Thiên Sứ

Bài Thuốc Tắm Và “Công Ty Người Dao”

10 bài viết trong chủ đề này

Thật là có duyên khi tôi được trực tiếp thực nghiệm với bài thuốc này! Tuyệt vời! Tôi muốn chia sẻ với các bạn những trải nghiệm của tôi với bài thuốc tắm của đồng bào Dao qua phóng sự ảnh của tôi.

Nhưng để bắt đầu, các bạn hãy xem qua bài viết này trước đã:

Bài thuốc tắm và “công ty người Dao”

Người phụ nữ dân tộc Dao ấy dành cả đời để tìm kiếm, lưu giữ và phát triển những bài thuốc của người Dao đỏ. Từ tâm huyết của bà, một công ty cổ phần đã ra đời. Đó là bà Chảo Sử Mẩy, 53 tuổi, người dân tộc Dao đỏ, ở bản Sả Séng, xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai). Gần 50 năm bà đã đi “mòn” dãy Hoàng Liên Sơn tìm cây thuốc quý. Hơn 100 vị thuốc bí truyền của người Dao đỏ ở Sa Pa đang có nguy cơ thất truyền được bà tìm ra…

Hái thuốc từ tuổi… lên ba

Sống trên núi cao, ở cái nơi quanh năm sương giăng, mây phủ và tuyết rơi của Sa Pa, việc tránh tiếp xúc với nước lạnh là điều không thể và từ bao đời nay người Dao đã tìm những cây và lá để “tăng nhiệt” cho nước chống lại cái lạnh cắt da, cắt thịt. Rồi ốm đau, bệnh tật, sinh con đẻ cái, bệnh viện thì cách xa cả ngày đường, nên họ chỉ có thể dùng các biệt dược của núi rừng để tự cứu mình…

Bà Mẩy cho biết ở đây sản phụ, trẻ sơ sinh đều tắm bằng lá thuốc, rồi cảm, rồi cúm, rồi đau nhức xương khớp… cũng chỉ tắm lá thuốc là khỏi. Thậm chí, sản phụ chỉ sau một tuần là có thể lên nương làm rẫy được. Đã là người Dao, ai cũng biết hái bài thuốc để tắm, còn “bài thuốc” để chữa bệnh thì không phải ai cũng biết, các bài thuốc này đều gia truyền, thông thường trong họ chỉ có vài người, không phân biệt gái, trai, miễn là người đó có cái tâm cứu người, thông minh, sáng dạ… là được truyền.

Posted Image

Một cây thuốc quý trong bài thuốc của người Dao đỏ.Ảnh: VT

Đến nay, gia đình bà Mẩy đã trải bốn đời làm nghề thuốc. Xưa cụ thân sinh bà cũng là một người hái thuốc mát tay có tiếng ở Sa Pa. Khi mới ba tuổi, Mẩy đã nhiều lần theo cha lên núi tìm cây thuốc. Ngay từ bé, Mẩy đã bộc lộ là một cô bé thông minh và có khiếu đi rừng. Thấy cha, mẹ thường chặt cây, nhổ cả gốc cây thuốc, Mẩy thắc mắc. Cha mẹ chặt cây, nhổ luôn gốc thì lần sau lấy đâu cây thuốc nữa mà hái?. “Cả một cánh rừng này thiếu gì, lấy hết chỗ này thì sang chỗ khác, mà mình không lấy thì họ cũng lấy”.

Nghe cha nói, Mẩy buồn lắm, Mẩy lo rồi đây cây thuốc sẽ mất nòi, mất giống và để “cứu” cây thuốc Mẩy đã nghĩ ra một cách đã khiến người lớn giật mình. “Mình khuyên cha mẹ và bà con chỉ hái lá và cành, chứ không chặt cây, đào gốc và ai tìm được đám thuốc nào thì đánh dấu vào gốc cây chỗ đó, để lần sau nhớ chỗ mà lấy. Người đến sau thấy “ký hiệu” không phải của mình thì không được hái. Lúc đầu cứ mạnh ai nấy chặt nhưng dần thấy có lợi nên bà con ai nấy đều hưởng ứng!” - bà Mẩy kể.

10 tuổi - chín lần vượt Phan Xi Păng

Cũng như bao đứa trẻ Dao đỏ ở Tả Phìn, Chảo Sử Mẩy lớn lên tự nhiên, khỏe khoắn như cỏ rừng vậy. Bà Mẩy nhớ lại, mới vừa tròn 10 tuổi, cứ buổi đi học, buổi lên rừng hái thuốc. Nếu được nghỉ dài, Mẩy lại “vắt cơm” theo cha mẹ vượt Hoàng Liên Sơn tìm cây thuốc. Mải cúi đầu luồn lách tìm cây thuốc, đến khi ngẩng đầu lên Mẩy chợt giật mình, thì đã đứng ngọn. “Lần đầu tiên mình leo lên Phan Xi Păng là vào mùa hè năm 1969, từ đó cứ một tháng ít nhất mình lại lên đỉnh Phan Xi Păng một lần. Và khi 10 tuổi, mình đã chín lần đứng trên “nóc nhà”, còn tính đủ thì… mệt lắm!”.

Posted Image

Bà Mẩy quấn lại chiếc khăn đặc trưng của dân tộc.Ảnh: VT

Cứ như bà Mẩy nói, thì cây thuốc mọc càng cao, càng cheo leo, thì công dụng chữa bệnh càng lớn. Muốn leo lên “nóc nhà Đông Dương” để hái thuốc phải có sức khỏe, thứ nữa là gan dạ, bởi không chỉ phải vượt qua những vách đá dựng đứng, mà bên kia là vực thẳm… ấy là chưa tính phải đối mặt với rắn, rết, thú dữ... Bản thân bà Mẩy đã nhiều lần xuýt bỏ mạng ở Phan Xi Păng do trượt chân, trượt tay. Chuyện gặp rắn độc, thú rừng là thường tình.

Gần 50 năm gắn bó với cây lá của rừng rú, bà Mẩy đã phát hiện ra 34 biệt dược, trong tổng số hơn 100 loài cây thuốc quý mà người Dao đỏ đã phát hiện. Đặc biệt, bà đã kết hợp “chế” ra nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu, như việc kết hợp giữa cây Hoàng Liên chân gà, thất diệp nhất chi hoa (bảy lá một hoa) với cây tống quả sủ, giảo cổ lam… để chữa các bệnh trước và sau khi sinh cho phụ nữ và trẻ sơ sinh…

Theo Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật học - ĐH Dược Hà Nội, người đã nhiều năm nghiên cứu cây thuốc và các bài thuốc người Dao đỏ ở Sa Pa, trong số hơn 10 người biết pha chế các bài thuốc bí truyền ở Tả Phìn, thì bà Mẩy là người nắm nhiều cây thuốc và bài thuốc độc đáo nhất. Bà Mẩy cho biết hầu hết các bài thuốc bà đều học từ mẹ và một số bài thuốc do bà “phát minh” ra!

Công ty cộng đồng của người Dao

Mặc dù chưa phải già nhưng bà Mẩy đã lo ngay ngáy chọn người kế thừa, bà đã truyền lại cho chính con trai trưởng Lý Láo Lở. Vốn là một chàng trai thông minh, nhanh nhẹn, chẳng bao lâu Lở đã thuộc làu cây và các bài thuốc khó pha chế nhất. Với mong muốn quảng bá bài thuốc bí truyền của dân tộc và giúp đồng bào làm giàu từ nghề thuốc, Lở lặn lội khắp nơi để học thêm kiến thức về thuốc Đông y và rất may anh đã được nhiều vị giáo sư, tiến sĩ nhận đỡ đầu.

Posted Image

Một người dân đi hái thuốc về.Ảnh: VT

Tháng 11-2010, với sự giúp đỡ của gia đình, chính quyền địa phương và Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Lở và mẹ đã thành lập công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa - Napro, hay còn gọi là “Công ty cộng đồng”. Công ty hoạt động theo mô hình cổ đông, các hộ đóng góp “cổ phần” bằng cây thuốc và hưởng theo phần trăm. Những ngày mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn, vừa phải vận động bà con đóng cổ phần vừa phải lo đầu ra cho sản phẩm. Gần đây, trước nguy cơ cây thuốc ngày càng cạn kiệt, bà Mẩy đã vận động bà con trồng cây thuốc quý ở nhà, bởi bài thuốc nếu thiếu đi một, hai vị coi như là hỏng. Từ ý tưởng của bà Mẩy, đến nay ở Tả Phìn đã có được gần 10 ha cây thuốc quý.

Năm 2009, nhờ học hỏi và được mẹ cố vấn, Lở đã chiết xuất, cô cao thành công hơn 30 bài thuốc. Ngoài phục vụ tắm tại chỗ, du khách có thể mua mang về do sản phẩm đã được cô cao đóng gói. Lở cho biết hiện công ty đang cung cấp cho hầu hết các khách sạn ở Sa Pa.

Khi chia tay, bà Mẩy bảo: “Ngày mai tôi xuống Hà Nội để khai trương một hiệu thuốc tắm ở Mỹ Đình. Cây thuốc ở Sa Pa quý thì ai cũng biết nhưng thuốc lá tắm người Dao đỏ thì còn ít người biết lắm! Mình đưa cây thuốc lá của dân tộc mình về Hà Nội là để giúp nhiều người chưa có điều kiện lên Sa Pa đều được tắm thuốc lá của người Dao mình!”.

VIỆT TÙNG

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Tôi lại có duyên lên Lào Cai làm phong thủy cho vài thân chủ ở đây. Những năm trước tôi đã lên đây làm thành công những việc liên quan, cho nên được giới thiệu làm phong thủy tiếp cho một chủ khách sạn - nhà hàng ở Sapa.

Posted Image

Posted Image

Trên đường đến Sapa là những hình ảnh quen thuộc của những khu ruộng bậc thang của đồng bào các dân tộc.

Posted Image

Cá nhân tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc với những cánh hoa hoang dã.

Posted Image

Bà Mẩy này quen quá!

Vâng! Đây chính là bà Mẩy trong bài báo nói trên. Vua thuốc tắm của đồng bào dân tộc Dao nơi đây!

Posted Image

Thật là may mắn cho chúng tôi, ngày lên Sapa cũng là ngày làm lễ đặt tên cho cháu gái ngoại của bà. Con gái bà là nhân viên của thân chủ tôi. Thế là chúng tôi nghiễm nhiên trở thành "khách mời danh dự".

Posted Image

Chúng tôi được bà trực tiếp giới thiệu về các loại thuốc ngâm, tắm và công hiệu của từng loại thuốc.

Posted Image

Trước đây, đồng bào các dân tộc chỉ bán thuốc trong những gói đơn giản như thế này!

Posted Image

Nhưng sau này, được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, họ đã làm bao bì , nhãn mác cẩn thận......

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Mỗi một loại thuốc ngâm đều có công năng đặc biệt:

Cho phụ nữ phục hồi sinh lực sau khi sanh; chống hàn khí; triệt tiêu bệnh mồ hôi chân tay, chống đau nhức xương ở người có tuổi.... Tôi nghe thấy mê và có ý nghĩ rất muốn được chứng nghiệm......

Posted Image

Bà rất chân tình mời chúng tôi thử dùng thuốc ngâm phục hồi sinh lực và sức khỏe. Ngay tại đây Cty của bà có cả một khu ngâm, tắm thuốc dân tộc theo yêu cầu của khách tham quan.

Tôi giới thiệu với bà tôi tương tự như thaỳ Mo trong bản của người dân tộc. Nhưng tôi là thày Mo dưới xuôi. Tôi diễn đạt vậy cho dễ thông cảmPosted Image.

Posted Image

Chúng tôi được mời ngâm tắm cho phục hồi sức khỏe trước khi vào tiệc đãi lễ đặt tên trẻ chính thức.

Tất cả đều cảm nhận một trạng thái thay đổi cơ thể rất lạ và gần như sức khỏe ổn định sau đó. Một cảm giác ấm nóng chạy khắp cơ thể và trong tận cùng gân xương.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bạn có thể đã từng vào những nhà hàng sang trọng và thưởng thức những món đặc sản. Nhưng nếu bạn có dịp lên tân nơi đây mới thấy hết được cảm giác của thịt rừng,lợn mán, gà đồi tươi nguyên, đúng nghĩa và đặc biệt là những loại rau chỉ có thể có ở miền sơn cước. Tôi nghĩ nếu chính bạn là đại gia có thể mua thực phẩm nơi đây qua bưu điện thì tốt nhất nên lên sống hẳn nơi này.

Posted Image

Họ sống rất chân tình và mến khách. Tất cả thành viên trong nhà đều lần lượt chạm cốc....

Posted Image

Ăn uống xong, chúng tôi được đưa đi nghỉ ngơi trước khi lên Sapa......

Còn tiếp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImagePosted Image

Quầy giới thiệu thuốc của Cty thuốc của đồng bào Dao và cô bé bán thuốc rất hiền.

Posted Image

Giá cả cũng không lấy gì làm đắt đỏ.

Posted Image

Sân phơi thuốc rộng và khá sạch sẽ.....

Posted Image

Chúng tôi ngỏ ý muốn mua thuốc của bà...

- Oh! Thày lấy thuốc lít đi cho nó rẻ. Chứ thuốc trong tủ nó đắt ở cái vỏ đấy. Còn cái chất lượng như nhau à!

Bà thật thà quá. Vâng! Tôi rất quý sự thành thật của bà. Chúng tôi được thân chủ mua cho.....một xe đẩy thuốc các loại. Không thể nhiều hơn vì chỗ chứa sau xe không thể chất nhiều hơn. Nhưng tôi vẫn đề nghị bà cho mỗi loại thuốc một hộp. Tôi hy vọng bài viết này sẽ giới thiệu thuốc của đồng bào dân tộc Dao mang lại sức khỏe cho con người, khi chính tôi đã chứng nghiệm. Thuốc hộp tuy mắc hơn, nhưng vấn đề còn là bảo quản và vận chuyển.

- Sau này, thày cần thuốc cứ gọi điện cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ chuyển vào tận nơi cho thầy!

Bà nói với tôi thế.

Bữa tiệc nhậu rượu đủ các loại sau khi ngâm người trong thuốc phục hồi sinh lực của đồng bào dân tộc Dao, cho tôi thấy công hiệu của loại thuốc này. Tôi nghĩ: Sau cả đêm, từ Hà Nội vượt hàng trăm cây số lên Tây Bắc với một sức khỏe của một người đã 65 tuổi,lại thêm công việc vất vả đi đây đó. Nếu không có bài thuốc ngâm này, chắc tôi không thể uống nhiều như vậy mà còn tỉnh táo.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau bữa tiệc nhậu hoàng tráng với những đặc sản độc đáo của núi rừng, trong lễ đặt tên của "Tả Mẩy" - con gái trưởng - chúng tôi lên đường đến thị xã Sapa. .....

Posted Image

- Ở đây, đồng bào chúng tôi gọi con gái là "mẩy"......

Posted Image

Tại sao lại gọi là "mẩy" nhỉ? Tôi nghĩ tới cách gọi của tổ tiên từ gần 5000 năm trước: Con trai gọi là "Lang", con gái gọi là "Mỵ".....Mỵ và Mẩy có liên hệ gì với nhau? Quan Lang, Lang đạo..Rồi thày thuốc Việt gọi là thày Lang và gọi theo Tàu là Đại phu- đều có nghĩa là "người đàn ông lớn" - phải chăng đều bắt đầu từ Việt tộc một thời huy hoàng ở miền nam sống Dương Tử.....

Posted Image

Miên man những cánh hoa rừng trên đường lên Sapa.....

Posted Image

Ngổn ngang núi đồi.....

Posted Image

Triền miên nương rẫy.....

Posted Image

Tôi đi tìm những gì còn đọng trong tôi.....

Posted Image

Một bao la xanh của núi rừng....?

Posted Image

Một mênh mang của không gian sơn cước.....?

Posted Image

Hay trong bình yên nơi đây?

Posted Image

Posted Image

Tất cả đều không phải.....

Posted Image

Đây là lần thứ ba tôi lên Sapa. Lần đầu tiên tôi lên để tìm về cội nguồn Việt tộc - truyền thuyết ghi nhân: "Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, Triều đình lui về Tây Bắc...."?

Posted Image

Cuối cùng, chúng tôi cũng đến thị trấn Sapa.....

Còn tiếp

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SP sướng nhỉ :) nhớ mang quà cho con nhé !

Share this post


Link to post
Share on other sites
Con sẽ gọi điện theo số điện thoại trên và bảo là người nhà của thày Mo dưới xuôi - có quen có khác, hihi, và không quên lấy thuốc lít cho nó rẻ Posted Image. Con cảm ơn Sư phụ ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Chúng tôi ở một khách sạn nổi tiếng ở Sapa. Phía sau phòng trọ của của chúng tôi chính là dãy Phản tinh phàn - Phangxifan - nổi tiếng. Khách sạn này cũng là nơi chúng tôi sẽ làm phong thủy để kích hoạt sự hoạt động sôi nổi của nó.

Posted Image

Đây chính là trung tâm không gian cho những câu chuyện đầy huyền vĩ về miền sơn cước và làm nên những tên tuổi trong nền văn hóa Việt vào đầu thế kỷ trước.

Posted Image

Nhưng ánh sáng của nền văn minh hiện đại đã làm tan nát màn sương huyền vĩ nơi đây.....Hình như nó chẳng còn gì bí ẩn!?

Có phải như thế không?

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú ơi họ bán gói giảo cổ lam đó bao nhiêu vậy ? gói đó bao nhiêu gam ? cảm ơn chú !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú ơi họ bán gói giảo cổ lam đó bao nhiêu vậy ? gói đó bao nhiêu gam ? cảm ơn chú !

Chú cũng không rõ. Nguyendoan có thể trực tiếp gọi DT. Họ có dịch vụ bán qua bưu điện thì phải?! Bưu Điện giao hàng và thu tiền trực tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay