Posted 13 Tháng 12, 2008 Mèo Chuột với Đạo Trời Trong Ca Dao Việt Nam có những bài đồng dao mà từ lúc nhỏ người Việt mình thường ai cũng thuộc nằm lòng như : "Thằng Bờm có cái quạt mo" hay "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa" hoặc "Chú Mèo trèo lên cây cau", nghe thật là vui tai nhưng lại mang một ý nghĩa có vẽ trào phúng ngược đời ; nhưng có lẽ ít người để ý cái chỗ nghĩa ngược đời đó lại tiềm ẩn ý nghĩa của Đạo Việt. Để khám phá ý nghĩa đó mời bạn ráng đọc hết bài viết này để có thế thấy và hiểu nghĩa chính yếu của hai chú Mèo và Chuột. Mèo Chuột với Đạo Trời Mèo với Chuột là hai con vật mà những ai sống ở nhà quê, không ai mà không biết. Tôi nói ở nhà quê là vì Việt tộc có nền văn hóa nông nghiệp, nên gạo, đậu, bắp, sắn, khoai và ngũ cốc (cốc = lúa; 5 giống lúa : mạch, mì, mễ, nếp, lứt) chất chứa tứ tung, ở ngoài sân, ngoài đồng, ngoài vựa, trong kho, trong bếp, nên là những chỗ thường có chuột. Còn ở thành phố, thì ít thấy chuột hơn, vì thực phẩm được cất giấu kỹ trong nhà, trong thùng, trong tủ đồ ăn, lại còn đặt bẫy (chuột), rồi người ta lại nuôi mèo nữa, nên thành thử chuột khó sống. Nhưng nói tới hai chữ '"mèo chuột" là có người cũng liên tưởng ngay tới chuyện trai gái còn gọi là "mèo mỡ", vì từ xưa ông bà mình cũng đã so sánh ví von sự thu hút lẫn nhau giữa nam nữ qua câu tục ngữ mà mọi người đều nghe và biết là: "như mèo thấy mỡ". Sự thu hút tự nhiên giữa trai gái nam nữ là luật tự nhiên của Trời Đất, như Âm với Dương mà tổ tiên đã ghi chép lại trong Kinh Dịch câu : "nhất âm nhất dương chi vị Đạo", mà ngày nay triết lý An-Vi còn gọi là Song Trùng Lưỡng Hợp với Lưỡng Nhất Tính, là Nguyên lý Mẹ và cũng là nền tảng của Đạo Việt. Nhưng làm sao chuyện Mèo Chuột như "mèo mỡ" lại là chuyện của Triết với Đạo được ?! Thưa, vì Triết là triệt, là nghĩa thấu triệt tận cùng của mọi sự vật, tức cũng là ý nghĩa của sự vô hình qua cái hữu hình. Ở đây hữu hình là cặp Mèo Chuột với nghĩa đen, nhưng hiểu theo nghĩa bóng của người bình dân trong đời sống hằng ngày, thì cũng là chuyện tình duyên và tình nghĩa, như ca dao có câu : Đôi ta mới ngộ hôm nay Một đêm là nghĩa, một ngày là duyên. Tiếng Việt mình rất hay trong ý nghĩa, khi nói "tình duyên" là có nghĩa vì tình nên mới có duyên, như : Con tằm bối rối vì tơ Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình hay Gặp nàng anh nắm cổ tay Anh yêu vì nết anh say vì tình hoặc Cây oằn vì bởi tại hoa Qua thương nhớ bậu chẳng qua vì tình Nên Tình người là đầu mối cho mọi tương giao của duyên nợ tình nghĩa như: Đôi ta là nợ là tình Là duyên là kiếp đôi mình kết giao Em như hoa mận hoa đào Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng Vì Tình đã được gieo mầm từ lúc Nhân (chi sơ) nơi Tính bản nhiên của con người, và với quan niệm của Việt Nho con người được định nghĩa là : "ngô tâm tiện thị vũ trụ" hay "vũ trụ chi tâm", nghĩa là "Tâm con Người cũng là Tâm Vũ Trụ" hay nói cách khác "Vũ Trụ là Tâm con Người", nên tiếng Việt mình mới nói là Tâm Tình hay Tâm Tính. Cho nên mọi cảm tình ít nhiều cũng đều phát xuất tự Tâm, cho dù Tâm có bị che khuất bởi mây đen, nghĩa là bởi vật chất với tính toán giả dối hay đầu môi chóp lưỡi, cái tâm đó người ta còn gọi là (đúng) "tim đen", thì vẫn là tình nhưng chưa có thật Tâm. Vì muốn có Tâm thì phải biết Tính để Đồng Tâm với Thiên Mệnh như câu : "Thiên Mệnh chi vị Tính; suất Tính chi vị Đạo" (Kinh Lễ) nghĩa là "mệnh Trời là Tính; noi theo Tính là Đạo". Nên muốn có Đạo hay sống Đạo là phải noi theo Tính để mới có thể quy Tâm đồng với Tâm của Vũ Trụ, và như vậy mới là sống thật với Nhân Tính và cũng là Thiên Mệnh hay Thiên Tính. Tính bản nhiên của con người là Nhân Tính trong Thiên Tính, tức là trong Tính thiên nhiên của vạn vật, mà Mèo Chuột là hai con vật mang đầy tính chất tự nhiên vì thuộc tính thiên nhiên. Nên theo tôi, bài đồng dao "Chú Mèo Chú Chuột" là những câu ca dao mà tổ tiên Việt tộc đã tiềm ẩn cách vi tế và đúc kết ý nghĩa nền tảng của Đạo để truyền lại cho con cháu. Vì vậy, tôi cũng xin mạo muội đóng góp thêm vài tư tưởng dưới lăng kính Việt Nho. Để bạn trẻ nào chưa biết, có thể vì sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, hay chưa bao giờ được nghe, tôi xin trích dẫn lại sau đây : Chú mèo trèo lên cây cao Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà (?) Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo (!) Chuột thì ai cũng biết là thường ở trong hang dưới đất, thì tại sao chú mèo không rình ở dưới đất (hay như trong phim vẽ cartoon Tom & Jerry) mà tự nhiên lại trèo lên cây cao. Rồi lại hỏi thăm chú chuột là sao ? Rồi làm sao biết chú chuột đi chợ hay đi đâu ? Và nhất là tại sao lại mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo là nghĩa là gì ? Tôi cố ý đặt câu hỏi như vậy để cho bạn thấy những câu ca dao tầm thường và vớ vẩn như thế, không phải là để nói cho vui hay để cho con nít nghêu ngao để gọi là tập học thuộc lòng, mà có lẽ lúc nhỏ ở trường làng bạn cũng đã đọc to tiếng trong lớp. Nhưng để nhắc lại với bạn là ca dao tiềm chứa đầy ý nghĩa thâm sâu của Đạo, mà tổ tiên đã tìm cách ẩn giấu để truyền lại cho con cháu. Vì tính chất vi tế đó mà người bình dân quê mùa dốt chữ không thể nào đặt ra được, mà chỉ có hiền sĩ, hiền triết, hiền nhân là bậc tiên nhân, là đấng thần nhân đã sống với dân và sống như dân, nhưng đã biết cách để đem an vui hòa bình cho dân, nên mới gọi là "bình dân" vì là những người "bình thiên hạ". Bây giờ mời bạn thử tìm hiểu với tôi về những ý nghĩa tiềm ẩn qua những chữ trong bài ca dao trên : 1/ Chú Mèo và Chú Chuột Chữ "chú" ở đây phải hiểu với nghĩa "Tương Đồng", tuy Mèo với Chuột khác nhau và đối nghịch với nhau từ hình hài đến bản chất lẫn bản tính, như Trời với Đất, như Âm với Dương, như Tiên với Rồng, nhưng lại giống nhau, vì là Hai con vật sống cùng với nhau trong một lãnh Thổ. Hình ảnh đó nói lên ý nghĩa Song Trùng Lưỡng Hợp với Lưỡng Nhất Tính, là nguyên lý Mẹ, là nền tảng của Đạo. Tương tự với ý nghĩa trong câu ca dao : Bầu ơi thương lấy Bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn Mèo là con vật mà ai cũng biết và đó là một trong bảy con vật mà người Việt mình nuôi và được coi như là gần gũi với người như : trâu(1), mèo(2), ngựa(3), dê(4), gà(5), chó(6), heo(7). Bảy con vật này cũng là biểu tượng trong bộ Giáp 12 con, nhưng lại bắt đầu bằng con Chuột, đó là : Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, mà mấy ông lão nhà mình thường nói theo xưa gọi là "thập nhị địa chi". Nhưng tại sao trong 12 con Giáp lại bắt đầu bằng Tí (Chuột), mà không là con Mèo, hay con gì khác ? Có khi nào bạn đặt câu hỏi như vậy chưa ? Như vậy chắc là phải có ẩn ý hay nghĩa gì nữa đây ? Nhưng là ý nghĩa gì có bao giờ bạn thắc mắc không ? Thưa là ý nghĩa Tí (teo), nghĩa là từ khi còn ở trong trứng (tí) nước, là ý nghĩa khởi đầu của sự sống của vạn vật mà trong đó có con người. Cho nên Chuột tức Tí, là ý nghĩa con Người từ cái "KHÔNG" thành bắt đầu "CÓ", với ý nghĩa hiện hữu với hình thể (bào thai), nhưng cũng là ý nghĩa tiên khởi, ưu tiên, dẫn đầu, với Thiên Tính để làm Người, tức để Thành Nhân ở đời này. Hình ảnh Chuột ở đây cũng có nghĩa là con người sống trên trái đất này lo chạy như chuột, hết chỗ này đến chỗ kia để lo kiếm "lúa", kiếm gạo, kiếm ăn. Nên Chuột còn là ý nghĩa của Đất, của vật chất, của tài sản, của ý thức hữu hình như giàu sang, danh vọng, quyền lực... Còn Mèo nghĩa là những gì vô hình ở trên Cao, hướng về Trời như Tâm Linh, Tình Yêu, Tự Do, Hạnh Phúc,... nên là vô biên như Vũ Trụ. Cho nên ý nghĩa Mèo và Chuột là nền tảng của Đạo với nguyên lý Mẹ, là Trời Đất song trùng lưỡng hợp, với "tham thiên lưỡng địa": Trời 3 Đất 2, nghĩa là với Âm trước Dương sau, Tình trước Lý sau, Vợ trước Chồng sau, Em trước Anh sau, v.v… tức là triết lý Tả Nhậm của Việt Nho, là triết lý kính trên nhường dưới, bênh vực kẻ yếu, quý trọng tinh thần, sống với Tâm Linh. 2/ Trèo với Đi. Trèo (leo lên) và Đi (xa) là hai cách di động mà mọi người đều biết. Trèo là di động theo chiều đứng, tức là nét dọc chỉ Trời và Đi là di động theo chiều ngang, tức nét ngang chỉ Đất. Nói lên ý nghĩa Giao Chỉ, tức con người là Giao của chỉ Trời và chỉ Đất, (nhân giả kỳ thiên địa chi đức), cho nên từ ý nghĩa đó người Việt mình ngày xưa còn gọi là dân "giao chỉ" (chớ không phải là hai ngón chân giao nhau để mang dép như nhiều người còn tưởng!). Nhưng muốn Trèo thì phải bám víu bằng sức lực hay cách thức (kỹ thuật), và Đi thì cũng phải dùng sức để bước tới, để di chuyển thân thể, cho nên Trèo với Đi là hai động từ nói lên ý nghĩa biến đổi tình trạng, tức là nghĩa biến Dịch, nhưng cũng có ý nói muốn thăng tiến để biến đổi cái tiểu ngã của con người thành Đại Ngã, để thành Nhân, thì phải Muốn, giống như con Mèo muốn ăn thịt Chuột thì : Con mèo con mẻo con meo Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà 3/ Cây với Nhà. Cây và Nhà ở đây là ý nghĩa môi trường của Mèo với Chuột, nhưng cũng là ý nghĩa đặc tính hay sở thích của Mèo và Chuột. Con Mèo thì thích leo trèo lên cao để thấy xa, thấy rõ những cái gì nhỏ bé như con chuột, ẩn núp ở trong hang trong kẹt, để rình rập và chờ thời cơ để "làm ăn", khi con chuột xuất đầu ló diện. Còn con Chuột thì cứ muốn mạo hiểm (chạy) đi xa để kiếm cơm, kiếm gạo, kiếm lúa, kiếm bắp, kiếm đậu, tức kiếm đồ ăn tha về hang về ổ, tích trử để dành. Hai hình ảnh của hai môi trường khác biệt và phản nghịch với nhau đó nói lên ý nghĩa mâu thuẫn, đối nghịch của mọi sự, mọi chuyện, trong Trời Đất này, như tình với lý, như tinh thần với vật chất, như trái với phải, như tiềm thức với ý thức, như thiện với ác, v.v… đó là Lưỡng Nhất Tính với Âm Dương của Đạo, mà hình ảnh và ý nghĩa đó được nhắc nhở và diễn tả qua đời sống con người, giống như Anh với Em, hay Ta với Mình, như câu ca dao : Mình với ta như con một nhà Như áo một mắc như hoa một chùm nên Một đó là ý nghĩa Nhất Thể của vạn vật vũ trụ, và Mình với Ta hay Em với Anh là "nhất âm nhất dương", là nghĩa Đạo như tục ngữ có câu: Đạo vợ nghĩa chồng hay Ai chèo ghe bí qua sông Đạo nghĩa vợ chồng nặng lắm anh ơi ! Nên nói theo bản "Nguyệt Lệnh" thì Cây thuộc về Hành Mộc và Nhà làm bằng đất, bằng gạch, thuộc về Hành Thổ, đó là ý nghĩa của sự tương khắc giữa Mộc với Thổ trong cơ cấu Ngũ Hành, giống như Mèo với Chuột. Nhưng trong đời sống thực tế phải có "cây" để làm cột để chống đỡ, để dựng thành cái "nhà", và đó cũng là ý nghĩa tương trợ, tương kết, tương giao, tương hợp… để thành Một cái Nhà. 4/ Cao với Vắng Tục ngữ có câu: Trời cao lồng lộng Đất rộng thênh thênh Nghĩa Cao ở đây, chỉ Trời là cao, là lồng lộng, là ý nghĩa chiều kích vô biên của Tình Yêu của Trời Đất nơi Con Người, cũng như giữa Em với Anh, khi Hai đứa (mình) biết Giao Hòa với nhau trong Trời Đất Vũ Trụ Vạn Vật, để Hợp thành Một là Nhất Thể. Còn Vắng cũng chỉ Đất là rộng, nhưng cũng là ý nghĩa Trống Vắng, Trống Rỗng, mà biểu tượng của nền Minh Triết Việt là Trống Đồng với tất cả tinh hoa của văn hóa Việt. Đó là ý nghĩa muốn đi chợ đường xa, thì phải vắng nhà, chữ "nhà" ở đây có nghĩa là cái Tâm của Con Người, nên muốn đi xa , tức muốn siêu Việt thì phải làm cho cái Tâm mình Trống Vắng, nghĩa là Không còn bị dính bén với bất cứ cái gì, để mới có thể biến đổi cái tiểu ngã của mình thành Đại Ngã thì Tâm mình mới Linh để thông hiệp với Thần Thánh, và đạt tới chiều kích vô biên của Vũ Trụ. Đó cũng là ý nghĩa của chữ Vìệt trong hai chữ Việt-Nam. 5/ Hỏi với Mua. Tại vì không biết công dụng, hay chất liệu hoặc giá cả món đồ cho nên mới "hỏi" để "mua", đó là chuyện cần thiết và quan trọng trong việc mua bán hay đổi chác. Và khi mua tức là mình đã biết được giá trị của món hàng và muốn lấy về cho mình với một mục đích đã định. Ở đây Hỏi (thăm) cũng có nghĩa là dò xét, nhưng cũng có nghĩa là thăm hỏi, với nghĩa viếng thăm, tức là nghĩa cảm tình, với ý nghĩa tương quan… Tuy là Mèo với Chuột, hễ thấy nhau là như "mèo thấy mỡ", nghĩa là muốn ăn tươi nuốt sống nhau, nhưng vì tương đồng với nhau nên tương đối, tương ứng, tương cầu, tương sinh, tương khắc…, nên hễ là con vật với nhau, hay con người với nhau thì là tương đồng, cho nên phải biết tương giao để Hòa với nhau, để làm cho Vuông thành Tròn, và đó cũng là chân lý của Đạo Việt. Cho nên ý nghĩa Hỏi và Mua trong câu ca dao này còn phải hiểu là tri thức và ý thức, tức là con người phải học hỏi về chính mình cho Tận, Kỳ, Tính, nghĩa là để Biết mình (mới có thể biết người) là ai, sống để làm gì và tại sao lại chết và chết rồi đi đâu ? Đó là những điều mà mỗi người mình phải (tự) Hỏi để Biết (tri chu kỳ vạn vật) và để mình Mua về tức thận tư (suy nghĩ), nghĩa là ý thức cái Nhân Tính trong tiềm thức, để biết sống Đạo làm Người. 6/ Chợ đường xa. "Chợ" là nơi nhóm họp của nhiều người để mua bán và trao đổi, nói lên mối tương quan của con người với gia đình và cộng đồng xã hội. Còn "đường xa" ở đây, là nghĩa yếu tố thời gian để kiếm muối mua mắm, nghĩa là để cho sự hiểu biết của con người với kiến thức ở vòng ngoài, thành suy tư để nhận thức và ý thức, để đi vào vòng trong, để làm cho cái cảm tình (bề ngoài) ghi khắc vào Tâm (quy Tâm), tức là làm cho cái Tâm mình đồng với Tâm của vũ trụ, và đó là Đại Ngã Tâm Linh. 7/ Mắm với Muối. Đây là chất liệu thiết yếu cho sự sống, và là quan niệm căn bản cho đời sống con người. Hình ảnh muối và ý nghĩa mắm nói lên tất cả sự biến thể của cá, thịt, rau, cỏ, v.v… là bởi muối và nhờ muối. Vì muối là kết tinh của Thái Dương và Đại Dương với thời gian là hoạt lực làm nước biển bốc hơi thành muối. Nên muối là chất (mặn) được chứa đọng và Hòa lẫn trong Đại Dương và trong muôn vật trên trái đất này, nhưng cũng là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho sự sống con người. Tương tự con người là Giao của chỉ Trời chỉ Đất, tức là đức Nhân cũng như muối, để làm biến đổi con người sống "mặn mà", tức là sống "nhân nghĩa", sống cho tha nhân ; và nếu con người không còn nhân nghĩa thì cũng giống muối mà lạt đi thì chỉ vứt bỏ. Hình ảnh và ý nghĩa muối đó đã được Chúa nói tới trong Phúc Âm ( Matt 5,13 ; Mc 9,50 ; Lc 14, 34-35). Với đức Nhân như muối, con người có thể biến đổi hết tất cả, tức là tài tác với tài đức cho tài nghệ, mọi thứ ra mắm, tức là ý nghĩa để nuôi dưỡng và tạo dựng sự sống với nghĩa "thiên nhân tương dữ", thì con người đúng là Nhân Tài. Như màu sắc trắng tinh của muối và hương vị thơm ngon, mặn mà của mắm… cũng là ý nghĩa tinh thần, tinh hoa, tinh túy, tinh tuyền, tinh khiết, …và đó là ý nghĩa của Nhân-Trí-Dũng để rèn đúc (như muối ướp), để làm cho con người thành Nhân. Nên muốn Thành Nhân con người phải để cho mình thấm muối, nghĩa là phải để cho cái Nhân Tính quy vào Tâm, để có thể biến đổi mình thành mắm thơm ngon, nghĩa là làm cho cái tiểu ngã của mình thành Đại Ngã, để với Tâm Linh con người mới có thể Sống Hạnh Phúc, nghĩa là Sống như Tiên, như Thánh, như Thần. 8/ Giỗ Cha. Đây là ý nghĩa linh thiêng của lễ Gia Tiên qua việc cúng tế và đình đám, là cách sống hướng (quy) về Tâm Linh, để với Tâm Linh con người mới có thể Thông, mới Hiệp để Hòa với vạn vật hữu hình và thế giới vô hình, giữa con cháu với Tổ Tiên và Trời Đất, giữa người sống và kẻ chết, để Tạ Ơn, để lãnh nhận Ơn (ân) của Tổ Tiên và Đức của Trời Đất. Cho nên làm lễ Giỗ cũng là để nhắc nhở con người cái ý nghĩa Tế, là để cung kỷ, để tự trọng, tự kính mình, vì "thiên lý tại nhân tâm", tức mình là Thiên, là Tính, là Mệnh, và vì đó mình mới đủ lý do để sống, để tồn tại, để xứng đáng là quân tử, là đại trượng phu. Cho nên việc tế tự chính là để tỏ lòng tôn kính, như câu : "Tế tư kính" (LN. XIX.1). 9/ Cha Chú. Và theo cơ cấu của gia đình Việt tộc, với nghĩa họ hàng bà con, Chú là em của Cha nói lên ý nghĩa anh em cùng Cha cùng Mẹ. Ở đây, hình ảnh "Chuột phải đi chợ đường xa để mua mắm mua muối để về Giỗ Cha Chú Mèo", là có ý muốn nói Cha chú Mèo với Cha chú Chuột cũng là Một, vì là "Thiên Địa Vũ Trụ Vạn Vật Nhất Thể". Cho nên hình thức Cúng Giỗ với Lễ Nhạc qua hội hè đình đám, là cách thức và là (nhân) dịp để cho con người gặp nhau ở cánh "Đồng Tương" để Sống thật cái Nhân Tính bằng Tình người với Trời Đất Vũ Trụ trong nhịp điệu (cách) Tương Giao, Tương Hòa, Tương Trợ, Tương Thân… như anh em "đồng bọc". Đó là chân lý và nền tảng Đạo Việt mà Tổ Tiên đã ẩn dấu cái ý nghĩa Cao Xa qua hình ảnh tầm thường là Mèo Chuột. Đó cũng là cách đem Đạo vào Đời bằng những câu ca dí dõm và bóng bẩy, nhưng lại ẩn chứa ý nghĩa vô biên : Đại Ngã Tâm Linh. Vì vậy, tuy có lẽ tư tưởng của bạn và ý nghĩa của tôi như là Mèo với Chuột, nhưng tôi hy vọng sau khi đọc bài này, bạn sẽ biết "trèo lên cây cao" để thấy tôi "đi chợ đường xa" để "mua mắm mua muối" qua tất cả ý nghĩa đó để dâng lên Tổ Tiên của bạn và cũng là của tôi. Viết xong ngày 21 tháng 10 năm 2008 (tức 23 tháng 9 năm Mậu Tý) Theo SonHa vietland.net Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2008 Xem bài của bạn này Rubi cũng có ý kiến. Xét câu nói "một âm một dương gọi là đạo" Nhưng phải hiểu sâu hơn, đạo cũng có nhiều thứ lắm, thôi thì lấy số để ví dụ các loại âm dương mà có thể hình dung ra bấy nhiều thứ đạo. Thiên nhất sinh thủy Địa lục thành chi, từ là 6 là âm thuỷ, 1 là dương thuỷ. Đó là âm dương theo đạo sinh khí. Hoặc lấy số 1 với số 3, ấy cũng coi là âm dương theo nghĩa âm nhỏ dương lớn, nhưng lại chẳng giống sinh khí. Hoặc lấy số 1 với số 7, cũng là thủy hỏa âm dương theo một đạo lý khác. Lại nữa, số 1 với số 9, cũng là âm dương đấy. Như vậy xem ra từ "đạo" trong câu nói trên có nhiều thứ đạo chỉ ra tập hợp các luân lý của xã hội. Như vậy lấy mèo và chuột để nói đến đạo, nhưng Rubi thấy chưa xác định được nó là đạo lý gì. Và không thể ví nó với việc quan hệ tình duyên nam nữ được. Share this post Link to post Share on other sites