Chipbee cherries

Bí Ẩn Về Đức Thánh Trần

2 bài viết trong chủ đề này

Bí ẩn về Đức thánh Trần

Nguyễn Văn Vương

Trần Hưng Đạo (1228- 1300) còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam thời Trần.

Trần Hưng Đạo là con của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột, thân mẫu là Thiện Đạo quốc mẫu, nguyên quán ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam Định).

Năm Đinh Tỵ 1257, Trần Hưng Đạo giữ quyền “Tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông. Năm Mậu Ngọ 1258 quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần, quân Nguyên - Mông đã nhanh chóng bị đánh bại.

Kể từ khi được vua Trần giao cho quyền Tiết Chế, Trần Hưng Đạo đã biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Hưng Đạo là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: ... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Hưng Đạo truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Hưng Đạo là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đều lập công lớn.

Đến tháng 10 âm lịch năm Quý Mùi 1283, trước tình hình quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự, cho diệt quân ở Đông Bộ Đầu (ngày nay gần dốc Hàng Than, Hà Nội).

Đầu năm Ất Dậu 1285, quân Nguyên- Mông lại tấn công ào ạt vào nước ta, thế giặc rất mạnh. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế hoạch “thanh dã”( vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo đã ra lệnh rút quân. Quân Nguyên- Mông tiến vào kinh đô Thăng Long sau đó kéo quân xuống Thiên Trường đuổi theo vua tôi nhà Trần. Trần Hưng Đạo đã vạch kế hoạch phản công, chỉ trong một thời gian ngắn chiến đấu quyết liệt với quân Nguyên - Mông ở các trận Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Chương Dương... quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đã đánh tan quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, giải phóng đất nước.

Đến cuối năm Đinh Hợi 1287, quân Nguyên - Mông lại xâm lược nước ta lần thứ ba, dưới sự chỉ huy của chủ tướng giặc là Thoát Hoan. Biết được thế giặc và đường đi của chúng , Trần Hưng Đạo đã bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, tổ chức trực tiếp chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi, sau đó tổ chức bao vây, đánh quân chủ lực của Thoát Hoan. Thoát Hoan thua trận phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước. Như vậy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba của quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi. Sau thắng lợi vĩ đại trên, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo Đại Vương, ông lui về nơi được phong ấp là Vạn Kiếp (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

Ngày 20- 8 Âm lịch năm Canh Tý 1300, Trần Hưng Đạo mất, hưởng thọ 72 tuổi. Sau khi ông mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là “Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi.

Về Đức thánh Trần, qua sự lí giải của người phương Đông

Như chúng ta đã biết, Trần Hưng Đạo sinh ngày 30- 12 âm lịch năm Mậu Tý 1228, ông sinh vào giữa trưa (giờ Ngọ), chính vì vậy mà cung mệnh (bản mệnh) và cung Thân (lập thân) của ông cùng một cung (thân mệnh đồng cung). Theo quan niệm của người phương Đông thì những người “thân mệnh đồng cung” là những người có bản tính ít thay đổi, ít chịu sự tác động của ngoại cảnh từ khi nhỏ tới khi lớn và ông là người có tính cách quyết đoán.

Cung mệnh và cung thân của ông “Vô chính diệu” (cung mệnh không có sao chính tinh Thủy chiếu). Đối với trường hợp vô chính diệu, theo quan niệm của người phương Đông, muốn xem tốt hay xấu người ta hay xét những sao ở cung xung chiếu, tam chiếu. Mặt khác “những sao không vong” (Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không). Trần Hưng Đạo được Thái âm miếu địa ở cung quan, Thái dương vượng địa ở cung tài tam chiếu; đấy là cách Nhật Nguyệt chiếu hư vô cách (hoặc Nhật Nguyệt định minh), đây là một trong những cách tốt nhất của những người mệnh vô chính diệu, nghĩa là chân mệnh của ông là người thông minh xuất chúng và quyết đoán, một trong những đức tính của người lãnh đạo.

Trần Hưng Đạo cũng là người mệnh vô chính diệu đắc tam không (Tuần, Triệt, Thiên Không) nên trong cuộc đời của mình, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt là ông xuất thân có hoàn cảnh thuận lợi là một tôn quý của nhà Trần, nên có điều kiện phát triển khả năng của mình, được trọng dụng từ khi còn khá trẻ.

Về cung mệnh và cung Thiên di của Trần Hưng Đạo có sao Thiên Khôi và Thiên Việt, đây là những sao khẳng định ông là đứng trưởng (con trưởng, trưởng ngành hoặc trưởng họ). Là người có khả năng lãnh đạo, cộng với sao Quốc ấn ở cung Thiên di, nên chân mệnh của ông có quốc ấn, số của ông là phải được làm quan. Cung lộc của ông có hóa quyền, hóa khoa, điều này chứng tỏ ông là người có thực quyền lớn và có khả năng lãnh đạo cũng như truyền đạt tư tưởng của mình để thuyết phục người khác nghe theo.

Về cung Phúc Đức của Trần Hưng Đạo có cung sao Thiên Đức và Phúc Đức, nên ông là một người có tuổi thọ khá cao (72 tuổi).

Về cung Tài của Trần Hưng Đạo có sao Thái Dương và sao Thiên Lương ở vị trí vượng địa cộng với Tả Phù, Hữu Bật, đây là những bộ sao nói lên cuộc đời của ông có nhiều thành đạt, nhiều chiến công hiển hách. Ông có nhiều người tài giỏi giúp đỡ đắc lực cho mình.

Theo quan điểm của người phương Đông thì năm Canh Tý 1300 lưu vận hạn của Trần Hưng Đạo có sao lưu Quỳnh Dương thủ mệnh, lưu Đà La ở Phúc Đức, lưu Tang Môn ở Tật Ách. Đây là những sao xấu ở hàng lục sát, ảnh hưởng trực tiếp đến bản mệnh của ông, chính vì vậy đây cũng là năm kết thúc dương thế của một vị tướng, một thiên tài quân sự lỗi lạc của nhân dân ta.

Trần Hưng Đạo đã chỉ huy trong ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên - Mông xâm lược, công lao to lớn này đã đưa Trần Hưng Đạo lên hàng thiên tài quân sự có tầm chiến lược và là một anh hùng dân tộc bậc nhất đời Trần. Ông đã được bình chọn là một trong mười vị tướng tài của thế giới qua các thời đại [1]. Nhìn chung, cả cuộc đời và sự nghiệp của Đức thánh Trần được lý giải đúng như lá số tử vi của Người.

Ghi chú :

[1] NCC: tác giả không dẫn nguồn tin

Nguồn: http://vanhien.vn/sp...cle2588〈=vi

---------------------------------------------------------

Tác giả không nói rõ lấy theo lá số Tử vi nào. Còn đây là lá số tử vi theo Phong thủy Lạc Việt của Ngài.

http://www.lyhocdong...w=screen&size=2

Xin mời các bác, anh chị bàn luận thêm ah...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đứng ở góc độ Tâm Linh, câu hỏi có thể là:

Đức Thánh Trần là ai ?

Câu hỏi này cũng có thể đặt ra với nhiều vị lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc.

Tôi được một anh bạn nói ra cặp đôi nhân vật huyền thoại trong lịch sử:

Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông có Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bên cạnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên cạnh.

------------

Đức Thánh Trần = Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Đọc sách đạo Tiên, ngài chính là Thanh Tiên Đồng Tử, là quan tả hữu, đứng hầu ngay bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng đế.

Chứng minh điều này thì phải nói là khó,

Khó là khó để người ta tin vào những chuyện tâm linh như thế này.

Nhưng nếu chấp nhận như là một tiên đề thì có thể lý giải được nhiều điều.

------------

Lại nữa, tên chữ của Ngài là Trần Hưng Đạo: Hưng Đạo phải chăng = Chấn Hưng Đạo

Một ngày nào đó, chúng ta cũng tự hỏi: Thực chất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ai ?

Edited by qtngoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay