Lê Bá Trung

Âm dương Hình lý trong địa lý dương trạch ....

1 bài viết trong chủ đề này

Từ hàng ngàn năm trước, con người đã ý thức được rằng các yếu tố thiên nhiên ảnh hưỡng rất lớn đến họa phúc và có thể quyết định vận mạng con người. Ngay từ thời kỳ hang động, con người đã phải biết phục tùng, thích ứng với thiên nhiên để có thể sinh tồn và phát triển. Con người đã nhận thấy chỗ cư trú cần phải được che chắn để có thể tránh được gió từ phương Bắc. Đồng thời, hai bên hông cũng cần che chắn đủ để nơi cư trú được ấm hơn. Theo quan niệm của Khoa Phong Thủy, từ nguyên thủy, con người phát sinh từ phương Bắc, cho nên một số tài liệu lưu truyền lại đều cho rằng nhà cửa phải hướng về phương Nam mới tốt. Quan niệm này chỉ đúng một phần, là vì, quả thật gió từ phương Bắc quá lạnh. Con người đã biết phải dựa vào núi làm nơi cư trú, cho nên nhà cửa phải chọn hướng Nam. Đồng thời cũng theo truyền thuyết, ngày xưa những dân tộc ở phương Nam, người Trung Hoa thường gọi là rợ Nam cần phải được khai hóa. Các đền đài vua chúa đều quay về hướng Nam là chỉ để tiêu biểu cho sự mong ước thống trị toàn phương Nam của các triều đại ngày xưa. Càng ngày con người càng biết thích ứng với thiên nhiên, càng biết cải tạo những điều kiện hiện có của thiên nhiên để có thể tồn tại. Những kinh nghiệm thực tế được lưu truyền, tích lũy từ đời này sang đời khác, khắc sâu vào lòng người, ảnh hưỡng rộng khắp trong cuộc sống, tác động vào tâm lý và hành động của con người và đó mới là tiền đồ căn bản của Thuật Phong Thủy. Phong chính là gió và Thủy chính là nước . Gió và nước là hai yếu tố thiên nhiên vốn luôn luôn động. Đồi núi đất đai thì vốn luôn luôn tĩnh. Sự chuyển động không ngừng của hai yếu tố gió và nước đã làm thay đổi, ảnh hưỡng đến hình thể vốn cố định của đồi núi đất đai. Con người đã biết dựa lưng vào núi để tránh gió là vì kinh nghiệm cho thấy hể đâu có gió thổi vào y rằng chỗ đó xấu, nhiều tai họa sẽ đến. Chỗ nào tốt, có sinh khí là những chỗ có nước tụ lại hoặc những chỗ có núi ôm vòng bao bọc trước sau để có thể che chắn được gió. Thế nhưng, hai thể gió và nước lại không thể tách rời được nhau là vì chỗ nào có gió mà không có nước thì chỗ đó lại bị cằn khô. Chỗ nào có nước mà gió đến thì chỗ đó sinh khí bị tiêu tán và nơi đó sẽ bị lạnh lẽo. Chỗ nào có nước tụ lại mà gió tán đi thì chỗ đó có sinh khí, đất đai màu mỡ, ấm áp, cây cỏ tốt tươi. Nước và núi thì hữu hình nhưng gió thì lại vô hình cho nên phải nhìn vào thế đi của nước và núi mới có thể biết được gió đi hay tán.

Quả thật trong thiên nhiên, hai yếu tố gió và nước ảnh hưỡng thật lớn lao . Gió có thể đem phấn hoa để cây cối đơm bông kết nụ. Nước có thể đem sức sống, nuôi dưỡng cho vạn vật và con ngưởi. Nhưng gió có thể giận dũ trở thành những cơn bão gào thét tàn phá núi rừng. Nước có thể trở thành những cơn lũ san bằng làng xóm thành bình địa.

- Phía sau là núi, gọi là Huyền Võ.

- Bên trái là Thanh Long.

- Bên phải là Bạch Hổ.

- Trước mặt là Chu Tước.

Huyền Võ cần phải cao và dày để ngăn chận được gió.

Phải và trái cần đủ kín để che chắn hai bên hông.

Nghĩa là: Chổ cư trú cần vững chắc gần y như ghế dựa.

Thế nhưng, một nơi được gọi là tốt lành cho con người xây dựng nhà cửa để cư trú, yếu tố chắn Gió chỉ là thứ yếu. Yếu tố Nước mới là quan trọng, vì ở đâu có Nước, ở đó mơí có Khí. Hoặc ở đâu Nước dừng thì ở đó Khí mới Tụ. Nhất Tụ Khí, Nhì mới Tàng Phong là vậy.

Vô Tình

Nước có 5 dạng xấu . Gọi là Ngũ Hung của nước:

- Bạo là nước chảy ào ạt.

- Liêu là nước chảy lênh láng.

- Trọc là nước đục ngầu.

- Lại là nước chảy xiết.

- Than là nước chảy xối xã.

Núi cũng có 5 dạng xấu của núi. Gọi là Ngũ Hung của núi:

- Đồng là núi trọc.

- Đoạn là núi đứt.

- Thạch là núi đá.

- Quá là núi vượt quá hình thể

- Độc là núi đơn côi.

Núi dẩn nước mà Khí là mẹ của nước. Khí chuyển động cho nên nước chuyển động theo. Theo quan niệm của khoa Phong Thủy, ban đầu chỉ có Khí, đầu tiên hóa thành nước, nước tích tụ tạp chất hóa thành núi .

Vậy là: Nổi lên mặt đất mà trông thấy vết tích đó là nước, chuyển động trong lòng đất mà không thấy hình đó là khí, cho nên xem nước từ đâu đến là biết khí bắt nguồn từ đâu là vậy.

Ngoài quan niệm Khí, nước chính là hình ảnh của các dòng sông. Ngày xưa, nước uống nuôi sống con người, tạo thức ăn thủy sản và sông ngòi thì còn là phương tiện chính để di chuyển .Bởi thế, sau này các nhà phong thủy đã xem con đường mang một phần tính chất của giòng sông trong sự chuyển động của khí là vì vậy.

Những nơi cư trú tốt là những nơi có núi ôm vòng trở lại, có nước bao quanh. Lớn thì xây dựng Quốc Gia, vừa thì làm đô thị, nhỏ thì xây dựng xóm làng, nhỏ nữa thì làm nơi an táng, nghĩa địa. Nhà cửa đất đai lớn nhỏ có khác nhau nhưng hung họa thì lại giống nhau. Nên chọn cư ngụ những nơi núi lớn , sông lớn giao hội. Những nơi nhiều núi thì tìm những chổ bằng phẳng. Ở bình nguyên thì tìm nơi có sông, có nước. Nơi sơn lâm thì tìm chổ kín gió. Những nơi núi bỗng dưng nghiêng chệch hướng ra phía khác thì rõ ràng đó không phải là nơi tốt lành. Các nhà Phong Thủy chuộng những nơi long mạch phải dài, chổ phải thoáng rộng, thủy lưu phải uốn lượn vòng vèo và phải giao hội. Những nơi có núi như hộ vệ hai bên chắp tay vái chào nhau là những nơi nhất định được bình yên, tốt lành.

Lưu Ý những nơi cần tránh làm chổ cư trú:

Nơi quá cận núi

Nơi núi đâm thẳng

Nơi núi đứt đoạn

Nơi núi vô tình quay lưng lại

Nơi nước đâm thẳng

Nơi nước chảy ào ạt:

Nơi nước vô tình:

Nơi nước chảy đi (Tán): Nước chảy đi là nước tẻ làm đôi.

Nước đến là nước 2 giòng nhập lại một (Tụ)

Hãy dùng nhản giới mà quan sát, hãy dùng tâm mà định nhận. Bình nguyên thì cao hơn một chút cũng là chân long. Chổ cao thì nhìn núi, chổ bằng phẳng thì nhìn sông.

ÂM DƯƠNG

Âm dương là biểu hiện của tỉnh và động. Trời dương thì động, đất âm thì tỉnh. Âm dương tỉnh động, đầy vơi, lên xuống, sáng tối, lạnh nóng. . . . . . hai thể không tách rời được nhau. Con người là do khí âm dương sinh ra, do đó con người phải biết thuận theo âm dương: thuận thì sống, chống lại thì chết.

Thuật phong thủy căn bản từ Dịch Lý, cho rằng Âm Dương vốn để biễu hiện sáng và tối. Phía mặt trời là ánh Sáng (dương). Quay lưng lại phía mặt trời là bóng tối (âm). Mặt trời khởi từ Tý, lớn ở Mão và Vượng ở Ngọ. Tý làø giữa đêm, Ngọ là giữa trưa. Từ giờ ngọ, bóng tối bắt đầu xuất hiện, lớn ở Dậu và vượng ở Tý. Bởi thế, âm cực thì sinh dương, dương cực thì sinh âm hay dương sinh từ Tý, Âm sinh từ Ngọ là vậy.

Thái Cực

Lưỡng Nghi

Âm Dương

Tứ Tượng

Biểu hiện trong âm có dương, trong dương có âm.

Hay Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Theo chiều thuận kim đồng hồ, Dương sinh ở bên trái, Âm sinh từ bên phải.

Nét liền ( ) biểu thị cho Dương.

Nét đứt ( ) biểu thị cho Âm.

Dương là đàn ông bên tay trái.

Âm là đàn bà bên tay phải.

Như vậy:

Thanh Long thuộc dương.

Bạch Hổ thuộc âm.

Âm Dương sáng tối sinh ra ngày đêm. Ngày đến đêm, đêm đến ngày sinh ra bốn mùa xuân hạ thu đông không bao giờ dứt. Âm Dương đầy khắp trong vũ trụ, luôn luôn tác động, ảnh hưởng hết mọi loài.

Hình và Khí:

Hoàng Công Tổ Sư dạy phép dương trạch trong Thiên tinh tâm pháp có nhắc : Một âm một dương gọi là đạo.Một động một tỉnh gọi là khí. Một đến một đi gọi là vận. như vậy người chỉ mới nhắc về khí chứ chưa nói về hình. Vì hình và khí thì hoàn toàn khác biệt. Khí âm thì tỉnh mà hình lại cương cường. Khí dương thì động mà hình lại nhu mì, không cương mãnh. Bởi thế các nhà Phong thủy đã căn cứ vào hình để luận về khí vì khí đã được thể hiện bởi hình.

Hãy nhìn vào dạng của Nước thì rõ biết. Khí âm càng nhiều thì nước càng vón cục, đặc cứng. Khí dương càng lớn thì nước lõng chảy nhu mì, uyển chuyển. Cho nên, càng về phía Bắc, âm khí càng nhiều núi càng cao càng cương mảnh. Càng dần về phía Nam, khí dương lấn át khí âm, cho nên đất đai bằng phẳng ít núi ít đồi. Trời dương thì có mây có gió, đất âm thì có núi có sông. Con người ỏ giữa trời và dất nên cũng phải có cửa có nhà. Dù to nhỏ khác nhau, hình dạng có khác nhau và ngay cả những người ngụ cùng chung một nhà cũng có thiện ác khác nhau. Con người phải biết những quy luật biến hóa của âm dương để thuận theo. Thuận thì yên, nghịch thì không yên, suy thoái.

Cao thì Khí Âm

Bằng phẳng thì Khí Dương

NGŨ HÀNH:

Trong vũ trụ, không gì ngoài năm thể là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là ngũ hành.

Kim là kim loại - màu trắng - hình tròn.

Mộc là cây cối - màu xanh - hình thẳng.

Thủy là nước lỏng - màu đen - hình uốn lượn.

Hỏa là lửa - màu đỏ - hình nhọn.

Thổ là đất đai – màu vàng - hình vuông.

Kim sinh thủy – Thủy sinh mộc – Mộc sinh hỏa – Hỏa sinh thổ – Thổ sinh kim, gọi là vòng tương sinh.

Kim khắc mộc – Mộc khắc thổ – Thổ khắc thủy – Thủy khắc hỏa – Hỏa khắc kim, gọi là vòng tương khắc.

Ngũ hành quý ở sự hài hòa, tương hợp, vì vậy luật THAM SINH KỴ KHẮC luôn luôn được tận dụng trong khoa Dịch Lý nói chung, Địa lý nói riêng.

Ví dụ:

Kim đang khắc Mộc, nhưng nếu có Thủy xen vào thì Kim sẽ thích đi sinh Thủy, không còn đi khắc Mộc nữa. Đồng thời khi đó Thủy đủ lực để đi sinh Mộc. Mộc không còn bị Kim khắc.

Đặc biệt, trường hợp hai khí cùng một hành mà gặp nhau thì gọi là ngũ hành tương ngộ.

Ví dụ:

Phương nam mà có hỏa hình. Hay hỏa gặp hỏa lắm điều kiện tụng.

Phương bắc mà có thủy hình. Hay thủy gặp thủy thì tính sẽ dâm.

Phương mộc mà có mộc hình. Hay mộc gặp mộc thì phú quý,yên lành.

Phương kim mà gặp kim hình. Hay kim gặp kim thì giàu sang.

Phương thổ mà gặp thổ hình. Hay thổ gặp thổ thì tính sẽ ngu.

Ngũ hành tương ngộ thường gặp trong đia lý dương trạch, cho nên cần phải lưu ý rất nhiều.

Thuật phong thủy cho rằng Ngũ Hành là Cương Lĩnh của âm dương, là quyền năng của tạo hóa. Tất cả đều phải dựa vào ngũ hành mới có thể biện phương lập hướng.

Như vậy, ngay sau khi chọn được địa điểm xây dựng nhà, điều trước tiên phải nhận định cho đúng khu vực thuộc hành gì bằng cách xem xét núi non, cảnh vật chung quanh để sao cho được ngũ hành tương sinh. Ví dụ: Núi hành kim, kim sẽ đi sinh thủy. Kiểu nhà hành thủy sẽ được đại lợi.

Ví dụ:

Núi hành mộc, mộc sẽ sinh hỏa. Kiểu nhà hành hỏa sẽ được đại lợi.

Theo quan niệm của đông phương, Người thì có tóc, nhà thì có nóc. Căn cứ vào hình dạng của nóc hay mái nhà dể định ngũ hành.

BÁT QUÁI và PHƯƠNG HƯỚNG:

La Bàn: Muốn biết chính xác phương hướng, Ngoài cách nhìn tính phương hướng của SAO trên trời, cách này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế. Cách đơn giản và thực dụng nhất hiện nay là cách sử dụng la bàn.

Trên mặt của la bàn, mủi tên luôn luôn chỉ về hướng Bắc. Cho dù ở vị trí nào, hướng bắc phải được xác định trước rồi lần lượt theo chiều kim đồng hồ để xác định hướng Đông, tiếp theo là hai hướng Nam và Tây.

Giữa Bắc và Đông là hướng Đông Bắc.

Giữa Đông và Nam là hướng Đông Nam.

Giữa Nam và Tây là hướng Tây Nam.

Giữa Tây và Bắc là hướng Tây Bắc.

Tám hướng theo La bàn ứng với 8 quẻ gọi là Bát quái:

Quẻ Càn: Ba vạch liền: Hướng Tây Bắc ( Tuất-hợi)

Quẻ Khảm: Vạch giữa liền: Hướng chính Bắc ( Tý )

Quẻ Cấn: Vạch trên liền: Hướng Đông Bắc ( Sửu–Dần )

Quẻ Chấn: Vạch dưới liền: Hướng chính đông ( Mão )

Quẻ Tốn: Vạch dưới đứt: Hướng Đông Nam ( Thìn-Tỵ )

Quẻ Ly: Vạch giữa đứt: Hướng chính Nam ( Ngọ )

Quẻ Khôn: Ba vạch đứt: Hướng Tây Nam ( Mùi-Thân )

Quẻ Đoài : Vạch trên đứt: Hướng chính Tây ( Dậu )

Cần phân biệt rỏ 2 loại bát quái: Bát quái Tiên Thiên và Bát quái Hậu Thiên.

Bát quái Tiên thiên hay gọi là Phục Hy Tiên thiên Bát quái đồ thứ tự theo tám quẻ:

1 Càn - 2 Đoài - 3 Ly - 4 Chấn - 5 Tốn - 6 Khảm - 7 Cấn - 8 Khôn

Bát quái Hậu thiên hay goị là Văn Vương Hậu Thiên Bát quái đồ. Thứ tự theo tám quẻ:

1 Càn - 2 Khảm - 3 Cấn - 4 Chấn - 5 Tốn - 6 Ly - 7 Khôn - 8 Đoài

Trong khoa địa lý phong thủy, Bát Quái Hậu Thiên được sử dụng phù hợp với vạn vật đã sinh. Phương hướng thực tế, la bàn hoàn toàn phù hợp với cách bố trí các quẻ trong hậu thiên bát quái.

Một số ý nghĩa của các quẻ liên quan về phương hướng và người:

Quẻ Càn ba vạch toàn dương, hành KIM, tượng trưng cho Cha, phương tây bắc tuất hợi.

Quẻ Khảm vạch giữa liền, hành THỦY tượng trưng cho con trai giữa, phương chính bắc, Tý.

Quẻ Cấn vạch trên liền, hành THỔ tượng trưng cho con trai út, phương đông bắc, sửu dần.

Quẻ Chấn vạch dưới liền, hành MỘC tượng trưng cho con trai trưởng, phương chính đông, mão.

Quẻ Tốn vạch dưới đứt, hành MỘC tượng trưng cho con gái trưởng, phương đông nam, thìn tỵ.

Quẻ Ly vạch giữa đứt, hành HỎA tượng trưng cho con gái giữa, phương chính nam, ngọ.

Quẻ Khôn ba vạch đều đứt, hành THỔ tượng trưng cho Mẹ, phương tây nam, mùi thân.

Quẻ Đoài vạch trên liền, hành KIM tượng trưng cho con gái út, phương chính tây, dậu.

Lưu ý:

Phần căn bản về Bát Quái, cần học đi học lại nhiều lần mới nhớ được. Phần nầy không thuộc được thì sẽ gặp nhiều khó khăn ở các phần sau.

Một số kinh nghiệm tồn động từ đời này sang đời khác, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hàng ngày:

1) Đất Cao/Thấp: Nhà ở trong một khu vực phía cao, phía thấp thì cần phân biệt các trường hợp:

- Phía đông cao, phía tây thấp là vị trí tốt lành, không cần phân biệt trước hay sau nhà. Gọi là có nhiều sinh khí.

- Phía tây cao, phía đông thấp là vị trí xấu, không tốt cho việc xây dựng nhà ở, kinh doanh. Gọi là đất không có sinh khí.

- Phía bắc cao, phía nam thấp là vị trí tốt lành cho việc xây nhà ở. Ngược lại,ø phía bắc thấp , phía nam cao là vị trí không tốt lành cho việc xây dựng nhà ở, kinh doanh.

Những hướng còn lại đều cần phần đất phía sau nhà phải cao hơn phía trước mới gọi là tốt lành.

2) Rộng/Hẹp:

Phía đằng sau nhà, đất đai rộng hơn phía trước là tốt lành. Phía sau đất đai hẹp hơn phía trước là tiền kiết hậu hung, xấu.

3) Lồi/Khuyết:

Hướng Bắc hay là hướng tý cần cao và hướng nam hay hướng ngọ cần thấp, nhưng cả hai hướng đều không được khuyết. Khuyết thì nhà cửa sẽ đơn cô.

Các hướng đông, tây dù cho bị khuyết cũng không sao. Chỉ cần phía đông cao hơn phía tây là đủ.

Tuy nhiên không gì tốt hơn một vị trí đất đai bằng phẳng, phía đằng sau có núi, phía đằng trước có sông. Sinh khí sẽ đầy tràn.

4) Trái/Phải:

Khi xây dựng nhà cửa, sau khi xem xét kỷ vị trí, đất đai cao thấp không đều thì nên chọn phía bên trái cần cao hơn phía bên phải. Vì bên trái là tay long, hành mộc thuộc Dương. Bên tay phải là tay hổ, hành kim thuộc Âm. Dương càng nhiều thì sinh khí càng lớn, phước lộc càng dồi dào. Tuy nhiên, trong phong thủy địa lý rất cẩn trọng sự hài hòa. Dương hay âm thái quá đều không tốt. Trong dương cần có âm, trong âm cần có dương là vậy

Đường Cái:

Những ngôi nhà sát cạnh sông hồ sẽ nhận trực tiếp KHÍ THỦY của sông hồ, nhưng những con đường dẫn đến nhà cũng ảnh hưởng đến ngôi nhà không ít. Kinh nghiệm cho thấy những ngôi nhà bị đường đâm thẳng vào thường bị nhiều bất ổn, không yên. Tuy nhiên, không phải người nào cũng bị ảnh hưởng mà tùy phương hướng nào cuả ngôi nhà bị đường đâm vào thì phương đó mới bị tổn thương.

Đường đâm vào phương Càn

Tây Bắc - Tuất Hợi thì người cha trong gia đình sẽ bị tổn hại.

Đường đâm vào phương Khảm

Bắc - Tý, thì tổn hại cho người con trai giữa.

Đường đâm vào phương Cấn

Đông Bắc - Sửu Dần, thì tổn hại cho người con trai út.

Đường đâm vào phương Chấn

Chính Đông - Mão thì tổn hại cho người con trai trưởng.

Đường đâm vào phương Tốn

Đông Nam- Thìn Tỵ thì tổn hại cho người con gái đầu.

Đường đâm vào phương Ly

Chính Nam – Ngọ thì tổn hại cho người con gái giữa.

Đường đâm vào phương Khôn

Tây Nam - Mùi Thân thì sẽ tổn hại cho người Mẹ.

Đường đâm vào phương Đoài

Chính Tây - Dậu thì sẽ tổn hại cho người con gái út.

Đường cần ôm vòng lấy ngôi nhà nhưng không được ôm quá siết, quá chặt. Phía Nam của ngôi nhà mà có đường là ngôi nhà đại lợi. Phía đông, bắc có đường thì không được tốt. Riêng tại hướng đông nam của nhà ở mà có ngã ba đường cái thì được sinh khí dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Phía đông có sông có biển thì lại tốt hơn nữa.

HÌNH và KHÍ

Khí thì dựa vào tượng để thành hình và Hình thì để thể hiện Khí. Hình và Khí hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể tách rời được nhau. Muốn biết Khí thì phải dựa vào Hình.

Thế nhưng mấy ai rõ biết?

Hãy quan sát núi non trùng trùng, điệp điệp ở phương Bắc và bình nguyên rộng lớn trải dài ở phương Nam. Phương Bắc lạnh lẽo, âm khí thì nhiều. Phương Nam nắng ấm dương khí cùng khắp. Âm thì lạnh, tỉnh. Dương thì nóng, động. Khí Âm thì Trầm, Khí Dương thì Phù.

ÂM DƯƠNG

Bắc Nam

Lạnh Nóng

Tĩnh Động

Trầm Phù

Càng về Phương Bắc Âm khí càng lớn thì núi non càng hùng vĩ, càng về Phương Nam, Dương khí càng nhiều thì núi non càng hiếm, đất đai bằng phẳng. Khí âm thì nhu, trầm nhưng Hình thì cương cường bạo liệt. Khí Dương thì cương, phù, nhưng Hình thì nhu mì bằng phẳng.

Phong là Gió, là nộ khí của trời đất. Gió càng lớn thí Âm khí càng nhiều. Sấm thuộc Dương khí cho nên mổi khi thấy Sấm động thì Bảo sắp dứt. Có phải là Âm khí của Bảo bị Dương đánh tan hay không? Bởi thế, càng ở chổ cao, thì gió càng lớn. Ởû Phương Bắc, Âm khí thì nhiều mà khí Dương thì thường yếu kém không đủ, cho nên hình thể là núi non trùng điệp, cương cường. Ở phương Nam khí Dương thì nhiều, khí Âm thì yếu kém không đủ, cho nên hình thể bằng phẳng nhu mì.

Lê quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thêm: Ở Phương Bắc, trời tiết chưa rét lắm mà Nước đã đông đặc thành băng, bởi lẽ khí Dương qúa yếu kém không đủ để lấn át khí Âm. Ở phương Nam, Dương khí thì nhiều lấn át khí Âm, khí âm thường tan biến phía dưới, cho nên nước không thể đông đặc đóng thành băng được.

Hình và Khí như vậy là đã rõ

Những nơi Âm khí nhiều thì Hình cương cường bạo liệt. Những nơi Dương khí nhiều thì Hình nhu mì bằng phẳng.

Trời thuộc Dương cho nên Hình thì động mà Khí thì tỉnh.

Đất thuộc Âm cho nên Hình thì tĩnh mà Khí thì động.

Dịch lấy Âm Dương hai khí làm trọng. Trong Âm phải có Dương, trong Dương phải có Âm. Có Âm hay có Dương thì không thể tồn tại. Phong Thủy thì coi trọng Hình thể. Núi non cương mãnh thì Dụng là Dương nhưng cái Thể là Âm. Bình nguyên rộng khắp, nhu mì thì Dụng là Âm nhưng cái Thể là Dương. Rõ ràng Âm Dương, Hình và Khí hoàn toàn vẫn không thể tách rời được nhau.

Hãy nhìn kỹ bàn tay xấp ngửa để hình dung. Bàn tay xấp thuộc Âm nhưng Hình thì gồ ghề, dáng cương mãnh hiển lộ, rõ ràng không chút ẩn giấu. Bàn tay ngửa thuộc Dương nhưng Hình thì bằng phẳng nhu mì, mềm mại. . . . . .

Hoặc cũng có thể hình dung trạng thái của Nước. Âm khí nhiều thì nước vón cục thành đá cứng nhắc, Dương khí nhiều thì nước nhu mì, uyển động.

A Lý Toàn Thư của Lê Bá Ôn có ghi lại phần giải đáp giữa Dương Quân Tùng và Sư Nhất Hạnh.

Tăng hỏi: Âm là gì? Dương là gì?

Dương công đáp: Hai chữ Âm Dương là cốt lõi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Dương khí có hình dạng lõm (OA ), Âm Khí cò hình dạng lồi (ĐỘT). Âm biến thì hóa thành Dương, Dương biến thì hóa thành Âm. Nếu Dương long đến thì Âm thụ huyệt. Nếu Âm long đến thì Dương thụ huyệt hay Âm lai thì Dương thụ, Dương lai thì âm thụ. Âm Dương, Hình, Khí, đạo lý của tạo hóa là như vậy.

Lại hỏi: Âm lai Dương thụ là gì?

Dương công đáp: Mạch có sóng lưng, khi tiến nhập vào chổ huyệt có chổ lõm thì gọi là Âm lai Dương thụ.

Lại hỏi: Dương lai Âm thụ là gì?

Dương công đáp: Thế đến của Mạch tương đối bình hòa, chổ lồi chính là chổ nhập huyệt. Thì gọi là Dương lai Âm thụ.

Họ Trúc giãi thích thêm: Phàm là địa hình có thể thụ huyệt, nếu giống OA (lõm), KIỀM (kẹp), PHỆ (mở ra) tinh khí xuất ra bên ngoài ắt thành Dương. Nếu giống NHŨ ( lồi), PHỦ ( vòng lên), ĐỘT ( nhô lên), tinh khí đọng lại bên trong ắt thành ÂM.

Trong OA (lõm) có chổ ĐỘT (nhô lên) như vậy gọi là Dương lai Âm thụ.

Phần đầu của NHỦ (chỗ lồi) có OA (chỗ lõm) như vậy gọi là Âm lai Dương thụ.

Dương Mậu Thúc trong Thai Phục Luận viết: Thai Phục là thư, hùng song long. Thai sinh trước hòa hợp với Dương mà sinh Thư. Tinh thần của nó chiếu lên trên. Phục sinh sau, hòa hợp với ÂM mà thành Hùng. Tinh thần của nó chiếu xuống. Nghênh lên cao thì thành Dương. Phủ xuống dưới thấp thì thành Âm.

Lưu Đôn Tố viết: Âm là cường, Dương là nhược. Nhược gần Cường mà sinh thành vạn vật. Âm tính thì cương kình, Dương tính thì nhu hòa.

Lại viết: Dương lấy Âm làm bản tính. Âm lấy Dương làm hình thể. Chủ của Động là Tỉnh, chủ của Tỉnh là Thể. Ở trên trời thì Dương động mà Âm thì tỉnh. Ở dưới đất thì Dương tỉnh mà Âm thì động. Bản tính vì có hình thể mới Tỉnh. Hình thể vì có bản tính mới động.

Núi non hùng vĩ cương cường tính Âm thì lấy chỗ Dương làm trọng. Đồng bằng nhu mì bằng phẳng tính Dương thì lấy Âm làm trọng. Chỗ nhỏ thì làm nơi mộ táng, lớn hơn thì làm nhà ở, lớn hơn nửa thì làm châu quận, tỉnh thành....Biết như thế để có thể giải thích tại sao người xưa ví Núi như Long là con Rồng trong thần thoại. Núi bản chất yên tĩnh thì trọng ở chổ Động. Ví Núi như Long là nhìn núi như con Rồng đang sống, nghĩa là đang có sinh lực dồi dào. Cũng từ quan niệm đó mà các nhà Phong Thủy phân biệt đâu là Sinh Long, đâu là Tử Long. Tử Long là dãy núi thẳng đơ, cứng nhắc như chết. Sinh Long là dãy núi uốn khúc nhấp nhô, lên xuống, sống động....... Nước thì bắt nguồn từ trên Núi cao cho nên nói. Núi là mẹ của Nước hay nói ở đâu có Nước, ở đó có Khí là vì muốn đề cập đến Sinh Long là vậy.

(Một số nhà Phong Thủy cho rằng những nơi ruộng lúa bao la, xanh ngát, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể thấy rõ những làn sóng nhấp nhô sống động tạo thành lườn y như những vẩy Rồng sinh động.)

Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính lá Nước vậy.

Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi giải thích tiếp:

Hai chữ Âm Dương rất khó làm rõ. Mấy ai hay biết cái tính của tạo hóa trong đó ! Âm nhũ giống như dương vật của người nam. Dương oa giống như sản môn của người nữ. Nếu giống như Âm nhũû của người nam thì không được làm tổn thương phần đầu. Nếu giống như Dương oa của người nữ thì không được làm hỏng hai môi.......

Một không thể sinh ra sự vật mà cần phải có hai. Trường hợp hình thể và khí thế của Long Mạch chạy đến giống như sóng kiếm, như lưng bàn tay úp thì gọi là cô Âm, nếu như bàn tay ngửa thì gọi là độc Dương. Âm Dương cần tương giao với nhau (Giao hợp) nêú không thì y như người Nam không vợ, người Nữ không chồng thì làm sao sinh sôi nảy nở?

Trong Âm phải cầu Dương, trong Dương phải cầu Âm. Âm và Dương cầu giao với nhau mới không bị tuyệt diệt, đất lớn do đó mới được sản sinh.

Cùng một cách nhìn khác của các nhàPhong Thủy thì cao là Âm, thấp là Dương. Địa thế cao vút là Âm. Bằng phẳng, tròn trịa là Dương. Phủ xuống là Âm, ngưỡng diện là Dương. Vật có Mũi Nhọn là Âm, vật có chổ Lõm xuống là Dương.

Trường hợp địa thế trải dài bằng phẳng, không thấy xuất hiện chổ nhô lên nghĩa là không thấy có Âm, nhưng lại thấy xuất hiện các dòng nước hội hợp, tức là đã có Âm tồn tại. Trường hợp này được gọi là trường hợp xảo diệu, địa thế quý vô cùng.

Quan sát thực tế ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm. Chính giữa đêm giờ Tý, Âm hoàn toàn làm chủ thì Dương bắt đầu xuất hiện. Giữa trưa đứng bóng giờ Ngọ, Dương hoàn toàn làm chủ thì Âm bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ thế Dịch cho rằng Dương xuất từ Tý, Âm xuất từ Ngọ. Hoặc nói: Gốc của Âm ở trong Dương, gốc của Dương ở trong Âm là vậy.

Âm Mạch thì phải trên nhỏ mà dưới lớn. Dương Mạch thì phải trên lớn dưới nhỏ. Do vậy mỗi khi Dương thở ra khí, vạn vật sinh ra. Một khi Âm hít khí vào thì vạn vật sinh thành.

Đọc lại Địa Lý Bí Truyền của Tả Ao:

. . . . . . . . . .

Mạch có Mạch Âm Mạch Dương,

Mạch nhược, Mạch cường, Mạch tử, Mạch sinh,

Sơn cước Mạch đi rành rành,

Bình dương Mạch lẩn, nhân tình không thông

Có Mạch qua ao, qua sông

Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non. . . . . . .

Đồng bằng Mạch đị thấp nên gọi là Mạch Dương. Sơn cước Mạch đi theo đồi núi cao lớn nên gọi là Mạch Âm. Lại thêm 4 yếu tố để phân định:

- Mạch Cường: Là thế mạch hùng vĩ, cương cường.

- Mạch Nhược: Là thế Mạch thanh nhã, dịu dàng.

- Mạch Sinh: Thế Mạch đi rất sống động như con thú đang quay đầu, vẫy đuôi.

- Mạch Tử: Thế Mạch đi ngay đơ như cán cuốc

Về Cao Thấp thì trên sơn cước thấp một thước cũng gọi là thấp. Ở bình dương cao một tấc cũng gọi là cao.

Âm Dương Hình Khí, Cụ Tả Ao tóm gọn trong hai câu dễ nhớ:

Âm là gò đóng, đất ghềnh

Dương là ruộng phẳng, đất bằng như lai.

NGŨ HÀNH cũng phân biện Âm Dương, Hình và Thể. Ngoài hành Thổ trung ương, 4 hành khác là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa. Mỗi vị trí gọi là mỗi Cuộc Long. Đứng trên vị trí xây dựng, nhà ở hoặc mộ táng, nhìn thẳng góc với dòng nước chảy gần nhất, quan sát thấy dòng chảy của Nước từ TRÁI sang PHẢI, thuận theo kim đồng hồ thì KHÍ ở đó là KHÍ DƯƠNG.

Ngược lại nếu dòng chảy của Nước từ PHẢI sang TRÁI thì Khí ở đó là KHÍ ÂM. (Cũng cần nhắc lại Âm Khí thì tìm Dương. Dương khí thì tìm Âm. Bình nguyên thấp một tấc cũng có thể là Dương, cao một tấc cũng có thể là Âm)

1/ KIM cuộc:

Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng ĐÔNG. Nghĩa là giòng chảy từ hướng TÂY đến. Hướng TÂY hành KIM nên gọi là: TÂY LONG hay KIM CUỘC LONG.

Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.

Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương KIM trường sinh tại TỴ (Đông Nam). Vượng tại Dậu (Tây) và Mộ tại SỬU ( Đông Bắc). Tràng Sinh,Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí TAM HỢP Tỵ Dậu Sửu tao thành Kim cuộc.

Âm Kim trường sinh tại DẬU (Tây), Vượng tại TỴ (Đông Nam) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc).

Nước chảy về Phương nào thì phương đó là phương Mộ khố.

Hình KIM thì TRÒN. Âm Kim phải có dạng TRÒN, đứng, cao hoặc LỒI. Dương Kim phải có dạng TRÒN nằm, phẳng hoặc LÕM.

Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì KIM vượng có thể Sinh THỦY. Thủy thì có Hình nhấp nhô sóng nước.

Nhớ lại là Nơi Âm thì đi tìm Dương. Nơi Dương thì đi tìm Âm. Hình củaÂm thì Lồi, Hình của Dương thì Lõm. Vị trí Tốt thường được chọn để xây nhà cửa là Vị trí Trường Sinh hoặc Đế Vượng.

Trường Sinh như cây mới nụ, cần thời gian mới trổ trái ra hoa. Đế Vượng thì như Hoa nỡ rộ, sau đế vượng thì SUY, BỆNH, TỬ. . . .

. Vì thế về lâu dài thì trọng Trường Sinh. Mau chóng thì chọn Đế vượng.

2/ MỘC cuộc:

Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng TÂY. Nghĩa là giòng chảy từ hướng ĐÔNG đến. Hướng ĐÔNG hành MỘC nên gọi là: ĐÔNG LONG hay MỘC CUỘC LONG.

Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.

Nếu tính từ vòng Tràng Sinh, Dương Mộc tràng sinh tại HỢI ( Tây Bắc). Vượng tai MÃO ( Đông) và Mộ tại MÙI ( Tây Nam ). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc cuộc.

Âm Mộc tràng sinh tại Mão. Vượng tại Hợi và Mộ tại Mùi.

Hình Mộc thì DÀI. Âm Mộc phải có dạng Dài, Đứng, Cao. Dương Mộc phải có dạng Nằm, Dài và thẳng.

Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Mộc vượng có thể đi sinh Hỏa. Hỏa thì có hình Nhọn nhấp nhô.

3/ THỦY cuộc:

Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng NAM. Nghĩa là giòng chảy từ hướng BẮC đến. Hướng BẮC hành THỦY nên gọi là: BẮC LONG hay THỦY CUỘC LONG.

Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.

Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương THỦY trường sinh tại THÂN (Tây Nam),Vượng tại TÝ ( Bắc) và Mộ tại THÌN ( Đông Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn ở vị trí TAM HỢP Thân Tý Thìn tạo thành Thủy cuộc.

Âm thủy tràng sinh tại Tý ( Bắc). Vượng tại Thân ( Tây Nam ) và Mộ tại Thìn ( Đông Nam).

Hình THỦY thì nhấp nhô sóng nước. Âm Thủy phải có dạng Đứng, cao. Dương Thủy phải có dạng Nằm hoặc Lõm.

Nếu thấy hình và khí không được chính, thì phải quan sát thêm là vì Thủy Vượng có thể đi sinh Mộc. Mộc thì có Hình thẳng và dài.

4/ HỎA cuộc:

Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG.

Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.

Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần ( Đông Bắc). Vượng tại NGỌ ( Nam ) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc

Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ ( Nam ), vượng tại Dần ( Đông Bắc) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc).

Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố.

Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Đương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh.

Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ. Thổ thì có hình Vuông vức.

Nguồn :thegioivohinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites