Quản Trị Viên 10

Chữ 'việt Cổ' Của Ông Đỗ Văn Xuyền

33 bài viết trong chủ đề này

Thưa Sư phụThiên Sư!

Có một bài viết của học giả An Chi, theo như con biết người này chuyên viết về mục Chuyện đông chuyện tây trong Tạp chí Kiến thức ngày nay, gần đây là báo Năng lượng mới. Ông này có bài phản biện như dưới dây, Sư phụ có ý kiến gì không ạ?

http://petrotimes.vn...-van-xuyen.html

Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền

07:00 | 14/06/2013

Bạn đọc: Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ.

(…)

Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền.

(…)

Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”. Xin ông An Chi cho biết, ông nghĩ như thế nào về sự kiện và cuốn sách “hoành tráng” này. Xin cảm ơn.

Võ Trọng Thật (Bình Thạnh, TP HCM)

Cuộc hành trình tìm chữ Việt cổ của tác giả Đỗ Văn Xuyền không phải là khoa học. Đây chỉ là chuyện đời xưa thời nay mà thôi. Còn cái ý định của ông Xuyền “muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử” thì quả là cực kỳ lố bịch.

Nói chung, những câu quan trọng của ông Xuyền - mà các phương tiện truyền thông thuật lại - thì đều sai hoặc phản khoa học. Ta hãy trở lại với cái câu của VTC News:

“Ông (Xuyền - AC) muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”.

Ông đã không hiểu được khái niệm “tiền sử”. Nếu đã có chữ viết thì bước vào thời hữu sử rồi chứ sao lại còn ở thời tiền sử nữa. Dĩ nhiên là khi nhân loại đã bước vào thời hữu sử rồi thì một số dân tộc vẫn chưa có chữ viết nhưng đây lại là một chuyện khác. Ông lại còn theo chân một vài người đi trước mà gọi thứ chữ do mình “phịa” ra là “chữ khoa đẩu”, được giải thích là chữ giống như con nòng nọc. Thực ra bảng chữ Việt cổ do ông Xuyền chế biến chẳng có chữ nào có thể gợi cho ta liên tưởng đến hình con nòng nọc cả.

Posted Image

Ấy là còn chưa nói đến chuyện “khoa đẩu” là tiếng Tàu. “Chữ nòng nọc” là một khái niệm gốc Tàu, được Tàu gọi là “khoa đẩu tự” [蝌蚪字], “khoa đẩu văn” [蝌蚪文], “khoa đẩu thư” [蝌蚪書] hay “khoa đẩu triện”

[蝌蚪篆]. Ở bên Tàu, khái niệm này chỉ xuất hiện từ đời Hán, rồi “thoi thóp” dần từ đời Đường trở đi. Ban đầu, nó xuất hiện để chỉ những lối chữ từ đời Tần trở về trước, rồi cái nội dung nguyên thủy mờ dần, khiến cho về sau dân chúng chỉ còn coi khoa đẩu văn là chữ của thần tiên và cuối cùng là những chữ cổ mà không ai có thể đọc được. Vì cái nghĩa ban đầu đã nói nên chữ viết của các nước như Tề, Lỗ, v.v..., thời Xuân thu - Chiến quốc mới được gọi là “khoa đẩu văn”. Sử Tàu chép đời Tần Thủy Hoàng, thừa tướng Lý Tư lấy chữ đại triện của Tần làm nền tảng, có bổ sung bằng những yếu tố của chữ nòng nọc thông hành ở các nước Tề, Lỗ, v.v…, mà chế ra lối chữ Tần triện [秦篆] , thường gọi là tiểu triện

[小篆]. Sử cũng chép chuyện đời Hán Vũ Đế, Lỗ Cung Vương Lưu Dư cho phá nhà xưa của Khổng Tử để mở rộng cơ ngơi của mình và người ta đã nhân đó mà phát hiện trong vách nhà của cụ Khổng nhiều thẻ tre viết bằng chữ nòng nọc.

Thế là “khoa đẩu văn” (chữ nòng nọc) chẳng những do Tàu đặt ra mà còn chủ yếu dùng để chỉ các lối chữ viết bên Tàu từ đời Tần trở về trước. Nhưng, để chống chế cho cách gọi của mình, người ta còn vận dụng cả câu chuyện có sứ giả Việt Thường sang dâng cho vua Nghiêu bên Tàu một con rùa thần, vuông hơn ba thước, trên mai có khắc chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Nhưng đây chỉ là chuyện ghi trong những quyển sách truyền kỳ, như Thuật dị ký [述異記], khoảng cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI, hoặc Thái bình quảng ký [太平廣記], thế kỷ X, v.v…, ra đời vào thời gian mà mấy tiếng “khoa đẩu văn” đã có nghĩa là “chữ thần tiên”, “chữ không ai đọc được”, chứ không còn là “chữ nòng nọc” nữa. Huống chi, Tàu đâu có ghi hai chữ “Việt Thường” [越裳]; Triệu Thường [趙裳] mới đúng là tên cái xứ sở mà sách của họ đã ghi. Các nhà làm sách, làm sử của ta thời xưa hoặc đã “gian lận” mà đưa chữ “Việt” [越] vào để “ăn theo”, hoặc chỉ vì “tác đánh tộ, ngộ đánh quá” nên mới đọc “Triệu” [趙] thành “Việt” [越] đó thôi! Vâng, Triệu Thường mới đúng là chữ trong sách Tàu. Dù thế nào mặc lòng, hai tiếng “khoa đẩu” mà đem ra xài ở đây thì dứt khoát không hợp. Ở bên Tàu hiện nay, họ còn đang bàn về chuyện có phải khoa đẩu văn là tiền thân của giáp cốt văn hay không nữa đó. Chữ và khái niệm của Tàu mà; có phải của ta đâu! Vớ cái nhãn hiệu “khoa đẩu” mà dán vào “chữ Việt cổ” của ông Xuyền thì có khác gì bôi tro trát trấu vào mặt nó!

Nhưng dù sao ta cũng cứ nên bình tâm mà xem “chữ khoa đẩu” của ông Xuyền nó như thế nào. Đó không phải gì khác hơn là một biến thể của loại hình văn tự Thái - Lào, mà xuất phát điểm là chữ Thái (Xiêm) ở Thái Lan. Bảng chữ Việt cổ của ông rất gần - nếu không phải là sao chép - với bộ chữ cái của người Thái Đen (hoặc của người Thái Trắng, thì cũng đại đồng tiểu dị). Xin xem “Bảng so sánh chữ Việt cổ và chữ Thái Đen”.

Trong bảng này, ở trên là phần trích từ bảng mà ông Xuyền cho là chữ Việt cổ (VC) còn phần dưới là bảng chữ cái ghi phụ âm của tiếng Thái Đen (TĐ), mỗi phụ âm có hai chữ cái (một chữ để thể hiện thanh thấp, còn chữ kia thể hiện thanh cao) in theo hàng dọc, bên dưới có chú âm trong ngoặc vuông. Nhìn vào hai phần, ta thấy chữ B của VC y chang chữ , hàng trên của TĐ; chữ N của VC y chang chữ [n] hàng trên của TĐ; chữ NH của VC y chang chữ [ʃ/ɲ] hàng trên của TĐ; chữ M của VC y chang chữ [m] hàng trên của TĐ; chữ PH của VC y chang chữ [f] hàng dưới của TĐ; chữ T của VC y chang chữ [t] hàng trên của TĐ; chữ TH của VC y chang chữ [ť] của TĐ; v.v...; chưa kể những biến thể không khó khăn gì để có thể nhận ra. Chữ của người Thái Trắng cũng đại đồng tiểu dị với chữ của người Thái Đen và cũng từng được Georges Minot giới thiệu cách đây hơn 70 năm trong quyển Dictionnaire tẵy blanc - francais (BEFEO, t. XL, 1940, fasc.1).

(Xem tiếp kỳ sau)

A.C

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện thế này:

Tôi đang trên đường đến một tỉnh lẽ để xem phong thủy cho thân chủ, kiếm sống qua ngày. Được QTV10 cho biết có một bài báo của ông An Chi nói xấu về chữ Việt cổ của bác Xuyền. Mặc dù tôi chưa xem ông ta viết cái gì, nhưng vì nắm chắc chân lý thuộc về bác Xuyền, nên tôi trả lời QTV10 rằng: Cứ post lên diễn đàn, tôi thừa khả năng chỉ ra cái sai của ông ta. Tôi thi dụ cho QTV10 một câu chuyện như thế này:

Một thám tử điều tra đã biết chắc bản chất thật của một con người thì dù cho người ta có nói xấu , nói tốt về người ấy , vị thám tử cũng không thể làm thay đổi những gì mình biết về con người đó.

Tương tự như vậy, chưa cần biết ông An Chi nói gì, tôi cũng sẽ vạch ra cái sai của ông ta, nếu ông ta phản đối chữ Việt cổ.

Bây giờ về đến nhà nghỉ, vào mạng xem bài viết của ông An Chi và mấy cái câu hỏi mới thấy bản chất thật của bài viết này. Tôi tạm thời chưa có ý kiến gì, vì ông ta chưa viết xong. Biết đâu "bên trong còn lắm điều hay". Bài sau của ông An Chi mới chứng tỏ "chình độ" thật của ông ta. Tôi đợi ông ta viết tiếp rồi chỉ ra cái sai của ông ta luôn thể.

Vào năm 1997 có một người hỏi ông An Chi trên KTNN, như sau:

Nguyên có người mua được một con voi đồng, dưới đế có khắc hàng chữ:

"Đại Tuyên niên - Minh Đức chế".

Người này hỏi ông An Chi đó là thời vua nào trong lịch sử. Ông An Chi đã trả lời người này: Chẳng có thời nào là thời Đại Tuyên cả. Cũng chẳng có vua nào là vua Minh Đức - cả bên ta lẫn bên Tàu.

Thấy câu chuyện hay hay, tôi bảo thằng con tôi - Nguyễn Vũ Tuấn Anh thật - gửi thư đến tòa soan báo KTNN như sau: Cháu đang học lớp 7, tuy không biết gì về chữ Hán . Nhưng ngày xưa nhà ông nội cháu có một cái đĩa cổ có ghi hàng chữ tương tự như trên. Và ông cháu bào đọc chữ Hán phải đọc từ trên xuống và từ trái sang phải. Vậy hàng chữ trên phải đọc là: Đại Minh - Tuyên Đức niên chế. Tức là con voi này làm vào thời Tuyên Đức nhà Minh. Tương đương nửa đầu thế kỷ XV ở Việt Nam.

Chữ Hán là thứ chữ mà ông An Chi tự cho rằng mình là người thông thạo ,mà chẳng có đủ tinh tế để nhận biết, tư vấn sai. Cho nên tôi khuyên ông ít nói vê chữ Khoa Đẩu thôi.

Bài viết trên của ông có vẻ phủ nhận bác Xuyền một cách áp đặt và không có luận chứng phản biện. Chí ít ông cũng phải chỉ ra ông Xuyền sai ở chỗ nào chứ nhỉ?

À mà này! Chuyện "pha học" thì phải sèng phẻng. Đừng thấy tôi phản biện mà truy sát đấy nhé!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là bài tiếp theo về chữ Việt Cổ của ông An Chi đăng trên Petrotimes.

Link bài viết gốc: http://petrotimes.vn...yen-(tiep).html

***

Chữ “Việt cổ” của ông Đỗ Văn Xuyền (tiếp)

(Petrotimes) - Chữ Việt cổ của ông Xuyền là một thứ chữ ma, có ông cố đạo nào biết đến hoặc nhìn thấy! Nói bừa như ông Xuyền thì có khác gì chửi vào mặt các nhà nghiên cứu chân chính.

(Tiếp theo và hết)

Từ sự so sánh trên đây, ta có thể nghĩ rằng ông Xuyền đã lấy bảng chữ cái của người Thái Đen (hoặc Thái Trắng) mà “chế biến” thành “chữ Việt cổ” của ông sao cho thích hợp với đặc điểm của tiếng Việt. Việc này chẳng khó khăn gì vì tiếng Thái và tiếng Việt có nhiều âm tố giống nhau. Chính vì nó đã được chế biến như thế nên ông mới bạo mồm bạo miệng nói rằng bộ ký tự của ông có thể chép đầy đủ thơ Trần Nhân Tông, thơ Nguyễn Du, thậm chí là cả... thơ Nguyễn Bính nữa. Dĩ nhiên! Nhưng đâu có ai cần ông Xuyền làm chuyện ngược đời như thế. Cái người ta cần là chính ông phải tìm cho ra thật nhiều văn bản xưa viết bằng thứ chữ Việt cổ của ông (!) để ông còn đọc lên cho bàn dân thiên hạ nghe kia! Nhưng làm sao ông Xuyền có thể tìm được! Thế mà ông còn liều lĩnh nói:

“Hiện tại khu vực Tây Bắc còn hàng ngàn văn bản sử dụng bộ ký tự này và được lưu trữ trong dân gian. (Thể thao & Văn hóa, 31/1/2013).

Lời nói này chứng tỏ là ông chỉ nói càn. Cái mà ông gọi là “bộ ký tự này” trong hàng ngàn văn bản đó thực chất là bảng chữ cái của người Thái Đen (hoặc Thái Trắng) chứ đâu có phải là cái bảng chữ Việt cổ do ông chế biến. Chuyện này thì các nhà Thái học của Việt Nam đã rõ như lòng bàn tay. Theo Vietnam+ ngày 7/5/2013 trong bài “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thiểu số tại Sơn La”, bà Vũ Thùy Linh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La, cho biết:

“Tại kho Bảo tàng Sơn La có bộ sưu tập chữ Thái cổ, chữ Dao cổ với hơn 1.000 cuốn thuộc các thể loại: sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian, sưu tập bộ trống đồng và đồ đồng cổ có giá trị phục vụ nghiên cứu khoa học”.

Hẳn hoi là chữ Thái cổ, chữ Dao cổ. Thế mà ông Xuyền vẫn huênh hoang với nhà báo rằng “các cuốn sách chữ Việt cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La”. Và còn bậy bạ đến mức nói như trong mơ, rằng “từ thời Hùng Vương người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương”, như Thái Phong đã ghi lại trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?” (VTC News, 29/1/2013). Ông Xuyền còn hù doạ:

“Để khai thác được kho dữ liệu này cần tới công sức của hàng trăm nhà nghiên cứu trong thời gian tới”. (Thể thao & Văn hóa, 31/1/2013).

Xin thưa với ông rằng, chẳng cần đến hàng trăm nhà nghiên cứu, người ta cũng đã bắt đầu khai thác những văn bản đó cách đây ít nhất là 40 năm rồi. Có điều là người ta đã không thể đọc nó bằng tiếng Việt như ông đã hoang tưởng, mà bằng tiếng Thái rồi mới dịch sang tiếng Việt cho người Kinh tìm hiểu hoặc thưởng thức, chẳng hạn: Truyện kể bản mường (Quám tô mương), Lai lịch dòng họ Hà Công, Lệ mường, Luật mường, Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu (Sơn La). 5 tác phẩm hoặc tư liệu này đã được in chung trong quyển Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái (NXB KHXH, Hà Nội, 1977). Hai tác phẩm Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) và Piết mương, cũng đã được in rồi nhiều văn bản, tư liệu khác cũng đã được giới thiệu.

Phải nói thẳng ra rằng, ông Xuyền rất lơ mơ lờ mờ về nhiều khái niệm ngữ học sơ đẳng. Sau đây là ý kiến của ông mà Thái Phong đã ghi lại trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?” trên VTC News ngày 29/1/2013:

“Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt (…): Trước Công nguyên, người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ khoa đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau”.

Công trình chính của A.-G. Haudricourt về thanh điệu của tiếng Việt là bài “De l’origine des tons en vietnamien [1954]” (Về nguồn gốc của thanh điệu trong tiếng Việt [1954]), tại đây tác giả đã đoán định rằng, cho đến những thế kỷ đầu Công nguyên thì tiếng Việt cũng chưa có thanh điệu (ông Xuyền gọi là “nói không dấu”); đến thế kỷ VI thì xuất hiện ba thanh rồi từ thế kỷ XII trở đi nó mới có sáu thanh như ngày nay. Nhưng cái sai hết sức ngô nghê của ông Xuyền là ở chỗ ông đã dùng một cách diễn dạt chung (“nói không dấu” hoặc “không có dấu”) để chỉ hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. “Người Việt nói không dấu” có nghĩa là tiếng Việt không có thanh điệu còn “bộ chữ khoa đẩu không có dấu” thì lại có nghĩa là nó không có những ký hiệu (trên chữ viết) để ghi thanh điệu (nên phải dùng tới hai loại phụ âm: thấp và cao) nhưng bản thân cái ngôn ngữ mà nó ghi chép thì lại có thanh điệu. Cách diễn đạt của ông Xuyền tự nó đã cho thấy ông hoàn toàn không biết phân biệt khái niệm “thanh điệu” là hiện tượng ngữ âm với khái niệm “ký hiệu ghi thanh điệu” là hiện tượng văn tự. Thế mà ông còn nói nhảm để cho nhà báo Phạm Ngọc Dương ghi lại và tường thuật như sau:

“Ông (Xuyền - AC) đã vô cùng ngạc nhiên khi đọc được một tài liệu cổ, mà nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ” (…). Ông Xuyền tin rằng, thứ chữ mà người thanh niên đó dạy nhà truyền giáo Bồ Đào Nha là chữ Việt cổ! Điều đó có nghĩa, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt và có công Latin hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ” (“Người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ”, VTC News, 16/4/2011).

Ông Xuyền khéo kể chuyện hoang đường. Cậu thiếu niên người Đại Việt chỉ dạy nói, dạy tiếng cho A. de Rhodes chứ làm gì có dạy cho ông ta “bộ chữ cổ của người Việt”, một bộ chữ ma. “Tài liệu cổ” mà ông Xuyền khoe là mình đã đọc được chính là một tình tiết trong quyển Voyages et Missions, in tại Paris năm 1653. Quyển này đã được Hồng Nhuệ dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Hành trình và Truyền giáo do Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM ấn hành năm 1994. Còn ông Xuyền đã đọc được ở đâu thì chúng tôi không biết. Nhưng A. de Rhodes chỉ kể như sau:

“Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng cậu có trí thông minh biết những điều tôi muốn nói. Và thực thế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa” (Sđd, Hồng Nhuệ dịch, tr.56).

Vậy chính cậu bé mới là người học chữ Tây chứ không phải dạy chữ ta cho A. de Rhodes (Chữ “nòng nọc” ở đâu mà dạy, ngoài chữ Nôm?). Nhưng theo ghi nhận của Phạm Ngọc Dương trong bài đã dẫn, ông Xuyền còn đi xa hơn:

“Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền nhận thấy, đó là nhiều ký tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ. Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương đối giống chữ Việt cổ đã dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn bản Quốc ngữ ngày nay”.

Chữ Việt cổ của ông Xuyền là một thứ chữ ma, có ông cố đạo nào biết đến hoặc nhìn thấy! Nói bừa như ông Xuyền thì có khác gì chửi vào mặt các nhà nghiên cứu chân chính. Nhưng nhảm nhí nhất là chuyên sau đây cũng do Phạm Ngọc Dương ghi trong bài trên:

“Sau 50 năm nghiên cứu chữ Việt cổ, thời đại Hùng Vương, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giờ đã đọc thông, viết thạo chữ Việt cổ. Ông có thể nói luôn cả tiếng của người Việt cổ xưa. Ông Xuyền nói vui rằng, nếu có phép thần thông quảng đại, hoặc cỗ máy vượt thời gian, đưa ông về thời Đông Sơn, ông có thể dễ dàng giao tiếp với người Việt thời kỳ đó”.

Ngôn ngữ bình dân gọi đó là bốc phét. Ít nhất ông Xuyền cũng phải có một số văn bản, ít nữa là một vài, tối thiểu cũng là một, được các nhà khoa học, trước nhất là các nhà khảo cổ học và các nhà sử học xác nhận về tuổi thọ của nó; (những) tài liệu này phải được viết bằng thứ chữ giống y như những chữ trong cái bảng mà ông đã đưa ra. Đó là điều kiện tiên quyết. Đằng này, một tờ giấy lận lưng đúng theo điều kiện đó ông cũng không có… Ông chỉ có bảng chữ “Việt cổ” mà ông đã chế biến trong 50 năm từ những tư liệu bằng chữ Thái! Ấy thế nhưng ông Xuyền lại có nhiều “học trò”. Xin hãy nghe Phạm Ngọc Dương tường thuật và phát biểu cảm tưởng:

“Tôi nhớ mãi cái buổi tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi ở phố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), vào cuối năm 2007, ông giáo già người Phú Thọ (ông Xuyền - AC), đã thuyết trình cả buổi trước 40 nhà khoa học, toàn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà sử học, ngôn ngữ học, văn học nước nhà. Lúc thì trên máy chiếu, lúc trên bảng đen, ông như thầy giáo của thời xưa cũ, và các nhà khoa học lớn của nước nhà, như những học trò, ngồi nghe ông thuyết giảng về một loại ký tự lạ. Loại ký tự lạ ấy không phải của người ngoài hành tinh, mà chính là của tổ tiên chúng ta!” (“Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt”, VTC News, 12/4/2011).

Nhà báo Phạm Ngọc Dương đã lên đồng như thế còn chúng tôi thì nghĩ rằng cử tọa của ông Xuyền chỉ giữ thái độ lịch sự cần thiết trong khi ông thuyết trình mà thôi. Chứ nếu họ thực sự là những người học trò ngoan của ông thì - chúng tôi băn khoăn - không biết rồi đây học thuật của nước nhà sẽ đi về đâu!

A.C

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy là ông An Chi viết xong rồi đấy hả? Ông ta đặt vấn đề:

Chứ nếu họ thực sự là những người học trò ngoan của ông thì - chúng tôi băn khoăn - không biết rồi đây học thuật của nước nhà sẽ đi về đâu!

Chình độ học thuật nước nhà khi nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chưa được chính thức công nhận, đi đến đâu thì báo chi đã thống kê rồi: dưới trung bình trên thế giới. Cái này báo nói chứ không phải tôi. Ông cứ lên cái gugo chấm cái học thuật nước nhà là bít liền à!

Tôi thấy mấy chục năm trước ông An Chi đóng góp nhiều cho học thuật nước nhà đấy. Lại còn cả "hầu hết những nhà khoa học trong nước" xúm lại phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt nữa chứ.

Lúc nào rảnh tôi sẽ phân tích cái sai của bài phản biện này của ông An Chi. Vài ngày nữa thôi, Nhanh thì tôí nay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin có một câu hỏi cho Ông An Chi là: Ông có bao giờ tự hỏi vì sao các dân tộc anh em trong nước Việt Nam như dân tộc Mường hay như ông nói là người Thái Đen (hoặc Thái Trắng) lại có chữ viết mà dân tộc Kinh lại không có chữ viết riêng mà phải dùng chữ Hán và chữ Nôm để viết không?

Lại còn đòi bằng chứng khảo cổ nhìn thấy mới tin:

Ít nhất ông Xuyền cũng phải có một số văn bản, ít nữa là một vài, tối thiểu cũng là một, được các nhà khoa học, trước nhất là các nhà khảo cổ học và các nhà sử học xác nhận về tuổi thọ của nó; (những) tài liệu này phải được viết bằng thứ chữ giống y như những chữ trong cái bảng mà ông đã đưa ra. Đó là điều kiện tiên quyết. Đằng này, một tờ giấy lận lưng đúng theo điều kiện đó ông cũng không có…

Đúng là người có chỉ số Bo cao. Buồn 1 phút.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin có một câu hỏi cho Ông An Chi là: Ông có bao giờ tự hỏi vì sao các dân tộc anh em trong nước Việt Nam như dân tộc Mường hay như ông nói là người Thái Đen (hoặc Thái Trắng) lại có chữ viết mà dân tộc Kinh lại không có chữ viết riêng mà phải dùng chữ Hán và chữ Nôm để viết không?

Lại còn đòi bằng chứng khảo cổ nhìn thấy mới tin:

Đúng là người có chỉ số Bo cao. Buồn 1 phút.

Bởi vậy! Tầm nhìn của mấy học "giả" này chỉ giới hạn đến đây! Tôi cũng không buồn phản biện mấy người này. Cha nội này cũng khá nổi tiếng đây - tất nhiên là so với "chính độ "ve chai lông vịt, đồ nát bán"! Nhưng chưa đủ tầm để tôi quan tâm.

Nói ra họ thấy ngu lại tự ái rồi lên tiếng ầm ầm phản đối. Mệt lắm. Nhưng nếu còn viết tiếp và ngu quá thì cũng cần nhắc nhở.

Nếu có cuộc hội thảo về "Chữ Việt cổ" và do TTNC LHDP tham gia chủ trì thì những học "giả" như ông An Chi không thuộc hàng khách mời. Có thể những người mà bộ nhớ ít chữ hơn ông ta, nhưng có khả năng tư duy logic lại là khách mời quan trọng hơn.

Dân tộc Việt Nam sau này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại trong tương lai. Mặc dù nó không phải một siêu cường bá chủ thế giới. Nhưng nền văn hiến Việt sẽ được trân trong, như một thành tố không thể thiếu được của tương lai.

Tất nhiên, nó không phải bắt đầu từ những học "giả" đang qua lo lắng cho "học thuật nước nhà" như ông này và đám tư duy "Ở trần đóng khố".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đây là ông thầy An Chi thường được gọi là học giả tốt nghiệp trung học sư phạm, giống như cụ Đào Duy Anh có bằng Thành chung (lớp 9) đang phang... 50 năm tâm huyêt của một vị thầy khác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là ông thầy An Chi thường được gọi là học giả tốt nghiệp trung học sư phạm, giống như cụ Đào Duy Anh có bằng Thành chung (lớp 9) đang phang... 50 năm tâm huyêt của một vị thầy khác!

Vâng! Cái nhân cách bần tiện và dốt nát của đám học "giả" loại này - khi đắc chí - nó thể hiện ở chỗ: Luôn phản đối những quan điểm trái ý mình. Không cần đếm xỉa luận điểm học thuật. Đưa ra ý kiến chủ quan áp đặt.

Giả dụ người Tày Thái như ông này nói - có chữ viết - và nó giống hệt chữ của bác Xuyền - thì điều đó không có nghĩa luận điểm bác Xuyền sai. Bởi vậy, muốn phản biện phải chỉ ra bác Xuyền sai từ ngay trong luận cứ của bác ấy. Xin lỗi! Loại này không có "chình độ".

Web Lý học Đông phương có thể dung nạp tất cả những phát kiến nhân danh khoa học và có luận cứ. Đúng sai tính sau. Nhưng thật sự khó dung nạp thứ tư duy loại này!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

An Chi không tự nhận là mình là con người siêu việt tinh thông hết mọi thứ nhưng Thiên Sứ lại phản bác An Chi dựa trên giả định An Chi tự nhận mình là người như thế, sau khi chỉ ra một câu trả lời chưa thật thấu đáo của An Chi.thì kết luận luôn An Chi chẳng là cái gì cả. Chủ đề chính ở đây là chữ Việt cổ. Nó có thực hay không? Nếu Thiên Sứ cho là An Chi sai thì sai ở đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

An Chi không tự nhận là mình là con người siêu việt tinh thông hết mọi thứ nhưng Thiên Sứ lại phản bác An Chi dựa trên giả định An Chi tự nhận mình là người như thế, sau khi chỉ ra một câu trả lời chưa thật thấu đáo của An Chi.thì kết luận luôn An Chi chẳng là cái gì cả. Chủ đề chính ở đây là chữ Việt cổ. Nó có thực hay không? Nếu Thiên Sứ cho là An Chi sai thì sai ở đâu?

Ông Thanh Giáp thật lòng muốn biết ông An Chi sai ở đâu thì việc đầu tiên ông hãy chứng tỏ tính chân thực trong thảo luận học thuật, ngay từ nội dung bài viết đầu tiên của ông:

Ông hãy trích dẫn cho tôi đoạn nào tôi "đã phản bác An Chi dựa trên giả định ông An Chi là người siêu việt"? như ông nói? Hay là ông bịa ra ?

Ông cần chứng minh điều ông nói đã!

Nếu ông không trích được điều ông nói là tôi "đã giả định ông An Chi siêu việt", mà chỉ nói phong long vậy, tôi không có gì để tranh luận với ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời buổi này sao lắm kẻ "ngọng hay nói, dốt hay khoe" quá cụ Thiên Sứ nhỉ!

Theo như tôi biết thì tất cả các bài viết này topic không có ai kể cả cụ Thiên Sứ khen ông An Chi là siêu việt cả. Không biết Thanh Giáp lấy câu này ở đâu ra mà nói cụ Thiên Sứ phản biện ông An Chi bằng cách đưa ông AC thành người siêu việt?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời buổi này sao lắm kẻ "ngọng hay nói, dốt hay khoe" quá cụ Thiên Sứ nhỉ!

Theo như tôi biết thì tất cả các bài viết này topic không có ai kể cả cụ Thiên Sứ khen ông An Chi là siêu việt cả. Không biết Thanh Giáp lấy câu này ở đâu ra mà nói cụ Thiên Sứ phản biện ông An Chi bằng cách đưa ông AC thành người siêu việt?

Bởi vậy, mới chỉ có mấy câu trong một topic - cũng chỉ mới có một trang này - mà đã "nhìn gà hóa cuốc", cho rằng tôi đưa ông An Chi lên thành hàng siêu Việt để lấy cớ phản biện. Trong khi hoàn toàn không có lấy một chữ của tôi khen ông ta.

Huống chi là cả một vấn đề hệ trọng - cội nguồn Việt tộc - thì sự dốt nát nó còn đến mức độ thế nào.

Cho nên, tôi chỉ tham gia thảo luận ở cuộc hội thảo khoa học dứt điểm với "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" về Việt sử 5000 năm văn hiến - công khai, minh bạch và trực tiếp trước công luận quốc tế và trong nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

50 năm, 220 ngôn ngữ bị "xóa sổ" ở Ấn Độ

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 11h02' ngày 12/08/2013

Ấn Độ đã mất khoảng 20% số lượng ngôn ngữ trong vòng 5 thập niên, theo khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu và In ấn Bhasha.

Posted Image

Sự biến mất của các ngôn ngữ tại Ấn Độ diễn ra với tốc độ chóng mặt - (Ảnh: Dreamstime.com)

Quốc gia Nam Á này có khoảng 1.100 ngôn ngữ vào năm 1961, nhưng hiện gần 220 loại trong số đó đã biến mất, báo Times of India dẫn lời Ganesh Devy, đồng trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

“Chúng tôi tìm được 780 ngôn ngữ, và có thể mất dấu khoảng 100 ngôn ngữ, nhưng gộp lại cũng được gần 880 loại. Phần còn lại đã biến mất hoàn toàn”, theo chuyên gia Devy.

Hầu hết các ngôn ngữ bị xóa sổ thuộc về những cộng đồng du mục tản mác khắp nước.

Lý do chính dẫn đến sự mất mát đáng tiếc trên là do thiếu sự công nhận, các cộng đồng thiểu số bị chiếm chỗ ở, cái nhìn kỳ thị đối với những dạng ngôn ngữ bị liệt vào loại kém phát triển…

Cuộc kiểm tra vào năm 1961 đã ghi nhận tổng cộng 1.652 ngôn ngữ, nhưng sau đó con số này bị giảm xuống còn 1.100, do ban đầu các chuyên gia gộp luôn các biến thể của nhiều ngôn ngữ vào danh sách.

Theo Thanh Niên

=====================

Mới có năm mươi năm, có đến 220 ngôn ngữ của một số dân tộc bị xóa sổ. Đấy là những dân tộc tộc sống tự do trên đất Ấn Độ.Trong khí đó hàng ngàn năm Bắc thuộc ngôn ngữ Việt vẫn tồn tại chính vì sự phong phú trong nội hàm của nó, khiến nó không thể thay thế bằng một thứ ngôn ngữ từ một nền văn minh thấp hơn.

Tất nhiên về mặt logic thì - khi các dân tộc có nền văn minh thấp hơn có chữ viết tất nhiên dân tộc Việt phải có chữ viết.

Nhưng chính hơn 1000 năm Bắc thuộc đã xóa sổ văn tự Việt. Trong một đế quốc thống trị không thể tồn tại hai văn tự chính thống.

Bác Xuyền đã có công tìm ra chữ Việt cổ, xác định một yếu tố căn bản này theo tiêu chí khoa học. Muốn phản biện bác Xuyền phải chỉ ra sự bất hợp lý ngay trong luận cứ của bác Xuyền.

Rất tiếc! Họ không đủ khả năng để làm điều đó. Hầu hết thế giới này đang sử dụng chữ La Tinh. Nhưng người Việt dùng chữ La Tinh để ký tự hóa ngôn ngữ và truyền đạt ý tưởng thì chữ Quốc ngữ với ký tự La tinh - mà người Việt đang dùng này - không phải là ký tự mô tả tiếng Anh, hoặc La Mã.

Đúng là những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hầu hết thế giới này đang sử dụng chữ La Tinh. Nhưng người Việt dùng chữ La Tinh để ký tự hóa ngôn ngữ và truyền đạt ý tưởng thì chữ Quốc ngữ với ký tự La tinh - mà người Việt đang dùng này - không phải là ký tự mô tả tiếng Anh, hoặc La Mã.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác đã thất bại khi rất muốn La tinh hoá chữ viết của họ chỉ có Việt Nam là thành công trong việc La tinh hoá chữ viết của mình.

Trung Hoa và Nhật Bản không thể đổi sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La tinh mà chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa được dễ dàng, chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam vì số âm tiết của ngôn ngữ họ hạn hẹp.

Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?

Tại sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viếtbiểu ý (ký tự – character) từ Nôm tự (quốc ngữ xưa) sang hệ thống chữ viết biểuâm (chữ cái – letter) dùng chữ cái La tinh (quốc ngữ nay) trong khi các quốcgia đồng văn khác như Trung Hoa, Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên hay Hàn Quốc)thì không?

A. Trước hết, tôi xin được điểm qua một cáchkhái quát về hệ thống chữ viết.

Trên thế giới, có nhiều hệ thống chữ viết khácnhau, nhưng tựu chung lại chỉ có hai hệ thống: chữ biểu âm và chữ biểu ý.

Trong hệ thống chữ biểu âm, mỗi biểu tượng(symbol) hoặc ký hiệu (notation) còn được gọi là ký tự (character), nhưng cácký tự in được (printable character) được sử dụng để đại diện cho mỗi âm hay âmvị còn được gọi là chữ cái (letter). Chẳng hạn như chữ Latin, chữ Ả Rập, chữHindu, hiragana (平假名 Bình giả danh) và katakana (片假名 Phiến giả danh) của Nhật Bản. Bảng chữ cái (alphabet) của một số hệ thốngchữ viết biểu âm là cơ sở để dựa vào đó con người diễn đạt tiếng nói thành từ(word), cụm từ (phrase). Sau đây là các bảng chữ cái tiêu biểu của một số hệ thống:

Latinh: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M,N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z.

Hy Lạp: Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν,Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.

Hebrew: (đọc từ phải sang trái) א, ב, ג, ד, ה, ו, ז, ח, ט, י, כ, ל, מ, נ, ס, ע, פ, צ, ק, ר, ש, ת.

Trong hệ thống chữ biểu ý, mỗi biểu tượng(symbol) hoặc mỗi ký hiệu (notation) còn được gọi là ký tự (character) đại diệncho một từ, hình vị hay đơn vị ngữ nghĩa. Chẳng hạn như chữ Ai Cập, chữ Hán, chữMaya và kanji (漢字Hán tự) của Nhật Bản.

Bảng bộ thủ (部首) của hệthống chữ viết biểu ý Trung Hoa, có thể được coi như Bảng Mẫu tự Trung Hoa(Chinese Main Character Table) bởi lẽ 80% toàn bộ chữ Hán được tạo ra bằngphương thức Hình Thanh (形聲), (hay tượng thanh, hài thanh).Mượn phần âm thanh (聲) của một chữ có sẵn rồi ghép vào mộtbộ (phần hình 形) chỉ ý nghĩa, để tạo ra chữ mới.

Bảng bộ thủ được phân loại thành 214 bộ (mẫu tự). Mỗi bộ thủ mẹ (mẫu tự) này được kếthợp với bộ thủ khác hoặc thêm một số nét để tạo thành một ký hiệu mới (newnotation) hay ký tự (character) mới hay chữ con mới (sub-character). Mẫu tựTrung Hoa được tạo ra dựa theo tám dạng nét cơ bản:

1. Nét ngang: hoành 一 (viết từ trái sang phải) như trong chữ [一 , nhất], (một)

2. Nét sổ thẳng: trực 丨 (viết từ trên xuống dưới) như trong chữ [十 , thập], (mười)

3. Nét phẩy: phiệt 丿(viếttừ trên-trái xuống phải-dưới) như trongchữ [八 , bát],(tám)

4. Nét mác: phật 乁 (viếttừ trên-trái xuống phải-dưới) như trong chữ [入, nhập],(vào)

5. Nét móc câu với 5 dạng khác nhau và khônghoán đổi nhau được: , 亅, 勹, 乚

[hoành câu] nét ngang móc như trong chữ [字 , tự] (chữ)

[sổ câu] nét đứng móc 亅 như trong chữ [小 , tiểu] (nhỏ)

[loan câu] nét cong với móc 勹 như trong chữ [狗 , cẩu], (chó)

[tiết câu] nét mác với móc 乚 như trong chữ [我 , ngã], (tôi)

[bình câu] nét cong đối xứng với móc nhưtrong chữ [忘 ,vong], (quên)

6. Nét gãy: chiết フ

7. Nét xốc: khiêu 冫 như trong chữ [跳 , khiêu], (nhảy)

8. Nét chấm: điểm 丶 (viếttừ trên xuống dưới-phải hoặc trái) như trong chữ [六, lục],(sáu)

Ngoài ra còn một số nét kết hợp không theo chuẩncơ bản. Bao gồm các dạng nét như sau:

[sổ bình câu] nét đứng kết hợp với bình câu và móc như trong chữ [也 ,dã], (cũng)

[phiệt điểm] nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm như trong chữ [女 , nữ],(con gái)

[sổ triệp triệp câu] nét sổ với 2 lần gập và móc như trong chữ [馬 ,mã], (ngựa)

Tuy phân chia chúng ra thành 8 dạng nét cơ bảncho tiện sắp xếp, nhưng trong đó một số nét cơ bản lại có nhiều tiểu dạng khácnhau và các dạng đó không hoán đổi với nhau được. Do vậy, dựa vào thực tế ta cóthể nói Mẫu tự Trung Hoa được tạo ra dựa theo 23 dạng nét (shape) cơ bản.Phương thức Hình Thanh (形聲) gây ra rất nhiều từ đồng âm,người ta phải xem hoặc đọc thêm bằng mắt (vì phần nghĩa do phần hình 形 chỉ định) mới hiểu rõ nghĩa.

Bảng bộ thủ dựa theo số nét (number ofstrokes):

1. 一 丨 丶 丿 乙 亅

2. 二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜卩 厂 厶 又

3. 口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工己 巾 干 幺 广 廴 廾 弋 弓 彐 彡 彳

4. 心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气水 火 爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬

5. 玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示禸 禾 穴 立

6. 竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛舟 艮 色 艸 虍 虫 血 行 衣 襾

7. 見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆里

8. 金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非

9. 面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香

10. 馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼

11. 魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻

12. 黄 黍 黑 黹

13. 黽 鼎 鼓 鼠

14. 鼻 齊

15. 齒

16. 龍 龜

17. 龠

Tuy nhiên, với việc giản thể hoá chữ Hán dochính quyền Trung Quốc khởi xướng sau này nên số bộ thủ tăng thêm 13 bộ nữa. Dođó, bảng bộ thủ (部首) ngày nay gồm 227 bộ thủ (mẫu tự TrungHoa).

B. Tại sao các quốc gia như Trung Hoa, Nhật Bảnvà Cao Ly không đổi hệ thống chữ viễt biểu ý (ký tự – character) sang hệ thốngchữ viết dùng chữ cái La tinh, duy chỉ có Việt Nam?

Tiếng Trung Hoa, Nhật, Cao Ly và Tiếng Việt Nồm(post-Nôm) là những tiếng đơn âm nên đều mắc phải một trở ngại chung là có nhiềuchữ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa (đồng âm dị nghĩa). Trung Hoa và NhậtBản không thể đổi sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La tinh mà chỉ để phiênâm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa được dễ dàng, chứ không thay thế hẳnnhư trường hợp Việt Nam vì số âm tiết của ngôn ngữ họ hạn hẹp.

Tiếng Bắc Kinh, Phổ Thông hay Quan Thoại chỉcó 1.300 âm, để giải quyết vấn đề đồng âm dị nghĩa do số âm tiết hạn chế ngườiTrung Hoa phải chế ra vô số ký hiệu hay ký tự (character) khác nhau để phân biệtý nghĩa của chúng dựa vào phương thức Hình Thanh là chính. Chẳng hạn, một tiếnghay một âm “hoàng”, trong Hán tự có 17 ký tự (character) khác nhau để ghi 17nghĩa khác nhau (đồng âm dị tự dị nghĩa), âm “kỳ” có 22, âm “hoa” có 10… Họ cốgắng giải quyết vấn đề đồng âm bằng cách ghép hai hay ba ký tự với nhau — tuynhiên có rất nhiều từ mới gồm hai hoặc ba ký tự hợp thành này, lại cũng thườngcó nhiều nghĩa. Do đó với hệ thống chữ viễt biểu ý, Tiếng Trung Hoa phải dùng227 bộ thủ (部首) hay mẫu tự Hán để tạo ra 3.000 ký tự cơ bản (basic Chinese character) để ghi lại hơn 50.000 từ (word), trong khi đóTiếng Việt dùng 29 ký tự (chracter) hay chữ cái (letter) hoặc Tiếng Anh chỉdùng 26 ký tự hay chữ cái cũng để ghi một lượng từ tương đương. Do vậy nếukhông thuộc mặt chữ và biết rõ nghĩa của 3.000 ký tự cơ bản (basic Chinesecharacter) của mỗi thời đại thì không thể nói và hiểu rành rọt được Tiếng Hán củathời đại đó.

Tiếng Nhật do chỉ có 120 âm, 5 nguyên âm, nênđồng âm dị nghĩa rất nhiều, nếu viết bằng La Tinh thì không rõ nghĩa. Nhật ngữhiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩacơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để bổ túc ý nghĩa và ngữ pháp Nhật.Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (gairaigo外來語, ngoại lai ngữ).

Người Cao Ly dùng chữ ký âm, được gọi làHangul (한글) hay Chosŏn’gŭl (조선글) của riêng họ, tuy thoạt nhìn có vẻ giống Hántự ở một khía cạnh nào đó, nhưng thật ra họ chỉ dùng 24 ký tự giống như bảng chữcái La Tinh để ký âm tiếng Cao Ly. Do đó, thực sự mà nói là chỉ có Trung Quốcvà Nhật Bản là sử dụng hệ thống chữ viễt biểu ý.

Tiếng Việt có thể đổi sang hệ thống chữ biểuâm La tinh để ghi âm nhờ vào sự phong phú về phát âm. Mỗi tiếng nói là do mộtâm tiết kết hợp với một thanh mà tạo thành. Tiếng Việt có khoảng 15.000 âm nênít bị trường hợp chữ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa (đồng âm dịnghĩa). Để có thể ghi lại số lượng âm khổng lồ này, chưa kể f, j, w, z, chúngta dùng 29 ký tự (printable character) hay chữ cái (letter) bao gồm 12 nguyên âmgồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y; 17 phụ âm gồm b, c, d, đ, g (gh), h, k.l, m, n, p. q, r, s, t, v, x. Như vậy vẫn chưa đủ, ngoài ra ta còn có 3 bánnguyên âm đôi iê, ươ và uô; 9 phụ âm đôi (consonant digraph) gồm ch, gi, kh, ng(ngh), nh, ph, qu, th, tr, cộng thêm sáu thanh điệu (tone) được ghi bằng các dấuthanh (accent mark) gồm thanh ngang (không dấu), dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấusắc và dấu nặng. Thế mới thấy số lượng âm thanh của Tiếng Việt phong phú vàgiàu chất nhạc vô cùng. Do nhu cầu giao tiếp quốc tế cũng như ghi lại nhiều kiếnthức mới, khoa học mới. Khuynh hướng đưa thêm các chữ cái F, J, W, Z được dùngđể phiên âm tên, địa danh tiếng nước ngoài và dùng trong lĩnh vực khoa học nhưhoá học, vật lý học, toán học… dần dần được nhiều người ủng hộ.

Ngoài ra, vấn nạn “đồng tự, đồng âm nhưng dịnghĩa” đối với Tiếng Hán là một bài toán nan giải, thế nhưng đối với Tiếng Việt,chúng ta có thể giải quyết một cách triệt để được vấn đề “chữ viết giống nhau,đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa” nhờ thoát ra khỏi sự trói buộc, đóngkhung trong phép lục thư (六書) của Trung Hoa và thay vào đóbằng cách ghép các từ đơn căn bản thành nhiều từ kép mới, cũng như nhiều tiếngmới bằng những nguyên tắc, phương thức mới linh động:

1. Láy từ

Ví dụ:

Trắng tinh, trắng toát, trắng xoá

Đen đúa, đen nghịt, đen ngòm, đen xì.

2. Đồng kết: ghép (kết hợp) từ thuần Việt vớitừ Nho Việt có cùng nghĩa (đồng nghĩa)

Ví dụ:

Hát xướng: hát (Việt), xướng (Nho).

Trắng bạch: trắng (Việt) + bạch (Nho)

3. Dị tự: sử dụng chữ cái I hoặc Y tạo ra từ mới

Ví dụ:

Lí trong “lí nhí” khác với lý trong “lý tưởng”

Kì trong “kì cọ” khác với kỳ trong “kỳ ngộ”,“kỳ tích”

4. Tạo tân từ hoàn toàn mới dựa vào dấu thanh

Ví dụ:

thẹ số: number tag, thẻ tín dụng: credit card

siếu: meta, siêu: super

Tóm lại, Tiếng Việt có thể đổi sang hệ thốngchữ biểu âm La tinh để ghi âm nhờ vào sự phong phú về phát âm và nhờ vào số lượngchữ cái dồi dào, 12 nguyên âm (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 3 bánnguyên âm đôi (iê, ươ và uô), 17 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g (gh), h, k. l, m, n,p. q, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr),cộng thêm sáu thanh (thanh ngang (không dắu), dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấusắc và dấu nặng) để có thể ghi lại số lượng âm khổng lồ này. Hy vọng một ngàynào đẹp trời nào đó, các chữ cái F, J, W, Z được chính thức thêm vào bảng chữcái Tiếng Việt để phiên âm tên, địa danh tiếng nước ngoài và dùng trong lĩnh vựckhoa học như hoá học, vật lý học, toán học… thì quá tuyệt vời. Thêm vào đó nhờthoát ra được sự trói buộc trong phép lục thư (六書) củaTrung Hoa, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ ghép mới bằng những nguyên tắc mớilinh động hơn, giảm thiểu được vấn đề đồng âm, đổng tự và góp phần làm trongsáng Tiếng Việt.

Đặng Hải Nguyên

http://thuatngu.tieng-viet.org/

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Xuyền đã chứng minh rằng:

Bộ mẫu tự Khoa Đẩu chính là bộ mẫu tự phân loại thuộc nhóm Hebrew . Tính gần gũi của những ký tự ghép âm này giữa hệ thống Latin và Hebrew là cơ sở để chuyển đổi giữa ký âm latin cho tiếng Việt. Bác Xuyền đã chứng minh rằng: Trong một cuốn sách cổ là cuốn tự điển của một giáo sĩ phương Tây truyền đạo ở Việt Nam thê kỷ thứ XV, có những ký tự Khoa Đẩu cùng với ký hiệu chữ Latin.

Những kẻ chưa xem hết những luận cứ của bác Xuyền đã nhảy dựng lên phản đối - làm như cháy nhà họ đến nơi, khi "chẳng may" có người chứng minh được dân tộc Việt có chữ Viết từ thời Hùng Vương.

Muốn phản biện bác Xuyền phải chỉ ra cái sai trong mối liên hệ giữa các luận cứ của chính bác ấy.

Tôi đang chờ cái "cơ sở khoa học" của ông Phan Huy Lê quan niệm thế nào. Nếu tôi trong hoàn cảnh của ông ta, có người chất vấn và đối thoại thì ít nhất tôi cũng phải viết một tiểu luận làm sáng tỏ nội hàm ý nghĩa của điều mà tôi đã nhân danh để phủ nhận người khác. Tức là làm sáng tỏ nội hàm khái niệm "cơ sở jkhoa học".

Còn như ông An Chi, tôi chưa bao giờ coi ông ta là người siêu việt trong ít nhất topic này và trong web này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Xuyền đã chứng minh rằng:

Bộ mẫu tự Khoa Đẩu chính là bộ mẫu tự phân loại thuộc nhóm Hebrew . Tính gần gũi của những ký tự ghép âm này giữa hệ thống Latin và Hebrew là cơ sở để chuyển đổi giữa ký âm latin cho tiếng Việt. Bác Xuyền đã chứng minh rằng: Trong một cuốn sách cổ là cuốn tự điển của một giáo sĩ phương Tây truyền đạo ở Việt Nam thê kỷ thứ XV, có những ký tự Khoa Đẩu cùng với ký hiệu chữ Latin.

Những kẻ chưa xem hết những luận cứ của bác Xuyền đã nhảy dựng lên phản đối - làm như cháy nhà họ đến nơi, khi "chẳng may" có người chứng minh được dân tộc Việt có chữ Viết từ thời Hùng Vương.

Muốn phản biện bác Xuyền phải chỉ ra cái sai trong mối liên hệ giữa các luận cứ của chính bác ấy.

Tôi đang chờ cái "cơ sở khoa học" của ông Phan Huy Lê quan niệm thế nào. Nếu tôi trong hoàn cảnh của ông ta, có người chất vấn và đối thoại thì ít nhất tôi cũng phải viết một tiểu luận làm sáng tỏ nội hàm ý nghĩa của điều mà tôi đã nhân danh để phủ nhận người khác. Tức là làm sáng tỏ nội hàm khái niệm "cơ sở jkhoa học".

Còn như ông An Chi, tôi chưa bao giờ coi ông ta là người siêu việt trong ít nhất topic này và trong web này.

Đồng ý với bạn Thiên Sứ, tôi thấy chữ Việt bác Xuyền công bố có những nét "hao hao" với chữ Hebrew của người Do Thái cổ, chữ Hebrew có thể xem là 1 trong những ngôn ngữ xa xưa nhất của loài người, chú ý rằng đây là những chữ tượng âm chứ k phải tượng hình như chữ Hán, nên nhìn 1 số chữ ta không thể hình dung, giả mã ra được, cần phải có sự so sánh đối chiếu, qui luật phát âm để so sánh với các ngôn ngữ loại tương tự, chứng minh được điểm khác biệt của chữ Việt cổ so với các ngôn ngữ đó

Nếu được ta cũng có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia về ngôn ngữ Hebrew xem, biết đâu sẽ có khá nhiều điều thú vị đấy

@Bạn An Chi: nếu bạn để ý kĩ sẽ thấy tiếng Anh cũng có sự vay mượn của nhiều ngôn ngữ khác như Pháp, Latinh, Hi Lạp... nhưng nó vẫn là tiếng Anh vì nó có sự khác biệt, độc lập, riêng biệt.

@Bạn An Chi: Nếu bạn đã quen với các chữ Hán thì nhìn vào các chữ như Campuchia, A Rập hay Hebrew bạn sẽ thấy nó là chữ ma (đó là thực ra do bạn k quen thôi), nhưng nếu bạn nói vậy trong 1 buổi hội thảo khoa học bạn sẽ nhận được cái nhìn + ánh mắt + thái độ của các nhà khoa học khác như nào ngay đấy, còn đối với người thường có thể bạn sẽ bị ăn vài cái tát đấy.

Nói chung ta phải có môi trường phản biện 1 cách khách quan, khoa học về chữ Việt cổ, không chơi trò bỏ bóng đá người hoặc có những ý kiến, thái độ không đúng mực của 1 nhà khoa học, phản biện.

Về chữ Thái ta cũng chưa đủ căn cứ để nói rằng đây là thứ chữ hoàn toàn do dân tộc Thái tạo ra, lúc chiến tranh loạn lạc không loại trừ những người Việt phải lánh nạn lên những nơi miền núi xa xôi hẻo lánh để bảo toàn tính mạng. Tại đây có thể họ có thể truyền bá chữ Việt cổ cho người Thái hoặc thêm bớt vào chữ viết người Thái (nếu đang tồn tại) những nét, từ ngữ của người Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về chữ Thái ta cũng chưa đủ căn cứ để nói rằng đây là thứ chữ hoàn toàn do dân tộc Thái tạo ra, lúc chiến tranh loạn lạc không loại trừ những người Việt phải lánh nạn lên những nơi miền núi xa xôi hẻo lánh để bảo toàn tính mạng. Tại đây có thể họ có thể truyền bá chữ Việt cổ cho người Thái hoặc thêm bớt vào chữ viết người Thái (nếu đang tồn tại) những nét, từ ngữ của người Việt.

Chắc quí vị còn nhớ vào thời 1945/ 1946. Cả nước xuất hiện phòng trào "Bình dân học vụ" - phong trào này lặp lại vào năm 1954 - 1958. Đại để vậy. Nguyên nhân: 80% dân số Việt Nam mù chữ. Vấn đề đặt ra: Dân tộc Việt vào thời điểm đó có 25.000. 000 người. 80% Tức là có khoảng 20T người mù chữ. Cả một dân tộc vào thời đại văn minh và thuộc dân tộc văn minh như vậy, mà có đến 20T người mù chữ - hay nói cách khác: Họ không sử dụng chữ trong sinh hoạt đời sống. Vậy dân tộc Thái - mà một số người "nhảy dựng" dẫn chứng phản biện, khi có người phát hiện Chữ Việt cổ - xuất phát từ nhu cầu gì để thanh lập riêng cho mình cả một hệ thống ký tự ngôn ngữ "giông " hệ thống chữ của bác Xuyền? - Khi mà những sinh hoạt trên vùng cao của đồng báo Thái - đơn giản hơn so với sinh hoạt của dân tộc Kinh.

Bởi vậy, hiện tượng chữ Khoa Đẩu của đồng báo Thái chỉ có thể giải thích rằng:

Đấy là hệ thống chữ Việt cổ của một quốc gia còn lại trong dân tộc Thái - chưa bị xóa sổ, sau hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử.

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học. Tiêu chí khoa học là chuẩn mực để xác định tính chân lý của hệ thống chữ Việt cổ của bác Xuyền,trong hệ thống luận cứ của bác Xuyền chứng minh điều này.

Bởi vậy, muốn chứng minh bác Xuyền sai - thì - phải chi ra cái sai trong hệ thống luận cứ của bác ấy, Chứ không phải nhảy dựng như cháy nhà khi có người chứng minh Việt tộc có chữ viết từ thời thương cổ. và áp đặt một sự hiểu biết chủ quan của mình, phủ nhận gần như trắng trợn.

"Thiên tài không đi lẫn với đàn cừu". Đấy là hẳn giáo sư Ngô Bảo Châu nói.

Còn tôi thì hồi nhỏ hay xem chuyện thiếu nhi với những con vật được nhân cách hóa - cho nên phát biểu có tính hình tượng rằng:

"Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Tất nhiên trong đám ếch đó, cũng có con to, con nhỏ.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những kẻ sinh ra chỉ cần học hết lớp một, đọc và học 24 chữ cái,lên lớp ba là đọc báo, đọc truyện thiều nhì....cứ tưởng để thiết lập một hệ thống chữ Viết cho cả một dân tộc là chuyện - dễ như hồi học lớp 1. Xin lỗi. Đấy là thứ tư duy của con ếch. Bác Xuyền không phải là thiên tài khi tạo ra cả một hệ thống chữ viết cho dân tộc Việt dựa vào hệ thống chữ Viết của dân tộc Tày Thái - nếu như hệ thống chữ viết mà bác Xuyền công bố không phải của chính dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước.

Tôi thí dụ: Ngay bây giờ Bộ Giáo Dục VN có ra quyết định: Tất cảc các chữ có "ng" đổi thành "nh" và ngược lại, thì nó có thể bị bắt buộc phải thực hiện ở trong lớp học và ở các quan hệ văn bản hành chính. Nhưng nó sẽ không thể trở thành phổ biến trong vòng vài chục năm.

Vậy thì một hệ thống chữ Viết phù hợp với tất cả những tiêu chí cho ngôn ngữ của cả một dân tộc, không phải là điều bác Xuyền có thể tự nhiên chuyển dễ dàng từ chữ Tày Thái sang chữ cổ Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết mà tôi đưa lên trong topic này có vẻ như không liên quan đến Chữ Việt cổ. Nhưng tôi hy vọng quí vị còn ghé qua topic này so sánh di vật tìm được ở Jerusalem với bảng chữ Việt cổ mà bác Xuyền phát hiện được, chúng ta sẽ thấy có nhiều nét tương đồng.

=======================

Tìm thấy bút tích lời nguyền ma thuật 1700 năm tuổi

Thứ Tư, 30/10/2013 - 01:48

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một tấm bảng khắc lời nguyền hơn 1700 năm tuổi trong một khu nhà La Mã ở thành phố David, Jerusalem.

Một tấm bảng chì có niên đại cách đây 1700 năm và có thể được viết bởi một thầy phép vừa được tìm thấy trong một khu nhà đổ nát ở Jerusalem. Posted Image

Tấm bảng chì khắc lời nguyền có niên đại 1700 tuổi được tìm thấy tại Jerusalem.

Địa điểm này được khai quật ở khu vực được gọi là "Thành phố của David", Jerusalem, nơi con người đã sinh sống ít nhất từ 6000 năm nay.

Posted Image

Khu nhà tại thành phố Jerusalem, nơi tìm thấy bút tích ghi lại lời nguyền cổ xưa.

Các đoạn chữ được viết bằng tiếng Hy Lạp, trong đó một phụ nữ tên là Kyrilla đã gọi tên 6 vị thần để đặt lời nguyền lên người có tên Iennys: "Ta đánh xuống và đóng đinh lưỡi, đôi mắt, cơn giận dữ, sự chống đối của Iennys", một phần lời nguyền được dịch ra. Kyrilla xin các vị thần bảo đảm "hắn không chống lại, và không thể nói hay làm gì bất lợi cho Kyrilla ..."

Posted Image

Posted Image

Nội dung của tấm bảng là lời nguyền rủa viết bằng tiếng Hy Lạp

Để hoàn thành mục đích, Kyrilla đã kết hợp các yếu tố từ 4 tôn giáo khác nhau- Robert Walter Daniel ở Đại học Cologne cho biết. Trong 6 vị thần, có bốn vị thần Hi Lạp (Hermes, Persephone, Pluto và Hecate), một vị thần Babylon (Ereschigal) và một vị thần Gnostic (Abrasax). Ngoài ra, các đoạn chữ còn có những từ ngữ ma thuật như "Iaoth" có nguồn gốc từ tiếng Do Thái.

Lời nguyền này có thể đã được tạo ra bởi một thầy phép chuyên nghiệp, người đã sử dụng búa và đinh để thực hiện các nghi lễ nhằm tăng tính hiệu quả cho lời nguyền. "Việc đóng đinh là một cách điều khiển người bị nguyền rủa", Daniel cho biết thêm.

Kyrilla và người bị nguyền rủa đều là những người trong tầng lớp trung lưu hay thượng lưu của La Mã. Nhiều khả năng là họ đã dính vào một vụ kiện cáo do tấm bảng này có những đặc điểm giống các tấm bảng được tìm thấy ở đảo Síp, vốn là vật dụng đã từng được sử dụng trong các vụ kiện. Thêm vào đó, từ ngữ trong đoạn văn bản này gợi tới các vấn đề kiện tụng.

Tấm bảng được khai quật ở phía Tây Bắc một khu nhà. Căn phòng đặt tấm bảng đã bị sập hoàn toàn, nhưng các hiện vật khai quật được quanh đó có thể cho biết về nội thất của căn phòng khi nó còn được sử dụng. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa được rõ mục đích của căn phòng này. Tuy nhiên, nhân vật Iennys có thể có liên quan nhiều tới mức tấm bảng nguyền rủa này được cố tình đặt trong chính căn phòng đó. "Do lời nguyền nhắm tới Iennys, nó có thể được giấu ở nơi ông ta hay tới", Daniel cho biết thêm. Có thể Iennys sống hoặc làm việc ở khu nhà này hoặc ở gần khu vực có căn phòng đó.

Phan Hạnh

Theo News Discovery

=======================

Bài viết mà tôi đưa lên trong topic này có vẻ như không liên quan đến Chữ Việt cổ. Nhưng tôi hy vọng quí vị còn ghé qua topic này so sánh di vật tìm được ở Jerusalem với bảng chữ Việt cổ mà bác Xuyền phát hiện được, chúng ta sẽ thấy có nhiều nét tương đồng:

Posted Image

Nội dung của tấm bảng là lời nguyền rủa viết bằng tiếng Hy Lạp

Posted Image

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy mối liên hệ của nền văn minh Việt cổ với một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất này. Do đó, nền văn minh đó đã để lại nhưng dấu ấn trên những ký tự ngôn ngữ trong những nền văn minh cổ xưa trong lịch sử văn minh nhận thức được của của tri thức khoa học hiện đại.

Nếu không thì chỉ còn cách giải thích là: Người Hy Lạp đã sử dụng ký tự của người Việt cổ làm phong phú cho chữ viết của họ. Bởi vì những ký tự có nét tương đồng này có sau chữ Việt cổ đến 500 năm. Híc!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bí ẩn văn tự Champa trong động Phong Nha
24/07/2015 13:13 GMT+7
 

TT - Đã 116 năm kể từ khi nhà truyền đạo người Pháp Léopold Cadière phát hiện những dòng chữ Champa cổ viết trên vách đá nằm sâu trong động Phong Nha (Quảng Bình). 

 

122578a9.jpg

Chữ Champa cổ viết trên vách đá trong động Phong Nha - Ảnh: Lam Giang

 

Đến nay những con chữ đó vẫn là sự bí ẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Mới đây nhất, từ ngày 11 đến 
14-7-2015, một nhóm chuyên gia ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême - Orient, Pháp) đã đến động Phong Nha nghiên cứu những dòng chữ Champa viết trên vách thạch nhũ ở hang Bi Ký mà 116 năm trước cũng do chính người Pháp phát hiện.

Một thánh đường Champa?

Theo tài liệu của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tại thời điểm cuối năm 1899 giáo sĩ L. Cadière đến Quảng Bình ngoài chức trách truyền giáo ở vùng dân cư Cổ Lạc và Cổ Giang còn có thú ham thích khám phá, vì vậy ông đã vào động Phong Nha với mục đích nghiên cứu, khảo sát.

Chỉ bằng một chiếc thuyền độc mộc của người dân bản địa, ông đã len lỏi vào sâu trong động Phong Nha đến hơn 600m.

Tại điểm cuối của động lúc đó, ông phát hiện văn bản này và một số di tích cổ như bàn thờ, bệ thờ, gạch nung, mảnh gốm, mảnh sành, đĩa...

Tháng 12-1899, L. Cadière viết thư gửi giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ là Louis Finot, báo tin về những phát hiện quý báu trong động Phong Nha. Thư có đoạn: “Những gì còn lại đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích không ít cho khoa học”. Chính từ phát hiện này của L. Cadière trong động Phong Nha mà khu vực hang có văn bản này được đặt tên là Bi Ký như đang gọi ngày nay.

Đến đầu thế kỷ 20, có thêm các nhà thám hiểm và học giả người Pháp, Anh đến động Phong Nha như Barton (năm 1924), Antonie (1928), M. Bouffie (1929), Pavi, Goloubew, Finot... Các nhóm này phát hiện thêm nhiều di vật Champa như tượng đá, tượng Phật, đá, gạch Champa, bài vị, mảnh gốm... Với 97 chữ Champa viết trên vách đá trong động Phong Nha, ngay từ chuyến khảo sát đầu thế kỷ 20 ông Pavi - học giả người Pháp - cũng cho rằng rất khó đọc, khó để viết phỏng lại chính xác.

Cuối cùng ông Pavi chỉ nhận ra được một chữ và ông cho rằng đó là “capimala”. Sau này, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, nếu đúng là chữ “capimala” thì đó là tên một vị la hán, tổ thứ 13 của Phật giáo.

Tháng 7-1995, qua nghiên cứu và khảo sát động Phong Nha, giáo sư Trần Quốc Vượng và nhóm cộng tác viên ở Viện Khảo cổ học Hà Nội nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Các dấu tích ở hang Bi Ký cho thấy rất có thể đây là một thánh đường Champa từ thế kỷ 9 - 11.

Cần thời gian giải mã

Tháng 3-2008, một đoàn nghiên cứu của các nhà khoa học VN và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích văn tự trong động Phong Nha là theo dạng chữ sanskrit phối hợp với dạng chữ Champa cổ. Trong bài nghiên cứu về Phật giáo Champa và vị trí của vùng đất Quảng Bình dưới triều đại Indrapura (thế kỷ 9 - 10), nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - nguyên phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại Huế - cho rằng những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu Việt - Nhật đã hé lộ nhiều thông tin đáng quan tâm nhằm làm rõ thêm di tích Phật giáo Chăm trong thạch động thuộc di sản thiên nhiên thế giới.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Khắc Thái (Quảng Bình) cho biết chuyện giải mã chữ viết của người Champa trong động Phong Nha là khá nan giải “vì có những ngôn ngữ đã chết, hoặc có sự biến ngữ, hoặc có loại ngôn ngữ được thần thánh hóa khi viết cho bí ẩn trong tôn giáo”.

Qua khảo sát và nghiên cứu bước đầu, giáo sư Arlo Griffiths của Trường Viễn Đông Bác Cổ cho biết hiện vẫn chưa thể dịch nghĩa được những dòng chữ này có nội dung gì, chỉ khẳng định được chữ viết ở văn bia này là chữ viết của người Champa. Ông nhận định văn bản này được viết vào những năm đầu thế kỷ 11 (cách đây khoảng 1.000 năm).

Đây là lần đầu tiên văn bia trong động Phong Nha được xác định niên đại cụ thể, so với những nhận định trước đó đều có khoảng cách từ thế kỷ 9 - 10 hoặc từ thế kỷ 10 - 11. Sau khi đã khảo sát kỹ, các nhà ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ đã chụp ảnh văn bia để đưa về Pháp nghiên cứu dịch nghĩa và cam kết sẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm mục đích giới thiệu cho du khách tham quan.

 

Còn nhiều văn bản Champa khác 
trong hang Bi Ký

Ngày 18-7, chúng tôi vào lại động Phong Nha. Bây giờ tại địa điểm có văn bản cổ viết trên vách đá, người ta không cho du khách vào tham quan nữa vì lý do nền động ngay tại đó bị sập với một hố sụt khá lớn, rất nguy hiểm.

Anh Trần Thanh Hiền, nhân viên ban quản lý bến thuyền động Phong Nha, chỉ dẫn cho tôi thấy thêm gần 10 điểm có chữ Champa cổ nằm sâu trong hốc khuất sau các vách đá thạch nhũ, ngay bên phải mảng chữ văn bia chính lộ bên ngoài vách đá.

Như vậy về chữ Champa cổ có trong động Phong Nha, lâu nay du khách chỉ được chiêm ngưỡng một phần nhỏ những gì có trong động.

 

 

 

LAM GIANG

==========================

So sánh mẫu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với ký tự trong động Phong Nha.

tr30.jpg

122578a9.jpg

 

Cái gọi là chữ Champa trong động Phong Nha, giống đến 90% chữ Việt cổ mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày trong các cuộc hội thảo khoa học????!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ bạn Thiên Sứ cái vụ này. Mình phát hiện có 1 số lượng rất lớn các chữ Hán có đồng thời cả quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và văn hóa với từ thuần Việt, chi tiết trong link này (có 1 số chữ mình đoán sai nhưng chưa kịp sửa):

https://mega.co.nz/#F!URhThQgK!gyjOCyQs0gpN3J1jm_Eqhw

Đại loại, mình thấy trong con chữ Hán nào cũng hoàn toàn có 1 âm Việt (chứ không phải âm Hán Việt nhé).

Theo suy đoán của mình, ngày xưa người ta dùng đồng thời cả chữ phát âm lẫn chữ tượng hình. Lý do rất đơn giản: nước mình xưa giờ đều đa dân tộc. Chưa kể cách biệt giữa các phương ngữ ngày xưa khá xa so với bây giờ. Ngoài ra cả 2 thứ chữ đều có ưu ngược điểm riêng, phải kết hợp cả 2 thì may ra mới đáp ứng được yêu cầu gắt gao của người Việt về sự trong sáng ngôn ngữ (rõ ràng, tách bạch, không lẫn lộn các chữ/từ). Sự phức tạp gần như hàng đấu về ngữ âm của tiếng Việt so với các ngôn ngữ trong khu vực mình từng xem qua cũng không nằm ngoài lý do này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ bạn Thiên Sứ cái vụ này. Mình phát hiện có 1 số lượng rất lớn các chữ Hán có đồng thời cả quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và văn hóa với từ thuần Việt, chi tiết trong link này (có 1 số chữ mình đoán sai nhưng chưa kịp sửa):

https://mega.co.nz/#F!URhThQgK!gyjOCyQs0gpN3J1jm_Eqhw

Đại loại, mình thấy trong con chữ Hán nào cũng hoàn toàn có 1 âm Việt (chứ không phải âm Hán Việt nhé).

Theo suy đoán của mình, ngày xưa người ta dùng đồng thời cả chữ phát âm lẫn chữ tượng hình. Lý do rất đơn giản: nước mình xưa giờ đều đa dân tộc. Chưa kể cách biệt giữa các phương ngữ ngày xưa khá xa so với bây giờ. Ngoài ra cả 2 thứ chữ đều có ưu ngược điểm riêng, phải kết hợp cả 2 thì may ra mới đáp ứng được yêu cầu gắt gao của người Việt về sự trong sáng ngôn ngữ (rõ ràng, tách bạch, không lẫn lộn các chữ/từ). Sự phức tạp gần như hàng đấu về ngữ âm của tiếng Việt so với các ngôn ngữ trong khu vực mình từng xem qua cũng không nằm ngoài lý do này.

 

Tôi đã vào đường link mà bạn cho. Nhưng có lẽ mạng chậm nên chưa xem được. Bạn có thể nói rõ hơn quan điểm của bạn về hiện tượng này.

Cảm ơn bạn vì đã quan tâm.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã vào đường link mà bạn cho. Nhưng có lẽ mạng chậm nên chưa xem được. Bạn có thể nói rõ hơn quan điểm của bạn về hiện tượng này.

Cảm ơn bạn vì đã quan tâm.

 

Mình trước có ngại vì quan điểm này rất dễ ăn bom, nhưng suy xét mãi thì chỉ có khả năng lớn nhất:

Việt - Hoa vốn chỉ là 1 mà thôi, sau này mới tách tùm lum.

Cần lật lại chuyện Kinh Dương Vương. Sự tách biệt có lẽ chủ yếu đến từ thời này trở đi. Người Hoa có xu hướng chơi thân với các dân tộc phương Bắc nên ngôn ngữ có xu hướng thiên về phương bắc hơn (ngữ pháp ngược). Còn mình ăn ở với các dân tộc phương Nam là chủ yếu nên ngôn ngữ có xu hướng giống phương nam hơn (ngữ pháp xuôi). Ngay trong tiếng Hoa cũng thể hiện khá rõ: Bạch thoại Quảng Đông có xu hướng nghiêng về ngữ pháp xuôi hơn, mặc dù cơ sở vẫn là ngược. Còn Bắc phương thoại / Quan thoại có xu hướng ngược lại. Ví dụ dễ thấy: "Ngôn ngữ". Hiện chỉ có tiếng bắc Kinh ghi ngược thành "ngữ ngôn". Chứ tiếng Việt với tiếng Nhật (tiếng Nhật thuần túy ngữ pháp lật ngược hoàn toàn so với phương Nam nhé, chứ không ngược nửa phần như tiếng Hoa đâu) đều xài "ngôn ngữ" cả. Các tài liệu tiếng Quảng Đông sau này do ảnh hưởng từ chính sách "Phổ thông hóa" từ đại lục nên mới ghi lại thành "ngữ ngôn" thôi.

Sai lầm lớn nhất của phần đông giới sử học là cho rằng mình triều cống Trung Quốc nên mới chọn Nho học. Thực ra đối với người Việt và người Quảng Đông xưa, tiếng Việt và Bạch thoại như cặp bài trùng vậy. tuy có khu biệt về văn - từ phong, nhưng vẫn hiểu được nhau tối thiểu (lật ngược chữ lại). Khó khăn lớn nhất (cũng gần như duy nhất khi học) của học trò Việt xưa là các sách "thánh hiền". Phần lớn các sách này đã bị Tần Thủy Hoàng hủy nên chủ yếu chỉ có các nhà hậu nho ghi lại. Mà với tình cảnh như triều Hán (Tây -> Đông Hán) thì trình độ ngôn ngữ của các vị lão nho ấy rất đáng ngờ (mấy từ dùng theo quán tính phương bắc thì thôi khỏi nói, nhưng việc chèn hư từ bừa bãi ít nhiều thể hiện hoặc kém học, kém hàn lâm, hoặc chính người chép lại có quá nhiều chần chừ để ghi 1 cách rõ ràng). Mình cũng đọc thử "Cửu chương toán thuật" (thời Đông Hán) rồi, văn phong rất rõ ràng, không lắt léo, tối nghĩa, lạm dụng hư từ như các sách "thánh hiền" thường thấy (Bạch thoại ở miền Bắc Trung quốc từ thời Tống trở đi mới xuất hiện nhiều dần nhé). Chứ thứ tiếng Hoa tượng đối rõ ràng như tiếng Quảng Đông số người biết, thậm chí biết viết rất nhiều. Các dân tộc thiểu số biết hà rầm (vào khoảng thời gian mới giải phóng trở về trước, tiếng Việt vẫn chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc, mà là tiếng Quảng Đông) thì sao dân tộc lắm việc giải quyết như người Kinh lại không biết được chứ.

Trở lại với chữ Việt cổ, thì mình thấy chữ Khoa đẩu (nay người Thái Việt Nam xài, các ngôn ngữ Lào, Thái Lan, Assam,... là các biến thể khá gần) và chữ tượng hình luôn được xài kèm nhau, tùy vào mục đích (kiểu gần như cách của Bác Hồ ấy: Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào,...). Lấy ngắn nuôi dài, dùng chữ khoa đẩu học chữ tượng hình là lợi thế lớn, đảm bảo cho nền tảng dân trí và trình độ sản xuất của Văn Lang sau này. Lý do về sau đến thời phong kiến tự chủ mình không dùng chiêu "phiên âm" này nữa (dù anh em khá thân với người Thái) là thế nào thì mình chắc cần tìm hiểu thêm, vì nó nghịch với truyền thống "học hành có căn cơ" của người Việt từ bao đời nay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Đa Lang và quý vị quan tâm thân mến.

Trước hết, tôi cần khẳng định rằng: Bất cứ ai phản biện hệ thống chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền thì không khác gì phản biện lại tôi. Bởi vì, trong cuộc hội thảo về chữ Việt cổ của ông Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, tôi đã xác định rằng: Sự thành công trong việc nghiên cứu Chữ Việt Cổ của ông, là nét bút cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Do đó, những học giả còn hoài nghi về cội nguồn Việt sử trên thế gian, có thể phản biện các luận điểm liên quan của ông Kim Định, Trần Đại Sỹ...Hà Văn Thùy, Nguyễn Thiếu Dũng ...- là những người có quan điểm tương đồng, tôi cũng không có ý kiến gì. Vì hệ thống phương pháp luận và luận cứ của họ khác xa với tôi. Nhưng riêng với nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền về công trình của ông ta thì tôi có trách nhiệm học thuật để biện minh.

Trong bài viết của bạn thì một sai lầm lớn nhất về học thuật là bạn đã lấy không gian lịch sử hiện tại để phân tích một lịch sử từ hơn hai ngàn năm trước. Bạn viết:

Sự tách biệt có lẽ chủ yếu đến từ thời này trở đi. Người Hoa có xu hướng chơi thân với các dân tộc phương Bắc nên ngôn ngữ có xu hướng thiên về phương bắc hơn (ngữ pháp ngược). Còn mình ăn ở với các dân tộc phương Nam là chủ yếu nên ngôn ngữ có xu hướng giống phương nam hơn (ngữ pháp xuôi). Ngay trong tiếng Hoa cũng thể hiện khá rõ: Bạch thoại Quảng Đông có xu hướng nghiêng về ngữ pháp xuôi hơn, mặc dù cơ sở vẫn là ngược. Còn Bắc phương thoại / Quan thoại có xu hướng ngược lại. Ví dụ dễ thấy: "Ngôn ngữ". Hiện chỉ có tiếng bắc Kinh ghi ngược thành "ngữ ngôn". Chứ tiếng Việt với tiếng Nhật (tiếng Nhật thuần túy ngữ pháp lật ngược hoàn toàn so với phương Nam nhé, chứ không ngược nửa phần như tiếng Hoa đâu) đều xài "ngôn ngữ" cả. Các tài liệu tiếng Quảng Đông sau này do ảnh hưởng từ chính sách "Phổ thông hóa" từ đại lục nên mới ghi lại thành "ngữ ngôn" thôi.

 

 

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Hiện máy tôi có trục trặc về mạng. đang bị chậm. Tôi sẽ trả lời bạn chu đáo - chậm nhất khi tôi về VN.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ừm, đúng là phần này ý của mình bất ổn thật. Còn sự tồn tại của chữ tượng hình kèm theo chữ Khoa đẩu thì mình vẫn cảm thấy khả năng ấy rất lớn, vì có 1 lượng lớn các chữ ấy đều có từ đơn thuần Việt tương ứng về ngữ nghĩa và tương đồng về ngữ âm. Nếu là 1 người bình thường, không dễ ai đi biến ngược 1 từ ngữ có con chữ tiện lợi, khoa học như chữ khoa đẩu ("tự") về là chữ tượng hình ("văn") cả. Còn chữ khoa đẩu và chữ tượng hình có liên hệ tiến hóa thế nào, mình chưa liên hệ gì thêm được, bên cạnh vì hình dạng khó liên tưởng, thì đặc biệt ở phụ âm bảng chữ này có ít nhiều đặc điểm gần giống với tín hiệu nhị phân. Với lại, từ 1 nền văn minh phương Nam phát triển đầy những cơ sở vũng chắc thế này, trải qua các biến cố lịch sử thì chỉ còn dòng "Thái" (1 dòng lớn trong khối Bách Việt) là còn lưu giữ và sử dụng (khoa đẩu) "tự", còn 2 dòng lớn "Hoa" và "Việt" vì sao chỉ còn lưu giữ nửa bên "văn" (chữ tượng hình) thì mình chưa rõ lắm, là do sự phức tạp về cư dân cần đến 1 công cụ vượt qua khoảng cách tiếng nói chăng?

Với các bằng chứng khỏa cổ rộng rãi về dấu tích nền văn minh Văn Lang, thì có thể thấy chữ viết dạng "văn" hay "tự" đều là cần thiết. Tuy không có phương tiện giao thông hiện đai như ngày nay nhưng sự phát triển về giao thông ở người Văn Lang là chắc chắn ít nhiều. Điều này cũng có phần đảm bảo cho khoảng cách giữa các ngôn ngữ không quá xa, mà nếu xa thì cũng "quen tai dễ đoán". Khi này "tự" (chữ Khoa đẩu) phát huy tác dụng. điều này có thể thấy ở các cư dân gần những nguồn nước lớn như sông lớn, biển,... Ngược lại, vùng núi tuy chưa chắc lớn bằng, nhưng điều kiện giao thông bất lợi thấy rõ, như vậy sự cô lập về giao tiếp sẽ lớn hơn. Khi ấy, "văn" (chữ tượng hình) sẽ phát huy tác dụng. Bản thân việc sử dụng đồng thời chữ phát âm lẫn tượng hình thì chí ít trên thế giới có tiếng Nhật. Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp cả "văn" lẫn "tự" sẽ đem lại tính chặt chẽ cao hơn cho ngôn ngữ viết, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho ngôn ngữ, 2 điều này vốn hết sức quan trọng cho các nền văn minh đã phát triển phức tạp như Văn Lang.

Trở lại với vấn đề phản biện chữ Việt cổ. Thực chất mình cũng ... không tính phản biện gì vụ này cả (chấp nhận như tiên đề lâu rồi). Có điều mình nhận được 2 luồng thông tin, nghe có vẻ xung đột nhưng mình lại thấy bổ sung cho nhau như 2 nửa không thể tách rời vậy. Ở giáo sư Hoàng Tuấn (trong cuốn "Văn minh Lạc Việt") và hòa thượng Viên Như (trong cuốn "Người Việt - chủ nhân của Kinh dịch và chữ vuông") đều có đề cập khá rõ rãng về "chủ quyền" của người Việt đối với mấy con chữ tượng hình mà nay hay gọi là chữ Hán. Mình cũng ít nhiều cảm nhận được điều này trước khi mua đọc sách của họ, có điều lúc đó nói mấy ai tin, nên về sau rất mừng khi mua được những sách này. Còn 2 cuốn sách nổi tiếng của Giáo sư Lê Trọng Khánh và nhà văn Khánh Hoài thì tiếc quá, khi có dịp mua thì sách đã bán hết cả rồi. 

Về bằng chứng có kết hợp suy luận để chứng minh cho chữ Khoa đẩu thì ít nhất là dòng chữ trên trống đồng Lũng Cú. Chắc chắn nó không trễ đến thế kỷ 9,10 như học giả An Chi bắt bẻ. Về suy luận thì hầu hết giống nhau: người Thái có nhu cầu xử lý thông tin ít hơn người Việt nhiều lại có chữ, chẳng lẽ người việt không có. Về sự liên hệ chữ thái với chữ viết Ấn Độ thì... mình nhớ không lầm là văn minh người Việt cổ phía tây ít nhất tới bang Assam (nay thuộc Ấn Độ) cơ, chứ đâu phải doi đất phía đông không.

"Khoa đẩu" theo mình có lẽ là danh xưng không chính xác của người Hán đối với các hệ chữ viết phương Nam. chứ hệ chữ viết phương Nam thì theo mình có hai loại: loại tượng hình, có tính chất thiên về hình vẽ, gọi là "văn" (vì nó có nhiều điểm gần giống những đường vằn các trong hình xăm ngày xưa), còn chữ cái là "tự" (tự là âm Hán, chữ là âm Việt).Nếu bạn lấy viết từ "chữ" theo lối khoa đẩu thì hình thể nó với "tự" chữ tượng hình rất giống nhau, mà mình ngờ rằng bộ "miên" là bắt chước giống chữ ch âm thấp, còn chữ "tử" là bắt chước giống ký tự mai cư (tức chữ ư). 

Kết hợp giữa các văn bản tượng hình và các văn bản người Thái còn giữ, có thể thấy: ở chữ tượng hình ta viết dọc như tiếng Hoa, Nhật bây giờ, còn ở người Thái thì viết như cuốn sổ. 2 cách viết này khi kết hợp với nhau sẽ gần như dạng gần giống như khi gõ dòng chữ la tinh vào 1 văn bản tiếng Nhật/Hoa đang ghi dọc vậy

Cũng từ đây có thể giải mã: cách ghi "ngược" cảu người Hoa thực ra vốn là cách ghi sổ của người việt cổ.

Mình không có ý dùng mấy con chữ tượng hình mà phản bác công trình nghiên cứu đáng quý này của nhà văn Khánh Hoài, chỉ mong các nhân vật có chuyên môn học thuật xem xét thêm những di sản của người Việt cổ mà nay đã bị biến thành "của người ta". Cũng giống như bảng chữ khoa đẩu này vậy. Thời Việt Minh lúc đang xóa mù chữ cho các đồng bào Thái, có mấy ai ngờ được ấy là chữ Việt cổ đâu. Mãi sau này nhờ các công trình quan trọng của giáo sư Lê Trọng Khánh và nhà văn Khánh Hoài người ta mới biết ra. cho nên rất mong mọi người xem xét thêm mảng tượng hình này, còn mảng chữ cái thì các nghiên cứu cơ bản đã hoàn thiện rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay