Quản Trị Viên 10

Chữ 'việt Cổ' Của Ông Đỗ Văn Xuyền

33 bài viết trong chủ đề này

Tôi rất tiếc, mạng điện tử ở Hoa Kỳ khó sử dụng, so với cái máy của tôi. Nhưng tôi nói luôn: Tất cả các phương pháp nghiên cứu của những học giả mà anh đề cập trong bài trên đều sai, từ sai ít hoặc sai căn bản. Họ chỉ bàn và phân tích các hiện tượng một cách rất cục bộ.

Anh cứ việc thoái mài trình bày những luận điểm của anh với những luận cứ, luận chứng và những kết luận. Khi về VN tôi sẽ chứng minh anh và tất cả những ai ko công nhận hệ thống chữ Việt cổ của bác Xuyền đều sai.

Không thừa nhận là những kẻ cực kỳ dốt nát. Thừa nhận ít, sai nhiều, thừa nhận nhiều sai ít. Thừa nhận hoàn toàn là người cực thông minh và hiểu biết. Tạm thời thế đã. Tôi sẽ chứng minh sau.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wào, thấy bạn khẳng định chắc chắn thế thì mình yên tâm mảng chữ khoa đẩu rồi, bởi vì mình từ lâu đã tin và sử dụng chữ khoa đẩu trong các ghi chép cá nhân bấy lâu nay.

Giờ chắc chỉ còn chờ bạn xác nhận tính đúng sai, đủ thiếu về vấn đề những con chữ tượng hình kia thôi :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wào, thấy bạn khẳng định chắc chắn thế thì mình yên tâm mảng chữ khoa đẩu rồi, bởi vì mình từ lâu đã tin và sử dụng chữ khoa đẩu trong các ghi chép cá nhân bấy lâu nay.

Giờ chắc chỉ còn chờ bạn xác nhận tính đúng sai, đủ thiếu về vấn đề những con chữ tượng hình kia thôi :)

 

Rất hoan nghênh bạn ủng hộ. Nhưng tôi nghĩ rằng: Bác Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh một cách rất hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu khác - hoặc là thiếu hiểu biết - hoặc là tung hỏa mù phủ nhận nền văn hiến Việt vì một mục đích nào đó của họ. Vì tôi ko nghĩ giáo sư tiến sĩ lại có thể ngu như vậy.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất hoan nghênh bạn ủng hộ. Nhưng tôi nghĩ rằng: Bác Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh một cách rất hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu khác - hoặc là thiếu hiểu biết - hoặc là tung hỏa mù phủ nhận nền văn hiến Việt vì một mục đích nào đó của họ. Vì tôi ko nghĩ giáo sư tiến sĩ lại có thể ngu như vậy.

 

ÔI, hèn gì hồi trước mình đi học có đề cập đến vụ này là hầu hết bị người ta phủi tay như đang nói nhảm

Còn mảng chữ tượng hình thì mình thấy nhất thiết nên nghiên cứu thêm như 1 mảng vấn đề riêng (mình không muốn gọi là chữ Hán vì như vậy chẳng khác nào vén sạch tài sản chung của nhiều dân tộc cho 1 bên). Bởi vì số chữ tượng hình có từ thuần Việt tương ứng cả âm lẫn nghĩa nhiều quá: trì=chờ, đãi=đợi, thô=to, lũ-lụa, giá=gá, cự=bự, bao=bọc, canh=cày, cúc=cuốc, bạc=bè, mãnh=mảng,... , gần như không thể là ngẫu nhiên như "Chào" với "ciao" nữa, mà ắt hẳn có mối quan hệ đặc biệt.

Chuyện chữ Khoa đẩu căn bản là thành công bước đầu rồi. Bước kế sẽ là dẹp bỏ thói quen cứ "thấy giống Trung Quốc là phán từ Trung Quốc". Mình hồi học phổ thông rất điên vụ người ta tuyên bố chủ quyền Trung Quốc cho mấy từ thuần Việt, nhưng không làm gì được. Đi đâu cũng chủ yếu thấy thể loại "nước lớn luôn là cái nôi" không à, khổ lắm. Ví dụ như mấy từ đơn thuần Việt chỉ về nông nghiệp và đường thủy, không từ Việt ra thì chắc chắn cũng không từ Hán ra. Bên Hiên Viên Hoàng Đế biết nông nghiệp là cái gì đâu mà chế được mấy từ đó. Đi đâu cũng thấy cây người trồng sẵn, vật người nuôi sẵn mà xài, rồi nói là trời cho. Nam không chứa Bắc không dung, bị đuổi đánh chết gần hết đến khi Thần Nông với Long Vương thương tình, chia cho đất sống, dạy nghề ngư nông. Cuối cùng lấy oán báo ơn mà thiên hạ đại loạn, con ngựa chết trương. Đánh nhau giỏi dở sao chưa biết, được quá 3 đời sử vong theo, đến nỗi sứ Việt Thường tặng cho bộ sử mai rùa mới nhớ lại chuyện trời đất cha ông thì xác định rồi đó

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Bí ẩn văn tự Champa trong động Phong Nha
24/07/2015 13:13 GMT+7
 

TT - Đã 116 năm kể từ khi nhà truyền đạo người Pháp Léopold Cadière phát hiện những dòng chữ Champa cổ viết trên vách đá nằm sâu trong động Phong Nha (Quảng Bình). 

 

122578a9.jpg

Chữ Champa cổ viết trên vách đá trong động Phong Nha - Ảnh: Lam Giang

 

Đến nay những con chữ đó vẫn là sự bí ẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Mới đây nhất, từ ngày 11 đến 
14-7-2015, một nhóm chuyên gia ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême - Orient, Pháp) đã đến động Phong Nha nghiên cứu những dòng chữ Champa viết trên vách thạch nhũ ở hang Bi Ký mà 116 năm trước cũng do chính người Pháp phát hiện.

Một thánh đường Champa?

Theo tài liệu của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tại thời điểm cuối năm 1899 giáo sĩ L. Cadière đến Quảng Bình ngoài chức trách truyền giáo ở vùng dân cư Cổ Lạc và Cổ Giang còn có thú ham thích khám phá, vì vậy ông đã vào động Phong Nha với mục đích nghiên cứu, khảo sát.

Chỉ bằng một chiếc thuyền độc mộc của người dân bản địa, ông đã len lỏi vào sâu trong động Phong Nha đến hơn 600m.

Tại điểm cuối của động lúc đó, ông phát hiện văn bản này và một số di tích cổ như bàn thờ, bệ thờ, gạch nung, mảnh gốm, mảnh sành, đĩa...

Tháng 12-1899, L. Cadière viết thư gửi giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ là Louis Finot, báo tin về những phát hiện quý báu trong động Phong Nha. Thư có đoạn: “Những gì còn lại đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích không ít cho khoa học”. Chính từ phát hiện này của L. Cadière trong động Phong Nha mà khu vực hang có văn bản này được đặt tên là Bi Ký như đang gọi ngày nay.

Đến đầu thế kỷ 20, có thêm các nhà thám hiểm và học giả người Pháp, Anh đến động Phong Nha như Barton (năm 1924), Antonie (1928), M. Bouffie (1929), Pavi, Goloubew, Finot... Các nhóm này phát hiện thêm nhiều di vật Champa như tượng đá, tượng Phật, đá, gạch Champa, bài vị, mảnh gốm... Với 97 chữ Champa viết trên vách đá trong động Phong Nha, ngay từ chuyến khảo sát đầu thế kỷ 20 ông Pavi - học giả người Pháp - cũng cho rằng rất khó đọc, khó để viết phỏng lại chính xác.

Cuối cùng ông Pavi chỉ nhận ra được một chữ và ông cho rằng đó là “capimala”. Sau này, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, nếu đúng là chữ “capimala” thì đó là tên một vị la hán, tổ thứ 13 của Phật giáo.

Tháng 7-1995, qua nghiên cứu và khảo sát động Phong Nha, giáo sư Trần Quốc Vượng và nhóm cộng tác viên ở Viện Khảo cổ học Hà Nội nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Các dấu tích ở hang Bi Ký cho thấy rất có thể đây là một thánh đường Champa từ thế kỷ 9 - 11.

Cần thời gian giải mã

Tháng 3-2008, một đoàn nghiên cứu của các nhà khoa học VN và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích văn tự trong động Phong Nha là theo dạng chữ sanskrit phối hợp với dạng chữ Champa cổ. Trong bài nghiên cứu về Phật giáo Champa và vị trí của vùng đất Quảng Bình dưới triều đại Indrapura (thế kỷ 9 - 10), nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - nguyên phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại Huế - cho rằng những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu Việt - Nhật đã hé lộ nhiều thông tin đáng quan tâm nhằm làm rõ thêm di tích Phật giáo Chăm trong thạch động thuộc di sản thiên nhiên thế giới.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Khắc Thái (Quảng Bình) cho biết chuyện giải mã chữ viết của người Champa trong động Phong Nha là khá nan giải “vì có những ngôn ngữ đã chết, hoặc có sự biến ngữ, hoặc có loại ngôn ngữ được thần thánh hóa khi viết cho bí ẩn trong tôn giáo”.

Qua khảo sát và nghiên cứu bước đầu, giáo sư Arlo Griffiths của Trường Viễn Đông Bác Cổ cho biết hiện vẫn chưa thể dịch nghĩa được những dòng chữ này có nội dung gì, chỉ khẳng định được chữ viết ở văn bia này là chữ viết của người Champa. Ông nhận định văn bản này được viết vào những năm đầu thế kỷ 11 (cách đây khoảng 1.000 năm).

Đây là lần đầu tiên văn bia trong động Phong Nha được xác định niên đại cụ thể, so với những nhận định trước đó đều có khoảng cách từ thế kỷ 9 - 10 hoặc từ thế kỷ 10 - 11. Sau khi đã khảo sát kỹ, các nhà ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ đã chụp ảnh văn bia để đưa về Pháp nghiên cứu dịch nghĩa và cam kết sẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm mục đích giới thiệu cho du khách tham quan.

 

 

 

LAM GIANG

==========================

So sánh mẫu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với ký tự trong động Phong Nha.

tr30.jpg

122578a9.jpg

 

Cái gọi là chữ Champa trong động Phong Nha, giống đến 90% chữ Việt cổ mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày trong các cuộc hội thảo khoa học????!

 

Mình hồi trước do sở thích cá nhân có tìm hiểu qua vấn đề chữ viết. Dựa vào kinh nghiệm quan sát chữ viết của riêng mình, thì xin khẳng định chữ viết này và chữ khoa đẩu chẳng qua chỉ là...khác font chữ, giống như nét chữ khi in với khi viết, khi nguệch ngoạc với khi nắn nót, khi cách điệu với khi viết quy chuẩn. Nét chữ của nhà văn Khánh Hoài hoặc mấy lang đạo thuộc kối viết "chuẩn", còn cái trong hang là lối viết nào khác nhưng chung quy vẫn là chữ khoa đẩu. Người chăm có xài mấy hệ chữ, trong đó phổ biến nhất là Akhar thrah, mình cũng xem qua vài hệ khác của họ nhưng không thấy cái nào giống mấy chữ trong hang cả. Mấy chữ trong hang chỉ có khả năng lớn nhất ở 2 trong các dòng Bách Việt cổ: Việt (mà về sau phân hóa phần lớn thành Việt - Mường), Thái (phần lớn về sau phân thành Tày - Thái - Lào,...)

Về gốc gác chữ Thái Việt và phần lớn chữ cái Lào - Thái Lan, thì phán nó gốc từ hệ chữ Ấn Độ sau thời kỳ văn tự Brahmi là "truy nguyên nửa vời". Sự kế thừa giữa Brahmi với các văn tự sau đó (nếu có) rất không rõ ràng, trong khi đó nếu so với chữ khoa đẩu thì sẽ thấy khá rõ hoặc rất rõ. Ví dụ: অসমীয়া  (Ôxômiya), viết "Ô xô mi da" lối khoa đẩu thì sẽ thấy chúng giống nhau đến thế nào. Còn chữ Brahmi vốn cứng cồng và rời rạc, khả năng có liên hệ với chữ oxomiya trên rất thấp, dù có viết theo lối văn tự Ấn Độ nào đi nữa. Như vậy theo suy đoán của mình thì Brahmi thật ra không phát triển thành các bộ chữ viết sau này bên Ấn, mà là chữ khoa đẩu

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tới giờ mình vẫn ngạc nhiên: tại sao trong các bằng chứng mà nhà văn Khánh Hoài đưa ra, thì mình lại không thấy bất kỳ bài viết nào nhấn mạnh mấy con chữ trên trống đồng? Và con chữ trên trống đồng dịch ra là thế nào

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tới giờ mình vẫn ngạc nhiên: tại sao trong các bằng chứng mà nhà văn Khánh Hoài đưa ra, thì mình lại không thấy bất kỳ bài viết nào nhấn mạnh mấy con chữ trên trống đồng? Và con chữ trên trống đồng dịch ra là thế nào

 

Theo anh điều đó có ý nghĩa thế nào trong bằng chứng chứng minh của bác Xuyền? Với tôi thì bác Xuyền đã chứng minh một cách hoàn hảo, khi đưa ra những luận cứ có hệ thống và rất thuyết phục. Tôi gợi ý để anh tự suy ngẫm: Anh hãy so sánh những chữ trên trống Đồng và hệ thống chữ Việt cổ mà bác Xuyền đã chứng minh.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo anh điều đó có ý nghĩa thế nào trong bằng chứng chứng minh của bác Xuyền? Với tôi thì bác Xuyền đã chứng minh một cách hoàn hảo, khi đưa ra những luận cứ có hệ thống và rất thuyết phục. Tôi gợi ý để anh tự suy ngẫm: Anh hãy so sánh những chữ trên trống Đồng và hệ thống chữ Việt cổ mà bác Xuyền đã chứng minh.

 

Cách nhà văn Khánh Hoài thì cơ bản là đúng, không có gi bàn thêm. Đó là đối với những người không nô học, ngu học và không lười suy nghĩ.

Hơn nữa cũng cần phương án tổng quát để giải uyết các vấn đề hỏa mù. Trích từ bài của Phan Anh Dũng (không tính trích phần khác vì đọc thấy nhiều cái có vẻ...xằng)

"Tôi không rành chữ Thái lắm, mà văn bản lại viết kiểu chữ Thái cổ không có dấu thanh rất khó đọc, nhưng cũng đọc loáng thoáng được dòng đầu là :

“Khải Định pét pi chang bươn một cảu mự”

– Tiếng Thái thì pét là 8, cảu là 9 (tức là bát và cửu của Hán ngữ, về hệ đếm thì tiếng Thái-Kadai giống Hán-Tạng)

– Pi là năm (niên kỷ).

- Bươn là tháng. Chang bươn hình như là tháng giêng (có lẽ người Thái mượn chữ “giêng” của tiếng Việt tức chữ chính/chánh “正” của tiếng Hán, rồi phiên ra “chang” ?)

– Một là số 1 của tiếng Việt (người Thái cũng hay xài lẫn cả tiếng Việt )

– Mự là ngày.

 

Vậy câu trên có lẽ là : “Năm Khải Định thứ 8, tháng giêng, ngày 19″cleardot.gif"

Link:http://fanzung.com/?p=2298

Chứng minh niên đại và chứng minh sức sống, 2 việc này tuy rất mật thiết nhưng cũng ít nhiều rạch ròi.

Xét qua các bằng chứng thì có cái trống đồng là dễ hiểu nhất với đa số trong dân chúng, nhất là mấy bạn trẻ. Đó là bằng chứng trực tiếp nhất, xa xưa nhất về bảng chữ cái khoa đẩu mà mình biết. Còn những phát hiện bên Quảng Tây thì lại gián tiếp hơn, cùng lắm là chứng minh 1 vấn đề liên quan trước đó là thời kỳ tượng hình.

Trong thời buổi khó như giờ (văn tự của mình thời chữ tượng hình bị Trung Quốc "xưng chủ quyền", chữ cái Khoa đẩu bị Ấn Độ "xưng chủ quyền", toàn 2 anh đông dân nhất thế giới :lol: ) thì bên cạnh chứng minh chặt chẽ như nhà văn Khánh Hoài, thì chứng minh dễ hiểu nhất cũng là rất quan trọng. Tác dụng tối thiểu là mở rộng số người nắm bắt chân tướng vấn đề. Chứ chẳng lẽ để những người hiểu chuyện dần ra đi hết vì lý do tuổi thọ, còn những bạn trẻ thì mò mẫm tất cả?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay