Posted 23 Tháng 6, 2013 DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013 Bản chính thức Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày 1 tháng Giêng Quý Tỵ Việt lịch. Kinh tế toàn cầu Do sao Nhất Bạch quản trung cung cho nên vào nửa đầu năm nhìn chung kinh tế thế giới có khởi sắc. Từ tháng Giêng đến tháng 3 Việt lịch có những dấu hiệu tốt. Do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu. Nền kinh tế khởi sắc từ tháng Giêng và đến tháng Hai là vượng nhất. Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 có nhiều quốc gia chủ chốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển. Tuy nhiên đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài. Bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị Ngũ Hoàng khắc. Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầu năm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục thì trở nên trầm trọng hơn do số lượng thất nghiệp tăng cao. Sự lạm phát bắt đầu trở nên trầm trọng. Có thể nói nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm rơi vào trường hợp cận tử. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phủ ở vài quốc gia bị sụp đổ. Hay nói rõ hơn: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2013 bắt đầu trở thành cuộc khủng hoảng xã hội, ảnh hưởng đến tận thượng tầng kiến trúc. Nếu như năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ sự sụp đổ của những đại gia kinh tế, năm 2010 là năm sụp đổ của tầng lớp trung lưu và cấp thấp hơn, năm 2011 là năm của khủng hoảng kinh tế cấp quốc gia và năm 2012 ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội- thì - có thể nói rằng năm 2013 là năm mà sự khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu tác động đến thượng tầng kiến trúc xã hội. Tất cả các nước trong trục Tây Bắc Đông nam của địa cầu với Ai Cập làm Trung tâm đều bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Như vậy là còn 7 ngày nữa chúng ta sẽ đi hết 1/2 năm 2013 (và 14 ngày nữa là hết 1/2 năm Qúy Tỵ theo Việt lịch). Như nhà nghiên cứu Lý Học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh, một số nhà nghiên cứu Chiêm Tinh và một số chuyên gia kinh tế Thế giới dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong vòng vài năm tới. Nhưng cũng có rất nhiều chuyên gia Kinh Tế trong và ngoài nước dự báo Bong Bóng Vàng đã vỡ và giá vàng bắt đầu chu kỳ giảm dài hạn. Trong tuần qua giá Vàng Thế giới đã giảm từ mức 1.384USD/Ounce xuống tới mức 1.274USD/ounce, sau đó đóng cửa tại mốc 1.295,79USD/Ounce vào phiên giao dịch thứ 6 ngày 21/6/2013. Để rộng đường dư luận tôi lập topic này, xin trân trọng mời các Chuyên Gia Lý Học cùng các Chuyên Gia Kinh tế vào để chúng ta cùng tranh luận trao đổi các nhận định. Xin chân thành Chào mừng tất cả các nhận định và đóng góp của mọi người! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2013 Tôi nghĩ dân lý học dù cao thủ, có khả năng phân tích chính xác nhiều sự kiện. Nhưng với vàng thì họ còn thiếu thông tin để phân tích dự đoán chính xác, đa số mọi người nghĩ rằng kinh tế khủng khoảng đẫn đến lạm phát và vàng tăng phi mã. Cái đó chỉ đúng với quá khứ khi Mỹ và các nước gắn bản vị vàng với đồng tiền, ngay nay vàng không còn gắn bản vị với đồng đola nữa nên nó mới có cơ hội tăng cao điên khùng, nhưng ns cũng sẽ có cơ hội giảm mạnh. Vấn đề mấu chốt cho giá vàng bây giờ là đồng đola Mỹ, fed mới doạ ngừng QE3 thôi mà vàng đã rời gần 100$ một đêm. Từ giờ cho đến năm 2014 Fed mà chém gió nâng lãi suất đồng đôla, lúc đó vàng rơi tự do phải trên 100$ không đến mọt đêm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2013 Tôi không thay đổi ý kiến của tôi. Tôi tin rằng cuối năm, giá vàng sẽ lên cao. Cũng có thể tôi đoán sai. Nhưng xin để chứng nghiệm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2013 http://baodatviet.vn...e-vang-2349249/ Cập nhật lúc 06:56, 23/06/2013 TS Vũ Đình Ánh:Không thể đòi hỏi công khai,minh bạch về vàng (ĐVO) - "Trước đây, doanh nghiệp họ nhập khẩu vàng, còn bây giờ là Nhà nước nhập khẩu vàng. NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên tùy theo cách quản lý của họ. Họ thích công khai thì công khai, minh bạch thì minh bạch, đấy là chuyện của họ" - TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết. NHNN muốn miễn kiểm tra, báo cáo vàng nhập khẩu Phản ứng NHNN là vì không hiểu gì về vàng? PV:- Trong 3 ngày gần đây, giá vàng trong nước có sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua. Ông có nhận xét gì về diễn biến này của thị trường? TS. Vũ Đình Ánh: - Giá vàng trong nước sụt giảm trong mấy ngày qua là do tác động của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới sụt nhanh hơn giá vàng Việt Nam rất nhiều, mất 30%, và theo dự đoán của tôi giá vàng thế giới sẽ còn xuống nữa, dưới 1.200 USD/oz. PV: - Đã nhiều lần, dù giá vàng thế giới sụt giảm mạnh nhưng giá vàng Việt Nam vẫn bình ổn ở mức cao. Tại sao riêng lần này giá vàng Việt Nam lại bị tác động của thị trường, thưa ông? TS. Vũ Đình Ánh: - Không phải như vậy. Không có chuyện trước đây hay bây giờ. Vì bây giờ thị trường vàng Việt Nam nằm trong cơ chế quản lý mới, bắt đầu từ khi Nghị định 24 có hiệu lực đến nay là khoảng 2 tháng rồi, nên những cái hiện nay và những cái trước khi có Nghị định 24 là hai câu chuyện khác nhau. Bởi nó vận hành theo hai cơ chế quản lý khác nhau. Thứ hai, thị trường trong nước biến động không theo thị trường thế giới, về mặt kinh tế có thể giải thích được bằng độ trễ, tức là còn mất một quá trình nhập khẩu vàng nên luôn có một độ trễ nhất định. Ngoài ra, thị trường vàng Việt Nam còn vận động theo những quy luật của thị trường riêng có của nó. Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ nhưng thuộc loại tiêu thụ vàng rất lớn, kể cả khu vực dân cư hay nằm trong hệ thống hành chính. Thứ ba, giá vàng không biến động nhiều là vì NHNN là người quyết định giá vàng, nên khi quyết định giá, họ có thể không căn cứ vào thị trường thế giới. Đây cũng là chuyện bình thường, vì đó là quyền của NHNN, để nó phù hợp với thị trường vàng ở Việt Nam. PV: - Ngay khi NHNN bắt đầu can thiệp thị trường vàng, các chuyên gia và dư luận đã lên tiếng về sự độc quyền của NHNN. Ông có đánh giá gì về nhận định này? TS. Vũ Đình Ánh: - Người dân phản ứng là bởi vì họ không hiểu về bản chất của vàng là cái gì, và bản chất vàng ở Việt Nam là cái gì. Với bản chất của vàng, nó như là sản phẩm của đầu tư, như là loại tiền tệ đặc biệt, thế giới họ cũng công nhận như thế. Mặc dù không theo kim bản vị, quy đổi trực tiếp từ tiền ra vàng nữa nhưng vàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế, đặc biệt là với tài chính. Còn vàng tại Việt Nam, trong một giai đoạn rất dài, vàng vừa là phương tiện cất trữ, dự trữ, vừa là phương tiện thanh toán, thước đo giá trị. Tức là nó có đầy đủ chức năng của một đồng tiền, nhưng cho đến nay, vàng chỉ dừng lại ở chức năng là phương tiện cất trữ thôi. Việc NHNN đi theo Nghị định 24 cũng có nghĩa NHNN sẽ là người bán đầu tiên, tức là dập ra vàng SJC sau đó bán đầu tiên, qua đó xác định giá. Sau đó, NHNN cũng là người mua cuối cùng, để mà cân đối trên thị trường vàng và giá mua như thế nào cũng là do NHNN quyết định. Cái thứ ba là tới đây, NHNN cũng là đơn vị tổ chức khai thác, huy động các nguồn lực từ vàng để phục vụ cho lợi ích kinh tế. Do đó đây là việc hoàn toàn bình thường và nó nằm trong chiến lược chung là chống vàng hóa nền kinh tế, nằm trong chức năng quản lý nền kinh tế khi mà NHNN đóng vai trò là đơn vị quản lý tiền tệ, để kiềm chế và chống lạm phát. Vì đặc điểm của vàng tại Việt Nam, thứ nhất là lượng vàng so với quy mô nền kinh tế là rất lớn. Thứ hai là nhu cầu vàng, tập quán cất trữ vàng, sử dụng vàng ở Việt Nam là rất đặc biệt nên chúng ta không thể đem so với Mỹ hay Thụy Sỹ được. Ngay cả với Trung Quốc chúng ta cũng không thể so sánh được, vì đặc điểm nền kinh tế, đặc điểm tâm lý của mỗi xã hội là rất khác nhau. Nên việc NHNN thực hiện các nội dung của Nghị định 24 theo tôi là hợp lý, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, không có vấn đề gì. PV: - Theo phân tích của ông, NHNN vừa là người bán lại là người mua cuối cùng, được quyền quyết định giá. Phải chăng đây là một đặc quyền quá lớn của NHNN sẽ dẫn đến tình trạng thao túng giá? TS. Vũ Đình Ánh: - Đây không phải là đặc quyền mà là chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước khi họ cung cấp một phương tiện cất trữ mà cụ thể ở đây là vàng. Khi họ cung cấp ra thì họ phải quyết định giá. Giá không thể tách rời với sản phẩm hay một loại hàng hóa nào được. Nên việc NHNN làm như thế là phù hợp, không có vấn đề gì hết. Và phải chú ý ở đây là NHNN không phải độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng, mà NHNN chỉ độc quyền dập vàng miếng, là người bán đầu tiên vàng miếng đấy ra thị trường, và là người mua cuối cùng, chứ không phải là người vừa bán, vừa mua để cân đối. Chẳng hạn như thị trường vàng đang dư thừa, và NHNN thấy rằng giá vàng như thế là phù hợp, họ mua vào để thay đổi kết cấu dự trữ ngoại hối của họ. Và ngược lại, khi thấy thị trường có nhu cầu vàng, giá vàng được, họ sẽ bán ra và lại thay đổi kết cấu dự trữ ngoại hối của họ. Chuyện đó là bình thường, và việc đánh đổi giữa đồng đô la sang vàng và từ vàng sang đô la Mỹ chỉ là làm thay đổi kết cấu của dự trữ ngoại hối của NHNN thôi chứ không hề làm mất đi một đồng đô la nào, vì đồng đô la ấy đã được quy sang vàng. TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) Không thể đòi hỏi sự công khai, minh bạch! PV: - Dựa vào lập luận của ông thì chắc chắn sẽ không xảy ra quyền hạn, lợi ích nhóm trong vấn đề quản lý vàng? TS. Vũ Đình Ánh: - Nhóm lợi ích là chắc chắn có rồi. Nhóm lợi ích đó là Chính phủ, là NHNN và xa hơn nữa là của cả nhân dân này. Tất cả những ý kiến phản đối là vì lợi ích của một nhóm nào đó. Mà lợi ích nhóm là cái gì? Chính là lợi ích của tập thể, họ có chung một quyền lợi nào đó, hoặc có thể họ cùng bị vi phạm một lợi ích nào đó. Đó là lợi ích nhóm. Vấn đề quan trọng chỉ là lợi ích của nhóm đó không xung đột với lợi ích của nhóm to hơn, và lợi ích của một nhóm bao gồm cả dân tộc sẽ tốt hơn là lợi ích của một nhóm nhỏ trong dân tộc đấy. Tất cả những ý kiến phản dối, chê trách này nọ là đại diện cho một lợi ích nhóm, nhưng nhóm đấy là nhỏ hơn so với nhóm mà hiện nay NHNN đang đại diện, đang thực hiện để làm. Bên cạnh đó, lợi ích của nhóm đấy đôi khi xung đột với lợi ích của nhóm mà NHNN đang đại diện, nên NHNN là đại diện của lợi ích nhóm, nhưng lợi ích nhóm đấy là lợi ích dân tộc. PV:- Nếu NHNN là đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc thì tại sao không thực hiện nguyện vọng đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới, thưa ông? TS. Vũ Đình Ánh: - Thứ nhất đó không phải là mục tiêu. Chuyện ngày trước Thống đốc nói về khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mốc 400.000 đồng là vừa phải là trước Nghị định 24. Như tôi đã nói, không nên bàn cãi vấn đề trước Nghị định 24 và sau Nghị định 24 nữa, vì nó khác nhau. Ngày xưa là gì? NHNN cấp quota, doanh nghiệp thích nhập thì nhập, không thích nhập thì chịu thôi và phải đi bố trí nguồn đô la cho doanh nghiệp. Thế thì nó sẽ đẻ ra cái gì? Nó sẽ đẻ ra cái chênh lệch quá lớn thì sẽ vào túi doanh nghiệp, nên tại sao phải giữ ở mức 400.000 đồng? là để cho doanh nghiệp đừng có ăn dày quá. Còn bây giờ, NHNN nhập, NHNN bán. Bán đắt thì NHNN đút túi. Mà túi ở đây chính là ngân sách Nhà nước, thế thì có vấn đề gì đâu? Thế nên mục tiêu hiện nay không phải là thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới, bởi vì mục tiêu đó là trước Nghị định 24, còn sau Nghị định 24 thì không còn mục tiêu đấy nữa, không cần thiết. Tuy nhiên, vàng Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu của thế giới, chứ không tự sản xuất được bao nhiêu, lại cùng với xu thế hội nhập với thế giới, nên đến khi thị trường vàng vận hành một cách bình thường thì chuyện thu hẹp giá sẽ là điều tự nhiên. Nó sẽ như một động lực kinh tế để giúp ngăn chặn việc nhập lậu. Bởi vì thực ra nhập lậu là luôn luôn có, nhưng chúng ta nên hủy động cơ nhập lậu. Khi chênh lệch quá lớn thì việc chống nhập lậu sẽ rất kinh khủng, rất khó, vì nó là một đông lực rất lớn khiến người ta cố gắng nhập lậu cho nhiều hơn. Thì mục tiêu để kéo khoảng cách chênh lệch giá vàng là như thế thôi, chứ không cần đặt ra vấn đề là phải thu hẹp. Bên cạnh đó, giá thì cao như thế, chênh lệch giá vàng 5 - 6 - 7 triệu nhưng vẫn có người mua cơ mà. Đấy là thị trường. Thị trường là gì? có người mua và có người bán. Thế thôi. PV: - Theo NHNN, khoản tiền chênh lệch giá vàng sẽ được nộp vào ngân sách và sử dụng để chống nhập lậu vàng. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giá vàng sẽ có tác dụng chống buôn lậu tốt hơn, người dân có lợi hơn so với việc để chênh lệch 5- 7 triệu. Ông có đánh giá gì về vấn đề này? TS. Vũ Đình Ánh: - Cái này có dùng để chống nhập lậu hay không thì tôi không biết. Nhưng cái phần chênh lệch đấy là nộp vào ngân sách là chắc chắn, vì NHNN không phải là đơn vị kinh doanh nên những phần lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí tổ chức hoạt động thì họ phải nộp vào ngân sách. Nó khác với đơn vị kinh doanh, là đơn vị kinh doanh được giữ phần lợi nhuận, và phần lợi nhuận đấy người ta sẽ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Thì cái đấy nộp về ngân sách là phải. Nhưng vấn đề dùng ngân sách đấy để làm gì thì là bước tiếp theo, chống buôn lậu hay không thì tôi không biết. Tuy nhiên cần hiểu rằng để chống buôn lậu thì không chỉ riêng việc thu hẹp khoảng cách. Tại sao biên giới của anh, anh lại để cho buôn lậu nhiều thế? Đô la ở đâu mà dân buôn lậu đi mua vàng về như thế? Dân buôn lậu chuyển đô la bằng cách nào? Chuyển vàng bằng cách nào? Nó liên quan đến rất nhiều chuyện nên việc thu hẹp khoảng cách giá vàng chỉ là một phần của câu chuyện. Như tôi đã nói, một trong những mục tiêu, động lực của dân đi buôn lậu là chênh lệch giá trong nước và giá thế giới. Vậy có khả năng thu hẹp cái đó để làm gì? Để góp phần chống buôn lậu những cái đó, nhưng không phải hoàn toàn. Bởi vì giả sử như không có chênh lệch giá thì vẫn sẽ xảy ra buôn lậu. Vì buôn lậu là trốn thuế. Buôn lậu có thể là vàng mười nhưng về Việt Nam đánh thành vàng chín. Đấy là chuyện bình thường, chứ có phải cứ vì chênh lệch giá mới buôn lậu đâu. Nên không thể đổ tội cho chuyện đấy. Chỉ có thể nói nó là một trong những động lực để người ta đi buôn lậu, chứ không phải hoàn toàn là câu chuyện buôn lậu. Cái gốc của buôn lậu là gì? là để trốn thuế. Đấy mới là cái quan trọng nhất và hấp dẫn nhất. Thế chẳng nhẽ bây giờ mình lại bỏ hẳn thuế đi để không buôn lậu à? PV: - Mới đây, NHNN vừa đề xuất lên Chính phủ được miễn kiểm tra, báo cáo về nhập khẩu vàng, khiến dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong việc quản lý thị trường vàng. Ông có bình luận gì về động thái này của NHNN? TS. Vũ Đình Ánh: - Theo tôi biết, NHNN là đơn vị duy nhất được nhập khẩu vàng mà không giao cho doanh nghiệp nữa. Nên NHNN miễn hay không miễn khai báo nhập khẩu vàng thì tùy vào chính sách của Nhà nước. Đây cũng giống như việc điều chuyển dự trữ ngoại hối. Như tôi đã nói, việc nhập khẩu vàng là để thay đổi kết cấu dự trữ ngoại hối, mà trong nhiều trường hợp, dự trữ ngoại hối Việt Nam được đưa vào danh mục bí mật, do đó chuyện nhập bao nhiêu vàng, mất bao nhiêu đô để nhập hoàn toàn có thể đưa vào dạng thông tin mật, là chuyện rất bình thường. Còn chuyện minh bạch hay không minh bạch thì cơ quan Nhà nước sẽ là người phải trả lời trước Chính phủ, Chính phủ trả lời trước Quốc hội, Quốc hội trả lời nhân dân. Bình thường thế thôi. Đây là hai chuyện khác nhau. Trước là doanh nghiệp họ nhập, còn bây giờ là Nhà nước nhập. NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên tùy theo cách quản lý của họ. Họ thích công khai thì công khai, minh bạch thì minh bạch, đấy là chuyện của họ. PV:- Một xã hội dân chủ với nền kinh tế thị trường như chúng ta thì người dân có quyền đòi phải có sự công khai minh bạch trong mọi vấn đề(???). Ông có đánh giá gì về nhận định này? TS. Vũ Đình Ánh: - Không, theo tôi đây là một đòi hỏi vô lý. Có những cái thuộc về thông tin tuyệt mật, bí mật của Nhà nước thì không thể công khai được. Chẳng hạn như liên quan đến quân sự, an ninh quốc phòng thì không thể công khai. Xin chân thành cảm ơn ông! Duyên Duyên ++++++++++++++++++++++++++++++++ Bí mật kinh doanh củadoanh nghiệp cũng đã là 'mật' rồi, chả thế mà ông TQ cứ thích hạked mạng nội bộ của các Cty Mĩ, ông nhà báo này chả hiểu gì về XH dân chủ với nền kinh tế thị trường cả, mà cứ đặt điều hỏi về 'công khai minh bạch' Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2013 Giá vàng thế giới hôm nay đang giảm hơn 48$/oz về mức 1.227$/Oz. Như vậy là vàng thế giới đã đánh mất 73$/oz từ mức giá 1.300$/Oz ngày 23/6 khi topic này được mở . Các nhà Chiêm Tinh và Lý Học thua là cái chắc ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Giá vàng thế giới hôm nay đang giảm hơn 48$/oz về mức 1.227$/Oz. Như vậy là vàng thế giới đã đánh mất 73$/oz từ mức giá 1.300$/Oz ngày 23/6 khi topic này được mở . Các nhà Chiêm Tinh và Lý Học thua là cái chắc ... Chưa đến cuối năm mà! Hãy đợi đấy! Nếu chẳng may cuối năm nay tôi lại đoán đúng - thì tôi sẽ phân tích tại sao - nhân danh Lý học Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Dà, bác Bốc Phét ra đề khó quá, em ko có chuyên môn lý học hay Fx nên cứ diễn Nôm ý hiểu của em ạ :D Vàng được xem là phương tiện cất trữ quan trọng của cá nhân và quốc gia. Các tổ chức đầu cơ thường dựa vào đặc điểm này để tung ra các thông tin làm ảnh hưởng đến giá vàng. Thời gian mấy năm qua, liên tục chiến tranh ở các nơi nên giá vàng tăng cao. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây kinh tế khó khăn, các quốc gia bắt đầu phải cân nhắc lại chiến lược dự trữ của mình nên cầu về vàng có những thay đổi đáng kể. Tác động mạnh nhất đến giá vàng chính là tình hình tại Iran và Đông Bắc Á. Dù đang xảy ra chiến tranh nhưng Syria chỉ là 1 cuộc nội chiến ở 1 quốc gia nhỏ, ko thể tác động đến giá vàng thế giới được. Iran căng thẳng trong nhiều năm qua nhưng gần đây có vẻ đã ngã ngũ, đặc biệt là việc 1 giáo sỹ theo trường phái ôn hòa mới đắc cử tổng thống đã làm hạ nhiệt từ quốc gia này. Trước đó thì thùng thuốc súng Đông Bắc Á cũng đã được tạm tháo ngòi với việc Triều Tiên bắt đầu đồng ý đàm phán. Trong ngắn hạn, tình hình kinh tế thế giới ảm đạm (chứ ko phải tín hiệu phục hồi kinh tế Mỹ) sẽ khiến cho các cá nhân và quốc gia phải bán vàng dự trữ nhưng người mua thì không có nên giá có thể sẽ tiếp tục xuống trong thời gian từ giờ đến cuối năm. Tuy nhiên, xu hướng này có thể bị chặn lại bất cứ lúc nào khi những con cá mập đã gom xong vàng vật chất bắt đầu quay sang lobby cho 1 chính sách hung hăng, hiếu chiến để châm ngòi cho tình hình căng thẳng tại các khu vực trên thế giới, không loại trừ biển Đông. Cháu đồng quan điểm với chú Thiên Sứ, trong tương lai, biển Đông có thể là ngòi nổ, nhưng vụ nổ lại xảy ra ở cách đó 4.000-5.000km, tận biển Hoa Đông lận :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Cháu đồng quan điểm với chú Thiên Sứ, trong tương lai, biển Đông có thể là ngòi nổ, nhưng vụ nổ lại xảy ra ở cách đó 4.000-5.000km, tận biển Hoa Đông lận :D Bởi vậy, rút khỏi biển Đông và trao trả Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam chính là giải pháp hữu hiệu nhất để tránh "vụ nổ". Tất nhiên, nó ảnh hưởng đến...giá zdàng. Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Anh WarrenBocphet ơi, vậy là có cơ sở để mua dzàng rồi, mua thôi anh! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 1372294941[/url]' post='217664'] Chưa đến cuối năm mà! Hãy đợi đấy! Nếu chẳng may cuối năm nay tôi lại đoán đúng - thì tôi sẽ phân tích tại sao - nhân danh Lý học Việt. Sư phụ à, theo con được biết thì vàng giảm hay tăng cũng có phần do bàn tay tài phiệt Mỹ. Nó nằm trong gói liên hoàn kế để đánh đổ TQ, do TQ là nước chủ nợ lớn nhất và ôm nhiều vàng nhất ở mức giá cao. Trước đây TQ dự trữ hơn 3000 tỷ đôla Mỹ, họ đánh tụt đồng đola làm TQ chạy sang mua đồng euro làm dự trữ, họ lại đánh tụt đồng euro làm TQ chạy vội sang gold (vàng) ở mức giá 1600-1700$. Bây giờ là lúc họ đánh tụt gold. Bề ngoài thì cả thế giới này cứ lo sợ, nhưng bên trong thì chính TQ mới bị ảnh hưởng nhiều nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Sư phụ à, theo con được biết thì vàng giảm hay tăng cũng có phần do bàn tay tài phiệt Mỹ. Nó nằm trong gói liên hoàn kế để đánh đổ TQ, do TQ là nước chủ nợ lớn nhất và ôm nhiều vàng nhất ở mức giá cao. Trước đây TQ dự trữ hơn 3000 tỷ đôla Mỹ, họ đánh tụt đồng đola làm TQ chạy sang mua đồng euro làm dự trữ, họ lại đánh tụt đồng euro làm TQ chạy vội sang gold (vàng) ở mức giá 1600-1700$. Bây giờ là lúc họ đánh tụt gold. Bề ngoài thì cả thế giới này cứ lo sợ, nhưng bên trong thì chính TQ mới bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thế đánh tụt vàng xong thì nó quay qua đánh cái gì hả bác? và TQ sẽ quay ra mua cái gì làm dự trữ: lúa gạo ốc ếch cá cua ... chăng ... Anh WarrenBocphet ơi, vậy là có cơ sở để mua dzàng rồi, mua thôi anh! Đáy của Vàng thế giới năm nay có thể rơi vào vùng 1.366 - 866. Về thời gian thì chậm nhất tháng 8 tháng 9 sẽ bắt đầu kênh tăng. Đây là phán sau khi rít 1 điếu thuốc lào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Sư phụ à, theo con được biết thì vàng giảm hay tăng cũng có phần do bàn tay tài phiệt Mỹ. Nó nằm trong gói liên hoàn kế để đánh đổ TQ, do TQ là nước chủ nợ lớn nhất và ôm nhiều vàng nhất ở mức giá cao. Trước đây TQ dự trữ hơn 3000 tỷ đôla Mỹ, họ đánh tụt đồng đola làm TQ chạy sang mua đồng euro làm dự trữ, họ lại đánh tụt đồng euro làm TQ chạy vội sang gold (vàng) ở mức giá 1600-1700$. Bây giờ là lúc họ đánh tụt gold. Bề ngoài thì cả thế giới này cứ lo sợ, nhưng bên trong thì chính TQ mới bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong lớp PTLV cao cấp.tôi thường nói với anh chị em:Sở dĩ GS Trịnh Xuân Thuận nói: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" - Chính vì để xuất hiện bất cứ một hiện tượng nào, cũng gồm rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Tất nhiên - với Lý học - thì tất cả đều đã được phân loại và mô hình biểu kiến hóa những quy luật tổng quát và có thể tiên tri. Cho nên để quán xét một hiện tượng liền quan đến phong thủy, cần quán xét nhiều yếu tố tương tác - từ tổng quát đến chi tiết, từ mọi yếu tố cấu thành căn bản đến chi tiết. Từ đó suy ra: Hiện tượng "Vàng" trong topic này để nhận xét thì ý kiến của Đại Phúc cũng là một yếu tố cần quán xét. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 6, 2013 Vàng thế giới có thể giảm ít nhất đến hết 2015 30/06/2013 08:40 GMT+7 Sau khi tạo đáy mới 1.268,70 USD/oz vào ngày 21/6/2013, giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch hàng hóa New York (Comex) có lúc giảm xuống 1.180,71 USD/oz vào ngày 28/6/2013 và hiện đang dao động quanh ngưỡng kháng cự 1.200 USD/oz. Xem bài khác trên Vef.vn Trong đó, động thái bán vàng liên tục của các qũy tín thác đầu tư vàng (ETPs) đã gây tác động tâm lý rất lớn. Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới đã giảm tới 28%, riêng tài sản của SPDR của tỷ phú John Paulson (công ty tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới) đã giảm 35,2 tỷ USD. Ảnh Infonet Nguyên nhân chính đẩy giá vàng lao dốc là do kết quả tích cực của nền kinh tế Mỹ đã làm tăng đồn đoán là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm quy mô và tốc độ của gói nới lỏng định lượng QE3 vốn đã đẩy vàng tăng giá trong năm trước. Khi giá vàng giảm sâu, một số tổ chức tài chính hàng đầu quốc tế đã đồng loạt điều chỉnh giảm dự báo giá vàng trong thời gian tới. Về tổng thể, các ngân hàng đều có chung nhận định là giá vàng sẽ giảm dần, nhưng có sự khác biệt khá lớn về dự báo giá vàng trong thời gian tới. Quan điểm lạc quan thận trọng, Deutsche Bank dự báo, giá vàng trung bình trong năm 2013 là 1.428 USD/oz và trong năm 2014 là 1.338 USD/oz; Credit Suisse cho rằng, giá vàng năm 2013 sẽ ở mức 1.400 USD/oz, giảm so với 1.580 USD đưa ra trước đây; Ngân hàng Morgan Stanley dự báo, giá vàng năm 2013 ở mức 1.409 USD/oz, và đạt 1.313 USD/oz năm 2014. Trái với nhận định lạc quan, một số ngân hàng đưa ra dự báo giá vàng thấp hơn nhiều. Quỹ đầu tư Superfund cho rằng, giá vàng đang chịu rất nhiều áp lực và sẽ xoay quanh mốc 1.200 USD/oz trong ngắn hạn, sau đó sẽ giảm xuống 1.000 USD/oz. Giáo sư Nouriel Roubini (đại học tổng hợp New York) dự báo, giá vàng sẽ giảm xuống 1.000 USD/oz vào năm 2015. Tập đoàn tín dụng Thụy Sĩ - Credit Suisse Group AG) nhận định, giá vàng có thể giảm xuống khoảng 1.100 USD/oz trong năm nay. Ngân hàng ABN Amro cũng dự báo mức giá 1.100 USD/oz trong năm nay, nhưng giảm sâu xuống 900 USD/oz vào năm 2014. ABN Amro là ngân hàng mới nhất cắt giảm dự báo giá vàng. Nhà băng này hạ dự báo chốt năm 2013 về mức 1.100 USD/oz từ mức 1.300 USD/oz đưa ra lần trước. Dự báo giá vàng chốt năm 2014 cũng bị cắt giảm về 900 USD/oz từ mức 1.000 USD/oz, với cơ sở là hoạt động bán vàng của các quỹ đầu tư. Riêng Goldman Sachs đưa ra dự báo cao nhất về giá vàng cuối năm nay là 1.435 USD/oz, nhưng lại giảm mạnh dự báo giá vàng cuối năm 2014 xuống 1.050 USD/oz. Những diễn biến trên thị trường kinh tế - tài chính quốc tế cho thấy, xu hướng giá vàng giảm ngày càng rõ rệt, các nhà đầu tư không còn tin vào vị thế của vàng. Sau khi đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ trong thời kỳ vàng tăng giá từ năm 2000 đến năm 2011, các qũy đầu tư vàng bắt đầu rút khỏi thị trường vàng, gây hiệu ứng domino và chấm dứt chu kỳ tăng giá của vàng. Trong thời gian này, kinh tế thế giới cũng bắt đầu le lói phục hồi sau khi các nước phát triển thực thi chiến lược mới về phát triển kinh tế. Yếu tố chi phối giá vàng là tình hình kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới. Tại Mỹ, mặc dù các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế, nhưng kinh tế vẫn phục hồi vững chắc, tỉ lệ thất nghiệp giảm dần. Kết quả nghiên cứu của Capital Economics Ltd (công ty nghiên cứu kinh tế tại London) cho rằng, mặc dù nợ công của Mỹ hiện nay là 106% GDP, nhưng nếu trừ đi các khoản vốn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là giá trị trái phiếu nước ngoài do các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ, nợ nước ngoài của Mỹ chỉ vào khoảng 30% GDP. Do điều kiện quốc tế bất lợi và trở ngại trong nước, tăng trưởng GDP tại hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu chậm lại từ hai năm trước, đây cũng là thời điểm giá vàng thế giới có dấu hiệu giảm dần. Kinh tế Ấn Độ tiếp tục gặp khó khăn do mùa màng thất bát, sản xuất nông nghiệp năm 2012-2013 chỉ tăng 1,9%, giảm từ mức tăng 3,6% trong năm tài khóa trước đó. GDP trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013 giảm xuống dưới ngưỡng 5%, mức thấp nhất trong thập kỷ qua, đồng rupee mất giá trên 20% xuống mức thấp nhất từ trước tới nay với 1 USD đổi được trên 60 rupee. Kinh tế Trung Quốc đang chuyển sang qũy đạo tăng trưởng chậm dần, dự báo chỉ tăng 7,8% trong năm 2013 và 7,7% trong năm 2014, thấp hơn mức tăng trưởng cần thiết 8%/năm để ổn định tình hình xã hội trong nước. Không loại trừ khả năng nền kinh tế này sẽ chỉ tăng khoảng 5% trước những nguy cơ như giá bất động sản tăng cao, các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng, tình trạng nợ nần của các chính quyền địa phương. Ngày 14/6/2013, NHTW Trung Quốc đã bơm thêm 15 tỷ USD qua hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giảm nhẹ lo ngại của các nhà đầu tư về nguy cơ đổ vỡ tín dụng tại quốc gia này, lặp lại sự kiện Lehman Brothers vốn đã xảy ra tại Mỹ năm 2008. Theo đánh giá của Fitch, tín dụng ngân hàng tại Trung Quốc năm 2012 đã lên tới 118% GDP, tỷ lệ này đang là 198% GDP nếu tính các khoản tín dụng phi chính thức. Giá của vàng giảm so USD còn bắt nguồn từ sự mất giá của một số đồng tiền chủ chốt khác, nhất là euro và yên Nhật. Trong đó, Nhật Bản đang tăng cường các gói kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng; lãnh đạo khu vực đồng tiền chung euro cũng đang xem xét nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, nhất là tại các nước thành viên đang gặp nhiều khó khăn. Khi giá vàng giảm sâu, thị trường vàng trong nước lại trở nên sôi động. Trong số này, nhiều người tranh thủ mua vàng để thanh toán các khoản vay bằng vàng trước đây. Tuy nhiên, nếu mua vàng tích trữ trong thời điểm này thì nên thận trọng, do giá vàng thế giới sẽ giảm chí ít cho đến hết năm 2015. Theo Chinhphu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 7, 2013 Đấu thầu vàng: Càng bán càng lãi càng lo ►Sẽ còn bán được bao nhiêu là câu hỏi lớn khi nhu cầu thị trường vàng vẫn đang như “thùng không đáy”... 43 tấn vàng đã cung ra thị trường, nhưng sức cầu vẫn lớn, liệu phải cung thêm bao nhiêu nữa cho đủ? MINH ĐỨC Phiên đấu thầu vàng miếng thứ 41 diễn ra trong ngày 9/7. Qua 41 phiên, đã có tổng cộng gần 43 tấn vàng được cung ra thị trường. Nhiều vấn đề đang xoay quanh quy mô này. Từ phiên đấu thầu đầu tiên ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán hướng xác định giá theo thị trường, không nhượng bộ hay hạ thấp hẳn để có thể thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với thế giới. Xuyên suốt 41 phiên đó, chênh giá mà nhà tổ chức thu được có từ 3 đến hơn 6 triệu đồng/lượng. Tính đơn giản quy trình nhập khẩu về, dập ra và bán, nếu chênh lệch bình quân khoảng 4 triệu đồng/lượng và trừ đi các chi phí, ngân sách đã thu về trên dưới 4.000 tỷ đồng. Hơn 1,1 triệu lượng vàng miếng, gần 43 tấn được bán ra. Càng bán với chính sách giá đó thì càng lãi lớn. Nhưng, Ngân hàng Nhà nước hẳn có những lý do để lo ngại nếu cứ tiếp tục tung hàng vào cái “thùng không đáy”. Gần 2,5 tỷ USD quy đổi đã “hụt” đi. Trước đây, trong lần trò chuyện với VnEconomy, một lãnh đạo doanh nghiệp lớn trong ngành có nêu quan điểm: không nên lo ngại việc dùng ngoại tệ để nhập khẩu vàng về cho đấu giá, bởi khi cần có thể mua vàng và xuất đi để thu ngoại tệ về; vàng có tính thanh khoản cao nên việc chuyển đổi chỉ là kỹ thuật, tay trái qua tay phải theo mục đích điều hành. Tuy nhiên, hiện chưa rõ khi nào Ngân hàng Nhà nước mới có thể mua vàng vào để có thể chuyển đổi thành ngoại tệ. Các điều kiện giá xuống và thấp hơn giá thế giới để xem xét mua vào trong ngắn hạn là không thể có. Trong khi đó, vẫn phải bỏ ngoại tệ ra để nhập, dùng cho đấu thầu. Nói tròn số, 43 tấn vàng trên nên nhìn nhận như thế nào về quy mô? Trong vòng ba tháng qua, đó là một con số rất lớn của một đợt cung. Trước đây, mỗi lần cho nhập khẩu quy mô cũng chỉ khoảng 10 - 15 tấn. Nhưng lại là rất nhỏ so với mức độ trước đây. Trước đây, khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng chưa ra đời, theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gần 100 tấn cả kênh chính thức và nhập lậu; riêng kênh chính thức khoảng 30 tấn mỗi năm. Hai năm rưỡi qua, mới chỉ 43 tấn là quy mô nhỏ khi mà thị trường bị nén cung một thời gian dài. Điều này cũng giải thích vì sao cung vàng dồn dập qua 41 phiên mà chưa thấm vào giá (theo mục tiêu thu hẹp chênh lệch), vàng càng bán dường như càng mất hút. Đến lúc này, hẳn nhiều người băn khoăn vì sao sau 30/6, khi các ngân hàng cơ bản tất toán xong trạng thái vàng theo yêu cầu, mà lực cầu vẫn lớn như vậy? Thứ nhất, trong 41 phiên đấu thầu vừa qua, lực lượng tham gia chính, nguồn hàng được thu gom chính bởi các ngân hàng thương mại, phục vụ cho yêu cầu tất toán trạng thái. Lượng cung thực sự ra thị trường, qua các doanh nghiệp đầu mối là hạn chế. Nay, các ngân hàng bớt gom cho tất toán, cơ hội gom hàng mới thực sự mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nói chung. Thứ hai, ngay các ngân hàng thương mại tham gia đấu thầu cũng có hai loại trạng thái: loại phải gom vàng để đóng lại theo mốc hẹn 30/6; loại trạng thái vàng kinh doanh (với giới hạn tối đa 2% vốn tự có). Hiện nay nhu cầu ở loại thứ hai hiện thực hơn. Thứ ba, dù mốc hẹn 30/6 cơ bản được thực hiện, song Ngân hàng Nhà nước không thể ép các nhà băng tất toán luôn dư nợ cho vay bằng vàng. Hôm 8/7, báo chí dẫn nguồn từ ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, trạng thái cho vay vàng vẫn còn tới 9 tấn. Đây tiếp tục là một lực cầu tiềm tàng. Thứ tư, khó xác định và đong đếm nhưng có thể xem là một loại nhu cầu nữa: khi các ngân hàng thương mại dư tiền đồng, vàng là một kênh đầu tư có thể xem xét, mà phía trước nguồn cung dự tính sẽ khó dồi dào do Ngân hàng Nhà nước khó có thể liên tiếp nhập về và bán ra mãi được (?). Đây cũng có thể là dự tính của doanh nghiệp, kích thích thêm nhu cầu gom hàng. Thứ năm, ở dạng giả thiết, ngoài nhu cầu mua vàng để tất toán trạng thái, liệu có hay không một loại “trạng thái” khác cũng cần phải bù đắp? Đó là lượng vàng giữ hộ. Giả thiết là, thời gian qua có tổ chức tín dụng nào đó “lỡ đụng chạm” đến lượng vàng giữ hộ, làm hao hụt đi, nay phải nhanh chóng mua để trám vào khi có yêu cầu tạm ngừng hoạt động này và có thể cơ quan thanh tra vào cuộc đối chiếu sổ sách và chấn chỉnh? Thứ sáu, nhu cầu vàng thực tế của người dân. Đây thực sự là một bí ẩn của thị trường vàng. Lâu này chưa bao giờ có một con số chính thức, đầy đủ để phản ánh mức độ giao dịch của dân cư, qua đó nắm bắt chính xác lực cầu. Những ngày gần đây, hầu hết các đầu mối cũng từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu quy mô giao dịch cho báo chí, khiến nó càng bí ẩn. Một số người trong cuộc cho rằng, nhu cầu vàng của dân cư đã giảm khoảng 30 - 40% so với trước khi có Nghị định 24. Còn theo thông tin phản ánh chung chung, người dân xếp hàng hay đội mưa mua vàng thì khá mơ hồ. Như từng đề cập trước đây, diễn biến giao dịch và quy mô giao dịch trên thị trường vàng rất khó để minh bạch. Nó không thể rõ ràng như trên thị trường chứng khoán, mỗi giao dịch chào mua, chào bán, giao dịch thành công đều gắn với lượng và giá rất cụ thể để nhà đầu tư nắm bắt. Còn với vàng, những thông tin đó là không thể có hiện nay. Trở lại với hoạt động đấu thầu, 43 tấn vàng đã cung ra thị trường, nhưng sức cầu vẫn lớn, liệu phải cung thêm bao nhiêu nữa cho đủ? Ngân hàng Nhà nước hiện có các công cụ trong tay, nguồn lực dự trữ ngoại hối là đáng kể để có thể tiếp tục tham gia thị trường vàng với yêu cầu có mặt của người mua bán cuối cùng. Nhưng, dự trữ ngoại hối còn có nhiều cân đối khác phải đong đếm và lo toan. Ngược lại, hoạt động đấu thầu vàng lại cùng lúc trực tiếp hoặc gián tiếp mang nhiều mục tiêu (hoặc ý đồ tác động), nên đòi hỏi cần có đủ liều lượng. Một mặt, nó tạo cung để giữ ổn định thị trường vàng; mặt khác nó đang hút tiền đồng về sau khi đã cung ra rất lớn để mua ngoại tệ trước đây trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, đồng thời là yêu cầu thu hẹp chênh lệch giá để tránh những tác động bất lợi đối với tỷ giá… Vậy nên, câu hỏi “bao nhiêu cho đủ” trở nên khó trả lời. Gần hơn là câu hỏi: Ngân hàng Nhà nước còn có thể bán ra được bao nhiêu? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2013 Vàng thế giới bây giờ đang đứng ở mốc 1.282$/Oz. Dự kiến sẽ vượt 1.300 trong tuần tới Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2013 Ngài Waren Bocphet! Gía zdàng nó nại nên rồi kìa!Tý nữa thì Thiên Sứ đoán sai! Híc! =========================================== Giá vàng có thể chấm dứt đợt sụt giảm kỷ lục Chủ Nhật, 21/07/2013 16:00 (GMT + 7) Nhận được tín hiệu hỗ trợ từ chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới tuần qua đã tăng hơn 1%. Trong tuần tới các chuyên gia nhận định có thể giá kim loại quý này sẽ phá ngưỡng cản 1300 USD/ounce. Sụt mạnh trong phiên giữa tuần sau khi chủ tịch Fed Ben Bernanke tái khẳng định ý định thu hẹp chương trình kích thích kinh tế có quy mô 85 tỷ USD/tháng trong năm nay, giá vàng thế giới đã phục hồi trở lại mạnh mẽ trong phiên cuối tuần. Giá vàng thế giới tuần tới có thể sẽ đi lên Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tại New York đóng cửa ở mức 1296,7 USD/ounce, tăng 0,9% so với tuần trước. Trong khi đó, hợp đồng vàng giao tháng 8 trên sàn Comex chốt phiên cuối tuần ở 1292,2 USD/ounce, tăng 1,1%. Trước đó trong phiên điều trần kéo dài hai ngày tại Quốc hội Mỹ, chủ tịch Bernanke khẳng định việc ngừng kích thích kinh tế không phải kế hoạch đã được hoạch định trước, mà sẽ tùy thuộc vào diễn biến của kinh tế Mỹ. Chính thông điệp này đã giúp thị trường vàng khởi sắc trong hai phiên cuối tuần. Kể từ đầu năm nay, giá vàng thế giới đã sụt hơn 20% sau khi có thông tin Fed có thể chấm dứt chương trình kích thích kinh tế vào giữa năm 2014. Cùng với sự bật tăng của thị trường vàng, trong tuần qua, quỹ giao dịch hoán đổi bảo đảm bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã giảm tốc độ bán ra xuống chỉ còn 3,9 tấn. Tuần trước đó quỹ này bán tới 22,9 tấn. Tính chung từ đầu năm, SPDR đã bán ra tổng cộng 416 tấn, và là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư tháo chạy. Ngân hàng trung ương Nga mới đây cũng công bố số liệu cho thấy, trong tháng 6, lần đầu tiên sau 9 tháng, cơ quan này không mua thêm vàng để bổ sung kho dự trữ. Trong khoảng một thập kỷ gần đây Ngân hàng trung ương Nga vẫn là người mua lớn nhất trong số các ngân hàng trung ương thế giới. Nhận định về giá vàng tuần tới, 11/19 chuyên gia được Kitco khảo sát cho rằng giá vàng sẽ tăng. Trong khi đó chỉ có 6 người nghiêng về khả năng ngược lại và 2 người tin vàng sẽ đứng giá. Những người tin vào khả năng giá tăng đang mong đợi giá vàng có thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1300 USD/ounce. Tại 5 trong số 7 phiên gần nhất, hợp đồng vàng giao tháng 8 đã luôn được giao dịch trong vùng 1290 USD/ounce nhưng chưa một lần vượt ngưỡng 1300 USD/ounce. Hiện có hai luồng tư tưởng khác nhau về tác động của diễn biến này đối với xu hướng giá vàng tuần tới. Những người nhận định giá vàng tăng cho rằng vàng đang củng cố trước khi bật lên khỏi ngưỡng cản. Một số nhà quan sát theo tư tưởng này cho rằng Fed đang tỏ ra mềm mỏng hơn trong những tuyên bố của mình về việc chấm dứt chương trình “bơm tiền”. “Với việc ông Bernanke và Fed đang rút lại những tuyên bố trước đây về việc ngừng kích thích kinh tế, giá vàng sẽ phản ứng một cách tích cực”, ông Adrian Day, chủ tịch kiêm CEO của quỹ Adrian Day Asset Management nhận định. Nhưng những người có quan điểm ngược lại thì cho rằng thị trường có khả năng chứng kiến một đợt tháo chạy mới trong tương lai gần. “Tôi vẫn nghiêng về khả năng thị trường đi xuống, có thể như vậy là sai hướng, nhưng với việc thị trường chứng khoán có khả năng lập đỉnh mới và lãi suất tăng nhẹ, chúng ta có thể chứng kiến vàng lùi mạnh về dưới 1100 USD/ounce”, Frank McGhee, trưởng bộ phận kim loại quý tại quỹ đầu tư Integrated Broking Services tại Chicago cho biết. “Thị trường này diễn biến mạnh đến không thể ngờ và nó có thể sụt cả 200 USD trong chỉ 3 phiên”. Kevin Grady, chủ sở hữu của công ty đầu tư Phoenix Futures and Options thì nhận định nếu giá vàng có thể phá ngưỡng 1300 USD/ounce, vùng giá tiếp theo thị trường muốn hướng tới là 1321 USD/ounce. Đây là mức thấp của tháng 4 khi giá vàng mất 200 USD. “Cho đến khi đó thì triển vọng giá vàng vẫn chưa mấy tích cực. Nếu chúng ta có thể vượt lên trên vùng này, mọi người có thể sẽ không còn muốn bán khống quá nhiều”, ông Grady nói. Dù vậy ông cũng lưu ý rằng giá vàng vẫn chưa tìm lại được bất kỳ ngưỡng hỗ trợ quan trọng nào kể từ sau khi lao qua mốc 1635 USD/ounce hồi tháng 2. Trong tuần tới, theo ông T. Doug Dale, trưởng bộ phận đầu tư của Security Ballew cho biết, một số dữ liệu kinh tế quan trọng được các nhà đầu tư chú ý bao gồm doanh số bán nhà hiện có, doanh số bán nhà mới và doanh số hàng hóa lâu bền trên thị trường Mỹ. Ngoài ra, diễn biến của đồng USD cũng sẽ tác động tới giá vàng, các nhà phân tích cho biết. Theo Dân Trí Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2013 Ngài Waren Bocphet! Gía zdàng nó nại nên rồi kìa!Tý nữa thì Thiên Sứ đoán sai! Híc! =========================================== Giá vàng có thể chấm dứt đợt sụt giảm kỷ lục Chủ Nhật, 21/07/2013 16:00 (GMT + 7) Có khi nào tuần này nó rớt 1 cái đánh rầm, để Sư Phụ ... sai 1 phát không nhỉ??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2013 [/size] Có khi nào tuần này nó rớt 1 cái đánh rầm, để Sư Phụ ... sai 1 phát không nhỉ??? Nó rớt tuần này và các thêm hai tuần nữa vẫn.....chưa sai. Vì dự đoán của tôi mang tính tổng quát - đến cuối năm lận.Nhìn chung: Giá zdàng thế giới từ nay đến cuối năm còn trồi sụt. Nhưng xu hướng tăng là tất yếu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2013 Nó rớt tuần này và các thêm hai tuần nữa vẫn.....chưa sai. Vì dự đoán của tôi mang tính tổng quát - đến cuối năm lận. Nhìn chung: Giá zdàng thế giới từ nay đến cuối năm còn trồi sụt. Nhưng xu hướng tăng là tất yếu. Dạ, cũng mong nó rớt 1 cái để tạo điều kiện cho những ai chưa kịp mua ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2013 Giá vàng thế giới hôm nay đang giảm hơn 48$/oz về mức 1.227$/Oz. Như vậy là vàng thế giới đã đánh mất 73$/oz từ mức giá 1.300$/Oz ngày 23/6 khi topic này được mở . Các nhà Chiêm Tinh và Lý Học thua là cái chắc ... Thưa ngài tỷ phú VND Waren Bocphet. Hiện giá vàng thế giới đang sụt giảm xuống còn 1310 USD/ một "ao" kìa!Thôi - "tích cốc phòng cơ " đi. Đầu năm Lão Gàn đã khuyến cáo Việt Nam nên chú trọng vào nông nghiệp. Cuối năm này và kéo dài nhiều năm, thế giới này sẽ có "cơ sở pha học" về thế nào là "Ở trần đóng khố". Nhưng sẽ không có khủng hoảng nhân đạo. Giá vàng lao dốc xuống 1.318 USD/oz.Giá dầu thô giảm mạnh nhất hơn 1 tháng. Giavang.net đăng lúc 07.25. 2013 Giá vàng giảm mạnh do doanh số bán nhà mới tháng 6 của Mỹ cao nhất 5 năm – dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ sớm giảm kích thích. Lúc 6h30’ sáng nay 25/7 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.318,1 USD/oz sau 2 phiên giảm liên tiếp. Giá vàng giảm mạnh sau khi số liệu cho thấy doanh số bán nhà mới tháng 6 của Mỹ cao nhất 5 năm – dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ làm tăng khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm giảm kích thích tiền tệ. Kể từ đầu năm, giá vàng giảm 20% khiến giá trị của các quỹ tín thác vàng bốc hơi 56,5 tỷ USD khi nhà đầu tư mất dần niềm tin vào vai trò lưu trữ giá trị của kim loại quý này và do lo ngại Fed sẽ giảm kích thích tiền tệ khi kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi. Lượng vàng do các quỹ tín thác nắm giữ giảm tiếp 2,8 tấn xuống còn 1.971,7 tấn hôm qua 24/7, thấp nhất kể từ tháng 5/2010. Giá dầu thô giảm do sản lượng dầu của Mỹ tuần trước đạt kỷ lục 22 năm trong khi sản xuất công nghiệp Trung Quốc không đạt kỳ vọng giới đầu tư. Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giao tháng 9 giảm mạnh 1,84 USD tương đương 1,7%, chốt phiên tại 105,39 USD/thùng. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ 21/6. Khối lượng giao dịch thấp hơn 1,4% so với trung bình 100 ngày. Tuy vậy, giá dầu thô vẫn tăng 9,1% trong tháng này và tăng tới 15% từ đầu năm đến nay. Trên sàn ICE, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 1,23 USD/thùng, hay 1,1% xuống còn 107,19 USD/thùng. Khối lượng giao dịch thấp hơn 16% so với trung bình 100 ngày. Chênh lệch giá dầu Brent và dầu WTI nới rộng lên 1,8 USD/thùng. Giá dầu giảm mạnh phiên hôm qua sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cung cầu dầu thô trong tuần kết thúc ngày 19/7. Theo đó, nhờ công nghệ khai thác chiết suất dầu đá phiến tiên tiến, sản lượng dầu thô Mỹ tăng 0,9% lên 7,56 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 12/1990. Theo Gafin Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2013 Thưa ngài tỷ phú VND Waren Bocphet. Hiện giá vàng thế giới đang sụt giảm xuống còn 1310 USD/ một "ao" kìa! Thôi - "tích cốc phòng cơ " đi. Đầu năm Lão Gàn đã khuyến cáo Việt Nam nên chú trọng vào nông nghiệp. Cuối năm này và kéo dài nhiều năm, thế giới này sẽ có "cơ sở pha học" về thế nào là "Ở trần đóng khố". Nhưng sẽ không có khủng hoảng nhân đạo. Giá vàng lao dốc xuống 1.318 USD/oz.Giá dầu thô giảm mạnh nhất hơn 1 tháng. Dạ con đang căn để mua và phòng thân ạ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2013 Dạ con đang căn để mua và phòng thân ạ Giá vàng có thể trồi sụt trong từng giai đoạn cục bộ. Nhưng thế giới khủng hoảng thế này mà nó không lên mới là chuyện lạ! Share this post Link to post Share on other sites