Hà Châu

Tướng Khuôn Mặt Tiết Lộ Gì Về Tính Cách?

8 bài viết trong chủ đề này

TƯ LIỆU THAM KHẢO

==================

Tướng khuôn mặt tiết lộ gì về tính cách?

Mỗi khuôn mặt có nhiều nét khác biệt nhưng vẫn không tách biệt khỏi những nét điển hình khái quát của 10 mẫu gương mặt điển hình.

Hy Trương, tác giả cuốn sách “Nhân tướng học” đã mượn hình dạng của 10 chữ Hán là: Do, Giáp, Thân, Điền, Đồng, Vương, Viên, Mộc, Dụng và Phong để tượng trưng cho 10 khuôn mặt điển hình.

Diện mạo của con người có muôn vàn hình thái, tuy nhiên, theo tác giả cuốn sách, nếu người biết suy đoán sẽ dựa vào gốc chính mà suy ra được muôn vạn cái khác bắt nguồn từ cái gốc mà ra.

Lối phân loại này dựa vào sự chính (tức là đúng cách) và sự thiên (tức là tạp cách) của Ngũ hành. Bởi vậy, dù mỗi khuôn mặt của con người có rất nhiều nét khác biệt nhưng vẫn không ra khỏi những nét điển hình khái quát của 10 mẫu dựa vào hình dạng của 10 chữ kể trên.

Posted Image

Ảnh minh họa

Thứ nhất, khuôn mặt chữ Do với phần thiên đình (trán) hẹp và dài, địa các (cằm) nở to tạo thành tướng cách hữu địa vô thiên. Đàn ông có khuôn mặt chữ Do, chủ về 20 năm đầu của cuộc đời cô đơn, khổ sở, di sản tổ tiên để lại không đáng kể, tự lực cánh sinh, từ thuở trung niên mới có thể khá giả.

Posted Image

Ảnh minh họa

Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ. Nếu ngũ quan tương xứng tốt và cân xứng thì con cháu làm nên. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ bề ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khuôn mặt hình chữ Giáp là phần trán nở rộng và cao, cằm hẹp và dài, hình thể ẻo lả tạo thành tướng cách hữu thiên vô địa. Người có tướng này phần lớn không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25 tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhành nhưng không tránh khỏi cảnh tiền phú hậu bần. Nếu ngũ quan khuyết hãm thì vãn cận lại càng thê thảm.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khuôn mặt hình chữ Thân có phần trán trên nhỏ gọn, dưới nở, hai gò má và mi nở cả chiều ngang và chiều dọc, phần cằm hẹp mà dài. Người có khuôn mặt chữ Thân tuổi trẻ gặp nhiều vất vả. Nếu ngũ quan toàn hảo, thần thái thanh nhã thì có phần phú quý, đa thọ nhưng về già cô độc.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khuôn mặt chữ Điền là khuôn mặt có phần trán vuông, nảy nở, phía cằm đầy đặn, vuông vắn. Người có khuôn mặt chữ Điền có vận mệnh khả quan từ trẻ đến già. Nếu có ngũ quan toàn hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển vô cùng.

Posted Image

Ảnh minh họa

Người có khuôn mặt chữ Điền nhưng có bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và mập, sắc da trắng bệch thường tổn thọ. Nếu ngũ quan tuy không khuyết hãm nhưng không toàn mỹ thì chỉ có chút ít của cải.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khuôn mặt hình chữ Đồng có tam đình trên khuôn mặt đều cân xứng, nảy nở, không có bộ vị nào hỏng về hình thức và thực chất. Đây được coi là khuôn mặt thượng cách. Đàn ông có khuôn mặt chữ Đồng thì ba giai đoạn: trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện.

Posted Image

Ảnh minh họa

Đàn bà mà có tướng mặt chữ Đồng thường suốt đời được hưởng hạnh phúc, không biết đau khổ là gì.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khuôn mặt chữ Vượng có thiên đình nảy nở cân xứng, trung đình vuông vức nhưng trơ xương, hạ đình nảy nở nhưng thịt ít, xương nhiều. Người có gương mặt chữ Vượng thường tài lộc bất toàn. Nếu ngũ quan ngắn thì có danh không có lộc, hoặc có lộc lại vô danh khó có danh lợi song toàn.

Posted Image

Ảnh minh họa

Người có khuôn mặt tròn, mắt tròn, tay tròn và miệng gần như tròn được gọi là khuôn mặt chữ Viên. Người có khuôn mặt chữ Viên mà da trắng, khí sắc trì trệ thì thường chết yểu. Nếu ngũ quan phá, liệt cách thì đời sống bệnh tật, vất vả.

Posted Image

Ảnh minh họa

Thiên đình cao mà hẹp, phần trung đình ngắn và thiếu nảy nở, phần hạ đình dài mà hẹp gọi là khuôn mặt chữ Mộc. Đây là tướng hạ cách. Nếu ngũ quan không lệch lạc, phá hãm thì thuở nhỏ có thể an nhàn nhưng về sau dần lụi bại. Đàn bà có tướng mặt như trên thì hình phu khắc tử nhưng lại rất thọ. Sự khắc chồng con và cô độc nặng nhẹ tùy theo thần khí và ngũ quan tốt xấu.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, ngũ quan lệch lạc thì gọi là khuôn mặt chữ Dung. Người có khuôn mặt này hình thê khắc tử, cơ khổ lênh đênh đến già.

Posted Image

Ảnh minh họa

Nếu khuôn mặt phần bên trái vuông vắn, đều đặn và nảy nở, phần cằm đầy và rộng nhưng phần lưỡng quyền thấp và hẹp gọi là khuôn mặt hình chữ Phong. Nếu thân thể hư nhược, ngũ quan bình thường thì người có khuôn mặt chữ Phong tạm đủ ăn đủ mặc, trung niên trắc trở, dần suy sụp. Thân thể hư nhược nhưng ngũ quan toàn hảo thì có thể tạm gọi là phú quý nếu thân cận với quý nhân.

Tiểu Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Do, chữ đồng, chữ Dung, chữ khỉ, chữ khô...nói túm lại là dốt đặc tiếng Hán chỉ biết chữ nhất bẻ đôi, xong bẻ nữa thì thành dấu 3 chấm... nên đọc xong không biết gì lun..hị hị..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Do, chữ đồng, chữ Dung, chữ khỉ, chữ khô...nói túm lại là dốt đặc tiếng Hán chỉ biết chữ nhất bẻ đôi, xong bẻ nữa thì thành dấu 3 chấm... nên đọc xong không biết gì lun..hị hị..

Đề nghị thành viên HungNguyen giải thích nội dung bài viết của mình đối với nội dung chủ đề chính! Nếu giải thích không rõ ràng chính đáng, sẽ khóa tài khoản do không tôn trọng Biên tập viên!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị thành viên HungNguyen giải thích nội dung bài viết của mình đối với nội dung chủ đề chính! Nếu giải thích không rõ ràng chính đáng, sẽ khóa tài khoản do không tôn trọng Biên tập viên!!!

Hungnguyen ko có ý định chỉ trích bài viết.Mà chính bài viết không đưa ra mẫu tự chữ để so sánh - nên mới có chuyện người dốt chữ Hán - như tôi - cũng "không biết gì luôn". Để tôi xem bộ gõ chữ Hán của tôi để đâu trong máy (Vì ít dùng, nên hay quên) tôi sẽ đưa lên để tham khảo.

Bá Kiến cũng nên suy xét nguyên nhân từ nội dung bài viết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa SP, Nói được như SP thì Bá Kiến đâu có đến nỗi phải nhắc nhở như thế ạ.

Bài viết trong mục Trao đổi học thuật thì chí ít cũng phải thể hiện thái độ nghiêm túc chứ ạ. Biên tập viên đã mất công tìm kiếm, biên tập, rồi gửi bài lên diễn đàn để các thành viên có thể trao đổi thảo luận. Chỗ nào chưa rõ thì có thể hỏi lại để Biên tập viên chỉnh sửa hoặc bổ sung nội dung. Chứ cợt nhả trong chuyên mục Trao Đổi Học Thuật thì... phụ công chị Hà Châu quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Do, chữ đồng, chữ Dung, chữ khỉ, chữ khô...nói túm lại là dốt đặc tiếng Hán chỉ biết chữ nhất bẻ đôi, xong bẻ nữa thì thành dấu 3 chấm... nên đọc xong không biết gì lun..hị hị..

Có thể là do anh HungNguyen tự cho mình là giỏi và vì thế mà không đọc rõ bài. Ngay vừa vào bài đã có câu "TƯ LIỆU THAM KHẢO" với fonts chữ và màu sắc nổi bật, nhiêu đó đã rõ hàm ý quá rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hungnguyen ko có ý định chỉ trích bài viết.Mà chính bài viết không đưa ra mẫu tự chữ để so sánh - nên mới có chuyện người dốt chữ Hán - như tôi - cũng "không biết gì luôn". Để tôi xem bộ gõ chữ Hán của tôi để đâu trong máy (Vì ít dùng, nên hay quên) tôi sẽ đưa lên để tham khảo.

Bá Kiến cũng nên suy xét nguyên nhân từ nội dung bài viết.

Dạ đúng là HN không hề có ý định chỉ trích hay không tôn trọng công sức của biên tập viên gì cả. Chỉ muốn đề cập đến một vấn nạn rất phổ biến trong tài liệu nghiên cứu học thuật nói chung là liên hệ mật thiết với các bộ chữ Hán. Việc liên hệ này đôi khi quá đáng đến nổi mặc định là người đọc Việt buộc phải biết tiếng Hán. Cụ thể như bài viết trên.

Vấn đề chỉ vậy thôi, không có ý gì hết. Xin giải thích lại đây chỉ là chỉ trích (nếu có) đến vấn nạn chung, không hề có ý không tôn trọng biên tập viên hay không ngiêm túc như admin của diễn đàn cảnh cáo.

Tuy nhiên nếu Bá Kiến đã nói như vậy thì thôi HN xin tôn trọng. Admin vui lòng xoá bài đó giùm và thi hành kỷ luật cần thiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể là do anh HungNguyen tự cho mình là giỏi và vì thế mà không đọc rõ bài. Ngay vừa vào bài đã có câu "TƯ LIỆU THAM KHẢO" với fonts chữ và màu sắc nổi bật, nhiêu đó đã rõ hàm ý quá rồi.

Hà Châu cũng hiểu sai rồi. Rõ ràng bài báo - tư liệu tham khảo - có nhắc đến các ký tự chữ Hán, như là một tiêu chỉ để xem tướng - căn cứ vào hình tượng chữ Hán. Nhưng có thấy bài báo đưa các chữ ấy lên đâu?

Thí dụ cụ thể:

Lối phân loại này dựa vào sự chính (tức là đúng cách) và sự thiên (tức là tạp cách) của Ngũ hành. Bởi vậy, dù mỗi khuôn mặt của con người có rất nhiều nét khác biệt nhưng vẫn không ra khỏi những nét điển hình khái quát của 10 mẫu dựa vào hình dạng của 10 chữ kể trên.

Posted Image

Ảnh minh họa

Thứ nhất, khuôn mặt chữ Do với phần thiên đình (trán) hẹp và dài, địa các (cằm) nở to tạo thành tướng cách hữu địa vô thiên.

Đàn ông có khuôn mặt chữ Do

, chủ về 20 năm đầu của cuộc đời cô đơn, khổ sở, di sản tổ tiên để lại không đáng kể, tự lực cánh sinh, từ thuở trung niên mới có thể khá giả.

Vậy chữ "Do" tiếng Hán viết như thế nào? Sao không đưa ký tự chữ Do tiếng Hán để đối chiếu?

Bởi vậy, tôi dặn anh chị em là: Tất cả các tư liệu liên quan đến Lý học đều có thể post lên diễn đàn. Nhưng phải ghi rõ: "Tư liệu tham khảo" và không phải bài chính thức của TTNC LHDP là vậy.

Hungnguyen thắc mắc là đúng. Bây giờ ít nhất ai chưa biết tiếng Hán thì phải đi học đủ 10 chữ trên đã, rồi mới tham khảo bài này được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites