Thiên Đồng

Lý Học Và Những Vấn Đề Liên Quan

4 bài viết trong chủ đề này

Nếu ong tuyệt chủng, cả thế giới sẽ bị đói


Các nhà khoa học cho rằng nếu những loài ong sống trên Trái đất bị chết hàng loạt thì có thể là một thảm họa đối với nhân loại.

Theo Chủ tịch Hội nghị quốc tế của Liên đoàn các Hiệp hội nuôi ong thế giới Apimondia là Gilles Ratia, thì hiện nay mức độ tử vong của ong lên tới một con số rất lớn: từ 20 đến 40%/năm.

Ong là một loài côn trùng rất có giá trị đối với con người. Không chỉ vì chúng cho mật ong, một thực phẩm đồng thời là một dược phẩm quý báu mà chúng còn thụ phấn cho hoa, khi chúng bay từ bông hoa này tới bông hoa khác để hút nhuỵ về “luyện” thành mật.

Posted Image

Ong có thể khai thác mật ở hầu hết các loại hoa, nhờ vậy, tỷ lệ đậu quả tăng lên. Kết quả là ong đóng góp vô giá vào sự tăng năng suất cho tất cả các loại cây.

Tổng kết lại, riêng đối với cây trồng, ong đã hỗ trợ cho khoảng 80% các loại thực vật phục vụ cho đời sống của loài người, chiếm 1/3 khẩu phần ăn của dân số toàn hành tinh. Nếu như bỗng nhiên toàn bộ loài ong trên thế giới biến mất, thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng thiếu nghiêm trọng các sản phẩm thịt và sữa, rau xanh và trái cây.

Vậy mà sự tồn tại của loài côn trùng mang lại lợi ích đến như vậy lại đang bị đe doạ bởi rất nhiều yếu tố do chính con người gây ra: sử dụng thuốc trừ dịch hại hoá học một cách bừa bãi, không chọn lọc, không đúng quy định; tập trung vào việc chuyên môn hoá trong việc trồng trọt (chỉ chú trọng canh tác một loại cây theo kiểu độc canh để mang lại lợi ích nhất thời); duy trì các kỹ thuật nuôi ong theo cách cổ truyền, chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nghề nuôi ong.

Một lý do khác nữa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn ong là xuất hiện các loại ký sinh trùng gây bệnh cho chúng, đặc biệt là bệnh do loài ve bét có tên khoa học là Varroa Oudemans, làm chúng chết hàng loạt mà các nhà khoa học chưa giúp được bao nhiêu trong việc diệt trừ loài ký sinh trùng này.

Nếu không có những biện pháp kịp thời cứu lấy loài ong thì sẽ mang lại những tổn thất nghiêm trọng, thậm chí nạn đói trên quy mô toàn cầu.

Theo Vietnamnet

==========================

Các tác nhân tương tác đều là một yếu tố trong chuổi mắc xích tuần hoàn tương tác, vì vậy khi một yếu tố có tương tác đột biến hay biến mất thì ảnh hưởng từ cục bộ đến tổng thể. Cái này Lý học gọi là mất quân bình âm dương, đã nói từ xưa. Nhà Phật gọi là "một con cá quẩy đuôi cũng động tới tam thiên đại thiên thế giới". Dân gian Việt có câu : "Ăn một miếng, tiếng cả đời".

Vài dòng lạm bàn cho vui.

Thiên Đồng
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 nữ sinh nổi tiếng thế giới nhờ thí nghiệm đơn giản

Thứ tư, 29/5/2013, 15:31 GMT+7

Việc một nhóm nữ sinh ở Đan Mạch thực hiện thí nghiệm để chứng minh rằng sóng điện thoại có thể gây hại cho cây đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học thế giới.

Posted Image
Những hạt gần thiết bị phát sóng (phải) không nảy mầm, còn những hạt không gần thiết bị phát sóng mọc bình thường. Ảnh: MNN.

Mọi việc bắt đầu bằng trải nghiệm trong cuộc sống thực tế. 5 nữ sinh tại trường Hjallerup Skole ở Đan Mạch nhận thấy rằng, nếu các em để điện thoại di động trên giường khi ngủ thì khả năng tập trung vào bài giảng luôn giảm vào sáng hôm sau. Vì thế nhóm thiếu niên nảy ra ý định kiểm tra tác động của sóng điện thoại đối với người. Nhưng vì không có đủ thiết bị để thử nghiệm, nhóm học sinh quyết định chọn đối tượng nghiên cứu là cây, trang Mother Nature Network đưa tin.

Nhóm học sinh đổ hạt cải xoong Lepidium sativum vào 12 khay rồi đặt 6 khay vào một phòng bình thường. Sau đó các em đặt 6 khay còn lại ngay sát hai thiết bị phát sóng Wi-Fi trong một phòng khác. Hai thiết bị phát ra loại sóng giống sóng điện thoại di động.

Posted Image
5 học sinh giành giải thưởng trong một cuộc thi khoa học tại địa phương. Ảnh: MNN.

Sau 12 ngày, nhóm thiếu niên quan sát, đo, cân và chụp ảnh toàn bộ 12 khay. Kết quả cho thấy hạt trong những khay gần hai thiết bị phát sóng không nảy mầm. Thậm chí nhiều hạt trong số đó đã chết. Ngược lại, những hạt trong phòng kia nảy mầm và phát triển bình thường.

Kết quả nghiên cứu của 5 nữ sinh thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới và giúp các em giành giải cao nhất trong một cuộc thi khoa học địa phương.

Kim Horsevad, một giáo viên của trường Hjallerup Skole, nói rằng một giáo sư thần kinh của Viện Karolinska tại Thụy Điển muốn thực hiện lại thí nghiệm của 5 nữ sinh trong môi trường khoa học chuyên nghiệp hơn để kiểm tra mức độ chính xác của nó.

Minh Long

================

Trong Phong thủy Lạc Việt cũng quan sát và tư vấn gia chủ nên tránh xa hay không nên ngồi làm việc nơi có tụ điện lớn, cột điện cao thế hay có đường dây điện cao thế đi ngang qua để tránh những tương tác có hại từ sóng điện. Thí nghiệm của 5 cô gái cho thấy một cách trực quan hơn tác động của sóng điện.

Thiên Đồng

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này mới có những thông tin theo dân gian, chưa có phân tích của các chuyên gia lý học, nên cũng chỉ tạm đưa lên để tham khảo và cần được truy cứu xem xét tập hợp thêm thông tin liên quan.Posted Image

http://nguyensinhhun...y-cau-vuot.html

Kỳ lạ câu chuyện “long mạch” của một cây cầu vượt

Thứ năm, 30/05/2013, 10:10 (GMT+7)

Có nhiều lời đồn đoán rằng TP.HCM xây dựng cầu vượt Thủ Đức theo lời… phán truyền của các thầy phong thủy nên tránh được họa “đứt mạch”. Thực hư câu chuyện này ra sao?

Xa lộ Hà Nội, trước gọi là xa lộ Biên Hòa, được khởi công vào tháng 7-1957 đến tháng 4-1961 thì hoàn thành với chiều dài 32 km, rộng 21 m. Tuyến đường bắt đầu từ ngã tư Hàng Xanh, kết thúc tại ngã ba Bến Đỗ (còn gọi là ngã ba Chợ Sặt vì chợ Sặt, Biên Hòa nằm gần ngã ba này).

“Vong” vì cắt băng khánh thành trật chỗ

Lúc đầu, xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường băng dã chiến cho máy bay quân sự cất/hạ cánh. Đến năm 1971, người ta đặt dải phân cách ở giữa tim để chia đường thành hai chiều riêng biệt. Nhìn từ trên cao, tuyến xa lộ Hà Nội như một con rồng uốn trên vùng đất có cả đồi và trũng, lượn vắt qua cả sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Thời chiến tranh, bên nào nắm được xa lộ Biên Hòa là có thể chế ngự được cả Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ. Thời nay, xa lộ Hà Nội được coi là xương sống, huyết mạch kinh tế của vùng và cả nước.

Posted ImageCầu vượt ngã tư Thủ Đức

Nói về tầm quan trọng của tuyến xa lộ Hà Nội như thế để kể lại chuyện xưa. Chuyện rằng ngày 28-6-1961, tại Thị Nghè, ông Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành, khai thông xa lộ Biên Hòa. Ngày 1-11-1963, anh em nhà họ Ngô bị phe đảo chính giết. Được dịp, các thầy phong thủy, địa lý mới “giở quẻ” ra mà phán rằng: Nhà Ngô “vong” vì khi khánh thành xa lộ Biên Hòa đã đứng ở Thị Nghè để cắt băng là không đúng chỗ, phạm vào luật phong thủy “khởi hạ, thành thượng” (khi khởi công, khởi sự thì chọn nơi thấp; khi nên việc, khánh thành thì chọn nơi cao mà làm lễ!). Vì theo bình đồ (bản vẽ thể hiện mặt chiếu bằng địa hình của một khu vực) thì khu vực Thị Nghè – Hàng Xanh là vùng triền trũng đổ ra sông Sài Gòn, là nơi thấp của cả tuyến xa lộ Biên Hòa. Nơi cao nhất của tuyến chính là khu vực quanh ngã tư Thủ Đức. Vì thế nơi này có tháp điều áp để cấp nước cho cả Sài Gòn và vùng Thủ Đức, Biên Hòa.

“Đỉnh nghinh thiên” và những người “già chuyện”

Theo một cán bộ ngành giao thông công chính, từ sau năm 2005, những người chuyên làm cầu đường bắt đầu tin vào phong thủy, địa lý hơn. Với họ, “thời” (mở rộng xa lộ Hà Nội) đã điểm và “thế” (nghinh thiên của rồng) đã định nên mọi việc khởi công, khánh thành liên quan đến xa lộ Hà Nội đều được “hành lễ” cẩn trọng. Họ đưa ra quan niệm mới “Khởi thượng thành nhân” (khởi sự, khởi công ở nơi cao (ráo) thì mới nên người) và đương nhiên điểm được chọn làm các lễ trên là quanh khu vực ngã tư Thủ Đức! Chả thế mà ngày khởi công mở rộng xa lộ Hà Nội 2-4-2010 đã được người ta chọn “hành lễ” gần cây xăng Ngọc Điệp, cách ngã tư Thủ Đức khoảng 200 m (phía đối diện là cặp rồng chầu được trồng, uốn bằng cây kiểng như đã nói). Tiếp đó, lễ khởi công xây dựng cầu thép vượt ngã tư Thủ Đức ngày 10-7-2012 cũng được tổ chức ngay tại ngã tư, bên hông Co.opmart. Ngày 27-1-2013, lễ khánh thành cầu vượt cũng được làm ở ngay ngã tư này.

Có người bảo cầu đã vượt lên ở nơi cao nhất của tuyến xa lộ Hà Nội (“đỉnh” nghinh thiên của TP) mà không gặp trục trặc nào khi thi công chứng tỏ… trời đã thuận (!). Lại nữa, ngày khởi công cầu vượt Hàng Xanh (16-10-2012) không có lễ như lẽ thường. Ngày khánh thành ở cầu vượt Hàng Xanh cũng không có lễ cắt băng dù việc thông xe diễn ra cùng lúc với cầu vượt Thủ Đức. Cũng trong ngày 27-1-2013, cầu Suối Cái ở phía dưới dốc ngã tư Thủ Đức được hoàn thành, thông xe nhưng không có “lễ” ở đây.

Một vị lãnh đạo Sở GTVT giải thích chẳng qua cùng một ngày mà thông ba cây cầu nên làm lễ ở một nơi cho tiết kiệm. Nhưng những người “già chuyện” thì cố tình giải thích sự kiện theo hướng mê tín, rằng “cái dớp” đứng cắt băng ở chỗ thấp (“thành hạ”) không đúng chỗ của họ Ngô xưa vẫn ám ảnh những người làm cầu đường hôm nay (!).

Không chặt… đầu rồng!

Theo quy hoạch từ cuối thế kỷ trước, ngã tư Thủ Đức sẽ được xây dựng thành nút giao thông ba tầng: hầm ở dưới, vòng xoay trên mặt đất và cầu vượt trên cao. Tháng 5-2012, Sở GTVT trình lên UBND TP ba phương án làm cầu vượt tại ngã tư này: 1. Làm cầu vượt theo hướng đường Võ Văn Ngân – Lê Văn Việt cho hai làn xe đi hai chiều; 2. Làm trước bốn làn cầu vượt theo hướng xa lộ Hà Nội; 3. Làm tám làn hầm chui theo hướng xa lộ Hà Nội…

Lại theo lời phán chỉ của các thầy phong thủy, địa lý và lời đồn đoán của những người chuyên xây dựng cầu đường, nếu làm theo phương án 3 thì con rồng xa lộ Hà Nội đang ở thế lên đỉnh nghinh thiên bỗng chuyển thế chúi đầu xuống đất (“kiến địa”) là điều không nên. Lại nữa, khi hoàn chỉnh nút giao thông theo phương án 1 thì cầu vượt Võ Văn Ngân – Lê Văn Việt như một nhát kiếm chém xuống đầu rồng đã bị ở thế “kiến địa”. Và dĩ nhiên, họ phán trong thuật phong thủy, hai phương án nói trên là những điều đại kỵ.

Phàm ở đời, muốn ăn theo nói leo, muốn tát nước theo mưa thì người ta cũng phải biết lựa lúc trời có mưa mới… tát. Và điều trùng hợp mà các thầy địa lý, phong thủy vin vào để bàn tán chính là cuối cùng cơ quan chức năng đã lựa chọn phương án 2 để xây dựng nút giao thông.

Theo ông Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2, sở dĩ phương án 2 được chọn vì nó giải quyết được 75% lượng xe qua nút (phương án 1 chỉ là 16%), giá rẻ hơn (270 tỉ đồng so với 720 tỉ đồng nếu làm hầm tám làn xe theo phương án 3), thời gian thi công nhanh hơn (năm tháng so với 37 tháng nếu làm theo phương án 3). “Việc lựa chọn phương án 2 là dựa theo các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế và thời gian thi công để sớm giải quyết nạn kẹt xe ở ngã tư Thủ Đức. Còn mọi lời đồn đoán về phong thủy, địa lý thì cũng chỉ là… đồn đoán mà thôi!” – ông Thiết nói.

Biểu tượng của sự phồn thịnh

Từ năm 2010, TP.HCM bắt đầu mở rộng xa lộ Hà Nội lên 113-153 m. Dịp này, các thầy phong thủy, địa lý lại “phát hiện” ra rằng: Khu vực ngã tư Thủ Đức chính là nơi “nghinh thiên” (hướng lên, đón khí trời) của con rồng xa lộ Hà Nội. Ở nơi này, cả hướng đi và về của xa lộ Hà Nội tạo ra thế “lưỡng long hội nghiệp” để TP phát triển cả chiều sâu vào nội thành và rộng ra các vùng xung quanh.

Posted ImageCặp rồng chầu bằng cây kiểng gần ngã tư Thủ Đức, một trong những biểu tượng đẹp của cửa ngõ vào TP.HCM

Khi đó người ta định đặt một cặp rồng chầu bằng đá ở gần ngã tư Thủ Đức để “làm dấu” nơi rồng nghinh thiên nhưng có ý kiến cho rằng làm thế là mê tín, không hay. Sau đó, một nghệ nhân nhà vườn đưa ra sáng kiến trồng một cặp rồng chầu bằng cây kiểng dọc theo xa lộ Hà Nội, đối diện với cây xăng Ngọc Điệp. Đến nay, cặp cây rồng theo thế “long hội” ở nơi cửa ngõ Đông Bắc TP ấy là cặp rồng duy nhất có ở các cửa ngõ của TP.HCM. Nó luôn xanh tươi và là một trong những biểu tượng về sự phồn thịnh của TP trẻ trung, năng động Sài Gòn – TP.HCM.

Long mạch là… đường ống nướcPosted Image

Cầu vượt bằng thép qua ngã tư Thủ Đức được hoàn thành với thời gian sử dụng là vĩnh viễn. Điều này đồng nghĩa bước hoàn chỉnh nút tiếp theo là làm hầm chui theo hướng đường Võ Văn Ngân – Lê Văn Việt. Theo các thầy phong thủy – địa lý thì làm hầm theo hướng này sẽ đụng đến long mạch của TP.

Nghe thế, Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2, cả cười: “Đúng rồi, có “long mạch” cả đấy! Dọc hai bên xa lộ Hà Nội là hai đường ống đường kính 2.000 và 2.400 mm cấp nước cho cả TP. Vì vậy, khi làm hầm sẽ phải đưa hai đoạn “long mạch” ấy lên cao hoặc hạ chìm sâu hơn chứ nếu để đứt hai đoạn “long mạch” này thì TP lấy nước đâu sinh hoạt!”.

(BKT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này mới có những thông tin theo dân gian, chưa có phân tích của các chuyên gia lý học, nên cũng chỉ tạm đưa lên để tham khảo và cần được truy cứu xem xét tập hợp thêm thông tin liên quan.Posted Image

http://nguyensinhhun...y-cau-vuot.html

Kỳ lạ câu chuyện “long mạch” của một cây cầu vượt

Thứ năm, 30/05/2013, 10:10 (GMT+7)

Có nhiều lời đồn đoán rằng TP.HCM xây dựng cầu vượt Thủ Đức theo lời… phán truyền của các thầy phong thủy nên tránh được họa “đứt mạch”. Thực hư câu chuyện này ra sao?

Bài này cho biết cho thấy ý của tác giả đội khi lấp lửng đôi khi mỉa mai muốn phủ nhận phong thủy, nhưng tựu trung vẫn đem đến được những thông tin bên lề cho đọc giả gần xa.

Nhưng cái long mạch là đường ống nước thì thiệt là...hong biết nói sao cho vừa.

Khởi công mà người chủ lễ đứng nơi thấp cũng là điều kiêng kỵ, nhưng không phải là yếu tố duy nhất để quy kết mọi xui xẻo hay thất bại vì lẽ này, còn rất nhiều yếu tố khác tác động, chí ít nó cũng chỉ có ý nghĩa về mặt hiện tượng.

Nếu để ý thì thấy rằng người xưa khi tế lễ thì họ đều lập đàn cao hoặc nơi tế lễ đều là đền, tháp cao và ở nơi đât cao...Nó điều có ái Lý của nó.

Thiên Đồng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay