Hà Châu

Cổng Nhà Trong Phong Thủy

3 bài viết trong chủ đề này

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.

==================

CỔNG NHÀ TRONG PHONG THỦY

Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.

“Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài.

Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.

Posted Image

Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng".

Posted Image

Posted Image

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3), trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.

Posted Image

Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4).

KTS Hà Anh Tuấn

(Theo TNO)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.

==================

Cổng nhà - Nơi đón nhận mọi tốt lành

Đi vào một ngôi nhà, cái mà bạn nhìn thấy đầu tiên đó là cổng nhà. Cổng nhà cũng là nơi mà chúng ta hàng ngày đi vào và đi ra. Đối với sinh hoạt thường nhật vốn đã quan trọng, nhưng trong khoa Phong Thủy thì cổng nhà còn chiếm một vai trò quan trọng nhất. Đó là nơi “đón nhận mọi họa phúc vào nhà”.

Posted Image

Đầu tiên xét sự tốt xấu của cổng là đánh giá qua phương diện hình thế. Phong Thủy luôn được xem xét trong sự hài hòa và tương đồng về bố cục. Điều này chính là quan điểm của triết học Phương Đông lấy nguyên lý cân bằng âm dương làm trọng tâm. Cổng nhà phải hài hòa với ngôi nhà về phương diện kích thước, không quá to, quá nhỏ, hình thế phù hợp với ngôi nhà.

Cổng nên có hình dạng thanh tao đẹp đẽ, tránh nghiêng lệch, méo mó, tránh bị gấp khúc, tránh hình thù nặng nề, ảm đạm, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu do khí xấu bị chiêu cảm vào trong nhà. Một cổng có mái che sẽ tốt hơn cổng không có mái vì hạn chế được âm khí xâm nhập. Ngoài yếu tố hài hòa, cần tránh những sai phạm thường gặp phải, chẳng hạn cổng không nên thẳng với cửa vào nhà, tránh đối diện cửa nhà khác, tránh đường đi, cây to, cột điện hoặc vật nhọn án ngữ.

Cổng không nên có cây leo, cây to, mũi tên, dây gai làm ảnh hưởng phẩm chất của vượng khí vào nhà. Về phương diện âm dương - ngũ hành, tức là hình dạng, màu sắc, kích thước phải phù hợp với hướng nhà và tuổi tác gia chủ.

Tựu chung lại, cổng nhà là nơi đem lại cát tường cho ngôi nhà. Nếu bạn có một thiết kế cổng hài hòa về hình thế, tránh được nhiều sai phạm, phù hợp với tổng thể kiến trúc ngôi nhà mình thì bạn có thể hy vọng mọi điều tốt lành cho bản thân và các thành viên trong tổ ấm.

Tuấn Kiệt

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.

==================

24 hướng cổng tốt theo phong thủy

Nơi ở phải có hướng cổng tốt để đón khí thịnh đi vào nhà, tránh những nơi có các luồng khí xấu xâm nhập vào không gian sống.

Nhà có đường đi xung quanh là Ngoại Lộ, đường đi bên trong là Nội Lộ. Lộ bên ngoài muốn vào trong phải có cửa đi vào - Môn Lộ. Theo phong thủy, các ngôi nhà đều nên có Môn Lộ.

Posted Image

Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.

Để đón khí tốt, tránh khí xấu, gia chủ cần chú ý đến yếu tố Cát - Hung của Môn Lộ. Chủ nhà cần phải có Môn Lộ đúng hướng. Những nơi có diện tích rộng nên tính toán làm tường bao quanh nhà ở để bảo vệ luồng khí tốt, loại trừ khí xấu, ngăn cản không cho sự hung sát vào nhà. Theo đó, tìm được hướng tốt cho cổng thì sẽ nhận được phúc và tránh được họa.

Posted Image

Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà - chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.

* Dưới đây 24 hướng cổng tốt theo phong thủy học:

1. Nhà hướng Tý: cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu.

2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.

3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.

4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.

5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.

6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.

7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.

8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.

9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.

10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.

11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.

12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.

13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.

14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.

15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.

16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.

17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.

18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.

19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.

20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.

21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.

22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.

23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.

24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.

* Nguyên tắc tính cổng tốt cho một ngôi nhà như sau:

1. Tại cung hướng của ngôi nhà có thể dùng làm Môn Lộ của ngôi nhà.

2. Từ cung tọa của ngôi nhà tính về 2 bên trái, phải mỗi bên 7 cung, tại 2 cung dừng lại cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

3. Từ cung hướng của ngôi nhà tính về bên phải 3 cung, tính về bên trái 5 cung, tại 2 cung dừng lại đó cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

Khi tính toán xây cổng cho ngôi nhà, gia chủ cũng phải dựa vào mệnh quái của chủ nhà mà xem xét để lấy hướng cổng vào cho phù hợp, tốt nhất là được hướng cổng sinh cho trạch, trạch sinh cho mệnh quái của chủ nhà.

KTS Vũ Quang Định

Công ty CP Kiến trúc ASPACE

Share this post


Link to post
Share on other sites