Lê Bá Trung

Phục Ngầm, Phản Ngầm.

1 bài viết trong chủ đề này

Trong địa lý dương trạch, rất hiếm sách đề cập đến những căn nhà bị phục ngâm hoặc những căn nhà bị phản ngâm, ngoại trừ tập Địa lý toàn thư và Trạch vận tân án có đề cập đến, nhưng lại không rỏ ràng vì các tác giả nghĩ rằng các người nghiên cứu địa lý dương trạch đều đã thông suốt Dịch Lý, cho nên đã tường tận thế nào là phục ngâm, thế nào là phản ngâm rồi. Phần này hết sức quan trọng vì có thể một căn nhà đã trọn 3 tốt rồi mà vẫn bị phản hay bị phục ngâm. Một số các nhà phong thủy ngay trên các nước Á đông và ngay như Việt Nam, Trung Hoa chẳng hạn cũng không nắm vững được phần Dịch học trước khi đi vào nghiên cứu khoa phong thủy. Điều nầy hoàn toàn không thể xãy ra được ở thời điểm năm bảy chục năm trước đây. Vì Kinh Dịch là cội nguồn. Người biết kinh Dịch chưa hẳn là đã biết y lý hay địa lý... nhưng người biết y lý hay biết địa lý thì chắc hẳn phải biết rành về Dịch lý.

A) PHẢN NGÂM

Đại thể trong dịch lý, phản ngâm có 2 loại:

- Phản ngâm của quẻ là quái biến cùng xung.

- Phản ngâm của hào là hào biến cùng xung hay hào biến tương xung cũng vậy.

Quý vị lật lại Hậu thiên bát quái đồ hình, quý vị sẽ thấy rỏ:

- Các cặp Tốn Khôn Chấn Đoài Càn Cấn

là 3 cặp bố trí đối xứng qua trục Khảm Ly

- Các cặp Khảm Ly Cấn Khôn Càn Tốn

là 3 cặp bố trí đối xứng qua tâm của bát quái đồ hình.

Hình vẽ:

Posted Image

Posted Image

Trong các cặp phản ngâm có 3 cặp tác động tương xung rất mạnh là:

- Càn Tốn hay Tây bắc(bên trái là tuất bên phải là hợi) và Đông nam( bên trái là thìn bên phải là tỵ) Hay Thìn tuất tỵ hợi tương xung.

- Khảm Ly hay chính bắc(tí), chính nam(ngọ) hay tí ngọ tương xung.

- Đoài Chấn hay chính tây (dậu), chính đông ( mão) hay mão dậu tương xung.

Tóm lại: Có 6 cặp tương xung: Tí ngọ. Sửu mùi. Dần thân. Mão dậu.

Thìn tuất. Tỵ hợi. Hay thường gọi là lục xung.

Một căn nhà bị phản ngâm, nôm na là bị tác động ngược lại ( Xung) là một căn nhà có hướng của cửa cái và hướng đến của giòng nước chảy hay giòng sông hoặc hướng của con đường dẫn đến nhà tương xung.

Ví dụ: Nhà có cửa cái mở hướng Đông mà giòng sông hay con đường từ hướng Tây đến. Đông Tây hay Chấn Đoài hay Mão Dậu tương xung.

Ví dụ: Nhà có cửa cái mở hướng Tây bắc, con đường dẫn đến nhà hay giòng sông chảy từ hướng Đông nam đến thì quả thật nhà này đã bị phản ngâm rồi vậy.

Phản ngâm là vì KHÍ bị tương xung. Cho nên những nhà bị phản ngâm tính toán gì cũng bị tác động ngược lại. Dự tính ra đi thì phải ở lại. Muốn ở lại thì có việc phải ra đi. Muốn nghĩ ngơi hưu trí thì việc làm lại đến tới tấp. Muốn cầu tài thì tật bệnh đến. Muốn bán nhà thì nhà không bán được nhưng khi không muốn bán nữa thì lại có người lại hỏi mua........Như vậy phản ngâm cũng có xấu có tốt. Nhưng đa phần xấu lại nhiều hơn vì việc làm không tính toán, dự phòng để chủ động được.

Nguon: thegioivohinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites