động, mà sự chuyển động là bản chất của vạn vật nên nó rất gần gũi với mọi người anh à.

Anh đọc một cách đơn giản dễ hiểu là bàn về âm dương tồn tại trong kinh dịch, nó cũng giống như hệ nhị phân vậy, vạch liền là dương, vạch cách đoạn là âm và cứ thế chuyển biến trong 6 vạch là một quẻ, tổng cộng có 64 quẻ. Từ học cách chuyển động ta học tới cách ổn định và phát triển do vậy đọc kinh dịch như anh là điều hết sức thú vị. Em rất thích cách diễn giải của anh.

Còn ý tưởng dựa vào trung thiên đồ để bố cục các quẻ có từ thời Hùng Vương, luận cứ này cũng có thể lắm chứ, vì dân tộc Việt là con của Rồng cơ mà, cũng vì là con của Rồng nên dù bị Bắc thuộc đến cả ngàn năm nhưng dân tộc Việt vẫn còn nguyên là dân Việt, chứ không bị hoà đồng như như dân tộc khác. Tuy nhiên chứng cứ về sử liệu còn phải tiếp tục nghiên cứu mới có thể xác đáng được anh à. Hy vọng sẽ có thêm nhiều tia sáng mới.

Vài hàng thăm anh nhân dịp đầu xuân, kính chúc anh luôn an vui mạnh khoẻ.

19. Cảm nhận từ: tinnhiem

[bạn đọc] http://tinnhiem.blogtiengviet.net 28.01.12@09:50

Xin anh chỉnh giúp em, ý em nói dân tộc Việt không bị "đồng hoá" chứ không phải "hoà đồng". Cám ơn anh nhiều lắm.

20. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 28.01.12@10:41

Anh tinnhiem

Vì bài dài nên tôi chỉnh sửa không được. Hòa đồng cũng được thôi anh ạ

22. Cảm nhận từ: YENBA

[blogger] 28.01.12@18:08

@ Anh Nguyễn Lân Dũng!

"Dân tộc cực đoan" cũng tốt, nếu có thêm ai đó chứng minh Kinh Dịch có nguồn từ tộc (những tộc) Việt ở phía Nam Dương Tử Giang, yenba hoan hô hết mình. Kinh Dịch mênh mông như đại dương, một đời có khi hiểu không hết được. "Đạo thính nhi đồ thuyết" (Lão Tử), có khi cũng không trách người trẻ, lão cũng thế thôi. Nhiều người bỏ cả đời nghiên cứu KD, nhưng sở đắc thì có khi không gióng nhau

Cảm ơn bài viết tuy mới nhìn thì đơn giản, nhưng rất thâm thuý.

Chúc xuân thêm hương sắc với anh!

24. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 28.01.12@21:23

Cảm ơn nhận xét của các bạn Rose, Yenba và Hoàng Hương Lan. Tôi nghĩ nếu thấy đọc Kinh Dịch để tốt hơn lên , hay không đọc mà cũng phấn đấu để tốt hơn lên thì là tốt quá rồi. Chuyện có phải Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam hay không thì xin đọc trực tiếp các bài viết của hai tác giả tôi đã dẫn trong bài. Thú thật tôi không đủ kiến thức để phát biểu gì về chuyện này một cách khoa học.

35. Cảm nhận từ: buihuybang

[blogger] 01.02.12@17:12

Anh Dũng kính mến!

Tôi thán phục những điều luận giải của Anh về KINH DỊCH, nhưng tôi đánh giá cao trên hết ở chỗ là thức tỉnh ĐẠO làm NGƯỜI trong thời đoạn này.

Trong tay tôi có quyển "KINH DỊCH - Đạo của người quân tử" của tác giả Nguyễn Hiến Lê do NXB Văn học tái bản 1994. Trong "Lời nhà xuất bản" có viết:

"Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, của Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh...chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê”.

Tôi đọc (chưa đạt ở mức học) quyển này thấy “dễ” nắm bắt ý tứ (không dám nói dễ hiểu).

Trong quyển của tác giả Nguyễn Hiến Lê có 31 trang viết về nguồn gốc Kinh Dịch và đi đến kết luận: “Một cuốn sách rất quan trọng mà từ nguồn gốc đến người viết, thời đại xuất hiện, ý nghĩa tên sách đều gây nhiều thắc mắc, mấy nghìn năm sau chưa giải quyết được; đó cũng là một lẽ khiến cho Chu dịch thành một kỳ thư.”

Vì vậy khi đọc đoan gần cuối bài của Anh: “Nếu vừa “học Dịch” vừa học thêm chữ Hán trong lời Kinh thì càng ích lợi và thú vị thêm biết bao. Đừng quên rằng trong ngôn ngữ của nhân dân ta hiện nay có tới trên 60% số từ có nguồn gốc từ âm Hán. Nếu tính cũng đừng quên rằng trên thế giới cứ 6 người thì có tới gần hai người biết chữ Hán.” thì tôi băn khoăn và nghi ngờ “Gần đây lại có một số tác giả lại cho rằng Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng kết luận đanh thép: Chúng ta còn nhiều chứng lý từ vật thể đến phi vật thể, từ ngôn ngữ đến văn bản, nhưng mấu chốt hơn hết để chứng minh Kinh Dịch do Tổ tiên người Việt Nam sáng tạo vẫn là vai trò của Trung Thiên Đồ” (nghi ngờ hay hồ đồ - liệu đây có phải thiêu lòng tự tôn dân tộc?) , còn điều này: “Thật ra Trung Quốc chỉ có công phát huy Kinh Dịch nhờ đó Kinh Dịch mới có bộ mặt vĩ đại như ngày nay, cũng như họ đã làm rạng rỡ cho Thiền nhưng không ai có thể quên Thiền có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ.”- thì tôi tâm đắc. Nhưng “Đã đến lúc cái gì của César phải trả lại cho César.” thì khó thuyết phục, vì chứng lý ít ỏi và rời rạc (còn có thể trích dẫn nhiều câu trong bài viết của Anh).

Thôi thì của ai cũng được, miễn là nó phục vụ đắc lực cho nhân loại, nhất là cho chúng ta. Nhưng, có một chữ NHƯNG, có biết bao sách dạy làm NGƯỜI mà thiên hạ cứ phàn nàn ĐẠO ĐỨC XUỐNG CẤP. Viết đến đây, tôi đang hành tôi một chữ HÂM. Vậy có mấy câu “con cóc” rằng:

“Biết mình, biết người - ấy là biết”,

Nhưng khác biệt ở nông, sâu,

Làm NGƯỜI đâu có dễ,

Luận bàn đến bạc đầu.

36. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 01.02.12@22:14

Xin cảm ơn cảm nhận của Anh. Đúng như vậy đó. Làm người tốt đâu có dễ, cần vượt qua rất nhiều tham vọng về vật chất và tinh thần. Nhưng cũng đâu quá khó, rất nhiều người ít học nhưng sống cực tốt với mọi người! Chúc anh luôn mạnh khỏe và minh mẫn.

52. Cảm nhận từ: Thanh Bình

[bạn đọc] 16.02.13@22:06

Cảm ơn tác giả bài viết đã chia sẻ một số đầu sách khá dễ tìm và dễ kiểm chứng. Tuy nhiên tôi có một số nhận xét thế này: Trong các quyển sách trên thì có lẽ các bạn nên đọc qua cuốn của tác giả Nguyễn Hiến Lê một quyển sách mà tôi cho rằng tác giả viết rất thật tâm, có cách nhìn khá khoa học và khách quan. Còn đối với những quyển khác của Việt Nam mọi người chỉ nên xem qua vì đa phần không có Giá TRỊ sử dụng. Nếu các bạn giỏi về Hán Văn có thể tham khảo bộ THẬP DỰC. Để tìm hiểu và phê phán kinh dịch có lẽ chúng ta không thể nói hết trong một bài viết, nhưng với cá nhân tôi KINH DỊCH là một thứ truyền bá tư tưởng phong kiến HÁN TỘC. Người Trung Quốc rất giỏi lừa người và cũng giỏi cả lừa chính mình, rất nhiều thứ họ láo lếu nhận xằng và suy diễn rồi đổ thừa là do dựa vào Yi Ching, vì vậy với tôi KINH DỊCH là một trò giải trí, nếu nó có chút giả trị trong bói toán thì chẳng qua đó chỉ là một sự trùng lặp gán ghép ngu xuẩn của lũ KHỰA mà thôi. Ngày nay các sách về tư tưởng đã xuất hiện khá thoáng ( nhất là từ cách nhìn của người phương tây), chúng ta có thể nhận thấy KINH DỊCH không phải là cái gì ghê gớm như bọn KHỰA và một số bạn lầm lạc tuyên truyền. Đời người ngắn ngủi, chúng ta đọc, vận dụng những nguyên lý rõ ràng mà còn chưa là được gì thì đừng nên phí thời giờ vào ba TRÒ NHÍ NHỐ bịp đời đến từ văn hóa của KHỰA. Quốc gia đang hồi loạn lạc, nhân sĩ không tìm được lối thoát, giới trẻ mất định hướng nên một số kẻ lợi dụng một số quy luật tương đối có giá trị của Kinh Dịch thiết lập ra các trò DỊ ĐOAN (đặc biệt là trường phái họ TRẦN của KHựa) để bịp đời. Tôi mong rằng các bạn trẻ ngày nay thay vì ôm hy vọng hão huyền vào chân lý đến từ KẺ THÙ, chúng ta hãy tập trung năng lực học hỏi từ năm châu và hy vọng chúng ta sẽ có được những nhà tư tưởng Việt Nam là kim chỉ nam cho các thế hệ người VIỆT.

53. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger]18.02.13@06:53

Bạn không nên đánh đồng văn hóa Trung Hoa 5000 năm với âm mưu bành trướng của giới lãnh đạo ngày nay mà bạn gọi là Tàu khựa. Thế giới vẫn đang đánh giá cao Kinh Dịch đấy !

54. Cảm nhận từ: Nguyễn Phúc Vĩnh Tú

[bạn đọc] 19.02.13@15:00

Cứ nói Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam mà không chứng minh được thì thằng Trung Quốc nó cười cho. Sao ta không nói học cái hay của người để hoàn thiện bản thân mình. Tôi đang dự định tìm hiểu về Kinh dịch mà bác bảo như thế tôi còn mặt mũi nào mà đọc nữa. Tại vì học cái của người rồi bảo là của mình, thế có vô lý không?

Ngoài ra giáo sư còn có những quan niệm và ý kiến như sau qua các phản hồi liên quan đến bài viết:

43. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 31.05.12@13:25

Tôi chua bao giờ tin vào các loại bói toán !

40. Cảm nhận từ: Hà Lưu

[bạn đọc] http://luu.blogtiengviet.net/ 20.02.12@10:43

Thưa giáo sư Bài viết của giáo sư rất dễ hiểu .Em đã hơn 20 năm làm thuốc đông y thấy hệ thống triết học á đông rất uyên thâm được vận dụng vào Y học phương đông Gọi là Y dịch .Từ trước đến nay được áp dụng vào biện chứng luận trị và chữa bệnh rất thành công .Mong Giáo sư viết phổ biến về kinh nghiệm nghiên cứu và thực nghiệm của mình nhiều hơn nữa !

40-1. Phản hồi từ: nguyenlandung

[blogger] 20.02.12@10:53

Rất cảm ơn bạn. Tôi đâu có nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, chỉ thấy Kinh Dịch có ích cho việc tu thân , tích đức mà thôi.

Thưa quí vị.

Như vậy - bỏ qua phần trích dẫn sai luận điểm của tôi - nhầm từ ông Nguyễn Thiếu Dũng sang Nguyễn Vũ Tuấn Anh, vì cũng có thể đây là do lỗi kỹ thuật khi đưa bài lên mang - thì bạn đọc cũng thấy rằng: Quan điểm của giáo sư Nguyễn Lân Dũng không đồng tình với luận điểm của tôi và phần kết luận của ông Nguyễn Thiếu Dũng (Nhưng phương pháp chứng minh của tôi và ông Nguyễn Thiếu Dũng là hai phương pháp khác nhau).

Điều này được thể hiện ở sự đồng tình của giáo sư với các comment phản bác luận điểm của tôi, mà đã được trích dẫn ở trên.

Để bảo đảm tính công khai, sòng phẳng và minh bạch theo tinh thần học thuật, tôi đã phản hồi trong bài viết này của giáo sư Nguyễn Lân Dũng , như sau:

67. Cảm nhận từ: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

[bạn đọc] · http://thiensulacviet 20.07.13@09:33

Kính thưa giáo sư.

Tôi là Nguyên Vũ Tuấn Anh, một trong hai tác giả được hân hạnh giáo sư có nhắc đến trong bài viết trên. Nhưng cho đến ngày hôm nay 20.7. 2013 - tức là đúng một năm rưỡi sau bài viết của giáo sư, tôi mới biết đến bài viết này của giáo sư.

Tôi có một vài phản hồi liên quan đến bài viết này, nhân danh một tác giả hân hạnh được giáo sư nhắc đến.

Nhưng vì giới hạn của bài phản hồi. Nến nếu được giáo sư quan tâm, xin hân hạnh mời giáo sư đọc bài phản hồi của tôi theo đường link dưới đây:

68. Cảm nhận từ: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

[bạn đọc]http://thiensulacviet 20.07.13@10:06

http://diendan.lyhoc...999#entry218999

Tôi hy vọng giáo sư Nguyễn Lân Dũng sẽ có phản hồi trước những vấn đề được đặt ra trong bài viết này của tôi.

Vấn đề được đặt ra là:

Cảm nhận từ: trantam

[bạn đọc] · http://trantam51.

BLOGTIENGVIET.NET 28.01.12@06:18

Kính thưa giáo sư Nguyễn Lân Dũng! Em đã đọc Kinh Dịch nhiều lần nhưng chả hiểu gì. Đôi trang đầu thấy lơ mơ. Càng vào sâu càng rối rắm rồi mù mịt. Thông tin "...Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam..." thì hôm nay mới được nghe và lấy làm tự hào. Điều đó rất quan trọng.

Chắc chắn những người đưa ra quan điểm đó có những luận cứ xác đáng

. Chính xác đến đâu phải chờ những hội thảo khoa học tầm cỡ quốc tế. Nhân loại đã có Kinh Dịch, giữ được Kinh Dịch đến nay là tốt lắm rồi. Xin chân thành cảm ơn giáo sư

Vậy xin được hỏi giáo sư đã đọc những luận cứ của tôi tronhg các sách đã xuất bản, hay trong những bài viết liên quan chưa? Hay giáo sư chỉ nghe nói lại rồi cảm nhận.

Nếu giáo sư đã đọc rồi thì giáo sư có chỗ nào chưa thấy thuyết phục, hy vọng giáo sư sẽ chỉ ra một cách trọn vẹn những sai lầm chưa có tính thuyết phục trong hệ thống luận điểm của tôi - gồm cả ngữ cảnh liên quan - để tôi chiêm nghiệm lại.

Bài viết của giáo sư được rất nhiều người phản hồi khen ngợi, chứng tỏ giáo sư rất uyên bác về Kinh Dịch. Nhưng chính giáo sư lại viết:

Rất cảm ơn bạn. Tôi đâu có nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, chỉ thấy Kinh Dịch có ích cho việc tu thân , tích đức mà thôi

Vậy - Thưa Giáo sư: Phải chăng những người ca ngợi sự hiểu biết thâm thúy của giáo sư về Kinh Dịch đã lầm. Hay giáo sư thật sự uyên bác, nhưng bản chất khiêm tốn?

Tuy nhiên, đây là vấn đề học thuật nghiêm túc. Đức tính khiêm tốn như là một yếu tố cần trong giao tiếp, chứ nó không làm nên nội dung học thuật. Vậy tôi hy vong giáo sư xác định rõ điều này, để tiện việc trao đổi.

Hoặc Giáo sư viết:

24. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 28.01.12@21:23

Cảm ơn nhận xét của các bạn Rose, Yenba và Hoàng Hương Lan. Tôi nghĩ nếu thấy đọc Kinh Dịch để tốt hơn lên , hay không đọc mà cũng phấn đấu để tốt hơn lên thì là tốt quá rồi. Chuyện có phải Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam hay không thì xin đọc trực tiếp các bài viết của hai tác giả tôi đã dẫn trong bài.

Thú thật tôi không đủ kiến thức để phát biểu gì về chuyện này một cách khoa học.

Vậy thưa Giáo sư: Những phản hổi của giáo sư với tư cách học vị giáo sư với Ngọc Hải chỉ là sự cảm nhận không luận cứ hay đó là một nhận xét học thuật?

Còn việc giáo sư cho rằng:

43. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 31.05.12@13:25

Tôi chua bao giờ tin vào các loại bói toán !

Tôi nghĩ rằng: Việc Giáo sư tin, hay không tin vào "bói toán" là quyền của của Giáo sư. Tôi cũng không có gì để trao đổi về niềm tin này của Giáo sư. Nhưng là một người nghiên cứu về Kinh Dịch với học vị giáo sư và đã viết bài với nội dung này thể hiện nhận thức của mình với các tác giả khác, chắc giáo sư cũng biết rằng: Ngay các nhà nghiên cứu Trung Quốc với đầy đủ học hàm, học vị, cũng rất nhiều ý kiến khác nhau về bản chất của Kinh Dịch, trong đó không ít người cho rằng Kinh Dịch là một cuốn sách bói. Thực tế nó cũng đã dùng để bói từ hàng ngàn năm qua.

Vậy Giáo sư có ý kiến gì về thực tế này của Kinh Dịch về mặt học thuật - cho dù Giáo sư không tin?

Vì những mâu thuẫn này trong ngay bài viết của giáo sư với những phản hồi cũng của chính giáo sư sau đó, tôi hy vọng giáo sư có ý kiến để tiện việc trao đổi tiếp.

Xin cảm ơn sự quan tâm của Giáo sư.

=========================

PS: Quí vị quan tâm có thể vào đường link này để tham khảo nguyên văn bài viết và các phản hồi.

http://blogtiengviet...single#c2432312

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho đến hôm nay, vào lại bài viết của giáo sư Nguyễn Lân Dũng, tôi cũng chưa thấy ý kiến phản hồi của giáo sư.

Tôi rất hy vọng giáo sư sẽ quan tâm và có ý kiến mang tính trao đổi học thuật công khai minh bạch và cùng xác định tính chân lý cho bản chất thật của Kinh Dịch.

Việc giáo sư thừa nhận tính hợp lý trong phản hồi của Ngọc Hải tôi thấy có nhiều vấn đề cần bàn lại cùng giáo sư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

Nếu như giáo sư không có phản hồi với comment của nick Ngọc Hải thì chắc tôi cũng không mấy chú ý đến bài viết này. Vì thực ra, ý tưởng của giáo sư về nền tảng Đạo lý trong Kinh Dịch đi sau những nhà nghiên cứu khác rất lâu. Thí dụ như: "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của học giả Nguyễn Hiến Lê.

Nhưng với uy tín và địa vị của giáo sư khi xác định tính hợp lý với phản hồi của nick Ngọc Hải sẽ gây ra những suy nghĩ theo chiều hướng không tích cực, thâm chí mang màu sắc chụp mũ chính trị cho những người tìm hiểu, nghiên cứu Kinh Dịch, nhưng không được giáo sư tán thành.

Bởi vậy, tôi rất mong muốn giáo sư làm sáng tỏ vấn đề này.

8. Cảm nhận từ: NGỌC HẢI

[bạn đọc] · http://phanngochai.blogtiengviet.net/ 26.01.12@08:38

Em nghĩ các vị như Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng,… có tinh thần chủ nghĩa dân tộc quá “cuồng nhiệt”. Còn nếu may mắn chứng minh được chúng ta hiện nay là con cháu của dân tộc Việt ở phía Nam Dương Tử thì lá cờ Trung Quốc hiện nay có 6 ngôi sao – sẽ không có gì lạ nữa…….

Em kính chúc Thầy: Sức khỏe, niềm vui và trang viết ạ!.

9. Cảm nhận từ: nguyenlandung

[blogger] 26.01.12@09:53

Ngọc Hải viết có lý lắm. Tôi không tin ý kiến của hai tác giả người Việt được dẫn ra trong bài ! Chờ cảm nhận của các bạn khác!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites