dongnhac

Luận Tuổi Là Gì?

20 bài viết trong chủ đề này

luận tuổi là gì nhỉ????

tôi không hiểu nhiều nhưng cũng biết sơ sơ chút ít nên viết ra đây mong được các sư huynh đi trước chỉ bảo thêm.

luận tuổi là :

trước tiên đối tượng trực tiếp ở đây chính là tuổi tác. Người phân tích phải sử dụng đối tượng tuổi sau đó dùng những lý luận đã được nghiên cứu để giảng giải cho người ta biết xem tốt xấu thế nào. xem trong cuộc đời lúc nào cần tránh cái gì

nếu là vợ chồng thì phải dùng tuổi để luận giải cho họ biết về công danh kinh tế sức khỏe, con cái

nếu là con cái dựa vào đó để định hướng tương lai

nếu là bố mẹ thì dựa vào tuổi để biết xung hợp lý giải về kinh tế tình cảm sức khỏe của 2 người từ trước kia tới giờ ra sao.

luận tuổi bạn phải giải thích được cho những trường hợp trong quá khứ như gia đình ông bà bố mẹ để từ đó làm cơ sở đoán định cho tương lai. nếu quá khứ bạn không luận ra nổi thì làm sao có thể đoán được tương lai. nếu quá khứ của chính cha mẹ người hỏi mà người phân tích không nói đúng thì ắt hẳn cái tương lai kia cũng sẽ chẳng ra gì.

luận tuổi có lẽ cũng nên có những câu trả lời cho những vấn đề như:

Tại sao có người trước khi lấy vợ công việc rất thuận lợi nhưng từ khi lấy vợ vào tự nhiên công việc xuống dốc, kinh tế giảm sút.

Tại sao có người trước khi lấy vợ thì công việc bấp bênh nhưng từ khi lấy vợ vào lại lên như diều gặp gió.

Tại sao khi 2 vợ chồng đang vất vả làm ăn bỗng sinh được một người con mà thay đổi cả cuộc đời họ,

Hay tại sao khi sinh con ra mà gia đình lại đổ vỡ. có rất nhiều rất nhiều vấn đề nảy sinh từ tuổi tác.

Hay một số vấn đề khác như. các cặp vợ chồng tại sao lại chỉ sinh con 1 bề toàn là gái,

tại sao 2 vợ chồng đều khỏe mạnh không mắc bệnh nan y mà lại không thể mang thai nổi dù nhờ đến khoa học.

tại sao tại sao và tại sao... có rất nhiều các câu hỏi tại sao

tất cả đều được thể hiện trong tuổi tác. và đây chính là những điều mà rất nhiều người đang rất quan tâm.

còn việc lựa chọn ngày tháng sinh con, đẻ con út còn nhiều điều khó giải quyết. Ai cũng muốn con mình được khỏe mạnh học giỏi. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta đang nói về tương lại, 1 tương lai cách chúng ta 20 năm. vậy trước khi biết tương lai 20 năm sau trước tiên bạn phải biết người phân tích có nói đúng về cuộc đời bố mẹ bạn hay không dã. Trong mục luận tuổi có rất nhiều lời khuyên nào là sinh con vào năm này là con gái thì tốt là con trai thì xấu hay ngược lại, vậy tôi xin hỏi. làm thế nào để sinh được con trai, làm thế nào để sinh được con gái. Nếu vì lý do sinh sai mà xảy ra chuyện không hay lúc bấy lại đổ lỗi cho sinh con không đúng chăng. Và xin đừng trả lời rằng đó là nhờ phúc phần của mọi người. Vì câu trả lời đó chỉ được sử dụng khi không biết phải nói gì mà thôi.

một số thông tin quan trọng trong tuổi tác mà tất cả những ai đã, đang và sẽ luận tuổi đều cần phải quan tâm.

mối quan hệ trong qia đình bao gồm tuổi tác bố, mẹ anh chị em nếu có ngày tháng năm sinh là tốt nhất. cái này cho biết quá khứ và sự tương giao giữa các thành viên trong gia đình.

mối quan hệ vợ chồng bao gồm: ngày tháng năm sinh 2 vợ chồng, ngày cưới. cái này cho biết hiện tại đâng diễn ra và tiếp diễn ra sao

mối quan hệ cha mẹ con cái: tuổi tác con cái trong gia đình. nói nên sự ảnh hưởng của con cái lên cha mẹ, cái này thể hiện tương lai

một chút suy nghĩ nông cạn về luận tuổi .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phương pháp Luận Tuổi Lạc Việt, chọn năm sinh con tốt là để gia đình thêm hạnh phúc, bền lâu, công danh sự nghiệp của gia đình tấn tới, tài lộc tốt. Chính là câu mật ngữ "giàu con út, khó con út". Tất nhiên việc sinh được trai hay gái là ko thể quyết định được mặc dù chúng tôi có 3 phương pháp kết hợp để chọn giới tính nhưng sau khi nhà nước không cho phép chọn giới tính thai nhi, chúng tôi không công bố các phương pháp này nữa. Việc này đành để cho số mệnh, phúc phận và cái duyên của từng gia đình. Về mặt lý thuyết, sinh con năm tốt thì trai hay gái gì cũng tốt, vì vậy cứ năm tốt mà sinh là được.

Thông qua phương pháp Luận Tuổi Lạc Việt, chúng tôi muốn các gia đình Việt Nam có được sự lựa chọn đúng đắn khi chọn năm sinh con để gia đạo vững bền, hạnh phúc và thành đạt. Chất lượng của mỗi gia đình tăng lên thì xã hội cũng thế mà đi lên. Đó là mục đích hướng đến của LTLV.

Trong mục luận tuổi có rất nhiều lời khuyên nào là sinh con vào năm này là con gái thì tốt là con trai thì xấu hay ngược lại, vậy tôi xin hỏi. làm thế nào để sinh được con trai, làm thế nào để sinh được con gái. Nếu vì lý do sinh sai mà xảy ra chuyện không hay lúc bấy lại đổ lỗi cho sinh con không đúng chăng. Và xin đừng trả lời rằng đó là nhờ phúc phần của mọi người. Vì câu trả lời đó chỉ được sử dụng khi không biết phải nói gì mà thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

luận tuổi là gì nhỉ????

tôi không hiểu nhiều nhưng cũng biết sơ sơ chút ít nên viết ra đây mong được các sư huynh đi trước chỉ bảo thêm.

luận tuổi là :

trước tiên đối tượng trực tiếp ở đây chính là tuổi tác. Người phân tích phải sử dụng đối tượng tuổi sau đó dùng những lý luận đã được nghiên cứu để giảng giải cho người ta biết xem tốt xấu thế nào. xem trong cuộc đời lúc nào cần tránh cái gì

nếu là vợ chồng thì phải dùng tuổi để luận giải cho họ biết về công danh kinh tế sức khỏe, con cái

nếu là con cái dựa vào đó để định hướng tương lai

nếu là bố mẹ thì dựa vào tuổi để biết xung hợp lý giải về kinh tế tình cảm sức khỏe của 2 người từ trước kia tới giờ ra sao.

luận tuổi bạn phải giải thích được cho những trường hợp trong quá khứ như gia đình ông bà bố mẹ để từ đó làm cơ sở đoán định cho tương lai. nếu quá khứ bạn không luận ra nổi thì làm sao có thể đoán được tương lai. nếu quá khứ của chính cha mẹ người hỏi mà người phân tích không nói đúng thì ắt hẳn cái tương lai kia cũng sẽ chẳng ra gì.

luận tuổi có lẽ cũng nên có những câu trả lời cho những vấn đề như:

Tại sao có người trước khi lấy vợ công việc rất thuận lợi nhưng từ khi lấy vợ vào tự nhiên công việc xuống dốc, kinh tế giảm sút.

Tại sao có người trước khi lấy vợ thì công việc bấp bênh nhưng từ khi lấy vợ vào lại lên như diều gặp gió.

Tại sao khi 2 vợ chồng đang vất vả làm ăn bỗng sinh được một người con mà thay đổi cả cuộc đời họ,

Hay tại sao khi sinh con ra mà gia đình lại đổ vỡ. có rất nhiều rất nhiều vấn đề nảy sinh từ tuổi tác.

Hay một số vấn đề khác như. các cặp vợ chồng tại sao lại chỉ sinh con 1 bề toàn là gái,

tại sao 2 vợ chồng đều khỏe mạnh không mắc bệnh nan y mà lại không thể mang thai nổi dù nhờ đến khoa học.

tại sao tại sao và tại sao... có rất nhiều các câu hỏi tại sao

tất cả đều được thể hiện trong tuổi tác. và đây chính là những điều mà rất nhiều người đang rất quan tâm.

còn việc lựa chọn ngày tháng sinh con, đẻ con út còn nhiều điều khó giải quyết. Ai cũng muốn con mình được khỏe mạnh học giỏi. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta đang nói về tương lại, 1 tương lai cách chúng ta 20 năm. vậy trước khi biết tương lai 20 năm sau trước tiên bạn phải biết người phân tích có nói đúng về cuộc đời bố mẹ bạn hay không dã. Trong mục luận tuổi có rất nhiều lời khuyên nào là sinh con vào năm này là con gái thì tốt là con trai thì xấu hay ngược lại, vậy tôi xin hỏi. làm thế nào để sinh được con trai, làm thế nào để sinh được con gái. Nếu vì lý do sinh sai mà xảy ra chuyện không hay lúc bấy lại đổ lỗi cho sinh con không đúng chăng. Và xin đừng trả lời rằng đó là nhờ phúc phần của mọi người. Vì câu trả lời đó chỉ được sử dụng khi không biết phải nói gì mà thôi.

một số thông tin quan trọng trong tuổi tác mà tất cả những ai đã, đang và sẽ luận tuổi đều cần phải quan tâm.

mối quan hệ trong qia đình bao gồm tuổi tác bố, mẹ anh chị em nếu có ngày tháng năm sinh là tốt nhất. cái này cho biết quá khứ và sự tương giao giữa các thành viên trong gia đình.

mối quan hệ vợ chồng bao gồm: ngày tháng năm sinh 2 vợ chồng, ngày cưới. cái này cho biết hiện tại đâng diễn ra và tiếp diễn ra sao

mối quan hệ cha mẹ con cái: tuổi tác con cái trong gia đình. nói nên sự ảnh hưởng của con cái lên cha mẹ, cái này thể hiện tương lai

một chút suy nghĩ nông cạn về luận tuổi .

Chúng tôi là một tổ chức pháp nhân được công nhận nghiên cứu về Lý học Đông phương. Luận tuổi Lạc Việt là một trong những công trình nghiên cứu của chúng tôi. Nó góp phần phá bỏ màn u minh có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán từ trước đến nay trong những nhận thức sai lệch về những giá trị đích thực . Thí dụ:

So tuổi để xem tốt xấu trong hôn nhân,làm tan vỡ bao nhiêu đôi lứa. Với những luận chứng rõ ràng, chúng tôi chứng minh rằng:

Nam Nữ yêu nhau cứ lấy!

Đấy chính là giá trị nhân bản của luận tuổi Lạc Việt.

Còn những gì mà Đông Nhạc nói tới:

mối quan hệ vợ chồng bao gồm: ngày tháng năm sinh 2 vợ chồng, ngày cưới. cái này cho biết hiện tại đâng diễn ra và tiếp diễn ra sao

mối quan hệ cha mẹ con cái: tuổi tác con cái trong gia đình. nói nên sự ảnh hưởng của con cái lên cha mẹ, cái này thể hiện tương lai

Không phải ở đây chúng tôi không biết. Mà còn biết nhiều phương pháp khác sâu sắc với tỷ lệ tiên tri chính xác cao hơn. Nhưng tuân thủ luật pháp, chúng tôi không công bố.

Nhưng điêu mà Đông Nhạc nói ra không liên quan đến đề tài Luận tuổi Lạc việt của chúng tôi.

Trong mục luận tuổi có rất nhiều lời khuyên nào là sinh con vào năm này là con gái thì tốt là con trai thì xấu hay ngược lại, vậy tôi xin hỏi. làm thế nào để sinh được con trai, làm thế nào để sinh được con gái. Nếu vì lý do sinh sai mà xảy ra chuyện không hay lúc bấy lại đổ lỗi cho sinh con không đúng chăng.

Việc sinh con trái hay con gái liên quan đến mối tương tác AD mang tính lý thuyết của Luận tuổi Lạc Việt. Còn sinh con thế nào là một thực tại không liên quan đến những tiêu chí của luận tuổi Lạc Việt. Những người được tư vấn có thể đến ngay chính anh, hoặc các thày bà khác để tư vấn tiếp với phương pháp của anh. Hoặc họ thấy không chắc ăn thì tạm ngưng cho đến khi chọn được năm sinh con trai, hay gái gì cũng tốt.

Tóm lại, nó không liên quan đến phương pháp luận tuổi Lạc Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

luận tuổi là gì nhỉ????

tôi không hiểu nhiều nhưng cũng biết sơ sơ chút ít nên viết ra đây mong được các sư huynh đi trước chỉ bảo thêm.

luận tuổi là :

trước tiên đối tượng trực tiếp ở đây chính là tuổi tác. Người phân tích phải sử dụng đối tượng tuổi sau đó dùng những lý luận đã được nghiên cứu để giảng giải cho người ta biết xem tốt xấu thế nào. xem trong cuộc đời lúc nào cần tránh cái gì

một chút suy nghĩ nông cạn về luận tuổi .

Từ khi cụ Thiên Sứ đưa ra cái môn mang tên Luận tuổi Lạc Việt, có lắm người cũng ăn theo hai chữ "luận tuổi". dongnhac học được từ Luận tuổi Lạc Việt như thế nào thì bày tỏ quan điểm ý kiến mình ra để các thày, các huynh chỉ bảo cho để mà có thêm nhiều học hỏi. từ cái tuổi thôi, không dùng tử vi hay gì cả anh luận ra nhiều chuyện, nhiều việc thì thấy cũng tài tình hơn ông Trần Đoàn, tài thật.

Edited by ndmph

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Luận tuổi Lạc Việt, Trí Phương thấy Thiên can là dương, Địa chi và thân mạng là âm, trong đó địa chi lại là dương (dương trong âm), thân mạng là âm. Khi luận tuổi thì cha là dương, mẹ và con cái là âm. Bởi vậy cả cha và thiên can đều thuộc dương vì vậy về thiên can cha phải sinh cho mẹ và các con mới tốt (thuận lý), ngược lại thân mạng là âm nhất thì mẹ phải sinh cho cha mới tốt (thuận lý), con cái tuy là âm nhưng còn nhỏ thì dù là thiên can, địa chi, hay thân mạng thì lại cần phải được sinh (so với bố mẹ thì con cái là âm), đặc biệt trường hợp con út là âm nhất trong gia đình (bố mẹ là dương) vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới gia đình. Vì vậy có câu "giàu con út, khó con út" chăng?

Ngoài ra trong phong thủy thường lấy tuổi người cha (người lớn tuổi nhất trong gia đình), cho dù có sự giải thích người lớn tuổi nhất trong gia đình có vai trò như trụ cột, đầu tàu nhưng Trí Phương vẫn thấy chưa thực sự thuyết phục lắm. Vả lại lấy theo tuổi nhưng lại là lấy theo cung phi bát quái, mà trong thực tế khi luận tuổi người ta có dùng cả cung phi. Vì vậy Trí Phương đặt ra câu hỏi: Liệu có phải Thiên Can, Địa chi, Thân mạng, Cung phi là sự sắp xếp từ dương nhất tới âm nhất.

Thiên Can -> Địa chi -> Thân mạng -> Cung phi

(Dương nhất) (âm nhất)

Người cha là dương nhất trong gia đình thì thiên can (dương nhất) phải sinh cho vợ con, còn cung phi (âm nhất) thì người cha phải được dưỡng.? Vì vậy trong phong thủy mới luôn phải lấy tuổi người thuộc dương nhất trong nhà.

Như vậy trong luận tuổi lạc việt rút bỏ yếu tố cung phi và chỉ coi trọng 3 yếu tố Can, chi và mạng vì cung phi tác động mạnh nhất tới người cha thì đã có Phong thủy dưỡng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Luận tuổi Lạc Việt, Trí Phương thấy Thiên can là dương, Địa chi và thân mạng là âm, trong đó địa chi lại là dương (dương trong âm), thân mạng là âm. Khi luận tuổi thì cha là dương, mẹ và con cái là âm. Bởi vậy cả cha và thiên can đều thuộc dương vì vậy về thiên can cha phải sinh cho mẹ và các con mới tốt (thuận lý), ngược lại thân mạng là âm nhất thì mẹ phải sinh cho cha mới tốt (thuận lý), con cái tuy là âm nhưng còn nhỏ thì dù là thiên can, địa chi, hay thân mạng thì lại cần phải được sinh (so với bố mẹ thì con cái là âm), đặc biệt trường hợp con út là âm nhất trong gia đình (bố mẹ là dương) vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới gia đình. Vì vậy có câu "giàu con út, khó con út" chăng?

Ngoài ra trong phong thủy thường lấy tuổi người cha (người lớn tuổi nhất trong gia đình), cho dù có sự giải thích người lớn tuổi nhất trong gia đình có vai trò như trụ cột, đầu tàu nhưng Trí Phương vẫn thấy chưa thực sự thuyết phục lắm. Vả lại lấy theo tuổi nhưng lại là lấy theo cung phi bát quái, mà trong thực tế khi luận tuổi người ta có dùng cả cung phi. Vì vậy Trí Phương đặt ra câu hỏi: Liệu có phải Thiên Can, Địa chi, Thân mạng, Cung phi là sự sắp xếp từ dương nhất tới âm nhất.

Thiên Can -> Địa chi -> Thân mạng -> Cung phi

(Dương nhất) (âm nhất)

Người cha là dương nhất trong gia đình thì thiên can (dương nhất) phải sinh cho vợ con, còn cung phi (âm nhất) thì người cha phải được dưỡng.? Vì vậy trong phong thủy mới luôn phải lấy tuổi người thuộc dương nhất trong nhà.

Như vậy trong luận tuổi lạc việt rút bỏ yếu tố cung phi và chỉ coi trọng 3 yếu tố Can, chi và mạng vì cung phi tác động mạnh nhất tới người cha thì đã có Phong thủy dưỡng?

Tri phương muốn lấy cung Phi trong phong thủy ứng dụng vào "Luận tuổi Lạc Việt" à? Sao giống tiến sĩ toán học Việt Nam nào đó lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương chia cho 18 ông vua quá vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Không phải như vậy. Trí Phương đã đặt nghi vấn cho lời lập luận đó đấy chứ.

Còn phần chữ màu tím kia bị hiển thị sai, lẽ ra là như thế này

Thiên Can -> Địa chi -> Thân mạng -> Cung phi

(Dương nhất)-----------------------------------------------------------------------(âm nhất)

Đấy là những băn khoăn chứ không hề có cái ý muốn nào đâu ạPosted Image

Edited by Trí Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải như vậy. Trí Phương đã đặt nghi vấn cho lời lập luận đó đấy chứ.

Còn phần chữ màu tím kia bị hiển thị sai, lẽ ra là như thế này

Thiên Can -> Địa chi -> Thân mạng -> Cung phi

(Dương nhất)-----------------------------------------------------------------------(âm nhất)

Đấy là những băn khoăn chứ không hề có cái ý muốn nào đâu ạPosted Image

Vậy chữ trích dẫn và phần chính văn của người viết phải phân biệt rõ ràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ. Thưa bác!

Bài trả lời trên hoàn toàn là lời của TP thôi! Việc tô màu chữ và in đậm chỉ là cách mà TP muốn người đọc dễ nhìn vào nội dung hơn, hay nhấn mạnh vào những ý chính vậy thôi.

Đó hoàn toàn là suy nghĩ nhằm giải thích cho thắc mắc tại sao phải lấy tuổi người cao tuổi nhất trong nhà trong phong thủy (tuy phong thủy vẫn chú ý tới các thành viên trong gia đình)

Với cách giải thích đó thì TP lại càng thấy sự logic rất sâu sắc của ông cha ta!

TP rất mong được bác phân tích cho vấn đề này!

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ. Thưa bác!

Bài trả lời trên hoàn toàn là lời của TP thôi! Việc tô màu chữ và in đậm chỉ là cách mà TP muốn người đọc dễ nhìn vào nội dung hơn, hay nhấn mạnh vào những ý chính vậy thôi.

Đó hoàn toàn là suy nghĩ nhằm giải thích cho thắc mắc tại sao phải lấy tuổi người cao tuổi nhất trong nhà trong phong thủy (tuy phong thủy vẫn chú ý tới các thành viên trong gia đình)

Với cách giải thích đó thì TP lại càng thấy sự logic rất sâu sắc của ông cha ta!

TP rất mong được bác phân tích cho vấn đề này!

Kính!

Vậy đầu tiên Tri Phương cũng nên tìm hiểu xem Cung Phi xuất phát từ đâu, và tại sao chỉ áp dụng vào Phong Thủy mà thôi Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Luận tuổi Lạc Việt, Trí Phương thấy Thiên can là dương, Địa chi và thân mạng là âm, trong đó địa chi lại là dương (dương trong âm), thân mạng là âm. Khi luận tuổi thì cha là dương, mẹ và con cái là âm. Bởi vậy cả cha và thiên can đều thuộc dương vì vậy về thiên can cha phải sinh cho mẹ và các con mới tốt (thuận lý), ngược lại thân mạng là âm nhất thì mẹ phải sinh cho cha mới tốt (thuận lý), con cái tuy là âm nhưng còn nhỏ thì dù là thiên can, địa chi, hay thân mạng thì lại cần phải được sinh (so với bố mẹ thì con cái là âm), đặc biệt trường hợp con út là âm nhất trong gia đình (bố mẹ là dương) vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới gia đình. Vì vậy có câu "giàu con út, khó con út" chăng?

Luận tuổi Lạc Việt đã từ lâu khẳng định câu mật ngữ Việt " Giàu con út, khó con út" hay "Giàu con út ăn, khó con út chịu" là mã khóa của nguyên lý Luận tuổi Lạc Việt. Điều này hiển nhiên rõ ràng là vậy.

Trí phương khi viết bài nên có gắng tách biệt rạch ròi ra giữa những nguyên tắc của Luận tuổi Lạc Việt với những lý thuyết khác, cùng với những suy luận hay ý kiến cá nhân của chính mình, tránh trường hợp nhầm lẫn hay lập lờ.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Thiên Luân và Thiên Đồng trả lời, TP thấy vui quá!

Vậy đầu tiên Tri Phương cũng nên tìm hiểu xem Cung Phi xuất phát từ đâu, và tại sao chỉ áp dụng vào Phong Thủy mà thôi Posted Image

Hì, anh Thiên Luân có thể chỉ bảo TP được không? Hay TP nên tìm hiểu 2 vấn đề đó ở chủ đề, bài viết hay sách nào hả anh?

Luận tuổi Lạc Việt đã từ lâu khẳng định câu mật ngữ Việt " Giàu con út, khó con út" hay "Giàu con út ăn, khó con út chịu" là mã khóa của nguyên lý Luận tuổi Lạc Việt. Điều này hiển nhiên rõ ràng là vậy.

Trí phương khi viết bài nên có gắng tách biệt rạch ròi ra giữa những nguyên tắc của Luận tuổi Lạc Việt với những lý thuyết khác, cùng với những suy luận hay ý kiến cá nhân của chính mình, tránh trường hợp nhầm lẫn hay lập lờ.

Thiên Đồng

Hì, TP sẽ cố gắng học cách trình bày rõ ràng, rành mạch hơn.

Cảm ơn anh Thiên Luân và anh Thiên Đồng với lời khuyên rất hữu ích.Posted Image

Edited by Trí Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Luân và Thiên Đồng trả lời, TP thấy vui quá!

Hì, anh Thiên Luân có thể chỉ bảo TP được không? Hay TP nên tìm hiểu 2 vấn đề đó ở chủ đề, bài viết hay sách nào hả anh?

Hì, TP sẽ cố gắng học cách trình bày rõ ràng, rành mạch hơn.

Cảm ơn anh Thiên Luân và anh Thiên Đồng với lời khuyên rất hữu ích.Posted Image

Tôi thấy anh Tri Phương hỏi rất tiểu tiết. Cách học của anh chắc không thể tiến bộ được.

Anh cần tìm hiểu về bản chất của Lý học đã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy anh Tri Phương hỏi rất tiểu tiết. Cách học của anh chắc không thể tiến bộ được.

Anh cần tìm hiểu về bản chất của Lý học đã.

Tôi cần phải nói rõ thêm rằng: Lý học Đông phương từ hàng ngàn năm nay vốn đã bị thế nhân cho là "huyền bí", "mê tín dị đoan". Cho đến nay, sự tiến bộ của tri thức hiện đại mới rụt rè nói tới tính khoa học của nó. Đầu tiên chính là môn Đông y. Nhưng cách đây vài năm, chính những nhà khoa học Trung Quốc - nơi tự nhận là cái nôi của Lý học Đông phương - phủ nhận toàn bộ môn Đông y và tất tần tật Lý học của cái mà họ tự nhận thuộc về văn minh Hán. Lý do họ phủ nhận là "Không có sự phát triển môn học này từ hàng ngàn năm qua (Đã có bài viêt trên diễn đàn về vấn đề này, nhưng do nhiều năm, nên ko biết bài viết ở đâu).

Lý Học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định: Đây là một trí thức khoa học vượt trôi và chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại hiện đại đang bế tắc khi tìm kiếm. "Không có Hạt của Chúa" - Đây là sự xác định của tôi - nhân danh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Nếu như chúng ta hiểu được rằng:"Hạt của Chúa" - nếu có - thì toàn bộ nền văn minh nhân loại chuyển sang một giai đoạn mới. Nhưng sự xác định của TTNC LHDP - nhân danh nền văn hiến Việt - khẳng định rằng: "Không có Hạt của Chúa" - nếu điều này đúng và chắc chắn đúng nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt - thì - toàn thể những hệ thống lý thuyết riêng phần hiện nay của toàn bộ nền khoa học hiện đại phải được hệ thống lại. Và lúc đó nó sẽ chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất: Chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chân lý chỉ có một mà thôi. Không thể có hai Thương Đế cùng ngự trị trong vũ trụ này. Tất nhiên không thể có hai Lý thuyết thống nhất. Ít nhất về mặt ...lý thuyết.

Đỉnh cao của nền khoa học hiện đại chính là đi tim " Hạt của Chúa" - và họ đã thất bại. Nếu không phải là một lý thuyết vượt trội lên tất cả những lý thuyết tiên tiến nhất thì nó không có khả năng thẩm định một sự kiện lớn của nền văn minh nhân loại như vậy - nếu ly thuyết Higg đúng và được xác định "Có Hạt của Chúa" - thì làm thay đổi cả tương lai của văn minh nhân loại.

Nhưng rất tiếc! Không ai quan tâm đến sự xác định của chúng tôi. Thậm chí có người còn cho rằng: Mặc dù "Không có Hạt của Chúa", nhưng chưa chắc tôi đã đúng! Thật đúng là một cách nhìn rất cực đoan theo chiều hướng chụp mũ, không có một chút gì là khách quan - vốn là một tiêu chí khoa học. Tôi đã bao giờ trình bày luận điểm của mình về vấn đề tại sao "không thể có Hạt của Chúa" đâu, mà đã kết luận tôi có thể sai. Ở đây, tôi mới chỉ kết luận về mặt hiện tượng có thể kiểm chứng: "Không có Hạt của Chúa". Nếu xác định đúng thì là tuyệt đối đúng. Vì Hạt của Chua - nếu có - là một thực tại khách quan, Chứ nó không phải là một lý thuyết. Cho nến vấn đề chỉ là "có" hay "không" mà thôi. Tôi chỉ sai khi trình bày với cách giải thích theo luận điểm của tôi. Bởi vì lúc đó nó là một lý thuyết khoa học giải thích một hiện tượng khách quan - Chưa nói gì cả - đã biết có thể sai.

Thật là chán wá.

Tôi viết những điều "đao to, búa lớn này" để Tri Phương thấy rằng: Lý học nhân danh nền văn hiến Việt rất mênh mông. Nhưng gì mà Tri Phương hỏi rất tiểu tiết và sẽ chẳng đạt được sự mong muốn tiếp thu kiến thức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hướng dẫn: Bấm vào đây để hiển thị khung soạn thảo văn bản

Trucgiac xem lại máy của mình. Các máy khác đăng nhập viết bài bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ để con cài lại hệ điều hành luôn ạ!

=======

Trucgiac xem lại máy của mình. Các máy khác đăng nhập viết bài bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa bác!

TP cảm ơn bác! TP sẽ xem lại cách học của mình ngay.

Thực ra TP muốn hỏi rất nhiều điều, nhưng vì nghĩ rằng có thể đã có những bài viết trình bày về những vấn đề đó, vì vậy TP muốn tìm đọc các bài viết đó trước, khi không tìm thấy hoặc đọc vẫn không hiểu, lúc đó TP mới dám làm phiền mọi người. Hoặc khi có chủ đề đang trao đổi mà TP có thể tham gia viết bài thì TP sẽ hỏi luôn trong đó.

Về chủ đề "Có hay không hạt của chúa" của bác. Đó là 1 trong những chủ đề đầu tiên TP quan tâm từ khi vào tham gia diễn đàn ạ! Chủ đề này có sức hút kỳ lạ tới TP, cả chủ đề "có hay không sự sống ngoài trái đất" và các chủ đề lý học mà gắn liền tới Sử Việt cũng vậy. Hì!

Theo như các bài viết của bác về có hay không hạt của chúa thì TP thấy rằng:

Cho dù vật chất có chia nhỏ tới đâu đi chăng nữa thì cũng không thể tạo ra 1 hạt cơ bản duy nhất, mà luôn luôn có 5 dạng cho các hạt vật chất tới cả những thiên hà khổng lồ trong vũ trụ.

Như vậy đúng không bác?

Edited by Trí Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đông y sẽ đi về đâu?

24/10/2006 06:34 (GMT + 7)

TT - Đối với đa số người Trung Quốc cũng như người dân nhiều nước châu Á khác, đông y đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Vậy mà hiện nay ở Trung Quốc đang dấy lên làn sóng kêu gọi xóa bỏ đông y, đề nghị chính phủ ngừng ủng hộ nghiên cứu và phát triển đông y. Vì sao?

Người khơi mào cho cuộc chiến “chống đông y” là nhà nghiên cứu lịch sử khoa học Trương Công Diệu, làm việc ở Sở Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội của Trường ĐH Trung Nam, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Trên blog của mình (http://zhgybk.blog.hexun.com/), ông kêu gọi xóa bỏ đông y và sửa điều 21 hiến pháp về việc khuyến khích phát triển y học truyền thống. Ông còn vận động chữ ký ủng hộ của những chuyên gia, học giả về y học. Một số thông tin nói rằng đã có trên 10.000 người tham gia ký tên, nhưng trong blog của ông Trương Công Diệu chỉ có khoảng 150 chữ ký.

Thật ra, việc tranh luận về ưu khuyết điểm của đông y đã rộ lên ở Trung Quốc từ năm 2000. Tuy nhiên, sự việc chỉ trở nên “nóng” gần đây khi ông Trương Công Diệu đăng một loạt bài viết trên blog của mình để phản đối đông y như “Chia tay đông y”, “Luận một lần nữa về sự chia tay đông y”, “Phân tích nguyên nhân thất bại của việc khoa học hóa đông y...”. Ông còn kêu gọi những chuyên gia y tế ký tên để ủng hộ việc kêu gọi chính phủ xóa bỏ đông y khỏi chính sách nhà nước và sửa hiến pháp.

Ông Trương lập luận rằng y học cũng là khoa học, khoa học phải tiến bộ, thế nhưng từ vài nghìn năm trước đông y đã ngừng tiến bộ. Bởi thế hiện nay đông y vẫn mang hơi hướm ma thuật. Trong những bài đăng trên blog, ông Trương cho rằng đông y không phải là khoa học, vì người ta không thể xác định quan hệ nhân quả trong đông y, cũng không thể thể hiện bằng kinh nghiệm và sự thật.

Ông nói rằng từ trước đến nay, những nỗ lực nhằm khoa học hóa đông y đều đã thất bại, ví dụ nhân sâm được đông y xem là bài thuốc rất hiệu quả, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây, nhân sâm hoàn toàn không có hiệu quả y tế, chỉ là một loại thực phẩm an toàn bình thường thôi. Ông cho rằng ưu thế của đông y so với y học hiện đại thật ra chỉ là hiệu ứng thuốc trấn an tinh thần.

Ý kiến của ông Trương đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng. Người ủng hộ việc từ bỏ đông y thì đưa ra những lập luận, bằng chứng cho thấy đông y chứa đựng nhiều khuyết điểm. Ví dụ, nhiều người đề cập đến việc một loại thuốc đông y bị phát hiện chứa thủy ngân nhiều gấp 117.000 lần tiêu chuẩn cho phép, và lấy việc này để chứng minh thuốc đông y cũng có tác dụng phụ.

Một sinh viên đông y viết một bài bình luận dài trong blog của ông Trương: “Tôi từng thực tập với một vị thầy thuốc đông y già, là nhà đông y cấp tỉnh. Mỗi ngày tôi chép tay đơn thuốc. Chưa đến ba ngày, tôi phát hiện thật ra ông ấy chỉ dùng lặp đi lặp lại một đơn thuốc”.

Ngược lại, những người ủng hộ đông y thì nói đông y không cần phải có y cứ như tây y. Dù nhiều lý luận của đông y không phù hợp với khoa giải phẫu và sinh lý học của phương Tây, dù người ta chưa viết ra được công thức của thành phần hữu hiệu của thuốc đông y..., nhưng như thế vẫn chưa đủ thuyết phục người Trung Quốc từ bỏ đông y.

Để cuộc tranh cãi này không đi quá xa, vào giữa tháng 10-2006, Bộ Y tế Trung Quốc đã tổ chức họp báo, tuyên bố bộ kiên quyết phản đối ngôn luận và hành vi kêu gọi xóa bỏ đông y và vận động chữ ký. Người phát ngôn của bộ nói những người kêu gọi xóa bỏ đông y thật là vô tri về lịch sử, xóa bỏ vai trò quan trọng mà đông y đang đóng góp trong cuộc sống.

Đông y sẽ đi đến đâu, đóng vai trò gì trong xã hội? Đó không chỉ là vấn đề y học mà còn chứa đựng nhiều yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị. Cuộc tranh luận về việc giữ hay không giữ đông y hiện vẫn đang diễn ra gay gắt trên mạng, và cùng với sự phát triển của khoa học và sự nâng cao tri thức của người dân, có thể mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.

CHÚC XIN (Bắc Kinh)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay