thanhphuc

Trung tâm thương mại ở khu 19-12 - Hà nội dưới góc nhìn Phong Thủy

18 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa Sư phụ và các ACE, thanhphuc và đọc được tin này trên vietnamnet, về quan điểm của tác giả Phạm Gia Minh, thanhphuc chưa đủ kiến thức (PTLV) để đánh giá đúng/sai, thanhphuc đưa bài này lên diễn đàn, nhờ Sư phụ và các ACE đưa ra những nhận xét theo quan điểm PHONG THỦY LẠC VIỆT về công trình này.

Ảnh hưởng môi trường của TTTM 19-12 theo góc độ phong thủy

14/12/2008 08:53 (GMT + 7)

Xét theo góc độ phong thủy thì việc xây dựng trung tâm Thương mại - Dịch vụ 19/12 sẽ gây hậu quả tiêu cực lâu dài về yếu tố con người - TS. Phạm Gia Minh thử đưa ra đánh giá các ảnh hưởng môi trường của TTTM - DV 19-12. Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả, như một tư liệu để tham chiếu.

Posted Image

Khi trung tâm 19/12 cao tầng được xây lên sẽ sinh ra một sự “cộng hưởng”

với các ảnh hưởng của khách sạn Melia, tạo ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Ảnh: mô hình dự án

Đã từ lâu ở Phương Đông người ta đặc biệt quan tâm tới Phong thủy trong việc xây nhà cho người sống (còn gọi là dương trạch) và cả mồ mả cho người đã khuất (âm trạch). Truyền thống đó ngày nay đã được đánh giá, kiểm chứng lại dưới góc độ của nhiều ngành khoa học, được gạn đục khơi trong, loại bỏ đi những yếu tố mê tín dị đoan và cập nhật thêm những kiến thức của tư duy hiện đại nên đã trở thành một môn khoa học về Địa vật lý - môi trường (1).

Trong thế kỷ XXI ngày càng có nhiều người Phương Tây ứng dụng Phong thủy trong đời sống thường nhật của họ và đã xuất hiện một lực lượng đông đảo các nhà nghiên cứu cũng như hướng dẫn thực hành Phong thủy ở Tây âu và Hoa kỳ (2).

Thông thường những công trình quan trọng mang ý nghĩa công cộng to lớn như nhà Quốc hội, phủ Chủ tịch, Tòa án tối cao, v.v… ở tất cả các nước trên thế giới đều được xây dựng trên những khu đất cao ráo, quang đãng, có không gian đủ rộng bao quanh để toát lên cái uy nghi, trang trọng và đường bệ.

Đó là những nơi “vượng khí và đắc địa"vô giá nên không thể tính bằng tiền nếu xét về khía cạnh tâm linh và tinh thần của người dân. Theo thuyết Phong thủy thì những công trình và tòa nhà công cộng đó sẽ có ảnh hưởng tới không khí chung cũng như những khó khăn hay thành tựu của toàn xã hội.

Vị trí đắc địa không thôi là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo một sự phát triển ổn định và bền vững. Trong Phong thủy người ta rất quan tâm đến những ảnh hưởng của các vật thể xung quanh lên môi trường sống.

Khoảng mấy chục năm gần đây một bí quyết mà các nhà Phong thủy Trung hoa đã giữ kín hàng thế kỷ mới được phát lộ cho thế giới biết dưới cái tên là “thuật sao bay”. Kỹ thuật này cho phép định vị và đánh giá khá toàn diện những ảnh hưởng hữu hình và vô hình từ các vật thể xung quanh lên một tòa nhà hay bất cứ công trình nào.

Nằm liền kề chợ 19/12 hiện nay là Tòa án nhân dân tối cao quay mặt chính ra phố Lý thường Kiệt hướng Tây Nam, Tòa án nhân dân TP Hà Nội quay mặt ra phố Hai bà Trưng hướng Đông Bắc, Viện KSND TP Hà Nội quay ra hướng Tây Bắc (xem hình chụp từ vệ tinh của Google Earth).

Posted Image

Hình chụp từ vệ tinh của Google Earth. Ấn vào ảnh trên để xem ảnh cỡ lớn hơn.

Có lẽ đây là ba tòa nhà có tầm quan trọng đặc biệt đối với môi trường pháp lý và kỷ cương của xã hội nên chúng ta sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng ( nếu có) của việc xây trung tâm Thương mại- Dịch vụ 19/12 lên các tòa nhà này.

Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ áp dụng kỹ thuật “sao bay” để lập ra biểu đồ Phong thủy của Tòa án ND tối cao (để tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này độc giả có thể tham khảo cuốn sách: “Nhà quản lý ứng dụng Phong thủy và Số mệnh” - NXB Tri thức, Hà Nội tháng 12/2008. Tác giả Raymond Lo, người dịch Phạm Gia Minh) (3).

Công trình Tòa án nhân dân tối cao được hoàn thành vào giai đoạn 1904-1905 (lúc đó người Pháp gọi là Palais de Justice). Theo cách chia thời gian của Phương Đông thì cứ mỗi 60 năm gọi là một Nguyên, 3 Nguyên (Thượng, Trung, Hạ) hợp lại là 180 năm.

Mỗi Nguyên lại chia thành 3 Vận, mỗi Vận kéo dài 20 năm nên mới có khái niệm “Tam Nguyên Cửu Vận”. Hiện nay chúng ta đang ở Vận 8 (kéo dài từ 2003 tới 2023) do đó năm 1905 thuộc Vận 3. Không đi vào chi tiết kỹ thuật chuyên sâu, xin tóm tắt mấy nội dung quan trọng của thuật “sao bay” như sau:

- “Sao Núi” trên biểu đồ Phong thủy nếu được tọa lạc trên các vị trí cao ráo như núi cao hay tòa nhà cao tầng v.v… thì sẽ phát huy tác dụng. Ngược lại sẽ bị “hãm”.

- “Sao Thủy” nếu được tọa lạc ở chỗ thoáng đãng như quảng trường, ao hồ, đường xe cộ qua lại (ví như dòng nước chảy) thì sẽ phát huy tác dụng. Ngược lại cũng sẽ bị “hãm”.

- Năm 2008 đang là Vận 8 nên các con số chỉ “sao bay” (cả sao Núi lẫn sao Thủy) nếu nhỏ hơn 8 đều không phải là “sao tốt” cho tương lai vì chúng thực sự đã lùi vào quá khứ. Như vậy các sao mang số 8 , 9 sẽ là “sao tốt”.

- “Sao Núi" chỉ yếu tố con người, sức khỏe, công danh sự nghiệp. “Sao Thủy” đặc trưng cho hiệu quả công việc, tài, lộc hay sự thịnh vượng. Trên biểu đồ phong thủy “sao Núi” là các con số nhỏ nằm bên trái, còn “sao Thủy” là các con số nhỏ nằm bên phải.

Dưới đây là biểu đồ Phong thủy của Tòa án ND tối cao:

Posted Image

Mấy lời bình

Con số 3 ở trung tâm là Vận 3 (năm 1905) tượng trưng cho tòa nhà của Tòa án ND tối cao, cửa chính trông ra phố Lý thường Kiệt hướng Tây Nam. Trung tâm Thương mại - Dịch vụ 19/12 sẽ được xây kề cạnh phía Đông Nam của Tòa án nên ô có số 2 nằm về phía Đông Nam chứa 2 con số nhỏ: sao Núi số 5 và sao Thủy số 8 sẽ cho ta thấy những ảnh hưởng lên Tòa án ND tối cao của trung tâm Thương mại này một khi nó được xây dựng.

Như ta thấy sao Núi số 5 là một sao không tốt, trong trường phái sao bay của Phong thủy nó bị coi như một điều kiêng kị. Nếu xây tòa nhà cao tầng ở đây thì rõ ràng hậu quả xấu của sao Núi này sẽ lại càng được khuếch đại lên nhiều lần vì sao xấu này lại được tọa trên tòa nhà cao 17 tầng !.

Hơn nữa sao Thủy số 8 nếu được tọa trên bãi trống hay phố có xe cộ qua lại thì sẽ đem lại Tài, Lộc hoặc hiệu quả công việc nhưng nếu rơi vào tòa nhà cao tầng của trung tâm Thương mại thì nó sẽ hoàn toàn bị “giam hãm”.

Do vậy xét theo góc độ Phong thủy thì việc xây dựng trung tâm Thương mại - Dịch vụ 19/12 sẽ gây hậu quả tiêu cực lâu dài về yếu tố con người, chẳng hạn như gây ra những mối bất hòa, mất đoàn kết, khủng hoảng lòng tin, suy giảm uy tín và quyền lực của Nhà nước có nguy cơ bị thách thức (do sao Núi số 5 phát huy tác dụng tiêu cực). Đồng thời hiệu quả công việc thực thi pháp luật sẽ bị suy giảm (vì sao Thủy số 8 bị “giam hãm”).

Bởi vậy, hợp cách nhất là chuyển khu chợ tạm 19/12 thành đường đi, trả lại cho Thăng Long - Hà Nội một con phố với những kỷ niệm thiêng liêng về những người anh hùng đã ngã xuống vì Độc lập và Tự do của Tổ quốc. Khi đó sao Núi xấu số 5 sẽ không thể phát tác ảnh hưởng và sao Thủy số 8 tốt, được phát huy sẽ đem lại hiệu quả công việc và sự thịnh vượng.

Nếu độc giả để ý kỹ trên hình chụp của vệ tinh sẽ phát hiện thấy thêm một mối đe dọa Phong thủy xuất phát từ tòa nhà của khách sạn Hà Nội Tower được xây theo hình có cạnh nhọn như lưỡi búa rìu chĩa thẳng vào Tòa án ND tối cao và Viện KSND TP Hà Nội, ngoài ra Khách sạn Melia cao tầng cũng có ảnh hưởng không tốt lên Tòa án ND tối cao giống như trung tâm Thương mại – Dịch vụ 19/12 (do cũng nằm ở phía Đông Nam của Tòa án ND tối cao), tuy nhiên do còn có một khoảng cách là chợ 19/12 nên tác động này không mạnh mẽ bằng trường hợp được xây ở sát nách.

Nhưng khi trung tâm Thương mại - Dịch vụ 19/12 cao tầng được xây lên sẽ sinh ra một sự “cộng hưởng” với các ảnh hưởng của KS Melia. Những tác động Phong thủy xấu này rõ ràng cần được kịp thời ngăn chặn và khắc phục (tuy rằng đã hơi muộn!) bằng những phương pháp Phong thủy “tương kế, tựu kế”.

Ngày nay, nếu có cần cảnh giác về “diễn biến hòa bình” thì cũng nên nhìn nhận Phong thủy chính là một vũ khí thầm lặng và vô cùng lợi hại, đã và đang được những thế lực thù địch sử dụng triệt để bởi sức công phá mạnh mẽ, toàn diện, âm ỉ và lâu dài của nó.

  • TS Phạm Gia Minh
----------------

Ghi chú:

(1) - Giáo sư Trung quốc nổi tiếng về Phong thủy Phan Cốc Tây trong cuốn sách “ Đi tìm nguồn gốc Phong thủy “ gần đây đã nhận định: "Phong thủy là khoa học tổng hợp vật lý địa cầu học, địa chất thủy văn học , cảnh quan môi trường học, sinh thái kiến trúc học, phương vị từ trường học, khí tượng học và khoa học nghiên cứu thông số con người”.

(2) - Tỷ phú Mỹ Donald Trump khi xây dựng khách sạn Trump Tower đã hỏi ý kiến chuyên gia Phong thủy nổi tiếng ở Caliphornia là David Reney, ngoài ra khách hàng thường xuyên của Reney còn là công chúa Christine của Bỉ, diễn viên Nicol Kidman, Tom Cruise, người mẫu Cindy Crawford.v.v…

(3) - Raymond Lo là Giáo sư đại học Hồng Kông về Phong thủy, tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo đồng thời là khách mời được nhiều người ưa chuộng của chương trình Phong thủy trên đài truyền hình HK. Ông là người đã dự báo chính xác sự ra đi của Gorbachov và Thatcher, việc đắc cử của Bill Clinton trước Bush (cha) và nhiều sự kiện khác như cuộc chiến vùng Vịnh v.v...

Ngày mồng 2 Tết Nguyên đán năm nay (Bính Tý 2008) đài CNN đã phỏng vấn ông về tình hình thế giới , ông đã tiên liệu một sự sụt giảm to lớn của thị trường chứng khoán và nhà đất Hoa kỳ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em lớp Phong thủy Lạc Việt khóa II chép hình vệ tinh này vào trong lớp - Quán Cafe . Đây sẽ là tài liệu giảng dạy về hình thể sau này. Tôi sẽ có bình luận - không phải bài giảng chính thức trong lúc này.

Về cái khu chợ 19/ 12 này hình như là tên mới đặt sau khi tôi đã ly quê, nên mặc dù nghe nói nhiều, nhưng cũng chẳng biết nó ở đâu trên đất Hanoi. Bây giờ mới biết.

Về bài viết này thì do tôi chưa đến tận nơi quan sát nên chẳng thể bình luận được. Nhưng quan điểm của tác giả cho rằng: "Phong thủy chính là một vũ khí thầm lặng và vô cùng lợi hại" thì hoàn toàn chính xác.

Cảm ơn Thanhphuc đưa bài viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em lớp Phong thủy Lạc Việt khóa II chép hình vệ tinh này vào trong lớp - Quán Cafe . Đây sẽ là tài liệu giảng dạy về hình thể sau này. Tôi sẽ có bình luận - không phải bài giảng chính thức trong lúc này.

Về cái khu chợ 19/ 12 này hình như là tên mới đặt sau khi tôi đã ly quê, nên mặc dù nghe nói nhiều, nhưng cũng chẳng biết nó ở đâu trên đất Hanoi. Bây giờ mới biết.

Về bài viết này thì do tôi chưa đến tận nơi quan sát nên chẳng thể bình luận được. Nhưng quan điểm của tác giả cho rằng: "Phong thủy chính là một vũ khí thầm lặng và vô cùng lợi hại" thì hoàn toàn chính xác.

Cảm ơn Thanhphuc đưa bài viết.

dạ nằm ở đường Hai Bà Trưng, sư phụ ạ. Dân xung quanh khu vực này thường gọi là chợ âm phủ vì trước kia thuộc về tòa án, khi giải tỏa bốc lên được rất nhiều xương người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Khi trung tâm 19/12 cao tầng được xây lên sẽ sinh ra một sự “cộng hưởng” với các ảnh hưởng của khách sạn Melia, tạo ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy.

Ảnh: mô hình dự án

Posted Image

Hình chụp từ vệ tinh của Google Earth. Ấn vào ảnh trên để xem ảnh cỡ lớn hơn.

Posted Image

Về quan điểm Phong thủy là một thứ vũ khí cực kì lợi hại thì đúng là câu chuyện khá hiển nhiên và chắc là không ít người biết. Những câu chuyện về việc Cao biền- quan ngừoi Hán sang xứ ta cai trị trấn yểm long mạch thế nào với âm mưu buộc người Việt ta ngàn năm trong kiếp nô lệ. Rồi chuyện về Tướng Trần Khát Chân với việc công thành nhà Hồ chỉ bằng chiếc cung Thần địa lý ra sao. Chuyện nhà Nguyễn-Gia Long sau khi đánh bại nhà Tây sơn rồi thì đào mồ đào mả chắc không hẳn chỉ dừng ở 2 chữ "trả thù"...

Nhưng theo tôi vấn đề trong dự án này thì không có chuyện dùng Phong thủy để làm tổn hại một điều gì đó tới 1 quốc gia, 1 dân tộc hay 1 bộ máy nào đó. Vấn đề đó có chăng chỉ là do nguyên nhân thiếu hiểu biết hoặc vì nhu cầu cấp bách của một nhóm nhỏ mà quên đi cái lâu dài của cả 1 cộng đồng mà thôi.

Xin trở lại bài viết của Tiến sĩ Phạm Gia Minh, Nói chung về quyết dịnh cuối cùng của anh là ủng hộ việc để lại con đường và ghi bia tưởng niẹm là điều chúng tôi hết sức tán thành nhưng những gì anh nhận định dưới góc độ Phong thủy có lẽ cũng còn nhiều điều chưa thỏa đáng.

Trong phương pháp phân tích và đánh giá về Phong thủy trên, TS Phạm Gia Minh đã sử dụng phương pháp Huyền không phi tinh để tính trạch vận của Tòa nhà Tòa án nhân dân tối cao. Theo tôi, về Phương pháp là đúng nhưng về kĩ năng còn có điều gì đó chưa chuẩn.

Thứ nhất, về vấn đề chọn vận 3 để lập tinh bàn là điều chưa đúng cơ bản. Trong vấn đề xét Vận để lập tinh bàn trong phong thủy Huyền không học, không thể tách rời đối tượng Căn nhà ra để tính riêng mà thực sử căn nhà đó còn nằm trong mối quan hệ giữa Thiên, Địa, Nhân. Tính vận chuyển vận hay không thì cần phải xét tới cái Nhân nằm bên trong đó, tức là vấn đề về con ngừoi vậy. Chắc không ít quí vị có kiến thức một chút về Phong thủy đều biết được chiêu thức rất cơ bản trong Huyền không học : Muốn đổi vận của 1 căn nhà sang vận mới, thì gia chủ nên thoát ly cả nhà đâu đó khoảng 100 ngày, nhà đó để trống sau đó quay lại làm lễ nhập trạch thì được tính sang 1 chu kì mới. Hoặc giả khi một người chủ mới đến tiếp nhận nhà do chủ cũ để lại thì phải tính vận mới cho chủ mới chứ không thể tính Vận cũ cho ông chủ mới được. Đó chính là mối quan hệ giữa Nhân và Địa khi mối quan hệ này có sự thay đổi thì yếu tố Thiên thời tức Vận bàn cũng lập tức thay đổi theo.

Nói đến đây chắc quí vị cũng hiểu, cách đặt vấn đề tính vận bàn ở Vận 3 của TS Phạm Gia Minh là chưa hợp lý, bởi vì từ những năm đầu thế kỉ tới nay, Lịch sử của Thủ đô cũng đã có biết bao giai đoạn thăng trầm, khởi sự chính quyền Thực dân Pháp nhưng nay chính quyền đã về tay nhân dân. Đó là một cái mốc có tính Lịch sử và không thể bỏ qua trong vấn đề tính Trạch vận được.

Thứ hai, Xét dưới góc độ Kỹ năng phân tích về Lý khi trong Huyền không thì cũng có điều chưa thỏa đáng. Như phân tích ở trên, Tòa nhà Melia của tập Đoàn khách sạn Thái lan nằm ở Phương vị Đông Nam so với khu Tòa án. Nếu đem so sánh sự đồ sộ và to lớn của tòa nhà dự tính xây mới này mà cụ thể là Tòa nhà phía trước (xây 8 tầng)với Hai khối Building của Khách sạn Melia thì không thể xứng tầm và nó chỉ như một ca nước so với cái thùng nước mà thôi! Nếu có tính đến sự ảnh hưởng vè Vấn đề Sơn tinh 5- Sao Ngũ hoàng bị kích động thì hẳn là đã bị kích động và xấu từ rất lâu rồi chứ không cần đợi đến bây giờ mà đánh giá về xấu tốt.

Thêm nữa, khi tác giả đặt vấn đề là tòa nhà càng sát thì ảnh hưởng càng mạnh cũng đã là điều chưa chuẩn xác. Điều quan trọng là xét tương quan tòa nhà đó với chủ thể thì mới đúng. Vấn đề là tỷ lệ và khoảng cách từ nó tới chủ thể đó thế nào mới là điều đáng bàn. Đại khái như gặp cuộc nhà ở thế Thướng sơn hạ thủy và lời giải là thế đất Tọa không triều mãn, thì khi định huyệt ít nhất mặt nhà cũng cần phải có khoảng Nội minh đường tối thiểu để nạp khí đã chứ không nên định huyệt vị sát chân núi quá, gây vô khí thì dẫu có được về Thế nhưng cũng vẫn bại mà thôi.

Theo quan điểm của tôi vấn đề con đường hay công trình có ảnh hưởng đến Tòa án, nhưng không nhiều mà điều quan trọng hơn là nó ảnh hưởng tới một công trình mang tính quóc gia ở gần đó - Tòa nhà trụ sở của Bộ công thương. Xây hay không xây dự án này có ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới tầm vóc và vận khí của tòa nhà đó cũng như Vận khí của nền Kinh tế.

Quan điẻm của chúng tôi là không nên xây Dự án này và cũng trùng hợp với ý của TS Phạm Gia Minh như đã nói ở phần đầu . Còn vì sao? do nguyên nhân gì? xin được Phân tích và bàn tiếp trong bài sau.

Phạm Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Sư phụ, huynh Phạm Cương đã cho ý kiến, đệ tử đang đón chờ những bài viết tiếp theo để mở rộng kiến thức và khẳng định thêm sự đúng đắn của nền phong thủy Lạc Việt nói riêng và văn hiến LẠC VIỆT nói chung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về nguyên tắc tương tác thì một vật thể lớn như hai tòa nhà này xây lên tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhưng ảnh hưởng xấu hay tốt thì điều này chỉ có Phong Thủy giải thích được.

Nhất trí với ý kiến của Phạm Cương. Và tôi cũng chẳng biết tòa nhà của Bộ Thương mai ở đâu, nhưng trên bản đồ thì toà nhà màu xanh là bị ảnh hưởng nhiều hơn cả. Tôi thấy cấu trúc tòa nhà bên phải cạnh tòa nhà màu xanh có cấu trúc chứng tỏ là một cơ quan khá quan trọng.

Còn Tòa Án nhân dân tối cao bị nghịch Âm Dương, nếu tòa nhà dự án được xấy dựng.

Nếu thành phố Hanoi quyết tâm xây dựng thì nên chỉnh sửa một chút về phong thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy giữ những khoảng không quý giá còn lại của HN

15/12/2008 11:42 (GMT + 7)

Có thể coi dự án xây dựng trung tâm thương mại ở vị trí chợ 19-12 là một minh chứng cho kiểu làm quy hoạch thiếu đồng bộ và tiền hậu bất nhất của những người làm công tác quy hoạch. - Ý kiến của một nhóm kiến trúc sư.

TIN LIÊN QUAN Ảnh hưởng môi trường của TTTM 19-12 theo góc độ phong thủy

Sau khi địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội được mở rộng bao trọn Hà Tây và một số địa phương lân cận, Hà Nội trở thành một trong những thủ đô lớn nhất thế giới với nhiều lời hứa hẹn từ những người có thẩm quyền về một thủ đô xứng tầm khu vực và quốc tế, một thủ đô sẽ được quy hoạch lại bởi các công ty tư vấn quy hoạch uy tín quốc tế và những người làm công tác quản lý quy hoạch có tầm nhìn và lương tâm nghề nghiệp.

Thế nhưng, những động thái gần đây liên quan đến dự án xây dựng trung tâm thương mại trên nền chợ tạm 19 -12 khiến không ít người yêu mến và hi vọng về một Thủ đô Hà Nội vừa hiện đại, vừa bảo vệ được những giá trị đã trường tồn cùng năm tháng phải bức xúc.

Để bảo vệ cho đề án mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội, các nhà quản lý đã lập luận rằng mở rộng không gian sẽ giúp cho không gian sống của người dân thủ đô được cải thiện, tạo điều kiện cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vốn bị giới hạn trong một thủ đô cũ “chật hẹp” được tiến hành nhanh chóng, đồng thời cũng góp phần giảm tải cho khu vực trung tâm của Hà Nội cũ về mật đô dân cư và lưu lượng giao thông, tạo điều kiện bảo tồn và nâng cao các giá trị về kiến trúc của khu vực này.

Tuy nhiên dự án xây dựng trung tâm thương mại (TTTM) ở vị trí chợ 19-12 là một minh chứng cho kiểu làm quy hoạch thiếu đồng bộ và tiền hậu bất nhất của những người làm công tác quy hoạch.

Posted Image

Khu vực chợ 19-12 (Ảnh do nhóm tác giả cung cấp)

Quy hoạch và quản lý độ thị cần tầm nhìn dài

Hà Nội ngày nay với diện tích hơn 3000km2, đất dành cho xây dựng không thiếu. Khu vực trung tâm Hà Nội cũ đã đến lúc cần được bảo tồn triệt để. Hãy nhìn lại những năm qua xem chúng ta đã đối xử với đô thị của chúng ta như thế nào?

Hãy nhìn những tòa nhà cao tầng thương mại, khách sạn như: Melia, Vietcombank, Tháp Hà Nội, Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom….với khu vực phố xung quanh nơi chúng được xây dựng. Trong một bán kính chưa đến 1 km nếu lấy Hồ Gươm làm tâm, đã có không dưới 5 TTTM cao tầng. Với mật độ TTTM cao tầng như thế, thì một TTTM ở vị trí chợ 19-12 liệu có thực sự cần thiết?

Đương nhiên việc đã từng tồn tại chợ 19-12 khẳng định sự cần thiết phải có của nó, nhưng không có nghĩa là nó phải ở vị trí đấy, và càng không có nghĩa là cứ phá một cái chợ cũ đi, thì ta phải xây dựng TTTM cao tầng, đặc biệt là với một thành phố có mật độ dân cư quá cao ở trung tâm như Hà Nội.

Không cần kể các nước tiên tiến ở đâu cho xa, ngay các nước láng giềng của chúng ta như Trung Quốc, Malaysia… các siêu thị và trung tâm mua sắm lớn đều được quy hoạch ở xa trung tâm thành phố, liền kề các khu vực ngoại ô.

Một mặt giảm chi phí xây dựng vì đỡ tốn kém trong khâu giải phóng mặt bằng, một mặt góp phần giảm lưu lương giao thông ở khu trung tâm vào những ngày cuối tuần và nghỉ lễ lúc người dân tập trung đi mua sắm.

Nhưng đồng thời, việc xây dựng các trung tâm thương mại ở ngoại ô cũng góp phần nâng cao mức sống và cảnh quan đô thị ở các khu vực đó, cũng như kéo gần sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các khu vực trong cùng một thành phố.

Posted Image

Bản đồ cao độ khu vực xung quanh chợ 19/12 (Ảnh do các tác giả cung cấp)Click vào ảnh để xem bản đồ cỡ lớn

Các nước phát triển từ lâu đã có được tầm nhìn dài về quy hoạch và quản lý đô thị như thế, cho nên dù cuối tuần người dân ở các đô thị lớn đều đi mua sắm cho cả tuần, thì lưu lượng giao thông ở các khu vực đông dân cư ở trung tâm không tăng thêm nhiều, vẫn giữ được cho các khu phố cũ sự thanh bình vốn là nét đẹp lâu nay của các đô thị có lịch sử lâu đời.

Đối với loại hình chợ phục vụ nhu yếu phẩm hàng ngày như rau quả, thực phẩm, tại các nước tiên tiến, người ta sử dụng hệ thống siêu thị thực phẩm mini tại các khu dân cư, một khu dân cư có thể có nhiều siêu thị loại nhỏ của nhiều tập đoàn khác nhau, nhưng chúng chỉ chiếm mặt bằng tầng trệt hoặc tầng hầm của các khu dân cư.

Tin bài liên quan

Chợ 19-12: Hà Nội cần đường hơn hay trung tâm thương mại? Chủ tịch Hà Nội: Thư ông Dương Trung Quốc là gợi ý

Chợ 19-12: Hà Nội cần "hy sinh"một số lợi ích!

Chợ 19-12: Vừa làm đường, vừa xây trung tâm thương mại!?

Về mặt văn hóa và tâm linh

Sau khi giải tỏa chợ 19-12 nên tạo ra tại đây một không gian tưởng niệm những người dân Hà Nội đã ngã xuống trong những ngày đấu kháng chiến chống Pháp. Đó không chỉ là điểm nhấn về không gian xanh cho khu vực vốn có mật độ xây dựng cao (xem bản đồ trên) và còn có ý nghĩa tâm linh với người dân thủ đô, nhắc nhở chúng ta về một thời điểm lịch sử bi tráng hào hùng của dân tộc.

Chủ dự án trung tâm thương mại đã đưa ra ý tưởng xây dựng một đài tưởng niệm nhỏ hay một bức phù điêu cho mục đích cao quý trên đây. Ý tưởng này ban đầu xem ra có vẻ hợp lý nhưng kỳ thực càng cho thấy sự bất hợp lý của những người cổ vũ cho dự án.

Có lẽ chỉ duy nhất ở Việt Nam chúng ta mới có kiểu quy hoạch kết hợp giữa trung tâm mua bán sầm uất nhộn nhịp và có thể nói là hơi phần xô bồ với nơi tưởng niệm những người đã khuất.

Để tưởng nhớ những người ngã xuống cho ngày đầu kháng chiến không đòi hỏi phải những tượng đài hoành tráng, những bức phù điêu tinh xảo nhưng nhất quyết không nên kết hợp nó với một nơi mua sắm giải trí xô bồ náo nhiệt.

Nếu có thể hãy tạo ra một không gian nhỏ nhưng yên tĩnh và thiêng liêng. Kết hợp trung tâm thương mại mua sắm với nơi tưởng niệm là ý tưởng có phần không tôn trọng những người đã ngã xuống vì một Hà Nội hôm nay.

Ngoài ra, cần chú ý đến sự tôn nghiêm của Tòa án Nhân dân tối cao. Tại bất kỳ quốc gia nào tòa án đều được xây dựng tại những nơi tôn nghiêm, yên tĩnh là biểu tượng của quyền lực nhà nước và sức mạnh của công lý.

Người Pháp khi xưa xây dựng trụ sở tòa án ở khu vực này (tên cũ là Palais de justyce) vốn đã tạo cho nó một không gian như thế. Sau này, trụ sở tòa án tối cao được bao bọc bằng hai tòa cao ốc 18 và 25 đã là quá đủ, nay có thêm một tòa nhà 17 tầng nữa sẽ tạo ra một bộ mặt xấu xí và lố bịch cho cảnh quan.

Posted Image

Một kiểu siêu thị ở Pháp - Monoprix. (Ảnh do nhóm tác giả cung cấp)

"Nguyện vọng nhân dân" được xem xét trong dự án như thế nào?

Ông Nguyễn Anh Cường – Giám đốc công ty TNHH Thủ Đô II trong bài trả lời VietNamNet có nói : “Suốt trong 4 năm triển khai dự án chúng tôi đã hoàn tất hàng chục thủ tục pháp lý, trình lên Bộ Xây dựng, qua Hội đồng Kiến trúc- Quy hoạch, được thẩm định bởi nhiều viện sở…nhưng chưa một cơ quan nào bảo chúng tôi ngừng tiến hành vì đây là một con đường”.

Tại sao trong suốt 4 năm liền, từ năm 2004, người dân thành phố Hà Nội, kể cả giới truyền thông báo chí, không hề được biết một chút tin tức nào về dự án này?

Hơn nữa, vị trí này trước đây đúng là một con đường. Chợ 19-12 được thành lập và hoạt động ở đó như một giải pháp tình thế trong thời kì bao cấp. Và ngày nay nó không còn phù hợp với chức năng hoạt động là chợ tạm nữa, thì việc trả nó về đúng chức năng là một con đường là phù hợp với quy hoạch khu vực này từ xưa vốn được các chuyên gia quy hoạch người Pháp làm rất nghiêm túc và khoa học.

Chỉ có kiểu quy hoạch không có tầm nhìn, thiếu đồng bộ và thiếu sự công khai minh bạch mới tạo điều kiện cho tư lợi, tạo điều kiện cho những dự án chỉ tính đến lợi ích kinh tế trước mắt của một nhóm người mà bỏ qua những lợi ích lâu dài của đa số dân cư đô thị.

Ông Chủ tịch Thành phố lập luận rằng: “Dự án xây trung tâm thương mại kia đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng nhân dân”.

Căn cứ vào đâu để “nguyện vọng của nhân dân kia” được đánh giá và xem xét trong dự án này, trong khi người ta dễ dàng nhận thấy đó chỉ là quyết định vì lơi ích của một nhóm người, cụ thể ở đây là công ty TNHH Thủ Đô II, mà ông Nguyễn Anh Cường đã viện ra 4 năm gian khổ trải qua biết bao nhiêu thủ tục rối rắm và hơn 11 tỉ tiền chi phí đầu tư ban đầu dường như với mục đích đặt công luận vào “việc đã rồi”.

Như vậy, về mặt quy hoạch kiến trúc thì việc xây dựng thêm một tòa nhà cao 17 tầng ở nền chợ 19 -12 chỉ làm tệ hại thêm cảnh quan đô thị vốn đã bị phá vỡ nơi đây. Về mặt công năng cũng không cần thiết khi mà trong bán kính 1km từ khu vực đó đã có nhiều trung tâm thương mại tồn tại từ trước.

Ngoài ra về mặt tâm linh và văn hóa như đã phân tích ở trên càng không nên vì lợi ích kinh tế trước mắt của một nhóm người mà bất chấp dư luận.

  • KTS Phùng Trung Hậu (Tây Ban Nha) - KTS Nguyễn Lê Minh (Mexico) - Nguyễn Quân (Pháp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu thương chợ tạm 19-12 doạ quay lại nếu không xây TTTM

16/12/2008 15:08 (GMT + 7)

Gần 500 hộ kinh doanh trên nền chợ tạm 19/12 cũ gửi đơn kiến nghị, bày tỏ thái độ ủng hộ đối với dự án TTTM 19/12 và bác bỏ các quan điểm đề nghị hủy dự án. Để đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải nguyên văn đơn kiến nghị này.

Tôi là Nguyễn Thị Thịnh, sinh năm 1939. Địa chỉ: 38 phố Huế, Hà Nội. Chi hội trưởng chi hội phụ nữ chợ 19/12

Cùng với 270 hộ bà con kinh doanh buôn bán tại chợ 19/12 cũ và 130 hộ hiện đang kinh doanh tại chợ Hàng Bè, là những người có quyền lợi liên quan và ủng hộ việc xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ 19/12. Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng và Nhà nước, di dời bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thự hiện dự án và chuyển sang kinh doanh tại chợ tạm Phùng Hưng.

Nay trước việc một số ý kiến không đồng tình với việc xây dựng Trung tâm thương mại 19/12, được đăng tải trên một số các phương tiện báo chí, nhằm gây áp lực cho lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, chúng tôi, gần năm trăm hộ dân làm đơn này kiến nghị tới các cấp chính quyền: kiên quyết bác bỏ mọi ý kiến phản đối dự án, kiên quyết ủng hộ việc xây dựng Trung tâm thương mại đúng như được phê duyệt. Trong trường hợp dự án bị đình lại vì bất cứ lý do gì, gần năm trăm hộ kinh doanh chúng tôi sẽ kiên quyết quay trở lại nền chợ 19/12 dựng lại lều quán bán hàng, kinh doanh.

Posted Image

Ảnh: tin247.com

Trước một số ý kiến, luận điệu phản đối việc xây dựng Trung tâm thương mại, chúng tôi có ý kiến như sau:

1. Dự án xây dựng Trung tâm thương mại 19/12 được đề ra từ năm 2004, hồ sơ dự án đã được duyệt thông qua tất cả các Bộ, Sở ban ngành liên quan. Chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý và nghĩa vụ tài chính theo quy địn của pháp luật. Tới nay đã gần bốn năm, hàng chục tỷ đồng đã được chủ đầu tư bỏ ra chi phí cho việc triển khai thực hiện dự án. Đặc biệt là chi phí bồi thường hỗ trợ của chủ đầu tư cho 270 hộ kinh doanh, di dời về hoạt động tại chợ tạm Phùng Hưng. Các hộ đã bàn giao mặt bằng để cho chủ đầu tư thi công. Nay nếu dự án bị đình lại, thì hậu quả là ai sẽ trả lại hàng chục tỷ đồng chi phí cho chủ đầu tư? Gần bốn tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước Thành phố chi trả làm chợ tạm Phùng Hưng ai chịu trách nhiệm? Và gần năm trăm hộ chúng tôi, kéo theo hàng ngàn nhân khẩu sẽ tiếp tục công việc làm ăn kinh doanh ở đâu?

2. Chúng tôi phản đối luận điệu cho rằng nền chợ 19/12 là con đường có từ thời Pháp. Chúng tôi là những người thực tế làm ăn kinh doanh tại đây đã 30 năm, dự án Trung tâm thương mại đã có từ năm 2004 mà không thấy ai hoặc cấp chính quyền nào nói đây là con đường và cần dẹp chợ để trả lại đường.

Từ năm 1946 đến năm 1981, nơi đây là nghĩa địa chôn người chết từ những năm 1946. Năm 1981 chính quyền thành phố Hà Nội cho di dời hài cốt lên Sơn Tây, mặt bằng nghĩa địa được làm chợ cho các hộ kinh doanh buôn bán. Đến nay các hộ kinh doanh di dời xong để chủ đầu tư triển khai dự án thì lại nên quan điểm trả lại làm đường?

Những người nêu quan điểm này thực sự có tâm huyết và suy nghĩ vì cộng đồng hay là vì động cơ mục đích đằng sau?

Theo đó, nếu làm đường thì sẽ có một vài hộ thuộc khuôn viên Tòa án Nhân dân tối cao sẽ được thành mặt phố, giá trị nhà đất của họ sẽ tăng lên nhiều tỷ đồng? Đây chẳng phải là động cơ mục đích thì là gì?

3. Có ý kiến cho rằng nơi đây là di tích lịch sử cần được tưởng nhớ nạn nhân ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Về vấn đề này thành phố Hà Nội đã xây dựng đài tưởng niệm ở đền Bà Kiệu và góc chợ Đồng Xuân đề ghi dấu ấn lịch sử ngày 19/12/1946.

Nền chợ 19/12 là nghĩa địa chôn người chết từ những năm 1946, người chết nơi đây bao gồn cả ta, cả tây, người dân, quân nhân, nhân sĩ. Theo chúng tôi đây không phải là di tích lịch sử. Đến nay nơi đây chưa từng được cơ quan, cấp thẩm quyền nào công nhận là di tích lịch sử, văn hóa hay cách mạng.

Chính vì thế mà năm 1981, chính quyền Thành phố đã di dời những hài cốt nơi đây đem lên nghĩa trang Bất Bạt ở Sơn Tây mà không đưa vào nghĩa trang liệt sỹ. Chúng tôi được biết: khi thực hiện dự án chủ đầu tư đã dành một khuôn viên 500M2 để làm vườn hoa, xây dựng công trình văn hóa tượng đài hoặc phù điêu để đảm bảo trân trọng những yếu tố tâm linh cho những người đã chết từ ngày 19/12/1946.

4. Chúng tôi cũng không đồng tình với luận điệu cho rằng khi công trình đi vào hoạt động sẽ dẫn đến ách tắc giao thông.

Dự án này khi được duyệt thông qua là đã tính đến cả những yếu tố về giao thông. Theo đó, trong dự án đã có con đường rộng 8m thông từ đường Hai Bà Trưng sang đường Lý Thường Kiệt. Những người ở chợ cũ và những người xung quanh sẽ có thêm mặt bằng làm ăn kinh doanh hoặc làm trụ sở văn phòng mà không chiếm nhiều không gian đất, giảm thiểu việc lấn chiếm mặt bằng trước đây, trả lại không gian cho giao thông công cộng. Công trình được xây dựng với ba tầng hầm để tránh cho việc mất nhiều diện tích đất để trông giữ xe như trước đây. Và việc kinh doanh buôn bán vào khuôn khổ sẽ tránh cho việc mua bán giữa đường gây ách tắc giao thông, mất vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, làm đẹp lại diện mạo của Thủ đô.

Chúng tôi cho rằng, một số ý kiến phản đối dự án Trung tâm thương mại là hoàn toàn mang tính vụ lợi cá nhân. Nếu chợ bị dẹp bỏ mà không xây Trung tâm thương mại, một vài hộ sẽ được ra mặt đường, giá trị nhà đất nâng cao nhiều tỷ đồng. Chính vì đó mà họ dùng báo chí đề tạo dư luận gây áp lực tới chính quyền Thành phố, chủ đầu tư và những người ủng hộ dự án. Thực sự ý kiến của họ dù viện lý do này nọ nhưng đằng sau nó hoàn toàn mang tính vụ lợi cá nhân và họ không hề vì trách nhiệm đối với cộng đồng.

Trước một sự việc, điều dễ hiểu là sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề là ý kiến nào có tính xây dựng, có khả năng thực thi phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Gần năm trăm hộ dân chúng tôi sẽ ra sao khi mà không còn nơi kinh doanh làm ăn, kéo theo hàng ngàn nhân khẩu? Chính quyền sẽ giải quyết ra sao khi mà dự án đã được phê duyệt theo đúng trình tự thủ tục luật định và hàng chục tỷ đồng chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí cho dự án?

Những người có ý kiến phản đối dự án nêu ra thực sự không có ý xây dựng, không hợp tác với chính quyền và làm khó chính quyền. Họ không hiểu được những khó khăn phức tạp sẽ xảy ra đối với chính quyền khi công trình không được thực hiện. Việc đình chỉ dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào uy tín, chính sách của Đảng và vào sự lãnh đạo của chính quyền. Chính sách thu hút đầu tư của Thành phố cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Trong hoàn cảnh rất nhiều vụ việc khiếu nại đông người kéo dài, rất nhiều công trình bị đình đốn cho vấn đề giải phóng mặt bằng. Dự án Trung tâm thương mại chợ 19/12 đã được phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm và đạt được sự đồng thuận hợp tác của chủ đầu tư và gần năm trăm hộ kinh doanh. Như vậy là rất thuận lợi nhiều mặt, công trình rất ích nước lợi dân. Chúng tôi thấy không có lý do gì phải dừng lại. Một lần nữa, chúng tôi kiên quyết rằng gần năm trăm hộ dân sẽ quay trở lại nền chợ 19/12 cũ để dựng chợ kinh doanh nếu Trung tâm thương mại không được xây dựng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tâm huyết và cũng là nguyện vọng, mong mỏi của chúng tôi kính gửi tới quý vị và các cấp có thẩm quyền. Kính đề nghị các cấp quan tâm giải quyết, khẩn trương cho việc triển khai dự án bảo đảm đúng tiến độ vì hàng ngàn con người và toàn thể cộng đồng dân cư khu vực quận Hoàn Kiếm đang trông mong tới ngày công trình đi vào hoạt động để ổn định tổ chức kinh doanh.

Người đứng đơn

Nguyễn Thị Thịnh

ĐÓNG GÓP CỦA BẠN ĐỌC CHO CHUYÊN MỤC

(Hãy gửi cho chúng tôi bản đánh máy có dấu để bài viết của bạn sớm được đăng!)

Họ và tên: Anh Kiệt

Địa chỉ: Hà Nội

Email: anhkiet6038@yahoo.com.vn

Việc đăng thông tin đa chiều của báo chí là điều cần thiết. Nhưng với bài viết này, bà Chi hội trưởng chỉ nhìn thấy lợi ích cá nhân mà không nhìn lợi ích chung của cộng đồng. Bài viết thiếu bình tĩnh khi nghĩ quyền lợi của mình bị thiệt. Chúng tôi, nhiều người góp ý không đồng tình xây trung tâm thương mại mà điển hình là ý kiến ông Dương Trung Quốc, không có bất kỳ quyền lợi liên quan nào, mà chỉ thấy vì lợi ích của dân toàn thành phố. Cũng như vườn hoa cuối đường Hai Bà Trưng, năm thì mười hoạ chúng tôi đi xe ngang qua, nhưng thấy phù hợp thì phải khen là phù hợp. Tất nhiên việc 500 hộ tiểu thương bị ảnh hưởng là công việc giải quyết của chính quyền thành phố. Nhưng không thể vì áp lực của một nhóm người ( bao gồm chủ dự án và các hộ tiểu thương) việc bà thách thức quay trở lại dựng lều, quả thực quá ngạo mạn. Không chính quyền nào lại bỗng dưng quăng 500 hộ tiểu thương ra đường. Chợ hàng Da và Cửa Nam đang xây, cách không xa chợ 19 tháng 12 đâu. Việc năm 1981 làm chợ tạm đã được gần 30 năm, một giải pháp tình thế tồn tại gần 30 năm là quá lâu, nhưng không vì nhầm lẫn của một thời thành lầm lẫn mãi được. Chính quyền Hà Nội cần làm rõ việc này, những ai quyết định sai như việc duyệt khu cuối đường Hai Bà Trưng thành cao tầng, đường chợ 19 tháng 12 thành siêu thị cao ốc cần phải xử lý nghiêm, không thể để về hưu đồng nghĩa hạ cánh an toàn. Hãy trả lại niềm tin với chính quyền thành phố cho nhân dân.

Họ và tên: Huỳnh Văn Thuận

Địa chỉ: TP Hồ Chí Minh

Email: thuanv@yahoo.com

Một sự nhỏ nhen thiển cận của những giọng điệu " Lừa đảo " chỉ dùng để đe doạ những tâm hồn non nớt yếu bóng vía, không có đủ bản lĩnh và có tầm.

Thật là một trò lố bịch không thể chấp nhận, của những tâm địa hẹp hòi.

Họ và tên: Tran Quoc Thuy

Địa chỉ: DHQG Hà nội

Email: tranthuyhd@vnn.vn

Nhân đọc bài viết của nhân vật Nguyễn Thị Thịnh, Tôi thấy rất buồn. Nhân vật này quan niệm những lý do nhiều nhà xã hội học, kiến trúc sư, nhà sử học có tâm huyết khác không đồng tình với việc xây trung tâm thuong mại tại khu cho 19-12 là "luận điệu" này nọ. Việc này khiến tôi suy nghĩ toi một nhân vât nào tương tự như Ông trưởng thôn "KHUẾNH" (trong bộ phim "Chuyện làng Kình" đang chiếu trên VTV1 Đài truyền hình) đứng đằng sau "Nguyễn Thị Thịnh" !? Thật khôi hài!?...

Họ và tên: abcde

Địa chỉ: Hà Nội

Email: lesnguyenhoang@gmail.com

Đây chắc chắn không phải bài viết của 1 người buôn bán, đây chắc là bài viết của chủ đầu tư nhằm cứu vãn lô đất hơi bị to, lãi hơi bị lớn. Theo Tôi, 1 người dân bình thường cho rằng việc xây 1 trung tâm thương mại đồ sộ ngay trong khu vực trung tâm Hà Nội, gần các khu phố cổ là không chấp nhận được, nó đánh mất vẻ đẹp của Hà Nội đích thực, kể cả các toà nhà Melia, Hà Nội Tower ...đó là những sai lầm không thể sửa chữa của các nhà quản lý chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

Tôi đề nghị các nhà lãnh đạo Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng nên nghĩ đến cái chung trước khi nghĩ đến lợi ích cá nhân mình. Hãy để khu phố cổ mãi mãi là linh hồn của Hà Nội. Muốn xây dựng cái gì mới mẻ, hiện đại thì hãy tránh xa khu phố cổ ra ngoài mà làm con buôn mà kiếm tiền.

Họ và tên: Tran Chat

Địa chỉ: Yen Phu

Email: vqn81@yahoo.com

Đọc thư của Bà Thịnh thấy bà là tiểu thương, tuổi đã cao mà có kiến thức lịch sử, văn hoá, kiến trúc, lý luận, phê bình thật đáng nể, văn phong khúc triết, mạnh lạc. Chính quyền nên mời bà vào trong Ban Tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội thì tốt biết bao.

Họ và tên: Trần Minh

Địa chỉ:

Email:

Kể ra người đứng đơn cũng có cách hành văn không " chợ búa" lắm cũng là một điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên bà mới kể đến chi phí mấy chục tỷ ( cứ cho là như vậy đi ) và sự phiền toái của 500 hộ kinh doanh thì có thấm thoát gì với tổn thất của hàng triệu con người và nhiều thế hệ sau này vì đã mất đi một khu di tích lịch sử và sự tôn nghiêm của một cơ quan thực thi pháp luật Quốc gia. Chợ tạm chỉ phù hợp trong hoàn cảnh cách đây mấy chục năm của thời bao cấp thôi, không có nghĩa là phải thay thế nó bằng một cái chợ hay nói mỹ miều ra là cái siêu thị vĩnh viễn. Xin bà Thịnh hiểu cho là không ai muốn gây áp lực lên UBND Tp Hà nội cả , nếu như chủ trương này được HĐND và báo chí cũng như đông đảo các tầng lớp ND biết trước và góp ý thì đã không có chuyện dư luận xã hội bức xúc như bây giờ. Đừng bao giờ nên coi thường dư luận xã hội cả , là một người kinh doanh chắc bà rất hiểu điều đó. Chúc bà an khang thịnh vượng.

Họ và tên: Phan Minh Sang

Địa chỉ: hcm

Email: minhsang249@yahoo.com

Tôi quá bức xúc khi đọc bài viết này. Xin đừng đội lốt người dân mà hãy hiện nguyên hình là nhà đầu tư ra. Hãy dành phần đất ấy cho công viên, cho cây xanh, cho trường học, cho bện viện, đó là cách để chúng ta không có lỗi với con cháu sau này.

Họ và tên: PHẠM TRẦN KHOA

Địa chỉ: QUẬN 7, TP.HCM

Email: phamtrankhoa82@yahoo.com

Đọc xong lá thư đầy phẫn nộ trên tôi xin đôi lời góp ý:

Mấy ngày nay theo dõi trên VNN tôi mừng thầm vì không phải chỉ người Hà Nội mà tất cả những ai yêu mến thủ đô đều liên tục gởi về VNN những ý kiến đầy tâm huyết cho một con đường 19-12 sẽ giúp cho cảnh quan của thủ đô sẽ thoáng đãng hơn là một cao ốc. Thế mà hôm nay đọc lá thư của bà Thịnh tôi thật sự bị sốc trước những từ ngữ bà dùng trong đó, nào là luận điệu, động cơ mục đích,…hết sức phản cảm.

Tôi chỉ muốn hỏi bà một ý này:

Chỉ vì quyền lợi của nhóm nhỏ người mà hàng triệu con người khác mất đi cơ hội được sống trong một không gian sinh tồn chật hẹp, nén chặt như…xe đò chở quá tải hay sao? Có thật sự những người đề nghị làm đường 19-12 là những kẻ vụ lợi như bà đã nói không hay bà chỉ võ đoán như thế? Đành rành khi làm đường thì toàn bộ tiểu thương ở chợ cũ sẽ mất đi một nơi kinh doanh nhưng đâu phải cả Hà Nội chỉ có thể kinh doanh được chỗ này. Nếu Thành phố Hà Nội vì sức ép dư luận mà phải mở đường, tôi nghĩ chính quyền cũng sẽ tạo mọi điều kiện để giúp các tiểu thương ở chợ cũ vào kinh doanh tại một nơi mới đàng hoàng hơn.

Tôi không nghĩ xây dựng ở đây thêm 1, 2 cao ốc là hợp lý vì bài học ở thành phố Hồ Chí Minh đã rõ, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra liên miên do các cao ốc cứ …đè khu trung tâm mà xây dựng, kết quả các cao ốc này trở thành những thỏi nam châm “hút” người dân đổ về, gây gánh nặng cho nội thành. Các cao ốc ở Sài Gòn cũng đã có vài ba tầng hầm đấy chứ, thế nhưng có giải quyết được giao thông bên ngoài không? Kết quả là thành phố này có chất lượng sống thấp so với các thành phố khác trong khu vực (đây cũng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân). Trong khi đó nói đến Hà Nội là nói đến thành phố cây xanh, thành phố “vì hòa bình”, thành phố của không gian thoáng đãng, chúng ta vừa mới mở rộng thành phố lên gấp 3 lần diện tích cũ, vậy thì có cần thiết đè khu nội thành cũ mà xây dựng không? Nếu cứ tiếp tục tập trung như vậy thì e mong muốn của các nhà làm quy hoạch khi mở rộng tàhnh phố sẽ phá sản.

Hà Nội phải vì số đông nhân dân mà quy hoạch, xây dựng chứ không phải vì một nhóm thiểu số, nhưng cũng không được để họ (nhóm thiểu số) mất đi chén cơm của mình, việc này tôi nghĩ không phải là quá khó nếu ban lãnh đạo thành phố quyết tâm thực hiện.

Họ và tên: hoang nguyen

Địa chỉ: hanoi

Email: nguyenhoang@yahoo.com

Kính gửi : Toà soạn

Là bạn đọc tôi thấy nội dung của Bà Nguyễn Thị Thịnh cũng có cái lý, nhưng càng đọc càng thấy Bà này không có tính chất xây dựng, trao đổi mà còn thách thức chính quyền UBND thành phố Hà nội nếu chấp nhận đình chỉ dự án

Qua thông tin của báo, mọi người đều biết trước đây là con đường, việc làm Chợ cũng chỉ là tạm thời thôi, bản thân những người kinh doanh ở đó cũng đều hiểu như vậy. Đã là Chợ tạm thì khi cần Nhà nước có thể xoá bỏ để làm việc khác phục vụ cho mục đích chính trị, xã hội, văn hoá, lịch sử và công cộng , đồng thời sẽ bố trí cho các hộ dân kinh doanh đến một nơi khác kinh doanh nếu có nhu cầu . Sắp tới Hà nội cũng khánh thành Chợ Cửa nam, lâu hơn là Chợ Mơ , bà con kinh doanh có thể đề xuất với thành phố : Nếu Thành phố không cho xây dựng Trung tâm thương mại, đề nghị Thành phố hỗ trợ và bố trí vào Chợ Cửa Nam hoặc Chợ Mơ hoặc một địa điểm nào đó phù hợp với quy hoạch làm Chợ để kinh doanh, vừa đảm bảo vệ sinh , văn minh đô thị, đảm bảo được quy hoạch và ý nghĩa lịch sử của con đường.như nhiều ý kiến của các chuyên gia và những người tâm huyết với Thủ đô Hà nội.

Họ và tên: Đỗ bình

Địa chỉ: 40 Thanh xuân

Email:

Đó là ý kiến của người có quyền lợi cá nhân, còn tôi đứng về ý kiến của ông Dương Trung Quốc, hãy trả nó về 1 con đường vì đó mới là tầm nhìn của những ngườ có tâm huyết với Hà nội ngàn năm văn hiến, rất mong các cấp lãnh đạo Hà nội sáng suốt hơn trước khi quyết định vấn đề này

Họ và tên: Huong

Địa chỉ: Ha noi

Email: huong86@yahoo.com

Kính gửi Bác Thịnh!

Đọc thư bác gửi b báo, cháu rất thông cảm với các bà con kinh doanh ở chợ. Tuy nhiên, để khẳng định những người đề nghị không xây trung tâm thương mại mà mở đường là có dụng ý cá nhân thì không đúng. Cháu đồng tình với việc không xây TTTM và đồng thời đề nghị UBND Hà nội giải tỏa luôn cả những hộ gia đình đang ở khuôn viên của tòa án tối cao. Cháu nghĩ dân mình không phải ai cũng không biết lẽ phải và để có được một khoảng không quí giá cho Hà nội thì việc giải tỏa chợ với cơ chế hiện có của nhà nước sẽ nhận được sự thông cảm của người dân. Cháu nghĩ rằng các bà con ở chợ Nguyễn Cao còn thực hiện được quyết định của nhà nước thì bà con mình chắc sẽ làm được phải không bác!

Họ và tên: Lam

Địa chỉ: Ha Noi

Email: Tuonglam2006@gmail.com

Đọc bài viết có thể thấy đây không phải là ý kiến chung của bà con tiểu thương chợ 19-5, mà là của một số ít cá nhân có quyền lợi tại đây, càng không phải là ý kiến của đại đa số người dân Hà Nội trong đó có tôi. Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất, kiến nghị của Ông Dương Trung Quốc

Họ và tên: nguyễn đức Hà

Địa chỉ: 5c ngách 639/87 Hoang Hoa Thám

Email: Nguyenducha57@yaoo.com

Hoàn toàn ủng hộ việc trả lại con đường ở nơi đây.

Họ và tên: Thanh Tâm

Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email: trinhthanh38@yahoo.com

Tôi thuộc phía tuyệt đại đa số nhân dân Hà Nội ( chắc chắn là vậy) phản đối việc cố tình nhét vào nền chợ tạm 19/12 hai khối nhà cao tầng hình cái tủ tường bầy trên trục đường nền chợ tạm cũ rất hiểu tâm tư của bà con tiểu thương chợ tạm này hiện di dời sang chợ tạm Phùng Hưng nếu trung tâm thương mại không được xây dựng tại đây.

Tôi nghĩ nếu dự án không được thực hiện, bà con lại kéo về chợ cũ, làm lán để kinh doanh như cũ , nếu việc đó diễn ra chắc là UBND Hà Nội sẽ có việc để giải quyết vì chợ 19/12 là chợ tạm và đã tạm thì nay thấy không nên để cái chợ này nữa thì phải giải toả để trả lại con đường như nó vốn có là hợp lý nhất.

Điều hợp lý nữa như rất nhiều ý kiến các nhà sử học, các nhà khoa học kiến trúc đô thị, nhà văn hoá và đặc biệt rất đông người dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước, kiều bào đều phản đối ý đồ xây TTTM tại đây.

Việc bà con sẽ kinh doanh tại đâu để lo cho cuộc sống quả thật rất cần thiết không thể bỏ mặc và chính quyền T.P đương nhiên phải lo sao cho hợp lý dù đó là việc không đơn giản ,nhưng không phải là việc không thể lo được.

Còn việc bà con cho rằng quyền lợi của 500 bà con tiểu thương gắn liền với cái chợ 19/12 quả thật không sai nhưng nói thế là không hết nhẽ . Nếu nói như vậy thì trên đất nước ta nhiều năm qua trên khắp mọi miền đất nước có hàng chục vạn hộ dân với hàng triệu nhân khẩu đã phải giao lại cho nhà nước đồi nương, ruộng vườn để làm đường, công trình thuỷ điện . khu công nghiệp … chẳng lẽ quyền lợi của số bà con này không gắn với mảnh đất hàng bao đời của họ ?. Vấn đề là quyền lợi của 500 hộ tiểu thương không thể lớn hơn lợi ích lâu dài của nhân dân Thủ đô cũng là của cả nước, cho thế hệ mai sau .Đó là phải tránh cho Thủ đô buộc phải có một khu trung tâm cảnh quan bị phá vỡ, kiến trúc bị đề nén bởi việc cố xây xen kêch cỡm 2 khối cao ốc vào nền chợ 19/12, mà nơi đây là một con đường, một vườn hoa tưởng niệm chiến sĩ Vệ Quốc quân, nhân sĩ trí thức cách mạng, nhân dân ta đã hy sinh ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Lợi ích của 500 hộ tiểu thương phải phục tùng lợi ích của cái đại thể to lớn ấy, nêu suy ngẫm kỹ chắc bà con sẽ bớt bức xúc.

Còn việc bà Nguyễn Thị Thịnh, lấy cương vị Chi Hội trưởng phụ nữ chợ tạm 19/12 viết trong đơn cho rằng những người phản đối phương án xây TTTM là vụ lợi, là a dua theo “ luận điệu” của mọt số ít người không có thiện chí ,gây khó cho chính quyền T.P, rằng làm ảnh hưởng uy tín của các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Hà Nội…, tôi nghĩ đây là những ý kiến không có sự suy nghĩ kỹ càng, thiếu tôn trọng những người có ý kiến ngược với ý mình mà số người ấy lại rất đông.

Còn bà con lo nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào Hà Nội, tôi lại nghĩ khác. Có thể nói , những nhà đầu tư thực sự có cái tâm trong sáng, thực sự đầu tư để góp phần làm cho Hà Nội thêm đẹp, giàu, đáp ứng hài hoà lợi ích nhà đầu tư, Thủ đô (Nhà nước), cộng đồng thì không hề đáng ngại, chắc chắn chính quyền T.P không thể từ chối mời dự thầu theo luật định ( nếu DN đủ tư cách, điều kiện kinh doanh). Chỉ nhóm lợi ích nào thích chạy dự án kiểu thiếu công khai minh bạch, không đàng hoàng( mà việc này không ít đâu) thì mới lo lắng, thậm chí tiền chi cho vận động hành lang, chuẩn bị cho dự án bị mất vì đại đa số nhân dân phản đối dự án không khả thi.

Cuối cùng xin nói về cái chợ tạm, cách đây 30 năm tức là trước đổi mới, có thể hiểu lúc đó do tình thế, hoặc do quá đơn giản, thậm chí ấu trĩ, tuỳ tiện về cung cách quản lý đô thị mà chính quyền cho làm cái chợ tạm này để tạo điều kiện quản lý trật tự đô thị ,tạo kế sinh sốn cho bà con tiểu thương là có thể chấp nhận được. Nhưng nay đã là năm thứ 22 của công cuộc đổi mới, cần đổi mới bộ mặt đo thị thì việc giải toả chợ tạm là lẽ đương nhiên, không có gì khó hiểu. Chợ đã giải toả, điều có ích lớn hơn chính là không xây TTTM tại đây. Đừng để cái sai trước kia đã lấy đây làm chợ tạm,nay lại sai hơn là xây TTTM tại đây. Khi chính quyền T.P nghe theo điều phả, huỷ dự án xây TTTM trả lại con đường, vườn hoa, bà con lại tự phát kéo về chợ cũ thì khác gì lại tạo nên chuyện xảy ra chưa lâu ở khu 178 Nguyễn Lương Bằng chắc là không được.

Họ và tên:

Địa chỉ:

Email: ...@gmail.com

Tôi xin lỗi những "dân buôn" có kiến thức. Nhưng thực sự tôi thấy thất vọng về những "dân buôn" mà bà Nguyễn Thị Thịnh là đại diện đã trình bày ở lá đơn này.

Họ và tên: Đoàn Thanh Hải

Địa chỉ: 50IH

Email: scorpion_pfiev@yahoo.com.vn

Tôi không quan tâm đến việc ai là người đứng đằng sau lá đơn này. Nhưng lời lẽ của nó đúng là chỉ biết đến mình mà không biết gì đến xã hội.

Chúng ta đang chuẩn bị 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Vậy việc xây dựng môt toà TTTM hoành tráng ngay giữa trung tâm Thủ đô có phải là nguyện vọng của đa số người dân Thủ đô và cả nước hay không.

Hãy hướng tầm mắt ra khỏi cái chợ tạm và nhìn xem người Phap làm gì để bảo vệ Pairis của họ. Có phải là Trung tâm ánh sáng của Thế giới đẹp hay giàu có vì những toà nhà cao tầng hoành tráng ko?

Họ và tên:

Địa chỉ:

Email:

Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của ông Dương Trung Quốc, mà còn mong muốn xa hơn nữa: Với khu trung tâm cần dãn bớt dân ra, không xây thêm cao ốc nữa, chỉ bảo tồn và tôn tạo thôi. Xây cao ốc ở các khu mới vừa được sát nhập như mục đích sát nhập ấy. Các con đường đổ vào khu trung tâm càng ngày càng tắc nghẽn hơn, mức độ tắc nghẽn đã vượt quá giới hạn quá nhiều lần rồi. Hãy quy hoạch và xây dựng Hà Nội ít nhất cũng được như người Pháp đã làm trước kia. Tôi hoàn toàn không có nhiều kiến thức về kiến trúc và cảnh quan đô thị, nhưng cũng đã rất nhiều lần đứng ngắm không chán mắt những phần còn sót lại của các khu phố do Pháp quy hoạch và xây dựng và càng ngắm càng sót xa nuối tiếc vì những gì chúng ta đã xây dựng thêm, nó không những không làm đẹp thêm mà chỉ làm xấu đi vẻ đẹp đó. Do hoàn cảnh, do trình độ nhận thức kém, những sai lầm của chúng ta trong quá khứ đã là quá quá đủ rồi. Không thể sai lầm thêm được nữa. Mong sao Hà Nội vừa giữ được sự cổ kính đặc trưng ở khu trung tâm như vốn có từ trước kia vừa hiện đại, tiện nghi ở những khu mới.

Họ và tên: Duc Toan

Địa chỉ: Hanoi

Email: ductoan@yahoo.com

Cá nhân tôi ủng hộ việc làm đường vì hiện nay tình trạng giao thông trên tuyến Hai Bà Trưng thường xuyên quá tải vào giờ cao điểm.

Để mọi người cùng có cơ hội chia sẻ quan điểm của mình, đề nghị VNN cho bình chọn online xem số lượng ý kiến của nhân dân thế nào.

Họ và tên: trịnh văn hải

Địa chỉ: singapore

Email: hoanghai_hm84@yahoo.com

Tôi nghĩ đây là cách để các tiểu thương gấy áp lực đối với chính quyền, thực tế đây mới là cách vụ lợi. Tôi đang học tập và công tác ở SINGAPORE, 1 đất nuớc mà đi đến đâu chúng ta cũng hiếm khi gặp cảnh tắc đường. Dân số hà nội đang tăng kéo theo cần phải giải quyết vấn đề giao thông, chỉ 1 vài năm nữa thôi nếu vấn đề giao thông không được giải quyết thì nạn tắc đường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Mục tiêu của chúng ta bây giờ không phải là những trung tâm thương mại đồ sộ mà trước hết phải là những con đường thông thoáng rồi sau đó sẽ xây dựng. Hãy lấy giao thông làm 1 bài học

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vui nhỉ?

Bên lào lói cũng hợp ný cả. Bên phản đối nhân danh truyền thống thì viện đẫn đủ mọi chứng cứ. Bên ủng hộ thì khẳng định bên kia vụ lợi.

Có cái cổng Chùa Láng - "Di tích lịch sử cấm không được xâm phạm" hẳn hoi - trước đây chềnh ềnh ở cuối Phố Chùa Láng bây giờ chẳng thấy đâu cả? Cũng không chết thằng Tây nào! Híc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Có cái cổng Chùa Láng - "Di tích lịch sử cấm không được xâm phạm" hẳn hoi - trước đây chềnh ềnh ở cuối Phố Chùa Láng bây giờ chẳng thấy đâu cả? Cũng không chết thằng Tây nào! Híc!

Chính vì "cấm không được" nên cái cổng bị rinh mất mà chẳng ai lên tiếng chú ạ. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mong Chủ tịch tránh cho HN sai lầm kiến trúc đô thị

Nguồn: Tuanvietnam.net

18/12/2008 14:35 (GMT + 7)

"Với tầm nhìn của một KTS từng du học Ba Lan có nền kiến trúc quý tộc, mong ông Chủ tịch Thành phố nhìn hướng ra cho đường phố lịch sử 19-12".

Những người lãnh đạo và tầm nhìn về kiến trúc đô thị

Hơn một năm trước, nghe tin ông Nguyễn Thế Thảo từ Bắc Ninh về làm Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, nhiều người rất mừng. Một quý vị tên là Đình Hiếu đã viết thư ngỏ trên báo Lao Động. Xin trích nguyên văn một đoạn:

Khu vực nội thành được xây tối đa chiều cao bao nhiêu mét, tỉ lệ bao nhiêu? Lô đất diện tích tối thiểu là bao nhiêu mới được xây dựng?… Sau đó công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang Web của UBND TP để cho tất cả công dân và nhà đầu tư được biết và thực hiện. Khi đó chắc chắn tiêu cực nhũng nhiễu sẽ giảm tối đa.

Chính việc thiếu minh bạch trong quy hoạch đã làm lợi cho một số ít người quen chạy dự án, làm hỏng cán bộ công chức, gây thiệt hại cho xã hội. Người dân thủ đô không ai không xót xa trước những con đường với giá đắt nhất thế giới, nhưng Nhà nước thì không thu được gì cả vì trước đó nhiều năm quy hoạch đã được "bán" và những người biết trước quy hoạch đã nhanh chân mua trước những ruộng rau muống, ao hồ với giá rẻ như cho.”

Không hiểu lá thư ngỏ này có được ai để mắt đến không. Và nếu đọc thì những lời tâm huyết ấy có được nhớ đến khi ra quyết định cho những trung tâm thương mại cao 20-30 tầng ngay giữa Thủ đô Hà Nội.

Posted Image

Một góc kiến trúc đô thị Washington DC. Ảnh: solarnavigator.net

Và đây là một bạn đọc từ Washington DC viết trên báo Tiền phong online đăng mấy hôm trước nhân chuyện đường 19-12: “Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (thời kỳ 1801-1809) luôn mơ ước Thủ đô Washington DC (Mỹ) là “Paris của người Mỹ”, nhà xây thấp, tiện lợi, phố rộng và sáng sủa. Quốc hội Mỹ đã thông qua qui định từ năm 1889, thủ đô DC không có tòa nhà nào được phép cao vượt nhà Quốc hội (cao 88m). Năm 1910, họ qui định thêm, chiều cao các tòa nhà không vượt quá chiều rộng của phố cộng với 6m. Ví dụ, đường phố trước mặt rộng 28m có thể xây nhà cao tối đa 34m (28+6). Vì thế, những building trong DC cao nhất chỉ khoảng 10-12 tầng. Đó là luật bất di bất dịch trong kiến trúc thủ đô Hoa Kỳ.”

Qui định đó cách đây 120 năm, khi đó ông thị trưởng thành phố DC chắc chắn không thể có bằng cấp như nhiều vị bây giờ.

Bác sỹ Trần Duy Hưng từng là chủ tịch TP Hà Nội suốt từ 1954 đến 1977. Dù chuyển từ Thứ trưởng Y tế sang quản lý đô thị, bác sỹ Hưng rất thành công trong việc giữ gìn qui hoạch tổng thể thủ đô. Khu nhà lắp ghép bên Giảng Võ hay Thành Công được qui hoạch rất cẩn thận. Không có chuyện cơi nới bừa bãi trong nội thành. Không cao ốc nào được xây hay xây xen. Tầm nhìn của người trí thức từ thời Pháp như bác sỹ Trần Duy Hưng đáng kính nể.

Tin bài liên quan

Chợ 19-12: Hà Nội cần đường hơn hay trung tâm thương mại? Chủ tịch Hà Nội: Thư ông Dương Trung Quốc là gợi ý

Chợ 19-12: Hà Nội cần "hy sinh"một số lợi ích!

Chợ 19-12: Vừa làm đường, vừa xây trung tâm thương mại!?

Hãy giữ những khoảng không quý giá còn lại của HN

Tiểu thương chợ tạm 19-12 doạ quay lại nếu không xây TTTM

Chuyện hoài niệm...

Người viết bài này từng du học ở Ba Lan những năm 1970, thời ông Chủ tịch Hà Nội là sinh viên đại học kiến trúc. Không chừng chúng ta từng đá bóng với nhau trên sân Warsaw hay gặp trong một dạ hội sinh viên nào đó.

Tôi tin ông Thảo đã đến Krakow chứng kiến nơi đây người Ba Lan đã giữ phố cổ như thế nào. Khu trung tâm, lâu đài Wawel bên sông Vituyn, những nhà thờ có từ hàng mấy trăm năm với dãy phổ cổ kính được giữ gần như nguyên vẹn.

Xin gửi vài tấm ảnh, có thể gợi những hoài niệm đẹp đẽ về một xứ sở mà ông có dịp chiêm ngưỡng dưới con mắt nhà nghề KTS. Không một nhà cao tầng, không bê tông kính hiện đại. Tất cả được giữ nguyên như thuở Krakow được sinh ra cách đây mấy trăm năm.

Thủ đô Warsaw đã bị tàn phá 90% sau chiến tranh thế giới thứ hai. Người Ba Lan phải tìm từng viên gạch để xây dựng lại lâu đài cổ để thế hệ trẻ nhìn về quá khứ văn hóa lâu đời của quý tộc.

Tòa nhà cao nhất Ba Lan là Cung Văn hóa và Khoa học (Pałac Kultury i Nauki) cao 230 m giữa Thủ đô do lãnh tụ Stalin tặng.

Posted Image

Phố cổ Ba Lan (Ảnh: destination 360.com)

Tuy nhiên, hỏi bất kỳ người Ba Lan nào về nơi đây đều nhận được cái lắc đầu. Họ không muốn nói về tòa nhà “Lomonosov - Moscow” ấy, dù nó cao vút trời xanh, là quà tặng, nhưng không phải là niềm tự hào kiến trúc Ba Lan. Họ cố xây thêm vài cao ốc bên cạnh nhưng không thể lấn át được Cung Văn hóa. Sai lầm của người lãnh đạo Warsaw trong quá khứ đã để thế hệ hôm nay hứng chịu. Muốn phá đi không được, để lại thì như một cái gai nhức nhối giữa trung tâm.

Quay lại chuyện Hà Nội. Nếu trích dẫn những góp ý trên truyền thông hay tại các hội họp, định hướng cho Hà Nội đẹp hơn trong những năm gần đây, có thể in được vài chục cuốn sách. Phải chăng những lời ấy như gió thoảng bay.

Kết cục hôm nay, chắc các ông đang rất khó khăn khi quyết định số phận cho chợ 19-12 sau khi gần 500 tiểu thương đã về chợ tạm Phùng Hưng, nhất là khi đây lại là di sản của những người tiền nhiệm để lại. Các tiểu thương kia đang đợi ngày quay về tòa nhà 17 tầng hoành tráng. Nếu phải dừng dự án TTTM, những tiểu thương kia sẽ nổi điên. Đặt số phận của gần 500 người và gia đình họ trước một sự đã rồi là điều lãnh đạo thành phố không mong muốn.

Tiểu thương và nhà đầu tư cương quyết “một tấc không đi, một ly không rời”. Thư của bà Nguyễn Thị Thịnh, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ chợ 19/12, có rất nhiều từ “kiên quyết” và gọi những góp ý trái chiều với bà là “luận điệu”, chứng tỏ độ nóng đã lên đến tột độ.

Tuy nhiên, biến một địa điểm liên quan đến ngày toàn quốc kháng chiến 19-12 thành cao ốc đang làm cho nhiều người phải mất ngủ. Người yêu Hà Nội, tôn trọng lịch sử muốn giữ lại con đường 19-12 hay biến thành công viên.

Nếu như mọi qui hoạch được minh bạch và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chắc không đến nỗi như hôm nay. Khổ nỗi dân chỉ biết khi mọi việc đã an bài. Dân chỉ được bàn khi quyết định đã được ký. Dân còn làm và kiểm tra gì nữa.

Posted Image

(Ảnh: wikipedia)

Trung tâm thương mại xây lúc nào và ở đâu cũng được. Sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần và một nơi, không bao giờ nhắc lại. Nếu đánh mất lịch sử nghĩa là vĩnh viễn.

Thủ đô mừng vì ông Chủ tịch đã biến nhiều mảnh đất thành công viên, chặt ngọn nhiều tòa nhà cao tầng vì vi phạm. Với tầm nhìn của một KTS từng du học Ba Lan có nền kiến trúc quý tộc, mong ông nhìn hướng ra cho đường phố lịch sử 19-12.

Mong ông định hướng cho Hà Nội tránh những sai lầm về kiến trúc đô thị hay tạo ra những “kiệt tác” như người Ba Lan không muốn nhắc đến Cung Văn hóa giữa Warsaw. Xin đừng thêm những cái gai giữa lòng Hà Nội cổ.

Chợ 19-12 từng là nghĩa trang của bao người không tên tuổi, không ngày tháng, nơi của những oan hồn không khói hương. Phần đông số họ đã đổ máu, hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống hôm nay. Họ cần được biết ơn xứng đáng.

Thiển nghĩ, sau khi đọc những góp ý của những người yêu Hà Nội đắm say, ông Chủ tịch sẽ ra được quyết định đúng đắn và không thỏa hiệp. Chúc ông may mắn.

  • Hiệu Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ Nhật, 21/12/2008, 08:37 Nguồn Tiền phong Online

Về dự án trung tâm thương mại 19 - 12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo:

Vì lợi ích chung có thể phải hy sinh cái nhỏ!

TP - “Thành phố có đường, dân cũng có nơi để buôn bán - đó chính là việc mà thành phố đang phải tính trong lúc này. Nhưng vì lợi ích lớn, vì cái chung, thì có thể phải hy sinh cái nhỏ”- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời phỏng vấn Tiền Phong về dự án tại chợ 19-12.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố đã họp với các ngành, tìm hướng giải quyết vấn đề chợ 19-12. Cuộc họp diễn ra sau khi dư luận, báo chí liên tục tỏ quan điểm không đồng tình về dự án, đặc biệt là dự án đã được triển khai trên nền “chợ Âm phủ” - nguyên là đường phố 19-12, và hiện có trong quy hoạch của Thủ đô (xem Tiền Phong số 354, 355).

Thưa ông, cuộc họp đã gợi mở hướng giải quyết như thế nào?

Trước hết, cần rà soát các thủ tục đầu tư, xem xét tính pháp lý, các điều kiện, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tóm lại, mục tiêu của UBND thành phố bây giờ là tìm mọi giải pháp, vắt óc suy nghĩ, để làm sao đạt được tất cả các mục tiêu: bà con ở đó có chợ để buôn bán, để tiếp tục làm ăn, sinh sống. Còn thành phố phải có đường giao thông và đảm bảo đúng quy hoạch đô thị.

Theo quy hoạch, chợ 19-12 là một con đường. Tại sao thành phố lại cho thu hồi đất, làm trung tâm thương mại?

Trong quy hoạch, đây vẫn là con đường. Nhưng trên cơ sở đó, có thể rà soát lại năng lực giao thông, điều kiện để xem xét. Tùy loại đường, có thể điều chỉnh cho phù hợp (đường giao thông lớn, đường đi bộ, đường chuyên dụng…).

Một quyết định hành chính, cũng có thể phải điều chỉnh cho phù hợp, tùy bối cảnh điều kiện cụ thể và tùy quyết định đó như thế nào.

Nhưng để điều chỉnh quy hoạch, thành phố phải xem xét kỹ lưỡng, xem xét tất cả các lợi ích, để cân nhắc, quyết định.

Như vậy, trong trường hợp phải chuyển dự án đi nơi khác, thành phố giải quyết vấn đề quyền lợi chủ đầu tư và các hộ kinh doanh thế nào?

Tất nhiên thành phố sẽ xem xét lợi ích của chủ đầu tư, của các thành phần khác tham gia vào dự án, trong đó có các hộ kinh doanh. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết được những lợi ích đó.

Với những động thái kịp thời vừa qua, thành phố đã nhận được sự đồng tình rộng rãi của dư luận và nhân dân, thưa ông?

Chủ trương không những phải thống nhất trong nội bộ, mà cần sự đồng thuận của xã hội, của dư luận. Hướng của thành phố là phải hy sinh những lợi ích nhỏ để giành được lợi ích lớn. Tất cả đều là vì cái chung, đều vì dân hết.

Các bài báo trên báo Tiền Phong cũng nêu rõ quan điểm luôn ủng hộ chủ trương làm đẹp của thành phố, đó là cái đẹp đúng quy hoạch, kiến trúc, trân trọng và nâng niu được giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử. Cùng với đó, thành phố cũng cần có chính sách đối với chủ đầu tư, bà con tiểu thương…

Tôi hoàn toàn đồng ý như vậy, và thành phố cũng đang khẩn trương làm việc này. Hiện nay, cái chính để thực hiện được mục tiêu đó là phải xác định được các địa điểm, các mục tiêu, nội dung cụ thể, để sau đó có phương án quyết định.

Chủ trương, mục đích của thành phố không gì khác là tìm ra giải pháp tối ưu nhất, đạt được tất cả các mục tiêu đề ra tốt nhất.

Xin cảm ơn ông!

Bí thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị:

Phải ưu tiên cho bảo tồn nếu như giá trị ấy quan trọng

“Trong từng trường hợp cụ thể, phải ưu tiên nhiều hơn cho bảo tồn, thậm chí là ưu tiên tối đa cho bảo tồn, nếu như giá trị bảo tồn ấy cực kỳ quan trọng, cực kỳ quý hiếm, mất cái đó không thể thay thế được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định.

“Xung quanh vấn đề chợ 19-12, thành phố đang phải suy nghĩ để có cách nào đó để giải được bài toán tốt nhất.

Cùng với đó, dù có phương án này hay phương án kia, điều chỉnh thế này hay thế khác, thì với hơn 300 hộ dân, thành phố cũng phải lo cho họ có nơi để tiếp tục làm ăn, buôn bán” - Bí thư Phạm Quang Nghị nói.

Nguyễn Tuấn

(thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về quan điểm Phong thủy là một thứ vũ khí cực kì lợi hại thì đúng là câu chuyện khá hiển nhiên và chắc là không ít người biết. Những câu chuyện về việc Cao biền- quan ngừoi Hán sang xứ ta cai trị trấn yểm long mạch thế nào với âm mưu buộc người Việt ta ngàn năm trong kiếp nô lệ. Rồi chuyện về Tướng Trần Khát Chân với việc công thành nhà Hồ chỉ bằng chiếc cung Thần địa lý ra sao. Chuyện nhà Nguyễn-Gia Long sau khi đánh bại nhà Tây sơn rồi thì đào mồ đào mả chắc không hẳn chỉ dừng ở 2 chữ "trả thù"...

Nhưng theo tôi vấn đề trong dự án này thì không có chuyện dùng Phong thủy để làm tổn hại một điều gì đó tới 1 quốc gia, 1 dân tộc hay 1 bộ máy nào đó. Vấn đề đó có chăng chỉ là do nguyên nhân thiếu hiểu biết hoặc vì nhu cầu cấp bách của một nhóm nhỏ mà quên đi cái lâu dài của cả 1 cộng đồng mà thôi.

Xin trở lại bài viết của Tiến sĩ Phạm Gia Minh, Nói chung về quyết dịnh cuối cùng của anh là ủng hộ việc để lại con đường và ghi bia tưởng niẹm là điều chúng tôi hết sức tán thành nhưng những gì anh nhận định dưới góc độ Phong thủy có lẽ cũng còn nhiều điều chưa thỏa đáng.

Trong phương pháp phân tích và đánh giá về Phong thủy trên, TS Phạm Gia Minh đã sử dụng phương pháp Huyền không phi tinh để tính trạch vận của Tòa nhà Tòa án nhân dân tối cao. Theo tôi, về Phương pháp là đúng nhưng về kĩ năng còn có điều gì đó chưa chuẩn.

Thứ nhất, về vấn đề chọn vận 3 để lập tinh bàn là điều chưa đúng cơ bản. Trong vấn đề xét Vận để lập tinh bàn trong phong thủy Huyền không học, không thể tách rời đối tượng Căn nhà ra để tính riêng mà thực sử căn nhà đó còn nằm trong mối quan hệ giữa Thiên, Địa, Nhân. Tính vận chuyển vận hay không thì cần phải xét tới cái Nhân nằm bên trong đó, tức là vấn đề về con ngừoi vậy. Chắc không ít quí vị có kiến thức một chút về Phong thủy đều biết được chiêu thức rất cơ bản trong Huyền không học : Muốn đổi vận của 1 căn nhà sang vận mới, thì gia chủ nên thoát ly cả nhà đâu đó khoảng 100 ngày, nhà đó để trống sau đó quay lại làm lễ nhập trạch thì được tính sang 1 chu kì mới. Hoặc giả khi một người chủ mới đến tiếp nhận nhà do chủ cũ để lại thì phải tính vận mới cho chủ mới chứ không thể tính Vận cũ cho ông chủ mới được. Đó chính là mối quan hệ giữa Nhân và Địa khi mối quan hệ này có sự thay đổi thì yếu tố Thiên thời tức Vận bàn cũng lập tức thay đổi theo.

Nói đến đây chắc quí vị cũng hiểu, cách đặt vấn đề tính vận bàn ở Vận 3 của TS Phạm Gia Minh là chưa hợp lý, bởi vì từ những năm đầu thế kỉ tới nay, Lịch sử của Thủ đô cũng đã có biết bao giai đoạn thăng trầm, khởi sự chính quyền Thực dân Pháp nhưng nay chính quyền đã về tay nhân dân. Đó là một cái mốc có tính Lịch sử và không thể bỏ qua trong vấn đề tính Trạch vận được.

Thứ hai, Xét dưới góc độ Kỹ năng phân tích về Lý khi trong Huyền không thì cũng có điều chưa thỏa đáng. Như phân tích ở trên, Tòa nhà Melia của tập Đoàn khách sạn Thái lan nằm ở Phương vị Đông Nam so với khu Tòa án. Nếu đem so sánh sự đồ sộ và to lớn của tòa nhà dự tính xây mới này mà cụ thể là Tòa nhà phía trước (xây 8 tầng)với Hai khối Building của Khách sạn Melia thì không thể xứng tầm và nó chỉ như một ca nước so với cái thùng nước mà thôi! Nếu có tính đến sự ảnh hưởng vè Vấn đề Sơn tinh 5- Sao Ngũ hoàng bị kích động thì hẳn là đã bị kích động và xấu từ rất lâu rồi chứ không cần đợi đến bây giờ mà đánh giá về xấu tốt.

Thêm nữa, khi tác giả đặt vấn đề là tòa nhà càng sát thì ảnh hưởng càng mạnh cũng đã là điều chưa chuẩn xác. Điều quan trọng là xét tương quan tòa nhà đó với chủ thể thì mới đúng. Vấn đề là tỷ lệ và khoảng cách từ nó tới chủ thể đó thế nào mới là điều đáng bàn. Đại khái như gặp cuộc nhà ở thế Thướng sơn hạ thủy và lời giải là thế đất Tọa không triều mãn, thì khi định huyệt ít nhất mặt nhà cũng cần phải có khoảng Nội minh đường tối thiểu để nạp khí đã chứ không nên định huyệt vị sát chân núi quá, gây vô khí thì dẫu có được về Thế nhưng cũng vẫn bại mà thôi.

Theo quan điểm của tôi vấn đề con đường hay công trình có ảnh hưởng đến Tòa án, nhưng không nhiều mà điều quan trọng hơn là nó ảnh hưởng tới một công trình mang tính quóc gia ở gần đó - Tòa nhà trụ sở của Bộ công thương. Xây hay không xây dự án này có ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới tầm vóc và vận khí của tòa nhà đó cũng như Vận khí của nền Kinh tế.

Quan điẻm của chúng tôi là không nên xây Dự án này và cũng trùng hợp với ý của TS Phạm Gia Minh như đã nói ở phần đầu . Còn vì sao? do nguyên nhân gì? xin được Phân tích và bàn tiếp trong bài sau.

Phạm Cương

----oOo----

Thế Thương sát của con đường 19-12.

Kiến trúc sư Phạm Cương

Trưởng Văn Phòng Đại diện Hà Nội.

TT. Nghiên cứu Lý học Đông phương

Posted Image

Hình chụp từ vệ tinh của Google Earth. Ấn vào ảnh trên để xem ảnh cỡ lớn hơn.

V

iệc xây dựng khu siêu thị hay con đường ở chợ 19 - 12 hiện nay đang là vấn đề quan tâm của nhiều giới tại Hà Nội với không ít ý kiến trái chiều. Đã có những bài viết từ góc nhìn của Phong thủy được đăng tải. Là những người nghiên cứu về Lý học Đông phương, chúng tôi cũng muốn đóng góp một cái nhìn từ góc độ phong thủy về vấn đề này. Về quan điểm chung, chúng tôi nhất trí với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng sự ảnh hưởng của con đường hay khu chợ sẽ có tương tác trực tiếp tới trụ sở của Bộ Công thương. Nhưng ảnh hưởng như thế nào, chúng tôi sẽ phân tích và trình bày rõ trong bài viết

này từ góc độ phong thủy.

Như chúng ta đã biết trong Phong thủy có những thế sát, dù nặng hay nhẹ đều có ảnh hưởng không tốt, ít nhất về mặt sức khỏe con người. Về Lý thuyết phong thủy Loan đầu nói chung, Con đường này nếu so tương quan với Bộ công thương thì sẽ tạo thành cách Thương sát tức là cách sát khi con đường đâm thẳng trực diện vào một tòa nhà hay một đối tượng nghiên cứu.

Nhưng theo quan điểm của Phong thủy Lạc việt thì điều đó chưa hẳn xấu. Con lộ đó có xấu với Tòa nhà kia hay không phụ thuộc vào tính chất hoạt động và chiều dài của con đường chư không thể đánh giá một cách chung chung vậy được !

Tôi còn nhớ cách đây trên 10 năm khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học, tôi đã từng chứng kiến ảnh hưởng Thực tế của thế Thương sát này. Hồi đó khi tôi còn là sinh viên Đại học kiến trúc Hà nội, những câu chuyện Phong thủy của trường thỉnh thoảng cũng hay được sinh viên nói tới nói lui trong những lúc trà dư tửu hậu. Đại khái là thế đất của trường Kiến trúc có đại môn bị một con lộ xung thẳng vào, mà phòng của ông Hiệu trưởng thì cách Đại môn đó có một khoảng không lớn lắm, nên chịu ảnh hưởng khá trực tiếp. Vì thế biết bao nhiêu đời hiệu trưởng bị ảnh hưởng về mặt Sức khỏe. Thậm chí có người còn thành “cố” trước khi chuyển sang chữ “cựu”, sinh viên trong trường thì cũng hay gặp rất nhiều tai nạn, thậm chí là cả tử vong ! Để khắc phục tình trạng này cũng đã có nhiều chuyên gia tư vấn về phong thủy được mời đến, vì là giới Kiến trúc sư cái môn này cũng nhiều vị biết và quen biết nhiều Thày cao tay lắm. Nhưng rốt cuc cũng không sao trị nổi bằng các thủ pháp trấn yểm, thế nên cuối cùng đành phải tiến hành chuyển hẳn Đại môn sang vị trí khác, nhằm tránh Lộ trực xung. Kể từ đời hiệu trưởng đó tình hình trong trường mới trở nên yên ổn hơn, sinh viên cũng bớt gặp những sự cố hơn. Nhưng cũng từ khi chuyển cổng, thành tích của trường Kiến trúc nói một cách khách quan đã không còn được hoành tránh như các đời trước. Trước đây trường Ktruc luon có thành tích nổi trội vượt bậc so với các trường có cùng ngành nghề và trong các cuộc thi trong nước lẫn Quốc tế thì luôn giành giải cao, nhưng sau naỳ thì kém hơn hẳn, mờ nhạt đi rất nhiều. Không còn được coi là một thế lực lớn trong lĩnh vực đào tạo Kiến trúc sư cũng như Kỹ sư xây dựng vậy.

Những sự việc diễn ra đó chỉ có thể giải thích hợp lý nếu đem nhưng kiến thức về Phong thủy để mà lý giải. Như đã nêu trên, cuộc đất trường KT gặp phải thế Thương sát, tức là nhận khí của Lộ trực xung đâm thẳng vào đại môn. Theo nhận định của ngừoi viết thì thời gian đầu, con đường này có một vai trò rất hay trong việc hình thành khí lực cho cuộc đất của trừong KT, nên nó có tác dụng làm cho khu vực trường mau phát triển. Các năm về trước, mức độ hoạt động của con đường còn không cao với các Phương tiện còn thô sơ nên Khí lực của con đường vẫn còn ở mức vừa phải nên mức độ sát vẫn còn nhẹ nên chủ yếu mang Cát khí nhiều hơn Hung khí. Càng về sau khí lực con đường càng mạnh do các hoạt động về giao thông khu vực này sầm uất hơn, con lộ có nhiều phương tiện hiện đại di chuyển nên tăng cường thêm khí sát. Lúc này năng lượng của con đường là rất lớn vừa giúp cho đối tượng nhận khí của nó là trường KT đạt được những thành tựu rực rỡ nhưng cũng khiến cho những đối tượng liên quan về Phong thủy như Người đứng đầu hay sinh viên gặp nhiều tai họa không mong muốn. Trong phong thủy cũng như các môn lý số có Câu : “Sát kèm theo Phát” chính là điều này. Trong lĩnh vực Tử vi có câu “Hung tinh đắc địa Phát giã như lôi” cũng không nằm ngoài ý tưởng đó. Mệnh số cá nhân không có hung tinh thì không thể có sự huy hoàng rực rỡ được, mà chỉ yên lành ở mức “tầm tầm sự nghiệp” mà thô !!!

Trở về với câu chuyện chính về Bộ Công thương với con đường 19-12 ở trên. Liệu khi tạo nên con đường, thế Thương sát của con Lộ đó có được hình thành không? Hay cứ để dự án tiến hành cho an toàn. Người viết xin được phân tích dưới góc độ của kiến thức về Loan đầu trong Phong thủy Lạc việt.

Hiện trạng Hiện nay của Bộ công thương Việt Nam chủ yếu nhận từ khí lực trên con đường Hai Bà Trưng, nhưng khí này lại bị suy thoái do con đường Phía Bạch hổ - Đường Phủ doãn cướp mất vượng khí vì thế khí lực Tòa nhà Bộ Công Thương thực sự không được dồi dào. Vì thế mặc dù trong những năm gần đây mặc dù bộ Công nghiệp (trước đây) sau khi có nhưng điều chỉnh về xây dựng và cải tạo ( thay đổi về tương quan Phong Thủy) nên đã có đổi mới và có những bước phát triển lớn. Tuy thế nhưng việc giữ lại những nhân tài kiệt xuất là rất khó hay công tác tạo điều kiện để nên công nghiệp nước nhà có những bước nhảy vọt là ít thấy, mặc dù cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được như mong đợi. Chính vì thế, xét dưới góc độ Phong thủy, hiện nay khi Bộ Công thương được hỉnh thành từ hai bộ chính, thì việc cung cấp thêm khí lực cho tòa nhà này là điều rất nên làm.

Nếu như tòa nhà dự án được hình thành nên thì nó sẽ như một quả núi đứng xừng sững trước khu vực này nên vượng khí chắc chắn là sẽ càng suy nhiều hơn. Hơn nữa về hình thể tòa nhà này cũng không tạo nên những cách đẹp . Nếu liên tưởng thì sẽ giống như con Bò tót mẹ và con bò tốt con đâm thẳng vào tòa nhà của bộ. Sự xung sát này còn mạnh gấp nhiều lần sự xung sát của 1 con đường đâm vào. Xung lực này cũng khá giống với xung lực do cây cầu cho khách đi Bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh đâm vào Bộ tài nguyên. Hay như cái dầm mái của Trung tâm hội chợ Vân hồ đâm vào cổng cũ của Bộ Xây dựng. Cái xấu thì đã là quá rõ ràng rồi !

Còn nếu như con đường 19-12 được hình thành theo đúng như đông đảo nguyện vọng của các sử gia, của các kiên trúc sư hay những người yêu nét giản dị mộc mạc của Hà nội... thì quả là một điều may mắn và rất hơp lý duới góc nhìn Phong thủy.

Điều thứ nhất, nếu xét tương quan thì con đường này không phải là quá dài (khác với con đường Ao sen đâm vào trường Kiến trúc). Khí sát sẽ vì thế mà khó hình thành. Nếu như được là người làm công tác điều hành về giao thông của thủ đô thì tôi sẽ cấm không cho ôtô vào khu vực này, chỉ cho phép cùng lắm là xe máy và các phương tiện thô sơ qua đây mà thôi. Như thế con đường này sẽ thực sự là một túi khí tốt cấp thêm khí lực cho tòa nhà của Bộ. Nói theo ngôn ngữ của Phong thủy thì là Minh đường nhận được thủy khí của thủy tam thoa nên chắc chắn sẽ vượng lên rất nhiều.

Điều thứ hai , nếu ai đó vẫn cho rằng con đường tạo thành cách sát thì theo quan điểm của người viết cách sát này lại được coi là "hợp cách" đối với tính chất ngành nghề của Bộ công thương. Bộ này thiên về các ngành nghề mang tính hành động vì “thương trường có kém khốc liệt gì so với chiến trường”, các ngành công nghiệp tính hành động, xô xát nên được coi là hợp với cách sát. Do đó việc hung tinh hợp cách như trên cũng nên coi là một điều khả chấp.

Chính vì thế, với quan điểm Phong thủy Lạc việt, tôi cho rằng xây dựng khu dự án trở thành 1 con đường là rất nên. Điều này rất hợp lý về mặt Phong thủy (yếu tố Địa) lại hợp với đại đa số nguyện vọng của nhân dân( yếu tố Nhân). Hơn nữa thời điểm hiện nay nếu tạo một Phong thủy tốt cho Bộ công thương thì cũng là việc tạo một điều kiện thuận lợi xúc tác cho nền Kinh tế vượt qua được giai đoạn khó khăn ( yếu tố Thiên ).

Có cả 3 yếu tố trên thì việc quyết tâm bỏ chợ cũ và biến nó thành 1 con đường là một việc rất chính đáng và thiết thực đối với vẻ đẹp thành phố nói riêng và lợi ích về kinh tế của cả đất nước nói chung.

KTS Phạm Cương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh phúc mến,

Để hiểu thêm về Lý thuyết Loan đầu theo Phong thủy Lạc việt, bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Thạc sỹ Hà Mạnh Hùng có treo trên cao trong mục Phong thủy. Nhưng kiến thức này sẽ giảng trong các chương trình tiếp theo của Lớp Phong thủy Lạc Việt.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất cảm ơn anh Phạm Cương!

Bài viết của anh cho thấy việc nhìn nhận về phong thuỷ dưới quan điểm LẠC VIỆT là hết sức HỢP LÝ mang tính tổng thể, toàn diện và cũng rất rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục (chứ không khó hiểu như một số quan niệm phong thuỷ khác).

thanhphuc thiển nghĩ sự hài hoà, hợp lý của các yếu tố THIÊN, ĐỊA, NHÂN trong lý giải của anh Phạm Cương có một cái gì đó liên hệ hết sức chặt chẽ với những sự kiện đã, đang diễn ra từ khi có thông tin về việc này từ khi lá thư ngỏ của nhà sử học Dương Trung Quốc gửi ông Nguyễn Thế Thảo đến nay.

Có lẽ, đó chính là tính hợp lý, khoa học của quan niệm về phong thuỷ trong nền VĂN HIẾN LẠC VIỆT.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất may là Hà Nội mới có quyết định cuối cùng là giữ lại con đường 19-2 , chuyển trung tâm thương mại sang Hai Bà Trưng. Mà không hiểu đất ở chỗ nào để xây nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Phạm Cương về bài viết, qua đây giúp cho những người đang theo học về phong thuỷ có những nhìn nhận rõ ràng hơn về Thương sát.

Còn về vụ cầu đi bộ qua đường ở Nguyễn Chí Thanh, theo những kiến thức anh phân tích ở trên thì chắc cũng không ảnh hưởng lớn lắm thì phải vì: Cầu đi bộ nhưng hầu như rất ít người dân sử dụng cầu để qua đường, chủ yếu các cụ già đi bộ buổi sáng :P :rolleyes: <_< , và không trực diện đại môn. Nếu có thể anh phân tích kỹ hơn vụ này được không, cụ thể như ảnh hưởng của dân chúng khu vực đó thế nào vì trước đó em ở khu tập thể sát bộ này

Share this post


Link to post
Share on other sites

vốn dĩ chợ 19-12 nó đã là con đường .tôi nhớ ko nhầm khi di chuyển hài cốt lần thứ nhất để thành lập chợ. khai quật và di chuyển các hài cốt ở đấy vào đầu những năm 80 ở dưới nền tôi thẩy rõ có nền đường và vỉa hè được làm từ trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites