Posted 25 Tháng 6, 2013 Tài liệu tham khảo: BÍ QUYẾT BÀY BỐ HUYỀN KHÔNG CỦA HỌ TỪ Bày bố Cục thế cho Huyền Không Phi Tinh là bí mật trong bí mật của họ Từ, nay đem tiết lộ nơi đây mong là cái duyên lưu giữ Dịch Học. Phương vị Nhất Bạch dùng một loại thực vật sắc xanh lục là tốt nhất. Phương vị Nhị Hắc dùng các tấm đồng là tốt nhất. Phương vị Tam Bích dùng gạch ngói lấy từ lò bếp ra là tốt nhất. ( Đồ gốm). Phương vị Tứ Lục dùng thực vật sắc xanh lục là tốt nhất. Phương vị Ngũ Hoàng dùng sáu đồng tiền cổ là tốt nhất. Phương vị Lục Bạch dùng đồng hồ hình vuông là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Thất Xích dùng đồng hồ hình tròn là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Bát Bạch dùng đồng hồ hình tam giác là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Cửu Tử dùng loại thực vật có lá sắc đỏ là tốt nhất. Chú ý : Trên đây là lúc các trạch có chín sao bay vào các phương để bày cục thế, như thế sẽ tăng cao được Trạch Khí có uy mãnh trợ giúp, có thể biến hung trạch thành cát, nếu là cát trạch thì càng thêm hiệu quả ! Lợi Dụng Màu Sắc Ngũ Hành Để Hóa Sát Và Thôi Vận: Màu sắc cũng có phân biệt thành thuộc tính âm dương ngũ hành, có thể dùng vào hóa giải hình trạng, ở phương vị có sát khí hữu hình hoặc vô hình, đều có thể dùng điều phối bổ sung Tứ Trụ Dụng Thần, thường rất hiệu quả. Kim Sát hoặc Kỵ Thần Tứ trụ thuộc Kim: - Dùng màu đỏ, màu tía khắc kim; hoặc dùng màu đen, màu xanh dương tiết thoát nó. Mộc Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Mộc : - Dùng màu trắng, xám để khắc nó; có thể dùng màu đỏ màu tía để tiết thoát. Thủy Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Thủy : - Dùng màu vàng, cam để khắc nó; có thể dùng màu xanh màu lục để tiết thoát. Hỏa Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Hỏa : - Dùng màu đen, xanh dương để khắc nó; có thể dùng màu vàng màu cam để tiết thoát. Thổ Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Thổ : - Dùng màu xanh, lục để khắc nó; có thể dùng màu trắng, màu xám để tiết thoát. Họ Từ Nói Rằng : Đối với cuộc sống hiện đại, các thành phố công nghiệp, thương nghiệp cư dân tập trung khá đông làm cho bị ô nhiễm ánh sáng, âm thanh, từ trường rất lớn, bệnh viễn thành ra cũng ô nhiễm, khó mà dùng các hóa sát truyền thống, để mà chế hóa. Đối với ô nhiễm ánh sáng, tất nên dùng các vật ngăn cách, làm cho giảm bớt cường độ để giải quyết, như đặt màn che, tấm kính mờ, treo rèm cửa sổ đậm màu ngăn bớt. Đối với ô nhiễm âm thanh, có thể dùng loại rèm hai lớp hoặc các vật liệu cách âm. Đối với các ô nhiễm điện từ trường lớn hoặc ô nhiễm sóng vi ba, có thể dùng các loại tường ngăn hay tấm ngăn cửa sổ bằng tấm lưới kim loại để ngăn cản. Đối với ô nhiễm tia X thì dùng các tấm có tráng chì để ngăn cách. Dùng Hồ Lô, thủy tinh cầu, kính gương phản xạ, la bàn để hóa sát. Song song với các vật phẩm hóa sát thì nên dùng thêm các vật phẩm thúc đẩy trợ giúp. Có một nguyên tắc là đối với các vật hóa sát thì nên đặt trực tiếp tại nơi có sát khí, còn với các vật phẩm thúc đẩy hỗ trợ thì nên đặt theo...(thiếu chữ).Sưu tầm 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 Tư liệu tham khảo: HUYỀN KHÔNG TRUNG CHÂU PHÁI Sơ Lược Huyền Không Phong Thủy Và Huyền Không Phong Thủy Phái Trung Châu Trong thuật Phong Thủy thì Huyền Không Phong thủy là môn được bí truyền lâu nhất , truyền nhân ( Chính thống ) rất ít , công khai lại càng ít hơn . Trong Huyền Không Học bí mật nhất là phái Trung Châu , Trung Châu phái hiện ở Lạc Dương , trong toàn bộ quá trình tồn tại phái này luôn giữ môn quy một Thầy truyền một trò . Họ thường có câu : “Cha con tuy là ruột thịt cũng không thể nói !” . Có thể nói Huyền Không Phong Thủy bắt đầu từ Quách Phác đời Đông Tấn , ông đã viết bộ sách cực kỳ quan trọng đặt nền móng cho khoa Phong Thủy đó là “Táng Kinh” và “Thanh Nang Kinh” , trong đó ông đã nêu một mệnh đề vô cùng quan trọng “Táng Là Thừa Sinh Khí” để muôn đời sau những người học tập Phong Thủy đều lấy đó làm chân ngôn yếu quyết . Đến đời Đường có Khâu Diên Hàn và Dương Quân Tùng . Dương Quân Tùng tên thật là Ích , tự là Thúc Mậu . Ông làm chưởng quản Thiên Văn Đài ( Cơ quan phụ trách các học thuật huyền bí của Triều Đình ) , sau khi triều đình bị nạn Hoàng Sào ông từ quan bỏ đi ngao du sơn thủy ( Theo truyền thuyết thì nhân lúc hỗn loạn ông đã lấy được cuốn sách trong hộp ngọc của Hoàng Gia ) , đến Cám Nam thì dừng chân . Dương Quân Tùng sống rất lâu tại Cám Nam , tại Cám Nam có rất nhiều người theo ông học nghệ , cho nên thuật Phong Thủy của Dương công lưu truyền rộng rãi tại Cám Nam , rồi lan rộng ảnh hưởng tới Quảng Đông , Phúc Kiến , Quảng Tây các tỉnh xung quanh , sau lan ra toàn Trung Quốc . Phong thủy của Dương Công kế thừa Quách Phác đời Tấn “Thừa Sinh Khí” là tinh túy của Kham Dư học , nhấn mạnh Long , Thủy , Hướng là ba cái gắn bó kết hợp , tại mặt lý khí chú trọng Long Khí với Đường Khí phối hợp , lấy 72 Khí thừa Long Khí làm hạt nhân , thừa Long khí là cát , thừa Long Khí đang thịnh vượng là Đại Cát , không được Long Khí là hung , hoại Long Khí là Đại Hung . Dương Công truyền cho Tằng Công An . Đầu đời Tống Đạo Sĩ Trần Đoàn ( Cũng là Tổ Sư của bộ môn Tử Vi ) truyền cho Ngô Khắc Thành , tiếp đến là Ngô Cảnh Loan . Cuối Nguyên đầu Minh không rõ ai là truyền nhân . Nhưng lưu truyền trong dân gian thì Lưu Cơ tức Lưu Bá Ôn tiên sinh là Quân Sư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chính là một người năm rất vững Khoa Địa Lý Phong Thủy cùng các học thuật Huyền Bí khác, sau khi giúp cho Chu Nguyên Chương làm nên nghiệp lớn ông đã từ quan đi ở ẩn tu tập . Cuối Minh đầu Thanh có Tưởng Đại Hồng ( Tưởng Bình Giai ) được Vô Cực Tử Chân Nhân , Ngô Thiên Trụ cùng Vũ Di Đạo Nhân truyền dạy . Tưởng Đại Hồng , viết sách lập thuyết , quảng bá Huyền Không . Lúc đó ông cùng các vị trong phái “Tam Hợp” tạo thành cuộc bút chiến . Cuộc bút chiến ấy kéo dài gần 100 năm , đến đời Gia Khánh , Đạo Quang ( Nhà Thanh ) . Tưởng Đại Hồng truyền cho Khương Nghiêu , tiếp đến có Phạm Nghi Tân , Chu Tiểu Hạc , Doãn Nhất Chước , Trương Tâm Ngôn , Thái Dân Sơn , tiếp tục truyền đến Chương Trọng Sơn . Vào cuối đời Thanh đầu Dân Quốc có Thẩm Thiệu Huân , Khổng Chiêu Tô , Đàm Dưỡng Ngô , Ngô Sư Thanh , Thẩm Tổ Miên , Vưu Tuyết Hành , Hiện nay có Vương Đình Chi , Chung Nghĩa Minh . Huyền Không Học từ Đông Tấn đến Thanh Triều trải hơn một nghìn năm , đến Thẩm Thiệu Huân thì được đưa ra công khai . Thật ra chính truyền của Huyền Không Phong Thủy đến Chương Trọng Sơn ( Được coi là người giữ Y Bát của Tưởng Đại Hồng ) thì không thấy ghi chép về truyền nhân nữa . Tuy nhiên đại diện cho phái Trung Châu hiện nay được đông đảo mọi người công nhận chính là Vương Đình Chi Tiên Sinh .Trung Châu phái từ cổ mỗi đời chỉ truyền cho một người , đến gần đây Tiên Sinh Vương Đình Chi đả phá lệ này , công khai thu nhận 40 người học trò , người học không chính thức thì có đến hàng nghìn , nhưng đại đa số học trò của Trung Châu Phái không lấy số thuật làm nghiệp sống . Riêng trường hợp của Thẩm Thiệu Huân Tiên Sinh ( Tức Thẩm Trúc Nhưng ) , lại rất đặc biệt . Phải nói ông là người có trí tuệ hơn người , tương truyền ông đã đọc hơn 1700 các sách về bàn về Chu Dịch , ông tự mình chỉ đọc cuốn “Trạch Đoán” củ Chương Trọng Sơn rồi khám phá ra các lý thuyết cơ bản của Huyền Không Phông Thủy . Cũng từ Thẩm Công mà khoa Huyền Không phong thủy được truyền bá rộng rãi ra ngoài dân chúng . Tuy nhiên đáng tiếc cho ông không có được chân truyền chính thống nên các kỹ thuật chính tông ông đã không nắm được hoặc hiểu sai . Trung Châu phái được coi là chân truyền chính thống lấy Tưởng Đại Hồng Tiên Sinh làm Tổ Sư . Về đặc điểm phái này có ba đặc điểm chính là : Lấy Bài Long Quyết và An Tinh Pháp là chủ Pháp . Lấy lý luận Tiên Hậu Thiên Bát Quái , Hà Đồ , Lạc Thư Dịch Học để vận dụng . Lấy khí trường , hoàn cảnh tự nhiên khách quan làm căn cứ . Sở truyền của Trung Châu có ba cổ quyết . Gồm : An Tinh Quyết ; Bài Long Quyết ; Thu Sơn Xuất Sát Quyết . Tinh Hoa của Huyền Không Phong Thủy , tức là nằm ở ba bí quyết này . Ngoài ra phái này còn kết hợp Tử Vi và Huyền Không để luận đoán rất đặc sắc, phái Vô Thường ( Tức là phái nhỏ của Trung Châu lấy Chương Trọng Sơn làm Tổ Sư ) còn phát huy nên thành một kỹ thuật đặc biệt của môn phái . Riêng Huyền Không Phong Thủy của họ Thẩm chỉ đắc được An Tinh Quyết ( bao gồm cả Ai Tinh ) . Riêng Bài Long Quyết thì không có , Thu Sơn Xuất Sát Quyết thì nhầm . Ở nước ta do chỉ có các bản dịch của Thẩm Thị Huyền Không Học là chính nên hầu như mọi người lấy đó làm tài liệu chính để nghiên cứu học tập . Cuốn “Thẩm Thị Huyền Huyền Không Học” của dịch giả Nguyễn Anh Vũ được rất nhiều người yêu thích Phong Thủy Huyền Không nghiên cứu . Ngoài ra còn các cuốn “Cổ Dịch Huyền Không Học Tân Án” của tác giả Trung Quốc lục địa Hồ Kinh Quốc được hai dịch giả Nguyễn Văn Mậu và Nguyễn An dịch ra dưới nhan đề “Tìm Hiểu Cổ Dịch Huyền Không Học” thực chất là diễn giải lại bộ “Thẩm Thị Huyền Không Học” sau này trong các tác phẩm khác ông cũng công nhận như vậy . Cuốn “Trạch Vận Tân Án” tập hợp khá đầy đủ các kinh điển của Phong Thủy Huyền Không nhưng thật ra nếu không có căn bản về Huyền Không Học thì rất khó đọc sách này . Thật ra trong giới Phong Thủy Huyền Không ở Hương Cảng và Đài Loan đều không đánh giá cao Huyền Không Phong Thủy của Thẩm Thị , họ cho rằng ông chỉ ngồi nhà đọc sách và dạy học trò nên thiếu kinh nghiệm thực tiễn . Nhưng chủ chốt nhất họ luôn coi ông không phải là Đích Truyền , chỉ là người mày mò tự khám phá ra . Tuy là ông thông minh quán thế nhưng việc Chân Truyền Thực Học lại hoàn toàn khác . Cái này phải là người học tập chính thức các môn Khoa Học Huyền Bí thì sẽ hiểu được . Đây thực là điều đáng tiếc cho Huyền Không Phong Thủy nói riêng và Các Môn Khoa Học Huyền Bí nói chung . Nếu như Thẩm Công được chính truyền , ắt hẳn ông sẽ phát huy quang đại Huyền Không Học . Thế Anh Tổng Hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2013 Tư liệu tham khảo: PHONG THỦY SƯ TƯỞNG ĐẠI HỒNG Tưởng đại Hồng sinh vào cuối thời Minh và sống qua tới đầu thời nhà Thanh, là một nhà Phong thủy nổi tiếng của thời đại đó, đồng thời cũng là người được chân truyền những bí pháp của Huyền Không. Tuy đương thời ông không viết sách để nói về phương pháp chọn hướng của mình, nhưng qua một số trường hợp mà ông chọn hướng cho người khác, được đệ tử của ông là Khương Diêu kể lại trong tác phẩm “Tòng sư tùy bút”, chúng ta cũng có thể đoán là ông chỉ dùng đơn hướng, chứ ít khi dùng kiêm hướng. Ngoài đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, thì còn một số đoạn văn khác xin được trích ra dưới đây để bạn đọc tham khảo thêm: 1) Thẩm hiếu Tử người Đông Quan, hạ táng người thân, địa sư điểm huyệt sơn THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN (tức kiêm 3 độ chứ không nhiều). Phu tử cùng tôi đi ngang qua đó, thấy Hiếu Tử ôm quan tài khóc lóc thật là thảm thiết. Thầy quan sát biết là người hiếu hạnh, mới sửa lại lập sơn CÀN hướng TỐN (chú thích của người viết: tức đơn hướng chứ không kiêm độ nào cả. Một điều bạn đọc cần biết là người xưa khi lấy tọa-hướng, tuy không nói rõ bao nhiêu độ, nhưng nếu tọa-hướng đó bị kiêm, dù là chỉ kiêm1 hoặc 2 độ thì họ sẽ luôn nói kiêm thêm tọa-hướng nào vào). Sau khi táng mười năm, Hiếu Tử nhờ buôn bán mà khá lên, tích lũy được hơn mười vạn, sinh được nhiều con trai tướng mạo đều khôi vĩ, thông minh hơn người. Lúc táng là vận 2 Thượng nguyên, mùa xuân năm GIÁP NGỌ. * Chú thích của người viết: mộ chôn vào vận 2, lấy tọa CÀN hướng TỐN thì đắc vượng khí của Hướng tinh tới hướng, vượng khí của Sơn tinh tới tọa, tức là được “ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG” nên vượng phát cả tài lẫn đinh. Nếu chọn tọa THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN như những địa sư khác chỉ thì mộ sẽ bị vượng khí của Hướng tới tọa, vượng khí của Sơn tới Hướng, tức là bị cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” chủ phá bại cả về nhân đinh lẫn tài lộc. 2) Mùa xuân năm ẤT DẬU (vận 2), Tiên sinh điểm huyệt cho nhà họ Thương, dùng sơn CẤN hướng KHÔN (tức cũng dùng đơn hướng). Chúng tôi bàn luận thì thấy phạm “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY”, vả lại còn phạm “PHẢN-PHỤC NGÂM”. Không hiểu vì sao lại dùng Sơn-Hướng như vậy, bèn hỏi thầy. Thầy mỉn cười nói:”Các con chờ xem ngày sau huyệt này như thế nào”? Chưa tới 2 năm, nhà họ Thương tài, đinh, phú quý đều có đủ cả 3. Năm ấy vào mùa Đông, thầy cũng lại dùng Sơn-Hướng đó điểm huyệt cho nhà họ Vương, sau gia đạo của họ Vương cũng ngày càng hưng thịnh. Tôi hỏi thầy 3 lần, thầy chỉ cười mà không đáp, (nên) không biết đây là phép gì? * Chú thích của người viết: Vận 2 lập tọa CẤN hướng KHÔN thì toàn bàn (9 cung) sẽ đắc TAM BAN QUÁI (sẽ nói trong 1 bài khác) nên tài, đinh, phú quý đều có đủ. Chỉ vì Khương Diêu chưa được Tưởng đại Hồng dạy cho bí quyết này nên mới còn bỡ ngỡ, chỉ nhìn thấy được những cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” và “PHẢN-PHỤC NGÂM mà thôi. Nhìn vào 2 đoạn văn trên, cộng với đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, chúng ta có thể thấy là Tưởng đại Hồng khi chọn hướng thường là lấy đơn hướng, chứ không lấy kiêm 3 độ như 1 số phái khác hay làm, bất kể những tọa-hướng đó là thuộc về những Sơn thuộc Địa Chi (như những sơn TÝ, SỬU, DẦN, MÃO...) hoặc Tứ Ngung (là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN). Điều này cũng phá bỏ những lý thuyết cho rằng những Sơn thuộc Tứ Ngung (CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN) và Thiên Can (GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, CANH, TÂN, NHÂM, QUÝ), khí của chúng đều quá mạnh, nên không thể lấy đơn hướng (tức lấy tuyến chính giữa để lập hướng). Nếu lấy thì hung họa sẽ tới, cho nên khi gặp những hướng đó thì đều phải kiêm 2, 3 độ, tức là để tránh những trường khí quá mạnh đưa tới!!! Dưới đây là 1 đoạn văn khác gián tiếp cho thấy sự sai lầm của lý thuyết trên như sau: “Thông gia của tôi (tức Khương Diêu) nhờ địa sư Quảng Diên ngoài 10 năm mới tìm được 1 cuộc đất cực đẹp. Năm GIÁP TÝ, niên hiệu Khang Hy thứ 23, vân 1, sơn NHÂM hướng BÍNH. Sau khi táng 1 năm thì toàn gia bị bệnh dịch chết hết. Con cháu của họ tranh cãi về chuyện này cho tới nay vẫn chưa dứt. Phu tử Đỗ Lăng (tức Tưởng đại Hồng) lên núi quan sát thì cười mà nói:”Cuộc đất này đúng là đẹp, đáng tiếc phạm vào “Phản ngâm, Phục ngân” gặp họa vì táng không đúng thời vậy”. Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy đối với Tưởng đại Hồng thì nguyên do dẫn tới tai họa không phải là vì tọa-hướng thuộc Thiên Can (NHÂM-BÍNH) mà lại lấy đơn hướng, mà chỉ vì lập trong vân 1, Sơn-Hướng tinh 1-1 đều đến phía BẮC tức là bị “Phục ngâm”, Sơn tinh số 2 là Sinh khí tới Hướng nên bị “Hạ thủy”, Hướng tinh số 9 tới hướng (phía NAM) là suy khí mà còn bị “Phục ngâm”. Đó mới chính là nguyên do dẫn đến tai họa mà thôi. Còn một số trường phái khác lại cho rằng khí của những Sơn thuộc Địa Chi, nhất là những Sơn của Tứ Chính (tức TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU) thì khí trường của nó cực mạnh, cho nên không được lấy đơn hướng, mà phải kiêm 2, 3 độ để tránh lực của nó thì mới không bị tai họa!!! Rất tiếc là trong sách vở không có thí dụ nào của Tưởng đại Hồng (hay những bậc danh sư khác) về những hướng này. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản đồ trung tâm của Thủ đô Washington của Hoa Kỳ, với hầu hết nhà cửa, dinh thự của chính phủ và tư nhân đều cất theo 4 chính hướng TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU mà nói rằng vì thủ đô của nước Mỹ thiết kế phạm phải 4 hướng của Tứ Chính, cho nên những ai làm việc và sinh sống tại đây sẽ nghèo đói và bị nhiều tai họa hơn những thành phố hay thủ đô khác thì thật là không có gì sai lầm hơn vậy. Sưu tầm DƯƠNG QUÂN TÙNG - Dương Cứu Bần, tên Ích, Tự Thúc Mậu, Hiệu Quân Tùng. “Giang Tây Thông Chí” chép rằng : Quân Tùng, người Đậu châu. Làm Quốc Sư đời Đường Hy Tông, làm quan đến Quang Tử Quang Lục Đại Phu, chưởng quản Linh Đài. Vào năm Hoàng Sào phá kinh thành, ông bỏ vào núi Côn Lôn. Tương truyền vào lúc hỗn loạn ông lấy được cuốn sách trong hộp ngọc của Hoàng Gia (Ngọc Hạp Thư). Bởi vốn dĩ học thuật Huyền Không Phong Thủy chỉ được lưu hành trong chốn cung đình thuộc quyền sử dụng của Hoàng Tộc. Bước rồng một bước qua Kiền Châu, Ông mang thuật Địa Lý ra thi hành nơi thế tục, xưng là Cứu Bần Tiên Nhân, mất nơi Kiền Châu, chôn tại Trung Quân Khẩu. “ Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư” phần Tử ( Thầy ) cũng viết “ Quân tùng danh Ích, người Cám Châu” . - Dương Quân Tùng sinh vào năm Đường Thái Hòa thứ 8 ( Tây Lịch 834 ) ngày 8 tháng 3 giờ Tuất, năm thứ 3 Đường Thiên Hữu ( Tây Lịch 906 ), gặp người hại ngầm, trúng độc mà chết, hưởng thọ 72 tuổi. Ông được an táng tại Dương Công thôn, làng Khoan Điền huyện Đô tỉnh Giang Tây bên bờ Mai Giang. Sau này do lũ từ trên núi đổ xuống, bờ sông lở vỡ mộ Dương Công dịch chuyển vào dáy sông, không còn thấy dấu nữa. Có thể nói Dương Quân Tùng là người tập đại thành cho Phong Thủy Học của Trung Hoa. Đối với người đi trước như Xích Tùng tử, Quách Phác…ông không bỏ sót ai. Đối với thế hệ đi sau các Lý Luận của ông đã được phát huy tối đa để trở thành các học phái lớn như Huyền Không Phi Tinh Phái, Tam Hợp Phái, Giang Tây Phái (Diêu Giang Phái), Quảng Đông Phái (Mân Phái), Phúc Kiến…. Các trước tác của ông hoặc được cho là của ông gồm: “Hám Long Kinh”, “Nghi Long Kinh”, “Thanh Nang Áo Ngữ”, “Thiên Ngọc Kinh”, “Ngọc Xích Kinh”… Các thế hệ sau kế tiếp ông có rất nhiều nhân vật xuất sắc như Tằng Văn Địch, Liêu Vũ, Lưu Giang Đông , Lại Bố Y ...thậm chí đã làm một vùng Văn Hóa Phong Thủy đặc sắc tại Cám Nam mà trung tâm là huyện Hưng Quốc – Trung Quốc. HOÀNG THẠCH CÔNG Có một nhân vật mà chắc chắn ít người học Phong Thủy biết đến nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của Phong Thủy Học, đó là Hoàng Thạch Công, ông tên thật là gì không ai biết, người ta chỉ biết đến ông thông qua một nhân vật vĩ đại khác, là người khai quốc mở ra lịch sử nhà Hán 400 năm, đến khi công thành đã nhanh chóng thoái ẩn Tu Đạo - Trương Lương. Tương truyền sau khi được thử thách lòng kiên trì nhặt giày cho một Lão Ông, Trương Lương khi đó còn rất trẻ đã được truyền thụ cho cuốn sách "Tam Lược" sau này dùng các học thuật phò giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang dựng nghiệp từ tay trắng...Và cũng vì lời hẹn ước "13 năm sau ngươi sẽ gặp ta. Hòn đá màu vàng ở chân núi Cốc thành phía Bắc sông Tế là ta đó!" mà người ta gọi vị Trưởng Bối đó là Hoàng Thạch Công (Ông Đá Vàng) chứ tên thật và hình tích chân thực ra sao thì không ai biết ... Trong Phong Thủy học có lưu truyền một câu "Đệ Nhất Tiên Sinh khán Tinh Đẩu; Đệ Nhị Tiên Sinh tầm Thủy Khẩu; Đệ Tam Tiên Sinh mãn sơn tẩu" ý nói các vị Thầy Phong Thủy ở vào hàng thứ nhất muốn Điểm Huyệt thì xem Tinh Đẩu mà bày Quái Hào; Các vị ở tầng thứ hai thì căn cứ vào Thủy Khẩu để phán đoán chỗ kết Huyệt; Còn như hàng cuối cùng thì vác La Kinh lặn lội khắp nơi để tầm long tróc mạch...đây chính là chỗ người học Phong Thủy có nắm được hay không Hoàng Thạch Công Phiên Quái để từ đó theo Long Mạch phán đoán nơi có thể kết Huyệt Trường...Ôi vẫn là Tham - Cự - Lộc - Văn - Liêm - Vũ - Phá mà diệu dụng khôn lường ...Đó là cái công lớn lao của Hoàng Thạch Công vị Tôn Sư ẩn nhẫn và Trương Tử Phòng người học trò kiên nhẫn vậy ! QUÁCH PHÁC Quách Phác (276 - 324 sau Công Nguyên) là một Văn Học Gia và Huấn Hỗ Gia (Chú giải các Kinh Điển) đời Đông Tấn. Ông tên chữ là Cảnh Thuần, người ở Văn Hỷ Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây). Ông được xếp hàng đầu chuyên về Cổ Học Văn Kỳ Tự, Từ Phú, ông cũng có nghiều nghiên cứu về Âm Dương Thuật Toán Ngũ Hành cũng Bốc Phệ Dịch Kinh. Ông từng chú giải rất nhiều dinh điển quan trọng như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh... Quách Phác được hậu thế coi trọng là bậc Tổ Sư Khai Sơn của Học Thuật Phong Thủy, luận về Phong Thủy Học không thể không nói đến Quách Phác. Trong sách "Tấn Thư" nói về ông như sau "Phác chuyên học Kinh Thuật, sâu rộng có tài cao", "Giỏi về cổ văn kỳ tự, có hiểu biết sâu sắc về thuật toán âm dương ngũ hành", "Hiểu sâu sắc về bói Dịch và Ngũ Hành, chuyển họa tránh tai, thông biến vô cùng"...Tương truyền ông là người viết Táng Thư là người đầu tiên nói đến hai chữ Phong Thủy “葬者,乘生气也。经曰:气乘风而散,界水则止古人聚之使不散,行之使不散,行之使有止,故谓之风水” (Táng giả, thừa sinh Khí dã. Kinh viết: "Khí thừa Phong nhi Tán, giới Thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy). Cũng theo truyền thuyết Thành Ôn Châu (Nay vẫn còn) là do Quách Phác lợi dụng địa thế tự nhiên sử dụng các gọn núi xếp thành hình sao Bắc Đẩu mà kiến thiết. Khi đó mọi người định ở tại bờ bắc của sông mà kiến thiết thành mới, cho mời Quách Phác điểm đất, ông đi thuyền qua bờ bắc xem đất, nhận thấy đất nơi ấy quá nhẹ, không để xây thành được, mới đi qua bên này sông, trèo lên dãy núi phía Tây Bắc, xem thấy các ngọn núi hình thành nên một chuỗi tựa hình sao Bắc Đẩu, Hoa Cái Sơn khóa ngay cửa khẩu, liền nói với mọi người: "Nếu kiến thiết Thành mới ở phía ngoài núi, có thể tụ được Phú Quý, song e có nhiều họa chiến tranh, nếu kiến thiết Thành ở trong núi, có thể giữ được sự an định lâu dài" do đó mọi người đồng lòng kiến thiết Thành Ôn Châu dựa vào trong núi. Chỗ núi mà Quách Phác leo lên quan sát từ đó có tên là Quách Công Sơn, để lưu dấu công tích một vị Đại Sư về Học Thuật Phong Thủy. Nói đến Quách Phác tất không thể không nhắc đến bộ sách "Táng Thư" nổi tiếng của Ông. Trong bộ sách này lần đầu tiên các thuật ngữ về Phong Thủy Học đã được sử dụng như Sinh Khí, Tàng Phong, Đắc Thủy, Hình Thế, Tứ Linh, Phương Vị ...Sau này cho dù Phong Thủy Học đã phát triển thành nhiều môn nhiều phái, song các Tri Thức Căn Bản này đều được các Phái khai thác sử dụng rất nhiều. Phong Thủy Học của Quách Cảnh Thuần Tiên Sinh không chỉ là một bộ môn học thuật đơn thuần, cao hơn nữa nó chân chính là một Triết Lý Nhân Sinh về Hiếu Tâm (Lòng Hiếu Nghĩa) của con người. "Cho nên Danh Mộ trong thiên hạ đều ở tại chỗ đó. Đều là Chân Long phát tích, xa xa trăm dặm, hoặc hơn mười dặm mà kết Một Huyệt, tại chỗ Kết Huyệt là Núi bọc vòng vòng bảo vệ nâng đỡ, nước chảy quang co nuôi dưỡng, tầng tầng lớp lớp, sa thủy tụ tập, nương tựa trước sau. Hình thành một Huyệt tất là do tinh anh sông núi, ngưng kết dung hội mới thành được. Muốn lấy được cái Tinh Anh đất trời đó, lấy di cốt cha mẹ mà táng tại nới đó, gửi gắm cả tương lai con cháu chỗ ấy, cho nên cũng là chỗ ký thác Tâm vậy. Ký thác Tâm ấy nên có cảm thông, tạo phúc cho hậu thế. Là Tâm của người có Trí Tuệ thông chỗ Khí, Khí lại thông với Trời, lấy cái Linh của Tâm người thông với cái Linh của Đất Trời Càn Khôn, giáng Thần dục Tú, là hợp lại nguồn sinh tức....Bởi vậy Tung Sơn xuất hai Đại Thừa Tướng, núi Ni Khâu sinh ra Đức Khổng Tử, nào phải ngẫu nhiên đâu ?! chẳng phải chôn xương cốt đâu, là chôn Tâm Người đó vậy."... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 7, 2013 Tư liệu tham khảo: XÁC ĐỊNH TÀI VỊ BẰNG BÁT TRẠCH VÀ HUYỀN KHÔNG Làm Thế Nào Để Tìm Kiếm Tài Vị Và Thôi Tài 怎样寻找财位与催财 Tài Vi Chủ Trạch Và Cá Nhân Tài Vị 住宅财位与个人财位 Tiền là nguồn gốc để nuôi sống con người , con người ham muốn có tiền và tìm kiếm tiền đó là Thiên Kinh Địa Nghĩa ; Tác giả trong cuốn “Mệnh lý ứng dụng tinh giải” đã viết “ Mỗi người có một thời gian phát tài một thời gian phá tài , nên tại phương vị lợi mà cầu tài , tại phương vị bất lợi cầu tài , một đời có nhiều chỗ ủng hộ nhiều hoặc ít về tiền tài , trong tứ trụ của mỗi người tàng chữa các thông tin , nếu chúng ta nắm rõ các thông tin này trong tay thì theo đó mưu sự cầu tài , quyết không sai lầm tạo ra thất bại , ít ra cũng đảm bảo 50% thắng lợi . Tuy nhiên thực tế kiểm nghiệm cho thấy việc dựa vào mệnh lý để tăng tài vận thực chất rất thụ động , chỉ duy có tại phương vị lợi lạc làm các biện pháp thôi tài là có tính chủ động hơn , đây tức là vận dụng Phong Thủy Dương Trạch để cải biến tài vận đưa đến . Nếu được thêm tài tinh của cá nhân đương vượng thì năng lực tăng càng mạnh , tất nhiên phát tài , tiền tài có lúc hơn lúc kém , nếu vào thời gian phá tài , nhưng chúng ta vận dụng tốt các biện pháp thôi tài thì tất nhiên vẫn có những thu nhập nhất định . Nói tóm lại xét trong một góc độ nào đó thì các biện pháp thôi tài của Khoa Phong Thủy vẫn mang tính chủ động và là một biện pháp tốt để hỗ trợ các cơ hội tài chính cho con người . Phương Pháp Xác Định Tài Vị Nơi Ở 确定住宅财位的方法 (1)Xác Định Tài Vị Theo Phái “Phái Bát Trạch”“八宅派”确定住宅财位。 Phương pháp xác định tài vị của phái bát trạch không thể tách rời với tám quái vị . Bởi Bát là chỉ tám phương vị , Trạch là chỉ phòng ốc . Liên quan đến sự tính toán tài vị của Phong Thủy Bát Trạch có rất nhiều sách khác nhau , nhưng đại đa số lấy cửa lớn và mệnh quái để xác định , tôi cho rằng cách tính như vậy chưa thật đầy đủ để xử dụng , nhất là hiện nay cũng ta ở trong thành thị thì các căn hộ chung cư , thực tế chỉ có một cửa lớn để khí nhập vào nên khó khăn cho cách tính này . Bởi thế nó không thể đại biểu cho tọa hướng , sắc thái , nạp khí cho toàn bộ các phòng , vì thế tôi đề nghị lấy tọa sơn của nhà làm căn cứ xác định Bát Trạch . Bát Trạch và cửu cung quan hệ lấy tọa sơn khởi phục vị . Bát trạch , tức là tám quái sơn của phòng ốc , đó chính là lý luận cơ bản của “Bát Trạch Phái” . Ví như nhà ở tọa Tý hướng Ngọ , Tý tại phuong bắc thuộc quẻ Khảm , quer Khảm quản 3 sơn Nhâm Tý Quý , nên nhà ở mà tọa vào 3 sơn đó thì đều tính là thuộc quẻ Khảm gọi là Khảm Trạch . Sau khi đã tính được nhà thuộc quẻ gì rồi thì lấy mệnh quái của chủ trạch theo phép du niên biến quái được tám sao , bốn cát bốn hung như sau : Bốn Cát : Sinh Khí , Diên Niên , Thiên Y , Phục Vị . Bốn Hung : Tuyệt Mệnh , Họa Hại , Ngũ Quỷ , Lục Sát . Bát Trạch phái lấy các cung vị này bài bố vào trong nhà , rồi lấy các cung sinh khí , diên niên đặc biệt là Thiên Y làm phương Tài Vị . 2. Phương Pháp Xác Định Tài Vị Của Phi Tinh Phái : Phong Thủy Học có một câu : Sơn quản nhân đinh , thủy quản tài . Chỉ một câu này đã bộc lộ Thiên Cơ của Phong Thủy . Trong phân kỳ của Phong Thủy học muốn xác định tài vị nhất định phải xem thủy . Thủy động Sơn Tĩnh , trong nhà tất cả các vật như hồ nước , bể cá , máy phun sương , máy giặt , phong thủy luân , máy lạnh , cửa , cửa phụ cửa sổ , chỗ trống trải , chỗ lõm xuống tất cả đều là động thủy , kể cả những chỗ ánh sáng có thể xuyên qua , chỗ đáy lõm đều tính là thủy . Thủy trong Huyền Không học , tại mỗi nhà mỗi nguyên vận đều có sự biến hóa không giống nhau , thủy cũng cũng không cố định vị trí nữa . Muốn xác định tài vị trước hết cần lập tinh bàn của nhà đó rồi căn cứ vào đó mà xác định . Quan trọng nhất là hướng tinh , rồi đến sơn tinh , sau cũng đến vận tinh . Tuy nhiên quan trọng nhất phải theo sự phối hợp giữa Hướng tinh và Sơn Tinh mà luận . Sự phối hợp này chủ yếu căn cứ vào Ngũ Hành . Rồi tiếp đến xem xét đến vượng suy . Ví Dụ : 68 , 78, 62 , 72 nếu có một sao đương vượng thì đoán là : Giàu có gần bằng Đào Chu kiên kim gặp thổ . Thêm một số tổ hợp như sau : 1. 28 có nghĩa là : Cự Nhân Cấn Khôn , Điền Liên Thiên Mạch 2. 216 , 217 có nghĩa : Thổ Chế Thủy Phức Sinh Kim Định Sinh Điền Sản Chi Phú 3. 829 có nghĩa : Thiên Thị Hợp Bính Khôn , Phú Kham Địch Quốc . 4. 68 , 78 , 62 , 72 có nghĩa : Giàu có gần bằng Đào Chu ; kiên kim gặp thổ . Ngoài ra các tổ hợp : 16、17、13、14、29、31、39、41、43、49、66、67、76、86、87、99 nếu là đương vượng thì không vượng nhân đinh cũng thúc đẩy phú quý . 3. Kết Hợp Phi Tinh Huyền Không Và Bát Trạch Để Xác Định Tài Vị . Khi kết hợp hai phái này chủ yếu là lấy sự đồng bộ về tin tức . Khi cả hai bên đều cho kết quả tốt thì tất nhiên hiệu quả sẽ mạnh , nếu có sự sai khác tất nhiên hiệu quả sẽ suy giảm . Thông thường kết quả nhiều năm cho thấy nếu có sự sai biệt thì nên lấy phi tinh làm trọng thì hiệu quả sẽ tốt hơn . Đặc biệt nếu xét về Ngũ hành mà phi tinh được du niên sinh cho hoặc khắc được du niên thì vẫn tốt . Thế Anh dịch 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 7, 2013 HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI Bất luận Huyền Không Đại Quái có phải hay không do Dương Công (Dương Quân Tùng) truyền lại hay không, song có thể khẳng định đây là một môn phái Phong Thủy đặc biệt sâu sắc. Ở Việt Nam nghe nhắc đến Huyền Không Đại Quái đã ít, biết hiểu và sử dụng được Huyền Không Đại Quái lại càng ít hơn. Kỹ thực áp dụng trong cả hai Trạch Âm Dương đều rất đơn giản thực dụng và hiệu quả. Lý luận của Huyền Không Đại Quái căn bản đều dựa trên Dịch Lý, phát triển Dịch Lý, có độ chuẩn xác cao, phối hợp với Địa Hình thực tế, trăm không sai một. Huyền Không Đại Quái khi trắc nghiệm Dương Trạch đều ở tại Môn Khẩu hạ La Kinh (Lấy Hướng của Trạch làm Chuẩn) sau đó theo khẩu quyết trong Thiên Ngọc Kinh để lập bàn Phi Tinh, án chiếu các Nguyên Vận mà di chuyển Cửu Tinh. Sau khi Tinh Bàn lập thành thì dựa vào đó luận Cát Hung, chú ý đặc biệt đến Cửa, Phòng Ngủ, Bếp (Tương tự Dương Trạch Tam Yếu của Tân Bát Trạch) cùng nước ra nước vào...Điểm đặc sắc của Huyền Không Đại Quái là không cần nhớ chính xác thời điểm Tạo Tác của Trạch mà vẫn có thể lập Bàn Phi Tinh luận đoán, điều này giải quyết được vấn đề khó khăn trong thực tiễn khi trắc nghiệm của Huyền Không Phi Tinh... Ở tại Việt Nam các lý luận căn bản của Huyền Không Đại Quái đã được chuyển dịch ra tiếng Việt, tiêu biểu là bộ Nguyên Không Giám Pháp của La Tương do cụ Tri Tri (tên hiệu trên mạng) dịch có cả Đồ Hình. Tuy nhiên do một số điều kiện thì Huyền Không Đại Quái vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc trên Học Đàn Phong Thủy. Mong rằng sẽ có nhiều người Tâm Huyết để Huyền Không Đại Quái được phát triển tại Việt Nam.Sưu tầm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 8, 2013 Tài liệu tham khảo, không phải là quan điểm chính thức của TTNC Lý học Đông phương. ================================= TAM NGUYÊN CỮU VẬN PHI TINH PHÁP Bài 1 Tam nguyên cữu vận phi tinh pháp là lấy địa vận phân thành, thượng nguyên giáp tý, trung nguyên giáp tý, hạ nguyên giáp tý,3 cái nguyên vận, mổi giáp tý là 60 năm, 3 nguyên giáp tý cộng lại 180 năm là 1 cái tuần hoàn; mổi 1 giáp tý phân làm 3 cái vận, mổi vận là 20 năm, 9 vận cộng là 180 năm, tương truyền trước công nguyền 2697 năm , do huỳnh đế định giáp tý bắt đầu đếm tới năm 1983 năm quý hợi thì trải qua tất cả là 78 cái giáp tý, tức là 4680 năm, rồi năm 1984 lại bắt đầu hạ nguyên giáp tý của vận 7 là bước vào thứ 79 cái giáp tý Bản Tam Nguyên Cữu Vận Thượng nguyên Vận 1, nhất bạch thũy năm 1864---1883 Vận 2, nhị hắc thổ năm 1884---1903 Vận 3, tam bích mộc năm 1904---1923 Trung nguyên Vận 4,Tứ lục mộc năm 1924---1943 Vận 5 Ngủ hoàng thổ Năm 1944---1963 Vận 6, Lục bạch kim năm 1964---1983 Hạ nguyên Vận 7,Thất xích kim năm 1984---2003 Vận 8, Bác bạch thổ năm 2004---2023 Vận 9, Cửu tử hỏa năm 2024--- 2043 Cách khởi 9 cung phi tinh bàn Bài 2 Phương pháp của phi tinh khởi cục, trước tiên phải biết hướng đi của phi tinh, là bắt đầu từ 5 trung cung khởi đi, rồi đến tây bắc cung 6, đến tây cung 7, đến đông bắc cung 8, đến nam cung 9, đến bắc cung 1, đến tây nam cung 2, đến đông cung 3, đến đông nam cung 4, rồi trở về 5 trung cung. Cái lối đi là theo đại số của Lạc thư mà diển biến vậy,( Lạc thư đại số là = đội 9, đạp 1, trái 3, phải 7, 2-4 là vai, 6-8 là chân, 5 ở trung cung;) cái lối đi = 5, 6, 7, 8, 9, 1, 2, 3, 4,là thuận hành củng gọi là thuận phi; cái lối đi= 5, 4, 3, 2, 1, 9, 8, 7, 6,là nghịch hành cũng gọi là nghịch phi; sau khi hiểu biết lối phi thuận nghịch, tiếp đến cơ bản hiểu biết, lấy hướng cửa cái 1 trong 24 sơn phương vị để xét đoán, vị trí mổi phương vị là 15 độ, và nhân cho 24 sơn thì vòng chu thiên lả 360 độ. từ vietnambuysell.com 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites