Thiên Đồng

Dương Trạch, Âm Trạch

10 bài viết trong chủ đề này

Thông Huyền Linh Kinh

Quỷ Linh Kinh là do Lăng La Tử đời Tống làm ra , chuyên luận về thuật Kham Dư , nội dung rất diệu , linh ứng dị thường , không có sách nào được như thế . Thế nhân luận Phong Thủy , thường rối rắm không giống nhau , đều do không nắm được bí quyết , cuối cùng khó thâm nhập Đạo Lý , vì người mở núi điểm huyệt, sao có thể xu cát tỵ hung, sách này áo diệu, không xem lai long khứ mạch, sa thủy la bàn cũng bỏ , chỉ quan trọng thấy cảnh sinh tình, chạm đến ứng biến, một động một tĩnh, một cỏ một cây , dều xem cho rõ ràng , biết chỗ đến chỗ đi , trăm lần không sai . Chưa lên núi mà biết trước gia đạo thịnh suy ,tiếp đến cửa là quyết định đinh tài mạnh hay yếu . Xem mộ mới mà biết mộ cũ , xem nền nhà biết khí sắc , nhỏ như sợi lông cũng không qua , chính là diệu pháp không quá ba bốn câu , nghìn vàng chẳng truyền thế nhân , mai sau có người chân thành , với người hiếu nghĩa thông minh , mà nhà nghèo không có cái ăn cái mặc , thì truyền thụ cho , nếu không biết chữ thì truyền khẩu cho , chẳng bao lâu sẽ sáng rõ , sẽ có tiếng lưu hậu thế , cũng là giàu có !

Âm Trạch Nhập Phần Đoán

Vào núi xem mộ , bỗng nghe gió thổi tùng , ám tàng cái tượng sát phạt , lại nghe tiếng vượn hót hổ gầm , cùng là chim kêu bi thương , đều là cái tượng bi thương bất cát , ứng đoán quan tai , thị phi , ly biệt , tật ách tai họa , từ xưa đến giờ chẳng bao giờ không ứng nghiệm . Xem vùng đất bằng phẳng , nên nhìn kỹ hình trạng của mộ , vỏ ngoài của quách , hai bên của áo , hoặc tổn thương nát vụn không ngay ngắn , tô điểm trang hoàng , tất cả đều dùng làm cơ sở phán đoán . Chuyện xưa có một nắm rõ phép này , vào mùa đông năm mão đến xem mộ cho một người bạn , chưa cần đến đất , tại trong thuyền xem tới , thấy trên mộ phần bóng tùng che kín , xanh biếc một màu , tiếp đến khi cập bờ bên chân trái ngẫu nhiên đạp vụn một viên gạch , xem kỹ là một cái nghiên bị vỡ , mộ đó táng sau hai mươi năm ngành trưởng tất phát khoa giáp , định rất phát đinh tài lưỡng vượng , phú quý miên trường , mọi người đều kính phục .
Lại xem một mộ , lên đến bờ , chỉ thấy hai con chim thước theo nam phương hót bi thương , rồi theo phía tây bay đi , hoát liền mấy tiếng , tiếp đến nơi , thấy rừng tùng sơ sác , màu sắc úa tàn , đúng là cảnh điêu linh , tức đoán rằng : chỗ này sau khi táng , tất liên tao hồi lộc , tổn đinh hao tài , mọi người khâm phục .
Có một người nhà giàu mời tới xem mộ , vừa đến nơi , thầy đưa mắt nhìn , chỉ thấy cây tùng xanh biếc , địa thế bình thản , nước đẹp trong xanh , ánh quang ngùn ngụt ,
Đỉnh đầu ứng xuất cho phòng thứ, chính trong lúc đàm luận, chỉ thấy một người cưỡi ngựa Thanh Thông mà đến, vụt nói, phát giàu sang, chính ứng trên thân nhân mộ ấy, theo người ấy, đã được nhẹ bước mây xanh liên tiếp, khoa giáp đứng đầu. Có một người học trò mời Thầy xem đất, chưa ra đến mộ, lập tức nói: Mỗ cũ này ứng vào một con, nửa năm mùi thì hoàn tất, họ rất kinh phục, sang năm trong nhà có người vào trường thi đứng đầu bảng, mọi người đều không tin, sau đều như đoán. Trước lại có người mời Thầy xem mộ, nguyên bởi đường xa, dùng thuyền nhỏ mà đến, sau đến nơi mộ, bỗng gãy mái chèo, người chèo không biết phải làm sao, chủ nhân bảo bỏ chèo lấy sào chống, đến bờ lau cỏ trải tận xuống mép nước, đến lúc cập vào bờ , bỗng thấy hai con thỏ trắng từ trong huyệt chạy ra, theo hướng Tây mà chạy, tức đoán rằng, đi thuyền gãy chèo, mọ này táng song trưởng nam gặp nạn, bờ lau xuống nước, phụ nữ đẻ khó không khỏi, trước huyệt thỏ chạy theo hướng tây nam, trong nhà con nhỏ có tai ách, quả nhiên mọi người đều công nhận.
Lại xem một mộ cũng đến chỗ đất, xa trông có một cái tháp, khoảng nửa dặm, mà đỉnh tháp bắn thẳng vào mộ, bởi thế đoán rằng : Mộ này táng song, chủ tổn nhân khẩu cùng trẻ nhỏ, lại có sự về đèn lửa. Lại đến một chỗ, gần chỗ trước huyệt, nhìn thấy một cây cổ thụ bóng rợp , phong cảnh tiêu sơ, có một loại khí thanh nhã, tượng siêu phàm, liền đoán rằng : Mộ này táng song xuất nghề nghiệp thanh cao, phong lưu cao sĩ, người thích ẩn mình.
Thế Anh Trích Dịch Từ " Thông Huyền Quỷ Linh Kinh"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân Núi Xem Thủy Khẩu , Lên Huyệt Ngắm Minh Đường

Thủy Khẩu , tức là cửa nước lưu thông mà mắt nhìn có thể quan sát được . Thủy trong Phong Thủy Học coi là mạch máu của Long , Long không có thủy đưa đi , thì không thể biết chỗ nào Long đến , Huyệt không có thủy dừng lại , tất chẳng biết Long dừng ở đâu . Thủy Khẩu chính là nơi Long Thủy giao hội .

Âm Dương là bản thể của vạn vật trên thế giới . Phong Thủy nhận rằng Long thuộc Dương, Thủy thuộc Âm, Âm Dương giao cấu tất có sinh khí lưu hành. Âm dương mạch lộ , tất cô dương bất trưởng , độc âm bất sinh . Cát Hung Họa Phúc của Phong Thủy quy cho cùng thì cũng chỉ ở chỗ Âm Dương Long Thủy có hay không xung hòa. Cũng giống như động vật giao phối sinh nở, Âm Dương giao cấu cũng hoài thai kết huyệt, Âm Dương không tương kiến hỏi lấy gì mà kết huyệt.

Khí hợp nơi hình, Âm Dương hai khí con người không dễ dùng ngũ quan để cảm nhận , chỉ có thể theo tình huống, hình thể cụ thể để quán sát nhận biết . Cẩn thận quan sát hình trạng Thủy Khẩu, trạng huống của Tỏa Quan cùng tìm dấu vết Long theo phương nào , tìm đến chính xác hào tuyến Long Thủy Âm Dương giao cấu . Theo đó xem xét kết luận Long có phải Chân Long , Long có dừng laijmaf kết không, có huyệt hay không có huyệt , là Chân Huyệt hay giả Huyệt , là đại địa hay tiểu địa . Như vậy có thể nói Thủy Khẩu quan hệ vô cùng đến sự nhận Long Chân giả , đẳng cấp của huyệt cao thấp thế nào .

Kinh nói : “Thủy Thị Sơn Gia Huyết Mạch Tinh”. Thủy là sự hóa sinh của Long Khí , Long từ Tổ Sơn mà đi cũng là nơi đầu nguồn của dòng thủy . Trong quá trình Long đi, thủy trước sau đều bên cạnh làm bạn , hoặc gần hoặc xa , hoặc gặp hoặc chia. Đến lúc Long kết tạo thành huyệt, thì thủy uốn lượn ôm vòng hoặc tụ dừng trước huyệt, đường chảy vương vấn như có tình. Thủy Khẩu đóng kín không đẹp hoặc vị trí không đăng đối , thế nước tất vô tình mà đi, đất đó làm gì có huyệt mà điểm, có đi chăng nữa cũng chỉ là hoa giả lừa mắt thời sư . Cho nên người đến núi xem đất , đầu tiên tất trọng Thủy Khẩu .

“Minh Đường” nguyên để chỉ ngày xửa khi các Hoàng Đế ngồi tựa Bắc hướng Nam nghe việc triều chính , trăm quan triều bái cửa cung điện . Thuật Phong Thủy lấy không gian mặt bằng trước Huyệt làm Minh Đường . Phần ngay trước mộ tụ nước là Nội Minh Đường , cũng gọi là “Nội Dương” ; trong khoảng Long Hổ Án sơn là Trung Minh Đường cũng gọi là “Trung Dương” ; Ngoài Án Sơn đến triều sơn là Đại Minh Đường , cũng gọi là “Ngoại Dương” . Long từ ngàn dặm đến kết huyệt, định thế dừng hình, trước mặt chúng sơn triều lễ, chúng thủy hội tụ, giống như quần thần nghe lệnh, trăm quan kính lễ, vạn quốc triều cống, đó chính là biểu trưng của Chân Long kết huyệt . Nguyên vì Minh Đường có hay không , lớn hay nhỏ , hơn hay kém sẽ đoán được Huyệt Chân hay Giả , hơn kém chính là tiêu chí trọng yếu . Bởi thế cho nên leo lên cao xem Huyệt trước cần xem minh đường , để biết được có Huyệt hay không .

Chúng sơn vây bọc Chân Long đến ; Chúng thủy tụ xứ là Minh Đường . Phong Thủy Dương Công nhấn mạnh trong thừa sinh khí , ngoài nối Minh Đường , nội khí là sự thừa tiếp tích tụ của ngoại khí , bởi thế một vòng Minh Đường tốt xấu , hơn kém với Phong Thủy của huyệt trường liên quan chặt chẽ . Tóm lại Minh Đường tốt nhất nên Bằng Phẳng , Thong Thả , Khai Mở , Sáng Đẹp , Vuông Tròn Nhuần Nhị ; Kỵ nhất là nghiêng đổ , bế tắc hoặc quá ư rộng rãi .

Thủy Khẩu , Minh Đường là yếu tố đầu tiên và cơ bản của điểm huyệt , hai điều nếu hợp pháp độ thì là Huyệt Chân , nếu sai pháp độ thì là Phi Địa .

Thế Anh Dịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LUẬN LOAN ĐẦU

Nhìn Long lấy Thế, xem Huyệt lấy Hình. Thế là Thần hiện ra, Hình là Tình lộ ra. Bỏ Thế thì lấy gì nhìn Thần của Long; Bỏ Hình lấy gì xem Tình của Huyệt. Bởi thế Tổ Tông cần có Thế cao vút, Lạc Mạch cần có thế giáng xuống, Xuất Thân cần có thê che chắn, Quá Hạp cần có thế dừng lại, Hành Độ cần có thế nhấp nhô, quanh co, Chuyển Thân có chỗ dựa sau lưng, thế đi về trước. Hoặc hăm hở phi lên, tựa như tuấn mã, hoặc phô bày tầng lớp, như sóng lấn sóng...Có thế như vậy tất là Chân Long. Không được như vậy tất là Giả Long. Tuy có mạch núi đi đến, chẳng qua cũng là cứng rắn hoang dối. Thảng có hình Huyệt tất cũng là giả hoa, đó là điều chắc chắn. Pháp xem xét Thế trước cần lên cao mà quan sát, tiếp theo Thân Long mà bước, lại từ hai bên phải trái mà xem xem, đối diện nhìn kỹ, tất có Chân Thần. Chỗ linh hiển với chỗ chạy lại, chỗ dừng tụ đều có thể tự mình biết rõ.

Đến như Pháp xét Hình, có sáu thể là Viễn Biển Khúc Trực Phương Ao. Tỷ mỉ là bốn Cách Oa Kiềm Nhũ Đột, tiếp lấy thừa Kim tương Thủy, Huyệt thổ Ấn mộc làm pháp chứng minh, tất là Huyệt Tình khó trốn. Thừa Kim cũng tức trong Ngũ Hành, lấy Tròn làm Kim, lấy uốn lượn làm Thủy, lấy thẳng cao làm Mộc, phàm là Chân Huyệt, tất chỗ viên động, Oa Kiềm viên tại đỉnh, Nhũ Viên tại hạ, Đột viên tại giữa, nếu trong Oa Kiềm có Nhũ Đột, trên Nhũ Đột lại có Oa Kiềm. Tức gọi là Nhật La Văn Thổ Súc, tức là Thiếu Âm và Thiếu Dương của Huyệt vậy. Thừa lại dựa Thừa ở chỗ vầng tròn, động Khí ở giữa. Nếu là giữa thủy có Viên Động có thể thừa, trái phải tất có Vi Mang, thủy quanh co bao bọc, giao nhau trước Huyệt, Tiểu Minh Đường là cái gần nhất ngay trước mắt. Giả tưởng chỗ hai thủy giao mà hướng đến. Ấn Mộc tức là chỗ bên ngoài Thủy, tức là hai bên Chân Sa chầu tụ, khép Hạp trước Huyệt, cách bức một khoảng, hợp với Thủy Nội Minh Đường. Tức cánh ve sừng trâu, tức nếu có Thủy tất ấn chứng nơi Sa đó, cũng là nơi Khí dừng thủy giao, nếu không có Sa đó tất là thoát Khí tiết tán. Không phải Chân Huyệt. Cái gọi Huyệt tất có các điều trên, lại có Ngũ Thổ Tứ Bị, là đất quý báu, đúng là Chân Huyệt. Còn như ngoại hình và nội Khí không phù hợp, thì chỉ là Giả Hình mà thôi.
Huyệt chính như Huyệt của người trong châm cứu, nhất định biết nó không dễ. Nếu Tứ Vi đã đủ, ở giữa tất có khí ấm, tức hỏa Khí. Đó là cái cần khi quan sát Huyệt. Bởi vậy cái cần trong Địa Lý không hề ngoài Hình Thế. Nay đã hiểu thuật này, chẳng hư đàm Tinh Quái Phương Vị. Đó là Tinh Nghĩa, nếu ở chỗ hình thế địa lý thực tiễn trái mắt nói sằng, cải biến địa lý hỗ hào, chân nhân không biện, để nhầm người vào tà lộ.
Sưu tầm
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám Phá Quái Lý Của Phái Bát Trạch Phong Thủy


Trong thuật Kham Dư Địa Lý của Trung Quốc, đối với sự kết hợp tốt xấu của nhà ở, lý luận của phái Bát Trạch có chỗ đứng rất quan trọng, các tác phẩm kinh điển của môn phái này như “Dương Trạch Tam Yếu” , “Bát Trạch Chu Thư” , “Bát Trạch Minh Kính” ( “Bát Trạch Minh Kính” được dịch giả Thái Kim Oanh dịch ở Việt Nam với cái tên là “Bát Trạch Minh Cảnh” ) do các tác giả thời xưa viết vẫn được lưu hành rộng rãi và đều được các nhà nghiên cứu hiện nay lấy nó làm căn cứ. Phái Bát Trạch tương truyền do một vị cao tăng đời nhà Đường có Pháp Hiệu là Đường Nhất Hạnh tổng hợp sáng tạo ra. Ngài là một thiền sư thông hiểu Phật Pháp lại rất giỏi về Kinh Dịch, thuật số. Lý luận căn bản của nó là lấy Dịch Lý Tiên Thiên Hà Đồ làm lý luận căn bản, lấy phương vị Hậu Thiên Bát Quái làm ứng dụng. Ngoài ra nó còn phảng phất một số tri thức của phái Phong Thủy Mũ Đen trong Phật Giáo Tây Tạng Mật tông.Bát Trạch phái được các thuật sĩ hành nghề trong dân gian ứng dụng rất nhiều, nó phân ra làm hai loại trạch ( Nhà hoặc Mồ mả) : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch rồi phối theo người mà phán định tốt xấu. Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ trạch, Khảm Ly Chấn Tốn là Đông tứ trạch. Tọa sơn lập hướng là Tây tứ trạch thì dùng bốn phương vị Tây làm cát để kê đặt bếp, mở cửa, dùng cho người ở, còn bốn phương vị Đông thì là hung, không thể mở cửa, làm bếp, người ở càng không nên. Đông tứ trạch cũng suy như thế. Cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc chủ yếu là lấy phương vị hậu thiên bát quái để đoán định, tuy nhiên thực tế là Lý Luận Bát Trạch lại xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái. Nó dựa trên quy luật của sự âm dương phối hợp, giao cấu, sinh thành.

1. Sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành :
Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với lạc thư ta sẽ thấy :
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4
Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2
Ngũ Hành tiên thiên vốn là :
1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.
2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.
1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .
2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.
Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc hỏa tương sinh.

2. Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc:
Tây Tứ Trạch ( Càn Khôn Cấn Đoài ) :
Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.
Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. ( 10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo )
Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.
Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ) :
Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.
Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.
Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

3. Đông Tây Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối :
Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :
Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.
Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.
Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.
Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”
Tổng hợp lại các diều phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái. Nó rất có Dịch lý! Có thể nói trong Phong Thủy Học thì ứng dụng ở tầng 1 là dùng Bát Trạch Pháp. Tầng thứ hai là dùng Tam Nguyên long Tam Nguyên Quái để tiến hành. Tầng thứ 3 là dùng thuyết Nguyên Vận, Linh Chính, Giao cấu cùng Long Sơn Hướng Thủy phối hợp để làm. Mỗi bước tiến qua một tầng lại ẩn chứa nhiều điều bí mật. Ở tầng thứ 2 và 3 thường là mật truyền , thế nhân biết được rất ít. Bát Trạch phái là một học phái phong thủy rất cổ lưu truyền rất rộng rãi, là tầng thứ nhất khi tác pháp. Thông thường khi truyền pháp trong Bát Trạch thường truyền kỹ thuật mà không truyền nguyên lý khiến cho người học sinh ra nghi ngờ, vu cho là ngụy pháp. Hiện nay xã hội thật giả lẫn lộn, cỏ lúa cùng mọc , cho nên tôi mạnh dạn chia sẻ bí mật nguyên lý của Bát Trạch Phái cho mọi người được rõ . Trước hết trợ duyên cho các học giả có thêm niềm tin và kiến thức tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về Bát Trạch Phái ( Còn rất nhiều bí mật xung quanh các pháp ứng dụng của Bát Trạch ). Thứ nữa chiêu tuyết án oan nghìn năm “Ngụy Pháp” cho Tổ Sư Đường Nhất Hạnh của phái Bát Trạch.

Chú Thích : Ngụy Pháp là từ được “Thẩm Thị Huyền Không Học” dùng để chỉ lý luận Bát Trạch của Đường Nhất Hạnh thiền sư.

Thế Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HAI CHỬ " TẨU MÃ" ĐOÁN ÂM DƯƠNG PHONG THỦY

Trên bàn ăn có một người bạn hỏi tôi: Phong Thủy tức là “Ngụy Khoa Học” hay là không ? Tôi cũng thẳng thắn đáp lại: Không phải ! Người ấy liền hỏi lại một cách cẩn thận hơn: Phong Thủy có hay không Khoa Học ? Tôi cũng bình tĩnh từ tốn đáp: Hiện nay để đoán định là Khoa Học hay chưa thì còn quá sớm, bởi vì Phong Thủy Học có mặt Thần Bí của nó, thường khó mà dùng phương pháp Khoa Học Hiện Đại để thực chứng. Tôi thường xếp Phong Thủy và Dịch Học vào một mảng kiến thức gọi là Huyền Học.Vì sao gọi là Huyền Học ? Bởi vì như Triết Gia Vĩ Đại Lão Tử của Trung Hoa Cổ Đại nói : Huyền Chi Hựu Huyền …Vì sao mà Huyền Học không thể cùng xếp vào hàng với Khoa Học ? Bởi nó còn cần có cả chữ Nhân và Chữ Trí. Tin chắc rằng chỉ dựa vào lời nói thì không thể giải đáp được hết các vấn đề, chỉ có thể lưu lại cho thế hệ sau thông minh sáng suốt hơn sẽ có lời giải! Tôi thì miệng lưỡi vụng về, câu cú bí bách, khó mà giảng giải thấu triệt được, chỉ mong các bạn có thể:
Chớ luận nó có khoa học hay là không ! Hiểu rồi dùng lấy hiệu quả là được vậy !

Trong Dân Gian có một loại tuyệt chiêu Tẩu Mã (Văn Vần) đoán Phong Thủy Âm Dương, Phong Thủy Sư chỉ cần đến con đường trước nhà, đã có thể đoán chắc trong nhà người người cát hung họa phúc, sát sao thần kỳ.Cuối năm ngoái, có người học viên nói với tôi: - Thầy trông tôi đang độ tráng niên, tôi không mắc vào các tệ nạn, mà sao tôi lại hay bị sui xẻo ? rồi một mực mời tôi đến xem Âm Trạch. Người này ở Quảng Châu thôn khu Lương Sơn Điền. Mộ cha xây ở chỗ bãi cỏ rậm rạp lưng chừng núi, đã lâu không có tế bái qua, là một cái “Bị người lãng quên thành thất lạc!” rất là thê lương. Tôi bắt đầu mở La Kinh tìm hướng Bắc, thấy một cái cây đại thụ đường kính khoảng 50m, mùi hương bóng lồng lộng tại phương Nam. Cây đại thụ đó cách mộ trên dưới 9m. Sách viết rằng: “Ly Cung có Đại Thụ, ba Nguyên bị cùng cực” Ly Cung tức là để chỉ phương Nam. Tam Nguyên là để chỉ Nguyên Vận trong Lý Luận Huyền Không Phong Thủy. Một Nguyên là một Hoa Giáp 60 năm, ba Nguyên là 180 năm. Nói một cách khác, chỉ cần Trạch Mộ ở phương Nam có cây lớn che lấp, rất khó để cải biến Cục Diện Kinh Tế Quẫn Bách. Âm Trạch như thế, Dương Trạch cũng đoán vậy.

Tháng 3 năm nay tôi lại đến thôn Kim Phụng trấn Lương Điền xem đất, đi qua từ đường nhà họ Phùng. Từ đường họ Phùng Tọa Bắc Hướng Nam, trước cửa có một khoảng đất bằng, tiếp ngoài hướng là ao nước, phong thủy rất tốt. Chỉ là một nhà xí ở bên bờ ao nước, rất là chướng mắt. Vào giờ Ngọ, tôi nói với trưởng họ Phùng: “Trước mặt Từ Đường chuyển cái nhà xí ấy thành lầu hóng mát thì tốt.” người họ Phùng hỏi lại: “Nhà xí không tốt hả ?” tôi nói “Nhà xí ấy phá hoại mất Phong Thủy. Tôi có thể khẳng định, trong thôn này họ nhà mình khó mà có một học sinh đại học, đúng không ?” Đáp: “90 năm trước đến nay không có, một số năm có vài người, không nhiều, thường là học đóng tiền nhiều, chứ thực lực bản thân không có !”

Có một số bạn sẽ hỏi: Vì sao lại đoán thế? Đạo lý thực tế rất đơn giản. Bởi vì Từ Đường Phong Thủy trực tiếp ảnh hưởng đến hưng suy của một gia tộc. Đông Nam của từ đường là Văn Xương vị của toàn bộ người trong họ, bị đặt nhà xí vào, đầu tiên ảnh hưởng sẽ là học tập của con cháu.

Sưu tầm

Bếp Trong Phong Thủy Bát Trạch

Lò bếp tại bát trạch phái phong thủy rất được coi trọng , lò bếp là nơi nấu các thư đồ ăn , đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình rất là quan trọng , có thể nói tất cả họa phúc bệnh tật đều từ đó mà ra . Bát Trạch đối với sự bố trí lò bếp có khác với các phái Phong thủy khác có chút khác biệt , không chỉ luận chỗ đặt bếp mà còn luận Táo Hướng ( Chỉ hướng miệng bếp ) . Thời hiện nay các gia đình đại đa số sử dụng bếp khí , Táo Hướng ( Miệng bếp ) là nơi núm vặn. Táo Tòa ( Nơi đặt bếp ) chỉ luận vị trí bất luận phương hướng, Táo Khẩu ( Hướng Bếp ) tất chỉ luận hướng mà không luận vị trí. Lò Bếp bản thân không tốt không xấu. Thời xưa do bếp đun bằng các nguyên liệu thô sơ nên khói bụi rất nhiều nên thường được đặt vào các vị trí xấu của bản mệnh. Táo Khẩu là nơi không khí tiến vào, kết hợp với nguyên liệu đun để nấu thức ăn, cho nên miệng bếp nên quay về nơi tốt của bản mệnh. Bát Trạch phái bài trí bếp theo nguyên tắc “ Tọa Hung Hướng Cát !” . Nói một cách ngắn gọn: Đông Tứ Mệnh nên đặt bếp Tây Tứ Quái , Miệng bếp tất quay về Đông tứ Quái! Đó là chân lý an bếp của Bát Trạch Phái !
Có thế tham khảo vị trí đặt bếp dưới đây :
Bếp đặt :
Tuyệt Mệnh khỏe mạnh sống lâu , nhân tài lưỡng vượng .
Ngũ Quỷ hoạch phát tư tài , không tai họa trộm cướp .
Lục sát phát đinh phát tài , không bệnh không kiện cáo .
Họa hại vô tai vô bệnh , không thoái tài tổn nhân .
Sinh khí đinh tài không vượng , tài sản tổn hao .
Diên niên hôn nhân khó thành , vợ chồng bất hòa .
Thiên y bệnh suốt nằm giường , trong người rất nhiều bệnh .
Phục vị không tiền không thọ , cả đời nghèo khổ .
Đến hướng bếp , tất nên theo hướng tốt của mệnh , hướng sinh khí sinh tài phát đinh , hướng thiên y chủ không bệnh tật trừ tai , hướng diên niên tất chủ tiến tài khỏe mạnh . Hướng Phục vị chủ mọi sự thuận lợi !

Thế Anh.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh Đường Dương Trạch

Trong học thuật Phong Thủy , trước cửa nhà được gọi là Minh Đường , tức là khoảng không gian trống trước nhà . Khoảng trống đó nên rộng , nếu là đường lộ thì nên xem có xung với nhà không ; lại cần xem độ số của nhà với minh đường , nếu tốt thì sẽ ích lợi lâu dài . Ngoài ra còn phải xem minh đường gần xa thế nào , phân ra làm nội , trung , ngoại minh đường . Thông thường đường đi được coi là ngoại minh đường , xung quanh tường bao là trung minh đường , đại sảnh gọi là nội minh đường . Minh đường có thể biểu hiện cho tiền đồ , sự nghiệp , tài vận và hoài bão khí vận , cho nên muốn có một bố cục minh đường tốt nhất định phải là một minh đường chiêu tài khí vận tốt !

1. Minh Đường Thoáng Rộng Sẽ Dẫn Nhập Tài Khí

Lựa chọn điểm buốn bán , nhất định cần chú ý phía trước của địa điểm phải thoáng rộng , nhất định phải bỏ các điểm có sự che lấp , ngáng trở minh đường . Ví Dụ : Tường bao , cột điện , hoặc cây to ….tất cat đều trở ngại cho tài khí đia vào cửa hàng . Trước mặt cửa hàng tốt nhất có minh đường thật lớn , có thể tiếp nhập tám phương sinh khí , đó tức là có được tài nguyên bốn phương khế hợp . Như có các cửa hàng , siêu thị lớn họ giảm bớt không gian bên trong đề mở rộng khoảng trống trước mặt nhàm thu được nhân khí , và cuối cúng đã có được tài khí thịnh vượng , đó chính là triết lý “ Dĩ Thoái Vi Tiến” . Đúng là một hình mẫu của chiêu nạp tài khí .

2. Làm Thế Nào Để Tài Thần Gia Gia Biệt Đãi Mình :

Vật kiến trúc nếu đặt lùi về phía sau một chút , không để nó quá gần với đương xe đi , hoặc vỉa hè . Như thế trước cửa lớn sẽ hình thành một minh đường thoáng rộng , sẽ có được nhiều người tụ tập , họ chính là người mang theo Thần Tài đến , tuy nhiên như thế chúng ta cũng cần có cái phải hi sinh , thế gọi là “Buông ra để nắm lấy” . Nếu như cửa trước quá gần với vỉa hè hoặc đường đi , hoặc minh đường trước cửa lồi ra ngoài , các hàng hóa cùng xe cộ để đầy bân ngoài , sẽ hình thành cái Bố Cục Phong Thủy gọi là “Thần Tài Gia Gia qua cửa mà không vào” , hoặc “ Đem Thần Tài bỏ ra ngoài cửa .” . Còn ở những chỗ mở ra cho thuê quầy hàng tất nhiên khó có thể tạo một minh đường thoáng rộng phía trước , càng không thể bỏ bớt diện tích bên trong vì nó đã rất hẹp rồi . Lúc đó minh đường phải phụ thuộc vào minh đường toàn bộ khu vực , tài khí phân tán cho toàn bộ những người làm ăn buôn bán trong đó . Như vậy ai có tài khí và thờ phụng Thần Tài nhiều hơn tất sẽ buôn bán tốt hơn .

3. Cải Tạo Nội Minh Đường Để Chiêu Tài Khí .

Trong Phong Thủy Dương Trạch , đường là thủy mà thủy thì quản tài . Trước cửa lớn có đường đi ôm vòng rồi vào nhà , tức đưa giòng khí hòa hoãn đi vào nhà , tránh được các dòng khí trực xung đại sảnh tức nội minh đường , tránh các xung sát , như thế sẽ ổn định tài vận . Nếu như đại sảnh phối hợp bố trí thêm các vật như Đèn phát hương thơm , chậu cảnh , hoa tươi , tạo cảnh đẹp đẽ . Như thế có thể tăng thêm vận khí của nội minh đường , làm tăng các điều tốt về sự nghiệp , tài vận , hạnh phúc gia đình .

Thế Anh dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham khảo:

PHƯƠNG VỊ ĐÀO GIẾNG SAO CHO TỐT

Phương thức khoan,đào giếng...

Sau đây là một số kinh nghiệm dân gian về cách đào và khoan giêng

sưu tầm về đẻ tham khảo và kiểm chứng .

1/. Ở các phương Bát Quái :

Giếng ở các phương :

_ Càn : Bị đầu nhọt lỡ, chân tê liệt, thắt cổ tự vận, bị tai nạn gãy nát đùi.

_ Khảm : Bị trộm cướp , nhiều bệnh tật.

_ Cấn : Vượng tài nhưng không con.

_ Tốn : Tài lộc đại phát.

_ Ly : Mắt yếu.

_ Khôn : Giàu có , thịnh vượng.

_ Đoài : Đại dâm, ứng vào thiếu nữ ; không con.

2/. Ở các phương Địa Chi :

Giếng ở các phương :

_ Tý : Sẽ sinh ra người điên cuồng.

_ Sửu : Anh em không hòa thuận, nhà có người bị câm điếc , đui mù.

_ Dần : Bị hỏa tai, bệnh hoạn.

_ Mẹo : Bị tai bay vạ gió, bệnh tật.

_ Thìn : Mọi việc đều bất lợi , gia trưởng bị nạn trước, rồi đến người nhà , có người nhảy sông tự trầm.

_ Tị : Đạt công danh nho nhỏ.

_ Ngọ : Mọi việc đều bất lợi.

_ Mùi : Có công danh , giàu sang.

_ Thân : Bị trộm cướp , khó sinh đẻ.

_ Dậu : Trước xấu sau tốt.

_ Tuất : Con nhỏ chết, con lớn bệnh, mọi việc đều bất lợi.

_ Hợi : Con cháu thông minh , thịnh vượng.

3/. Ở các phương Thiên Can :

Giếng ở các phương :

_ Giáp : Sẽ được nhiều của , nhưng nhiều bệnh tật.

_ Ất : Trai , gái đều xinh đẹp.

_ Bính : Được làm quan cao.

_ Đinh : Vượng về lộc và con trai.

_ Canh : Sẽ giàu có.

_ Tân : Nam nữ trong nhà đều trong sạch, sống có đạo đức.

_ Nhâm : Phát tài , vượng nhân đinh nhưng thường có quái tật.

_ Quý : Giàu có, vàng bạc đầy nhà.

Các phương Giáp , Bính , Canh , Nhâm có Giếng, nếu gần suối sâu thì nam nữ trong nhà đều dâm loạn.

* * *

1. Không nên để nước ô uế tràn vào Giếng.

2. Làm nhà trên Giếng cũ thì bị thưa kiện.

3. Giếng sâu quá thì không tụ tài , cô quả , dâm dật.

rộng quá thì không vượng đinh, của cải lại mất dần.

dài mà sâu thì thoái tài, hại nhân khẩu.

sâu mà làm chỗ đất cao thì đàn bà trong nhà làm loạn.

4. Giếng làm sát bên phòng ngủ mà có thai thì sẽ trụy thai.

5. Trồng hoa bên Giếng thì sẽ cờ bạc, xa hoa.

6. Đắp tường quanh Giếng thì sẽ...yêu con ở.

NGOÀI NHỮNG ĐIỀU TRÊN CHÚNG TA CÒN THAM KHẢO NHỮNG ĐIỀU KHÁC TÙY THUỘC VÀO PHƯƠNG VỊ HUYỀN KHÔNG NỬA

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HAI CHỬ " TẨU MÃ" ĐOÁN ÂM DƯƠNG PHONG THỦY

Trên bàn ăn có một người bạn hỏi tôi: Phong Thủy tức là “Ngụy Khoa Học” hay là không ? Tôi cũng thẳng thắn đáp lại: Không phải ! Người ấy liền hỏi lại một cách cẩn thận hơn: Phong Thủy có hay không Khoa Học ? Tôi cũng bình tĩnh từ tốn đáp: Hiện nay để đoán định là Khoa Học hay chưa thì còn quá sớm, bởi vì Phong Thủy Học có mặt Thần Bí của nó, thường khó mà dùng phương pháp Khoa Học Hiện Đại để thực chứng. Tôi thường xếp Phong Thủy và Dịch Học vào một mảng kiến thức gọi là Huyền Học.Vì sao gọi là Huyền Học ? Bởi vì như Triết Gia Vĩ Đại Lão Tử của Trung Hoa Cổ Đại nói : Huyền Chi Hựu Huyền …Vì sao mà Huyền Học không thể cùng xếp vào hàng với Khoa Học ? Bởi nó còn cần có cả chữ Nhân và Chữ Trí. Tin chắc rằng chỉ dựa vào lời nói thì không thể giải đáp được hết các vấn đề, chỉ có thể lưu lại cho thế hệ sau thông minh sáng suốt hơn sẽ có lời giải! Tôi thì miệng lưỡi vụng về, câu cú bí bách, khó mà giảng giải thấu triệt được, chỉ mong các bạn có thể:

Chớ luận nó có khoa học hay là không ! Hiểu rồi dùng lấy hiệu quả là được vậy !

Lý học luôn tôn trọng tính "Chính Danh".

Khái niệm "khoa học" đã được định danh và gọi là "khoa học" - thì - dù hiểu nó như thế nào, nó vẫn là một khái niệm tồn tại trong cách hiểu của người nói ra điều đó. Do đó, không thể ỡm ờ như thế được. Khoa học là khoa học, hoặc không phải khoa học, hoặc là "một giả thuyết nhân danh khoa học sai". Vậy thôi. Chứ không thể vừa "không phải nguy khoa học" vừa là "huyền học" được.

Tôi luôn xác định rõ ràng: Tất cả hệ thống lý thuyết của nền Lý học Đông phương rất khoa học. Căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Những ai có thể phản biện điều này - nhân danh khoa học - thì cần công khai chỉ ra điểm không phù hợp với tiêu chí khoa học trong hệ thống phương pháp luận của phong thủy Lạc Việt và Lý học nhân danh nền văn hiến Việt .

Thiên Sứ không tranh luận với nicknem (Ngoại trừ những người đã sinh hoạt lâu trên diễn đàn).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỊA KHÍ LỢI VÀ HẠI NHƯ THẾ NÀO

Trái đất có những kênh dẫn khí thiên nhiên giống như kinh mạch trong cơ thể người và gọi đó là "địa mạch". Dòng khí trong các địa mạch tỏa bức xạ ra môi trường. Bức xạ này có thể tốt hoặc xấu cho sinh vật, kể cả con người sống trong môi trường đó.

Người phương Đông xưa tin rằng trái đất có những kênh dẫn khí thiên nhiên giống như kinh mạch trong cơ thể người và gọi đó là "địa mạch". Dòng khí trong các địa mạch tỏa bức xạ ra môi trường. Bức xạ này có thể tốt hoặc xấu cho sinh vật, kể cả con người sống trong môi trường đó.

Lý thuyết từng bị xem là huyền bí này đã được các nhà khoa học chứng minh là đúng qua những công trình nghiên cứu nghiêm túc.

Có nhiều cách để xác định nơi nào có địa khí nguy hại. Cách cổ xưa nhất là "tìm mạch" được sử dụng ở châu Âu từ mấy nghìn năm nay. Một cách khác là dùng những dụng cụ khoa học đo lường mức độ rối loạn trong từ trường trái đất tính bằng nano Teslas.

Giáo sư Deter Kugler, giảng dạy địa sinh học ở Heilbrunn, Đức, kể lại nhiều trường hợp giúp hóa giải tác dụng tiêu cực của địa khí. Có một bà nhờ ông xem nơi ở và không cho biết gì thêm. Giáo sư Deter khám phá ra giường của cháu trai bà nằm trên vùng tác động cao, đầu giường hướng thẳng về giao điểm của hai mạch nước trùng với một giao điểm địa khí Benker. Dựa vào kiến thức về các kiểu địa mạch, ông bảo nếu bà cứ để đứa cháu ngủ tại điểm này, nó có thể tự tử. Lúc đó, bà mới kêu lên cho biết cha của nó, cũng từng nằm ngủ nơi này, và đã treo cổ tự vẫn. Giường được chuyển qua vị trí tốt, đứa trẻ thấy thư thái hơn và không còn những hành vi bốc đồng.

Một lần khác giáo sư Deter được mời đến giúp một phụ nữ, người mà cứ 7 giờ tối là lên cơn đau đầu chữa mãi không khỏi. Nhiều thầy phong thủy đã dùng đến những dụng cụ đo môi trường khác nhau để mong khám phá những "phạm vi thông thường" như lực tác động của địa khí hoặc trường điện từ, nhưng không ai tìm ra nguyên nhân của cơn đau đầu để giải quyết. Sau khi xem xét cẩn thận mọi góc độ của ngôi nhà và được biết bà chủ có thói quen ngồi độc sách báo hoặc xem tivi vào 6h30 tối, giáo sư Deter mở cửa bước vào căn phòng nhỏ phía sau cái ghế bà ngồi hằng ngày và thấy một cái giá cắm nến bằng sứ mà bà mang từ Tây Ban Nha về. Ông lấy dụng cụ ra đo và phát hiện có phóng xạ trong chất sứ của giá đèn. Bà chủ đem giá đèn ra chỗ khác và từ đó hết đau đầu.

Năm 1960, chuyên gia nghiên cứu địa mạch Benker tìm ra hệ thống địa khí gồm những kênh rộng 80 đến 100 cm và cách nhau 10 đến 12 mét. Một kênh Benker gồm 3 phần: phần bên này có phóng xạ tiêu cực, phần bên kia có phóng xạ tích cực và phần giữa có thể có phóng xạ tiêu cực hoặc tích cực. Nếu một ngôi nhà xây trên "giao điểm khí" tích cực, người cư ngụ sẽ có cơ may khỏe mạnh. Trái lại, những giao điểm khí tiêu cực làm suy yếu người ở trên đó.

Nhà vật lý W.O. Schumann đưa ra lý thuyết từ trường trái đất rung động cùng tần số như sóng alpha của não người (7,83 Hz hoặc chu kỳ mỗi giây), và lý thuyết này được Văn phòng tiêu chuẩn quốc gia Mỹ công nhận là đúng vào năm 1962. Có lẽ trong quá trình tiến hóa, các sóng não của con người rung động theo tần số nền tự nhiên của trái đất. Do đó, nếu tần số từ trường thay đổi, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng.

"Sóng Schumann" rất có ý nghĩa ở mức tế bào trong việc điều hành các hệ thống sinh học của chúng ta. Những biến lệch trong từ trường sẽ gây rối loạn cho việc liên lạc giữa các tế bào và làm suy yếu các hệ thống trong cơ thể.

Nếu chịu tác động lâu dài của lực địa khí tiêu cực, con người có thể các chứng bệnh như: viêm sưng, tê cứng, loạn nhịp tim, hệ miễn nhiễm suy yếu, bức xúc tâm thần, sút giảm sinh lực, mệt mỏi, hiếu động, bực bội, dễ gây gổ, đau đầu, mất ngủ, ngủ chập chờn, ác mộng...

Nữ bác sĩ Ulrike Banis ở Stuttgart (Đức) nghiên cứu thấy lực địa khí tiêu cực làm trẻ con đái dầm và rơi khỏi giường khi ngủ. Bà còn cho rằng có thể lực này dính líu đến hội chứng đột tử ở trẻ.

Bác sĩ Bannis chuyên trị ung thư hơn 10 năm nay và nhận thấy 100% bệnh nhân của mình đều bị ảnh hưởng của lực địa khí tiêu cực. Vì vậy, điều đầu tiên bà khuyên bệnh nhân là dời chỗ ngủ qua địa điểm an toàn, sau đó mới chỉ dẫn cách chữa.

Trước đây đã có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh ung thư và lực địa khí tiêu cực. Vào thập niên 1920, làng Vilsburgh ở miền nam nước Đức có số người chết vì ung thư tăng cao bất thường. Năm 1929, Giáo sư Freiherr von Pohl lập bản đồ các mạch nước ngầm và các kênh Benker trong ngôi làng nhỏ này và những vùng có các địa mạch chạy ngang qua nhà ở. Sau khi xem hồ sơ của bệnh viện địa phương, ông nhận thấy có tất cả 54 người chết vì ung thư nằm ngủ trên những địa điểm được đánh dấu là vùng nguy hiểm. Ông còn "tìm mạch" cho làng Grafenau có số bệnh nhân ung thư ít hơn (16 người chết) và cũng thấy kết quả tương tự. Năm 1972, giáo sư Jacob Stangle xác nhận kết quả nghiên cứu của giáo sư Pohl là chính xác.

Vào thập niên 1970, bà Kathe Bachler tiến hành một chương trình nghiên cứu rộng ở Áo. Bà tìm mạch cho 3.000 căn hộ ở 14 vùng nông thôn và phỏng vấn khoảng 11.000 người. Một biểu mẫu 500 bệnh nhân ung thư cho thấy bệnh nhân nào cũng bị ảnh hưởng bởi lực địa khí tiêu cực.

Nhiều nhà y học khác cũng tham gia nghiên cứu mối liên hệ giữa địa khí và ung thư. Tất cả đều kết luận gần 95% trường hợp ung thư có lực địa khí tiêu cực tác động. Đương nhiên cũng có những người nằm trên kênh tiêu cực không bị bệnh ung thư và có những bệnh nhân ung thư không bị ảnh hưởng của lực tiêu cực.

Theo y học cổ truyền phương Đông, khí môi trường thiên nhiên là một loại khí hỗn hợp cả tiêu cực lẫn tích cực là có âm lẫn dương. Âm có tính nới giãn, khuyếch tán, làm lạnh; dương có tính thu gom, kết tụ, làm nóng. Tùy lúc tùy nơi, khí này có phần âm trội hơn thì gọi là "khí âm", nếu dương trội hơn thì gọi là "khí dương". Xét chung, hai loại khí âm dương không tốt không xấu đối với sức khỏe chúng ta, nhưng có thể trở thành xấu hoặc tốt do cách ăn ở của con người sống trong môi trường khí đó. Thí dụ ở nước ta, khí miền Nam là dương, nếu ăn nhiều muối (thực phẩm thịnh dương) tất sẽ sinh bệnh, trái lại khí miền Bắc âm hơn, nếu ăn nhiều trái cây (thực phẩm thịnh âm) thì sức khỏe sẽ có vấn đề.

Giáo sư Ohsawa, nhà y học dưỡng sinh đề xướng phương pháp thực dưỡng Macrobiotics, đã nghiên cứu thấy những người ăn thực phẩm được nuôi trồng trong thiên nhiên ở nơi mình sống với tỷ lệ âm dương quân bình và sinh hoạt điều độ đều có sức khỏe tốt, và ít bị ảnh hưởng của những biến động trong khí môi trường (chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường....). Trong khi những người có cơ thể rối loạn "mất quân bình âm dương" rất dễ phát bệnh khi lọt vào môi trường khí không thích hợp. Thí dụ ung thư là bệnh thịnh âm, phát triển âm thầm trong cơ thể một thời gian dài rồi mới lộ ra triệu chứng; nhưng những người mang mầm ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường khí âm - lực địa khí tiêu cực - thì bệnh sẽ bộc phát sớm và nặng.

Vì vậy, theo giáo sư Ohsawa, muốn chữa bệnh ung thư và những bệnh khác, ngoài việc thay đổi môi trường sống, bệnh nhân còn phải điều chỉnh cách ăn uống cho cơ thể được quân bình âm dương.(st)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương pháp xem đất tốt xấu

Người ta thẩm định đất tốt, có rất nhiều cách, từ đo hướng lập độ, bài bàn Phi Tinh, xem mầu đất, nếm vị nước, quan sát hình thế....Nhưng có một chiêu rất đơn giản, nhưng lại là bí quyết Bất Tuyên (Không được nói) của các Phong Thủy Sư. Đó là Kê Đản Trạch Địa Pháp, tức dùng trứng gà để thẩm định xem đất đó Sinh Khí tốt hay không...

Vào ngày Tam Phục Nhật, ở tại đất đó, đào một cái hố nhỏ, đường kính độ 40 cm, sâu độ 60 - 70 cm dưới đáy bằng phẳng, bỏ xuống đó 7 quả trứng gà tươi mới, che đậy lại để sau 10 ngày tới lấy trứng lên kiểm tra, nếu đã hư thối là đất không có sinh khí tốt...Ngược lại nếu tươi mới như trước tức đất có Sinh Khí.

Cụ Thể Về Tam Phục Nhật

Trong tryền thống lấy ngày Tam Phục Nhật là do Tiết Khí phối hợp với Can Chi của ngày mà quyết định, mà Tam Phục Nhật là sau ngày Hạ Chí lấy ngày Canh Thứ 3, Canh Thứ 4 và sau Lập Thu Ngày Canh Thứ Nhất. Theo các sách cổ thì đó là ba ngày nóng nhất của một năm, cũng tức gọi là Sơ Phục, Trung Phục, Mạt Phục, những ngày này có thể dùng để uống thuốc trị bệnh cũng rất tốt.

Sưu tầm
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites