Thiên Sứ

Phong Thủy Lạc Việt Ứng Dụng

67 bài viết trong chủ đề này

Phoengshui Lạc Việt và đám cưới Lữ Hà Thanh

Cái nhà tôi từ khi động thổ cất nhà từ năm ngoái đến nay có tất cả 4 đám cưới của những người liên quan đến căn nhà này. Đầu tiên là con trai tôi và thêm thằng cháu nội. Gọi là "góp phần tăng dân số thế giới". Sau đó là "Cáo đeo nơ", con gái nuôi ở trong nhà tôi đến 8 năm. Còn nhớ vào mùa bão năm ngoái, đúng đêm trước ngày đám hỏi bão ập vào Nam Định lúc nửa đêm. Nó cầu cứu tôi lên wẻ. Chỉ một wẻ Lạc Việt độn toán, bão tạnh hẳn ở Nam Đinh. Sáng hôm sau coi như không có gì xảy ra.

Năm nay lại vào mùa bão, nó cũng góp phần tăng dân số thế giới lên một cô con gái.

Đầu năm, Bá Kiến cưới. Bây giờ là thằng cháu bên bà xã cũng ở nhà tôi 9 năm nay.

Ấy vì cái phoengshui nhà tôi mần theo Phoengshui Lạc Việt đấy. Hì.

Nếu cung Tây Nam theo Tàu là cung Khôn là đúng, mà bị trấn cái Bể phot (Hầm cầu) vào đấy thì phúc đức nhà tôi kể như tiêu. Vì tôi mạng trạch Càn, phối Khôn là phúc đức. Nhưng may quá! Phoengshui Tàu sai ở chỗ này. Nó thật là cung Tốn theo Lạc Việt. Cung Họa hại của tôi. Trấn ở đấy là đúng tiêu chí phoengshui Việt. Nên cái hậu quả nó mới thực sự tốt đẹp, ít nhất đến những ngày này. Còn cái vận số thì định tính vẫn không thay đổi.

H69 - Cuoi 1.jpg

H70 - Cuoi 2.jpg

H71 - Cuoi 2.jpg

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

XUYÊN MÔN SÁT

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn Phong thủy gia Trần Thịnh - Trường đại diện VPDD TTNC LHDP tại Tuyên Quang đã phát hiện hiện tượng Xuyên Môn sát trong cấu trúc Phong thủy trong nhà tôi.

Trong phong thủy, các phong thủy gia thường khuyên không nên có cửa đối môn trong cấu trúc nội thất nhà. Thông thường trong phong thủy chỉ coi cửa đối môn là xấu do xung khí thẳng trực tiếp. Nhưng thực tế chỉ khi có đến ba cửa đối môn trong nhà mới có ảnh hưởng. Và sự ảnh hướng đến đâu cũng còn tùy thuộc nhiều yếu tố.
Quan niệm thông thường là cửa đối môn là phải thẳng hàng. Thực tế và giải thích trên cơ sở phương pháp luận của Phong Thủy Lạc Việt, tôi nhận thấy rằng: Nhà có ba cửa "Xuyên môn sát" con cái rất thông minh và thành đạt, nhưng thường phải xa gia đình.
Nhưng với trường hợp sau đây, ngay trong cấu trúc phong thủy của nhà tôi vẫn phạm "Xuyên môn sát" - theo quan điểm của Phong thủy gia Trần Thịnh - mặc dù không phải là trường hợp các cửa trong nhà thẳng hàng. Nhưng vẫn là "Xuyên môn sát" ở cấp độ nhẹ.
Trên cơ sở hệ thống
lý luận nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt, tôi thừa nhận sự phát hiện của phong thủy gia Trần Thịnh. Nhưng tôi cho rằng:
Vì hình thức vận động của "Khí" theo Phong Thủy Lạc Việt không đi gẫy góc. Nên hình mũi tên - "Xuyên môn sát" - được minh họa dưới đây chí là sự biểu tượng, sự ảnh hưởng không trực tiếp. Nhưng vẫn được coi là xấu và sẽ tăng nặng trong trường hợp sự vận động của Huyền Không Lạc Việt - khi có sao xấu chiếu đúng hướng này (Ở hướng này, Huyền không Lạc Việt và sách
cổ chữ Hán không có thay đổi về tính chất). Còn khi bình thường, cũng dễ bị nói xấu, hoặc chỉ trích.


H72 - Xuyen mon sat.jpg

Sách xưa cho rằng khi bị "Xuyên môn sát" trực diện thường hay bị tai nạn, nhẹ nhất là thị phi. Trong Văn Miếu Quốc Tử giám - theo cái nhìn của tôi - các kiến trúc sư thời xưa đã xây Thiên Quang tỉnh chặn giữa sau ba cửa vào để tránh Xuyên môn sát.

vanmieu1.jpg_thumb.jpg

Để khắc phục tình trạng Xuyên môn sát này, chúng tôi sẽ có biện pháp đơn giản và trình bày vào ngày mai.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠM BÀN VỀ PHONG THỦY VĂN MIẾU

Cách "Thủy ủng địa hộ"

Trong Phong Thủy Lạc Việt xác định cách "Thủy ủng địa hộ" và "Đứt trạch" là một cách xấu. Nhưng với sơ đồ cấu trúc Văn Miếu dưới đây thì không lẽ ông cha ta phạm cách này?

vanmieu1.jpg_thumb.jpg

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt thân mến.

Tôi không cho rằng ông cha ta lại phạm sai lầm như vậy. Tuy nhiên, cần có một lý giải hợp lý với hai sự kiện có vẻ mâu thuẫn trên:

1/ Ông cha ta không thể phạm sai lầm.

2/ Thực tế sơ đố hiện trạng cho thấy sai lầm này.

Bởi vậy, một giả thuyết hợp lý - từ một tập hợp lớn hơn bao trùm hai mệnh đề trên - là:

Cấu trúc địa hình khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử giám vào thời gian được xây dựng cách đây cả ngàn năm không phải như bây giờ. Nó có thể còn một vùng đất thuộc sở hữu của nó, rất rộng về phía sau và rộng hơn phía bên phải của công trình này, so với phía bên trái. Trong trường hợp này thì hồ Thiên Quang Tỉnh không phạm cách "Thủy ủng địa hộ" và không làm đứt trạch.

Điều này cũng giải thích rằng: Khi khuôn viên sở hữu nguyên thủy của Văn Miếu Quốc Tử giám ngày càng bị thu hẹp lại như ngày này, thì nền Nho học mà Văn Miếu Quốc Tử giám chỉ còn là một biểu tượng của quá khứ.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG PHÁP TRẤN YỂM XUYÊN MÔN SÁT
Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.
Trường hợp Xuyên Môn sát trong nhà tôi là một trường hợp rất đáng lưu ý. Nó không ảnh hưởng trực tiếp ngay. Vì về yếu tố tương tác của Khí thông thường trong Phong thủy sẽ không tương tác trực tiếp trong trường hợp này. Do khí không bao giờ di chuyển gấp khúc. Nhưng nó là một không gian (Xuyên Môn sát) để có thể chịu trực tiếp ảnh hưởng tương tác của vũ trụ liên quan đến Huyền Không. Năm nay, phương Tây Bắc do sao Nhị Hắc quản - phi nghịch. Bởi vậy, sẽ dẫn tới thị phi, bệnh tật....trong nhà. Cũng may là sát tinh thì gặp sát thủ chính vì nó đối xung Thái Tuế, nên hạn chế được bệnh tật nặng. Khí thiết kế ngôi nhà này, tôi ít để ý đến Huyền Không. Vì xác định: Khi nào nhập trạch sẽ tính. Rồi bận rộn quên đi.
Bây giờ sự đã rồi, Không lẽ đổi cửa sau và cửa WC thì ...tốn kém quá. Nên trấn yểm bằng chậu cây , định vị trên đường xuyên môn sát là phương pháp hiệu quả và rẻ tiền.


PTSuPhu29.jpg

DSCN1783.jpg
Chậu cây "Đại Phú Quý" gắn liền thổ, trấn "Xuyên môn sát".
Sang năm sao tốt chiếu thì lại bỏ nó ra.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG PHÁP TRẤN YỂM XUYÊN MÔN SÁT

DSCN1783.jpg

Chậu cây "Đại Phú Quý" gắn liền thổ, trấn "Xuyên môn sát".

Sang năm sao tốt chiếu thì lại bỏ nó ra.

Thực ra để trấn Xuyên môn sát có nhiều phương pháp. Thí dụ như: treo Phong linh,gương chiếu hướng, bình phong, tường chặn.....Nhưng như thế nó "phong thủy" quá. Một phong thủy gia thực sự thì khi ứng dụng phong thủy không thể để lại dấu ấn. Tất nhiên trừ trường hợp bất đắc dĩ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHỤC HỒI TẢ THANH LONG.

Bể cá ngoài sân của tôi có diện tích 2 x 10 m.Nhưng từ ngày nhập trạch bị thấm nước và nước rút liên tục, chưa kể những sự cố tràn nước thải, cá chết hàng loạt. Tôi cố gắng khắc phục bằng nhiều cách nhưng không xong. Những sự cố kỹ thuật này ảnh hưởng rất lớn đến phoengshui nhà tôi. Vì vậy, tôi đành phải quyết định đập bỏ và xây mới toàn bộ hồ. Tất nhiên là tốn kém. Nhưng tôi đã khắc phục được sự cố và các bạn xem những hình ảnh dưới đây sẽ thấy một hồ cá Tả Thanh Long hoàn hảo.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HOA TRÚC

Các bạn đã thấy hoa trúc chưa nhỉ? Riêng tôi, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hoa trúc.

Dưới đây là hai trùm hoa trúc trên cây trúc Nhật Bản ở trong nhà tôi.

Posted Image

Posted Image

Sang năm thoát được sao Nhị Hắc - chủ bệnh tật - lại bị Ngũ Hoàng chiếu hướng Tây Bắc. Toàn sao "quả tạ". Bởi vậy, còn mệt mỏi. Mặc dù Ngũ Hoàng và Nhị Hắc bị sao Thái Tuế Mộc tinh vận niên 8 khắc. Nhưng quả là khó chịu. Tuy nhiên, hy vọng sẽ dùng đèn Ngũ Hoàng và một vài biện pháp khác hóa giải phần nào. Khi nào trấn yểm tôi sẽ đưa hình lên đây.

Posted Image

Còn dưới đây cũng là một phương pháp trấn yểm Liêm Trinh Hỏa tinh do vị trí tọa của bếp xấu (Lỗ đen).

Posted Image

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRẦN YỂM SAO NGŨ HOÀNG ĐÔ THIÊN SÁT.
Ghi cái tiêu đề cho nó oai vậy thôi. Chứ "Con thành tâm lạy cụ 'Ngũ hoàng Đô Thiên sát'. Con mời cụ vào nhà ngồi chơi xơi nước. Cụ thương con cháu, cụ phù hộ độ trì cho con cháu được gọi là "vạn sự như ý"; "phát tài phát lộc". Con kính cụ những thứ cụ thích thuộc hành Kim...."
Tóm lại Lão Gàn tôi mà gặp sao Ngũ Hoàng thì cũng chỉ còn cách lạy như bổ củi....
Nguyên lý trấn yểm trong Phong Thủy Lạc Việt được tạm đặt tên là "Yếu tố thứ V", ngoài bốn yếu tố tương tác mà cổ thư chữ Hán gọi là "bốn trường phái trong phong thủy" Tàu. Nhưng những phương pháp trấn yểm của Tàu thì rất cầu kỳ và huyền bí.
Có điều lạ là các phương pháp - phong thủy gọi là chiêu thức - trấn yểm của Tàu thì rất không thuộc trường phái nào. Thầy Bát trạch Tàu chửi thầy Dương trạch tam yếu Tàu, nhưng vẫn cứ áp dụng chiêu của thày Dương trạch nếu ăn cắp được và ngược lại; thày Huyền không chê thày Loan đầu, nhưng các thày vẫn tia các chiêu thức của nhau. Đúng là vớ vẩn.
Nhưng Phong Thủy Lạc Việt thì tổng kết và xác định:
Trấn yểm là "yếu tố tương tác thứ V" trong ngành phong thủy học Lạc Việt. Yếu tố tương tác này có tính đặc thù là:
Nó không phải là những yếu tố tương tác của tự nhiên. Mà là thể hiện sự nhận thức những quy luật tương tác của tự nhiên được mô tả trong bốn yếu tố tương tác kia và sử dung tri kiến của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhằm hóa giải các tương tác xấu, phát huy các tương tác tốt. Tất nhiên cũng trên cơ sở cùa hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các yếu tố tương tác của học thuyết này: Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ với các đại lượng đồng đẳng.
Tức là không thể "Con tôi mạng Hỏa, thầy để bể cá thuộc Thủy thì nó chết mất"; hoặc - "khoa học" hơn - "lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương - là con số cụ tỷ, chia cho 18 đời vua Hùng chưa được chứng minh là con số cụ tỷ - tức là hai đại lương trong con toán chia ở trình độ cấp I này không đồng đẳng, để cho ra con số gần 150 năm tuổi đời của 18 ông vua. Thế là than phiền ông cha, tổ tiên người Việt dốt toán, không nhìn thấy cái con số có "cơ sở khoa học" nó lè lè ra đấy: Làm gì có ai mà thọ đến gần 150 năm? Rồi họ căn cứ vào cái luận cứ có "cơ sở khoa học" ấy, phủ nhận thời Hùng Vương kéo dài 2622 năm là vô lý,là không có "cơ sở khoa học", rằng 18 ông vua chỉ thọ trong bình 70 năm thôi. Cho nên họ kết luận thời Hùng Vương chỉ khoảng 400 năm là hợp lý! Thế là - theo họ - cộng với sự sụp đổ của nhà nước Văn Lang vào thế kỷ thứ III BC thì Việt sử chí khoảng 700 năm là có "cơ sở pha học". Hẳn một tiến sĩ toán mần ra cái bài toán này đấy nhá. Tiến sĩ thì cứ phải từ đúng trở lên. Bố thằng nào dám cãi tiến sĩ toán học. Chẳng may cho họ. Lão Gàn chình độ học thuật về pháp lý mới hết lớp bốn. Bởi vì, phiêu bạt giang hồ, giấy tờ mất hết cả, chỉ còn lại cái bằng lớp bốn, tốt nghiệp tiểu học ở trường Thanh Quan Hanoi. Cái bằng này tý nữa cũng mất luôn, nều gia đình tôi không giữ lại được. Tý nữa thành mù chữ về mặt pháp lý.
Ngày nhỏ, tôi học dốt như bò. Có lần cô giáo Tâm, lớp Hai B trường Thanh Quan - sau khi bắt quả tang tôi đang xem cuốn Thủy Hử trong lớp - kêu tôi đứng dậy và hỏi: "Năm con gà trừ đi hai con vịt còn mấy con?". Lão Gàn nói ngay: "Thưa cô! Còn 3 con". Hồi ấy cô giáo trường công không đánh học trò. Cô chỉ nhìn tôi rồi nói: "Mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, mà sao học dốt thế nhỉ? Em lên đứng trên bục giảng quay mặt vào tường! Nói bố em ngày mai đến gặp tôi; tôi sẽ trả lại cuốn sách".
Cuốn Thủy Hử tập III ấy của Nxb Phổ Thông, ba tôi mua cho tôi vì tôi khóc nhề nhệ cả ngày, đòi mua bằng được. Giá nó 4.2 đồng.Trong khi lương ba tôi có 2 đ/ ngày. Tôi xem còn khoảng vài chục trang nữa mới hết. Nên ham mà đem vào lớp rồi bị cô tịch thu.
Từ đấy, tôi mới rất ấn tượng về sự liên hệ giữa các đại lượng đồng đẳng trong toán học.
Trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng vậy. Mặc dù tính hình tượng rất cao. Thí dụ: Một quả núi bé tý bằng ngón tay, chỉ mang tượng núi - so với những dãy núi cao ngất ngưởng và đồ sộ như ngọn Thái Sơn, hoặc Hy Mã Lạp sơn.... Nhưng vẫn là núi và nếu để không đúng chỗ vẫn có tác dụng bị núi đè.
Mới nhận thức thoáng qua thì rất có vẻ "mê tín dị đoan". Chẳng có "cơ sở khoa học": Làm gì có chiện để một hòn non bộ bé tý sai vị trí trong nhà - cụ thể là trên nóc nhà - lại gây nguy hiểm cho toàn bộ toà nhà.
Nhưng tính tương tác của nó lại dựa trên những đại lượng đồng đẳng. Đó là nguyên tắc "hình nào, khí đó". Hình núi thì khí núi và chính tính chất của khí núi đã tương tác lên toà nhà. Tức là sự tương tác của đại lượng đồng đẳng. Về cơ sở lý luận - cho dù người ta chưa hiểu bản chất "khí" là gì - thì nó vẫn còn khoa học hơn vị tiến sĩ toán lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương chia cho con số 18 vị vua chưa được chứng minh là có thật.
Đám "hầu hết", họ cho rằng: "Truyền thuyết có thể phản ánh một sự thật lịch sử, nhưng không phải sự thật lịch sử". Nhưng họ lại lấy ngay con số huyền thoại của truyền thuyết, như là một sự thật để làm bài toán chia như trên. Đấy là sự lập luận không nhất quán trong hệ thống luận điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Tất nhiên nó không phù hợp với chuẩn mực khoa học là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng.
Trở lại với vấn đề trấn yểm - yếu tố tương tác thứ V - trong Phong Thủy Lạc Việt.
Tất cả các anh chị em phong thủy Lạc Việt cao cấp đều nắm vững nguyên lý trấn yểm. Từ nguyên lý, anh chị em có thể tự phát minh ra các phương pháp (Chiêu thức) trấn yểm, hoặc tự phát hiện những sai lầm trong việc sắp đặt đồ đạc (Có thể do vô tình trở thành vật tự trấn yểm).
Nhưng tôi vẫn lưu ý anh chị em là phải cố gắng sưu tầm và học hỏi những chiêu thức trấn yểm của cổ nhân còn lưu truyền trong dân gian, để quán xét tìm hiểu nguyên lý trấn yểm trong đó.
Tôi đã được chứng kiến, hoặc nghe kể với những nhân chứng đáng tin cậy về những chiêu thức trấn yểm thần sầu trong phong thủy. Có những chiêu thức tôi lý giải được, có những chiêu thức đến bây giờ với tôi vẫn là sự huyền bí. Nếu anh chị em không tích cực sưu tầm thì nó sẽ thất truyền.
Cụ thể như những tri thức trong phong thủy Âm Trạch. Đây lại là một chuyên ngành khác trong phong thủy. Học và hiểu biết về ngành học này "nát xương, lòi da". Nó đòi hỏi khả năng tư duy trừu tượng hết sức phát triển, mới thành cao thủ. Chưa kể đến điều quan trọng nhất là tính thất truyền, sai lệch trong các cổ thư chữ Hán. Nên còn phải biết quán xét cái đúng, cái sai. Nhưng khi thành tài, có thể hành nghề được thì cả năm, hoặc vài năm mới có một thân chủ đến nhờ làm Âm trạch. Lấy tiền công mắc thì chẳng ai làm. Nhưng lấy rẻ thì công lao học hành nghiên cứu, phân tích tìm hiểu cả chục năm trời thì dù có lấy vài chục triệu cũng chỉ...."rau muốn luột, chấm nước mém" qua ngày. Bởi vậy, ngành phong thủy Âm Trạch ngày càng mai một.
Từ lâu tôi đã nói với anh chị em học viên Phong Thủy Lạc Việt khóa I & II, rằng: Phong thủy bản chất là một ngành khoa học tổng hợp những quy luật tương tác của tự nhiên (Chỉ một điều này cũng vượt xa nhận thức thực tế của nền văn minh hiện đại). Và từ đó - trên cơ sở nền tảng của nó là sự nhận thức tự nhiên và quy luật tương tác của tự nhiên - cổ nhân đã hệ thống hóa trở thành một hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết. Tức là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng rất cao cấp. Vượt xa mọi trình độ nhân thức của cả nền văn minh hiện đại. May mà có tính lưu truyền trên nền tảng ứng dụng và hiệu quả thực tế từ hàng ngàn năm trước - sau khi nền văn minh Lạc Việt ở Nam Dương tử sụp đổ cách đây hàng ngàn năm, còn truyền lại với bề dày trải 2622 năm của một nền văn minh huyền vĩ. Chứ nếu như ngành phong thủy này không có lưu truyền, mà đột ngột xuất hiện vào thế kỷ 21 này, người ta sẽ không tiếp thu nổi. Chưa nói đến tính thất truyền, sai lệch trong các bản văn chứ Hán và tính mặc định trong các định đề, khiến nó cứ như từ trên trời rơi xuống. Nhiều kẻ thực hiện được vài thành công trong phong thủy ứng dụng với dăm câu khẩu ngữ tiếng Hán Việt sổ ra để lòe thiên hạ, cứ tưởng như mình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa. Thực ra làm sao hiểu nổi. Vì nó thuộc về nền tảng tri thức của hai nền văn minh khác nhau.
Xin lỗi! Ngay bây giờ, bổ đề toán học của ông Ngô Bảo Châu dịch ra tiếng Việt - tất cả những ai biết đọc biết viết đều có thể đọc được - Nhưng cũng không hiểu nổi. Huống chi những kiến thức thuộc về một nền văn minh khác hẳn.
Nhưng sở dĩ tôi hiểu được và đang trình bày với các bạn, chính vì sự đối chiếu, so sánh với tri thức của khoa học hiện đại. Mà là tri thức của khoa học thế kỷ XXI, chứ chỉ vài chục năm trước cũng không có "cơ sở khoa học". Hệ thống các luận cứ của tôi chứng minh nền văn hiến Việt trải gần 5000 văn hiến, và chứng minh hệ thống Lý học của văn minh Hán chỉ là sự tiếp thu không hoàn chỉnh của nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để trong Lý học "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - thực chất là so sánh, đối chiếu với những tri thức cập nhật mới nhất của nền khoa học hiện đại. Đó là "Tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết khoa học được coi là đúng", làm chuẩn mực. Phải có một chuẩn mực mới có thể phân định tính đúng sai, tính chân lý chứ nhỉ? Đâu có thể lấy cái Lý học Tầu làm chuẩn mực để so sánh tôi sai với nó? - theo kiểu "Thái cực là Vô cực" - Vớ vẩn.
Bởi vậy. nhưng loại đó tôi chỉ xem qua biết ngay sự dốt nát nó nằm ở chỗ nào. Tôi lập tức tống cổ ra ngoài diễn đàn, để đỡ bị chi phối, thời gian dành cho nghiên cứu học thuật đích thực.
"Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Giáo sư Ngô Bảo Châu nói thế. Tôi không phải thiên tài. Nhưng nhận ra rằng ông ta nói đúng. Và sự nhận xét của thiên tài toán học này cũng phù hợp với nhận xét từ một hệ quy chiếu khác. Vâng! Từ đức Dalai Lama:



24 câu nói đáng suy ngẫm của Đức Dalai Lama
07/02 /201414:21

(Kênh 13) – Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.
 

slide-dalailama.jpg



18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh

(Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM)


 



Cả một nền văn minh huyền vĩ, không thuộc về lịch sử phát triển của nền văn minh hiện đại - có xuất xứ Tây Phương - mà ai cũng muốn hiểu, nhưng không chịu suy ngẫm, quán xét, chỉ nhớn nhác phản biện để thể hiện trí tuệ của cái muỗng ("Cái thìa", theo ngôn ngữ Bắc Việt).
Tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn: Để hiểu được bản chất của nền văn minh Đông phương thì phải so sánh với "tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng" làm chuẩn mực. Bởi vì cả nền văn minh hiện đại chưa có một lý thuyết nào bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực như thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Nhưng sự phát triển đến ngày hôm nay, nền văn minh hiện đại mới có đủ điều kiện để so sánh, đối chiếu với những tiêu chí của chính nó làm chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết vượt trội không phải của nó và do nó.
Như tôi đã nói ở trên: cách đây vài chục năm thì sự trưởng thành của nền văn minh hiện đại chưa đủ tầm để thẩm thấu. Ngay cả khen cũng biết gì đâu mà khen, đừng nói đến chê. Toàn "Thìa muỗng" gõ leng keng với nhau cả.
Thí dụ:
Vào những năm 30 của thế kỷ trước. Cả một viện Hàn Lâm khoa học Pháp - cái nôi của văn minh Tây phương, cũng tỏ vẻ hiểu biết, phong hàm tiến sĩ cho Lưu Tử Hoa về đề tài "Dùng Kinh Dịch chứng minh có hành tinh thứ X trong Thái Dương hệ".
Trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", tôi xác định: Không có hành tinh thứ X. Đến năm 2006, hầu hết những nhà thiên văn học thế giới không thống nhất coi hành tinh thứ IX (Sao Diêm Vương tinh) là hành tinh của hệ mặt trời.Híc!
May quá! Tôi đúng. Đó là lần "gặp may" đầu tiên của tôi. Hì!
Bởi vậy, cả cái viện Hàn Lâm khoa học Pháp vào những năm 30 của thế kỷ trước và tiến sĩ Dịch học đến từ nền văn minh Hán, cũng đều chỉ là "thìa muỗng" leng keng cả. Chưa nói đến những thứ vật liệu dùng làm "thìa muỗng" và các loại bán thành phẩm chuẩn bị để trở thành thìa muỗng hoàn chỉnh. Tôi thành thật phát biểu một cách khách quan như vậy và đây là chứng cứ rất trực quan.

Sự vượt trội của Lý học Đông phương so với nền văn minh hiện đại đã có những chứng lý và cả hiệu quả ứng dụng trải hàng ngàn năm rất rõ ràng. Vấn đề là người ta có thể tạo điều kiện để có sự tích hợp giữa hai nền văn minh với một lý do rất nhân bản vì sự tiến hóa hay không?
Tiếc thay! Tôi hiểu rất rõ rằng: Thế gian này có hai phương thức giải thích hiện tượng:
Một cách giải thích hiện tượng theo cái nhìn trực quan. Với phương thức giải thích này thì ngay cả toàn bộ nền khoa học hiện đại ngày nay cũng có thể quăng bỏ. Con người vẫn sống đủ kiếp sinh học và sự lưu truyền nòi giống, như lịch sử đã tồn tại trong qúa khứ của chính nền văn minh phương Tây cách đây vài trăm năm về trước.
Cách giải thích thứ hai: là giải thích trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Thí dụ như các lý thuyết toán học mô tả một số các quy luật tự nhiên. Do đó, nó không dễ hiểu với bà ve chai và những chình độ hơn ve chai với vài bằng cấp gì đó mà con người có thể nghĩ ra.
Đương nhiên với bà ve chai, hoặc những vị mà học hàm, học vị chính là cái cần câu cơm cũng chẳng cần quan tâm. Học vị, học hàm không làm nên tư duy khoa học. Họ có thể không công nhận (Với quyền lực học thuật), không cần biết (như bà ve chai).
Nhưng chính những hệ thống lý thuyết vốn không được phổ biến rộng rãi ấy, vì không dễ hiểu lại là nền tảng cho sự tiến hóa của toàn thể văn minh nhân loại. Bà ve chai thì không cần kiến thức về các lý thuyết điện tử. Bà vẫn xem ti vi và dùng điện để thắp sáng, thậm chí bà vẫn lên facebook với cái máy tính bảng để than phiền về một cuộc đời sóng gió và cô đơn. Vấn đề quan tâm của bà cuối cùng vẫn là giá điện và biên lai tiền điện hàng tháng.
Hình ảnh bà ve chai này tôi dùng để so sánh giữa nền văn minh hiện đại và nền văn minh Đông phương. Thực chất - nếu đối chiếu ngược lại với nền văn minh Đông phương thì nền văn minh Tây phương mới chỉ thoát thai khỏi ảnh hưởng nhận thức trực quan. Viện hàn lâm khoa học Pháp vào những năm 30 - tiêu biểu cho nền văn minh hiện đại thời bấy giờ - với sai lầm của họ, tính đến nay mới chỉ ngót 80 năm. Mặc dù có những phát triển rất nhanh, nhưng chưa phải là đã đạt được tính chân lý cuối cùng của bản thể vũ trụ. Tuy nhiên nó đã xuất hiện nhưng lý thuyết chuyên ngành. Và từ đó, nó mới hình thành những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - cơ hội cho sự tích hợp giữa hai nền văn minh và những gía trị đích thực của văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt.
Nhưng nền văn minh hiện đại có đủ khả năng tích hợp những gía trị đích thực của nền văn minh Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt hay không thì còn tùy thuộc vào chính điều kiện tích hợp trên thực tế. Nó cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến các lý thuyết điện, Thậm chí cả vấn đề trái Đất tròn hay vuông, bà ta cũng không cần quan tâm, nhưng vẫn dùng Facebook vậy.
Tôi đang trình bày về tính vĩ mô khi so sánh hai nền văn minh.
Bây giờ tôi trình bày về tính ứng dụng của hai nền văn minh. Tức là tính chi tiết hơn, vi mô hơn.
Tính ứng dụng của nền văn minh hiện đại đều rất trực quan và rõ ràng cho mọi người "nhìn thấy", hoặc bằng trực giác, hoặc thông qua phương tiện kỹ thuật, như qua kính kính hiển vi thì công nhận có vi trùng vậy. Và họ coi đó là - thông qua phương tiện kỹ thuật - là được "khoa học công nhận".
Còn nền văn minh Đông phương thì để khám bệnh ông Lang, chỉ cần bắt mạch cổ tay, chiêm nghiệm , vấn hỏi người bệnh và chiêm quán sắc tướng để bắt bệnh và kê toa. So với nền văn minh hiện đại với đầy đủ phương tiện quán xét trực quan vô cùng đồ sộ thì rõ ràng nền Đông Y phương Đông thể hiện một mối liên hệ tương tác, cùng đi đến một kết quả, nhưng đơn giản hơn nhiều. Và rõ ràng nó phải là một sự liên hệ giữa tư duy trừu tượng rất phát triển và tri thức chuyên ngành của ông Lang với phương tiên thô sơ của ông ta, so sánh với phương tiện hoàng tráng của nền y học hiện đại.
Điều này nếu nhìn ở một góc độ khác thì hành vi của ông Lang bắt mạch và mối liên hệ bệnh tất của bệnh nhân đã cho thấy: những tri thức của nền văn minh Đông phương phát huy hết khả năng của con người đến từng chi tiết. Do đó, tri thức của nền văn minh này mới có thể tạo ra những hệ quả của phương pháp chẩn trị bệnh rất đơn giản, nhưng có hiệu quả như trên.
Nếu ai đó phản biện rằng: nền y học hiện đại chữa bệnh nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Còn nền Đông Y đông phương thì chậm và kết quả không cao. Thì tôi trả lời với họ rằng: Nền Đông y Đông phương đã thất truyền, chỉ còn lại những mảnh vụn của nó. Nhưng lịch sử còn lại không phải không có những danh y - hầu hết đều là người Lĩnh Nam - Nam Dương tử - và Việt Nam. Và chỉ với những mảnh vụn đó để cho nó tồn tại đến tận ngày hôm nay, bên cạnh nền Y học hiện đại. Trên thực tế nền Y học phương Đông đã chữa được những căn bệnh mà y học hiện đại còn bó tay. Nhưng tôi không muốn đi sâu tranh biện về những chi tiết này. Nó mất thời giờ chứ không phải không có khả năng. Cho nên tôi chỉ so sánh hai phương pháp chẩn trị bệnh để nêu vấn đề về tính tri thức sâu sắc của Đông y và khác biệt giữa hai nền y học.
Hoặc như những phương pháp luận đoán của Dịch, Lạc Việt Độn toán, Tử Vi...vv....là những mô hình biểu kiến, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học. Đó là chúng có dự kiện đầu vào - Thời gián :ngày , giờ, tháng, năm sinh. Từ đó được mô tả bằng một mô hình biểu kiến - quẻ Dịch, hoặc Tử Vi...Căn cứ vào mô hình này, với nội dung đã được lập thành - họ có thể dự báo những hành vi của con người trong tương lai . Cuối cùng là một kết quả có thể kiểm chứng.
Như vậy, yếu tố thời gian là dự kiện đầu vào phải liên quan đến không gian vũ trụ tương ứng với nó.
Cho dù chưa nhìn "thấy" nhưng các vị khoa học nào với bất cứ học vị nào sẽ giải thích làm sao với dữ kiện đầu vào là thời gian thì nó phản ánh cái gì? Và khả năng tiên tri đã thực chứng hàng ngàn năm qua trong xã hội Đông phương nó phản ánh cái gì với dữ kiện đầu vào là thời gian đó?
"Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri".
Tính quy luật cũng chỉ là một trong những sự thẩm định của một lý thuyết khoa học. Do đó, điều này chỉ có thể giải thích một cách duy nhất đúng rằng: Đấy chính là những quy luật vận động của các hành tinh gần gũi trong hệ mặt trời và xa hơn là các sao chung quanh hệ mặt trời. Chính những quy luật tương tác này đã thể hiện sự tác động lên sự vận động của mọi sinh vật trên trái Đất và quyết định những hành vi có thể tiên tri. Yếu tố dữ kiện đầu vào là thời gian đã phản ánh duy nhất không gian vũ trụ tương ứng với nó.
Nếu không có một tri kiến rất sâu sắc về quy luật vận động của vũ trụ và tính tương tác cụ thể lên từng hành vi của con người thì không thể có hệ quả của nó là những phương pháp tiên tri của văn minh Đông phương. Đây cũng là một tiêu chí trong việc xác định một lý thuyết thống nhất - Đại ý:
"Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được từ sự khởi nguyên vũ trụ, sự vận động của các Thiên hà cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất và đến từng hành vi của con người".
Gần đây tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất được bổ sung rất nhiều cho sự tiếp nhận của tôi: "Nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh: phải thể hiện một tư duy phức hợp và đa ngành".
So sánh đối chiếu với tất cả những tiêu chí từ trước và hiện nay, thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt đều đáp ứng đầy đủ.
Tôi tin chắc rằng: nếu trong tương lai những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất có bổ sung thêm những chuẩn mực nào nữa thì thuyết Âm Dương ngũ hành vẫn đáp ứng đầy đủ.
Nếu ai đó đòi hỏi phải có thực chứng, thực nghiệm để họ hiểu được về thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tôi nói thẳng ngay: Tôi không làm được điều đó. Tôi không có tiền để làm ra cỗ máy gần trăm tỷ Dollar chỉ để đi tìm "Hạt của Chúa" .
Đấy là sự đòi hỏi của thứ tư duy đơn giản. Nếu tôi phải đối thoại với thứ tư duy loại này thì chỉ để làm nền so sánh.
Tính chi tiết của Lý học Đông phương trong chuyên ngành phong thủy, cũng cho thấy sự ứng dụng có tính quy luật - mặc dù chúng tôi chưa giải thích được bản chất của sự tương tác. Đó là: Căn cứ vào bản đồ Huyền Không Lạc Việt là một mô hình vận động với các đại lượng được coi là các sao đã được xác định tính chất, chuyên sâu của bộ môn Huyền Không trong ngành Phong Thủy Lạc Việt, có thể dự báo đến từng chi tiết sự kiện xảy ra cho một ngôi gia về mặt định tính. Và đấy cũng chỉ là một yếu tố tương tác trong Phong thủy Lạc Việt.
Trên cơ sở lý thuyết của bộ môn Huyền Không với tính quy luật được thể hiện qua mô hình biểu kiến của nó là "Cửu Cung Hà Đồ" với các sao thể hiện những đại lương tương tác có định tính và được chứng nghiệm qua khả năng tiên tri, các nhà phong thủy học Đông phương đã thể hiện sự khắc phục những yếu tố xấu trong ngôi gia với kiến thức của hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này cũng chứng tỏ rằng: Sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng tri thức của văn minh Đông phương, được ứng dụng đến từng chi tiết trong cuộc sống con người.
Dưới đây là đèn Ngũ Hoàng một phương pháp hạn chế tác dụng xấu của sao Ngũ Hoàng chiếu hướng Tây Bắc trong năm nay.
Sao Ngũ Hoàng thuộc Thổ , tại vị ở Trung cung là vua của các sao. Về nguyên tắc không thể trấn bằng cách khắc chế. Thí dụ dùng Mộc khắc Thổ. Cho nên, khái niệm "trấn yểm" Ngũ Hoàng là chỉ nói theo thói quen. Chăng ai dám "Trấn Yểm" Ngũ Hoàng cả.
Nguyên lý lý thuyết trong Ngũ hành là "Tham sinh, quên khắc". DoThổ sinh Kim, nên hình thể đèn Ngũ Hoàng thuộc kim bằng đồng vàng. Ngũ Hoàng lại tọa chính vị tại Trung cung tức là tập hợp của tứ hành: Kim, Mộc, thủy, Hỏa. Cho nên cấu trúc của đèn Ngũ Hoàng gồm năm phần tượng cho Ngũ hành. Bên trong cũng phải bỏ năm loại thực vật và khoáng chất ứng với Ngũ hành và trấn ở phương có sao Ngũ Hoàng chiếu hướng so với tâm nhà. Nhà tôi Ngũ Hoàng năm nay chiếu thẳng cửa nên để thẳng trục nhà.
IMG_1412_zps842d24cb.jpg

IMG_1411_zps9d123d56.jpg

Chế ra cái đèn Ngũ Hoàng này cho nó thêm cầu kỳ thôi, thực ra trên nguyên lý này, lấy năm thứ kim loại, mỗi thứ một tý, bọc miếng vải vàng, hoặc đất sét, treo, hoặc chôn trước cửa cũng được.
Đấy là thiển kiến của tôi, chắc chắn ông bán vật dụng phong thủy và các thày cao tay sẽ phản đối.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÔNG CÓ HÀNH TINH THỨ X TRONG HỆ MẶT TRỜI.
Trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", do Nxb Đại học Quốc gia xuất bản lần đầu tiên 2001, tôi đã phản bác cả Viện Hàn Lâm khoa học Pháp và nhà nghiên cứu Dịch học đến từ nền văn minh Hán vĩ đại được viện Hàn lâm Pháp quốc phong hàm Tiến sĩ là Lưu Tử Hoa, rằng: "Không có hành tinh thứ X trong hệ mặt trời". "Chẳng may" tôi đã đúng. Vào năm 2006, hầu hết các nhà Thiên Văn học quốc tế đã không chịu công nhận hành tinh thứ IX - sao Diêm Vương tinh - là một hành tinh trong hệ mặt trời.
Tôi chụp hình những trang sách liên quan đến sự kiện này để chứng minh rõ ràng điều tôi đã nói. Qua đó quí vị và anh chị em cũng thấy rằng: Đó là những luận cứ phản bác có tính hệ thống và hoàn toàn có cơ sở lý luận. Chứ không phải là một "quẻ bói" không có "cơ sở khoa học", để có thể nói là tôi đã gặp may.
Tất nhiên, sự kiện được xác định trước khi có kết luận của các nhà khoa học châu Âu - CERN - về vấn đề "Không có Hạt của Chúa" & "Không có sự sống trên sao Hỏa" trước khi cơ quan hàng không vũ trụ nổi tiếng Hoa Kỳ là Nasa thừa nhận - Tôi cũng xuất phát từ những cơ sở lý luận có tính hệ thống của một lý thuyết. Hoàn toàn không có vấn đề may mắn ở đây.


IMG_1439_zpsf764bd67.jpg

IMG_1440_zps86ce0c46.jpg

IMG_1441_zps177f48f4.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhưng chính những hệ thống lý thuyết vốn không được phổ biến rộng rãi ấy, vì không dễ hiểu lại là nền tảng cho sự tiến hóa của toàn thể văn minh nhân loại. Bà ve chai thì không cần kiến thức về các lý thuyết điện tử. Bà vẫn xem ti vi và dùng điện để thắp sáng, thậm chí bà vẫn lên facebook với cái máy tính bảng để than phiền về một cuộc đời sóng gió và cô đơn. Vấn đề quan tâm của bà cuối cùng vẫn là giá điện và biên lai tiền điện hàng tháng.

Nhưng nền văn minh hiện đại có đủ khả năng tích hợp những gía trị đích thực của nền văn minh Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt hay không thì còn tùy thuộc vào chính điều kiện tích hợp trên thực tế. Nó cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến các lý thuyết điện, Thậm chí cả vấn đề trái Đất tròn hay vuông, bà ta cũng không cần quan tâm, nhưng vẫn dùng Facebook vậy.

 

25% người Mỹ tin Mặt trời quay quanh Trái đất

Chủ Nhật, 16/02/2014 - 07:54

(Dân trí) - Kết quả một cuộc khảo sát vừa được Liên đoàn khoa học quốc gia Mỹ công bố ngày 14/2 cho thấy, cứ 4 người Mỹ lại có một người không biết rằng Trái đất quay quanh Mặt trời, mà lại chọn điều ngược lại.

EarthOrbit-2cd67.png

(Ảnh minh họa)

Khảo sát trên được công bố tại phiên họp thường niên của Hiệp hội vì tiến bộ khoa học Mỹ. Trước đó, các nhà nghiên cứu đã hỏi 2.200 người Mỹ 9 câu hỏi thực tế liên quan tới vật lý và sinh học, nhưng tỷ lệ trả lời đúng trung bình chỉ đạt 5,8/9 câu.

Câu hỏi “Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất” đã bị trả lời sai bởi 26% số người được hỏi.

Chỉ chưa tới một nửa số người được hỏi – 48% - biết rằng con người tiến hóa từ các loài động vật khác, trong khi 39% trả lời chính xác rằng “vũ trụ bắt nguồn từ một vụ nổ khổng lồ”.

Có tới 42% người Mỹ nói rằng thuật chiêm tinh, hay bói toán là “rất khoa học” hoặc “một dạng khoa học”.

Số người tin vào chiêm tinh hơn là khoa học có vẻ đang tăng lên. Năm 2004, 66% người Mỹ được hỏi cho rằng thuật chiêm tinh là điều vớ vẩn. “Đã có ít người Mỹ phản đối chiêm tinh hơn trong năm 2012 so với những năm gần đây”, bản báo cáo Chỉ số khoa học và kỹ thuật 2014 cho biết.

“Mức độ chênh lệch chưa bao giờ thấp đến vậy kể từ năm 1983”.

Trái lại, một nghiên cứu tại Trung Quốc lại cho thấy 92% người được hỏi cho rằng tử vi là phi khoa học.

Ông John Besley, đến từ đại học bang Michigan, tác giả chính của chương về thái độ của công chúng với khoa học trong bản báo cáo cho rằng, cần phải đợi “để thấy xem đây có phải thay đổi thực sự hay không”, trước khi đánh giá ý nghĩa của những kết quả này, nhưng dữ liệu “khiến tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy nó”.

Bản báo cáo cũng hỏi những người tham gia khảo sát nguồn thông tin chính của họ là gì. Kết quả cho thấy vị thế của TV và báo giấy đang sụt giảm cả ở phương diện tin tức và các sự kiện khoa học, công nghệ, trong khi internet tăng lên.

Năm 2001, 53% người được hỏi nói TV là nguồn cung cấp tin tức chính, 30% chọn báo chí và chỉ 7% chọn internet.

Nhưng trong năm 2012, tỷ lệ này đã thay đổi, khi TV chỉ còn chiếm 44%, báo giấy chiếm 14% và internet chiếm tới 34%.

Thanh Tùng

Theo Telegraph

====================

Có thể con số 25% người Mỹ hiểu sai về vấn đề trái Đất quay quanh mặt trời là không chính xác. Nó có thể ít hơn, hay nhiều hơn, tôi không bàn về vấn đề này.

Nhưng qua đó thì các bạn cũng thấy rằng: Đối với cá nhân , hoặc thậm chi cả một khu vực dân cư thiếu hiểu biết vẫn chẳng có gì quan trong với sự phát triển thực sự của một quốc gia. Nước Mỹ vẫn là nước hùng cường bậc nhất thế giới hiện nay. Do đó vấn đề rất rõ rằng: việc tiếp thu kiến thức có tính chính thông của một quốc gia và sự hùng cường của một quốc gia, dân tộc hoặc sự phát triển của cả nhân loại phụ thuộc vào nền tảng tri thức chính thống được thừa nhận của quốc gia, dân tộc, hoặc của cả nhân loại.

Vâng! Nó không phụ thuộc vào sự phản biện của bà ve chai hoặc 25% dân số Hoa Kỳ về mặt Trời quay quanh trái Đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY.

Để thực hiện phong thủy văn phòng, hoặc trụ sở của một Cty, hoặc Tổng Cty, hay ngay cả nhà riêng các công đoạn của Phong thủy Lạc Việt hết sức phức tạp. Hay nói chính xác hơn: Nó là cả một công trình nghiên cứu theo tiêu chí của Phong thủy Lạc Việt.

Ngành phong thủy Lạc Việt chính là sự tích hợp các quy luật tương tác của môi trường, gồm: cấu trúc nhà ở, địa từ trường, cảnh quan môi trường và tương tác từ vũ trụ đến từng thành phố, đô thị, khu dân cư, căn hộ và các thành viên trong gia đình sống trong căn hộ đó. Trong khi đó, những tri thức trong kiến trúc và xây dựng của nền văn minh hiện đại - có xuât xứ Tây phương - chỉ đơn giản là giải pháp kỹ thuật và mỹ thuật cho một ngôi gia.
Bài viết dưới đây mô tả công đoạn thực hiện phong thủy của Tổng Cty DTT - được sự đồng ý của ban giám đốc Tổng Cty DTT, chúng tôi thực hiện bài viết này - hy vọng sẽ giúp các bạn một khái niệm đích thực về việc tiến hành các công đoạn thực hiện phong thủy của Phong thủy Lạc Việt. Đồng thời bạn đọc sẽ thấy rằng:
Phong thủy hoàn toàn rất khoa học và nó chính là ngành kiến trúc xây dựng cổ xưa và là hệ quả của học thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Phong thủy Lạc Việt có thể tích hợp tất cả các kiến thức kiến trúc xây dựng của nền văn minh hiện đại, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai. Điều này chứng tỏ tính bao quát và vượt trội của tri thức trong ngành phong thủy Lạc Việt.
Tôi cần xác định một lần nữa rằng:
Chỉ có Phong thủy Lạc Việt mới có thể thực hiện được điều này, trên cơ sở hệ thống lý thuyết của nó.


SƠ LƯỢC VỀ TRỤ SỞ CŨ CỦA TỔNG CÔNG TY DTT.
Trụ sở cũ của Tổng Cty DTT trước đây tọa lạc tại tòa nhà Hà Thành Plaza, phố Thái Thịnh Hanoi. Đây là một tòa nhà theo nhận xét của tôi không đạt chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt. Đã vậy, vào thời gian đó, một thày phoengshui theo kiểu Tàu nào đó, đã tư vấn đặt một hòn núi to đùng trước cổng tòa nhà.
Vào thời điểm này - từ 2010 trở về trước - rộ lên một phương pháp rất thịnh hành - tất nhiên là phoengshui Tàu - chuyên đặt núi, hoặc tượng núi trước cổng các tòa nhà. Vinashin cũng bị tương tự. Có thể nói, đến giờ này, hầu hết các trụ sở có đặt núi trước cổng đều...đã viên tịch trong khủng hoảng kinh tế.
Phong thủy là một ngành khoa học. Nhưng điều này chỉ duy nhất đúng với phong thủy Lạc Việt với tư cách là một hệ thống lý thuyết ứng dụng. Ngoài ra tất cả di sản phong thủy được mô tả trong các bản văn chữ Hán, chỉ là những mảnh vụn rời rạc, còn sót lại sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử từ 2300 năm trước. Tất nhiên nó không đủ tư cách là một hệ thống lý thuyết khoa học.
Nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: "Phong thủy là giả khoa học". Điều này hoàn toàn đúng với những di sản còn lại của ngành phong thủy từ cổ thư chữ Hán.
Kiến thức phong thủy từ những di sản qua bản văn chữ Hán chỉ là một đám hỗn độn, rời rạc, chắp vá. Thày nào học được chiêu nào thì ứng dụng theo chiêu đó. Đương nhiên - vì bản chất là di sản của một ngành khoa học; cho nên mặc dù bị thất truyền và sai lệch, vi tam sao thất bản - nên nó không hoàn toàn sai. Nhưng do thiếu tính hệ thống, tính nhất quán và mâu thuẫn giữa các cái gọi là "trường phái", nên người ta cũng không thể chỉ ra nó đúng ở chỗ nào. Ngoài việc "sổ nho" những câu trong sách vở mang tính mặc định.
Chính những điều này, xác định tính giả khoa học của ngành phong thủy lưu truyền qua cổ thư chữ Hán.
Nếu các bạn xem cuốn "Bí ẩn của Phong thủy" (Nxb VHTT 1996) trong tủ sách được gọi là "văn hóa thần bí" Trung Hoa của Gs Vương Ngọc Đức, sẽ thấy ngay rằng: Chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng không thể lý giải nổi những cái mà họ cho rằng thuộc về nền văn minh Hán.
Chẳng bao giờ từ nền tảng trí thức của một nền văn minh lại tạo ra cái mà chính nó chẳng hiểu là cái gì.
Tiêu chí khoa học xác định rằng:
Một học thuyết được cho là thuộc về nền văn minh nào thì nó phải chứng tỏ được một nền tảng tri thức đã tạo nên học thuyết đó.
Nền tảng tri thức của nền văn minh Hán không chứng tỏ được điều này. Bằng chứng là hơn 2000 năm trôi qua, tất cả những tri thức tinh hoa của nền văn minh này không thể phục hồi được học thuyết nền tảng của phong thủy là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chưa nói đến ngành phong thủy - chỉ là hệ thống phương pháp ứng dụng, hệ quả của học thuyết này.
Trở lại với trụ sở đầu tiên của tổng Cty DTT, cho thấy toàn bộ tòa nhà này đã được một thày phoengshui theo phongshui Tàu tham gia tư vấn. Bằng chứng chính là hòn núi chính ình trước mặt tiền nhà, mà các thày sổ nho gọi là "Thái Sơn thạch cẩm đường".
Tuy nhiên, với tôi thì chính hòn núi này đã là một trong những nguyên nhân làm suy thoái toàn bộ tòa nhà này. Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Và tôi tư vấn DTT ko nên thuê ở đây. Tuy nhiên vì còn nhiều nguyên nhân khác như: gía cả, vị trí tọa lạc... Nên ban giám đốc DTT đã quyết định thuê VP trong tòa nhà này, sau khi tôi xác định rằng: Có thể khắc phục được và phát triển có giới hạn. Sau đó tính sau với trụ sở mới.
Tại đây, Tổng Cty DTT là VP cuối cùng phải dời tòa nhà này, vì sự phát triển tiếp tục và đã đạt được những thành tựu mà các bạn đã thấy qua dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tổng Cty DTT.
http://diendan.lyhoc...m-tong-cty-dtt/
Qua đó, các bạn cũng thấy rằng: Mặc dù trong một điều kiện rất khó khăn: Cảnh quan - "Loan đầu - gần như không còn khí lực. Nhưng với những yếu tố còn lại, cũng đủ để Phong thủy Lạc Việt phát huy khả năng của mình.
Chính vì thành công bước đầu này, chúng tôi tiếp tục được tín nhiệm để tiếp tục làm phong thủy cho trụ sở của DTT hiện nay.

Còn tiếp

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY.

Tiếp theo

ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CTY DTT

1/ Xác định địa điểm.

Chúng tôi phải đi chọn trên 5 địa điểm của những tòa nhà có văn phòng cho thuê. Nhìn chung, xét về tiêu chí phong thủy thì hầu hết được điểm này thì lại hỏng điểm khác: Có nơi Âm khí vượng thì Dương khí suy, có nơi Âm Dương khí cân bằng thì cấu trúc tòa nhà lại thoái khí...vv....

Cuối cùng, chúng tôi quyết định chọn tòa nhà hiện nay.

Những yếu tố tốt của tòa nhà này là: mặt tiền đường rộng rãi thoáng, lưu lượng xe cộ vừa phải, không tắc nghẽn, xô bồ và không qúa thưa vắng. Nhìn chung Dương khí vượng. Cấu trúc tổng thể tòa nhà hài hòa với cảnh quan.

Những yếu tố xấu của tòa nhà này là không tụ khí ở ít nhất tầng một (Trệt). Tuy nhiên ban Quản trị tòa nhà xác định sẽ sửa lại phong thủy tầng một theo ý tôi.

Nhân đây, tôi công khai xác định rằng: nếu sửa phong thủy tầng một của toàn nhà tốn kém cả công lẫn nguyên vật liệu không qúa mười triệu VND (Đấy là nói cho chắc ăn, chứ tôi nghĩ không quá hai triệu đồng, cả tiền công), tư vấn phong thủy hoàn toàn miễn phí - vì Tồng Cty DTT đã tài trợ toàn bộ chi phí nghiên cứu phong thủy liên quan đến trụ sở của DTT.

Tuy nhiên cho đến nay, ban quản trị tòa nhà chưa bàn về việc này.

Yếu tố xấu tiếp theo là góc Đông Nam của tòa nhà bị khuyết hãm một chút. Với Phong thủy Lạc Việt thì Đông Nam là cung Khôn. Chủ tài lộc và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, đây là điều có thể khắc phục được và khả năng kích hoạt được sự thịnh vượng trở lại của cung này. Điều này tùy thuộc vào ban quản trị tòa nhà.

Nhưng bù lại, tòa nhà này theo hướng Phúc Đức trạch của Tây tứ trạch. Sự khuyết hãm một phần Đông Nam được bù lại bằng sự mất hẳn toàn bộ cung Ly và gần hết cung Tây Nam - Tốn theo Phong thủy Lạc Việt, nên hạn chế rất nhiều tương tác xấu của hai cung này với toàn nhà.

Một yếu tố hoài nghi liên quan đến tín ngưỡng là một cây đa và miếu thờ thành hoàng bản địa nằm ngay tại góc ngoài chữ L là hình thể tòa nhà.

Về vấn đề này thì tôi có dẫn chứng một cây gạo to đùng , đối diện với một ngôi chùa bên kia đường, mà thiên hạ đồn rắng có Thiên Ma trú ngụ, làm cho các trụ trì cấp thượng tọa, không vị nào trụ được. Vậy mà tôi còn chẳng coi ra mùi gì (Bài viết đã công bố trên diễn đàn này). Huống chi là thần thánh, mà về lý thuyết thì các vị không hai ai, ngoài trừ bị xúc phạm. Đấy là nói theo ngôn ngữ tín ngưỡng. Còn theo phong thủy Lạc Việt thì đây chính là yếu tố trấn yểm hai cung xấu Tốn - Ly, so với yếu tố Tây trạch của tòa nhà, khiến cho toàn nhà này rất an toàn.

Nhìn chung thì về yếu tố Loan đầu tuy có những khiếm khuyết, nhưng có thể khắc phục được. Trên thực tế, yếu tố Loan đầu - cảnh quan môi trường - không bao giờ hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí phong thủy. Ngay cả căn nhà của tôi phải quán xét tới hơn 15 địa điểm, mới chọn được vị trí hiện nay. Nhưng vẫn tồn tại yếu tố xấu nhất, chính là dòng sông uốn sau nhà, trước mắt là Âm khí suy. Và tôi đã khắc phục như đã trình bày trong topic này.

Còn tiếp.

2/ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY.

Tiếp theo

2/ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT
Sau khi đã xác định tòa nhà có thể thuê làm trụ sở, chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo là chọn tầng tọa lạc trụ sở VP Cty. Đây hoàn toàn là một nguyên lý được phục hồi nhân danh Phong Thủy Lạc Việt. Phong thủy theo bản văn chữ Hán không hề có phiên tinh tầng. Tất nhiên! Chuyện này không có gì để bàn cãi.
Bước tiếp theo là chúng tôi lựa chọn khu vục thuê mặt bằng để bảo đàm sự phát triển tiếp theo trong tầng được thuê. Thuê phía trước, hay phía sau , bên phải , hay bên trái....của nguyên một tầng cao ốc VP cho thuê, hoàn toàn phải là một sự cân nhắc, tính toán triệt để theo những nguyên lý của Phong thủy Lạc Việt.
Từ đó, mới phân cung, điểm hướng và phân bổ vị trí các ban, phòng chức năng của VP Cty.


Định tâm trong phong thủy Lạc Việt
Cần phải xác định ngay rằng: Phong thủy theo cổ thư chữ Hán không có phương pháp định tâm các đối tượng thực hiện phong thủy. Vấn đề này chúng tôi đã công bố trong Hội thảo "Phong thủy là một ngành khoa học" vào ngày 15. 12 năm 2009 tại Hanoi.
Những thày phong thủy theo cổ thư chữ Hán chỉ có thể thực hiện ứng dụng phong thủy ở những hình thể cân đối, như: Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình tròn....vv...Gặp những hình thể phức tạp họ không thể định tâm một cách chính xác. Không thể định tâm được thì họ không thể phân cung điểm hướng và thực hiện ứng dụng phong thủy chính xác. Ngược lại, phương pháp định tâm nhân danh sự phục hồi từ nền văn hiến Việt, có khả năng định tâm cả thế giới. Và điều này chúng tôi đã ứng dụng trong những lời tiên tri từ phương pháp Huyền không của phong thủy Lạc Việt. Dự báo đúng hay sai còn tùy thuộc vào khả năng cá nhân. Nhưng dữ kiện đầu vào là phương pháp định tâm toàn bộ bề mặt các đại lục địa trên địa cầu là không thay đổi. Trên cơ sở này, mới có thể phân cung, điểm hướng xác định các ảnh hưởng của các đại lương tương tác, đã được biểu kiến hóa là các sao trong phương pháp Huyền không phi tinh.

Chúng tôi đã chứng minh rằng: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương. Và phongb thủy Lạc Việt hoàn toàn nhất quán với nguyên lý này. Mô hình phân cung điểm hướng mặt bằng Tổng Cty DTT - cũng như căn nhà của tôi - tuân thủ theo nguyên lý căn để này.
Các bạn xem mô hình dưới đây chứng tỏ điều này:
PT3_3_zps228da9ae.jpg
Sau khi định tâm và phân cung điểm hướng toàn bộ khu vục sở hữu của VP Cty, chúng tôi căn cứ vào sự vận động của Dương khí phối hợp với các tiêu chí, nguyên tắc trong hệ thống phương pháp ứng dụng của PTLV để phân bổ các phòng ban và vị trí.
Cùng một đối tượng thực hiện phong thủy như nhau - cụ thể ở đây là diện tích mặt bằng Tổng Cty DTT - cùng với những nguyên lý, tiêu chí, nguyên tắc thực hiện của PTLV, các phong thủy gia vẫn có thể đưa ra các đề án khác nhau.
Do đó, sau khi đưa ra đề án tối ưu với hiểu biết của chúng tôi thì các kiến trúc sư và các nhà thiết kế nội thất có quyền sửa đổi theo ý kiến của họ. Đề án của chúng tôi lúc này mới chỉ mang tính tổng quát về thiết kế.
Bước tiếp theo rất cần thiết là phải có hình 3D thể hiện những chi tiết trang trí nội thất. Những chi tiết trong trang trí nội thất này, cũng rất quan trọng trong mối liên hệ tương tác của phong thủy theo quan niệm PTLV. Đề án tổng quát đúng, nhưng có những chi tiết trang trí phạm phải những nguyên tắc của phong thủy cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu rất lớn. Thậm chí có những trường hợp làm hòng toàn bộ đại cục.
Bởi vậy, một công trình thực hiện phong thủy nhất thiết phải có mô phỏng các chi tiết trang trí thể hiện ở hình 3D.
Dưới đây là hình mô phỏng trang trí nội thất 3D do các chuyên gia Vietdecor do Tổng Cty DTT nhờ thực hiện:

PC1_zps20512075.jpg

pc4_zps40bf35c8.jpg

pc5_zpsf62cf9ba.jpg

Trên cơ sở trang trí chi tiết thể hiện qua hình 3D này, chúng tôi điều chỉnh lại theo các tiêu chí và nguyên tắc, quy định ...theo Phong thủy Lạc Việt thuộc chuyên ngành Hình Lý khí (Tương ứng với trường phái mà cổ thư chữ Hán xưng danh là trường phái "Dương trạch Tam yếu". Nhưng bản thân những gì còn lại được mô tả trong cái gọi là "trường phái" này, chỉ là những mảnh vụn rời rạc, chắp vá và không hoàn chỉnh. Trên thực tế, cái gọi là trường phái này - mô tả trong cổ thư chữ Hán - đang dần mai một)


Chính những học giả Trung Quốc hiện đại, tinh hoa và là hệ quả của toàn bộ nền văn minh Hán, họ đã coi thuật phong thủy là “tín ngưỡng siêu nhiên ở Trung Quốc cổ đại” và được định nghĩa trong các từ điển tiếng Trung.
Qua sự định nghĩa về ngành phong thủy của cả một nền văn minh Hán, đã xác định và cũng là sự chứng minh rất sắc sảo rằng: Phong thủy qua các bản văn chữ Hán còn lại, hoàn toàn không thể coi là một ngành khoa học.

Ngược lại, với danh xưng phong thủy Lạc Việt hoàn toàn là một ngành khoa học kiến trúc và xây dựng đến từng chi tiết về mặt lý thuyết - nhân danh chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, hoặc một hệ thống phương pháp pháp luận ứng dụng, hệ quả của một lý thuyết.
Đương nhiên khả năng ứng dụng đến đâu còn tùy thuộc vào khả năng của từng phong thủy gia. Nhưng chính tính hoàn chỉnh về lý thuyết đã khắc phục và hạn chế những sai lầm của các phong thủy gia Lạc Việt.
Do tính tổng hợp nhiều yếu tố tương tác trong phong thủy Lạc Việt, nên quá trình thực hiện một công trình phong thủy Lạc Việt hết sức công phu và qua nhiều công đoạn phức tạp, cho đến khi hoàn thiện ngôi nhà.


Còn tiếp.
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ TỔNG QUAN THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY.

Tiếp theo

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ TỔNG QUAN THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT
Sau khi thiết kế tổng quan, mới bắt đầu thiết kế chi tiết. Đây chính là sự ứng dụng mang tính phân loại rất cao cấp của thuyết Âm Dương Ngũ hành - tất nhiên - nhân danh nền văn hiến Việt với Việt sử gần 5000 năm văn hiến - Phoengshui Tàu không có cửa để nhắc đến điều này.. Khi chính họ xác định bằng định nghĩa trong tất cả từ điển tiếng Trung:


Thuật phong thủy là tín ngưỡng siêu nhiên ở Trung Quốc cổ đại

 

Tính phân loại này của thuyết Âm Dương Ngũ hành cao cấp hơn nhiều. Ngay cả với "Nghịch lý Cantor" - là lý thuyết toán học mới nhất của nền văn minh hiện đại. Nếu so sánh một lần nữa thì "Nghịch lý Cantor" mới chỉ dừng lại ở một giả thuyết toán học có chứng minh và chưa hoàn hảo - do tính nghịch lý chưa được xác định - thì thuyết Âm Dương Ngũ hành đã ứng dụng.
Cụ thể trong phong thủy Lạc Việt về phương pháp. Điều này tôi đã giảng sơ qua ở các lớp phong thủy Lạc Việt cao cấp: 'Phải thực hiện phong thủy từ bắt đầu từ tổng thể đến chi tiết và tổng hợp mọi yếu tố tương tác".
Đến những tri thức khoa học hiện đại - "nghịch lý Cantor" - còn chưa hoàn chỉnh so với phương pháp ứng dụng của phong thủy Lạc Việt thì phoengshui Tàu không có cửa để bàn về việc này. Tất nhiên, tôi đang trình bày về mặt lý thuyết. Nhưng vấn đề cốt lõi trong ứng dụng vẫn là: Phong thủy là một môn khoa học ứng dụng - hệ quả của một hệ thống lý thuyết thống nhất - là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, trong ứng dụng cụ thể, vẫn rất nhiều phong thủy gia rất giỏi. Nếu họ ứng dụng những chiêu thức, phương pháp đúng với những di sản đích thực còn lại và không rơi vào khoảng sai lầm trong hệ thống lý thuyết của những di sản này - khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử. Đây cũng chính là lý do mà tôi luôn khuyên anh chị em nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt hay tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu tất cả các chiêu thức còn lưu truyền trong dân gian, các sách vở rải rác và tổng hợp đưa vào hệ thống với nguyên lý căn để: "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ".
Một lý thuyết , nhân danh bất cứ một cái gì, tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học...đều phải mô tả và giải thích một thực tại khách quan. Do đó, với một lý thuyết nhân danh khoa học còn phải thỏa mãn các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.
Cho nên, khi xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết phức hợp, đa ngành và chính là
lý thuyết thống nhất
khoa học - mà cả nhân loại đang mơ ước - thì nó phải thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt và là một lý thuyết thống nhất khoa học tất yếu nó phải thỏa mãn tất cả những tiêu chí cho một lý thuyết khoa học và một lý thuyết thống nhất.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong thủy là khoa học chứ không phải tín ngưỡng

Thứ tư, 16 Tháng 12 2009 23:30 Tuần Việt Nam
emailButton.png printButton.png

Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.

Phong thủy là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều người. Nó thường được hiểu là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông Phương cổ, dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm dương ngũ hành.

Nhưng sự thiếu hụt các tài liệu nghiên cứu khoa học về phong thủy trong một thời gian dài, cùng với những thành kiến duy ý chí về nó đã biến môn này thành một thứ bí ẩn, thậm chí bị coi là một thứ mê tín dị đoan.

2117.jpg

Lần đầu tiên, một hội thảo về môn Phong thủy được tổ chức rộng rãi tại Hà Nội, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu.

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cách hiểu Phong thủy, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cùng Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã dày công tìm hiểu và chứng minh tính khoa học của bộ môn có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại này.

Phong thủy Đông Phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kĩ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Nó có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, quy định về các yếu tố địa lý, khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể.

Việc xác minh bản chất khoa học của Phong thủy mà các nhà nghiên cứu đưa ra dựa trên việc xem xét tính hệ thống - lịch sử; tính nhất quán và hợp lý dựa trên nội dung cấu trúc trong phương pháp luận, tính tiên tri - thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức; tính khách quan - khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó.

Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người.

Khoa Phong thủy xác định những tiêu chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa, nhưng không phủ nhận những tri thức và tiêu chí, yêu cầu trong kiến trúc hiện đại.

2074.jpg

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương

Hiệu chỉnh từ cổ thư chữ Hán và hoàn thiện

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những điểm sai lệch và thất truyền từ nguyên lý căn để của Phong thủy trong cổ thư chữ Hán - gọi là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư".

Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của phương pháp nói trên thành "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", nhóm nghiên cứu đã từng bước hệ thống và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm dương ngũ hành, trong đó có khoa Phong thủy.

Đây chính cơ sở đối chiếu để tìm hiểu, giải thích sự vận động, tương tác có tính quy luật vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống con người.

Riêng khoa Phong thủy, những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán, thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người:

  • Tương tác của từ trường trái đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người (trường phái Bát trạch)
  • Tương tác của cảnh quan môi tường thiên nhiên lên quanh khu nhà. (trường phái Loan đầu)
  • Tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường và con người. (trường phái Dương trạch tam yếu)
  • Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu không gian của Thái dương hệ (Trường phái Huyền Không)

Tính hệ thống, nhất quán trong Phong thủy Đông phương chỉ được xác định khi phục hồi trên nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyết Âm Dương Ngũ hành là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

Không căn cứ trên nguyên lý này, thì Phong thủy theo văn bản cổ không có tính hệ thống, nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan, ngoại trừ hiệu quả ứng dụng.

Ứng dụng Phong thủy trên khắp thế giới

Nói về các ứng dụng Phong thủ trong kiến trúc Phương Tây và Việt Nam, kiến trúc sư Phạm Cương đưa ra những ví dụ cụ thể.

Vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỉ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong thủy Loan đầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới.

phamcuong9.jpg

phamcuong10.jpg

Tòa nhà chính phủ Singapore

Sử dụng bản đồ vệ tinh để quan sát tòa nhà chính phủ Singapore, cũng nhận thấy ý đồ phong thủy rõ ràng: tòa nhà thiết kế theo dạng hình chữ T (chữ Đinh) - hình ảnh con triện con dấu - một chỉnh thể hoàn thiện, biểu hiện sự vững bền trên chính trường.

Một số công trình kiến trúc Việt cũng được phân tích từ góc độ Phong thủy:

Dinh Độc lập, tuy cũng được thiết kế hình tượng con triện và con dấu, nhưng lại phạm vào hình tượng lộ cốt trong Phong thủy, khiến người đứng đầu sử dụng công trình không được thịnh vượng lâu dài.

Từ gia đình đến vấn đề Phong thủy quốc gia

Hội thảo đặt những vấn đề rất chi tiết trong thiết kế các công trình xây dựng dưới góc độ Phong thủy như: xác định tâm của một khu đất khi xây dựng nhà cửa, cắt nghĩa là lý do chọn hướng nhà, thiết kế các cửa ra vào, cách bài trí sắp đặt đồ vật trong nhà... Tất cả đều nhằm mục đích giúp cho luồng khí thông suốt, thoáng mát, phục vụ sức khỏe con người.

Đồng thời, nhiều đại biểu cũng đặt vấn đề về Phong thủy quốc gia như việc chúng ta nên xác định trung tâm của Hà Nội là ở đâu...

Theo đó, những công trình xây dựng kiến trúc quan trọng của đất nước, nên được tham khảo các nhà nghiên cứu Phong thủy để tìm ra vị thế đắc địa, đảm bảo sự hài hòa đất, nước, thiên nhiên và con người bằng những phương pháp tính toán khoa học.

2105.jpg

Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu lắng nghe, tranh luận. 

Linh Thủy - ảnh : Ashui.com

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ THÀNH CÔNG CỦA TỔNG CTY DTT

Tất nhiên, chúng ta cần thừa nhận tài năng của người lãnh đạo Cty và sự cố gắng của toàn thể cán bộ Tổng Cty DTT. Nhưng kèm theo đó là sự tự hào của Địa Lý Lạc Việt với một sự tự tin vững chắc khi công bố ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt , ngay từ đầu xây dựng trụ sở Cty này.

=====================

Doanh nhân Nguyễn Thế Trung:
Thương vụ triệu đô và niềm tin vào phụ huynh
21/11/2015 08:38
 
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung quan niệm, nếu triển khai giáo dục đào tạo và trải nghiệm (STEM) sớm từ bây giờ, thì 20 năm sau sẽ có được kết quả, tương tự như cách đây 20 năm, ở thế hệ 7x, ai đầu tư cho tiếng Anh thì hiện tại, họ đang là người nắm cơ hội và thành công hơn.
 

Bớt một bữa bia sẽ tạo cơ hội cho con mình trải nghiệm STEM

Khoảng 1 tháng rưỡi nữa, vào đầu năm 2016, Khu đào tạo và trải nghiệm STEM tại Dolphin Plaza (Mỹ Đình, Hà Nội) của DTT sẽ bắt đầu đón lứa học viên đầu tiên cho các khóa đào tạo. Sau đó, vào tháng 3, Khu vực trải nghiệm với các công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như đo sóng não, thế giới ảo, robot, Internet của vạn vật (IOT) sẽ được mở cửa.

“Trên diện tích hơn 700 m2, Khu đào tạo và trải nghiệm STEM gồm nhiều hoạt động được xây dựng theo theo chủ đề nhất quán như Giai điệu vũ trụ, Khám phá đại dương, Bí mật sự sống, Thế giới hóa học, Bảo tồn sinh thái, Thành phố thông minh, Nông nghiệp thông minh... Các chủ đề được cập nhật nhiều lần trong năm. Với ứng dụng IOT, học sinh sẽ không chỉ trải nghiệm tại trung tâm mà còn tiếp tục được trải nghiệm tại nhà trên Internet và các thiết bị di động”, ông Nguyễn Thế Trung nói về STEM với đầy đam mê. Trong kế hoạch của ông, địa chỉ tiếp theo sẽ là TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Hải Phòng...

 

ong-nguyen-the-trung-chu-tich-hdqt-tong-

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung

 

“Tôi tin là các bậc phụ huynh sẵn sàng tiết kiệm một món đồ thời trang hay một bữa bia để cho con cái mình có thể trải nghiệm chương trình tốt nhất về STEM trên thế giới”, ông Trung hào hứng.

Ông Trung có lý do để tin vậy. Giáo dục STEM, về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật  và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý, mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.Quan trọng hơn, giáo dục STEM chú trọng phương pháp “học qua hành”, hình thành khả năng tư duy sáng tạo để có đủ năng lực làm việc “tức thì”; tư duy máy tính là khả năng lặp đi lặp lại nhiều vòng thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu để điều chỉnh quyết định cũng như khả năng làm việc nhóm. Đây là lý do mà nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, EU đang coi giáo dục STEM là ưu tiên hàng đầu. Ở châu Á, Singapore, Malaysia đang đi đầu...

 

 

quote_open.gifĐang có những quan điểm cho rằng, với doanh nhân, yêu nước chính là làm giàu chân chính, là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Nhưng điều đó dường như vẫn chưa đủ. Như ông Nguyễn Thế Trung nói, nhiều doanh nhân đang thể hiện lòng yêu nước chính bằng những đóng góp bền bỉ, thầm lặng để tạo nền tảng vững vàng cho phát triển trong tương lai. Đó là trách nhiệm xã hội của doanh nhân.quote_close.gif

 

 

Ở Việt Nam, STEM không mới với nhiều bậc phụ huynh thời facebook, nhưng không có nghĩa là họ sẽ sẵn sàng đầu tư.

“Chúng tôi biết điều đó. Để có giáo trình tốt nhất về STEM, chúng tôi phải mua của Đại học Carnegie Mellon (trường đại học số 1 thế giới về kỹ nghệ phần mềm - PV) nhiều chục triệu USD cho thị trường Đông Nam Á, nếu tính riêng Việt Nam cũng nhiều triệu USD. Để dạy được, chúng tôi phải đầu tư các bộ robot và máy tính khoảng 1.500 USD cho nhóm 3 học sinh. Hiện nay, ngành giáo dục chỉ cho chúng tôi dạy vài giờ trong tuần với số lượng học sinh rất ít. Nếu tính bài toán đầu tư, thì hoàn toàn không có lãi vì chúng tôi không thể thu phí quá cao. Nhưng giống như những làn sóng tiến bộ khác, xã hội và đặc biệt các phụ huynh học sinh sẽ là những người quyết định sự thành công của chúng tôi. Họ sẽ hành động”, ông Trung chia sẻ.

Ông Trung không nhắc lại, nhưng DTT đã từng thất bại một lần trong thương vụ triệu đô để nhập khẩu giáo trình của Đại học Carnegie Mellon vào năm 2008. Khi đó, mục tiêu của DTT là triển khai đào tạo cho cấp đại học và người đi làm. Chương trình không thành công vì khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó.

“Thương vụ không thành này lại mở cho chúng tôi 2 cơ hội. Một là, hiểu hơn về căn nguyên của nguồn nhân lực công nghệ cao trong thời đại mới là sự cần thiết của nền tảng tri thức liên ngành và tư duy máy tính. Hai là, được tiếp cận với một đại học hàng đầu và biết cách họ mang giáo dục công nghệ cao đến với xã hội ngay từ học sinh phổ thông. Đây là lý do mà năm 2010, chúng tôi quyết định một lần nữa bắt tay làm giáo dục. Lần này đi thẳng vào điểm cốt lõi là giáo dục STEM ở cấp phổ thông”, ông Trung không ngần ngại nói về bài học kinh nghiệm trong đầu tư vào giáo dục của DTT.

Lần này, bước đi của DTT có vẻ vững chắc và khả quan hơn khi chọn đúng môn vừa đại diện cho giáo dục STEM, vừa mang lại hứng thú cho học sinh là STEM Robotics. Tính đến nay, đã có nhiều ngàn lượt học sinh được tiếp cận phương pháp học này ngay từ lớp 2. Hiện nay, chương trình đang được mở rộng sang nhiều môn học STEM - khoa học máy tính; STEM - công nghệ phục vụ giải trí; STEM - Internet của vạn vật...

“Chúng tôi đang hướng đến một chương trình đầy đủ toàn diện từ lớp 1 đến lớp 12. Nếu triển khai giáo dục STEM sớm từ bây giờ, 20 năm sau chúng ta nhìn lại và sẽ có được những kết quả. Giống như cách đây 20 năm, ở thế hệ 7x, ai đầu tư cho tiếng Anh thì hiện tại, họ đang là người nắm cơ hội và thành công hơn”, ông Trung nói.

 

Trách nhiệm của những người trẻ

Nguyễn Thế Trung là thế hệ 7x đang nắm trong tay cơ hội đó. Trung vốn là dân chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng giành giải nhì Toán quốc tế năm 1995 tại Canada. Năm 1996, Trung sang Australia học công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ Sydney, theo học bổng toàn phần của Chính phủ Australia. Tại đây, năm thứ 4, mặc dù chưa tốt nghiệp, Trung đã làm giám đốc kinh doanh cho một công ty của Australia với mức lương 70.000 AUD/năm, quản lý nhiều nhân viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... Nguyễn Thế Trung hiện đang điều hành công ty với 200 nhân viên, với các chi nhánh và liên doanh toàn cầu tại Mỹ, Singapore và Đan Mạch... Bởi vậy, Trung nhận thức rõ ảnh hưởng của chất lượng giáo dục tới nguồn nhân lực.

“Giáo dục STEM là một trụ cột quan trọng bậc nhất của DTT, nhưng thực ra nó nên là trụ cột quan trọng bậc nhất của cả ngành giáo dục Việt Nam vì tác động của nó tới từng học sinh, tới từng gia đình, tới đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý giáo dục. Một ví dụ đơn giản, một học sinh 8 tuổi nếu “học qua hành”, áp dụng khoa học công nghệ và tư duy máy tính vào hoạt động hàng ngày, nó sẽ tạo ra môi trường thực học, thực làm, thực sáng tạo không chỉ trong nhà trường mà trong cả xã hội. Chính học sinh 8 tuổi này sẽ đòi hỏi những người lớn xung quanh cũng phải nhanh chóng nói thực, làm thực và sáng tạo thực”, ông Trung làm rõ.

Nhưng ở góc độ kinh doanh, đây không phải là khoản đầu tư hấp dẫn, thậm chí là khó sống trong bối cảnh quản lý giáo dục vẫn theo mô hình tập trung chưa phát huy sáng tạo cùng sự tham gia của xã hội. Có thể điều này cũng lý giải một phần đầu tư của khu vực tư nhân vào giáo dục còn rất thấp.

“Chúng tôi coi việc giáo dục STEM vừa là định hướng chiến lược trong kinh doanh, vừa là trách nhiệm xã hội. Nói ví dụ, trồng cây macca thì 6-7 năm mới có lãi, trồng sâm Ngọc Linh cũng phải 5 năm, trong kinh doanh người ta coi thế là dài. Nhưng trong giáo dục, không thể nhìn vào thời gian để quyết định đầu tư”, ông Trung nói và kể về những người bạn của mình.

Đó là Nguyễn Quang Thạch phải  mất 18 năm triển khai chương trình Sách hóa nông thôn – để trẻ em nông thôn có sách đọc. Đó là Đỗ Hoàng Sơn cũng mất tới 7 năm với dự án sách khoa học có Index, hiệu sách có biển sách khoa học - những điều căn bản như cần phải uống nước đun sôi - mà vẫn chưa đâu vào đâu...

Hay như việc kết hợp với bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP TID trong dự án Khu đào tạo và trải nghiệm STEM tại Dolphin Plaza, theo ông Trung, cũng dựa trên những điều cốt lõi như vậy bởi xã hội đang rất cần, nhưng lại chưa phổ biến, chưa được ngành giáo dục tạo điều kiện cho dạy học sinh trong giờ, nên chắc sẽ còn nhiều khó khăn.

“Chúng tôi vẫn làm vì tin tưởng rằng, sự phát triển đi lên của Việt Nam cần một nền giáo dục hiện đại, hội nhập. Một em bé lớp 2 sẽ mất hàng chục năm để bắt đầu sử dụng các sản phẩm khác của DTT, nhưng với giáo dục STEM, em bé đó sẽ góp phần tạo nên sự tăng tốc của sức sáng tạo của xã hội. Em bé đó có thể là doanh nhân làm ra của cải vật chất, giá trị cho xã hội một cách thực sự. Đó mới là điều mà chúng tôi muốn hướng tới”, ông Trung nói.

Có lẽ cũng phải nhắc lại một triết lý kinh doanh đơn giản của Nguyễn Thế Trung, đó là cách triết tự về từ “kinh doanh”: kinh là lớn, doanh là bao lại. Doanh nhân là người biết cách bao lại (phạm vi hóa) các việc lớn để biến nó thành sự thực. “Đó cũng chính là động lực của tôi. Việc càng lớn thì thử thách càng nhiều, đó là lúc ta phải cố gắng phạm vi hóa nó lại để giải quyết nhưng nhất quyết không được bỏ cuộc mà vẫn phải thực hiện bằng được việc lớn kia”, ông tâm sự.

Khánh An
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY.

Tiếp theo

2/ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

Sau khi đã xác định tòa nhà có thể thuê làm trụ sở, chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo là chọn tầng tọa lạc trụ sở VP Cty. Đây hoàn toàn là một nguyên lý được phục hồi nhân danh Phong Thủy Lạc Việt. Phong thủy theo bản văn chữ Hán không hề có phiên tinh tầng. Tất nhiên! Chuyện này không có gì để bàn cãi.

Bước tiếp theo là chúng tôi lựa chọn khu vục thuê mặt bằng để bảo đàm sự phát triển tiếp theo trong tầng được thuê. Thuê phía trước, hay phía sau , bên phải , hay bên trái....của nguyên một tầng cao ốc VP cho thuê, hoàn toàn phải là một sự cân nhắc, tính toán triệt để theo những nguyên lý của Phong thủy Lạc Việt.

Từ đó, mới phân cung, điểm hướng và phân bổ vị trí các ban, phòng chức năng của VP Cty.

Định tâm trong phong thủy Lạc Việt

Cần phải xác định ngay rằng: Phong thủy theo cổ thư chữ Hán không có phương pháp định tâm các đối tượng thực hiện phong thủy. Vấn đề này chúng tôi đã công bố trong Hội thảo "Phong thủy là một ngành khoa học" vào ngày 15. 12 năm 2009 tại Hanoi.

Những thày phong thủy theo cổ thư chữ Hán chỉ có thể thực hiện ứng dụng phong thủy ở những hình thể cân đối, như: Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình tròn....vv...Gặp những hình thể phức tạp họ không thể định tâm một cách chính xác. Không thể định tâm được thì họ không thể phân cung điểm hướng và thực hiện ứng dụng phong thủy chính xác. Ngược lại, phương pháp định tâm nhân danh sự phục hồi từ nền văn hiến Việt, có khả năng định tâm cả thế giới. Và điều này chúng tôi đã ứng dụng trong những lời tiên tri từ phương pháp Huyền không của phong thủy Lạc Việt. Dự báo đúng hay sai còn tùy thuộc vào khả năng cá nhân. Nhưng dữ kiện đầu vào là phương pháp định tâm toàn bộ bề mặt các đại lục địa trên địa cầu là không thay đổi. Trên cơ sở này, mới có thể phân cung, điểm hướng xác định các ảnh hưởng của các đại lương tương tác, đã được biểu kiến hóa là các sao trong phương pháp Huyền không phi tinh.

Chúng tôi đã chứng minh rằng: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương. Và phongb thủy Lạc Việt hoàn toàn nhất quán với nguyên lý này. Mô hình phân cung điểm hướng mặt bằng Tổng Cty DTT - cũng như căn nhà của tôi - tuân thủ theo nguyên lý căn để này.

Các bạn xem mô hình dưới đây chứng tỏ điều này:PT3_3_zps228da9ae.jpg

Sau khi định tâm và phân cung điểm hướng toàn bộ khu vục sở hữu của VP Cty, chúng tôi căn cứ vào sự vận động của Dương khí phối hợp với các tiêu chí, nguyên tắc trong hệ thống phương pháp ứng dụng của PTLV để phân bổ các phòng ban và vị trí.

Cùng một đối tượng thực hiện phong thủy như nhau - cụ thể ở đây là diện tích mặt bằng Tổng Cty DTT - cùng với những nguyên lý, tiêu chí, nguyên tắc thực hiện của PTLV, các phong thủy gia vẫn có thể đưa ra các đề án khác nhau.

Do đó, sau khi đưa ra đề án tối ưu với hiểu biết của chúng tôi thì các kiến trúc sư và các nhà thiết kế nội thất có quyền sửa đổi theo ý kiến của họ. Đề án của chúng tôi lúc này mới chỉ mang tính tổng quát về thiết kế.

Bước tiếp theo rất cần thiết là phải có hình 3D thể hiện những chi tiết trang trí nội thất. Những chi tiết trong trang trí nội thất này, cũng rất quan trọng trong mối liên hệ tương tác của phong thủy theo quan niệm PTLV. Đề án tổng quát đúng, nhưng có những chi tiết trang trí phạm phải những nguyên tắc của phong thủy cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu rất lớn. Thậm chí có những trường hợp làm hòng toàn bộ đại cục.

Bởi vậy, một công trình thực hiện phong thủy nhất thiết phải có mô phỏng các chi tiết trang trí thể hiện ở hình 3D.

Dưới đây là hình mô phỏng trang trí nội thất 3D do các chuyên gia Vietdecor do Tổng Cty DTT nhờ thực hiện:

PC1_zps20512075.jpg

pc4_zps40bf35c8.jpg

pc5_zpsf62cf9ba.jpg

Trên cơ sở trang trí chi tiết thể hiện qua hình 3D này, chúng tôi điều chỉnh lại theo các tiêu chí và nguyên tắc, quy định ...theo Phong thủy Lạc Việt thuộc chuyên ngành Hình Lý khí (Tương ứng với trường phái mà cổ thư chữ Hán xưng danh là trường phái "Dương trạch Tam yếu". Nhưng bản thân những gì còn lại được mô tả trong cái gọi là "trường phái" này, chỉ là những mảnh vụn rời rạc, chắp vá và không hoàn chỉnh. Trên thực tế, cái gọi là trường phái này - mô tả trong cổ thư chữ Hán - đang dần mai một)

Ngược lại, với danh xưng phong thủy Lạc Việt hoàn toàn là một ngành khoa học kiến trúc và xây dựng đến từng chi tiết về mặt lý thuyết - nhân danh chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, hoặc một hệ thống phương pháp pháp luận ứng dụng, hệ quả của một lý thuyết.

Đương nhiên khả năng ứng dụng đến đâu còn tùy thuộc vào khả năng của từng phong thủy gia. Nhưng chính tính hoàn chỉnh về lý thuyết đã khắc phục và hạn chế những sai lầm của các phong thủy gia Lạc Việt.

Do tính tổng hợp nhiều yếu tố tương tác trong phong thủy Lạc Việt, nên quá trình thực hiện một công trình phong thủy Lạc Việt hết sức công phu và qua nhiều công đoạn phức tạp, cho đến khi hoàn thiện ngôi nhà.

Còn tiếp.

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ TỔNG QUAN THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

 

TỔNG CTY DTT SAU 4 NĂM NHÌN LẠI.

 

14712910_323906551301027_180331828489794

 

14711130_323906554634360_415985136954151

 

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites