Thiên Sứ

Phong Thủy Lạc Việt Ứng Dụng

67 bài viết trong chủ đề này

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.
Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh


KẾT LUẬN
III. Góc nhìn trực quan và nhìn từ một hệ thống phương pháp luận của
ngành Phong thủy Lạc Việt.


Thực tế cuộc sống cho thấy sau khi thay đổi chỗ ở, những gia chủ làm ăn khấm khá lên, hoặc lụn bại. Hoặc cũng có thể bệnh tật, ốm đau...vv....Người ta có thể nhìn nhận sự việc từ hai góc nhìn khác nhau....

1. Góc nhìn trực quan cho mọi hiện tượng.
Những gia chủ không quan tâm đến phong thủy có thể giải thích hiện tượng một cách trực quan như chính nó đã xảy ra.
Nếu làm ăn khấm khá họ có thể chi ra nguyên nhân do có bạn bè giúp đỡ, hoặc nhận thấy từ khả năng tuyệt vời của họ, nên đã sáng suốt đầu tư đúng chỗ, đúng lúc; còn khỏe mạnh là do tập thể dục, ăn uống sinh hoạt điều độ.....
Nếu theo chiều ngược lại như: Làm ăn thất bại thì có thể giải thích là do bị lừa đảo, do quyết định đầu tư sai, do hoàn cảnh không thuận lợi.... Nếu bệnh tật thì do vi trùng, hoặc cụ thể bị bệnh gan thì do men gan cao chẳng hạn....
Tóm lại - với tất cả mọi hiện tượng đã xảy ra trên thế gian này - đều có thể mô tả sau khi nó xảy ra và như nó đã xảy ra. Tất cả sự mô tả và giải thích hiện tượng như vậy, đều xuất phát từ sự nhận thức trực quan diễn biến mọi hiện tượng. Với cách giải thích trực quan như vậy, dễ được chấp nhận và thường được coi là có tính khách quan, khoa học.
Nhưng thực chất, đó chỉ là sự mô tả hiện tượng một cách trực quan, cùng lắm là tính nhận thức và mô tả trực quan đó được hỗ trợ bởi những phương tiện kỹ thuật. Thí dụ: Bị bệnh gan được xác định do men gan cao, sau khi sử dụng các phương tiện xét nghiệm ở bệnh viện. Không thể coi cái máy - hoặc các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ xét nghiệm trong bệnh viện - là "cơ sở khoa học" cho sự mô tả do vi trùng,hoặc men gan cao là nguyên nhân gây bệnh gan cho một bệnh nhân cụ thể. Bởi vì, thực chất các phương tiện kỹ thuật đó, cũng chỉ là sự hỗ trợ làm tăng khả năng nhận thức trực quan cho hiện tượng cần biết. Chính kết qủa giải pháp chữa bệnh của y học hiện đại - trên cơ sở nhận thức trực quan được khám phá bởi phương tiện kỹ thuật mới được coi thuộc về bản chất khoa học.
Bởi vậy, với cách giải thích này, chỉ có thể coi là sự mô tả hiện tượng như nó đã xảy ra và không có khả năng tiên tri. Nó chỉ mang lại một kinh nghiệm nhận thức.
Nhưng ngay cả giải pháp chữa bệnh, được coi là mang yếu tố khoa học trong sự phân tích của người viết thì cũng chỉ là tính nhận thức quy luật cục bộ, đơn giản với khả năng tiên tri rất hạn chế. Như việc chỉ định uống thuốc sau khi xét nghiệm xác định bệnh sẽ khỏi bệnh. Vậy, khỏi bệnh là khả năng tiên tri của giải pháp chữa bệnh và nó quyết định tính chất khoa học của phương pháp chẩn trị bệnh, chứ không phải từ nhận thức về nguyên nhân gây bệnh - từ nhận thức trực quan với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật.
Sự mô tả hiện tượng khi đã xảy ra, hoặc cách giải thích từ một nhận thức trực quan, tất nhiên không thể có khả năng dự báo, hoặc khả năng dự báo rât hạn chế.
Khả năng nhận thức trực quan của con người trong lịch sử tiến hỏa của nền văn minh hiện đại,ngày càng phát triển. Do sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật, con người đã "nhìn thấy" từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến các Thiên hà khổng lồ. Nhưng vấn đề còn lại ở tầm bao quát lên tất cả những nhận thức trực quan - trên cơ sở nhận thức những cấu trúc vật chất có khối lượng ấy - là cơ chế tương tác và quy luật vận động, tương tác của tất cả những dạng tồn tại trong vũ trụ thì tri thức khoa học hiện đại còn đang tiếp tục khám phá.
Có thể kết luận rằng: Những nhận thức trực quan thì không sai. Nhưng đó là nhận thức giới hạn ở mô tả sự việc như nó đã xảy ra - và kết quả là sự đúc kết kinh nghiệm, chứ không phải là sự hình thành một hệ thống lý thuyết tổng hợp quy luật tương tác của mọi hiện tượng và giải thích bản chất vận động của mọi hiện tượng.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa phát triển, nền tảng tri thức khoa học hiện đại đã xuất hiện một cách giải thich khác có chiều sâu hơn. Đó là giải thích hiện tượng trên cơ sở một hệ thống lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học liên quan đến hiện tượng cần quán xét. Từ đó, những hiện tượng nhận thức được sẽ được phân tích và quán xét trên cơ sở những lý thuyết khoa học chuyên ngành liên quan,bằng những thuật ngữ, khái niệm và những luận đề trong hệ thống phương pháp luận của lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học này.
Do đó, vấn đề tiếp theo sẽ mô tả về góc nhìn từ một hệ thống lý thuyết nói chung, từ đó liên quan đến góc nhìn của ngành Phong Thủy Lạc Việt cho mọi hiện tượng liên quan đến cuộc sống của con người từ ảnh hưởng của ngôi gia.


2. Góc nhìn từ một hệ thống phương pháp luận và ngành Phong thủy Lạc Việt.
Nếu chúng ta nhìn một cách bao quát hơn - kể cả những hệ thống giải thích hiện tượng ra ngoài khái niệm khoa học - thì có thể nói rằng: Ngay từ thưở sơ khai , cách đây hàng ngàn năm trước, con người đã có những cố gắng giải thích mọi hiện tương từ một hệ thống lý thuyết. Đó chính là cách giải thích hiện tượng mang tính quyền năng siêu nhiên của những hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả mọi hiện tượng đều được giải thích là do ý chí của Thượng Đế.
Có thể nói rằng: Những lý thuyết, giáo lý tôn giáo, tín ngưỡng mang tính nhất quán, hoàn chỉnh, có khả năng giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách tương đối hợp lý ở thời đại có sự nhận thức trực quan hạn hẹp của con người. Điều này giải thích vì sao các tôn giáo tồn tại lâu như vậy.
Nhưng những hệ thống lý thuyết tôn giáo, tín ngưỡng thiếu tính khách quan, tính quy luật và đặc biệt là không có khả năng tiên tri. Đây chính là những thành tố quyết định tính khoa học của một lý thuyết khoa học - theo tiêu chí khoa học. Và nó giải thích rằng: Vì sao tôn giáo không mang tính khoa học.
Nhưng ngay cả nền văn minh hiện đại, cũng chưa hề có một hệ thống lý thuyết có khả năng giải thích mọi hiện tương - hay nói rõ hơn: Những hệ thống lý thuyết của nền khoa học hiện đại chỉ có khả năng giải thích những hiện tượng cục bộ mang tính chuyên ngành - và cũng chưa hoàn chỉnh.Thí dụ như ngành kinh tế- có rất nhiều lý thuyết gia kinh tế học. Những lý thuyết này đều có khả năng giải thích một cách hợp lý cục bộ nào đó trong từng trường hợp riêng liên quan đến nó. Nhưng không có một lý thuyết tổng hợp cho mọi vấn đề liên quan, dù chỉ là chuyên ngành Kinh tế..
Giả sử ngay cả khi nền văn minh hiện đại có một lý thuyết kinh tế có khả năng tổng hợp tất cả một vấn đề liên quan thì nó cũng chỉ phản ánh một mặt trong cuộc sống của xã hội con người và cũng chỉ là một thành tố trong mọi yếu tố tương tác khác đan xen nhau, như: Thiên tai, dịch bệnh, tâm lý học, chính trị, khoa học xã hội và tự nhiên,văn hóa, tôn giáo...vv.....
Những lý thuyết riêng phần này không có khả năng mô tả sự tương tác phức tạp cho bản chất của sự xuất hiện một hiện tượng trong mối quan hệ tương tác phức tạp của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người. Chưa nói đến nhiều lý thuyết trong cùng một chuyên ngành còn mâu thuẫn nhau và bị coi là sai trong quá trình phát triển.
Chính mối liên hệ phức tạp cho mọi hiện tượng đan xen nhau trong qúa trình tiến hóa của cả vũ trụ, tự nhiên, xã hội và con người, đã được tổng hợp trong một nhận xét nổi tiếng của giáo sư Trịnh Xuân Thuận:
"Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ".
Nhưng cần xác định rằng: Cách giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết chính là cách giải thích thứ hai cho mọi hiện tượng liên quan
- ngoài cách giải thích từ nhận thức trực quan như trên - là kết quả của tư duy trừu tượng, tổng hợp từ những nhận thức trực quan. Đây chính là xu hướng phát triển của nền văn minh với sự thống trị của tư duy khoa học hiện đại. Và có thể xác định rằng: Chính sự phát triển của khoa học lý thuyết trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - sau nhiều thế kỷ khám phá thiên nhiên - đã hình thành nên những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Và sự phát triển của nền văn minh hiện đại đã tạo nên những chuẩn mực - chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - để khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa, qua những di sản của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và gần như hoàn toàn bí ẩn.
Từ những thực tế của hai cách giải thích hiện tượng nếu trên, người viết xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành - có cội nguồn từ nền văn hiến Việt - là một học thuyết tổng hợp không thuộc về lịch sử của nền văn minh hiện đại - mô tả một cách đầy đủ nhất mọi quy luật tương tác tổng hợp của mọi hiện tượng vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người và giải thích mọi hiện tượng trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của nó với khả năng tiên tri. Đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học thì nó đều thỏa mãn.
Ngành Phong thủy Lạc Việt - cũng như tất cả những ngành học khác thuộc Lý học Đông phương đều chỉ là hệ quả ứng dụng chuyên ngành của học thuyêt này.
Phong thủy Lạc Việt chính là một hệ thống lý thuyết ứng dụng chuyên ngành, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tả những quy luật tương tác của môi trường, cấu trúc ngôi gia đến con người. Đó chính là sự giải thích vì sao nó có khả năng tiên tri - Chính bởi tính quy luật được mô tả trong hệ thống phương pháp luận của nó.
Nhìn một ngôi gia, những phong thủy gia có chuyên môn sâu có thể dự báo trước những gì sẽ xảy ra, hoặc xác định những cái đã xảy ra.
Cũng như tất cả các lý thuyết chuyên ngành của nền văn minh hiện đại giải thích hiện tượng liên quan, bằng những thuật ngữ.hái niệm chuyên ngành - thì Phong Thủy Lạc Việt cũng giải thích mọi hiện tượng trên cơ sở những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành của nó.
Nhưng cả một nền tảng tri thức của một nền văn minh đã sụp đổ cùng với những phương tiện kỹ thuật của nó - và về căn bản, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền - nên những khái niệm, mô hình biểu kiến của ngành phong thủy mang tính ứng dụng, hệ quả của học thuyết này - không có sự liên hệ hợp lý vơi những giá trị tri thức nền tảng và khả năng kiểm chứng bằng những phương tiện của một nền văn minh không tạo ra nó. Cho nên nó có vẻ như mơ hồ và đầy bí ẩn. Nhưng chính tính hiệu quả trải hàng ngàn năm - một sức sống vượt thời gian của thực tế chứng nghiệm - đã biện minh cho một chân lý đứng đằng sau những giá trị của nó.
Chính vì Phong thủy Lạc Việt giải thích hiện tượng trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận từ một nền tảng hệ thống lý thuyết đã thất truyền - mà phương tiện kỹ thuật của nền văn minh hiện đại không thể kiểm chứng những thực tại - với những khái niệm,thuật ngữ,mô hình biểu kiến chuyên ngành trên cơ sở một hệ thống lý thuyết không thuộc về nền văn minh hiện đại - cho nên, nó có vẻ như mơ hồ và bí ẩn đối với những người tiếp thu tri thức của nền văn minh hiện đại.
Tuy nhiên, để kết luận về một lý thuyết - mà thực tế ứng dụng hiệu quả với thời gian tính bằng thiên niên kỷ, chứng tỏ một chân lý đứng đằng sau nó - tôi đã xác định rằng: Chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng để thẩm định.
Có thể xác định rằng: Tất cả những phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành có cội nguồn văn hiến Việt - đều có khả năng giải thích mọi hiện tượng liên quan đến nó, phù hợp với tiêu chí khoa học và có khả năng tiên tri.
Đó chính là các bộ môn - hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền là thuyết Âm Dương Ngũ hành - như: Tử Vi Lạc Việt, Bốc Dịch, Lạc Việt độn toán, Tử Bình... Đông Y và ngành Phong thủy Lạc Việt.
Những phương pháp này giải thích mọi hiện tương trên cơ sở những khái niệm, thuật ngữ thuộc về một hệ thống lý thuyết cho mọi hiện tượng và có thể tiên tri. Và đó là cách giải thích thứ hai cho mọi vấn đề liên quan đến nó. Nhưng chính vì là một lý thuyết với hệ thống phương pháp luận chuyên ngành với những thuật ngữ và khái niệm chuyên môn,mà lại không có khả năng liên hệ với hệ thống lý thuyết là cội nguồn của nó - do thất truyền và sai lệch vì sự sụp đổ của nền văn minh Việt ở nam Dương tử - cho nên nó trở nên mơ hồ và khó hiểu. Nhưng không phải vì thế - vì không hiểu được nó mà nó là "mê tín dị đoan" - khi có một chuẩn mực khoa học để xác định tính khoa học của nó. Và điều này chỉ hoàn toàn đúng khi nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử (2879BC + 2013 AC = 4892 năm) một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
Người viết đã có lần nói trên diễn đàn rằng: "Bà bán ve chai thì không cần đến bổ đề toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu". Ngay cả tôi, cũng chưa hề hiểu được tính khoa học và tính chân lý của bổ để toán học của giáo sự Ngô Bảo Châu ở chỗ nào và ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của tôi ra sao. Bởi vì tính chuyên ngành và chuyên môn sâu thuộc hệ thống phương pháp luận của ngành học này với những khái niệm, thuật ngữ và những mô hình biểu kiến của riêng nó, không phải là những tri thức phổ thông để ai cũng có thể hiểu được.
Nhưng điều đó không có nghĩa sự phát minh được thừa nhận của giáo sư Châu không đóng góp vào sự tiến hóa chung của con người.
Tương tự như vậy, người ta cũng không cần đến tất cả các bộ môn của nền Lý học Đông phương và phong thủy. Bởi vì từ góc nhìn trực quan, người ta vẫn mô tả sự việc như nó đã xảy ra và không cần đến một hệ thống lý thuyết rất cao cấp, mô tả những quy luật tương tác liên quan đến con người có khả năng tiên tri,hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Mặc dù đó chính là kết quả cuối cùng của sự tổng hợp mọi nhận thức trực quan về mọi sự tồn tại của mọi trạng thái tồn tại và của vật chất - có khối lượng và không khối lượng - được mô tả bằng những mô hình biểu kiến và những luận đề trong hệ thống phương pháp luận đồ sộ của nó. Đó là nguyên do để nó không mấy dễ hiểu với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại.
Nhưng đó là một cách giải thích từ một góc nhìn của một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học. Và điều này tôi đã ứng dụng ngay chính căn nhà của tôi, nhất quán với nguyên lý căn để: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

Còn tiếp:
Phong thủy và định mệnh

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY

Khi bạn bị đụng xe, bạn có thể mô tả hiện tượng như nó đã xảy ra: Tại anh ta vừa chạy xe, vừa nghe điện thoại, không để ý đèn đỏ nên đã đụng vào xe của tôi. Những người làm chứng thừa nhận bạn mô tả đúng sự việc và cảnh sát lập biên bản bắt người đụng xe bạn phải bồi thường. Đó là cách giải thích trực quan và ban đã mô tả đúng hiện trang.

Nhưng với một thày Tử Vi giỏi , ông ta căn cứ vào lá tử vi của bạn và đoán trước ngày đó bạn sẽ bị đụng xe với những thuật ngữ khó hiểu: Thiên Mã ngộ Thiên hình, gia không kiếp, lại thêm Kình Đà, song hao.... Hạn năm, hạn tháng đều xấu. Nên ngày đó thế nào cũng bị tai nạn liên quan đến xe cộ.

Người viết đã xác định rằng: Lá Tử Vi chính là một mô hình biểu kiến, mô tả những quy luật tương tác có thể tiên tri. Những khái niêm, thuật ngữ chuyên ngành của bộ môn dự đoán này, phản ánh một thực tại vận động và tương tác cụ thể nào trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người - thì người viết cho rằng: Đó là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu của TTNC LHDP. Tủy nhiên về mặt tổng hợp và khái quát, căn cứ một cách nhất quán và mang tính hệ thống của thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - thì Thiên bàn Tử Vi chính là sự mô tả đồ hình Hà Đồ (Chiếu tương sinh của Ngũ hành). Chúng tôi đã mô tả trong sách đã xuất bản và nhiều bài viết trên diễn đàn, nên không nhắc lại ở đây.

Hình mô tả so sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt và Thiên bàn Tử Vi Lạc Việt:

Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ

Posted Image

Posted Image

Đồ hình thiên bàn 12 cung Tử Vi Lạc Việt

Posted Image

* Căn cứ vào dữ kiện đầu vào của tất cả các môn dự đoán Đông phương là yếu tố thời gian: Năm tháng ngày giờ vận niên cho tất cả mọi phương pháp dự báo - trong đó có Tử Vi - chúng tôi xác định rằng: Tất nhiên yếu tố thời gian này phải thể hiện một không gian vũ trụ liên quan đến nó.

* Căn cứ vào mô hình biểu kiến Hà Đồ phối Địa cầu liên quan đến nhiều đại lượng trong Tử Vi liên quan đến trục Hoàng Đạo...chúng tôi xác định rằng: Bộ môn Tử Vi chính là căn cứ vào quy luật tương tác của những hành tinh trong hệ mặt trờ và các sao trong Ngân hà gần gũi với Địa cầu. Chính tính chất tương tác có quy luật và rất phức tạp này, đã chi phối toàn bộ qúa trình hình thành sự sống và sự tiến hóa trên địa cầu , là cơ sở của môn Tử Vi được mô hình hóa qua lá số Tử Vi.

Nhưng người ta cũng không cần đến bộ môn dự báo này và gán cho nó một cái mác "Không có 'cơ sở khoa học', và rằng "mê tín dị đoan".

"Bà ve chai thì không cần đến bổ để toán học của Ngô Bảo Châu". Bởi vì bà ta có cách giải thích và mô tả khác cho mọi sự kiện sau khi đã xảy ra

Nhưng trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại sẽ đào thải, hoặc hòa tan những bộ phận chậm phát triển. Khoa học lý thuyết chính là một trong những sự phát triển trí tuệ của tương lai

không xa thuộc về nền văn minh nhân loại . Đó chính là một cách giải thích khác với cách giải thích trực quan của thứ tư duy "Ở trần đóng khố".

Giá trị của bổ đề toán học Ngô Bảo Châu chính là một cách giải thích khác - trên cơ sở một lý thuyết cho những hiện tượng liên quan - mặc dù khả năng tiên tri rất hạn chế. Nhưng nó là một ví dụ cho một cách nhìn khác cho cách nhìn trực quan, mà người viết đã trình bày ở trên.

Từ mối liên hệ so sánh này với những lý thuyết cục bộ đang hình thành của nền văn minh hiện đại, người viết muốn bạn đọc liên hệ với hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những phương pháp ứng dụng với những hệ thống phương pháp luận chuyền ngành thuộc về nền văn minh Đông phương huyền vĩ.

Đó chính là một cách giải thích theo một hệ thống lý thuyết bằng những khái niệm trừu tượng, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những mô hinh biểu kiến của nó.

Tử Vi Lạc Việt chính là một mô hình biểu kiến, tổng hợp những quy luật tương tác của không gian vũ trụ quanh Địa cầu và ảnh hưởng và chi phối tới từng con người từ thưở "Khai thiên lập địa".

Nhưng cách giải thích hiện tượng của bộ môn Tử Vi chính là một cách giải thích khác từ một hệ thống phương pháp luận - hệ quả của một lý thuyết - so với cách giải thích trực quan mô tả hiện tượng.

Nhưng bộ môn Tử Vi - mô tả những quy luật tương tác chi phối đến từng hành vi con người có thể tiên tri - phải chăng nó xác định một "định mệnh" lên cuộc sống của con người?Phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng thay đổi số phận?

Nếu một học thuyết nhân danh khoa học thì - theo tiêu chí khoa học - nó không thể tạo ra hai sản phẩm hệ quả mâu thuẫn nhau như vậy.

Thực chất vấn đề này, tôi đã nói nhiều trong các bài viết trên diễn đàn. Nhưng lặp lại ở đây vì tính hệ thống của nó liên quan đến ngành Phong Thủy Lạc Việt, nhằm xác định tính khoa học thật sự của thuyết AD NH theo tiêu chí khoa học.

Đây chinh là nội dung chính của phần này trong topic.

Chính yếu tố tương tác phức tạp của toàn bộ hệ thống các hành tinh và những ngôi sao quanh trái Đất làm nên sự tiến hóa mang tính quy luật của nó.

Đó là một trong những nguyên nhân để mà tôi luôn xác định rằng : 'Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Cho dù các nhà khoa học có xác định được rất nhiều hành tinh trong dải Ngân hà giống hệt , hoặc tương tự như trái Đất - thì - nó không thể có mối liên hệ tương tác của một môi trường không gian giống như trái Đất trong qúa trình hình thành nên nó và tạo ra mầm sống đầu tiên trên trái Đất này.

Các nhà khoa học đã xác định rằng: Chỉ cần bán kính quỹ đạo mặt Trăng thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng và chi phối toàn bộ môi trường trên trái Đất. Vậy thì:

Để có những nguyên nhân dẫn đến mầm sống đầu tiên, cần một môi trường vận động và tương tác có quy luật trong lịch sử hình thành của nó giống hệt trái Đất, chứ không phải chính bản thân trái Đất. Và đấy cũng chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố tương tác cực kỳ phức tạp khách liên quan đến lịch sử hình thành vũ trụ để có thể có sự sống trên trái Đất này. Đó là lý do mà tôi luôn xác định rằng: Không thể có sự sống ngoài Địa cầu.

Còn tiếp

.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.
Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh


ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY

Tiếp theo.

Tử Vi Lạc Việt - sự xác định một định mệnh?
Bộ môn Tử Vi - theo cổ thư chữ Hán - được coi là xuất hiện vào đầu thời Tống bên Tàu. Người ta cứ ra rả như ve sầu vào những cái đầu ít chịu tư duy rằng: Do Trần Đoàn lão tổ phát minh ra tặng cho Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận - và tất nhiên nó thuộc về nền văn minh Tàu vĩ đại.
Nhưng căn cứ vào bản chất của bô môn dự đoán này - mô tả hiệu ứng tương tác có tính quy luật của những hành tinh và những ngôi sao chung quanh Địa Cầu (Đã chứng minh trong các sách và bài viết trên diễn đàn) - thì - căn cứ theo tiêu chí khoa học cho việc xác định một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh (Đã trình bày ở bài trên), rằng: Nền văn minh Tàu cách đây 1000 năm không thể là nền tảng tri thức để xuất hiện bộ môn Tử Vi.
Và có thể nói rằng: Ngay cả tri thức của nền văn minh hiện đại công với tất cả những di sản tri thức vốn được coi ra rả như ve rằng: nền văn minh Tàu là cơ sở của văn minh Đông phương, vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành nên bộ môn dự đoán này.
Bằng chứng: Khi hai nền văn minh hội nhập: Nền văn minh Đông phương vốn được coi là của Tàu vẫn hoàn toàn bí ẩn. Ngoại trừ nó nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì, chỉ có chủ nhân đích thức của hệ thống lý thuyết đó thì những di sản văn hóa còn lại - phản ánh nền tảng tri thức một thời của nền văn minh đó, mới đủ khả năng phục hồi lại có tính hệ thống cho học thuyết đó. Do đó chẳng phải ngẫu nhiên khi con người muốn khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương thì phải thừa nhận lịch sử chính thống của nó . Đó chính là Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.
Đó cũng chính là lý do để bộ môn dự báo đến từng hành vi con người nổi tiếng trong Lý học Đông phương được phục hồi với danh xưng "Tử Vi Lạc Việt". Cũng như tất cả các ngành ưng dụng liên quan đến thuyết ADNH, danh xưng này chỉ nhằm xác định cội nguồn và là sự hiệu chỉnh những sai lệch và là sự thẩm định lại những di sản của nền văn minh này dưới hình thức văn tự khác - sau khí bị Hán hóa trải hàng ngàn năm.
Như vậy, về lý thuyết môn Tử Vi xác định khả năng dự báo đến từng hành vi của con người trong từng thời điểm nhỏ nhất của lý học Đông phương là một canh giờ, phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng hiệu chỉnh và có thể làm thay đổi số phận?
Tương tự như vậy với ngành Đông Y - cũng là hệ quả về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong việc ứng dụng lý thuyết này để trị bệnh cứu người. Vậy phải chăng giữa định mệnh được an bài qua lá số Tử Vi Lạc Việt, mâu thuẫn với ngành Đông Y và Phong thủy Lạc Việt?
Thực tế tồn tại của tất cả những ngành học này trong xã hội đông phương trải hàng thiên niên kỷ đã cho thấy chúng không hề mâu thuẫn. Nhưng vấn đề là giải quyết về mặt lý thuyết phải chứng tỏ tính hợp lý cùa các vấn đề liên quan. Đây cũng là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học.
Sau đây là những luận điểm của tôi về vấn đề này:
Lá Tử Vi có chu kỳ lớn nhất là 60 năm theo Lạc thư hoa giáp. Sau 60 năm thì tất cả các lá số Tử Vi lặp lại theo chu kỳ này. Như vậy ta có thể suy luận ra rằng: cách 60 x N năm về trước chúng ta cũng có những người có lá số trùng nhau với thời đại hiện nay. Về lý thuyết thì các lá số trùng nhau cách nhau 60 x N năm phải giống nhau hoàn toàn. Nhưng rõ ràng định lượng cuộc sống cách đây 60 x N năm hoàn toàn khác với 60 x N năm sau đó.
Cụ thể hơn và chi tiết ngay bản thân tôi là: Ngày còn trẻ, có thầy Tử Vi xem lá số tôi và cho biết năm 50 và 52 tuổi, hai mắt tôi sẽ bị mù. Đến đúng thời gian đó, tôi bị cườm nước lần lượt cả hai mắt. Nhưng thật may mắn! Đúng vào lúc đó, nền y học Việt Nam lần đầu tiên du nhập phương pháp mổ Phaco. Mắt tôi được thay thủy tinh thể nhân tạo và chỉ bị mổ.
Như vậy, về định tính thì lá Tử Vi không sai. Nhưng về định lượng số phận đã khác hẳn.
Hoặc ví dụ mang tính tổng quát: Trong Tử Vi nếu có Mã khốc khách kèm một số sao thì tùy theo thời đại trong sự phát triển của nền văn minh, có thể đoán là người cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, hoặc xe hơi.
Từ những thực tế ứng dụng này và cơ sở dữ liệu đầu vào của môn Tử Vi, tự nó đã xác định rằng: Mặc dù về lý thuyết khả năng dự báo của môn Tử Vi Lạc Việt có thể dự báo đến canh giờ cho từng hành vi của một con người. Nhưng về căn bản, nó chỉ thể hiện về mặt định tính của sự kiện. Còn định lượng của sự kiện hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài của lá số cụ thể tùy từng thời đại.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân để khoa Tử Vi Lạc Việt vượt thời gian , qua mọi thời đại - luôn luôn thể hiện khả năng chứng nghiệm của nó từ hàng ngàn năm trước cho đến thời gian hiện đại và cả tương lai, trong việc dự báo đến từng hành vi của con người - chính vì nó chỉ xác định định tính của hành vi và sự kiện liên quan đến số phận một con người.


Đông Y & Phong thủy Lạc Việt - sự thay đổi định lượng của định mệnh.
Có thể nói rằng: Chính sự phát triển và tiến hóa của nền văn minh đã cho thấy sự thay đổi về định lượng của một lá số Tử Vi khi so sánh nó với 60 năm x N so với quá khứ. Và sự chính xác trong luận đoán một lá số Tử Vi Lạc Việt vẫn luôn luôn đúng với tính vượt thời gian vì chất định tính của nó trong mọi thời đại.
Vậy Phong Thủy và Đông Y chính là những hệ thống ứng dụng làm thay đổi định lượng của những diễn biến số phận được định tính trong một lá số Tử Vi Lạc Việt.
Điều này được mô tả trong đồ hình dưới đây:

Hình 1: Phong thủy Lạc Việt ứng dụng khi số phận đang phát triển.


H60 - Tuong tac của Dia ly.jpg
Giả thiết vào thời điểm 55 tuổi, một thân chủ bắt đầu thời kỳ phát triển, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Mặc dù về định tính của số phận không thay đổi.

Hình 2: Phong thủy Lạc Việt ứng dung khi số phận đang đi xuống.


H61 - Tuong tac của Dia ly.jpg
Giả thiết vào thời điểm 40 tuổi, một thân chủ đang có diễn biến suy thoái, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Do đó, sự suy thoái đáng nhẽ rơi vào mức tận cùng, như: phá sản, ly tan....thì do thay đổi định lượng, sẽ không gặp nguy cơ như vậy.
Vấn đề được đặt ra:
Làm thế nào để biết được sự tác dụng của Phong thủy trong cả hai trường hợp trên so với định lượng của số phận sẽ xảy ra trong tương lai,mà tương lai thì lại không thể thẩm định về định lượng?
Những biểu hiện sau đây để xác định một ứng dụng phong thủy có tác dụng:
1 . Cảnh quan ngôi gia sinh động và đẹp hơn trước. Gia chủ cảm thấy thích thú với căn nhà của của mình.
2 . Định lượng cuộc sống tăng lên rõ rệt, ngay sau khi thực hiện xong những hướng dẫn ứng dụng phong thủy. Sau đó khoảng từ 6 tháng đến một năm, mọi chuyện trở lại bình thường tùy theo định tính của số phận.
3. Sự dự báo trước những tình huống sẽ xảy ra, nếu thày Phong thủy có khả năng.
4. Trong những điều kiện ứng dụng phong thủy có mục đích, như: Để chữa bệnh cụ thể, để thuận lợi trong công việc đang khó khăn, mang lại hạnh phúc khi gia đình đang có nguy cơ lý tán....- thì - kết quả đạt được sau khi ứng dụng phong thủy Lạc Việt là tính thẩm định cho tác dụng của phong thủy Lạc Việt.


Quí vị và anh chị em thân mến.
Qua bài viết này, tôi đã chứng minh một cách rất cụ thể: Phong Thủy Lạc Việt - tức phong thủy theo quan niệm phổ biến - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng trong cuộc sống của con người, hệ quả của một hệ thống lý thuyết. Tất nhiên, tự thân những kiến thức mô tả trong ứng dụng của môn phong thủy là một hệ thống lý thuyết chuyên ngành. Những khái niêm, thuật ngữ và mô hình biểu kiến của nó, mô tả những quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ lên cuộc sống của con người thông qua ngôi gia. Phong Thủy Lạc Việt giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan đến con người bằng những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành của nó và có khả năng tiên tri. Đó là một cách giải thích từ một hệ thống lý thuyết - tất nhiên khác hẳn cách giải thích qua mô tả trực quan.
Tất cả mọi người có quyền không tin môn phong thủy. Chính vì họ có thể giải thích một cách trực quan mọi hiện tượng và con người cũng có thể không cần đến một lý thuyết giải thích nó. Và - cũng chính vì cách giải thích trực quan này - mà con người cũng có thể không tin vào bất cứ một lý thuyết nào. Điều mà tôi đã trình bày ở trên.
Nhưng, nếu như với một tư duy khoa học thật sự thì người viết bài này đã chứng minh với bạn đọc rằng: Chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học để thẩm định tính khoa học thật sự cho một lý thuyết nhân danh khoa học, từ một nền văn minh cổ xưa. Và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - mới đầy đủ các yếu tố thỏa mãn cho các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.
Cho dù tất cả thế giới này không tin phong thủy và những gía trị của nền văn minh Đông phương cổ xưa - nhân danh nền văn hiến Việt - Nhưng thực tế những quy luật của tự nhiên, vũ trụ vẫn đang hàng ngày chi phối các bạn. Những quy luật đó không chỉ chi phối từng cá nhân cho đến từng hành vi có thể tiên tri, mà còn chi phối cả một cộng đồng và cả thế giới trên trái Đất này. Những phương pháp tiên tri của nền văn minh Đông phương - trong đó có phong thủy Lạc Việt - tồn tại vượt thời gian, tính bằng thiên niên kỷ với hiệu quả của nó - đã chứng tỏ điều này.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng căn bản của Phong Thủy Lạc Việt và của tất cả các môn ứng dụng trong Lý học Đông phương - chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" trong lời tiên tri của bà Vanga. Đấy chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả tri thức tiên tiến nhất của nhân loại đang mơ ước và hình như họ đã thất vọng trong việc xác định sự tồn tại nó. Nhưng nó là một thực tế đang tồn tại nhân danh nền văn hiến Việt.
Các bạn có quyền không tin và phản bác. Cá nhân tôi cũng không cố gắng thuyết phục các bạn. Nhưng tôi sẽ giành thời gian cho những ai quan tâm thật sự.
Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÀI LỜI CHIA SẺ

Bài viết đã kết thúc. Nhưng tôi hy vọng những lời chia sẻ của tôi sẽ làm sáng tỏ hơn cho một thực tế ứng dụng phong thủy Lạc Việt.

Việc đầu tiên tôi muốn chia sẻ với bạn đọc quan tâm là:

Trong cổ thư chữ Hán - thật cổ - không có định nghĩa về Phong thủy là gì. Ngay cả từ "Phong thủy" cũng xuất hiện rất muộn sau này trong lịch sử văn minh Hán. Quách Phác , đời Tấn bên Tàu (Thế kỷ III, sau CN), khi công bố cuốn "Táng Thư", viết: "Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ".

Từ đó - đến đời Thanh người ta mới căn cứ vào câu này và đặt ra khái niệng Phong (Gió) Thủy (Nước) mới xuất hiện và chính thức lưu truyền đến ngày nay. Trước đó, người thì gọi là Địa Lý, là Kham Dư; hoặc gọi bằng đúng cái tên của cái gọi là "Trường phái" Tàu (*).

Hầu hết các sách gần đây, khi nói đến Phong thủy thì đều định nghĩa : "Phong là gió; thủy là nước" và dẫn chứng câu của Quách Phác. Có vài cuốn đỡ hơn thì cho rằng đó là tính tương tác của khí. Nhưng bản chất của "khí" là gì thì cho đến nay thì tất cả các sách cổ kim đều chưa có một khái niệm, một định nghĩa rõ ràng - ngoại trừ TTNC LHDP.

Nhưng do danh từ "Phong Thủy" đã phổ biến trên toàn thế giới, nên người viết vẫn sử dụng danh từ này và hôm nay tôi xin chia sẻ định nghĩa vê Phong Thủy, như sau:

Phong thủy là một hệ thống lý thuyết chuyên ngành, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ Hành - có cội nguồn từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử - mô tả những quy luật vận động và tương tác của thiên nhiên, vũ trụ ảnh hưởng đến cuộc đất, ngôi gia của con người trong cộng đồng trong từng ngôi gia, từng khu đô thị cho đến một quốc gia và cả thế giới này.

Với định nghĩa này thì ngành Phong thủy Lạc Việt là cả một khối lượng kiến thức hết sức đồ sộ. Nó không đơn giản chỉ là hướng nhà thế nào là tốt, giường quay về đâu, bàn thờ đặt thế nào. Mà là cả một hệ thống kiến thức từ tổng thể quy luật tương tác của vũ trụ, đến những tập hợp nhỏ hơn hàm chứa - cảnh quan môi trường và cho đến chi tiết cái bếp nhà bạn nên đặt như thế nào. Hệ thống lý thuyết ứng dụng chuyên ngành của phong thủy Lạc Việt bao gồm luôn cả Âm - Dương trạch, chứ không phải là những cái gọi là "trường phái" - mang tính độc lập giới hạn, rời rạc, đầy mâu thuẫn những gì ghi nhận trong cổ thư chữ Hán.

Trong đó, tất cả những thứ gọi là "trường phái" trong sách Tàu, thực ra chỉ là những bộ môn chuyên sâu của ngành học này và có tác dụng cục bộ - nếu đúng - cho hiệu ứng tương tác của riêng nó.

Bởi vậy, để thực hiện một "ca" phong thủy Lạc Việt thật sự, đòi hỏi phải là cả một công trình nghiên cứu rất công phu. Chẳng phải ngẫu nhiên, tôi thường khuyên anh chị em nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt cao cấp, rằng: Sau này, khi thực hiện các công trinh lớn, anh chị em phải hợp tác với nhau - ít nhất là năm người để thực hiện một dự án liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt.

Giá trị cốt lõi của Phong thủy Lạc Việt chính là ứng dụng nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Nếu không ứng dụng nguyên lý này thì dù có theo học Phong Thủy Lạc Việt và tự nhận là đã theo học Phong thủy Lạc Việt, từ những ngày đầu cho đến hôm nay và cả về sau, cũng không phải là Phong Thủy Lạc Việt.

Cho dù tôi chỉ còn có một người học trò nối nghiệp, hoặc không có ai thì những tiêu chí trên trong ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt cũng không hề thay đổi.

Chính vì con người ở bất cứ thời đại nào, cũng có thể giải thích, mô tả một cách trực quan tất cả những sự kiện xảy ra cho con người, trong xã hội và cả vũ trụ này; cho nên họ có thể không cần đến bất cứ một cái gì ngoài sự giải thích trực quan đó - Vâng! Kể cả Thượng Đế và tất cả sự minh triết cao cả và huyền diệu trong lịch sử văn minh nhân loại, cũng không phải là sự bận tâm.

"Bổ đề toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu, không phải là sự bận tâm của bà bán ve chai".

Nhưng để có một bổ để toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu lại là sự đúc kết của một chặng đường dài tiến hóa của văn minh nhân loại.

Tương tự như vậy và cao cấp hơn nhiều những gì con người biết đến - Đó chính là nền Lý học Đông phương. Đây là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh - tất nhiên chỉ hoàn chính nhân danh nền văn hiến Việt - mô tả tất cả mọi sự kiện từ khởi nguyên vũ trụ cho đến tương lai - từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ, cho mọi hiện tượng và sự kiên liên quan đến con người , có tính hệ thống, tính nhất quán, tinh quy luật, tính khách quan và có thể tiên tri.

Nếu như bổ đề toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu không phải là một chủ để phổ thông để ai cũng có thể khen chê, thì Lý học Đông phương không phải là cái chợ để ai cũng có thể bày tỏ cái giá cho sự hiểu biết của mình.Mặc dù nó phổ biến đến bà bán xôi góc chợ cũng biết "Thìn Tuất Sửu Mùi tứ hành xung" và Thủy thì khắc Hỏa.

Chúng ta hãy tìm hiểu một ví dụ qua hiện tượng dưới đây:

Bài này do Thanhdc - một cựu học viên của Phong thủy Lạc Việt đưa lên diễn đàn, mô tả một trong những phát kiến khoa học mới trong Y học hiện đại và ...chưa được khoa học công nhận. Nhưng xem xét các yếu tố trong phát kiến này thì ngành Đông y của nền văn minh Đông phương đã ứng dụng từ lâu rồi.

TRÍ TUỆ CỦA TẾ BÀO

Bruce Lipton Dịch sang tiếng Việt: Luanle

Lời giới thiệu của người dịch:

Tiến sĩ Bruce Lipton là nhà khoa học tiên phong chuyên nghiên cứu về lãnh vực sinh học tế bào. Ông viết bài này vào đầu năm 2007 gồm những kiến thức mới mẻ về sinh học, giúp cho chúng ta cập nhật thêm một số hiểu biết trong lãnh vực này. Không những ông bàn về sinh học với những khám phá mới làm đảo lộn lý thuyết về di truyền, mà ông còn dẫn dắt chúng ta đi vào những áp dụng của ngành này trong y khoa hiện đại và tương lai. Nhưng điều làm cho tôi thích nhất là ông đã kể lại những kinh nghiệm khai ngộ của ông về đời sống khi nghiên cứu tế bào. Ông giải thích cơ chế kích động và phản động trong tế bào, và cho rằng đây là cội nguồn của sức mạnh và sự sáng tạo trong đời sống chúng ta.

Tôi nghĩ rằng ông là một trong những khoa học gia hiếm hoi đang dấn thân xoá mờ biên giới giữa khoa học và đạo học. Thật vậy, trong bài này ông đã dùng hiểu biết khoa học soi sáng thêm vào các vấn đề quan trọng của đời sống như:

- Khí lực là gì? Vai trò của khí lực trong khoa học, y khoa và đời sống?

- Con người có khả năng làm chủ và sửa đổi số mạng hay không?

- Thanh và trược điển?

(Nếu muốn tham khảo bản gốc anh văn xin vào trang web:

http://www.brucelipt...-of-your-cells)

Luanle

Trí tuệ của tế bào - Phần 1 .

Trí tuệ của tế bào nói về một ngành sinh vật học mới, nó có khả năng làm thay đổi tận gốc rễ nền văn minh và thế giới chúng ta đang sống. Khoa sinh học mới này sẽ dẫn dắt chúng ta rời khỏi những niềm tin cho rằng con người bị lệ thuộc vào các gien (gene - nhiễm sắc thể), rằng con người là bộ máy sinh hóa (biochemical), không có khả năng làm chủ đời sống của mình. Khoa này mang chúng ta đến một thực tại mới, trong đó niềm tin và tâm trí điều khiển các gien, cũng như làm chủ những hành vi và kinh nghiệm sống trong cuộc đời. Môn sinh học này dựa trên nền tảng khoa học hiện đại và được bổ sung thêm với những kiến giải mới.

Ngành khoa học mới này sẽ biến đổi chúng ta từ kẻ thọ tạo trở thành người sáng tạo, trao cho ta quyền năng sáng tạo và khai mở đời sống của mình. Đây đích thực là sự hiểu biết về bản thân. Có câu ngạn ngữ, 'Kiến thức là sức mạnh', thật vậy, ta đang bắt đầu hiểu được quyền năng của chính mình. Đây là điều mà tôi tin mọi người sẽ gặt hái được khi tìm hiểu về môn khoa học mới này.

Du hành vào không gian bên trong.

Tôi bắt đầu học môn sinh học khi lên lớp hai. Ông thầy mang vào lớp kính hiển vi để học sinh nhìn hình dạng tế bào. Tôi còn nhớ đã học rất hứng thú. Khi lên đại học tôi dùng kính hiển vi điện tử thay thế cho loại kính cũ để quan sát đời sống các tế bào. Những điều học được đã làm thay đổi đời sống cùng nhận thức của tôi một cách sâu xa và tôi muốn chia xẻ điều này với các bạn. Khi dùng kính hiển vi điện tử tôi có thể thấy không những hình dạng bề ngoài mà còn hiểu được cấu trúc cùng chức năng của các tế bào. Giống như người ta nói rất nhiều về du hành vào không gian, tôi cũng đang du hành vào vũ trụ bên trong và thấy được nhiều điều, bắt đầu có những nhận thức bao quát hơn về bản chất của đời sống, của tế bào và phần tham gia của ta vào đời sống các tế bào.

Khoảng năm 1968, tôi tham dự khoá huấn luyện về nuôi cấy tế bào, bắt đầu học tạo sinh vô tính (cloning) tế bào mầm (stem cells), tôi làm cuộc thí nghiệm đầu tiên với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Irv Konigsberg, ông là một khoa học gia sáng giá đã tạo được tế bào mầm đầu tiên. Loại tế bào tôi đang nghiên cứu gọi là nguyên bào cơ (myoblast). Myo là cơ, blast là tiền bối, tiền sinh. Khi tôi để các tế bào vào đĩa trong môi trường thích hợp cho tế bào cơ phát triển, chúng sinh sôi nảy nở và kết quả cho tôi một loại mô cơ co dãn được. Tuy nhiên, nếu tôi thay đổi môi trường thì số phận của các tế bào cũng thay đổi. Khởi đầu tôi đặt các tế bào cơ nói trên vào một môi trường khác thì nó lại trở thành các tế bào xương. Nếu tôi lại thay đổi môi trường thì nó biến thành các tế bào mỡ. Kết quả của các thí nghiệm này khiến cho tôi rất phấn khởi bởi vì trong khi các tế bào gốc đều giống nhau, số phận của chúng lại bị qui định bởi môi trường do tôi tạo ra .

Trong khi thực hiện các cuộc thí nhiệm này tôi cũng đang đi dạy tại trường đại học y khoa Wisconsin, truyền đạt lại những kiến thức cổ điển cho rằng gien qui định số phận các tế bào. Nhưng thí nghiệm lại cho tôi thấy rằng số phận của tế bào lại bị qui định ít nhiều bởi môi trường. Dĩ nhiên, đồng nghiệp của tôi cũng bị bất ngờ bởi các thí nghiệm này. Mọi người đều đang tin theo thuyết di truyền bảo rằng 'gien làm chủ đời sống', trong khi đó công trình của tôi lại cho thấy môi trường làm thay đổi tế bào, họ bàn rằng đây chỉ là một biệt lệ.

Bạn là một cộng đồng gồm 50 ức tế bào.

Bây giờ tôi thụ đắc một hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về sự sống, điều này đã đem lại cách truyền đạt kiến thức mới về tế bào. Khi bạn tự nhìn mình thì thấy ta là một cá nhân riêng biệt. Nhưng nếu bạn hiểu thực chất ta là ai, bạn sẽ ngộ ra rằng mình thực ra là một cộng đồng của 50 ức tế bào. Mỗi tế bào là một cá thể sống động, một sinh linh có đời sống và chức năng riêng biệt, nhưng nó cư xử với nhau trong tinh thần của một cộng đồng. Nếu tôi có thể thu gọn bạn cho nhỏ lại thành một tế bào rồi đem đặt vào trong cơ thể, bạn sẽ thấy một thành phố rất bận rộn với hàng ức ức cá thể đang sống trong một bọc bằng da. Ðiều này mang nhiều ý nghĩa khi ta hiểu rằng cộng đồng hoà hợp tạo ra sự khang kiện và cộng đồng mất quân bình sinh ra bệnh tật. Vì vậy, sự kiện đầu tiên cần nhớ, mỗi chúng ta là một cộng đồng.

Sự kiện thứ hai: Không có một chức năng nào hiện hữu trong cơ thể mà lại không hiện diện trong từng tế bào. Ví dụ, bạn có các bộ máy như: tiêu hóa, hô hấp, bài biết, xương và cơ, nội tiết, sinh dục, thần kinh, miễn nhiễm, thì trong các tế bào cũng không thiếu những thứ đó. Thực vậy, chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của tế bào. Điều này rất hữu ích cho các nhà sinh vật học bởi vì họ có thể nghiên cứu về tế bào và áp dụng kiến thức này để tìm hiểu về cơ thể con người.

Tôi đang dạy học về cái gọi là một mô hình y khoa, theo đó sinh lý con người giống như bộ máy sinh học gồm có các chất sinh hóa do các gien quản lý. Thế nên khi bệnh nhân đến khám bệnh, các bác sỹ tin rằng bệnh nhân đang có vấn đề về mặt sinh hoá hoặc gien cần được điều chỉnh để đem lại sức khoẻ. Đến một lúc tôi thấy rằng mình cần phải thoát ly khỏi trường đại học bởi vì tôi phát hiện có một sự mâu thuẫn rất lớn giữa những điều tôi dạy cho sinh viên và những điều tôi biết qua thí nghiệm để tìm hiểu cái gì làm chủ các tế bào.

Một cách hiểu mới mẻ về khoa học.

Khi rời khỏi trường đại học tôi có dịp đọc thêm về vật lý học. Tôi lại tìm thấy những kiến thức không phù hợp với môn mà tôi đã dạy. Ngành tân vật lý học, vật lý lượng tử, có nói đến một cơ chế hoàn toàn xung khắc với cơ chế cổ xưa dựa trên vật lý Newton mà tôi từng dạy. Môn tân vật lý này chưa được đưa vào chương trình trường y khoa. Trước khi có khoa học hiện đại, thì môn khoa học thuộc về thẩm quyền của giáo hội Thiên Chúa. Nó được mệnh danh là khoa thần học tự nhiên, thấm nhuần lãnh vực tâm linh. Khoa này dạy rằng bàn tay của Chúa can dự vào mọi việc của thế gian, trong thiên nhiên quanh ta nơi nào cũng có hình ảnh của Chúa. Khoa thần học tự nhiên có nhiệm vụ giúp hiểu môi trường chung quanh để biết sống hòa điệu với thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa giúp sống hoà hợp với Thiên Chúa bởi vì Chúa có liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên.

Tuy nhiên, vì giáo hội lạm quyền và độc tôn chân lý, họ cố tình dìm đi những khám phá mới, thế nên Giáo Hội Cải Cách ra đời. Martin Luther thành lập tân giáo hội thách thức độc quyền của giáo hội Công giáo. Sau thời kỳ Cải Cách, người ta mới có dịp đặt lại vấn đề đức tin về vũ trụ. Môn khoa học cũ lột xác và trở thành như ngày nay. Ông Newton, nhà vật lý học chuyên khảo cứu về trọng lực và thiên văn đã đặt nền tảng cho ngành khoa học mới. Ông sáng tạo ra môn toán học giải tích để tính toán, tiên đoán được sự chuyển vận của thái dương hệ. Khoa học nhận định chân lý là những sự kiện có thể tiên đoán được. Môn vật lý Newton coi vũ trụ như là một bộ máy do vật chất tạo thành; khoa này lý luận rằng nếu ta hiểu được thành phần cấu tạo của bộ máy thì ta cũng sẽ hiểu rõ được thiên nhiên. Từ đó mục tiêu của khoa học là điều khiển và chế ngự thiên nhiên, hoàn toàn khác với mục tiêu của môn thần học tự nhiên trước kia là để sống hoà điệu với thiên nhiên.

Vấn đề cái gì làm chủ đã trở thành một điểm rất quan trọng trong ngành sinh học. Vậy chứ cái gì đang qui định những nét cá tính thể hiện ra từ mỗi người chúng ta? Theo môn vật lý Newton thì các sinh vật là những bộ máy do vật chất cấu thành. Nếu muốn tìm hiểu các bộ máy này thì cần phải tháo gỡ nó ra thành từng bộ phận, còn gọi là tiến trình giản hoá. Ta nghiên cứu từng bộ phận để hiểu rồi sau đó ráp chúng lại được thì coi như đã hiểu được toàn thể cái máy. Ông C. Darwin cho rằng cá tính của chúng ta đến từ cha mẹ. Tinh trùng và noãn phối hợp nhau tạo ra kết quả là một con người mới thừa hưởng một chất liệu có khả năng qui định cá tánh của các hậu duệ. Người ta khởi sự nghiên cứu về sự phân bào từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu họ thấy trong tế bào có những cấu trúc hình dây hiện diện trước lúc phân bào. Những cấu trúc này được gọi là nhiễm sắc thể.

Cũng đáng chú ý là trong khi nhiễm sắc thể được tìm ra vào khoảng năm 1900 thì đến năm 1944 người ta mới biết được bộ phận nào mang các đặc tính di truyền. Cả thế giới rất phấn khởi. Họ bảo, quỷ thần ơi, sau bao nhiêu năm dài cuối cùng mình đã biết được cái nào mang đặc tính di truyền; có lẽ nó là DNA. Vào năm 1953, J. Watson & F. Crick đã tìm ra mỗi sợi DNA chứa một loạt gien. Gien là những mẫu thiết kế (blueprint) cho từng loại phân tử protein. Protein là thành tố xây dựng nên cơ thể và có trên 100,000 loại như vậy. Một hàng tít lớn chạy trên tờ báo ở New York công bố khám phá của hai nhà khoa học: 'Bí mật của đời sống đã bật mí'. Và kể từ lúc đó khoa sinh học hầu như chỉ chú trọng nghiên cứu về di thể (gene). Các khoa học gia thấy rằng nếu hiểu được mã di truyền thì họ có thể thay đổi được cá tánh của sinh vật, họ hăm hở lăn xả vào dự án nghiên cứu di thể con người để hiểu rõ bản chất của nó. Lúc đầu họ nghĩ rằng các gien chỉ qui định về hình dáng bên ngoài, nhưng khi họ tiếp tục thí nghiệm thì thấy rằng di thể cũng có ảnh hưởng đến tánh nết, cảm xúc. Khi biết rằng mọi sắc thái cá tính của con người đều do các di thể qui định, thì bỗng nhiên các gien lại mang thêm một ý nghĩa sâu xa hơn ......

Trí tuệ của tế bào - Phần 2

Ta có phải là nạn nhân của sự di truyền?

Nhưng cũng còn một câu hỏi chót: Vậy chứ cái gì làm chủ các DNA? Câu hỏi này đưa ta leo lên nấc thang cuối cùng để tìm ra điều gì đang ở vị thế chủ động tối cao? Các khoa học gia thực hiện thí nghiệm và thấy rằng DNA tự nhân bổn một mình! DNA kiểm soát các phân tử protein và các phân tử này chính là cơ thể chúng ta. Điều này muốn nói rằng DNA vốn đang làm chủ đời sống, đây là trọng tâm của chủ thuyết. Nó dẫn đến quan niệm cho rằng 'DNA có quyền lực tối thượng', theo đó số mạng của chúng ta đã được an bày bởi DNA từ lúc cha mẹ giao phối. Điều này đem lại hậu quả thế nào? Số mạng và cá tánh của bạn phản ảnh sự di truyền thọ nhận từ khi sinh ra; thực vậy bạn là nạn nhân của sự di truyền.

Ví dụ, các khoa học gia quan sát một nhóm người để tính điểm về hạnh phúc, và họ cố dò ra coi có chăng một loại di thể hoạt động trong nhóm người có hạnh phúc mà lại bất động trong nhóm người bất hạnh. Đúng như vậy, họ đã tìm thấy loại di thể đó. Và họ đăng báo phổ biến ngay 'Đã tìm thấy di thể tạo ra hạnh phúc'. Bạn buột miệng nói, 'Khoan đã, nếu tôi có di thể hạnh phúc, nghĩa là đời tôi đã được định sẵn. Tôi chỉ là nạn nhân của di truyền'. Đây chính là những điều đã được dạy trong trường, tôi cũng đã dạy như vầy: con người hoàn toàn bất lực trước cuộc sống bởi vì họ không thể thay đổi di thể của mình. Nhưng khi nhận định như vậy, họ sẽ trở nên vô trách nhiệm:

'Này nhé, thưa xếp, ngài bảo rằng tôi lười biếng, nhưng tôi muốn ông biết rằng cha tôi cũng lười. Vậy ông muốn tôi làm sao? Ý tôi muốn nói di thể của tôi khiến cho tôi lười biếng. Và tôi không thể làm sao sửa đổi'.

Gần đây trên tuần báo Newsweek họ viết về những tế bào mỡ gây rối loạn sức khoẻ như thế nào. Điều này cũng đáng chú ý, bởi vì trong lúc đang có dịch béo phì thì khoa học lại đứng ra xa mà bảo: chính các tế bào mỡ gây rối loạn cho cuộc sống.

Dự án nghiên cứu di thể con người.

Dự án nghiên cứu di thể con người đã đến để cứu giúp nhân loại. Phương án này nhằm mục đích nhận diện mọi di thể trong con người hầu cho trong tương lai ngành di truyền học có cơ hội chữa lành mọi bệnh tật và giải quyết các vấn nạn mà con người phải đối đầu. Tôi nghĩ rằng dự án này là một công tác nhân đạo, nhưng sau khi nghe người kỹ sư trưởng P. Silverman trình bày đã khiến cho tôi chú ý. Ông nói rằng: tính ra có khoảng 100,000 gien bởi vì có 100,000 loại phân tử protein khác nhau trong con người; ngoài ra còn những di thể không tạo ra protein nhưng kiểm soát các di thể khác. Dự án này được thiết kế bởi các nhà đầu tư mạo hiểm; họ phác hoạ rằng có đến hơn 100,000 di thể cần được phân loại và cầu chứng rồi bán bản quyền cho kỹ nghệ dược phẩm. Các công ty bào chế sẽ dùng các gien để tạo ra đủ loại dược phẩm. Hóa ra, chương trình này không phải để phục vụ con người mà phần lớn là để kiếm tiền.

Và đây chính là phần khôi hài. Khoa học gia biết rằng khi càng tiến hóa thì bộ máy con người càng phức tạp, trong khi một sinh vật nhỏ bé chỉ có khoảng vài ngàn gien thì con người tính ra có khoảng 150,000 gien, thế thì phải sản xuất đến 150,000 loại thuốc mới. Phương án bắt đầu năm 1987, khi có nhiều bộ óc con người chung sức thì có thể tạo ra phép lạ. Trong chỉ có 14 năm bản đồ gien của con người đã thành hình. Nó trở nên cái mà tôi gọi là một chuyện hài hước vĩ đại .

Khởi đầu dự án, trước tiên họ nghiên cứu về một động vật nguyên sinh, một con trùng nhỏ xíu mắt thường khó thấy. Các nhà di truyền học thường dùng loại trùng này làm thí nghiệm bởi vì chúng sinh sản rất nhanh, nhiều và thể hiện những đặc điểm cần nghiên cứu. Họ tìm thấy các sinh vật này có khoảng 24,000 gien. Sau đó họ quyết định nghiên cứu thêm một loại mẫu khác trước khi bước qua nghiên cứu con người, sinh vật kế là con ruồi trái cây (fruit fly /ruồi đục quả) bởi vì đã có rất nhiều thông tin di truyền về loại ruồi này. Kết quả bộ gien của ruồi chỉ có 18,000 gien. Trong khi con trùng nguyên sinh có 24,000 gien thì con ruồi lại chỉ sở hữu 18,000 gien! Thật không thể hiểu nổi, nhưng họ để qua một bên và bắt đầu công trình về bộ gien con người .

Đến năm 2001 thì gặt hái được thành quả và đây thật là một cú sốc: bản đồ di thể của con người chỉ có 25,000 gien; họ mong có đến gần 150,000 mà lại chỉ có 25,000 gien! Cú sốc khủng khiếp đến nổi họ không muốn nhắc đến điều này. Trong khi có nhiều quảng bá rầm rộ về công trình hoàn thành, thì không ai nêu lên vấn đề 100,000 gien bị mất tích. Những tạp chí khoa học cũng không có bài bình luận về dữ kiện này. Khi họ nhận thấy không có đủ số gien tương ứng với sự phức tạp của con người thì điều này đã làm cho bộ môn sinh học chấn động tận gốc rễ.

Tại sao điều này lại quan trọng? Nếu khoa học dựa vào sự vận hành trung thực của đời sống, thì việc áp dụng khoa học vào ngành y khoa sẽ rất hữu ích. Nhưng nếu khoa học dựa vào một nền tảng sai lầm, thì việc áp dụng khoa học vào y khoa sẽ đem đến tai hại. Hiện nay người ta biết rằng nền y khoa truyền thống, được dùng nhiều nhất trong các nước tây phương, là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Hoa kỳ. Nó cũng chịu trách nhiệm với 1/5 số tử vong tại Úc châu. Bác sĩ Barbara Starfield viết một bài trên tạp chí của Hội Y Sỹ Hoa Kỳ (AMA) nói rằng, với ước tính dè dặt thì tây y đứng vào hàng thứ 3 về các nguyên nhân làm chết người tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Gary Null (xem Chết vì Thuốc:***.garynull.com), ông nói rằng thay vì đứng thứ ba thì phải xếp tây y đứng đầu về nguyên nhân gây ra tử vong, việc trị liệu bằng tây y đã làm chết hơn 750,000 người mỗi năm. Nếu ngành y nắm vững chuyện họ làm chắc sẽ không đến nổi gây chết chóc như thế.

Bởi vì tôi ý thức rằng các gien không làm chủ đời sống, tôi xin nghỉ dạy đại học vào năm 1980, 7 năm trước khi dự án về di thể con người khởi sự. Tôi biết rằng chính môi trường mới có ảnh hưởng mạnh, nhưng các đồng nghiệp thì coi tôi như một người quá khích và gàn bướng bởi vì tôi chống lại những gì họ đang tin tưởng; cho nên chuyện này trở thành cuộc tranh luận về niềm tin. Đến một lúc, lòng tin buộc tôi phải từ chức giáo sư. Khi ấy tôi bắt đầu dấn thân tìm hiểu về chức năng của bộ óc và khoa thần kinh học. Tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề: 'Nếu DNA không điều khiển tế bào vậy thì 'bộ não' của tế bào nằm ở đâu?'

Bộ máy điện não bên trong.

Ngành tân sinh học cho thấy bộ não của tế bào chính là màng tế bào, nơi giao tiếp giữa nội môi của tế bào với thế giới luôn đổi thay bên ngoài. Chính các chức năng mới quản lý đời sống. Điều này rất quan trọng bởi vì khi hiểu được chức năng thì ta biết rằng mình không phải là nạn nhân của các gien. Thực vậy, ta có thể điều khiển các gien và cơ thể thông qua hoạt động của màng tế bào; chúng ta cũng đã và đang làm việc này đấy thôi, mặc dầu trong lòng vẫn còn mang nặng niềm tin cho rằng ta là nạn nhân.

Tôi bắt đầu ngộ ra một điều: tế bào cũng như một con chíp (semiconductor) mà nhân tế bào là ổ cứng (hard disk) có chứa các thảo chương (programs - mã di truyền). Các gien là programs. Ngày kia, khi đang gõ trên máy tính, tôi chợt thấy rằng máy điện toán của mình giống như một tế bào. Tôi có programs cất giữ trong đó nhưng những gì hiện ra trên màn ảnh của máy không phải do các programs quyết định; mà sự quyết định đến từ dữ liệu do tôi đánh máy trên bàn phím để đưa thông tin từ môi trường bên ngoài vào trong máy. Bỗng nhiên, các mảng lộn xộn được ráp lại ăn khớp vào nhau: màng tế bào chính là bộ điện não của máy tính. Các gien trong tế bào là harddrive chứa mọi tiềm năng. Điều này giải thích tại sao mọi tế bào trong cơ thể có thể hình thành bất cứ các loại tế bào nào khác, bởi vì trong nhân của nó có chứa mọi thứ gien có khả năng tạo nên con người. Nhưng tại sao có lúc tế bào lại trở thành da, có lúc lại hoá thành xương hoặc mắt?

Xin trả lời: không phải bởi vì các gien tự vận hành nhưng mà do môi trường cung ứng thông tin. Bỗng nhiên có một điều vĩ đại bổ chụp lấy tôi: cái khiến cho chúng ta người này khác với người kia là do sự hiện diện của một bộ gien thụ cảm (receptors) có tác dụng như một bàn phím nằm trên màng tế bào. Các phím này tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài. Điều khám phá lớn nhất chính là: cá tánh của chúng ta thực ra là kết quả của việc các mã di truyền tham gia vận hành theo tín hiệu từ môi trường kích động lên bàn phím trên mặt tế bào. Bạn không thuộc về bên trong của tế bào, mà bạn đang dùng bàn phím để điều khiển sự vận hành các tế bào. Bạn chính là một cá thể xuất phát từ môi trường (sản phẩm của môi trường) .

Lúc còn trẻ, tôi thấy tôn giáo không mang lại chân lý nào. Tôi xa lánh lãnh vực tâm linh và cuối cùng bước vào khoa học. Khi ngộ ra rằng cá tánh của mình là sản phẩm của môi trường, do môi trường kích động lên các tế bào mà hình thành. Điều này đối với tôi là một cú sốc lớn nhất trong đời, từ lĩnh vực vô thần tôi bị lôi cuốn và quăng vào tình trạng đòi hỏi phải có tâm linh. Các tế bào của tôi giống như những chiếc TV nhỏ xíu có ăng ten, còn tôi là đài phát sóng làm chủ những hình ảnh từ các gien phát ra. Thực vậy, tôi hoạch định cho các tế bào của tôi làm việc.

Tôi ngộ ra rằng nếu tế bào chết đi không có nghĩa là chương trình phát sóng biến mất, mà luồng sóng vẫn còn đó dẫu cho tế bào còn đó hay không. Một nỗi kính sợ sâu xa bỗng xâm chiếm lấy tôi. Điều tôi chứng ngộ là: cuộc sinh tồn không còn quan trọng nữa bởi vì những làn sóng phát xuất từ trường lực đã tạo ra bổn tánh hằng hữu của tôi, tôi là sản phẩm của trường lực. Nỗi sợ chết đã tan biến. Thời đó là 25 năm về trước, đây là một trong những kinh nghiệm giải thoát thật tuyệt vời mà tôi đã chứng ngộ.

Quyền năng của nhận thức trong ngành sinh học mới.

Chúng ta có những nhận định về môi trường xung quanh rồi mới điều chỉnh sinh hoạt của mình cho thích hợp, nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận thức đúng đắn. Nếu ta cứ ngụp lặn trong tà kiến, thì những tà kiến này sẽ khiến cho sự chấn chỉnh đời sống trở nên sai lạc. Những nhận thức sai có thể hủy hoại đời sống. Nếu hiểu rằng màng tế bào tiếp nhận những kiến giải, rồi nó mới khiến cho các gien gởi những phản hồi ra ngoài môi trường; thì ta mới biết rằng khi đời sống không suông sẽ, điều cần nên làm là phải thay đổi nhận thức chứ không phải thay đổi các gien. Việc này dễ thực hiện hơn là đem cơ thể ra mà sửa chửa. Thật vậy, đây chính là quyền năng của ngành sinh học mới: Khi kiểm soát được sự nhận thức thì ta mới có chủ quyền trên cuộc sống của mình. Có vài điều sai lầm trong khoa học mà lại được tin tưởng như 'chân lý', đó là những giả thuyết sai lầm. Khi nào các giả thuyết này chưa được sửa chửa lại, thì ta vẫn tiếp tục nhận thức sai về mối tương quan giữa mình với địa cầu, với thiên nhiên, cũng như với môi trường. Hậu quả là ta sẽ hủy diệt môi trường, nguồn sinh lực của chúng ta .

Giả định sai lầm đứng đầu cho rằng: vũ trụ được dựng nên bởi vật chất, do đó sự hiểu biết về vũ trụ có thể đạt đến bằng cách nghiên cứu vật chất. Thực ra, một nhận thức về đời sống và môi trường chỉ dựa trên cơ sở vật chất đã không còn chính xác nữa.

Một giả định sai khác: các gien di truyền làm chủ đời sống. Thực ra, chính nhận thức của chúng ta mới làm chủ cuộc sống. Khi thay đổi nhận thức, ta nắm lại chủ quyền trong cuộc sống của mình. Tôi sẽ bàn về vấn đề này sau.

Còn giả định sai thứ ba này rất nguy hiểm: thuyết này theo Darwin cho rằng chúng ta đạt đến trình độ tiến hóa như bây giờ phải thông qua một quá trình tranh đấu sinh tồn, 'kẻ mạnh nhất mới sống còn'. Ngành sinh học mới cho rằng sở dĩ có tiến hoá là nhờ ở sự cộng tác. Khi chưa hiểu như vậy, nhân loại sẽ còn tiếp tục cạnh tranh với nhau, đấu tranh và tàn phá địa cầu, mà không biết rằng nhân loại cần phải hợp tác để sinh tồn. Cạnh tranh liên tục sẽ làm cho nền văn minh nhân loại bị hủy diệt.

Tương lai của ngành y khoa.

Ngày nay người ta hiểu rằng vạn vật trong vũ trụ đều do năng lượng tạo ra ; mặc dù chúng ta thấy sự vật có vẻ như một khối dầy đặc, nhưng thực sự tất cả đều là các dạng năng lượng tương tác với nhau. Ngay cả khi con người giao tiếp nhau trong một môi trường, cũng là đang cùng lúc thu và phóng năng lượng. Có lẽ bạn đã quen dần với các danh từ như 'thanh khí' và trược khí', đó là các làn sóng đang dao động. Tất cả chúng ta đều là năng lượng. Năng lượng trong ta đang phản ảnh năng lượng ở chung quanh bởi vì các nguyên tử trong cơ thể không những phát ra năng lượng mà còn thu hút năng lượng. Mọi sinh vật đều đang cảm thông với nhau bằng các chấn động lực. Động vật cảm thông với cây cỏ và với các loài khác. Các pháp sư dùng chấn động lực nói chuyện với cây cỏ. Nếu bạn cảm nhận được sự khác nhau giữa chấn động lực 'thanh' và 'trược' thì bạn sẽ luôn luôn có xu hướng đi về nơi nào giúp bạn sinh tồn, phát triển, thương yêu, v.v... và xa lánh nơi nào làm tiêu hao, hủy hoại bạn.

Khi không ý thức các loại chấn động lực này thì chúng ta đã bỏ qua một tín hiệu quan trọng nhất do môi trường phát ra. Môn tân vật lý giúp ta hiểu rằng các dạng năng lượng giao thoa và tương tác với nhau. Cho nên chúng ta cần phải chú tâm đến những lực vô hình này, nó đang tham gia trực tiếp vào những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày. Trong khi y khoa không huấn luyện cho các bác sĩ biết rằng năng lượng là một thành phần của hệ thống, họ lại dễ dàng thích nghi với việc dùng các loại máy khám bệnh hiện đại. Thật khôi hài khi họ đọc kết quả như đọc một bản đồ, nhưng họ không hiểu điều căn bản rằng bản đồ của họ chính là những dấu vết của khí lực hiện diện trong cơ thể.

Ví dụ, một hình chụp quang tuyến về bệnh ung thư cho thấy khối ung thư đã phát ra một loại khí lực mang dấu vết riêng của nó. Thay vì cắt bỏ khối ung thư, tại sao lại không thể dùng một loại khí lực, với cách cộng hưởng đặc thù, nó sẽ làm thay đổi khí lực của tế bào ung thư và đem chúng trở về trạng thái quân bình? Có lẽ bệnh sẽ lành. Điều này nghĩ cũng có lý khi ta nhớ đến cái gọi là "dùng bàn tay trị bệnh" đã có cả ngàn năm nay. Bệnh nhân tiếp nhận một loại khí lực để tương tác với cơ thể, và qua cơ chế cộng hưởng có thể làm thay đổi khí lực, nhiên hậu làm thay đổi vật chất, bởi vì vật chất cũng là khí lực. Đây là ngành y khoa tương lai, hiện ta chưa đạt đến trình độ này.

Các nhà vật lý lượng tử cho biết rằng ở bên trong cấu trúc vật chất chỉ có năng lượng (khí lực) tồn tại mà thôi, chúng ta được tạo dựng bởi khí lực. Nghĩa là chúng ta tương tác với mọi thứ nằm trong trường lực. Điều này tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác chăm sóc sức khoẻ. Vật lý lượng tử cho biết các loại khí lực luôn luôn quyện vào nhau. Trong thế giới khí lực, các luồng sóng luôn luôn hoà nhập và tương tác với nhau. Ta không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời một người ra khỏi môi trường y đang sống. Vật lý lượng tử cho rằng năng lượng vô hình chuyển tải thông tin hiệu quả hơn gấp trăm lần tín hiệu vật chất (ví dụ như thuốc men). Khi tìm hiểu về sức khoẻ, ta khởi sự nhận ra một thế giới vô hình mà ta chưa có khả năng giao tiếp.

Nói cách khác, trong thế giới lượng tử ta không chú tâm đến vật chất mà đến khí lực. Trong một thế giới của máy móc ta cho rằng có thể hiểu thấu mọi sự việc nhờ pháp giản hóa (reductionism). Nhưng để tìm hiểu vũ trụ trong thế giới lượng tử hiện đại thì ta cần phải hiểu lý nhất thể (holism): bạn không thể nào tách rời một chấn động lực này với chấn động lực khác. Phải biết rằng trong thế giới này ta đang giao tiếp với không biết cơ man nào là chấn động lực.

Đây là định nghĩa của tôi về môi trường: đó là tất cả những gì từ khởi từ thâm tâm bạn trải ra cho đến tận biên cương của vũ trụ. Nó bao gồm mọi thứ từ những vật thể gần gũi bạn cho đến các hành tinh, mặt trời cùng tất cả những gì đang xảy ra trong thái dương hệ. Chúng ta là một thành phần của toàn thể trường lực (*). Để tóm tắt ý nghĩa điều này tôi xin trích một câu nói của A. Einstein:

'Trường lực là cơ chế duy nhất thống lãnh các loại hạt tử.'

Điều ông muốn nói là thế này:'Trường lực, loại khí lực vô hình, là cơ chế duy nhất thống lãnh thế giới vật chất.'

Ghi chú của người dịch:

* 'Trường lực' (field) cũng có thể dịch là 'pháp giới' hiểu theo nghĩa:

- Cái luật chung bao gồm vũ trụ làm một với hư không (Phật học từ điển - Đoàn trung Còn)

- Pháp giới là cơ quan tạo hóa ra vạn vật trong Càn Khôn Vũ Trụ (Cao Đài Từ Điển).

- 'Bởi chấp thân chấp cảnh nên quên mất chính mình, chứ vị đệ tử kia đâu biết rằng nếu soi rọi và tự tỏ, cảnh-thân đồng một, cùng pháp giới không hai, tất cả hàm linh đồng một chỗ uyên nguyên mà ra, mình cũng chính là tiếng mưa mà cũng là tất cả, một hạt mưa cũng chính là mình, mà tất cả cũng chỉ một không hai không khác.' (Lục tổ Huệ năng)

Nguồn: http://thuannghia.vnweblogs.com

Chúng ta phân tích từng đoạn một của bài viết này, sau khi các bạn đọc toàn văn bài trên, để thấy được Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã vượt rất xa nền tảng của tri thức khoa học hiện đại:

Bởi vì tôi ý thức rằng các gien không làm chủ đời sống, tôi xin nghỉ dạy đại học vào năm 1980, 7 năm trước khi dự án về di thể con người khởi sự.

Tôi biết rằng chính môi trường mới có ảnh hưởng mạnh, nhưng các đồng nghiệp thì coi tôi như một người quá khích và gàn bướng bởi vì tôi chống lại những gì họ đang tin tưởng; cho nên chuyện này trở thành cuộc tranh luận về niềm tin.

Hoàn toàn chính xác! Những hiểu biết về gen ảnh hưởng đến năng lực của con người đã được chứng minh. Toàn bộ cấu trúc hệ thống gen người đã được phát hiện. Và đây tiếp tục là sự nhận thức trực quan - thông qua hệ thống phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nhưng vấn đề được đặt ra là: Cái gì tạo nên hệ thống cấu trúc gen người và cấu trúc đặc thù của hệ thống gen trong mỗi con người? Tác giả cho rằng đó là do môi trường. Hoàn toàn chính xác! Và chúng ta thấy rằng: Môn Tử Vi Lạc Việt đã thiết lập cả một mô hình biểu kiến cho những tương tác có quy luật cho từng hành vi của con người có thể tiên tri. Tất nhiên, những quy luật có thể tiên tri này phải là sự tương tác hai chiều cả trong môi trường và cấu trúc tế vi của con người, cũng do sự tác động của môi trường tạo ra.

Những tri thức của nền văn minh Đông phượng vượt ra ngoài nền tảng tri thức của khoa học hiện đại - qua mô hình tử vi - khiến cho nó trở thành mơ hồ và được giải thích bằng nguyên nhân "tâm linh"; hoặc tệ hơn: "Mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học". Cuối cùng là những trí thức nửa mùa cũng gán cho nó vấn đề niềm tin với những nguyên nhân tôn giáo - như trường hợp tác giả viết trong đoạn trích dẫn trên.

Vấn đề được tiếp tục đặt ra là: Khoa học hiện đại đã xác định lực hấp dẫn giữa các vật thể và cả các hành tinh. Nhưng cơ chế tương tác nào để thực hiện các lực hấp dẫn ấy? Điều này Lý học đã nói từ lâu rồi: Đó chính là khái niệm "khí" trong Lý học Việt. Trong bài viết của mình, tác giả cũng dẫn Einstein về ý niệm của một "trường tương tác":

Đây là định nghĩa của tôi về môi trường: đó là tất cả những gì từ khởi từ thâm tâm bạn trải ra cho đến tận biên cương của vũ trụ. Nó bao gồm mọi thứ từ những vật thể gần gũi bạn cho đến các hành tinh, mặt trời cùng tất cả những gì đang xảy ra trong thái dương hệ. Chúng ta là một thành phần của toàn thể trường lực (*). Để tóm tắt ý nghĩa điều này tôi xin trích một câu nói của A. Einstein:

'Trường lực là cơ chế duy nhất thống lãnh các loại hạt tử.'

Điều ông muốn nói là thế này:'Trường lực, loại khí lực vô hình, là cơ chế duy nhất thống lãnh thế giới vật chất.'

Đây có thể coi là một giả thuyết của nhà bác học vĩ đại trong tri thứckhoa học hiện đại. Nhưng đấy cũng chỉ là một ý niệm ban đầu của ông. Khi ông cho rằng chỉ có một trường lực duy nhất trong vũ trụ là cơ chế tương tác - phải chăng đây chính là sai lầm dẫn đến lý thuyết Higg - khí đặt vấn đề Hạt của Chúa? - Và Lý học còn sâu sắc hơn nhiều khi nó xác định "Khí" chính là môi trường tương tác giữa các dạng tồn tại của vật chất và phân loại rất chi tiết, trong tường cấu trúc cụ thể. Và đó là một trong những yếu tố để tôi xác định rằng: "Không thể có Hạt của Chúa" - nhân danh Lý học Việt.

Hoặc như đoạn trích dẫn dưới đây, tác giả cho thấy ngay cả khối U, cũng tạo ra một khí lực của nó. Thì điều này đang ứng dụng ngay trong chính ngành Phong thủy Lạc Việt: Sự thêm , bớt trong cấu trúc nhà ở, hoặc đặt vật trấn yểm chính là căn cứ vào nguyên lý này.

Ví dụ, một hình chụp quang tuyến về bệnh ung thư cho thấy khối ung thư đã phát ra một loại khí lực mang dấu vết riêng của nó. Thay vì cắt bỏ khối ung thư, tại sao lại không thể dùng một loại khí lực, với cách cộng hưởng đặc thù, nó sẽ làm thay đổi khí lực của tế bào ung thư và đem chúng trở về trạng thái quân bình? Có lẽ bệnh sẽ lành. Điều này nghĩ cũng có lý khi ta nhớ đến cái gọi là "dùng bàn tay trị bệnh" đã có cả ngàn năm nay. Bệnh nhân tiếp nhận một loại khí lực để tương tác với cơ thể, và qua cơ chế cộng hưởng có thể làm thay đổi khí lực, nhiên hậu làm thay đổi vật chất, bởi vì vật chất cũng là khí lực. Đây là ngành y khoa tương lai, hiện ta chưa đạt đến trình độ này.

Ngành Đông y thuộc về văn minh Đông phương cổ từ lâu đã ứng dụng sự tương tác của Khí để chữa bệnh. Đó chính là khoa châm cứu.

Hoặc như thí nghiệm của tác giả dưới đây:

Khi tôi để các tế bào vào đĩa trong môi trường thích hợp cho tế bào cơ phát triển, chúng sinh sôi nảy nở và kết quả cho tôi một loại mô cơ co dãn được. Tuy nhiên, nếu tôi thay đổi môi trường thì số phận của các tế bào cũng thay đổi. Khởi đầu tôi đặt các tế bào cơ nói trên vào một môi trường khác thì nó lại trở thành các tế bào xương. Nếu tôi lại thay đổi môi trường thì nó biến thành các tế bào mỡ. Kết quả của các thí nghiệm này khiến cho tôi rất phấn khởi bởi vì trong khi các tế bào gốc đều giống nhau, số phận của chúng lại bị qui định bởi môi trường do tôi tạo ra .

Thí nghiệm này chứng thực rằng: Sự thay đổi môi trường sẽ tác động đến các tế bào và phần trên xác định sự tác đông thông qua một môi trường gọi là "trường khí". Đây cũng chính là nguyên lý chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe trong Phong thủy Lạc Việt khi thay đổi cấu trúc nhà.

Còn nữa:

Sự kiện thứ hai: Không có một chức năng nào hiện hữu trong cơ thể mà lại không hiện diện trong từng tế bào. Ví dụ, bạn có các bộ máy như: tiêu hóa, hô hấp, bài biết, xương và cơ, nội tiết, sinh dục, thần kinh, miễn nhiễm, thì trong các tế bào cũng không thiếu những thứ đó. Thực vậy, chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của tế bào. Điều này rất hữu ích cho các nhà sinh vật học bởi vì họ có thể nghiên cứu về tế bào và áp dụng kiến thức này để tìm hiểu về cơ thể con người.

Đây chính là nguyên lý của diện chẩn, nhĩ châm và các phương pháp châm cứu, điểm huyệt trong Đông Y để chữa bệnh ở các bộ phận khác trong cơ thể.

Có thể nói rằng: Nếu ý tưởng của tác giả xuất hiện trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại, mới chỉ là manh nha - thì nền văn minh Đông phương đã ứng dụng tử lâu trong Đông Y và Phong thủy.

Tuy nhiên, tác giả khi đặt vấn đề đúng thì lại có xu hướng giải thích nghiêng về phần tín ngưỡng và tâm linh.

Có thể nói rằng: Ngành Đông Y của Lý học Đông phương có hẳn một hệ thống lý thuyết chuyên ngành bao trùm lên mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và phương pháp trị bệnh cho con người. Nền y học hiện đại chỉ có những lý thuyết cục bộ cho từng loại bệnh.

Chưa hết, với phương pháp bắt mạch, kê đơn của các thày Lang trong Đông Y cho thấy sự chẩn trị bệnh rất chi tiết và cụ thể cho từng con người và tùy từng bệnh cụ thể. Và chỉ riêng điều này cho thấy để có một phương pháp trị bệnh như vậy thì nó phải xuất phát từ một kiến thực rất rộng và mang tính vượt trội về mặt lý thuyết của Đông Y.

Việc bắt mạch để chẩn bệnh đã cho thấy một kiến thức về mối liên hệ giữa các bộ phận cơ thể liên quan đến nhau thông qua hoạt động của mạch. Đây chính là vấn đề mà tác giả bài viết trên mới chỉ dừng lại ở một giả thuyết có cơ sở của tri thức khoa học hiện đại.

Mối liên hệ giữa con người và môi trường không chỉ thể hiện trong hệ thống lý luận của Đông Y,(xem Hoàng Đế Nội kinh tố vấn) , mà còn ứng dụng cả trong phong thủy.

Nhưng chính tính thất truyền và sai lệch trong những thăng trầm của nền văn minh nhân loại và của Việt sử, nên những khái niệm, thuật ngữ và những giá trị đích thực của nó trở nên mơ hồ vời tri thức khoa học hiện đại. Sự tự phủ nhận ngành Đông Y của chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc, đã chứng tỏ tính mơ hồ và mâu thuẫn về mặt lý thuyết trong các bản văn chữ Hán của ngành Đông và tất nhiên - của tất cả những gì liên quan đến Lý học Đông phương - Mặc dù hiệu quả ứng dụng vẫn chứng tỏ một chân lý đứng đằng sau nó kể từ hàng ngàn năm qua - Sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử.

Bởi vậy, có lẽ tôi cần phải chia sẻ một lần nữa trong bài viết này là:

Ngành phong thủy Đông phương - có cội nguồn từ nền văn hiến Việt - chính là một ngành mô tả những quy luật tương tác của môi trường, thiên nhiên và cả vũ trụ ảnh hưởng đến từng con người trong ngôi nhà của mình. Đó là một ngành khoa học thực sự, nếu xét theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học.

Nhưng tôi cũng cần phải nhắc lại để xác định rằng:

Tính chất khoa học thực sự căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học, chỉ đúng với Phong Thủy Lạc Việt - Nhân danh nền văn hiến Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước.

Còn tiếp:

Những bước tiến hành thực hiện phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt.

===================

* Chú thích:

Vào nửa đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam người ta vẫn chưa dùng từ "Phong thủy" trong ngôn ngữ phổ biến:

Bằng chứng:

1. Trong văn hóa truyền thống Việt, còn lưu truyền từ rất lâu câu ca dao sau:

Hòn đất mà biết nói năng.

Thì thày Địa Lý hàm răng chẳng còn....

2. Trong báo Loa - xuất bản vào những năm 30 của thế kỷ XX. Có loạt bài viết về cụ Tả Ao với tựa: "Thánh Địa Lý Tả Ao".

"Địa Lý" là từ dùng chính xác trong ngôn ngữ Việt. Có thể hiểu là " Lý của Đất",mô tả đúng bản chất của ngành học này,trong hệ thống Lý học Đông phương.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÀI LỜI CHIA SẺ

Những bước tiến hành thực hiện phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt.

Chính vì tính hệ thống, tính hoàn chỉnh và nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt, nên để thực hiện một ứng dụng cụ thể cho một ngôi gia, phải là một quy trình hết sức phức tạp, có tính tổng hợp tất cà những kiến thức phong thủy lưu truyền trong văn hóa Đông phương.

Nó không đơn giản như mấy thầy đến xem phong thủy chỉ cái bếp đặt chỗ này, cái giường chỗ kia, tủ tiền ở đâu...vv....

Với các phong thủy gia theo các cái gọi là "trường phái" từ cổ thư chữ Hán thì thày nào theo trường phái nào sẽ ứng dụng riêng phần theo trường phái đó. Nhưng Phong thủy Lạc Việt thì không thể như vậy. Chính vì tính tổng hợp và mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tô tương tác : cảnh quan môi trường, ảnh hưởng của từ trường trái đất, cấu trúc hình thể và Huyền không (tương tác từ vũ trụ). Trên thực tế xây cất chính căn nhà của người viết thì Phong Thủy Lạc Việt phải hàm chứa trong đó về kiến trúc và tính thẩm mỹ của ngôi gia.

Bạn có thể là một đại gia xây nhà toàn bằng những vật liệu đắt tiền. Nhà của bạn có thể là những ngôi biệt thự lộng lẫy với những chi tiết trang trí nội thất tráng lệ. Hoặc bạn có thể là một người vất vả, phải bươi chải kiếm sống chỉ đủ tiền để cất mái nhà tranh, vách đất ...

Hoặc giả bạn thích xây nhà kiểu gotich, kiểu Ả rập, hay ba gian hai trái theo truyền thống Việt.Bạn thích một ngôi nhà hiện đại, hay cổ kính ...vv...Tất cả những ý muốn của bạn đều không hạn chế với phương pháp ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt. Miễn là nó phù hợp với những tiêu chí của Phong Thủy Lạc Việt.

Tương tự như vậy, nếu bạn chưa quan tâm gì đến Phong Thủy, nhưng bạn có nhu cầu xây nhà và bạn thuê một Cty kiến trúc, xây dựng thiết kế một ngôi nhà cho bạn với những chức năng trong ngôi gia do bạn đề xuất- thì - với 10 Cty kiến trúc, họ sẽ có 10 bản vẽ khác nhau cho cùng một ngôi gia của bạn. Đây là một thực tế.

Nhưng tôi có thể xác định rằng: Cho dù các thiết kế khác nhau cho cùng một ngôi gia, nhưng nó phải tuân thủ những tiêu chí, những thông số thiết kế kỹ thuật xây dựng một cách nhất quán. Ngành phong thủy cũng vậy, chỉ cần bạn phải tuân thủ những tiêu chí và những nguyên tắc của nó.

Trong phong thủy Lạc Việt, cũng như mọi ngành khoa học khác, cũng có những tiêu chí chống chỉ định. Vi phạm những chỉ định này thì tất nhiên định lượng cuốc sống của bạn sẽ xuống thấp, tùy theo mức độ vi phạm. Nó tương tự như bạn uống thuốc mà vi phạm chống chỉ định của bác sỹ chẳng hạn. Năng nhất là "viên tịch"Posted Image.

Khi bạn uống thuốc độc thì viên tịch. Đấy là khả năng tiên tri của y học hiện đại với việc chống chỉ định uống thuốc độc. Phong thủy Lạc Việt cũng có khả năng tiên tri, khi bạn vi phạm những tiêu chí của nó.

Vởi những gì tôi tiếp thu được từ ngành phong thủy, tôi không tự cho mình đã hiểu biết tất cả các chiêu thức và các phương pháp ứng dụng - vốn mênh mông - của ngành học này. Đó chính là lý do mà tôi thưởng khuyên anh chị em tham khảo Phong Thủy Lạc việt , hãy tiếp tục sưu tầm tất cả mọi kiến thưc liên quan, trong sách vở còn lai, trong cả những chiêu thức còn lưu truyền trong dân gian và quán xét, hiệu chỉnh bởi nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, gỉa thuyết khoa học được coi là đúng.

Mặc dù vậy, nhưng ít nhất, tính hệ thống và tính tổng hợp của Phong thủy Lạc Việt - về những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản được phục hồi và thẩm định trên cơ sở tiêu chí khoa học- nó đã tạo ra một định hướng đúng cho quy trình thực hiện ứng dụng của ngành học này và hạn chế tối đa những sai lầm có thể mắc phải. Do đó - về lý thuyết - sẽ không bao giờ có tình trạng sửa đi sửa lại trong phong thủy Lạc Việt những cấu trúc của ngôi gia.

Những bước tiến hành thực hiện ứng dụng phong thủy Lạc Việt sẽ lần lượt phải là:

I. Trường hợp nhà xây mới:

1 - Chọn đất và phân tích sự ảnh hưởng của cảnh quan môi trường với cuộc đất sẽ xây dựng ngôi gia.

Đây chính là việc ứng dụng cái mà các nhà phoengshui theo cổ thư chữ Hán thì phải mời một ông thày phoengshui theo phái Loan đầu chính hiệu, để quán xét. Ông ta quán xét xong thì đi chỗ khác chơi vì các cái gọi là "trường phái" khác,không phải chuyên môn của ông ta. Còn việc ông ta coi đúng hay sai tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của ông ta.

Một sự kiện sau đây là ví dụ để suy ngẫm:

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng nổi tiếng, sau khi lấp một con mương để mở rộng diện tích xây dựng thì những trục trặc trong kinh doanh xảy ra. Người đứng đầu đầu tư vào khu này tự sát. Đây là một Cty của Đài Loan - vùng lãnh thổ với nhiều thày Phoengshui danh tiếng.

Nhưng với Phong thủy Lạc Việt thì ngay từ đầu chỉ coi là một yếu tố tương tác mạnh và mang tính tổng quát.

Với Phong thủy Lạc Việt thì đó chỉ là công đoạn đầu tiên và những tri thức liên quan đến yếu tố này được thành lập trên nền tảng căn bản là của một chuyên ngành khác của Phong thủy học Lạc Việt. Đó chính là "Âm trạch".

Trong qúa trình ứng dụng thực tế và quán xét, TTNC LHDP xác định rằng: Hệ thống lý thuyết trong Âm trạch là một chuyên ngành khác trong tổng thể tri thức về Phong thủy. Nó hoàn toàn không phải là một hệ thống tri thức độc lập với các phương pháp ứng dụng khác của ngành Phong thủy có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán. Một trong những bộ phận của hệ thống tri thức Âm trạch này, được ứng dụng trong cái gọi là "trường phái Loan đầu".

Âm trạch quán xét cả Âm Dương khí và chú trong phần Âm khí. Nhưng phần ứng dụng vào yếu tố cảnh quan môi trường chủ yếu xét Dương khí. Âm khí chỉ mang tính hỗ trợ. Vì mục đích sử dụng khác nhau.

Sự quan sát cảnh quan này rất phức tạp. Từ tổng thể toàn bộ khu vực rộng, cho đến chi tiết các con đường khu phố và cả cảnh quan trước mặt ngôi nhà, hình thể cuộc đất....

Trong hoàn cảnh "đất chật, người đông" như hiện nay, việc tự do lựa chọn một cuộc đất tốt hoàn hảo rất khó. Do đó, trên thực tế chỉ có thể có lựa chọn tối ưu trong hoàn cảnh có thể và tìm cách khắc phục những yếu tố xấu. Như trường hợp nhà của tôi.

2. Sau khi quán xét cảnh quan - loan đầu - mới bắt đầu xem hình thế đất cụ thể và phân cung điểm hướng theo Bát trạch và Huyền không, để quyết định một cấu trúc hình thể phủ hợp. Những yếu tố Cảnh quan, Bát trạch đan xen nhau trong qúa trình thực hiện đến giai đoạn này.

Trên cơ sở này các dữ kiện liên quan như: tuổi chủ gia và các thành viên trong gia đình phải đầy đủ - theo tiêu chí của Phong Thủy Lạc Việt, để quyết định mạng chủ và cấu trúc hình thể liên quan. Đồng thời gia chủ cũng phải cung cấp các dữ liệu về yêu cầu các chức năng trong từng tầng của ngôi gia. Tất nhiên, yêu cầu của gia chủ là một chuyện, còn có thực hiện được theo tiêu chí phong thủy Lạc Việt hay không lại là chuyện khác.

Thí dụ: Gia chủ yêu cầu xây ba tầng. Nhưng xét theo phiên tinh tầng Lạc Việt có khi chỉ xây được 2, hoặc phải thêm một tầng là 4 - trường hợp không được phép xây 4 tầng thì phải chế biến thành cái tum, hoặc phòng phụ chẳng hạn.

3. Giai đoạn thiết kế thì không khác gì bản vẽ kiến trúc, bao gồm cả hình 3D. Bản vẽ này sẽ được trao cho Cty xây dựng thiết kế lại để xin phép. Sau đó, phong thủy gia phải gặp bên thiết kế để thống nhất phương án - vừa phù hợp tiêu chí phong thủy, vừa phù hợp tiêu chí và thẩm mỹ kiến trúc. Hai bên thống nhất thì bản vẽ mới chính thức xin phép xây dựng.

Nhưng phong Thủy Lạc Việt quán xét từ tổng thể đến chi tiết. Nên gia chủ cần có hình 3D thiết kế nội thất - thường do bên Cty kiến trúc xây dựng thực hiện.

Đôi khi thiết kế tổng thể thì Cty kiến trúc thực hiện đúng, nhưng chi tiết bài trí lại sai, phạm vào các tiêu chí của phong thủy. Cho nên cần có hình nội thất 3D để quán xét.

Khi có giấy phép rồi thì từ giờ động thổ, ngày động thổ, phương vị động thổ, đổ tấm, đổ trần ....thuộc về trách nhiệm tư vấn của Phong thủy gia Lạc Việt. Vì phương vị và ngày động thổ phạm tiêu chí phong thủy cũng có thể rất phiền phức.

4. Phong thủy Lạc Việt phải tiếp quản công trình sau khi xây hoàn chỉnh phần thô, để kiểm tra sự thực hiện theo tiêu chí phong thủy Lạc việt và góp ý trang trí nội thất sau khi xây xong.

5. Có trách nhiệm theo dõi diễn biến các sự kiện xảy ra sau khi gia chủ vào nhà ở để điều chính thích hợp. Tùy theo công trình thường là từ 6 tháng đến một năm.

Đấy là với các căn nhà xây mới thì ít gặp những sự cố không thể sửa chữa. Các phong thủy gia còn tự do thể hiện ý tưởng thiết kế.

Nhưng không phải người viết không gặp những sự cố do gia chủ thiếu hiểu biết về phong thủy.

Trường hợp này tôi gặp nhiều. Do thân chủ hiểu không sâu sắc về ngành học rất cao siêu này. Mặc dù họ tin vào môn phong thủy (Như chúng ta tin vào các nhà khoa học nổi tiếng, nhưng không có kiến thức chuyên ngành bác học của họ). Bởi vậy, họ tự ý xây thêm, hoặc cơi nới, đào hầm hố trong ngôi nhà đã thiết kế. Hoặc do sau thiết kế thì rất lâu sau họ mới xây dựng. Cho nên kết cấu hình thể nhà không trao đổi với phong thủy gia và họ ...làm sai hết. Cho dù bố cục bên trong hoàn toàn chính xác.

Tôi bị một trường hợp như sau - cũng cả chục năm nay - Một gia đình nhờ tôi thiết kế phong thủy. Chống Đông trạch, vợ Tây trạch. Phong thủy Lạc Việt thì lấy người chồng làm trạch mệnh chủ. Nhưng cô vợ tỏ ra hiểu biết nên hỏi rất kỹ và biết rằng: Cung tốt của chống là cung xấu của vợ và ngược lại. Cô ta không muốn để hầm cầu và WC tại cung tốt của cô ta và là cung xấu của chồng. Loay hoay thế nào cô ta để vào giữa nhà cho nó ....bình đẳng. Cũng may, nó chưa đúng giữa nhà lắm. Sau đó cô ta cứ phàn nàn là bị hàng xóm gây sự và cam kết đã làm nhà đúng như thiết kế của tôi. Vợ chồng, con cái thì lục đục, mãi không thăng tiến. Hai năm sau, tôi mới có dịp quay lại ngôi nhà cô ta kiểm tra thì ra cô ta tự ý dời cái hầm cầu và WC ra giữa nhà. Thật là muốn lên tăng xông luôn.

Từ đó về sau, tôi luôn yêu cầu thân chủ phải cho tôi kiểm tra sau khi sửa chữa xong. Với các thầy khác thì tôi không biết thế nào. Nhưng riêng với tôi thì vì đề xuất một hệ thống lý thuyết khác với thói quen suy nghĩ của nhiều người từ hơn 2000 năm nay, nên phải rất kỹ. Chẳng may thân chủ làm sai, dù không phải lỗi tại tôi, nhưng thiên hạ thì dễ hoài nghi.

Cụ thể như căn nhà của tôi:

WC và hầm cầu đặt ngay cung "Khôn"/ Tây Nam theo Tàu - và là cung Tốn theo Lạc Việt. Nhưng những người theo phoengshui Tàu từ trước đến nay chê bai, cho rằng tôi sai. Sách Tàu cứ là từ đúng trở lên.

Vậy khi tôi để WC và hầm cầu ngay chỗ sách Tàu gọi là cung Phúc Đức (Khôn / Tây Nam) thì họ phải chứng tỏ tôi sai bằng cách phân tích vị trị hầm cầu WC để ở cung Khôn/Tây Nam (Phúc Đức theo Tàu) sẽ có một kết quả có thể như thế nào trong tương lai. - tức chỉ ra: nếu tôi đặt như vậy thì theo Tàu sẽ ra sao? Chưa nói đến họ cần dùng ngay Huyền không và các cái gọi là "trường phái" của Tàu, để phân tích căn nhà của tôi.

Tiếc thay! Chê bai thì nhiều. Nhưng nhân danh cái mà họ cho là đúng để phân tích theo tính thần học thuật của họ thì hoàn toàn không có.

Nhưng trên nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" thì đấy chính là cung xấu của tôi theo Phong thủy Lạc Việt. Tôi đã ứng dụng ngay vào chính căn nhà của tôi, điều mà tôi cho là đúng. Nếu tôi sai thì chắc là tôi không thể yên ổn đến ngày hôm nay. Mặc dù công việc của tôi thì không hề đơn giản:

Minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Tất nhiên sách Tàu sai từ nguyên lý căn để. Không phải sai hoàn toàn. Chỉ vị trí Tốn Khôn và độ số Hà Đồ so với Lạc thư thôi.

Còn tiếp

II. Trường hợp nhà cũ sửa lại.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÀI LỜI CHIA SẺ

Những bước tiến hành thực hiện phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt.

II. Trường hợp nhà cũ sửa lại.

A/ Chung cư và nhà thuê

Đây là trường hợp thường gặp cho các phong thủy gia. Những ca phong thủy loại này dễ gặp những sai phạm tiêu chí và nguyên tắc của Phong Thủy Lạc Việt ngoài ý muốn.

Một trong những hiện tượng nằm trong phạm trù này là sửa phong thủy các ngôi gia ở chung cư. Đây là những ca mệt mỏi nhất. Hầu hết các chung cư đều thiết kế theo kiểu sao cho thuận tiện nhất trong sinh hoạt - theo quan niệm Âu Mỹ. Và thường họ phạm một tiêu chí là "Táo tiền phòng hậu". Thường những ca như vậy rất khó sửa chữa. Vì hệ thống ống dẫn ga trong chung cư cố định. Chưa kể đến những sai phạm khác.

Trường hợp tương tự ở những quốc gia như Hoa Kỳ cũng rất khó sửa chữa. Dù không phải chung cư. Nhưng luật pháp của họ rất chặt chẽ và phạt nặng những ai sửa chữa nhà của không được phép. Vì phần lớn nhà ở Hoa Kỳ là những khu quy hoạch có chủ đầu tư và đã được cấp phép xây dựng. Chỉ trừ những nhà đại gia - càng đại gia càng dễ sửa chữa. Vì là nhà riêng của họ.

Bởi vậy, tôi rất ngán làm phong thủy ở Hoa Kỳ và các khu chung cư. Cho nên, trước khi nhận lời sửa phong thủy ở chung cư, câu hỏi đầu tiên của tôi bao giờ cũng là: Có được phép đập phá sửa lại không? Nếu câu trả lời là không thì tôi từ chối. Hoặc phải báo trước là tác dụng sẽ rất hạn chế.

Ngay cả trường hợp nhà thuê, gặp chủ khó tính không cho sửa chữa cũng chịu. Kết quả sửa phong thủy cũng sẽ rất hạn chế.

B/ Nhà riêng

Trường hợp nhà riêng ở Việt Nam thì có thể nói sửa phong thủy dễ dàng hơn. Nhưng vướng mắc lại ở chỗ có những cấu trúc không thể đập được. Nếu đập sẽ sập nhà. Bởi vậy, phong thủy gia phải tìm cách khắc phục bằng cách chế biến, hóa giải.

Cách đây hơn 10 năm trước, tôi có sửa phong thủy cho một ca nặng là cột giữa nhà. Nhà rộng 10 x12m. Cột ngay tâm nhà có cốt là 40 x 40 cm. trát beton thành 80cm đường kính. Xây nhà xong người anh cả chết ngay trong năm. Sang năm người anh thứ hai chết tiếp. Khi tôi đến nơi thì người thứ ba chống gậy xuống tiếp tôi, người thứ tư hoại tử xương hông ngồi xe lăn.

Ngày ấy tôi còn nhớ tôi lấy thù lao cũng vài triệu. Những không thể đập cái cột này đi. Nghĩ mãi không ra cách. Cuối cùng tôi phải ngậm ngùi đi vay mượn để trả lại tiền cho họ. Ngày ấy vài triệu với tôi ngang với khủng khoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 30.

Nhưng khi đến nhà họ trả tiền. Tiền đặt trên bàn, mặt buồn man mác. Gia chủ cũng buồn,không nỡ cất tiền...Đúng lúc đó, tôi mới nảy ra sáng kiến - và cũng trở thành kinh nghiệm của tôi sau này - Quây cái cột lại thành một phòng trong nhà. Sau khi sửa xong, hai người còn lại khỏe trở lại.

Sau này, tôi mới suy nghiệm ra nguyên tắc hóa giải tất cả các loại cột nguy hiểm là: Hãy biến nó thành một cái gì đó không phải cột - không nhất thiết phải bọc gương.

Tóm lại sửa phong thủy nhà riêng thường gặp những khó khăn sau:

* Thiết kế kết cấu không thể sửa chữa được.

* Thân chủ không có điều kiện để sửa chữa.

* Do thiếu hiểu biết sâu sắc về phong thủy, nên nhiếu lúc thân chủ không sửa theo hết theo tư vấn của phong thủy gia.

Gặp những trường hợp như vậy, chỉ hạn chế những cái xấu đến mức thấp nhất có thể và kết quả không được như ý.

Ngay cả khi phong thủy hoàn chỉnh thì định tính của số phận vẫn không thay đổi. Phong thủy không phải thần thánh để biến kẻ ăn mày thành một vị vua,hoặc ngược lai. Nhưng có thể giúp kẻ ăn mày khốn khổ thành bang trưởng cái bang. Một doanh nghiệp nguy khốn trở lại bình thường và phát triển.

Thực chất phong thủy chỉ là một hệ thống lý thuyết ứng dung, nhưng thuộc về một nền văn minh vượt trội và hơn hẳn nền văn minh hiện đại. Phong thủy lý giải mọi hiện tượng cuộc sống liên quan dến con người trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống lý thuyết chuyên ngành.

Những thuật ngữ, danh từ mô tả những khái niệm mà người xưa hiểu được trên nền tảng tri thức của nền văn minh sản sinh ra nó, lại không phải là nền tảng trí thức hiện nay, nên người thời nay không hiểu được và cảm thấy mơ hồ. Do đó, chỉ có thể lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực để đối chiếu, so sánh và thẩm định.

Nhưng ngành phong thủy học cũng chỉ là một bộ phận hệ quả của thuyết Âm dương Ngũ hành - một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

SW Hawking trong tác phẩm "Lược sử thời gian" có đặt vấn đề: nếu khi con người tìm ra được lý thuyết thống nhất thì vấn đề là làm thế nào để phổ biến cả một hệ thống tri thức đồ sộ ấy trong xã hội.

Thực ra về vấn đề này nền văn hiến Lạc Việt đã giải quyết từ lâu. Một bà bán xôi vỉa hè cũng biết" Thìn tuất sửu mùi, tứ hành xung". Đấy chính là di sản còn lại từ hàng ngàn năm trước - khi thuyết Âm Dương Ngũ hành còn là nền tảng tảng tri thức của quốc gia Văn Lang - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành, không phải là một dạng tri thức phổ thông để ai cũng có thể bàn luận về nó.

Người viết bài này hy vọng rằng: Đến một lúc nào đó, con người sẽ nhận ra được chân giá trị của học thuyết này và sẽ bắt đầu nghiên cứu một cách quy mô, phục vụ cho cuộc sống của con người, trong đó có ngành Phong thủy Lạc Việt.

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ và anh chị em quan tâm,

Có nhiều trang diễn đàn khác cho rằng nhà Sư Phụ Thiên Sứ bị phạm vấn đề "Lỗ đen". Đây là một từ mới trong phong thủy ứng dụng. Người đề xướng đầu tiên cho vấn đề này chính là Phong thủy gia nổi tiếng Quảng Đức.

Theo quan điểm của tôi, thì, đây là những lý luận rất đáng quan tâm, bởi vì đây là một yếu tố có nguồn gốc từ cổ thư, gọi là Dương trạch tam yếu.

Tôi trích dẫn bài nghiên cứu của Phong thủy gia, nhà nghiên cứu Quảng Đức liên quan đến "Lỗ đen" sau đây.

Sư Phụ Thiên Sứ và anh chị em có ý kiến gì về hiện tượng này và tại sao Sư Phụ Thiên Sứ lại để bếp phạm "Lỗ đen" như vậy?

TB: Tôi có hỏi trực tiếp Sư Phụ Thiên Sứ nhưng, Sư Phụ bận nhiều công việc nên yêu cầu tôi đưa bài này lên để Sư Phụ và các anh chị em quan tâm tham khảo và giải thích chung.

Thiên Đồng

============================

Hiện tượng "lỗ đen" trong phong thủy.

Quảng Đức

Khoa Phong Thủy - Phái Dương Trạch Tam Yếu cho rằng 2 cung Càn và Chấn - Đoài với Ly - Tốn với Khôn - Cấn với Khảm phối nhau sẽ thành Ngũ Quỷ - nơi sao Liêm Trinh hành Hỏa cư ngụ . Phép này gọi là Phép An Du Niên .

Theo phép An Du Niên gặp Tham Lang - Du niên Sinh Khí là nơi Tốt nhất . Xấu nhất là sao Phá Quân - Du niên Tuyệt Mạng.

Sau nhiều năm hành nghề, thực tế không phải hoàn toàn hể người nào ngụ trong khu vực có Du Niên Sinh Khí là được TỐT - Ngược lại, người ngụ tại Du Niên Tuyệt Mạng là nhất định phải Chết.

Xấu Tốt của 1 gia đình hay của 1 người chưa hẳn là tại Phong Thủy nhà ở . Là vì Thiên Thời Địa lợi Nhân Hòa thì yếu tố Địa chỉ chiếm 1/3.

Ví dụ 1:

Nhà hướng Cấn . Mũi nhọn ngay sau nhà đâm vào cung Đoài . Phòng góc Đoài cô Út ở . Cô này Tây Mệnh cho nên xoay giường hướng Tây Bắc Càn. Phòng Lầu 2 - cửa Phòng Chấn .

Theo Phái Phong Thủy của Quảng Đức - Hể Càn Chấn phối nhau là gây ra hiện tượng Lỗ Đen - Mọi xui xẻo trong nhà do từ Phòng này mà ra.

Trong Dịch - Càn BIẾN Chấn thì gọi là Phục Ngâm. Phục Ngâm thì muộn phiền - trắc trở .......

Cô Út bị Hiệu ứng của Mũi nhọn đâm đằng sau mà không ngụ tại đÚng Phòng Phục NGâm thì hiện tượng Lỗ Đen sẽ không xảy ra gây nên cái chết thãm thương.

Cô Út là BS Y Khoa vừa mới Tốt nghiệp.

Ví dụ 2:

Tôi mới đi xem nhà cho 1 gia chủ người Trung Hoa gốc Đài Loan. Nhà hướng Khôn cửa Thiên môn Hữu .

Nhà 3 tầng lầu. Cầu thang lên xuống mở tại cung Càn của căn nhà. Theo phép Du niên thì Cầu thang mở tại Du niên tốt nhất.

Trên lầu là phòng ngủ chiếm 2 cung Khảm và Cấn. Ngủ Hướng Cấn cùng Phi cung của chủ nhà.

Dười lầu là Phòng làm việc chiếm 2 cung Cấn Chấn.

Gia dạo an khang, ăn nên làm ra, nghe lời người em ngăn đôi phòng làm việc. Bàn làm việc dời vào cung Chấn của căn nhà. Đồng thời chuyển bàn thờ Quan âm vào phòng làm việc - Bàn thờ Hướng Tây Bắc.

Đúng 4 tháng sau khi dời. Chủ nhà mất việc!

Ví dụ 3:

Nhà hướng Chính Đông cửa chính môn.

Theo quy định phòng được đánh số 1 là phòng bên góc trái đằng trước . Ngay giữa đánh số 2 . Số 3 là góc Đông Nam . Tiếp tục 8 cung và 1 cung giữa gọi là Trung cung.

Cầu thang tại ngay Trung cung - lên lầu trên cung số 3 là phòng con trai ở .

Giường xoay ra đằng trước nhà .

Phòng ngũ có cửa Tây Bắc.

Dưới Vườn ngay khu vực hướng ĐN có đặt một bể Nước và 4 con Lân bằng Đá rất lớn làm từ VN gới sang.

Bàn Thờ đặt tại tầng trệt ngay tại Cung 4. Hướng về trước nhà . Bếp tại cung số 5 cũng hướng về trước nhà. Nếu tính tứ lầu trên thì giường ngũ con trai ĐẠP ngay Bàn thờ - kế đó là Bếp.

Cậu con trai này học rất giỏi . Vừa tốt nghiệp cấp 3 xong hạng Ưu thì bị Điên.

Ví dụ 4 :

Nhà hướng Tây Bắc Thiên môn hữu.

Trên lầu ngay trên cung số 1 là phòng con gái.

Cửa Phòng con gái hướng chính đông tính từ trung cung của Phòng số 1.

Giường quay đầu ra trước nhà.

Bàn Thờ tại Cuối Góc bên Phải tính từ ngoài vào - ĐÚng ngay vách sau của cung số 7.

Cô này cũng Học rất giỏi. Vừa Tốt nghiệp Đại học xong là bị Điên!

Cô này là gái Độc nhất trong gia đình cha là BS Y khoa.

Hướng dẫn:

Địa Lý Dương Trạch Tam Yếu căn cứ vào vị trí của cửa chính mở tại cung nào để tính HƯỚNG khí vào nhà . Từ cung có cửa lần lượt phối tính đến các cung khác trong nhà để biết Tốt Xấu từng cung - Phép này gọi là Phép An Du Niên.

Ví dụ :

Nhà hướng Càn thì ngay cung Càn là Du Niên Phục Vị - Sao Phụ Bật hành Mộc cai quản . Phối đến cung Đoài là Du niên Sinh Khí sao Tham Lang hành Mộc cai quản ....

Tiếp đủ 8 cung và các hướng khác cũng theo phép an du niên ấy mà tính .

Sau nhiều năm hành nghề thực tế , tôi thấy cách tính ấy có chính xác , xác định đÚng Tốt xấu của mỗi cung . Tuy nhiên các sao quản như Tham Lang Du Niên Sinh Khí hay Phá Quân Du Niên Tuyệt Mạng ....thì cần phải xét lại .

Lý do : Không phải người nào nằm trong cung có Du Niên Sinh Khí đều Tốt và đều bị chết tại Du Niên Tuyệt Mạng . Thực tế cho thấy nhiều người bị chết cũng có thể đang ngụ trong phòng Tốt nhất có du niên Sinh Khí , mà người trong phòng du niên Tuyêt mạng sinh mạng lại vô ưu . Như cô gái vừa Tốt nghiệp Y khoa đang ở tại Du Niên Sinh Khí mà lại Chết ( Ví dụ 1 ) trong khi cô chị tại du niên Tuyệt mạng lại rất bình an ....

Có rất nhiều câu hỏi của HV đặt ra là nếu sao Tham Lang hành Mộc TỐT nhất - Mộc đi sinh cho Hỏa - thì chỉ những ngưới mạng Hỏa mới được trọn Tốt hay sao ? Lại du niên Phá Quân Tuyệt mạng hành Kim thì chả lẽ chỉ người mạng Mộc mới bị Khắc mà người mạng Thủy vô sự ?

Vì lẽ đó, tất cả HV các khóa đều được hướng dẫn để phân biệt Tốt Xấu trong căn nhà căn cứ trên âm Dương, Ngũ Hành của từng cung tính từ hướng Cửa của căn nhà.

A/ Ngũ hành tương sinh :

Thủy sinh - Mộc sinh Hỏa :

Khảm Bắc hành Thủy . Chấn Đông hành Mộc - Tốn Đông Nam hành Mộc và Ly chính Nam hành Hỏa . Khảm Chấn Tốn Ly , 4 cung này tạo thành Đông Cục .

Thổ sinh Kim :

Tây Nam Khôn và Đông Bắc Cấn hành Thổ sinh Kim là Tây Bắc Càn và Chính Tây Đoài. Càn Đoài Khôn và Cấn tạo thành Tây cục .

Luật Đồng Khí tương Cầu thì các nhà có cửa Đông Hướng thì các cung thuộc Đông cục đều được Tốt - Các nhà có cửa Tây Hướng thì các cung thuộc Tây cục đều được Tốt.

Căn nhà chia thành 8 cung và 1 cung giữa gọi là Trung Cung . Khí vào nhà sẽ tùy vào Khí của Cửa chính là nơi KHí thường xuyên luân lưu vô ra dẫn đến các cung cùng Cục . Như vậy nhà nào cũng có 4 cung có khí và 4 cung vô khí.

Trung cung thì tùy thuộc vào cung số 2 ngay trước nhà.

Tùy theo Tốt Xấu mà người chủ sẽ cho thiết kế rộng hẹp từng phòng, từng khu ... Tốt thì làm To rộng - xấu thì làm nhỏ, hẹp lại. Đồng thời theo kinh nghiệm của tiền nhân để lại, chủ nhà có thể làm cho Khí trong nhà được hài hòa bằng cách đặt Gương, Phong Linh, nhạc cụ, crystal hoặc dùng Thủy Pháp để biến nơi Suy thành vượng ....

Tất cả mọi nhà đều có nhà Tốt, nhà xấu - Trong nhà có nơi Tốt nơi Xấu . Tuy nhiên Họa hay PhÚc xảy ra chưa chắc là do từ căn nhà gây ra.

Ví dụ : Người Ngủ mà chân đạp vào Bếp thì trước sau gì cũng bị chân đau .Nhưng những người bị đau chân chưa chắc gì họ ngủ đã đạp vào bếp.

B/ Hiện tượng Lỗ Đen .

Phái Quảng Đức cho rằng trong nhà hễ 2 Phương Càn với Chấn mà phối với nhau thì y rắng tai họa nhất định sẽ xảy ra . Sớm thì 4 - 9 tháng Chậm thì sau 4 năm và không thể quá 9 năm.

Càn hành Kim khắc Chấn hành Mộc . Hành Kim số 4 là số Sinh - Số 9 là số thành cho nên sau thời gian đó tai họa chắc chắn sẽ đến . Hiện tượng này gọi là hiện tượng Lỗ Đen trong Phong Thủy . Trong Dịch Lý hễ Càn động biến Chấn hay Chấn biến Càn thì gọi là Phục Ngâm. Phục Ngâm là buồn rầu, lo âu, rên rĩ, mọi việc ngưng động, tai họa xảy ra .....

Mỗi một căn nhà đều có thể có 1 hay nhiều Lỗ Đen - càng gặp nhiều Lỗ Đen thì tai họa càng nhiều .

a/ Tính từ Hướng Nhà , cửa Nhà và cửa Phòng hướng CàN, Lỗ đen xuất hiện từ CHẤN tính từ Vị trí đặt và hướng của Bếp , vị trí của Phòng , Vị trí và hướng giường ngũ , bàn thờ , cầu thang và ngay cả những người có phi cung Càn Chấn ...và ngược lại .

b/ Người nào rơi vào Lỗ Đen mới bị ảnh hưỡng của Lỗ đen . Ngoài trừ Bếp thì khả năng gây hại tất cả . Nặng nhe tùy thuộc vào suy vượng của mỗi người . Bàn thờ thì chỉ di hại con cháu đang ngụ trong nhà ...

Quảng Đức

nguồn dẫn: http://phongthuydich...ewthread&tid=69

============================

Hiện trạng nhà Sư Phụ Thiên Sứ, đã được phân cung điểm hướng và thể hiện bát cung Đông - Tây trạch, như sau:

Bếp tọa vị tại Chấn ,nhà hướng Càn.

H7 - Phan cung nha theo Bat trach LV.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng và anh chị em thân mến.

Phong thủy gia Quảng Đức là một nhà nghiên cứu nghiêm túc và cũng là một người tôi rất tôn trọng trong thời gian tôi sinh hoạt ở tuvilyso.com cùng với ông. Những ý kiến của ông, tôi luôn quán xét rất kỹ với sự trân trọng.

Cổ thư viết: "Người quân tử tranh luận cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua". Do đó, nếu muốn học hỏi thì chúng ta có thể tranh luận với bác Quảng Đức.

Vấn đề mà phong thủy gia Quảng Đức đặt ra về "lỗ đen" trong phong thủy là hoàn toàn chính xác. Tôi không phủ nhận điều này. Nó không những được ghi nhận trong cổ thư - sách Dương trạch Tam yếu", mà còn là sự chứng nghiệm của riêng bác Quảng Đức với những ví dụ từ bài viết trên - do Thiên Đồng trình bày.

Riêng cá nhân tôi, trong thời gian chứng nghiệm thực tế về Phong thủy , cũng xác định rằng: Việc phối tọa, hướng, sơn trong Dương trạch tam yếu ảnh hướng đến gia chủ là hoàn toàn đúng. Một trường hợp cổ thư viết: Nhà Ly bếp Càn hại trưởng nam. Hoàn toàn đúng như vậy trong một trường hợp chứng nghiệm của tôi với một thân chủ.

Nhà hướng Càn của tôi, bếp tọa Chấn phạm Ngũ Quỷ Liêm trinh, Hỏa tinh. Đây cũng là sự xác định của Phong thủy Lạc Việt. Đây cũng là điều được học trong lớp Nâng cao PTLV - phần "Cấu trúc hình thể nhà - phiên tinh phòng".

Nhưng tại sao bếp của nhà tôi lại đặt ở đúng phương vị này? Tất nhiên nhiều người thắc mắc, không chỉ riêng Thiên Đồng.

Bởi vậy, tôi yêu cầu Thiên Đồng công khai đưa lên mạng để tôi trả lời chung. minh bạch, rõ ràng. Một phần tôi cũng bận rộn, giải thích thì không có thời gian nhiều, nói sẽ không hết ý. Đưa lên mạng khi rảnh thì gõ và có thể viết hết ý của mình. Đó là thiện ý của tôi.

Trước hết đây là cái bếp thực tế - cực kỳ lộn xộn ở nhà tôi - vị trí bếp chính hoàn toàn như bản vẽ. Tức tọa Chấn hướng Càn. Còn các bếp phụ kéo dài cho đến cung Khôn theo PTLV (Tốn theo phoengshui cổ thư).

H62 - Bep toa Chan huong Can.jpg

Hình ảnh này xác định chính xác vị trí bếp theo bản vẽ: Tọa Chấn hướng Càn.

Nhưng cũng theo bản vẽ này thì vị trí bếp là vị trí vượng khí nhất và là phòng cuối cùng cực Âm của căn nhà - theo nguyên lý Dương trước, Âm sau.

1/ Nếu như tôi để bếp nhích ra phía ngoài một chút thì sẽ tọa Khôn, tựa sơn Khôn và hướng Càn. Đạt đủ ba yếu tố tốt nhất theo Phong thủy Lạc Việt về sơn, hướng, tọa. Nhưng đặt bếp như vậy, khí sẽ rất yếu vì mới sinh, không đủ vượng để bảo đảm sinh lực trong cuộc sống của ngôi gia.

PTLV rất coi trọng "khí" - đây là điều tôi thường nhắc nhở anh chị em. Một ngôi gia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phong thủy biểu kiến về lý thuyết, nhưng ở sa mạc châu Phi thì - về mặt kinh tế - thu nhập chắc không thể tốt hơn một cái dù bán xe đá lạnh ở quận I Sài Gòn, hoặc ở phố Tràng Tiền Hanoi.

2/ Vị trí bếp trong nhà tôi đạt hai trong ba tiêu chỉ lý thuyết của PTLV : Khôn sơn, Càn hướng là Phúc Đức trù. Nếu như nhà tôi hướng chính Càn hoặc Hợi thì vị trí bếp này tuyệt hảo theo PTLV (Vì phoengshui cổ thư coi là Tốn vị). Nhưng do lệch sang hướng Tuất, nên phía sau nhà tọa vị lệch sang hướng Ất (Chấn Đông), thành tọa vị bếp xấu, như lý thuyết của Dương trạch tam yếu nói tới và phong thủy gia Quảng Đức đã xác định, tôi cũng thừa nhận điều này.

Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là: Mức độ xấu ảnh hướng tới đâu?

Trong Lý học Đông phương mà căn bản là thuyết Âm Dương Ngũ hành , chính là một lý thuyết hết sức cao cấp về sự phân loại tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ. Lý thuyết toán học Cantor chỉ là dạng sơ khai của sự phân loại các hiện tượng trong một tập hợp ("Nghịch lý toán học Cantor", mới chỉ là mô hình ý tưởng). Còn thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt thì đã hoàn chỉnh và ứng dụng chi tiết. Ngay trong phong thủy Lạc Việt thì hệ thống lý thuyết này đã thể hiện điều đó.

Tôi thường nói với anh chị em lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp là:

Chúng ta phải quán xét từ tổng thể rồi mới đến chi tiết. Quán xét các yếu tố căn bản, rồi mới đến các yếu tố phụ thuộc. Tức là phải xem xét tổng thể một tập hợp, rồi mới đến các phần tử trong một tập hợp đó. Rồi mỗi phần tử lại là một tập hợp hàm chứa trong đó những phần tử phụ thuộc.

Nguyên tắc này phải được quan xét trong cả các ngành học khác thuộc Lý học Đông phương.

Vậy thì tọa bếp chính là một phần tử trong một tập hợp là toàn thể ngôi gia với mối quan hệ giữa ngôi gia đó với tổng thể cấu trúc môi trường (Loan đầu) và vũ trụ (Huyền không) với câu trúc ngôi gia (Cấu trúc hình thể của PTLV). Hay nói rõ hơn: Để kết luận một hiện tượng thì cần quán xét tổng thể nhiều yếu tố tương tác phức tạp.

Trong điều kiện này thì việc đặt bếp phạm Ngũ Quỷ Hỏa tinh, không phải yếu tố duy nhất tạo nên yếu tố xấu.

Nếu chúng ta quán xét và cô lập một ngôi nhà thuộc tịnh trạch - tức loại suy các yếu tố tương tác khác - thì có thể nói rằng: yếu tố này rất quan trọng, vì là yếu tố xấu gần như duy nhất và khả năng hóa giải này rất thấp. Trong điều kiện các trường phái phong thủy có nguồn gốc cổ thư Hán được coi như những ứng dụng độc lập với nhau, thì những yếu tố này thường được đưa lên thành yếu tố tương tác mạnh và ảnh hướng lớn.

Nhưng với PTLV thì đây chỉ là một thành tố xấu - tôi không phủ nhận điều này - trong nhiều thành tố tương tác khác và có thể hóa giải.

Do đó, sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố xấu tốt - theo PTLV - giải pháp tối ưu là chọn khí vượng và bỏ tọa. Sự hóa giải gồm nhiều yếu tố:

1/ Cửa sổ bếp thiết kế hình quả cầu lửa. Hóa giải mộc khí của Chấn Đông.

2/ Đèn đỏ bàn thờ ông Táo, cũng có tác dụng tương tự.

3/ Nhưng khả năng cháy, nổ ở bếp Chấn Đông rất cao - với người Tây trạch như tôi - nếu phi tinh Huyền Không đến phương vị này gặp các sao xấu vượng Hỏa Khí. Bởi vậy, tôi đã đặt một quả cầu thạch anh vàng vào góc bếp và dùng bếp từ với những bộ phận ngắt mạch.

Trên thực tế cuộc sống và của cả vũ trụ này thì không có một cái gì được coi là hoàn chỉnh. Bởi vậy, việc ứng dung một lý thuyết mô tả vũ trụ này , nó cũng phản ánh chính điều đó. Do đó, khi ứng dụng Phong thủy - hệ quả của học thuyết này - thì chúng ta cũng chỉ có thể chọn cái tối ưu mà thôi.

Cái hoàn chỉnh nhất , nếu nói theo thuyết toán học Cantor thì đó là "Tập hợp bao trùm tất cả mọi tập hợp", nói theo quan niệm của khoa học hiện đại thì đó là "Giây O của vũ trụ"; nói theo Lý học là Thái Cực; nói theo tôn giáo thì chỉ có thể là Thượng Đế.

Phong thủy có thể làm thay đổi được định lượng của số phận và là một hệ thống lý thuyết ứng dụng hết sức cao cấp và vượt trội so với nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Nhưng nó không phải tuyệt đối.

PS: Nhưng dù sao anh chị em PTLV vẫn phải ghi nhận - Lỗ đen là một yếu tố tương tác xấu cần giải pháp khắc phục

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ!

Khái niệm " Lỗ đen" trong trường hợp này có thể hiểu như Xung Thái Tuế không ạ?

Sư phụ xóa bài giúp con ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ!

Khái niệm " Lỗ đen" trong trường hợp này có thể hiểu như Xung Thái Tuế không ạ?

Sư phụ xóa bài giúp con ạ!

Trucgiac mến,

Theo Phong thủy gia Quảng Đức, Lỗ đen hình thành do tương khắc giữa hướng nhà và tọa của bếp, phần này có trong Dương Trạch Tam Yếu, không phải do Thái Tuế và trong 1 nhà có thể có nhiều lỗ đen! Vấn đề là khi thiết kế Phong Thủy, chúng ta ko thể thỏa mãn 100% cái tốt được, do đó phải cân nhắc giữa cái xấu và ít xấu, tốt nhiều và tốt ít .v.v. và tùy theo mục đích, mong muốn của gia chủ khi thiết kế!

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trucgiac mến,

Theo Phong thủy gia Quảng Đức, Lỗ đen hình thành do tương khắc giữa hướng nhà và tọa của bếp, phần này có trong Dương Trạch Tam Yếu, không phải do Thái Tuế và trong 1 nhà có thể có nhiều lỗ đen! Vấn đề là khi thiết kế Phong Thủy, chúng ta ko thể thỏa mãn 100% cái tốt được, do đó phải cân nhắc giữa cái xấu và ít xấu, tốt nhiều và tốt ít .v.v. và tùy theo mục đích, mong muốn của gia chủ khi thiết kế!

Thân.

=======

Ý TG muốn hỏi sự tương tác đó tạo ra "Lỗ đen" thì có giống với phương Xung Thái Tuế không ạ?

Cảm ơn huynh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

=======

Ý TG muốn hỏi sự tương tác đó tạo ra "Lỗ đen" thì có giống với phương Xung Thái Tuế không ạ?

Cảm ơn huynh!

Theo TL thì không Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TL thì không Posted Image

Chinh xác!

Phong thủy cũng như dùng thuốc. Thuốc có loại bổ, loại độc. Uống thuốc bổ thì người ta thấy bình thường. Nhưng thuốc độc thì cũng nhiều loại. Độc bảng A, độc bảng B. "Lỗ đen" là loại thuốc độc hạng nhẹ.

Không chỉ nhà hướng Càn , bếp tọa Chấn phạm "lỗ đen" như thày Quảng Đức nói. Tất cả sự phối hướng với sơn, tọa xấu đều phạm lỗ đen. Điều này đã giảng trong chương trình nâng cao (- hay cao cấp thì phải). Tùy theo mức độ phạm mà vấn đề cụ thể sẽ như thế nào. Riêng PTLV thì còn đặt vấn đề liên quan đến cả "sơn". Do đó,mới đưa ra quan niệm tối ưu của một vị trí bếp là "Sơn, hướng. tọa", đều phải tốt. Chỉ có PTLV mới đặt vấn đề này. Vì chỉ có PTLV mới có định nghĩa rõ ràng về "Sơn"; "hướng"; tọa".

Tóm lại. Thuốc độc thì không nên uống. Cho dù chỉ là gây "choáng". Hì.

Quan niệm của tôi là sợ nhất sao Thái Tuế. Đây chính là hành tính lớn nhất của Hệ mặt trời tác động lên Địa cầu. Thái Tuế thuộc Mộc hành. Cả thế giới gặp Thái Tuế còn rung lên bần bật, đừng nói cái nhà của chúng ta. Chuyện nhỏ!

===============

PS: Trên một trang web lạ, có người tự cho là "cao thủ", bày đặt chê bai quan niệm của PTLV khi phân loại Thái Tuế thuộc Mộc. Người này cho rằng: "Thái Tuế không thuộc hành nào trong Ngũ hành". Cũng không thiếu kẻ vỗ tay ủng hộ.

Chuyện đời nghĩ cũng buồn cười. Thuyết Âm Dương Ngũ hành phân loại đến cả con người và những sinh vật bé nhỏ cũng phải thuộc về một hành nào đó. Huống chi cả một hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời lại không thuộc hành nào thì ...buồn quá.

Bởi vậy! Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải là một tri thức dễ hiểu để ai muốn nói gì thì nói.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em thân mến.

Bài viết dưới đây trên web khoahoc.com.vn, cho thấy ảnh hưởng của từ trường đến con người. Đây là một ví dụ nữa cho thấy tri thức của khoa học hiện đại ngày càng tiền gần hơn đến với các phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương.

Trước đây, trong "Câu Lạc Bộ Phong thủy Lạc Việt", tôi đã đưa bài viết về khám phá của các nhà khoa học Đức về tác động của ánh sáng xanh Bleur làm kích thích suy nghĩ và điều này đã được ứng dụng trong Phong Thủy Lac Việt từ lâu với ánh sáng đèn hắt từ Thiên Quang tỉnh với nguyên lý: "Thiên nhất sinh Thủy" và "Thủy chủ thần trí" (Anh chị em nào giỏi vi tính tìm giúp bài này. Xin cảm ơn).

Với bài viết này, chúng ta có thể suy luận rộng ra đến ảnh hưởng của từ trường Trái Đất đến cuộc sống của con người.

Đấy chính là một yếu tố tương tác trong phong thủy Lạc Việt - Bát trạch Lạc Việt - mà tôi đã nhiều lần nói với anh chị em và công khai trên diễn đàn:

Bát trạch - chính là một bộ môn chuyên ngành của Phong Thủy Lạc Việt, mô tả mối tương tác của từ trường trái Đất lên con người.

So sánh với thí nghiệm khoa học dưới đây, cho thấy khám phá của tri thức khoa học hiện đại rất sơ khai. Trong khi việc ứng dụng của những quy luật tác động của từ trường trái Đất với con người - chỉ so với trong khoa Bát Trạch - chúng ta thấy tri thức ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt rất phong phú, được tổng hợp có tính quy luật với nhiều tương tác phức tạp và khả năng tiên tri.Và đây cũng là điều tôi cũng đã chia sẻ nhiều lần với anh chị em.

===========================

Khám phá mới về tính chất của từ trường

KHOAHOC.COM.VN

Cập nhật lúc 10h12' ngày 02/08/2013

Các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu phóng xạ y học ở Obninsk, ngoại ô Matxcova, đã xác định rằng bức xạ điện từ có tác dụng trấn an rất hiệu quả.

Việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động hiện nay buộc các nhà khoa học ngày một tích cực hơn trong việc nghiên cứu những ảnh hưởng của bức xạ điện từ tần số thấp lên não bộ. Những thí nghiệm với chuột đã chứng minh rằng

từ trường có khả năng trấn ổn thần kinh và làm giảm mức độ lo lắng.

Các chuyên viên Lý sinh thuộc Trung tâm nghiên cứu phóng xạ y học đã làm việc với những con vật thử nghiệm và trong hai ngày liền không cho chúng uống nước. Sau đó họ đặt đồ uống vào lồng của chúng: con vật nào chạy đến uống nước để làm dịu cơn khát sẽ bị một cú điện giật khá rõ từ sàn và núm uống nước. Đầu tiên, chuột cố chịu đựng - chúng khát nước quá. Nhưng sau 3-4 phút, khi đã thỏa cơn khát ban đầu, những con vật này bắt đầu sợ điện giật - hoặc chúng hoàn toàn không đến gần bình nước, hoặc nếu như có đến cũng chỉ mon men ở gần chứ không không uống nước.

Posted Image

Còn một nhóm chuột thí nghiệm khác thì được đặt vào trường điện từ cường độ thấp trong vòng 5 phút trước khi cho uống. Kết quả là những con vật này đến uống nước nhiều lần hơn, chúng uống tích cực hơn và lâu hơn – có khi đến 10 phút liền. Nhiều con trong số chúng gần như chả để ý gì đến những cú sốc điện.

Về bản chất, hiệu ứng vừa phát hiện này cũng giống như tính năng hoạt động của các loại thuốc an thần. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của bức xạ khi sử dụng những loại thuốc an thần thực thụ.

Các chuyên viên Lý sinh đã thay đổi điều kiện thí nghiệm. 35 phút trước khi "cho uống nước", họ tiêm vào chuột loại thuốc an thần phenazepam quen thuộc với liều tối thiểu, còn trong khi chuột đang uống thì chiếu xạ chúng. Những con thuộc nhóm đối chứng được tiêm dung dịch muối sinh lý. Còn một nhóm chuột khác cũng được tiêm phenazepam, nhưng không bị tác động điện từ.

Thuốc an thần đã có tác dụng đúng như dự đoán. Một nửa số chuột đã không còn sợ đến gần bình nước. Nhưng táo bạo nhất là những con đã được tiêm phenazepam rồi sau đó bị chiếu xạ. Những cú sốc điện hoàn toàn không ngăn được chúng và chúng tỏ vẻ rất bình thường ở gần bình nước. Các chuyên viên đi đến kết luận là bức xạ điện từ đã làm tăng đáng kể hiệu ứng an thần của phenazepam.

Dù vậy, các nhà khoa học hoàn toàn không có ý định khuyến nghị sử dụng điện thoại di động như một loại thuốc an thần ...

Theo Tiếng nói nước Nga

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây, trong "Câu Lạc Bộ Phong thủy Lạc Việt", tôi đã đưa bài viết về khám phá của các nhà khoa học Đức về tác động của ánh sáng xanh Bleur làm kích thích suy nghĩ và điều này đã được ứng dụng trong Phong Thủy Lac Việt từ lâu với ánh sáng đèn hắt từ Thiên Quang tỉnh với nguyên lý: "Thiên nhất sinh Thủy" và "Thủy chủ thần trí" (Anh chị em nào giỏi vi tính tìm giúp bài này. Xin cảm ơn).

==================

Bài báo này đây thưa Sư phụ!

Đèn xanh dương có ích như cà phê với tài xế

Cập nhật: 05:00 | 28/11/2012

(Vietnamnet.vn) Không cần phải uống một tách cà phê lớn hoặc một lon nước tăng lực, các tài xế xe đường trường vẫn có thể giữ được sự tỉnh táo nhờ để đèn màu xanh dương trong xe.

Posted Image

Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng màu xanh dương cũng có tác dụng như uống cà phê trong việc tăng độ tỉnh táo của người lái xe hơi ban đêm. Ảnh: Daily Mail

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bordeaux Segalen (Pháp) và các đồng nghiệp Thụy Điển đã chứng minh rằng, việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng màu xanh dương cũng có tác dụng như uống cà phê trong việc tăng độ tỉnh táo của người lái xe hơi ban đêm.

Phát hiện trên có thể mở đường cho sự ra đời của một hệ thống chống ngủ điện tử trang bị cho các phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn chết người trên đường.

Thống kê cho thấy, tình trạng buồn ngủ là nguyên nhân dẫn tới 1/3 số trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông trên xa lộ vì nó làm giảm độ tỉnh táo, sự linh hoạt và tri giác của người cầm lái.

Theo trang Daily Mail, uống cà phê lâu nay vẫn được coi là giải pháp tốt nhất chống tình trạng buồn ngủ. Các nhà nghiên cứu đã thử tìm cách phát triển một thiết bị chống buồn ngủ có tác dụng tương tự để trang bị cho xe hơi.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, ánh sáng xanh có khả năng làm tăng sự tỉnh táo bằng cách kích thích các tế bào hạch võng mạc – các tế bào thần kinh chuyên biệt trên võng mạc, một lớp màng mỏng nằm ở phía sau của mắt. Những tế bào này được liên kết với các khu vực kiểm soát sự tỉnh táo của bộ não. Việc kích thích các tế bào hạch võng mạc bằng ánh sáng xanh dương giúp ngăn chặn sự sản sinh melatonin, hoóc môn làm giảm độ tỉnh táo vào ban đêm.

Hiệu ứng tích cực của ánh sáng xanh dương đối với sự tỉnh táo của người vào ban đêm đã được biết đến từ năm 2005, đáng kể nhất là qua nghiên cứu của người Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây chỉ biểu diễn hiệu ứng này qua các thử nghiệm nhận thức đơn giản, chẳng hạn như ấn nút đáp lại một kích thích bằng ánh sáng.

Khám phá mới nhất của các nhà nghiên cứu Pháp và Thụy Điển được rút ra từ các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện lái xe thực tế. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học PLoS One và trang web Medical Express.

Tuấn Anh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Trucgiac.

Anh chị em phong thủy Lạc Việt thân mến.

Như vậy, tri thức của khoa học hiện đại đã xác định "Ánh sáng xanh Dương có tác dụng kích thích thần kinh và làm hưng phấn hoạt động của não". Nhưng từ lâu PT Lạc Việt đã ứng dụng trên thực tế với hiệu ứng của đèn Thiên Quang Tỉnh, từ ánh sáng hắt xanh dương của đèn này.

Nhưng anh chị em cũng thấy rằng: Khoa học hiện đại sở dĩ xác định điều này là trên cơ sở thực nghiệm, thực chứng - tức nhận thức trực quan. Còn ứng dụng của PT Lạc Việt trên cơ sở một lý thuyết tổng hợp - "Thiên nhất sinh thủy";"Thủy chủ thần trí".

Thuật ngữ "Thiên nhất sinh thủy" mô tả quy luật vận động - chu kỳ lặp lai - của vạn vật từ giai đoan sau khởi nguyên (Giây O) của vũ trụ; "Thủy chủ thần trí", mô tả tương tác của hành Thủy liên hệ với khả năng tư duy của con người. Thủy có màu xanh Dương. Do đó, việc sử dụng ánh sáng xanh Dương trong Thiên Quang tỉnh Lạc Việt hoàn toàn là ứng dụng cơ sở phương pháp luận của một lý thuyết.

 

 

H63 - Thien quang tinh phong khach.jpg

Thiên Quang Tỉnh trên trần phòng khách nhà người viết.

Sự trùng khớp với phát hiện của tri thức khoa học hiện đại - chứng minh bằng một phương pháp khác - cho thấy tính phản ánh thực tế khách quan của hệ thống lý thuyết ADNH liên hệ với thực tế. Ít nhất trong Phong thủy Lạc Việt. Đồng thời chứng tỏ tính vượt trội của hệ thống thống tri thức này - Đã tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết.

Việc ứng dụng hiệu ứng đèn xanh dương trong phong thủy và trùng khớp với nghiên cứu của khoa học hiện đại - nhưng cao cấp hơn nhiều so với khoa học hiện đại - cũng chỉ là một hiện tượng trong vô vàn hiện tượng ứng dụng của ngành Phòng thủy Lạc Việt. Còn rất nhiều những hiệu ứng khác, được ứng dụng trong phong thủy vượt ra ngoài tri thức khoa học hiện đại. Thí dụ như những ứng dụng liên quan đến khái niệm "Khí".

Johann Wolfgang Goethe (1749-1832) - vĩ nhân người Đức phát biểu: "Tất cả lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Đứng về góc độ Phong thủy Lạc Việt thì câu trên có thể sửa là: "Mọi mô hình biểu kiến trong phong thủy đều màu xám. Chỉ có Khí là thực tại tương tác sinh động".

========================

PS: Thiên Quang tỉnh với đèn xanh dương có tác dụng kích thích tư duy rất mạnh. Không nên lạm dụng..

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ LỖ ĐEN VÀ SỰ ỨNG DỤNG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Quí vị và anh chị em thân mến.

Sự thừa nhận tiêu chí về lỗ đen và hiệu ứng của nó - và không phải chỉ có lỗ đen- cho thấy Phong Thủy Lạc Việt chỉ là sự hiệu chỉnh và phục hồi lại những gì còn lại về ngành học này của văn minh Đông phương, qua những di sản từ cổ thư chữ Hán.

Tương tự như vậy với Tử Vi Lạc Việt - anh chị em và quí vị so sánh giữa hai lá số Tử Vi Lạc Việt và với lá số Tử Vi của bất cứ trường phái nào - thì thấy chúng cũng tương tự. Chúng tôi đã thống kê - topic do Ntpt trình bày - cho thấy độ chính xác về mô hình luận đoán của Tử Vi Lạc Việt chính xác hơn, nếu cùng một trình độ luận đoán.

Hoặc với Lạc Thư hoa giáp so sánh với Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì bảng Lạc Thư hoa giáp hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống mô hình biểu kiến mô tả sự phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành cho chu kỳ 60 năm.

Tất cả những sự hiệu chỉnh này , nhằm tìm về cội nguồn đích thực của những giá trị văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt và lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, làm chuẩn mực để đối chiếu, so sánh.

Tương tự như vậy, sự hiểu chỉnh từ nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với riêng chuyên ngành Phong thủy với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt chỉ là việc xác định cội nguồn và tập hợp những tri thức rời rạc, hiệu chỉnh thành một hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh. Sự thừa nhận hiệu ứng lỗ đen là một ví dụ cho thấy Phong Thủy Lạc Việt không phải là sự phủ nhận những chiếu thức, tiêu chí và những quy tắc đã lập thành trong ngành Phong thủy.

Tính hệ thống, tính nhất quán và hoàn chỉnh của Phong Thủy Lạc Việt tôi đã trình bày. Nhưng tính hiệu chỉnh cụ thể, tôi có thể trình bày như sau qua hiệu ứng lỗ đen này.

Về tiêu chí phạm lỗ đen thì Phong Thủy Lạc Việt vẫn ứng dụng đúng như những gì mà phương pháp từ cổ thư ghi nhận. Thí dụ nhà hướng Càn , bếp tọa Chấn phạm Ngũ Quỉ Liêm trinh Hỏa tinh.

Nhưng trong trường hợp cụ thể sau đây sẽ có sự khác biệt, là:

Thí dụ 1.

A - Theo cổ thư chữ Hán: Nhà hướng Tây Nam - theo cổ thư là Khôn - và bếp tọa Cấn tất sẽ coi là không phạm lỗ đen. Vì Khôn hướng phối Cấn vị là Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh. Các phong thủy gia theo cổ thư sẽ không dùng biện pháp trấn yểm vì được coi là tốt

B - Theo Phong thủy Lạc Việt - do đổi chỗ Tốn Khôn - thì lại là Tốn hướng, Cấn vị phạm Tuyệt Mạng Phá Quân Kim tinh. Đây là sự khác biệt do hiệu chỉnh theo Nguyên Lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Và các phong thủy gia Phong thủy Lạc Việt sẽ tiến hành trấn yểm.

Thí dụ 2.

Do "Dương trạch Tam yếu" được coi là một trường phái với những phương pháp độc lập và không có sự liên hệ với các trường phái khác - cụ thể là Bát trạch. Nên không có sự liên hệ giữa Trạch mệnh chủ với phương pháp phối sơn hướng. Trường phái này lấy sơn phối hướng.

Nhưng Phong thủy Lạc Việt lại coi "Dương trạch tam yếu" là phần còn lại của một yếu tố tương tác là "Cấu trúc hình thể" và những gì còn lại ghi nhận trong Dương trạch tam yếu chỉ là một phần nhỏ của cấu trúc hình thể, mô tả một phương pháp thể hiện một trong bốn yếu tố tương tác. Do đó Phong thủy Lạc Việt lấy trạch mệnh chủ phối hướng để quyết định phiên tinh phòng và tám cung phương vị.

Chính trạch mệnh chủ là yếu tố chi phối mối liên hệ liên quan đến các phương pháp - mà Phong Thủy Lạc Việt vẫn ứng dụng - trong "Cấu trúc hình thể" (Tương đương "Dương trạch tam yếu").

Nhưng chính sự ứng dụng nguyên lý căn để giữa Phoengshui cổ thư và Phong thủy Lạc Việt sẽ dẫn tới khác biệt cục bộ sau đây:

A - Phong thủy cổ thư trong Bát trạch lấy trạch mệnh chủ làm yếu tố căn bản để chọn hướng nhà. Và trạch mệnh chủ trong Bát trạch cổ thư được coi là sự mặc định tất nhiên không có sự giải thích vì sao.

B - Phong thủy Lạc Việt xác định trạch mệnh chủ là hệ quả của Phi tinh Huyền không. Nam là Dương nên phi nghịch là Âm; Nữ là Âm nên phi thuận là Dương.

Trong lịch sử phong thủy theo cổ thư chữ Hán thì cái gọi là "trường phái Huyền không " ra đời sớm nhất vào thể kỷ XV, muộn nhất và hoàn chỉnh vào thế kỷ XIX, tức là sau cái gọi là "trường phái Bát trạch" đến 1700 năm;hoặc 2100 năm. Bởi vậy, nó không thể xác định được nguyên lý của trạch mệnh chủ trong Bát trạch.

Đến đây, sự khác biệt giữa phoengshui Tàu theo cổ thư và Phong thủy Lạc Việt là:

A1 - Phoengshui Tàu phi tinh trên Lạc Thư, nên đến số 7 phi cung Đoài/ Tây Trạch; số 9 phi cung Ly/ Đông trạch.

B1 - Phong Thủy Lạc Việt phi tinh trên Hà đồ, nên đến số 7 phi cung Ly Đông trạch, số 9 phi cung Đoài Tây trạch.

Khi rơi vào trường hợp khác biệt này - mặc dù ứng dụng phương pháo như nhau - thì gặp những trường hợp cụ thể sẽ ứng dụng khác nhau (*).

Thí dụ 3:

A - Phoengshui Tàu:

Trường hợp 1:

Gặp người phi cung Ly theo cổ thư, nếu nhà Đông trạch và bếp tọa vị Đông cung thì coi như không phạm lỗ đen. Sẽ không đặt vấn đề trấn yểm.

Trường hợp 2:

Gặp người phi cung Đoài theo cổ thư, nếu nhà Đông trạch và bếp tọa Đông trạch sẽ đặt vấn đề trấn yểm.

B - Phong thủy Lạc Việt:

Trường hợp 1:

Gặp người cung Ly theo cổ thư - Tức Đoài Tây trạch theo Phong thủy Lạc Việt - nếu nhà Đông trạch và bếp tọa vị Đông trạch thì coi như phạm lỗ đen và phải trấn yểm cả hướng lẫn vị.

Trường hợp 2:

Gặp người cung Đoài theo cổ thư - Tức Ly Đông trạch theo Phong thủy Lạc Việt - nếu nhà Đông trạch và bếp tọa vị Đông trạch thì coi như không phạm gì và không tiến hành trấn yếm.

Đúng sai quyết định ở chỗ này. Đã có người công khai trên diễn đàn là nạn nhân của phoengshui Tàu do sai lệch Đoài Ly (Tôi sẽ tìm bài viết này và đưa đường link vào đây để các bạn tham khảo), còn tôi trong thực hành phong thủy đã gặp cả trăm trường hợp dở khóc, dở cười của thân chủ liên quan đến trạch mệnh Đoài Ly.

Bởi vậy, tôi viết bài này mô tả trường hợp khác biệt cụ thể cụ thể - còn các trường hơp khác không có gì thay đổi đáng kể (Ngoại trừ vị trí Tốn Khôn, như căn nhà của tôi) - để các bạn tham khảo. Cá nhân tôi vẫn rất trân trọng những thày phong thủy theo cổ thư tài ba và bản thân tôi vẫn nghiêm túc tiếp thu những kiến thức của họ. Nhưng tôi cũng chân thành khuyên các bạn hãy nghiêm túc nghiên cứu phong thủy Lạc Việt.

========================

* Chú thích: Vụ trấn yểm sông Tô Lịch nổi tiếng của Cao Biền sai lầm ở chính độ số 7 - 9 này. Đáng nhẽ , nếu theo độ số 9 thì vận chưa đến. Nhưng vì lầm là số 7 theo Lạc Thư, nên Cao Biền tưởng đến vận và âm mưu phản loạn. Bị Đường Ý Tông triệu về và giết chết.

Bởi vậy,ông cha ta có câu chuyện cổ tích - với tôi là một mật ngữ truyền lại đời sau cần lưu ý. Đó chính là chuyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng cổ tích Việt Nam: "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non".

"Lẩy bẩy" phát âm nhanh thì chính là "lấy bẩy" sẽ chưa tới - "dậy non".

Cũng xin lưu ý là trận đồ trấn yểm của Cao Biền ở phía Tây thành Đại La cổ. Đây chính là phương có sự sai lệch độ số 7/ 9 giữa Lạc thư và Hà Đồ.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng sai quyết định ở chỗ này. Đã có người công khai trên diễn đàn là nạn nhân của phoengshui Tàu do sai lệch Đoài Ly (Tôi sẽ tìm bài viết này và đưa đường link vào đây để các bạn tham khảo), còn tôi trong thực hành phong thủy đã gặp cả trăm trường hợp dở khóc, dở cười của thân chủ liên quan đến trạch mệnh Đoài Ly.

Bởi vậy, tôi viết bài này mô tả trường hợp khác biệt cụ thể - còn các trường hơp khác không có gì thay đổi đáng kể (Ngoại trừ vị trí Tốn Khôn, như căn nhà của tôi) - để các bạn tham khảo. Cá nhân tôi vẫn rất trân trọng những thày phong thủy theo cổ thư tài ba và bản thân tôi vẫn nghiêm túc tiếp thu những kiến thức của họ. Nhưng tôi cũng chân thành khuyên các bạn hãy nghiêm túc nghiên cứu phong thủy Lạc Việt.

Thưa quí vị và anh chị em.

Dưới đây là đường link về bài viết liên quan đến đoạn trích dẫn ở trên.

http://diendan.lyhoc...-thay-thien-su/

Bởi vậy, tôi đã thành thật khuyên các bạn hãy nghiêm túc nghiên cứu phong thủy Lạc Việt để tránh những tai họa không cần thiết cho con người.

Nhưng tôi không cố gắng thuyết phục những ai cố chấp phản đối chúng tôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾP TỤC GIẢI PHÁP TRẤN LỖ ĐEN TRONG BẾP NHÀ NVTA.

H64 - Tran lo den bep.jpg

Bộ bàn ghế màu vàng hóa giải Ngũ quỷ Liêm Trinh Hỏa tinh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ MẶC ĐỊNH - TIÊN ĐỀ & MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT.

Quí vị và anh chị em thân mến.

Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong nhà riêng của người viết - Nguyễn Vũ Tuấn Anh - đã xác định hệ thống ứng dung trong phong thủy Lạc Việt dựa trên nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Các bạn cũng nhận thấy rằng: Ngoại trừ những sai lệch về độ số Hà Đồ và vị trí Tốn Khôn trên Hậu Thiên thì những giá trị căn bản khác trong hệ thống phương pháp luận vẫn không hề thay đổi. Những giá trị của cổ thư trong ứng dụng phù hợp với nguyên lý này vẫn giữ nguyên. Thí dụ như vấn đề "Lỗ đen".

Nhưng sự thay đổi nguyên lý căn để chỉ là sự sửa đổi mang tính hệ thống lý thuyết. Khi áp dụng vào thực tế ứng dụng thì nó mang tính hiệu chỉnh. Chính sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để này đã hệ thống hóa toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.

Riêng ngành Phong thủy, sự ứng dụng nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt đã tập hợp tất cả những phương pháp ứng dụng rời rạc trong cổ thư chữ Hán, trong dân gian...của tất cả những di sản còn lại của ngành học này, ở tất cả các vùng văn hóa trong ảnh hưởng của văn hóa Đông phương, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật và khả năng tiên tri, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một phương pháp ứng dụng nhân danh khoa học.

Chúng tôi đang phục hồi một lý thuyết đã thất truyền. Chứ không phải minh chứng cho những hiện tượng, sự vật, sự kiện lịch sử đã tồn tại trong quá khứ. Do đó, sự thẩm định một lý thuyết khoa học phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, làm chuẩn mực để so sánh, đối chiếu.

Chỉ xét một hệ thống phân loại theo học thuyết Âm Dương Ngũ hành cho vận khí hàng năm, mang tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là bảng Lục thập hoa giáp, nổi tiếng và rất phổ biến trong văn hóa Đông phương. Nhưng những nhà nghiên cứu Hán Nho, cũng không hiểu nguyên lý nào tạo dựng nên bảng Lục thập hoa giáp này.

Thiệu Vĩ Hoa - Nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng của Trung Quốc hiện đại - trong các tác phẩm của mình,phải thừa nhận:

"Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 giáp Tý , căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định, người xưa tuy có bàn đến, nhưng không có căn cứ cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu.

Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô cùng. Đối với giới học thuật Trung Quốc đến nay vẫn còn là huyền bí khó hiểu."

Thiệu Vĩ Hoa - Nxb VHTT 1996. Trang 68.

Khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước và lần lượt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc với sự Hán hóa tiếp theo ở bờ nam Dương tử thuộc lãnh thổ Trung Hoa ngày nay, trong 1000 năm tiếp theo, đã khiến thuyết Âm Dương Ngũ hành bị thất truyền, sai lệch và mang màu sắc huyền bí.

Sự cố gắng phục hồi trải hơn 2000 năm của các nhà nghiên cứu Hán Nho - vốn tự nhận là chủ nhân của học thuyết này - và cả các nhà nghiên cứu hiện đại đều bế tắc, chính là bằng chứng khách quan lớn nhất và thuyết phục nhất đã xác định:

Nền văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Hơn 2000 năm không phải là con số để đọc trong một giây. Nếu như nền văn minh Hoa hạ là chủ nhân đích thực của Lý học thì với hàng ngàn năm trôi qua, nền tảng tri thức này phải phục hồi được nguyên lý của bảng Lục thập Hoa giáp mà họ coi là của họ. Nhưng họ đã không thể làm được điều đó.

Trong tìm hiểu của chúng tôi thì bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán không biết ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Nó không có tác giả. Nhưng với tư liệu của chúng tôi thì dấu ấn của bảng hoa giáp nói chung , có từ thời Hoàng Đế trong "Hoàng đế nội kinh tố vấn". Tức là theo đúng nội dung bản văn thì nó ra đời cách hơn 5000 năm với ngày nay.

Trong hệ thống phương pháp luận Đông y của cuốn "Hoàng đế nội kinh tố vấn" hoàn toàn căn cứ vào học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng các nhà nghiên cứu Hán Nho trong hơn 2000 năm cũng chưa biết nó thực sự ra đời trong lúc nào. Những nhà nghiên cứu hiện đại trên thế giới cho rằng: Nó ra đời vào thế kỷ thứ III BC,bởi phái Âm Dương gia?!? Nhưng cái oái oăm là: Lịch sử ghi nhận trong văn bản thì thuyết Ngũ hành có từ thời vua Đại Vũ do thấy con rùa thần trên sông Lạc thủy, nên làm ra Lạc thư với thuyết Ngũ hành! Tức là cách phái Âm Dương gia đến 2000 năm lận! Còn từ thời Hoàng Đế thì hơn 3000 năm! Chưa hết! Nếu tính từ thời vua Phục Hy mần ra cái Hà Đồ theo văn bản chữ Hán ghi nhận từ truyền thuyết thì đến lúc Hà Đồ được công bố chính thức vào thời Tống thì khoảng cách là 5000 năm. Và một oái oăm nữa là: Nội dung Hà Đồ lại là mô hình biểu kiến của Ngũ Hành tương sinh với đầy đủ sự phối hợp Âm Dương?!?

Chỉ xét riêng yếu tố lịch sử học thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán còn lại đến ngày này, cũng đủ đã xác định: Nó không thể xuất phát từ nền văn minh này.

Nhưng những ứng dụng của nó - theo các thày bà đang hành nghề bói toán,phong thủy, bùa chú - thì cứ từ đúng trở lên.

Trong khi đó,mọi nguyên tắc, qui ước trong các phương pháp ứng dụng của học thuyết này trong tất cả các ngành liên quan, có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán, như: Phong thủy, Tử Vi, Đông y....đều mang tính mặc định.

Quay trở lại với bảng Hoa Giáp trong cổ thư chữ Hán. Hoàn toàn mang tính mặc định. Chính người Tàu thừa nhận điều này và không hiểu nguyên lý của nó.

Có những người cố gắng phản biện Thiên Sứ tôi rằng: Bảng Hoa giáp của Tàu là một tiên đề ứng dụng .

Bởi vậy, bài viết này có tựa: "Sự mặc định - Tiên đề & một hệ thống lý thuyết".

Tiên đề cho một hệ thống lý thuyết và sự mặc định trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu là hai khái niệm có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Có lẽ người viết cũng không cần phải định nghĩa lại hai khái niệm này. Bạn đọc có thể tra từ điển. Tất nhiên bảng Hoa giáp có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán đang lưu truyền không thể gọi là "tiên đề" - khí mà những yếu tố cấu thành nên cái gọi là "tiên đề" này đã có từ trước cái gọi là "tiên đề" đó.

Một trong yếu tố cấu thành khái niệm tiên đề là không thể chứng minh. Nhưng đó chỉ là một yếu tố cấu thành. Và chỉ căn cứ vào một yếu tố này, người ta đã bảo "Bảng Hoa giáp là tiên đề". Vì chính nền văn minh Hán với hàng ngàn năm trôi qua, không thể chứng minh được điều này.

Dùng khái niệm "tiên đề" cho nó có "cơ sở khoa học"Posted Image.

Tôi vẫn chờ Giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê mô tả thế nào là "cơ sở khoa học". Thực ra, khái niệm "khoa học" rất rộng. Nó bao trùm yếu tố không thời gian trong quá trình phát triển của cả nền văn minh nhân loại. Trước đây vài năm, tôi định viết một tiểu luận về vấn đề này. Nhưng vụ việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến chưa ngã ngũ, nên đã dừng lại.

Ngay cả "tiêu chí khoa học" cho một giả thuyết,lý thuyết...vv...nhân danh khoa học được coi là đúng , cũng chưa phải là "cơ sở khoa học". Mặc dù nó là một khái niệm mô tả một tập hợp hàm chứa những yếu tố nhận thức trực quan.

Tất nhiên,khi khái niệm "khoa học" còn chưa rõ ràng thì cái gọi là "cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới cũng sẽ rất mơ hồ. Về phia chủ quan của tôi - rất chủ quan, là: Giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê sẽ khó có thể định nghĩa được nội hàm khái niệm "Cơ sở khoa học" của chính ông nói tới.

Cái nội hàm này nó không có thật trên thực tế hiện nay. Đó là thiển ý của tôi -Kính thưa giáo sư viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp quốc - Hội trưởng hội sử học Việt Nam. Giáo sư chắc chỉ phát biểu cho nó vui và có không khí "khoa học" trong Hội thảo khoa học về chữ Việt cổ của bác Xuyền thôi. Chứ tôi tin rằng giáo sư chỉ có một ý niệm mơ hồ về nội hàm của cụm từ "Cơ sở khoa học".

Đấy chỉ là ý nghỉ chủ quan của tôi. Nhưng biết đâu - với đẳng cấp như giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê - ông lại đưa ra được nội hàm của cụm từ này.

Thôi cũng đành lại chờ vậy. Như tôi đã chờ 6 năm khi xác định "Không có Hạt của Chúa" với "cộng đồng khoa học thế giới". Nhưng đấy là sự kiện quốc tế, có ý nghĩa bước ngoặt cho cả sự phát triển của văn minh nhân loại. Sáu năm chưa phải là dài.Tuy nhiên, với sự kiện này thì từ khi giáo sư Phan Huy Lê phát biểu điều này đến nay đã quá dài cho ý kiến của một cá nhân

Tuy nhiên, tôi cũng cần xác định trước rằng:

Để định nghĩa được cái nội hàm của khái niệm gọi là "khoa học", cần một cuộc hội thảo quốc tế, bao gồm những nhà khoa học hàng đầu thực sự (Chứ không phải cái thứ "Công đồng khoa học quốc tế công nhận" việc phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, trải gần 5000 năm văn hiên, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử của "hầu hết những nhà khoa học trong nước", đủ khả năng làm việc này).

Ta cố đợi ngàn năm, rồi ngàn năm nữa khác sẽ qua, đến khi núi lở sông mòn, mới mong đến Hòn Vọng Phu.

Lê Thương - Hòn Vọng Phu.

Hơn hai ngàn năm, kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử, mà còn còn đợi được. Thêm vài năm chỉ là chuyện vặt.

Nhưng ý nghĩ của tôi là:

Các quí vị nếu thật sự coi trong việc tìm về cội nguồn lịch sử đích thực của dân tộc Việt và chính danh với sự nhân danh khoa học - khi công khai phổ biến việc phủ nhân truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến - thì hãy tổ chức một cuộc hội thảo quy mô về cội nguồn Việt sử : công khai, minh bạch trước công luận. Tất nhiên trong cuộc hội thảo này, phải có mặt những người có ý kiến luận điểm phản biện sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.

Đây chỉ là ý nghĩ của tôi, công khai trên mạng. Đó không phải là sự góp ý và cũng chưa phải là lời khuyên, hoặc đóng góp ý kiến gì với quí vị. Bởi vì, tôi chỉ là một phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ. Trách nhiệm tìm về cội nguồn dân tộc - của bất cứ dân tộc nào và nhân danh bất cứ một cái gì - không phải của riêng một cá nhân trong cộng đồng dân tộc đó. Tất nhiên, cũng không phải của riêng tôi. Đó là lý do tôi không coi đây là đóng góp ý kiến.

Tôi cũng cần nhắc lại rằng: Tôi không có liên hệ với bất cứ tổ chức chính trị, nhóm lợi ích. Tôi cũng chưa bao giờ nhận tài trợ cho cá nhân để dùng vào mục đích nghiên cứu. Tôi cũng không thù oán cá nhân với ai. Về mối quan hệ xã hội thì ai tôi không ưa, tôi không chơi với họ. Vậy thôi.

Nhạc sĩ Phú Quang có lần nói với tôi: "Thời gian không có để nói chuyện với ngay cả người tử tế. Lấy đâu ra thời gian quan hệ với đám lởm khởm". Đại ý thế.

Quí vị và và anh chị em quan tâm thân mến.

Tôi xin lỗi vì có một đoạn có vẻ như không trực tiếp nằm trong chủ đề . Nhưng suy cho cùng thì cũng chính là nguyên nhân của chủ đề này.

Không có Việt sử 5000 năm văn hiến thì không có sự hiệu chỉnh nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tất nhiên cũng không có vấn đề Phong thủy Lạc Việt và cũng chẳng có topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

"Sự hợp lý liên hệ có tính hệ thống và nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật và tính khách quan với khả năng tiên tri ...vv...." của vấn đề, khiến mọi hiện tượng trong lịch sử hình thành vũ trụ phải liên quan đến nhau.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ MẶC ĐỊNH - TIÊN ĐỀ & MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT.

Quí vị và và anh chị em quan tâm thân mến.

Không có Việt sử 5000 năm văn hiến thì không có sự hiệu chỉnh nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tất nhiên cũng không có vấn đề Phong thủy Lạc Việt và cũng chẳng có topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

"Sự hợp lý liên hệ có tính hệ thống và nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật và tính khách quan với khả năng tiên tri ...vv...." của vấn đề, khiến mọi hiện tượng trong lịch sử hình thành vũ trụ phải liên quan đến nhau.

Nếu xét về hiện tượng tồn tại khách quan thì mọi sự kiện và hiện tượng đều liên quan đến nhau. Sự liên quan này không chỉ ngay trong thời gian hiện hữu mà còn là cả một qúa khứ từ khởi nguyên vũ trụ đến ngày nay và cả trong tương lai.

Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, cần phải viện dẫn toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ.

Gs Trịnh Xuân Thuận

Tính hợp lý trong việc lý giải mọi hiện tượng liên quan trong tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết khoa học....chính là xuất phát từ một thực tại của mối liên hệ giữa mọi hiện tượng từ khởi nguyên vũ trụ đến ngày nay và cả tương lai.

TTNC LHDP và cá nhân tôi - cùng với những anh chị em tham gia diễn đàn - có mục đích tìm hiểu một hệ thống lý thuyết phản ánh mối liên hệ giữa mọi hiện tượng nhân danh khoa học. Tất nhiên nó phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực để tự thẩm định.

Chính vì lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực cho sự thẩm định, nên nó xác định sự nhân danh khoa học trong các nghiên cứu của TTNC LHDP, cá nhân tôi và anh chị em tham gia.

Từ những nền tảng căn bản của tri thức khoa học hiện đại, chúng ta xác định rằng:

Hầu hết các tiêu chí, nguyên tắc....trong tất cả các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương, như: Tử Vi, Phong thủy, Đông Y, Bốc Dịch....vv.....đều mang tính mặc định.

Thị dụ:

1/ Người sinh năm 1987 là mạng Hỏa theo sách Tàu - hoàn toàn mang tính mặc định.

Chính các nhà nghiêncứu Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay cũng chẳng hiểu vì sao (Thiệu Vĩ Hoa - Đã trích dẫn)

Hoặc:

2/ Trong phong thủy, Cô A sinh năm Mậu Tuất, được xác định là phi cung Ly theo sách Tàu, thuộc Đông Tứ trạch, cũng hoàn toàn mang tính mặc định. Sự xác định nguyên tắc phi cung bản mệnh liên quan đến phi tính Huyền Không thuận nghịch là do tôi và TTNC LHDP xác định. Di sản từ cổ thư chữ Hán cũng không thấy nói đến điều này.

3/ Bảng lập thành lá số Tử Vi mà các thày bà xem hàng ngày cũng chỉ là một sự mặc định.

Tóm lại, tất cả những phương pháp ứng dung của Lý học lưu truyền từ hàng ngàn năm nay thể hiện ở bản văn chữ Hán và trong dân gian đều chỉ mang tính mặc định. Bởi vì nó chỉ là hệ quả ứng dụng của một lý thuyết , nhưng đã thất truyền.

Có thể nói: Hầu hết các nguyên tắc, quy ước, quy định trong các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương đều mang tính mặc định.

Trên cơ sở này và thực tế đã xác định:

Chính tính mặc định và thiếu sự liên hệ với một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và tính mâu thuẫn trong nội dung cấu trúc của các phương pháp ứng dụng (Thí dụ: Mâu thuẫn giữa các trường phái Phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư), do sai lệch từ nguyên lý căn để. Nến nó trở thành một yếu tố quan trong trong nhận thức của những tri thức khoa học hiện đại khi xác định rằng: Phong thủy - và các ngành ứng dụng khác - của Lý học Đông phương là "giả khoa học".

Nhưng trong sự tìm hiểu từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy rằng:

Có những điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong các phương pháp ứng dụng thực tế những thành quả thuộc về hai nền văn minh. Đó là:

Tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch do nền văn minh đó đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh mà các nhà khoa học gọi là "nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử".

Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic.

Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử.

Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này.

Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan.

Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó cũng là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng:

Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có tính khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ.

Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế.

Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này.

Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây.

Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là:

Tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ, cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri.

Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm với những lý thuyết mô tả vũ trụ, thiên nhiên...mang tính cục bộ và không có khả năng tiên tri, hoặc khả năng tiên tri hạn chế.

Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên.

Nhưng chính nền văn minh Tây phương khi phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh".

Đây cũng chính là thời điểm mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.

Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì - để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tây phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực.

Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt"

Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới.

Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy).

Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay.

Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ.

Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" .

Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri.

Trên cơ sở sự so sánh giữa các phương pháp ứng dụng của hai nền văn minh thì chúng ta thấy rằng: Để tìm hiểu bản chất những giá trị của nền văn minh Đông phương , thực chất là tìm hiểu bản chất của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Giá trị trí thức căn bản của nền Lý học Đông phương - và là nhân tố tạo nên những giá trị của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, sừng sững thách đố tất cả tri thức con người cho đến ngày hôm nay. Đây chính là lý thuyết thống nhất mà tất cả những tri thức hàng đầu của nền văn minh hiện đại đang mơ ước tìm kiếm.

Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ MẶC ĐỊNH - TIÊN ĐỀ & MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT.

Quí vị và và anh chị em quan tâm thân mến.

Người viết đã chứng minh với bạn đọc và anh chị em rằng: Tất cả các dữ kiện đầu vào trong các phương pháp ứng dụng có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán, trong: Phong thủy, Tử Vi, Bốc Dịch...hầu hết đều mang tính mặc định và không có giải thích nguyên nhân.

Bởi vậy, việc tìm hiểu về cội nguồn của các dữ kiện này - Từ Lục thập hoa giáp thành "Lạc thư hoa giáp"; từ Hậu Thiên Văn Vương thành "Hậu Thiên Lạc Việt"; Từ Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư thành Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ....Thực chất là sự hiệu chỉnh và phục hồi lại cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa bị thất truyền - qua chính sự mặc định không mô tả được tính hệ thống liên quan đến một học thuyết là nguyên nhân của nó trong các bản văn chữ Hán .

Tất nhiên,một sự thay đổi thói quen không phải của một đời người - mà là trên 2000 năm - sẽ gây sự hoài nghi tính xác thực của sự phục hồi và hiệu chỉnh này.

Nhưng vấn đề đúng sai của sự hiệu chính nhân danh nền văn hiến Việt - cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương,một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử - phải có chuẩn mực để đối chiếu. Chuẩn mực đó chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Sự phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - không chỉ dừng lại trong nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành - đã đủ tính nhất quán, tính giải thích hợp lý các vấn đề liên quan, tính hệ thống trên tất cả một lĩnh vực từ những mô hình biểu kiến của học thuyết này, cho đến các phương pháp dự báo, phong thủy, Đông y...nói chung - mà còn mô tả và tham gia trong cả lĩnh vực khoa học hiện đại: Hạt của Chúa, thuyết Cantor, Vonfram....và nhiều lĩnh vực cuộc sống, xã hội khác.

Nếu như không phản ánh một chân lý đích thực thì không thể có một sự hợp lý một cách toàn diện với tiêu chí khoa học và mang tính bao trùm như vậy.

Thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh Việt sử - chính là Lý thuyết thống nhất mà tất cả nền văn minh hiện đại đang mơ ước. Nó giải thích từ sự hình thành vũ trụ - Giây "O" cho đến khả năng tiên tri cửa từng hành vi con người và vượt thời gian hàng Thiên Niên kỷ trong xã hội Đông phương.

Nhưng con người có cần đến nó hay không lại là một chuyện khác. Có thể tất cả những nhà thông thái ở thế kỷ XV vẫn tin rằng Galileo sai và họ không còn sống đến bây giờ để thấy trái đất đang quay.

Tôi đã trình bày xong ý kiến của mình qua bài viết này. Bạn đọc có quyền tiếp tục hoài nghi và không tin. Hoặc các bạn có thể tự thẩm định. Tôi không cố gắng thuyết phục ai.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LƯỠI DAO TỌA CUNG CÀN

Mấy hôm nay người viết bị nhức đầu và chóng mặt kinh khủng. Nằm nghiêng, hoặc cúi ngửa đột ngột đều chóng mặt. Nguyên nhân có thể là huyết áp tăng, thiếu máu não. Đo huyết áp và uống thuốc khi huyết áp bình thường, vẫn chóng mặt, người lạnh, chân tay lạnh. Chưa rõ nguyên nhân. Đã đi khám bệnh.

Nhưng về yếu tố phong thủy thì ngươi viết nhận thấy bệnh bắt đầu nặng khi lắp lan can bồn hoa tại cung Càn.

Lan can này có hình lưỡi dao. như vậy về hình lý khí thì phạm đao nằm trong đầu. Tôi đã kêu thợ sửa lại. Nếu sửa lại mà khỏi bệnh thì đây là một kinh nghiệm trong phong thủy và chứng tỏ sự tương tác của yếu tố Hình Lý khí ("Cấu trúc hình thể " trong Phong thủy Lạc Việt) rất quan trọng cần lưu ý.

Kết quả thế nào tôi sẽ thông tin lên đây.

Dưới đây là hình lan can bồn hoa.

H65 - Tran lo den bep.jpg

H66 - Hoa huyen mon.jpg

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LƯỠI DAO TỌA CUNG CÀN

Do sơ ý, tôi đã làm lan can bồn hoa theo hình lưỡi dao. Đến khi bệnh cả tuần nay, mới phát hiện điều này. Hôm nay tôi đã chình sửa lại xong. Tất nhiên không thể ngay lập tức khỏi bệnh. Kết quả thế nào tôi sẽ thông báo lên đây.

Dưới đây là hình lan can đã chỉnh sửa.

H67 - Lan can huyen mon.jpg

H68 - Lan can huyen mon.jpg

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Do sơ xuất, tôi đã tạo hình một lưỡi dao ngay cung Càn - với người Tây trạch mệnh trạch Càn như tôi - như vậy về lý luận của Phong thủy Lạc Việt bộ môn Hình lý khí, bị phạm cách "dao nằm trong đầu". Ngay ngày hôm đó tôi chóng mặt kinh khủng và hoa mắt, rất nhức đầu. Tất nhiên có thể có nguyên nhân bệnh lý cụ thể nào đó tạo ra. Trước mắt là huyết áp tăng rất cao.

Đây không phải lần đầu tiên tôi sơ xuất. Lần trước - khoảng 5, 6 năm trước - cũng do chú quan, tôi cũng trấn yểm nhầm một hòn non bộ ở nhà chi Wildlavender, khiến chị ấy nhức đầu kinh khủng. Tôi cho rằng khi mới trấn yểm, khí trong nhà thay đổi nên tạo hiệu ứng và cho rằng mọi việc sẽ qua. Nhưng đến ngày thứ ba thí chị Wild nhập viện và mê man. Tôi vội vàng vẽ lại căn phóng 4x6m của chị Wild và phân cung , điểm hướng rất chi tiết thì mới biết mình nhầm, trấn hòn non bộ sai lệch 20cm, nên cung này sang cung kia. Cũng vì chủ quan, do thấy căn phòng của chị Wild quá nhỏ, nên chỉ phân cung áng chừng. Nhưng khi bỏ hòn non bộ ra chỗ khác, chị Wildlavender tình lại, chưa tìm ra bệnh (Tôi đã nói về hiện tượng này trên diễn đàn).

Từ đó về sau, nhà nhỏ, nhà lớn gì tôi đều có bản vẽ rất chi tiết, phân cung, điểm hướng chắt chẽ. Và tất nhiên sai lầm không lặp lại.

Nhưng đến nay thì chính tôi lại bị. Khi thợ đến làm hàng rào, tôi đang có những suy nghiệm và để tránh mất dòng suy nghĩ, tôi chỉ nói họ làm theo hình thể giới hạn của mảnh vường đã xây sẵn và tôi không nhớ nó có hình lưỡi dao.

Về hình lưỡi dao của khu vườn này, tôi cũng đã biết, nhưng chủ quan vì nghĩ nó không phát tác ngay. Cũng như trước mặt tôi có một màn hình tivi và dàn máy màu đen, sẽ rất xấu nếu sao Nhị Hắc quản năm chiếu vào, tôi cũng không khắc phục ngay. Một phần chưa tới năm đó, một phần cũng chưa có thời gian để nghĩ ra cách khắc phục.

Cho nên khi tốp thợ làm xong, gắn vào, tại họa ập đến, lúc hơi tình ra ngoài ban công nhìn xuống, mới tá hỏa và gọi thợ đến khắc phục ngay. Tất nhiên, thợ không thể làm ngay, và phải có thời gian vài ngày. Trong vài ngày đó tôi lãnh đủ. Thậm chí chút xíu té xỉu khi đang rửa mặt.

Từ khi thợ gắn xong lan can mới, tôi tỉnh lại và đến hôm nay mới coi là khỏi hẳn. Bác sĩ cũng chỉ kết luận: Huyết áp cao.

Nhưng tại sao một hình tượng xấu, lại có thể tương tác ảnh hưởng đến con người sống trong căn hỗ đó? Về tri thức khoa học hiện đại chưa hiểu được điều này và tất nhiên chưa thể xác định được bản chất tương tác của nó.

Trong phong thủy cổ thư chữ Hán cũng đề cập đến những hình tượng xấu ảnh hưởng đến con người trong ngôi gia. Phong thủy Lạc Việt - như tên gọi của nó, là sự phục hồi cội nguồn ngành học này, mang tính hiệu chính, hệ thống hóa, chứ không phủ nhận gía trị đích thức của nó. Bởi vậy cũng là sự hệ thống lại, tìm cách giải thích nguyên lý của bộ môn hình Lý khí trên cơ sở lý luận mang tính khoa học theo tiêu chí khoa học.

Trong lớp phong thủy cao cấp, tôi đã xác định với anh chị em là: "Hình nào khí đó". Tất nhiên với khí của hình lưỡi dao tất sẽ tương tác với chức năng của con dao ở cung nó tại vị trước. Tức cung Càn là cái đầu. Nhưng đó chỉ là cơ sở lý luận. Cũng chính trên phương pháp này, anh Linhtrang đã phân tích hình thể mô hình dự án Vinashin và xác định: Cty này sẽ suy thoái sau 5 - hoặc 6 năm. Mọi việc diễn biến đúng như vậy.

Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng: Đến lúc nào đó, tôi sẽ phân tích một cách thấu đáo hơn bản chất của sự tương tác trên cơ sở hình lý khí của bộ môn này trong phong thủy và sự ảnh hưởng đến con người.

Cũng qua hiện tượng này, mới thấy sự chu đáo của cổ nhân khí viết: "Làm thấy thuốc mà sai thì gây chết cho một người, làm phong thủy sai thì có thể làm suy bại cả một dòng họ".

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt sau này rất cần cần trọng. Những công trình lớn, nên phối hợp nhiều bộ môn , tất nhiên nhiều anh em cùng làm.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites